Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Giáo trình Hướng Dẫn Xử Trí Bệnh Trào Ngược Thực Quản (GERD) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.22 KB, 7 trang )

Hướng Dẫn Xử Trí Bệnh Trào Ngược Thực Quản (GERD)
Hiệp Hội Tiêu Hóa Mỹ (American Gastroenterological Association=AGA) vừa
cập nhật các khuyến cáo về xử trí bệnh trào ngược trong một thông báo gần đây bắt
đầu bằng việc định nghĩa bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Các tác giả nhận xét rằng việc đi tìm một tiêu chuẩn định nghĩa phù hợp cho
GERD là khó khăn do ngưỡng để phân biệt giữa trào ngược sinh lý và bệnh lý trào
ngược vẫn còn chưa rõ ràng.


H1- Bệnh nhân GERD
Tuy nhiên, các tác giả khuyến cáo định nghĩa sau đây là phù hợp nhất cho
GERD: "Một tình trạng diễn ra khi chất trào ngược của dạ dày gây ra các triệu chứng
khó chịu hoặc các biến chứng."


H2- Hình ảnh GERD: Thức ăn và dịch dạ dày trào ngược lên thực quản do
nhược cơ thắt thực quản dưới

Phần còn lại của thông báo tập trung vào các xét nghiệm để chẩn đoán và việc
điều trị GERD.


H3- Thức ăn trào ngược lên thực quản

A- Các Hướng Dẫn Chủ Yếu
1. Thay đổi lối sống: những bệnh nhân GERD thừa cân và béo phì cần phải
giảm cân. Các biện pháp khác, như nâng cao đầu giường và tránh các bữa ăn khuya,
cũng có thể giúp ích. Nhưng chưa có đủ chứng cứ để khuyến cáo thay đổi lối sống đối
với tất cả bệnh nhân bị GERD. Thay vào đó, những khuyến cáo này chỉ nên tập trung
vào các bệnh nhân phù hợp.
2. PPI hiệu quả hơn các thuốc ức chế thụ thể H2 trong điều trị GERD. Bệnh


nhân không đáp ứng với điều trị PPI ngày 1 lần cần được điều trị với PPI ngày 2 lần
3. Nên tránh việc dùng metoclopramide đơn độc hoặc như một thuốc điều trị hỗ
trợ đối với GERD.
4. Nội soi nên là biện pháp đầu tiên thực hiện trên các bệnh nhân có những triệu
chứng báo động đi kèm với GERD, như sút cân, nuốt khó, hoặc u ở bụng. Nên nội soi
cho những bệnh nhân đã thất bại trong điều trị PPI với liều lượng ngày 2 lần.
5. Khi nội soi bình thường nhưng vẫn tiếp tục thất bại trong điều trị với PPI, có
thể xem xét đến xét nghiệm đo áp lực (manometry) để đánh giá nhu động của thực
quản đồng thời định vị cơ thắt thực quản dưới giúp cho việc theo dõi pH sau này.
6. Xét nghiệm theo dõi pH ở thực quản có thể dùng ở những bệnh nhân có kết
quả nội soi và đo áp lực bình thường.
7. Ho mãn tính, viêm thanh quản, và hen suyễn có kết hợp với GERD, nhưng
việc điều trị ức chế acid chỉ hiệu quả nhất đối với những hội chứng GERD ngoài thực
quản này khi đồng thời cũng có các hội chứng GERD tại thực quản.
8. Cần tránh việc theo dõi bằng nội soi thường quy đối với các bệnh nhân
GERD với mục đích loại trừ diễn tiến đến viêm trợt thực quản hoặc nghịch sản.
9. Một khi đã kiểm soát được các triệu chứng của GERD, PPI có thể được giảm
dần xuống liều tối thiểu hiệu quả. Tuy nhiên, việc chỉ điều trị khi cần thiết ở những
bệnh nhân viêm trợt thực quản thường đi kèm với nguy cơ cao tái phát bệnh viêm trợt.
Các bệnh nhân này nên được xem xét dùng PPI liên tục.
10. Đối với những bệnh nhân không có tiền sử viêm trợt và đã hết triệu chứng,
các nguy cơ đi kèm với việc ngưng sử dụng PPI để điều trị GERD được đánh giá là tối
thiểu.
11. Các tác giả không tìm thấy chứng cứ đầy đủ để khuyến cáo các xét nghiệm
tầm soát loãng xương, dùng bổ sung calcium, tầm soát nhiễm Helicobacter pylori,
hoặc các lưu ý thường quy khác do tiền sử dùng PPI.
12. Điều trị bằng PPI có hiệu quả tương đương với phẫu thuật chống trào ngược
(antireflux surgery) ở các bệnh nhân GERD. Tuy nhiên, nên xem xét điều trị bằng
thuốc trước do tính an toàn cao hơn nhiều. Phẫu thuật chống trào ngược có thể giúp ích
đặc biệt cho những bệnh nhân có đáp ứng với PPI nhưng không dung nạp với các

thuốc thuộc nhóm này.
13. Ranh giới giữa lợi ích và tác hại quá gần để khuyến cáo phẫu thuật chống
trào ngược ở các bệnh nhân có các triệu chứng GERD ngoài thực quản dù đã được
điều trị bằng PPI. Phẫu thuật chống trào ngược thường đi kèm với nuốt khó, đầy hơi,
không ợ được, và các triệu chứng khác ở ruột.
14. Không được dùng Phẫu thuật chống trào ngược để đề phòng việc tiến triển
thành ung thư ở những bệnh nhân có chuyển sản Barrett.


H4- Thức ăn trào ngược


H5- Phẫu thuật Nissen (fundoplication)


B- Kết Luận

• Khi cần đến một xét nghiệm để chẩn đoán GERD, nội soi thường được chỉ
định trước tiên, rồi đến xét nghiệm đo áp lực cơ thắt thực quản dưới (manometry) và
theo dõi pH.
• Công bố hiện nay khuyến cáo việc điều trị bằng PPI ngày 2 lần sau khi thất
bại trong điều trị ngày một lần đối với các bệnh nhân GERD. Điều trị PPI kéo dài
không cần thiết ở những bệnh nhân không có triệu chứng của GERD, trừ những trường
hợp đã có viêm trợt thực quản. Chưa có bằng chứng đầy đủ để khuyến cáo hay phủ
định việc scan xương hoặc cung cấp thêm calcium khoáng chất ở những bệnh nhân
đang được điều trị bằng PPI.

×