Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Phân tích chính sách phát triển kinh tế - xã hội của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ
Đề tài : Phân tích chính sách phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam
Lớp tín chỉ: DTU301(GD2-HK1-2021).2
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Giảng viên: TS. Hồng Hương Giang

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT

Họ và tên

Mã số sinh viên

1

Trần Mai Phương (NT)

2014120112

2

Trần Trung Hiếu


2014120049

3

Đường Thanh Hoài

2014120052

4

Hoàng Thị Thu Hằng

2014120045

5

Lamngeun Sengchanh

2019120972

6

Nguyễn Thành Nam

2014120092

7

Phạm Cao Dương


2014120035


MỤC LỤC
A. Lời nói đầu........................................................................................................................... 6
B. Nội đung ............................................................................................................................... 7
CHƯƠNG I: Tổng quan về môi trường kinh tế - xã hội Việt Nam ................................ 7
1. Khái niệm: .................................................................................................................... 7
2. Bối cảnh môi trường kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay ..................................... 7
CHƯƠNG II: Phân tích mơi trường kinh tế-xã hội của việt nam .................................. 8
1. Môi trường kinh tế ....................................................................................................... 8
1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu các ngành kinh tế .................................. 8
1.2. Tỉ lệ tiết kiệm ....................................................................................................... 13
1.3. Đầu tư ................................................................................................................... 14
1.4. Tỷ lệ lạm phát ...................................................................................................... 15
1.5. Thương mại và dịch vụ ....................................................................................... 17
2. Môi trường xã hội ...................................................................................................... 19
2.1. Dân số ................................................................................................................... 19
2.2. Giáo dục ............................................................................................................... 22
2.3. Bất bình đẳng thu nhập ...................................................................................... 24
CHƯƠNG III: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM 26
1. Chính sách tài khóa ................................................................................................... 26
2. Chính sách tiền tệ ....................................................................................................... 27
3. Chính sách giáo dục và đào tạo ................................................................................ 28
4. Chính sách kinh tế đối ngoại ..................................................................................... 29
5. Chính sách quản lý nguồn nhân lực và việc làm ..................................................... 30
C. Kết luận.............................................................................................................................. 33
D. Tài liệu tham khảo ............................................................................................................ 34




DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2016-2020 phân theo khu
vực kinh tế ........................................................................................................................... 8
Hình 2: Tăng trưởng GDP thực tế dựa theo đóng góp của từng nhân tố ................... 10
Hình 3: Hiệu quả sử dụng vốn 1995-2020 ...................................................................... 11
Hình 4: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế .................................................................... 11
Hình 5: Tỉ lệ tiết kiệm quốc nội trên GDP ..................................................................... 13
Hình 6: Nguồn vốn FDI vào Việt Nam 2018-2020 ......................................................... 14
Hình 7: Tỷ lệ lạm phát ..................................................................................................... 16
Hình 8: Cán cân và tăng trưởng thương mại 2018-2020 .............................................. 17
Hình 9: Lực lượng lao động Việt Nam ........................................................................... 20
Hình 10: Tỷ lệ thất nghiệp ............................................................................................... 21
Hình 11: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT ..................................................................................... 22


A. LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, tiến hành cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội là chiến lược hàng đầu của Việt Nam. Trong đó, xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là một yếu tố tất yếu cơ bản của quá trình đổi mới quản lý
kinh tế ở nước ta. Trong những năm qua, nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và
nhà nước, nước ta đã thoát khỏi những khủng hoảng, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh,
đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng
được giữ vững, từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp đã từng bước chuyển sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dựa trên quy luật giá trị và tín hiệu cung cầu của thị
trường. Như vậy, việc quan tâm đến xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là một điều sức cần thiết trong con đường phát triển kinh tế.
Để góp phần vào xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên con
đường cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về hiện thực
nền kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, tìm hướng đi đúng đắn và phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh đất nước, phù hợp với khu vực và trên thế giới. Vì vậy, nhóm chúng em quyết

định chọn đề tài “Phân tích chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt nam” làm đề
tài để tiến hành nghiên cứu.
Nhóm chúng em xin gửi lời em cảm ơn chân thành đến TS. Hồng Hương Giang đã nhận
xét, góp ý để đề tài nghiên cứu có thể đi đúng hướng nhất. Với bản báo cáo đầy đủ này,
chúng em hy vọng cơ có thể cho chúng em những nhận xét, đánh giá để chúng em có thể
hồn thiện báo cáo này cũng như rút kinh nghiệm và trưởng thành hơn trong những lần
làm báo cáo khác trong tương lai.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!


