Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Luận văn Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại Thương Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.72 KB, 54 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
1











LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



Tài chính – Ngân hàng




Đề tài: “Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán
thẻ tại chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại Thương Nghệ
An”
















BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
2



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt.
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ.
A. LỜI MỞ ĐẦU. 1
B. NỘI DUNG. 3
Phần I: Tổng quan về chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Nghệ An.
3
1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển…………………… 3
1.2. Cơ cấu tổ chức……………………………………………………

5
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP

Ngoại thương Nghệ An trong thời gian qua ………………………….

8
1.3.1.Hoạt động huy động vốn ………………………………… 8
1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn …………………………………… 9
1.3.3. Các mặt hoạt động khác…………………………………… 11
1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh……………………………. 14
Phần II: Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thanh
toán thẻ tại chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại Thương Nghệ
An.
16
2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại chi nhánh ngân hàng
Ngoại Thương Nghệ An…………………………………………
16
2.1.1. Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại NH Ngoại
Thương Nghệ An trong vài năm gần đây……………………………
16
2.1.1.1. Hoạt động phát hành thẻ………………………………. 16
2.1.1.2. Hoạt động thanh toán thẻ……………………………….

21
2.1.2. Đánh giá về thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại NH
Ngoại Thương Nghệ An …………………………………………….
25
2.1.2.1. Kết quả đạt được………………………………………. 25
2.1.2.2. Hạn chế và nguyên nhân……………………………… 26
2.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân
hàng Ngoại Thương Nghệ An trong thời gian tới…………………….
30
2.2.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân

hàng Ngoại Thương Nghệ An………………………………………
30
2.2.1.1. Đối với nghiệp vụ phát hành thẻ………………………. 31
2.2.1.2. Đối với nghiệp vụ thanh toán thẻ……………………… 32
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
3

2.2.2. Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng
Ngoại Thương Nghệ An trong thời gian tới………………………….
33
2.2.2.1. Hoàn thiện và đơn giản hoá quy trình phát hành thẻ…

33
2.2.2.2. Nâng cao các tiện ích của thẻ ………………………… 34
2.2.2.3. Hợp lý hoá chi phí sử dụng thẻ…………………………

35
2.2.2.4. Tăng cường hệ thống máy ATM và mở rộng ĐVCNT 36
2.2.2.5. Tăng cường hoạt động Marketing……………………
39
2.2.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…………………
41
2.2.2.7. Phòng chống rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ…

42
2.2.3. Một số kiến nghị 44
2.2.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ 44
2.2.3.2. Kiến nghị đối với NHNN 45
2.2.3.3. Kiến nghị đối với NH Ngoại Thương Việt Nam 46

C. KẾT LUẬN 48
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.





















BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
4



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết Tắt

Diễn giải

NHNN Ngân hàng Nhà Nước
NH Ngân hàng.
NH TMCP NT Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương
NHTM Ngân hàng thương mại.
ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ
VCB Vietcombank
DN Doanh nghiệp
TK Tài khoản
TCTD Tổ chức tín dụng
ST Số tiền
UBND Ủy ban nhân dân
TCTQT Tổ chức thẻ quốc tế
ATM/POS Máy giao dịch tự động














BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
5




DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
STT Tên bảng, biểu, sơ đồ Trang
Bảng 1.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động
8
Bảng 1.2 Kết quả hoạt động tín dụng
9
Bảng 1.3 Cơ cấu đầu tư
10
Bảng 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
14
Bảng 2.1 Hạn mức tín dụng và phí thường niên
16
Bảng 2.2 Tình hình phát hành thẻ tín dụng quốc tế
17
Bảng 2.3 Tình hình phát hành thẻ ghi nợ
19
Bảng 2.4
Doanh số thanh toán thẻ của chi nhánh NH TMCP NT
Nghệ An
22
Bảng 2.5
Doanh số giao dịch thẻ tại ngân hàng Ngoại Thương Nghệ

An
24
Biểu đồ 2.1

Thu phí phát hành thẻ Tín dụng quốc tế
18
Biểu đồ 2.2

Doanh số thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế
23
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNT Nghệ An
5





BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
6




A. LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, thế giới
đang bước vào kỷ nguyên kinh tế tri thức mà trong đó tri thức trở thành một lực
lượng kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng. Trên chặng đường đó, một xã hội
văn minh với sự phát triển của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là một
xu thế có tính tất yếu.

Trong tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế – xã hội
Việt Nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ để có thể hoà nhịp với sự phát
triển đa dạng và năng động của khu vực cũng như trên thế giới. Hiện nay, Việt
Nam vẫn đang thuộc nhóm các nước có tỷ lệ sử dụng tiền mặt thuộc loại cao
nhất trên thế giới, do đó hiện đại hoá hệ thống thanh toán, xây dựng một nền
kinh tế sử dụng “tiền điện tử” đang là mục tiêu và cũng là một nhiệm vụ quan
trọng đặt ra đối với hệ thống Ngân hàngViệt Nam.
Những năm vừa qua cho thấy dịch vụ thẻ ngân hàng đã đạt được những
thành tựu đáng kể cho Việt Nam nói chung và các ngân hàng tham gia dịch vụ
thẻ nói riêng. Qua hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, dịch vụ này đã đem lại
cho nền kinh tế một lượng vốn đầu tư khá lớn, một lượng ngoại tệ đáng kể, tạo
nguồn thu cho các ngân hàng… góp phần vào phát triển kinh tế đất nước. Có thể
khẳng định rằng nhu cầu thanh toán bằng thẻ là một nhu cầu tất yếu khách quan
ở một nền kinh tế phát triển và là một phương tiện thanh toán nhanh chóng, tiện
lợi nhất hiện nay. Tuy nhiên, dịch vụ thẻ ở Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn
chế như số lượng thẻ phát hành còn ít, mạng lưới chấp nhận thẻ còn mỏng và
yếu, tính tiện ích chưa cao, sản phẩm thẻ chưa đa dạng… Điều này đòi hỏi các
ngân hàng phải có những giải pháp kinh doanh hợp lý. Trên thực tế hoạt động
thanh toán thẻ của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam nói chung cũng
như chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Nghệ An nói riêng đang còn
trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, còn nhiều bất cập trong nghiệp vụ,
kỹ thuật cũng như trong nhân sự.
Để nâng cao ưu thế trong cạnh tranh, mở rộng dịch vụ thanh toán thẻ đã,
đang và sẽ trở thành mối quan tâm lớn đối với Chi nhánh Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Nghệ An. Nhờ nắm bắt được tầm quan trọng của vấn đề, với
kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập tại nhà trường và đặc biệt là trong
thời gian thực tập thực tế tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Nghệ
An, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470

