Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tiểu luận Luật Dân sự Phân biệt hợp đồng cho thuê tài sản và hợp đồng cho mượn tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.77 KB, 7 trang )

TIỂU LUẬN
Phân biệt hợp đồng cho thuê tài sản với hợp đồng mượn tài sản

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngân
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Nga

Hà Nội, năm 2019


MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
II. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ...............................................................................................................2
HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀI SẢN................................................................................................................2
III. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ.............................................................................................................3
HỢP ĐỒNG CHO MƯỢN TÀI SẢN..............................................................................................................3
III. NHẬN XÉT.................................................................................................................................................4
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:..........................................................................................................................5


1

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Trong quan hệ dân sự, tùy thuộc vào mục đích khác nhau mà các chủ thể
có thể lựa chọn các loại hợp đồng khác nhau. Mỗi loại hợp đồng sẽ làm phát
sinh các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng theo đặc
điểm của từng loại hợp đồng cụ thể. Trong đó, có rất nhiều loại hợp đồng nếu
khơng hiểu rõ sẽ thấy chúng tương tự nhau, khi giao kết các chủ thể khơng xác
định rõ ràng loại hợp đồng mình muốn giao kết để thiết lập hệ thống điều khoản
hợp đồng sao cho tên gọi hợp đồng và nội dung hợp đồng được thống nhất thì sẽ


rất dễ phát sinh những tranh chấp liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Hiện
nay hợp đồng cho thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản được giao kết rất phổ
biến, nhìn qua thì hai loại hợp đồng này khá giống nhau, vì đều có sự chuyển
giao tài sản và trả lại tài sản, tuy nhiên bản chất của hai loại hợp đồng này là
khác nhau. Theo quy định của Bộ Luật dân sự, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa
các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, hợp
đồng thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản là hai loại hợp đồng được ghi nhận
trong Bộ Luật dân sự và những phân tích sau đây sẽ phân biệt và làm rõ khái
niệm giữa hợp đồng cho thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản.


2

II. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ
HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀI SẢN

1. Khái niệm:
Theo quy định tại Điều 472 Bộ Luật dân sự năm 2015, hợp đồng thuê tài
sản được quy định như sau: “Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời
hạn, bên thuê phải trả tiền thuê”
2. Đặc điểm:
- Ln là hợp đồng có đền bù.
Mục đích của bên thuê là nhằm được sử dụng tài sản của người khác trong
một thời hạn nhất định, ngược lại, bên cho thuê hướng tới việc thu được một
khoản tiền khi cho người khác sử dụng tài sản của mình. Vì vậy, khi hợp đồng
thuê được xác lập thì mỗi bên đều chuyển giao cho nhau những lợi ích, trong đó,
bên cho thuê chuyển giao cho bên thuê quyền khai thác công dụng của tài sản,
bên thuê chuyển giao cho bên cho thuê một khoản tiền (tiền thuê tài sản).
- Có thể là hợp đồng ưng thuận, có thể là hợp đồng thực tế.

Do pháp luật hiện hành khơng có quy định khác về thời điểm có hiệu lực
của các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản, đồng thời qua tính chất
của hợp đồng th tài sản nên có thể nói rằng, tùy từng trường hợp mà hợp đồng
thuê tài sản là hợp đồng ưng thuận hay hợp đồng thực tế. Nếu các bên khơng có
thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực thì hợp đồng th tài sản là một hợp
đồng ưng thuận bởi tại thời điểm giao kết, hợp đồng đã phát sinh hiệu lực dù tài
sản thuê chưa được chuyển giao thực tế. Nếu các bên đã thỏa thuận hợp đồng
chỉ có hiệu lực khi bên cho thuê đã chuyển giao tài sản thuê cho bên th thì hợp
đồng đó là một hợp đồng thực tế.
- Là hợp đồng song vụ.
Trong đó cả bên bên cho thuê và bên thuê đều có quyền và nghĩa vụ đối
với nhau. Cụ thể, bên thuê có quyền nhận tài sản từ bên cho thuê và sử dụng tài