B. NỘI ĐUNG
CHƯƠNG I: Tổng quan về môi trường kinh tế - xã hội Việt Nam
1. Khái niệm:
- Môi trường kinh tế là một tập hợp nhiều yếu tố kinh tế ảnh hưởng sâu rộng theo những
chiều hướng khác nhau đến hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia bao gồm các biến kinh tế
cơ bản như GDP, tỉ lệ tiết kiệm, lao động và việc làm, lạm phát, đầu tư, …..
- Mơi trường xã hội là tổng hịa các loại điều kiện văn hóa tinh thần, con người, mơi trường
tồn tại xung quanh con người và tác động tới hoạt động của con người. Yếu tố chủ yếu tạo
thành môi trường xã hội là giáo dục, khoa học, kinh tế, dân số, môi trường, văn nghệ, đạo
đức, tôn giáo, tâm lý dân tộc và tập tục truyền thống.
2. Bối cảnh môi trường kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh
tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ
một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình
thấp. Chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã giúp Việt
Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành nước có thu nhập trung bình
thấp. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đơng Á, Thái Bình
Dương.
Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh
tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm

trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng
tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc
độ tăng trưởng dương đạt 2,91%.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải
giải quyết. Với độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên mọi biến động của
kinh tế thế giới đều tác động đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội nước ta. Dịch Covid-19 tuy
được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới, các hoạt động sản
xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị


đình trệ, gián đoạn, xuất khẩu tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, năng suất
lao động vẫn ở mức thấp.
CHƯƠNG II: Phân tích mơi trường kinh tế-xã hội của việt nam
1. Môi trường kinh tế
1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu các ngành kinh tế
1.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Hình 1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2016-2020 phân theo khu
vực kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 tăng 6,21%, thấp hơn tốc độ tăng
của năm 2015 (tăng 6,68%) do ảnh hưởng của tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng tại
các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng trong ba năm tiếp theo, nền kinh tế đã có
sự bứt phá, tốc độ tăng GDP năm sau cao hơn năm trước và vượt mục tiêu Quốc hội đề ra
trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hằng năm.
Bình quân giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng GDP đạt 6,78%, cao hơn 0,87 điểm
phần trăm so với mức tăng bình quân 5,91%/năm của giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên,
bình quân giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng GDP đạt 5,99%/năm, không đạt mục tiêu
tăng trưởng theo kế hoạch đề ra (6,5-7%/năm).
Riêng năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất của các
năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp,

ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thì đây


là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng dương thuộc nhóm cao nhất thế
giới. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khơi phục kinh tế, phòng
chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lịng của tồn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực
hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”.
Mặc dù tốc độ tăng bình qn năm trong giai đoạn 2016-2020 khơng đạt mục tiêu
đã đề ra, nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xếp vào hàng cao nhất so với
các nước trong khu vực ASEAN cụ thể là bình quân năm trong giai đoạn 2016-2019, tốc
độ tăng GDP của Việt Nam đạt 6,78%, cao hơn tốc độ tăng của Xin-ga-po (2,44%); Thái
Lan (3,42%); Ma-lai-xi-a (4,8%); Phi-li-pin (6,6%); In-đô-nê-xi-a (5,07%); chỉ thấp hơn
Cam-pu-chia (7,09%).
Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng . Theo giá hiện hành, GDP năm
2016 đạt 4.502,7 nghìn tỷ đồng (tương đương 205,3 tỷ USD); năm 2018 đạt 5.542,3 nghìn
tỷ đồng (tương đương 245,2 tỷ USD), ước tính năm 2020 đạt 6.293,1 nghìn tỷ đồng (tương
đương 271,2 tỷ USD), gấp 1,5 lần quy mô GDP năm 2015.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng dân số nên GDP bình quân
đầu người theo giá hiện hành tăng từ 2.097 USD/người năm 2015 lên 2.202 USD/người
năm 2016 (tăng 105 USD so với năm trước); 2.373 USD/người năm 2017 (tăng 171 USD);
2.570 USD/người năm 2018 (tăng 197 USD); 2.714 USD/người năm 2019 (tăng 144 USD);
ước tính năm 2020 đạt 2.779 USD/người, gấp 1,33 lần mức GDP bình qn đầu người năm
2015. Tính theo sức mua tương đương năm 2017, GDP bình quân đầu người năm 2019 đạt
8.041 USD/người, gấp 1,4 lần năm 2015.
Tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển sang chiều sâu, thể hiện ở mức đóng góp
của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng của nền kinh tế tăng lên. Trong
giai đoạn 2016-2020, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 45,72%, cao
hơn nhiều so với mức bình qn 32,84% của giai đoạn 2011-2015. Tỷ trọng đóng góp của
vốn vào GDP đã giảm đi đáng kể. Điều này cho thấy việc giảm sự phụ thuộc vào việc tích

lũy vốn để tăng trưởng.


Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 2: Tăng trưởng GDP thực tế dựa theo đóng góp của từng nhân tố
Trong giai đoạn 2016-2020, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt bình
quân 45,72%, cao hơn nhiều so với mức bình qn 32,84% của giai đoạn 2011-2015. Tỷ
trọng đóng góp của vốn vào GDP đã giảm đi đáng kể. Điều này cho thấy việc giảm sự phụ
thuộc vào việc tích lũy vốn để tăng trưởng.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có dấu hiệu cải thiện
Giai đoạn 2016-2019, Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ 6,42 năm
2016 xuống 6,11 năm 2017; 5,98 năm 2018 và 6,08 năm 2019. Bình quân giai đoạn 20162019, hệ số ICOR đạt 6,13, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015. cho thấy
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ngày càng tăng.
Riêng năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh
của nền kinh tế bị đình trệ, các dự án cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng chưa phát huy
được năng lực nên ICOR năm 2020 đạt 14,28; bình quân giai đoạn 2016-2020 hệ số ICOR
đạt 7,04. ( Trích BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2020 –
TCTK)


Hình 3: Hiệu quả sử dụng vốn 1995-2020
Nguồn: Tổng cục thống kê
1.1.2. Cơ cấu các ngành kinh tế

Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 4: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế


Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Tỷ

trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP đã giảm từ 16,32% năm 2016 xuống
15,34% năm 2017, năm 2019 cịn 13,96% và ước tính năm 2020 là 14,85%4 ; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng từ 32,72% năm 2016 lên 33,4% năm 2017; 34,49% năm 2019 và
ước tính năm 2020 là 33,72%; khu vực dịch vụ tăng từ 40,92% năm 2016 lên 41,26% năm
2017, 41,64% năm 2019 và ước tính năm 2020 là 41,63%. Sau 5 năm, tỷ trọng khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,47 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng
tăng 1 điểm phần trăm5 ; khu vực dịch vụ tăng 0,71 điểm phần trăm.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế những năm gần đây không chỉ diễn ra giữa các
ngành kinh tế mà cịn có xu hướng chuyển đổi tích cực trong nội bộ ngành. Trong sản
xuất nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ loại cây có giá trị thấp sang loại cây
có giá trị cao hoặc nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả rõ rệt. Cơ cấu sản xuất được điều
chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương và cả nước, gắn với nhu cầu thị
trường. Một số nông sản có sản lượng lớn, chủ lực đã khẳng định được vị thế và khả năng
cạnh tranh trên thị trường thế giới, bảo đảm đứng vững trong hội nhập quốc tế. Tỷ trọng
kim ngạch xuất khẩu các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường tiêu thụ như thủy sản
(nhất là tôm nước lợ), rau, hoa quả, các loại cây công nghiệp giá trị cao, đồ gỗ, lâm sản
trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ngày càng tăng.
Lĩnh vực công nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành cơng
nghiệp có giá trị gia tăng cao và giá trị xuất khẩu lớn; tỷ trọng công nghiệp chế biến,
chế tạo tăng dần qua các năm. Bình quân giai đoạn 2016-2020, ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo tăng 11,24%/năm, chiếm tỷ trọng 16,7% GDP năm 2020 và tăng 2,43 điểm phần
trăm so với năm 2016; ngành khai khoáng giảm 3,75%/năm, chiếm 5,55% GDP và giảm
2,57 điểm phần trăm. Điều này cho thấy q trình chuyển dịch cơ cấu ngành cơng nghiệp
đã theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo, nhất là các ngành công nghiệp chế
biến sâu, đồng thời giảm tỷ trọng ngành khai khoáng để phát triển bền vững gắn kết với
bảo vệ môi trường.
Khu vực dịch vụ được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, tập
trung đầu tư cơ sở vật chất và phát triển đa dạng các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm có