7

toán thẻ tại chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại Thương Nghệ An” để nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại chi nhánh Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Nghệ An, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại chi
nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Nghệ An và đề xuất một số kiến nghị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Nghệ An.
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại chi nhánh
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Nghệ An từ năm 2009- 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Sử dụng 3 phương pháp cơ bản:
- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết nhằm thu thập các thông tin lý
luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát, điều tra nhằm thu thập các thông tin thực tế có liên
quan đến đề tài.
- Phương pháp phân tích thống kê nhằm xử lý các số liệu đã thu thập được
từ thực tế.
Ngoài việc sử dụng 3 phương pháp trên thì em còn tham khảo một số tài
liệu về hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại.
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, báo cáo được kết cấu gồm 2 phần
Phần 1: Tổng quan về chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại Thương Nghệ
An.
Phần 2: Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại chi
nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Nghệ An.


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
8



B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG NGHỆ AN
1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào
hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên
được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào
ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua
việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu
Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch
Chứng khoán TP.HCM.
Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng
góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt
vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển
kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng
tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank
ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp
cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại
quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín

dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh
ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có lợi thế rõ nét
trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân
hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao.
Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber
Bill Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện
lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng
tiền mặt (qua ngân hàng) cho khách hàng.
Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có
khoảng 11.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
9

phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà
Nội, 1 Sở Giao dịch, 74 chi nhánh và gần 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3
công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại
Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank
còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 16.300 máy ATM và điểm
chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được
hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh
thổ.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững vàng, nhạy
bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank
luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của hơn
5,2 triệu khách hàng cá nhân trong và ngoài nước.
Ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh Nghệ An tiền thân là Phòng
Ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An là một chi nhánh trực thuộc
Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam được thành lập ngày 01/7/1989 theo

quyết định số 15/NH-QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam, hiện nay có trụ sở tại số 21 đường Quang Trung – TP. Vinh – Nghệ
An.
Được thành lập nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh đối ngoại, thanh toán
quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An, ban
đầu, đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh chỉ có 20 người vừa chuyển từ cơ
chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh nên bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ; nguồn
vốn hoạt động ít ỏi; cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, văn phòng làm việc phải
đi thuê, công cụ lao động chủ yếu là các phương tiện làm việc thủ công. Bước
vào hoạt động kinh doanh với biết bao khó khăn thiếu thốn như vậy nhưng đã
được sự quan tâm, chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại thương Trung ương, Ngân hàng
Nhà nước tỉnh, sự giúp đỡ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng các ngành chức năng
trên địa bàn tạo điều kiện giúp Chi nhánh từng bước trưởng thành và ngày càng
phát triển lớn mạnh, tạo được vị thế và niềm tin đối với đông đảo khách hàng
trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Là một trong những chi nhánh hàng đầu của ngân hàng ngoại thương Việt
Nam. Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ tự động
hóa cao: VCB online, thanh toán điện tử liên mạng ngân hàng, hệ thống máy rút
tiền tự động ATM Connect 24, hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng
lưới đại lý trên 1400 ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đảm
bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt trong chính sách phát
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
10

triển, Ngân hàng luôn chú trọng đào tạo một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt
tình, tinh thông nghiệp vụ.
Với phương châm luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt, mục
tiêu của Ngân hàng Ngoại Thương Nghệ An là luôn phấn đấu thành một trong
những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, xây dựng

mô hình tổ chức tiên tiến theo các chuẩn mực quốc tế, đa dạng hóa hoạt động,
đi đầu về ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại nhằm cung cấp những dịch
vụ tài chính Ngân hàng chất lượng cao cho mọi thành phần kinh tế, giữ vững
niềm tin của đông đảo bạn hàng trong và ngoài nước.
1.2. Cơ cấu tổ chức.
Trải qua quá trình hơn 20 năm hoạt động cho đến nay Ngân hàng đã hoàn
toàn hoà nhập được với hoạt động chung của cả hệ thống Ngân hàng trong cơ
chế thị trường. Không những chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn không
ngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao.
Ngân hàng Ngoại Thương Nghệ An có 8 phòng nghiệp vụ, hoạt động theo
chức năng riêng đã được phân công theo sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NH Ngoại thương Nghệ An





















Phòng
Tổ
chức
hành
chính
Ban Giám đốc
Phòng
Khách
hàng
doanh
nghiệp
Phòng
Khách
hàng

nhân
Phòng
Quản
lý rủi
ro
Phòng
Thanh
toán
XNK
Phòng
Tiền tệ
kho
quỹ

Phòng
Thông
tin
điện
toán
Phòng
Kế
toán
giao
dịch
Phòng
Giao
dịch
Điểm
giao
dịch
Quỹ
tiết
kiệm
độc lập
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
11

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Nghệ An)

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau:
- Phòng tổ chức hành chính.
Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc trong việc bố trí, điều động, bổ
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận cán bộ. Thực hiện các chế độ chính sách

đối với cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Quản lý bảo quản tài sản của chi
nhánh như ôtô, kho vật liệu dự trữ của cơ quan theo đúng chế độ. Thực hiện
công tác lễ tân, bảo vệ và một số nhiệm vụ khác.
- Phòng khách hàng doanh nghiêp.
Đây là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh
nghiệp, để khai thác nguồn vốn bằng VNĐ & Ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ
liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ
hiện hành và hướng dấn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Trực tiếp
quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng cho các
Doanh nghiệp.
- Phòng khách hàng cá nhân.
Đây là phòng có chức năng trực tiếp giao dịch với các khách hàng là cá
nhân, để khai thác vốn bằng VNĐ & Ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên
quan đến huy động vốn, tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng; Trực tiếp
quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các
khách hàng là cá nhân.
- Phòng quản lý rủi ro.
Phòng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý
rủi ro của chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm
bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; Thẩm định hoặc tái
thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng; Thực hiện chức
năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng theo
chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại Thương VN.
- Phòng kế toán
Đây là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng;
Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chỉ tiêu
nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ NH liên quan đến các nghiệp vụ thanh
toán, xử lý hạch toán các giao dịch.
+ Bộ phận "Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền": nhận yêu cầu chuyển tiền từ các
giao dịch viên tại FRONT_END, bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý

và xử lý các yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền của khách hàng.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
12

+ Bộ phận "Quản lý tài khoản": quản lý các bộ phận tài khoản của khách
hàng và các tài khoản nội bộ.
+ Bộ phận "Quản lý chi tiêu nội bộ": Thực hiện các nghiệp vụ liên quan
tới chi tiêu nội bộ và một số nhiệm vụ khác do ban giám đốc đề ra.
- Phòng thanh toán xuất nhập khẩu.
Phòng có chức năng tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán xuất
nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh; Hỗ trợ phòng kế toán giao dịch
thực hiện chuyển tiền nước ngoài; Phối hợp với phòng khách hàng thực hiện
công tác tiếp thị để khai thác nguồn vốn ngoại tệ cho chi nhánh.
- Phòng tiền tệ kho quỹ.
Phòng Tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản
lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NH Ngoại Thương Việt Nam. Ứng
và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi
tiền mặt cho các Doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn.
- Phòng thông tin điện toán.
Phòng Thông tin điện toán là phòng thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ
thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo
thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của Chi nhánh.
- Phòng giao dịch.
Phòng giao dịch là một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NH
Ngoại thương, trực tiếp thực hiện các giao dịch với khách hàng là các cá nhân để
khai thác vốn bằng VNĐ và Ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín
dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng; cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan
đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch phù hợp với chế độ, thể
lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

- Điểm giao dịch.
Điểm giao dịch là nơi thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn từ cá nhân, tổ
chức Kình tế - Xã hội dưới mọi hình thức; Thực hiện các dịch vụ ngân hàng bán
lẻ thanh toán và ngân quỹ, tư vấn nghiệp vụ ngân hàng theo quy định của NHNN
và NH Ngoại Thương Việt Nam và thực hiện nghiệp vụ cho vay bằng hình thức
cầm cố.
Các phòng trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để
thực hiện tốt các hoạt động của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của các phòng ban
ngày càng được cải tiến để ngày càng phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ của một
ngân hàng đa năng, hiện đại và ngày càng có nhiều sản phẩm mới, đáp ứng được
các nhu cầu của khách hàng trong cơ chế thị trường.

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
13

1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Nghệ An trong thời gian qua
1.3.1. Hoạt động huy động vốn.
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn, tạo nguồn vốn là tiền đề để
mở rộng thị trường tín dụng, là sống còn của kinh doanh dịch vụ Ngân hàng.
Ban giám đốc đã bố trí những cán bộ có năng lực chuyên môn, liên tục cải
tiến lề lối làm việc đổi mới tác phong phục vụ, đảm bảo chữ tín đối với khách
hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các hình thức huy động tạo
điều kiện thu hút vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và dân cư.
Năm 2011, công tác huy động vốn của chi nhánh tiếp tục gặp nhiều khó
khăn do các ngân hàng thương mại trên địa bàn bằng nhiều hình thức khuyến
mại đã đẩy lãi suất huy động lên rất cao trong khi đó chi nhánh vẫn phải giữ lãi
suất theo mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, thị phần về huy
động vốn của chi nhánh trong năm qua bị chia sẻ mạnh làm cho tốc độ tăng

trưởng nguồn vốn chậm so với những năm trước. Kết quả cụ thể như sau :

Bảng 1.1 : Cơ cấu nguồn vốn huy động
ĐV : Tr. VNĐ
31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
So sánh
2009/2010
So sánh
2010/2011
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
+/- % +/- %
Tổng nguồn
vốn
2.905.388 100 3.427.000 100 4.057.000 100 521.612 18 630.000 18,38
1.Phân loại
theo thời hạn
2.905.388 100 3.427.000 100 4.057.000 100 521.612 18 630.000 18,38
-Tiền gửi

không kỳ hạn
358.554 12,34 391.000 11,41 520.200 12,82 32.446 9,05 129.200 33
-Tiền gửi có
kỳ hạn
2.546.834 87,66 3.036.000 88,59 3.536.800 87,18 489.166 19,2 500800 14,16
2.Phân loại
theo tiền
2.905.388 100 3.427.000 100 4.057.000 100 521.612 18 630.000 18,38
- Đồng VN 1.711.617 58,91 2.217.000 64,7 3.175.000 78,3 505.383 29,53 958.000 43,2
- Ngoại tệ 1.193.771 41,09 1.210.000 35,3 882.000 21,7 16.229 1,36 -328.000 -0,27

( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh 2009-2010 NH NT Nghệ An)
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
14

Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2011 ước đạt 4057 tỷ đồng, tăng
18,38 % so với cùng kỳ năm trước và đạt 92% kế hoạch được giao. Cơ cấu
nguồn vốn huy động đã được cải thiện theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng
nguồn vốn Đồng Việt Nam . Nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là từ
khu vực dân cư nên có tính ổn định cao.
1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn.
1.3.2.1. Đánh giá chung:
Bảng 1.2 : Kết quả hoạt động tín dụng
ĐV : Tr VNĐ
2010/2009