năng lực cạnh tranh. Trong đó, một số ngành dịch vụ được hiện đại hóa, hình thành các sản
phẩm dịch vụ chất lượng cao như dịch vụ y tế, bảo hiểm đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid19.
Cơ cấu lao động có sự dịch chuyển theo hướng tích cực.
Các xu hướng dịch chuyển trong GDP như vậy cũng được tương đồng với các xu hướng
trong việc làm. Việc tạo việc làm nhanh chóng và mức lương tăng trong lĩnh vực sản xuất
và dịch vụ đã khiến lao động nước ta ngày càng kéo khỏi khu vực nông nghiệp và hầu như
tất cả các công việc mới đều được tạo ra trong các ngành cơng nghiệp và dịch vụ.
Bên cạnh đó, các cân đối lớn của nền kinh tế trong giai đoạn 2016-2020 được bảo
đảm, góp phần củng cố nền tảng vĩ mô, tạo nguồn lực cho phát triển.
1.2. Tỉ lệ tiết kiệm
Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP luôn thấp hơn tỷ lệ đầu tư so với GDP và đang có
xu hướng giảm dần. Điều này đồng nghĩa với Việt Nam phải đi vay từ nước ngoài để
đầu tư.
Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 là 29,88%; năm 2016 đạt
29,58%; năm 2017 đạt 29,12%; 2018 đạt 29,20%; 2019 đạt 29,40%; năm 2020 đạt 29,11%.
Bình quân giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ tiết kiệm so với GDP đạt 29,27%, thấp hơn giai đoạn
2011-2015.

Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 5: Tỉ lệ tiết kiệm quốc nội trên GDP


1.3. Đầu tư

Hình 6: Nguồn vốn FDI vào Việt Nam 2018-2020
Bằng chính sách mở cửa, ưu đãi và mơi trường kinh doanh hấp dẫn, trong những
năm qua, Việt Nam đã thu hút được một số lượng lớn dự án và nguồn vốn FDI. Tổng
vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/9/2021 đạt 22,15 tỷ USD, tăng
4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới có 1.212 dự án được cấp
phép với số vốn đăng ký đạt 12,5 tỷ USD, giảm 37,8% về số dự án và tăng 20,6% về số

vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký điều chỉnh có 678 lượt dự án đã cấp
phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 6,43 tỷ USD, tăng 25,6%;
vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi có 2.830 lượt với tổng giá
trị góp vốn 3,22 tỷ USD, giảm 43,8%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thực hiện tại Việt
Nam ước tính đạt 13,28 tỷ USD, giảm 3,5%.
Trong 9 tháng năm 2021, có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Xin-ga-po là quốc gia dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,28 tỷ USD, chiếm 28,4% tổng vốn
đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,91 tỷ USD chiếm
17,7% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ 3 đạt 3,27 tỷ USD, chiếm 14,7% tổng vốn đầu
tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hà Lan, Hoa Kỳ,….


Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 58 tỉnh, thành phố trên cả nước
trong 9 tháng năm 2021. Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,64 tỷ USD,
chiếm 16,4% tổng vốn. Hải Phòng đứng thứ 2 đạt 2,7 tỷ USD, chiếm 12,2%. TP. Hồ Chí
Minh đứng thứ 3 với 2,35 tỷ USD, chiếm 10,6%. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Cần
Thơ, Quảng Ninh, Hà Nội… Một số dự án lớn đầu tư trong 9 tháng năm nay như: Dự án
Nhà máy điện LNG Long An I và II (Xin-ga-po), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với
mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An; Dự án LG Display Hải
Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD (trong đó điều chỉnh tăng
1,4 tỷ USD ngày 30/8/2021 và tăng 750 triệu USD ngày 04/02/2021); Dự án Nhà máy nhiệt
điện Ơ Mơn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD.
 Những thành tích trong thu hút FDI của Việt Nam trong 9 tháng năm 2021 là
rất đáng ghi nhận
 Tuy nhiên việc quản lý vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn một số những hạn chế
nhất định. Nhiều địa phương vẫn còn dễ dãi trong việc chấp nhận khá nhiều dự án
FDI quy mô nhỏ, không mang lại hiệu quả cho địa phương về tăng trưởng kinh tế,
thu ngân sách. Một số địa phương cịn có tình trạng cấp đất quá lớn cho dự án FDI
mà không căn cứ vào quy hoạch của địa phương… Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi
đầu tư cũng còn nhiều bất cập, vẫn chủ yếu dựa vào ưu đãi thuế, giá thuê đất, chi phí

nguyên liệu trong khi chưa tương xứng với hiệu quả mà các dự án FDI mang lại.
1.4. Tỷ lệ lạm phát


Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 7: Tỷ lệ lạm phát
Cơng tác điều hành, kiểm soát lạm phát những năm gần đây đạt được kết quả quan
trọng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp
chặt chẽ giữa các Bộ, ngành trong việc xây dựng và thực hiện các kịch bản điều hành giá
những mặt hàng quan trọng, thiết yếu như dịch vụ y tế, xăng dầu, điện… phù hợp trong
từng giai đoạn. Cơng tác thống kê, phân tích, dự báo về giá cả, thị trường được tăng cường.
Nhờ vậy, giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn thành cơng trong việc kiểm sốt lạm phát ,
trong điều kiện giá một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại nhưng vẫn tạo điều kiện để điều
chỉnh giá một số mặt hàng do Chính phủ quản lý tiệm cần dần với giá thị trường, lạm phát
hằng năm được kiểm soát dưới mục tiêu Quốc hội đề ra: Năm 2016, lạm phát ở mức 2,66%;
năm 2017 ở mức 3,53%; năm 2018 ở mức 3,54%; năm 2019 ở mức 2,79% và năm 2020 ở
mức 3,23% dù bị ảnh hưởng rất lớn của việc tăng giá thịt lợn do dịch tả lợn châu Phi kéo
dài.