2011/2010
Chỉ tiêu
31/12/2009


31/12/2010

31/12/2011

+/- (%) +/- (%)
Doanh số cho vay 3.667.917 4.155.000 4.951.000 487.083 13,3 796.000 19,16
Doanh số thu nợ 3.55.8.513 3.942.938 4.756.000 387.425 10,8 813.062 20,62
Dư nợ 1.717.938 1.930.000 2.278.000 212.062 12,3 348.000 18,03
Nợ xấu 154.733 67.500 63.795 -87.233 -56,4 -3.705 -5,5
Tỷ lệ nợ xấu 9,01% 3,5% 2,8%

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh 2009-2011 NH NT Nghệ An)
Tình hình kinh tế cả nước cũng như của địa phương năm 2011 tiếp tục
trong xu hướng phục hồi sau khủng hoảng, nhu cầu vay vốn phục vụ hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tăng mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi
cho các ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh nói riêng trong việc phát
triển hoạt động tín dụng.
Những tháng cuối năm trong điều kiện chi nhánh được giao mức tăng
trưởng tín dụng 18% không thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng
nên các ngân hàng khác đã tranh thủ cơ hội này tìm mọi cách lôi kéo khách hàng
của chi nhánh. Kết quả đã có nhiều khách hàng chuyển sang giao dịch tại các
ngân hàng khác, điều đó gây nhiều khó khăn cho chi nhánh trong việc phát triển
hoạt động tín dụng cũng như các sản phẩm khác trong thời gian tới.
Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động tín dụng của chi nhánh trong
năm qua vẫn đạt được mức tăng trưởng phù hợp với định hướng của Trung
ương. Doanh số cho vay năm 2011ước đạt 4.951 tỷ VNĐ, tăng 19,15 % so với
năm 2010 ; Doanh số thu nợ đạt 4.756 tỷ VNĐ, tăng 20,6 % so với năm 2010 ;
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470

15

Tổng dư nợ đến 31.12.2011 ước đạt 2.278 tỷ VNĐ, tăng 18,3% so với cùng kỳ
năm 2010.
Tiếp tục thực hiện chủ trương hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, chi nhánh đã
triển khai việc cho vay theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Trong năm 2010, chi nhánh đã cho
vay hỗ trợ lãi suất với doanh số cho vay ước đạt 2,9 tỷ đồng, Dư nợ cho vay hỗ
trợ lãi suất đến 31/12/2011 ước đạt 47,4 tỷ đồng.
Cùng với việc mở rộng đầu tư tín dụng, năm 2011 chi nhánh đã tích cực
đôn đốc thu hồi nợ xấu, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của chi
nhánh. Nhờ những nỗ lực đó, tỷ kệ nợ xấu của chi nhánh tính đến 31/12/2011 đã
giảm xuống còn 2,8 %/tổng dư nợ
1.3.2.2.Cơ cấu đầu tư:
Bảng 1.3 : Cơ cấu đầu tư

Chỉ tiêu Số dư Tỷ trọng(%)
Phân theo loại tiền
- Đồng Việt Nam ( tỷ VNĐ) 1.950 85,6
- Ngoại tệ ( quy đổi tỷ VNĐ) 328 14,4
Phân theo thời hạn
- Vay ngắn hạn ( tỷ VNĐ) 1.780 78,14
- Vay trung dài hạn ( tỷ VNĐ) 498 21,86
Phân theo đối tượng khách hàng
- Doanh nghiệp lớn (tỷ VNĐ) 1.051 46,14
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ ( tỷ VNĐ) 975 42,8
- Khách hàng thể nhân ( tỷ VNĐ) 252 11,06
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh 2009-2011 NH NT Nghệ An)

Theo bảng số liệu trên cho thấy trong năm 2011,hoạt động đầu tư ngắn

hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng đầu tư, chiếm khoảng gần 80% tổng đầu tư.
Có thể nói đầu tư ngắn hạn luôn là thế mạnh của các Ngân hàng Việt Nam vì phù
hợp với nền kinh tế nhiều thành phần và kinh doanh nhỏ lẻ một nước đang phát
triển như nước ta. Cơ cấu nợ như trên được xem là tương đối hợp lý và an toàn.
Tỷ lệ đầu tư bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn đầu tư bằng ngoại tệ, chiếm
hơn 85% tổng đầu tư. Bên cạnh đó, trong năm qua, tuy đã gia tăng hoạt động đầu
tư đối với khách hàng thể nhân nhưng khách hàng là doanh nghiệp lớn, doanh
nghiệp vừa và nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu đầu tư của chi nhánh,
điều này phản ánh đúng thực trạng hoạt động đầu tư của chi nhánh, trong tương
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
16

lai gần, đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng vẫn là các doanh nghiệp.
Đây là những khách hàng có nhu cầu vốn lớn và có khả năng đem lại lợi nhuận
cao, nhưng để làm việc tốt với những đối tượng khách hàng này đòi hỏi đội ngũ
nhân viên ngân hàng cần phải có trình độ chuyên môn và dày dạn kinh nghiệm.
1.3.3 Các hoạt động khác.
1.3.3.1. Hoạt động thanh toán và dịch vụ ngân hàng.
*)Thanh toán xuất nhập khẩu và chuyển tiền:
-Thanh toán xuất nhập khẩu:
Trong 2 năm qua, tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn và bất ổn,
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nhiệp xuất nhập
khẩu trên địa bàn, dẫn đến dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh cũng
bị ảnh hưởng.
Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2011 ước đạt 80 triệu
USD, tăng 8% so với năm trước, trong đó:
+ Thanh toán xuất khẩu: Doanh số thanh toán xuất khẩu ước đạt 41 triệu
USD, tăng 16% so với năm trước. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là lâm sản, lương
thực , thực phẩm chế biến, thủ công mỹ nghệ, khoáng sản.

+ Thanh toán nhập khẩu: Doanh số thanh toán nhập khẩu ước đạt 39 triệu
USD, tăng 0,66 % so với năm 2010. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là ô tô, xe
máy, máy móc thiết bị, phụ tùng, chất dẻo, giấy công nghiệp,…
- Nhận và chi trả kiều hối:
Năm 2011, doanh số kiều hối của chi nhánh ước đạt gần 30 triệu USD
tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010. Thương hiệu Vietcombank và MoneyGram
ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn. Các món chuyển tiền được chi trả an
toàn, chính xác, tăng thu dịch vụ và góp phần tăng hiệu quả huy động vốn. Chi
nhánh đã cố gắng nhiều trong việc tư vấn chuyển tiền, cải tiến quy trình nghiệp
vụ, quản lý hồ sơ, thu hút được nhiều khách hàng chuyển tiền về qua chi nhánh.
*)Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Năm 2011, thị trường ngoại hối chuyển biến tích cực, trạng thái ngoại tệ
của Ngân hàng được cải thiện, tâm lý thị trường ổn định, thị trường ngoại tệ tự
do được kiểm soát chặt chẽ. Lượng ngoại tệ các ngân hàng thương mại mua
được lớn hơn nhiều so với lượng ngoại tệ bán ra Chi nhánh đã cố gắng đáp ứng
nhu cầu khách hàng, đảm bảo thực hiện đúng quy định và kinh doanh có lãi.
Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2011 ước đạt 145 triệu USD, giảm 12 % so với
năm 2010; lãi ròng từ kinh doanh ngoại tệ ước đạt 2,1 tỷ đồng.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
17

*) Hoạt động bảo lãnh:
Số dư bảo lãnh đến 31/12/2011 ước đạt 460 tỷ đồng, giảm 9,5% so với
năm 2010. Nguyên nhân sụt giảm là do các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn đang
gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Cùng với đó là sự cạnh tranh, chia sẻ
thị phần của các ngân hàng khác. Trong năm qua, hoạt động bảo lãnh của chi
nhánh vẫn luôn đảm bảo thực hiện đúng quy trình, không để xảy ra rủi ro, tạo
điều kiện giúp các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, đem lại nguồn
thu phí dịch vụ ước đạt gần 7 tỷ đồng.

1.3.3.2. Hoạt động Kế toán :
*) Kế toán thanh toán:
Ước tính đến 31/12/2011, tại chi nhánh có 83.000 tài khoản tiền gửi thanh
toán, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh việc tăng số lượng tài
khoản giao dịch, chi nhánh đã phát triển nhiều dịch vụ kèm theo như dịch vụ
ngân hàng trực tuyến Internet Banking, SMS Banking, Phone Banking. Đến nay
đã có 1.810 khách hàng là các tổ chức và cá nhân sử dụng Internet Banking,
8.115 khách hàng sử dụng SMS Banking và 185 khách hàng cá nhân sử dụng
Phone Banking.
Năm 2011, khối lượng thanh toán nội bộ ước thực hiện 526.000 món, với
số tiền 11.305 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2010; thanh toán bù trừ ước thực
hiện 18.600 món, với số tiền 5.256 tỷ đồng tăng 1,2% so với năm 2010; khối
lượng thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước ước thực hiện 17.000 món, với tổng
giá trị 8.037 tỷ đồng tăng 7% so với năm 2010. Việc thanh toán luôn đảm bảo
chính xác, nhanh gọn, kịp thời.
Trong năm 2011 bộ phận kế toán của chi nhánh đã thực hiện việc trả
lương qua tài khoản cho cán bộ công nhân viên của hơn 350 đơn vị (khoảng
13.000 tài khoản) với tổng số tiền 420 tỷ đồng, tăng 30,8 % so với năm trước.
*) Kế toán tài chính:
Công tác kế toán tài chính đã phản ánh kịp thời hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh, chấp hành đúng văn bản chế độ Nhà nước và quy chế tài chính nội
ngành, tham mưu cho lãnh đạo, phối hợp, hướng dẫn cùng các bộ phận khác
trong cơ quan thực hiện đúng việc hạch toán kế toán tiền vay của khách hàng,
quản trị vốn, xây dựng cơ bản, chi tiêu mua sắm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả,
quản lý tốt tài sản ngân hàng. Thực hiện kịp thời đầy đủ báo cáo tài chính định
kỳ hàng tháng, quý, năm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, thực
hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước.


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh

Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
18

1.3.3.3. Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ:
- Thẻ tín dụng quốc tế:
Năm 2011, Chi nhánh dự kiến phát hành được 120 thẻ tín dụng quốc tế,
tăng 24% so với năm 2010 và đạt 105,8% so với kế hoạch đề ra. Doanh số thanh
toán thẻ tín dụng quốc tế do Chi nhánh phát hành đạt gần 12.851 tỷ đồng, tăng
47,7% so với năm 2010 và đạt 116,8 % kế hoạch được giao . Doanh số thanh
toán thẻ quốc tế dự kiến đạt 668 ngàn USD, tăng 0,8 % so với năm 2010 và đạt
94,3% so với kế hoạch .
- Thẻ ghi nợ:
Năm 2010, số lượng thẻ Chi nhánh phát hành ước đạt 34.288 thẻ (trong
đó phát hành mới khoảng 9.016 thẻ . Cùng với việc phát hành thẻ ghi nợ nội địa
truyền thống Connect 24, năm 2011 chi nhánh tiếp tục đưa các sản phẩm thẻ ghi
nợ quốc tế Master Debit và Visa Debit vào thị trường tạo thêm sự đa dạng của
sản phẩm thẻ Vietcombank. Số lượng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành trong năm
2011 dự kiến là 403 thẻ, đạt 153,2% so với chỉ tiêu Trung ương giao, đưa tổng số
thẻ ghi nợ quốc tế lên trên 2.700 thẻ với doanh số sử dụng ước đạt 54,32 tỷ đồng.
1.3.3.4.Công tác thông tin điện toán.
Trong năm 2011, công tác thông tin điện toán đã thực hiện thành công
nhiều lần nâng cấp, rà soát, chỉnh sửa chương trình đảm bảo cho chi nhánh vận
hành các chương trình phần mềm hệ thống một cách hiệu quả và an toàn. Bên
cạnh đó, chi nhánh đã xây dựng, viết và hoàn thiện một số phần mềm tiện ích
như: Chương trình khai thác số liệu báo cáo, copy dữ liệu; chương trình thu nộp
phạt với những tính năng tiên tiến; chương trình tính số bút toán giao dịch viên.
Các chương trình này đã góp phần nâng cao năng suất công tác cho các phòng
ban thuộc chi nhánh
1.3.3.5. Hoạt động kiểm tra
Chi nhánh Vinh luôn quan tâm công tác kiểm tra, giám sát tuân thủ, xác