1.5. Thương mại và dịch vụ
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng mạnh, từ 327,8 tỉ USD năm 2015 lên
khoảng 517,96 tỉ USD năm 2019; riêng năm 2020 mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh
Covid-19 vẫn đạt khá, ước tính đạt 545,32 tỉ USD.

Hình 8: Cán cân và tăng trưởng thương mại 2018-2020

Cán cân thương mại hàng hóa giai đoạn 2016-2020 liên tục xuất siêu từ 1,6
tỷ USD năm 2016 lên đến gần 20 tỷ USD năm 2020 và đây được coi là thành tích nổi
bật trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa giai đoạn này (giai đoạn 2011-2015 tỷ

lệ nhập siêu tương đương 1,6% kim ngạch xuất khẩu), tạo điều kiện cán cân thanh tốn giữ
được trạng thái tích cực, góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác.
Xuất, nhập khẩu dịch vụ chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động xuất, nhập khẩu
và trong cán cân thanh toán của Việt Nam. Tốc độ tăng xuất nhập khẩu dịch vụ bình quân
giai đoạn 2016-2020 giảm 2,7%/năm. Trong đó xuất khẩu dịch vụ ước giảm mạnh vào năm
2020 đạt 7,6 tỷ USD dẫn đến tốc độ tăng bình quân xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2016-2020


giảm 9,6%/năm. Nhập khẩu dịch vụ ước đạt 17,9 tỷ USD năm 2020, tốc độ tăng bình quân
nhập khẩu dịch vụ giai đoạn 2016-2020 tăng 1,4%/năm
Thương mại trong nước ngày càng được cải thiện, đặc biệt hệ thống bán
buôn, bán lẻ. Sức mua và cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, tổng mức bán lẻ hàng
hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng nhanh, bình quân mỗi năm giai đoạn 20182020 đạt 4.377,4 nghìn tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với giai đoạn 2011-2015. Năm 2020, trước
tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các đơn vị bán lẻ đã chủ động và nhanh chóng
thích ứng với tình hình mới, thay đổi phương thức kinh doanh để tăng doanh thu bán lẻ. Hệ
thống kênh phân phối hàng hóa trên cả nước đã triển khai nhiều chương trình khuyến mại
hấp dẫn, đồng thời kích cầu mua, bán hàng hóa trực tuyến và áp dụng chính sách giao hàng
đảm bảo lợi ích người tiêu dùng. Hệ thống trung tâm logistics mới được hình thành và phát
triển. Cơng tác quản lý thị trường được triển khai quyết liệt; công tác bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng bước đầu được nâng lên, xử lý mạnh các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, quản lý chặt chẽ các hoạt động bán hàng đa cấp.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng mạnh, từ 327,8 tỉ USD năm
2015 lên khoảng 517,96 tỉ USD năm 2019; riêng năm 2020 mặc dù ảnh hưởng nặng nề của
dịch bệnh Covid-19 vẫn đạt khá, ước tính 545,36 tỉ USD, tương đương khoảng 200% GDP.
Xuất khẩu hàng hoá tăng từ 162 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 282,66 tỉ USD năm 2020,
tăng bình quân 11,8%/năm giai đoạn 2016-2020, là động lực quan trọng cho tăng trưởng
31 kinh tế. Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá chuyển từ thâm hụt sang thặng dư cuối kỳ 5
năm, tạo điều kiện cán cân thanh toán giữ được trạng thái tích cực, góp phần ổn định các
chỉ số kinh tế vĩ mô khác.
Cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch theo hướng giảm xuất khẩu thô, tăng xuất

khẩu sản phẩm chế biến, công nghiệp và tăng nhập khẩu các mặt hàng cho sản xuất và xuất
khẩu. Xuất khẩu của khu vực trong nước ngày càng được cải thiện về tỉ trọng và tốc
độ tăng. Quy mô các mặt hàng xuất khẩu được mở rộng, số mặt hàng đạt kim ngạch
xuất khẩu từ 1 tỉ USD trở lên tăng qua các năm . Nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng
cần thiết phục vụ sản xuất, xuất khẩu và phục vụ các dự án đầu tư trong lĩnh vực năng
lượng, điện tử. Thị trường nhập khẩu máy móc, nguyên liệu cho sản xuất đã dịch chuyển
dần từ khu vực châu Á sang khu vực thị trường châu Âu và châu Mỹ.