định đây là việc làm thường xuyên nhằm làm cho các mặt hoạt động nghiệp vụ
của Chi nhánh chấp hành đúng quy trình, qui định của pháp luật.
Trong năm 2011, Chi nhánh đã được các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm
toán như: Kiểm toán độc lập KPMG; Đoàn kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh
uỷ Nghệ An; Thanh tra Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An; Kiểm toán nội bộ và
một số phòng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đến trực tiếp làm
việc. Các đoàn đã có những kết luận, kiến nghị thiết thực để Chi nhánh kịp thời
chỉnh sửa, bổ sung những thiếu sót còn tồn tại, góp phần giúp Chi nhánh nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
19

1.3.3.6. Hoạt động tổ chức nhân sự, lao động, tiền lương.
Công tác tổ chức nhân sự, lao động được sắp xếp, bố trí phù hợp với năng
lực và sở trường của cán bộ kết hợp với việc chuyển đổi, điều chuyển để đào tạo
cán bộ, đa dạng hóa nghiệp vụ, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu công tác. Tiếp tục chi
trả lương kinh doanh theo kết quả lao động đã góp phần tăng tính chủ động, sáng
tạo, nâng cao năng suất lao động cho cán bộ, công nhân viên.
1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua

Bảng 1.4 : Kết quả hoạt động kinh doanh
(Đơn vị: triệu đồng)
So sánh 10/09 So sánh 11/10
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010
ST
TL
(%)
Năm 2011

ST
TL
(%)
Tổng thu nhập 247.843 476.064 228.221 92,08 591.672 115.608 24,28
Thu từ lãi gửi vốn nội
bộ
91.262 192.000 100.746 110,4 244.971 52.971 27,59
Thu từ lãi tiền vay 135.127 191.800 56.673 41,9 243.563 51.763 26,9
Thu khác 21.454 92.264 70.810 330 103.138 10.874 11,8
Tổng chi phí 214.089 346.064 131.975 61,6 398.741 52.677 15,22
Chi trả lãi 161.017 300.000 138.983 86,3 326.000 26.000 8,67
Chi khác 53.072 46.064 -7.008 -0,13 72.741 26.677 57,9
Lợi nhuận trước thuế 33.754 130.000 96.246 285,1 192.931 62.931 48,41
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2009 - 2011 NHNT Nghệ An)
Sau 1 năm nỗ lực phấn đấu, chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoại thương
Nghệ An đã thực hiện tốt chỉ tiêu tài chính, cụ thể:
- Tổng thu nhập: 591.672 triệu đồng tăng 115.608 triệu đồng với tỷ lệ tăng
24,28% so với năm 2010, trong đó:
+ Thu lãi vay:243.563 triệu đồng, chiếm 40,75% tổng thu nhập;
+ Thu lãi gửi vốn nội bộ: 243.563 triệu đồng, chiếm 40,75% tổng thu nhập;
+ Thu khác: 103.138 triệu đồng, chiếm 18,5% tổng thu nhập.
- Tổng chi phí: 398.741 triệu đồng, trong đó:
+ Chi trả lãi: 326.000 triệu đồng, chiếm 81,76% tổng chi phí.
+Chi khác: 72.741 triệu đồng, chiếm 18,24% tổng chi phí.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
20

- Chênh lệch thu - chi: 62.931 triệu đồng, tăng 48,41% so với năm 2010
và là năm chi nhánh đạt mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay.







































BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
21

PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỌNG
THANH TOÁN THẺ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG NGHỆ AN
2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại chi nhánh ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Nghệ An
2.1.1. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại NH Ngoại
Thương Nghệ An trong vài năm gần đây.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được xem là ngân hàng đặt nền móng
đầu tiên cho việc phát triển thẻ tại Việt Nam, bắt đầu vào năm 1990 với tư cách
là đại lý thanh toán thẻ cho các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài. Qua
quá trình phát triển đến nay, NHNT Việt Nam đã khẳng định là ngân hàng đi đầu
trong dịch vụ thẻ tại Việt Nam, với các sản phẩm dịch vụ thẻ với tính chuẩn hoá,
quốc tế cao thì sản phẩm dịch vụ thẻ của NHNT Việt Nam hoàn toàn có khả
năng cạnh tranh quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Nghệ An hoạt động tại địa
bàn thành phố Vinh-Nghệ An cũng thu được kết quả đáng kể trong dịch vụ thẻ,
tạo uy tín với khách hàng, góp phần nâng cao vị thế trong nước cũng như quốc
tế của Ngân hàng Ngoại Thương.
2.1.1.1. Hoạt động phát hành thẻ.

a. Hoạt động phát hành thẻ tín dụng quốc tế.
Thẻ tín dụng quốc tế do Ngân hàng Ngoại thương phát hành gồm các loại
thẻ Visa, Master card, American Express với hạn mức tín dụng và phí thường
niên như sau.
Bảng 2.1: Hạn mức tín dụng và phí thường niên
( ĐV: VNĐ )
Phí thường niên
Loại thẻ Hạn mức tín dụng
Thẻ chính Thẻ phụ
Thẻ chuẩn: Từ 10 triệu đến dưới 50 triệu 100.000 50.000 Visa và
Master
Thẻ vàng: Từ 50 triệu đến 90 triệu 200.000 100.000
Thẻ xanh: Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu 400.000 300.000
Amex
Thẻ vàng: Từ 100 triệu đến 250 triệu 600.000 500.000
( Nguồn Quy chế phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ của NHNT Việt Nam)

Thẻ tín dụng VCB Visa/ Master là sản phẩm truyền thống của Ngân hàng
Ngoại thương. Đối tượng khách hàng của sản phẩm là các khách hàng có thu
nhập khá, thường xuyên đi lại trong và ngoài nước hoặc các du học sinh tại nước
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
22

ngoài. Chủ thẻ có quyền chi tiêu trước, trả tiền sau mà không bị tính lãi nếu
thanh toán đúng hạn. Hiện nay, chi tiêu của chủ thẻ tín dụng VCB Visa/ Master
tại nước ngoài chiếm 1 tỷ lệ lớn (>80%). Thẻ Amex bắt đầu phát hành từ tháng
3/2003 ở Ngân hàng Ngoại thương nhưng đã có mức tăng trưởng cao. Đây là
loại thẻ cao cấp, đối tượng khách hàng là những doanh nhân thu nhập cao, có
nhu cầu đi lại, giải trí cao cấp, có mong muốn khẳng định lại vị thế khác biệt.

Do hoạt động trên địa bàn có thu nhập còn thấp, số lượng thẻ tín dụng quốc
tế còn ít so với các chi nhánh của NHNT nhưng ngân hàng TMCP Ngoại thương
Nghệ An cũng đạt được kết quả sau:
Bảng 2.2: Tình hình phát hành thẻ tín dụng quốc tế

2010/2009

2011/2010

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
+/- (%) +/- (%)
SL thẻ PH( ĐV:
Thẻ)
90 102 127 12 13,3 25 24,5
DSSD thẻ( tr
VNĐ)
3.000 8.700 12.851 5700 190 4151 47,7
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ NHNT Nghệ An 2009 – 2011)

Năm 2009 chi nhánh đã phát hành được 90 thẻ Vietcombank với tổng
doanh số sử dụng thẻ là 3.000 triệu đồng, nâng tổng số thẻ chi nhánh đã phát
hành lên 1172 thẻ. Sang năm 2010 chi nhánh phát hành thêm 102 thẻ tăng 13,3%
so với năm 2009 và đạt 100% so với kế hoạch đề ra. Doanh số sử dụng thẻ tín
dụng quốc tế do chi nhánh phát hành đạt gần 8,7 tỷ đồng, tăng 290% so với năm
2009 và đạt 265% kế hoạch được giao. Với nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ
thẻ để quảng bá, thu hút đến nhiều khách hàng nhằm duy trì sự tăng trưởng cũng
như củng cố thị phần về số lượng thẻ tín dụng, trong năm 2011 chi nhánh đã phát
hành thêm được 127 thẻ tín dụng, tăng 24,5% so với năm 2010, đạt 105% kế
hoạch đề ra. Cố gắng trong năm 2012, chi nhánh thực hiện tốt mục tiêu do Trung
ương giao với số lượng phát hành thẻ rín dụng đạt 200 thẻ, tăng 57,5% so với

năm trước. Nhìn vào doanh số sử dụng thẻ, có thể thấy doanh số sử dụng thẻ do
NHNT phát hành tăng dần và ổn định theo các năm. Điều này chứng tỏ thẻ tín
dụng ngày càng được sử dụng rộng rãi và có một tiềm năng phát triển mạnh.


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
23

Biểu đồ 2.1: Thu phí phát hành thẻ Tín dụng quốc tế













( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ NHNT Nghệ An 2009-2011)
Hoạt động phát hành thẻ tín dụng đem lại nguồn thu cho chi nhánh, cụ thể
qua các năm là:
Nếu năm 2009 thu từ phát hành thẻ tín dụng quốc tế là gần 180 triệu đồng,
trong đó thu từ Mastercard là 120 triệu đồng, Visacard là 30 triệu và Amex là 30
triệu đồng, thu phí năm 2010 tăng so với năm 2009 là 113,3% đạt 204 triệu
đồng. Năm 2011, thu phí phát hành thẻ tín dụng quốc tế tăng 24,5% so với năm

2010 tương ứng với số tiền tăng là 50 triệu đồng. Qua số liệu 3 năm gần đây cho
thấy số lượng thẻ mà chi nhánh phát hành luôn duy trì được mức tăng trưởng ổn
định, điều đó chứng tỏ thẻ của Vietcombank đã tạo được thương hiệu vững chắc
trong tâm trí khách hàng. Ngoài ra, dựa vào bảng số liệu ta cũng thấy được sự
biến động trong cơ cấu phát hành thẻ tín dụng của chi nhánh, thẻ Master chiếm tỉ
trọng phát hành lớn nhất nhờ ưu thế ra đời sớm nên có được một lượng ổn định
những khách hàng trung thành mà trong đó phần lớn là những người có thu nhập
cao, sử dụng thẻ vàng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng phát hành
thẻ Visa và thẻ Amex ngày càng nhiều hơn vì có được sự tích luỹ kinh nghiệm từ
các loại thẻ ra đời trước nó và có một sự đầu tư khuyếch trương cùng những ưu
đãi trong thời gian đầu nên đã thu hút một số lượng lớn khách hàng. Theo nhận
định của các chuyên gia, cùng với xu hướng của nền kinh tế Việt Nam, tâm lý
tiêu dùng của người Việt Nam và mạng lưới các cơ sở chấp nhận thẻ thì thẻ Visa
và Amex chắc chắn sẽ ngày càng tăng lên về số lượng thẻ phát hành.