 Thương mại trong nước phát triển thông qua phát triển hạ tầng, đa dạng hóa
các hình thức cung cấp dịch vụ; cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá được cải
thiện rõ rệt, chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển
dịch tích cực, bền vững hơn.
2. Môi trường xã hội
2.1. Dân số
2.1.1. Quy mô dân số
Dân số trung bình cả nước năm 2020 ước tính khoảng 97,58 triệu người, tăng 4,6% so
với năm 2016.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê năm 2016, dân số trong độ tuổi lao động của
Việt Nam đã tăng hơn 461 nghìn người so với năm 2015, đạt mức 54,45 triệu người. Năm
2019, Việt Nam có 55,77 triệu người đang trong độ tuổi lao động.
Việt Nam nhiều năm nay đã vượt lên, lọt vào nhóm 13 nước đơng dân nhất trên thế giới.
Vì vậy, có thể nói nước ta đã là “cường quốc dân số”, xét theo cả về quy mô và thứ bậc.
Quy mô dân số lớn đem đến cho Việt Nam nhiều điều kiện thuận lợi nhưng đồng thời đi
cùng với đó là những thách thức trong phát triển kinh tế.
- Về thuận lợi:
Trước hết ta có thể thấy Việt Nam là một thị trường lớn. Như vậy, Việt Nam là một thị
trường tiềm năng trong việc tiêu thụ hàng hóa.
Dân số đơng, lao động dồi dào cũng là một lý do hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi.
Ngồi ra, đơng dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công lao động xã hội. Nước ta

có đủ lực lượng lao động để thúc đẩy cả nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển.
Việt Nam vừa bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” - thời kỳ 2 người lao động mới có 1
người phụ thuộc (trẻ em dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên). Cách đây 30 năm thì gần
như 1 lao động có 1 người phụ thuộc. So sánh như thế để thấy “gánh nặng phụ thuộc” của
Việt Nam đã giảm hẳn một nửa. Điều này tạo thuận lợi cho tiết kiệm và đầu tư. Thời kỳ


“cơ cấu dân số vàng” dự báo kéo dài 30 – 35 năm nữa tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển.
-Về khó khăn:
Quy mơ dân số lớn tạo nên sức ép rất lớn cho sự tăng trưởng và phát triển đất nước.
Trước hết là vấn đề việc làm. Giải quyết đủ việc làm, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề
cho hàng chục triệu lao động đang trở thành thách thức lớn đối với nước ta.
Ngoài ra, vấn đề đặc biệt quan trọng là tác động của dân số đến tài nguyên, môi trường
Việt Nam. Quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao khiến đất đai trở thành tài nguyên quý
hiếm, giá cả đắt đỏ cản trở sự phát triển của đất nước, khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt
của người dân. Những hiện tượng chậm giải phóng mặt bằng, khó tìm đất tái định cư, tranh
chấp, tranh giành, đầu cơ đất đai diễn ra phổ biến khắp nơi. Phần lớn dân cư tập trung tại
vùng đồng bằng tạo ra dòng di cư lớn, đây là một trong những nguyên nhân làm cạn kiệt
tài nguyên rừng và quá tải cơ sở kỹ thuật, ô nhiễm môi trường đô thị.
2.1.2. Lực lượng lao động

Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 9: Lực lượng lao động Việt Nam
Trước đại dịch Covid-19, theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam
năm 2019 (công bố vào ngày 19/12/2019), có gần 88% dân số tham gia lực lượng lao
động (có độ tuổi từ 25-59). Trong đó tỷ trọng dân số tham gia lực lượng lao động cao
nhất là 14,3% (nhóm tuổi 25-29) và 14,2% ở nhóm tuổi 30-34 (giảm nhẹ). Tỷ trọng


tham gia lực lượng lao động thấp, dưới 10% thuộc về dân số ở nhóm tuổi 15-19, nhóm