0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Master
Visa
Amex
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470

24

b. Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ.
Bảng 2.3: Tình hình phát hành thẻ ghi nợ

2010/2009

2011/2010

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
+/- (%) +/- (%)
Thẻ ghi nợ
nội địa
8.760 10.072 9.016 1.312 15 -1.056 -10,48 SL thẻ
phát hành
( ĐV:
Thẻ)
Thẻ ghi nợ
quốc tế
515 548 403 33 6,41 -145 -26,5
Thẻ ghi nợ
nội địa
1.050.000 1.250.000 1.110.000 200.000 19 -140.000 -11,2 Doanh số
SD thẻ( tr
VNĐ)
Thẻ ghi nợ
quốc tế
58.420 60.000 54.320 1.580 2,7 -5.680 -9,5
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ NHTMCP Nghệ An 2009 – 2011)
Qua một vài số liệu trên ta thấy, thẻ ghi nợ nội địa vẫn chiếm tỉ lệ cao trong

tổng số thẻ ghi nợ mà chi nhánh ngân hàng phát hành trong thơì gian qua. Đây là
một điều dễ hiểu vì tại thị trường Việt Nam, thẻ nội địa phát hành thì có đến 98%
là thẻ ghi nợ và thẻ ATM nên việc một ngân hàng có số lượng máy ATM tương
đối nhiều và một hệ thống thanh toán online như VCB Nghệ An có thể cung cấp
dịch vụ thẻ tốt và thu hút một số lượng lớn khách hàng lớn là điều dễ hiểu.
Cụ thể, năm 2010, số lượng thẻ ghi nợ nội địa chi nhánh phát hành ước đạt
25.272 thẻ ( trong đó phát hành mới khoảng 10.100 thẻ), nâng tổng số thẻ đã
phát hành đến 31/12/2010 lên trên 90.000 thẻ. Cùng với việc phát hành thẻ ghi
nợ nội địa truyền thống Connect 24, năm 2010 chi nhánh tiếp tục đưa các sản
phẩm thẻ ghi nợ quốc tế Master Debit và Visa Debit vào thị trường tạo thêm sự
đa dạng của sản phẩm thẻ Vietcombank. Số lượng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành
trong năm 2010 là 548 thẻ, tăng 10% so với chỉ tiêu Trung ương giao, đưa tổng
số thẻ ghi nợ quốc tế lên trên 2.300 thẻ với doanh số sử dụng ước đạt 60 tỷ đồng.
Bước sang năm 2011, cùng với việc tiếp tục tiến hành đổi thẻ có số BIN cũ của
khách hàng theo quy định của Ngân hàng nhà nước, chi nhánh phát hành 9.06
thẻ Connect 24, vượt mức kế hoạch trung ương giao trong năm 2011 là 11,7%,
tuy nhiên lại giảm 10,5% so với năm trước, doanh số sử dụng thẻ ước đạt 1.110
tỷ, giảm 12 % so với năm trước. Do hiện tại, mỗi người dân trên địa bàn hầu hết
đều đã có thẻ, chi nhánh tiếp tục tiến hành đổi thẻ có số BIN cũ cho khách hàng,
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S Đoàn Thị Thành Vinh
Sinh Viên: Lê Minh Thúy MSSV: 0854025470
25

trong năm 2012 chi nhánh cố gắng phát hành 9000 thẻ, giảm nhẹ so với năm
2011, thực hiện đúng kế hoạch do trung ương giao. Đông thời, để tạo thuận lợi
cho khách hàng và nâng ưu thế để cạnh tranh với các ngân hàng khác, ngoài việc
chú trọng đem đến nhiều tiện ích mới khi sử dụng thẻ, chi nhánh kiến nghị Trung
tâm thẻ cố gắng rút ngắn thời gian phát hành thẻ cho khách hàng, đồng thời
nghiên cứu quy trình cấp lại mật khẩu cho khách hàng đảm bảo an toàn và thời
gian cấp lại mật khẩu được nhanh chóng hơn hiện nay. Còn đối với thẻ ghi nợ

quốc tế, trong năm 2011 chi nhánh phát hành 403 thẻ, giảm 26,5% so với năm
trước, thực hiện được hơn 153% so với kế hoạch được giao, doanh số sử dụng
thẻ đạt 54,3 tỷ đồng, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước và chỉ thực hiện được
77,6% so với kế hoạch năm. Trong năm tới, trung ương giao cho chi nhánh tiếp
tục phát hành mới 200 thẻ, giảm 50,4% so với năm trước, cố gắng thực hiện mức
tăng trưởng doanh số sử dụng là 10,5%, tương ứng với doanh sô là 60 tỷ đồng.
Một điều đáng chú ý trong hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng Ngoại
Thương chi nhánh Nghệ An là công tác phòng chống rủi ro. Trong suốt hơn 10
năm thực hiện phát hành thẻ, số các trường hợp rủi ro là rất ít. Từ năm 2000 đến
nay chỉ có 4 trường hợp thẻ bị mất, không kịp đưa vào danh sách Buletin nên bị
lợi dụng với số tiền tổn thất vào khoảng 5.000 USD. Ngoài ra số rủi ro xảy ra là
không đáng kể. Năm 2009, tỷ lệ rủi ro trong thu nợ hầu như không có (0,05%).
Thành công này xuất phát từ việc ngân hàng đã tuân thủ chặt chẽ các quy định về
việc phát hành thẻ nhất là trong khâu thẩm định hồ sơ khách hàng. Thẻ thường
được giao tận tay khách hàng, đồng thời khi mua thẻ khách hàng phải ký quỹ
một số tiền nhất định, do đó không xảy ra rủi ro tín dụng (chỉ có vài trường hợp
nợ quá hạn). Bên cạnh đó cũng phải kể đến một số nguyên nhân khách quan tạo
nên sự thành công này đó là: Ngân hàng Ngoại Thương tuy là một ngân hàng lớn
tại Việt Nam nhưng so với thế giới và khu vực thì có vẫn còn nhỏ bé, số lượng
thẻ phát hành lại chưa nhiều. Do vậy, thẻ do Ngân hàng phát hành chưa là đối
tượng cho các tổ chức tội phạm quốc tế làm giả. Hơn nữa, các tổ chức tội phạm
trong nước chưa đủ trình độ làm giả. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi
cho Ngân hàng trong công tác phòng chống rủi ro.
Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng việc tuân thủ quá chặt chẽ các quy
định trong khâu phát hành đã ảnh hưởng tới kết quả phát hành thẻ tại chi nhánh.
Trong thời gian tới, chi nhánh nên xem xét để có thể giảm thiểu những ảnh
hưởng này, đồng thời vẫn đảm bảo phát hành an toàn.
Về tổng quan, tình hình phát hành thẻ tại chi nhánh trong những năm qua
còn hạn chế. Số lượng thẻ phát hành còn ít so với tiềm năng.

×