tuổi 20-24 và nhóm tuổi già (60 tuổi trở lên) (Tổng cục Thống kê - TCTK 2019a). Số
lượng trong lực lượng lao động đã tốt nghiệp THPT trở lên chiếm tỉ lệ là 39.1% (tăng
13,5 điểm phần trăm so với 10 năm trước (2009)); số lượng lực lượng lao động đã được có
bằng, chứng chỉ (từ sơ cấp trở lên) có tỉ lệ là 23,1%, trong đó, khu vực thành thị có số lượng
cao cấp 2,5 lần so với khu vực nông thôn, tương ứng 39,3% và 13,6%. Trong khi đó, tỉ lệ
lực lượng lao động đã qua đào tạo (có bằng, chứng chỉ) ở đồng bằng sông Hồng (cao nhất,
31,8%) và Đông Nam bộ (27,5%), và đồng bằng sông Cửu Long (thấp nhất, 13,6%) (TCTK,
2019).
Tỉ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên ở mức thấp 2,05%. Ở khu vực
nông thôn tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn gần 2 lần so với khu vực thành thị (1,64% và 2,93%).
Đa số người thất nghiệp có độ tuổi từ 15-54 (chiếm 91,7% người thất nghiệp), trong đó, lao
động có độ tuổi từ 15-24 có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất chiếm 44,4% tổng số lao động thất
nghiệp của cả nước (TCTK, 2019a).

Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 10: Tỷ lệ thất nghiệp
Năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng mạnh - mặc dù từ mức thấp – do việc cả nước
thực hiện giãn cách xã hội vào tháng 4. Người lao động thành thị bị ảnh hưởng nhiều nhất
vì nhiều người gặp khó khăn do các biện pháp can thiệp và hạn chế đi lại. Mặc dù các điều


kiện dần được cải thiện trong những tháng gần đây, thị trường lao động vẫn cần thêm thời
gian để phục hồi. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị không những cao hơn mức trước khi xảy ra
cuộc khủng hoảng COVID-19, mà một số lượng lớn người lao động đã rời lực lượng lao
động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chỉ đạt 74,0% trong quý III, vẫn thấp hơn 2,4% so
với cùng kỳ năm ngoái.
2.2. Giáo dục
2.2.1. Tỉ lệ tốt nghiệp

Hình 11: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT

Tỷ lệ tốt nghiệp vẫn tăng đều hàng năm và ở mức rất cao. Điều này cho thấy giáo
dục Việt Nam đang ngày một được cải thiện, giúp nâng cao kiến thức; kỹ năng của người
lao động- yếu tố then chốt để phát triển kinh tế. Tỷ lệ tốt nghiệp duy trì trên 90% rất nhiều
năm liền và ổn định. Tuy nhiên đây khơng phải là thước đo phản ánh một cách tồn diện
và chính xác trình độ người lao động. Nhiều lao động có trình độ chun mơn cao nhưng
lại kém về thực hành, vẫn càn nhiều thời gian để bồi dưỡng thêm những kỹ năng thực tế.
Tỷ lệ tốt nghiệp giữa các thành phố khác nhau cũng khác nhau tùy thuộc vào sự


phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển thì tỷ lệ tốt nghiệp cao do có đầu tư cho giáo dục lớn,
cịn những nơi chưa phát triển thì kém hơn. Ngược lại khi tỷ lệ tốt nghiệp cao cũng dẫn
đến tăng trưởng kinh tế của vùng đó.
Khả năng làm việc theo nhóm, tính chun nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là công cụ
giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực cịn hạn chế. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế cũng
chưa đạt được mức tăng trưởng cao nhất do tỷ lệ tốt nghiệp mang lại. Tuy nhiên một thực
tế đáng buồn là đi kèm với tỷ lệ tốt nghiệp ở mức cao, tỷ lệ thất nghiệp song cũng rất lớn
do cách thức tổ chức đào tạo chưa đi kèm với nắm bắt nhu cầu nguồn nhân lực, gây ra hiện
tượng lãng phí nguồn lực, kìm hãm phát triển kinh tế.
2.2.2. Quy mô giáo dục đại học
Giáo dục bậc đại học hiện nay đã và đang thực hiện được các mục tiêu lớn trong Chiến lược
phát triển giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự
nghiệp phát triển đất nước và hội nhập quốc tế thành công.
Năm học 2018-2019

Số trường

Tổng số

Công lập


237

172

413.277

324.707

Năm học 2019-2020

Ngồi

Ngồi

Tổng số

Cơng lập

65

237

172

65

88.570

447.483


350.186

97.297

cơng lập

cơng lập

Sinh viên
tuyển mới
đại học
Quy mơ sinh
viên đại học

1.526.111 1.261.529

264.582

1.672.881 1.359.402

313.479

Nguồn: Tổng cục thống kê
Tính đến ngày 31/12/2020, cả nước đã có 149 cơ sở giáo dục đại học và 9 trường cao đẳng
sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại
học của Việt Nam, chiếm khoảng 55% tổng số các trường đại học, học viện trong cả nước.


Có 7 trường đại học được cơng nhận bởi tổ chức đánh giá/kiểm định quốc tế (HCERES,
AUN-QA). Có 145 chương trình đào tạo của 43 trường đại học được đánh giá và công nhận

theo tiêu chuẩn trong nước; 195 chương trình đào tạo của 32 trường được đánh giá, cơng
nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Trong 5 năm thực hiện Nghị Quyết 29, giáo dục đại học Việt Nam đã thu được nhiều thành
tựu quan trọng đó là chúng ta đã hội nhập và theo chuẩn mực của quốc tế; đã có sự đột phá
về chất lượng và có sự chuyển mình mạnh mẽ về chương trình đào tạo, cơ cấu nguồn nhân
lực đáp ứng với yêu cầu của cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0. Những thành tựu đổi mới đó
tác động đến tồn bộ hoạt động của ngành giáo dục, và sâu xa hơn, đến toàn thể xã hội, chi
phối và làm đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục của nước nhà. Thành quả lớn
lao nhất là từ chính những đổi mới đó, chúng ta đã đào tạo được đội ngũ cán bộ kế cận và
nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ cao, trẻ tuổi tài năng, đủ sức gánh vác sứ mệnh
lớn lao và vẻ vang của đất nước trong giai đoạn mới, là động lực chính cho thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
2.3. Bất bình đẳng thu nhập
-

Bất bình đẳng thu nhập là chênh lệch thu nhập và tài sản giữa các cá nhân, nhóm
trong xã hội hay giữa các quốc gia. Bất bình đẳng thu nhập xuất hiện tại hầu hết
các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trong giai đoạn 2016-2020, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá đạt mức bình quân
6,78% trong giai đoạn 2016-2019, năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tác động
tiêu cực tới các lĩnh vực kinh tế – xã hội, nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng thuộc nhóm cao
nhất thế giới với mức tăng 2,91%. Những thành tựu về kinh tế đã lan tỏa đến đời sống các
tầng lớp dân cư trong xã hội. Thu nhập của các nhóm dân cư tăng từ 3,1 triệu
đồng/tháng/người năm 2016 lên 4,2 triệu năm 2020 nhưng tốc độ tăng thu nhập của nhóm
nghèo nhất ln thấp hơn nhóm giàu nhất, do vậy khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia
tăng. Tuy nhiên, bất bình đẳng thu nhập trong các tầng lớp dân cư ngày càng giảm khi hệ
số GINI giảm từ 0,431 năm 2016 xuống còn 0,373 năm 2020.



-

Hệ số Gini dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong thu nhập trên nhiều vùng miền,
tầng lớp của một đất nước. Nó có giá trị từ 0 (mọi người đều có mức thu nhập bình
đẳng) đến 1 (bất bình đẳng).
Hệ số GINI giai đoạn 2016-2020
2016

2018

2019

2020

0,431

0,425

0,423

0,373

Thành thị

0,391

0,373

0,373


0,325

Nơng thơn

0,408

0,408

0,415

0,373

Chung
Phân theo thành thị, nông thôn

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hệ số GINI ở nông thôn lại cao hơn khu vực thành thị cho thấy xu hướng bất bình
đẳng thu nhập ở khu vực thành thị có xu hướng giảm cịn ở nơng thơn có xu hướng tăng.
Năm 2019 và 2020 do tác động của chính sách tài khóa nhằm ứng phó với dịch COVID19 đã khiến thu nhập bình qn của nhóm dân số thu nhập thấp trong xã hội tăng lên, thu
hẹp khoảng cách giàu nghèo, từ đó làm giảm hệ số GINI. Hệ số GINI giai đoạn 2019 2020 đã giảm từ 0.425 (năm 2018) xuống 0,423 (năm 2019) và 0.375 (năm 2020) . Theo
Cornia và Court (2001), hệ số GINI trong khoảng 0.30 – 0.45 là nằm trong ngưỡng an toàn
và hiệu quả, phù hợp cho tăng trưởng cao. Theo đó, có thể khẳng định bất bình đẳng thu
nhập của Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong phạm vi an tồn, nhưng trong dài hạn có xu
hướng tăng lên nếu Việt Nam khơng có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề
này.
Một trong những nguyên nhân kiến hệ số GINI ở khu vực nơng thơn có xu hướng
tăng có thể do đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam giai đoạn này cũng có xu hướng
tăng mạnh.
Năm 2002, tổng số vốn FDI thực hiện tại Việt Nam chỉ ở mức 2884.7 triệu USD. Con số này



×