3

sản đó phù hợp với quy định của pháp luật và mục đích sử dụng đã thỏa thuận
trong hợp đồng; đồng thời có nghĩa vụ thanh tốn cho bên cho thuê một khoản
tiền nhất định mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ngược lại, bên cho thuê
có quyền nhận một khoản tiền từ bên thuê và có nghĩa vụ giao tài sản thuê cho
bên thuê theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng
- Về đối tượng của hợp đồng thuê tài sản
Tài sản thuê phải tồn tại ở dạng vật và phải là vật không tiêu hao.
III. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ
HỢP ĐỒNG CHO MƯỢN TÀI SẢN

1. Khái niệm
Theo quy định tại Điều 494 Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng mượn tài
sản được quy định như sau: “Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời

hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn
mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”
2. Đặc điểm
- Là hợp đồng khơng có đền bù.
Trong hợp đồng này, một bên (bên cho mượn tài sản) đã chuyển giao cho
bên mượn một lợi ích là quyền sử dụng tài sản trong một thời hạn nhất định
nhưng bên mượn tài sản không phải chuyển giao lại cho bên cho mượn lợi ích
nào (khơng phải trả phí).
- Đối tượng của hợp đồng phải là vật khơng tiêu hao.
Hết thời hạn, bên mượn phải trả lại chính tài sản đã mượn cho bên cho
mượn nên đối tượng của hợp đồng này không thể là vật tiêu hao, vì vật tiêu hao
là vật sau khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc khơng giữ được tính chất,
hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
- Là hợp đồng thực tế.


4

Do pháp luật hiện hành khơng có quy định khác về thời điểm có hiệu lực
của các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản, đồng thời, hợp đồng cho
mượn tài sản mang tính chất tương trợ, giúp đỡ nên thường là họp đồng thực tế.
- Là hợp đồng đơn vụ.
+ Điều 498 Bộ Luật dân sự năm 2015 có quy định bên cho mượn tài sản
có nghĩa vụ: “…cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết
tật của tài sản, nếu có; thanh tốn cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm
tăng giá trị tài sản, nếu có thoả thuận; bồi thường thiệt hại cho bên mượn, nếu
biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại
cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết”.
+ Các nghĩa vụ, trách nhiệm của bên cho mượn được xác định theo Điều
498 Bộ Luật dân sự năm 2015 là những nghĩa vụ pháp định của chủ sở hữu tài

sản hoặc nghĩa vụ phát sinh do có thỏa thuận khác.
+ Kể từ thời điểm hợp đồng mượn tài sản có hiệu lực, chỉ bên mượn tài
sản có nghĩa vụ đối với bên cho mượn.
Đối chiếu nội dung nêu trên thì hợp đồng cho mượn luôn là hợp đồng đơn
vụ.
III. NHẬN XÉT

Xét về bản chất, hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản đều là
hợp đồng dân sự. Khi được cơng chứng, chúng có giá trị pháp lý ngang nhau,
pháp luật đều có những quy định chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho các bên
trong trường hợp cho thuê hay cho mượn mà xảy ra tranh chấp.
Với những khác biệt về khái niệm và đặc điểm đã nêu tại Mục II, ta có thể
nhận thấy hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản được phân biệt với
nhau qua nghĩa vụ trả tiền, cụ thể:
- Đối với hợp đồng thuê tài sản: bên thuê phải có nghĩa vụ trả tiền thuê tài
sản cho bên cho thuê cho q trình sử dụng tài sản đi th đó.


5

- Đối với hợp đồng mượn tài sản: bên mượn tài sản chỉ phải trả lại tài sản
đã mượn sau khi hết thời hạn mượn mà khơng có nghĩa vụ phải trả tiền cho bên
cho mượn.
Như vậy, sự khác nhau rõ ràng nhất giữa hai loại hợp đồng này là việc có
nghĩa vụ trả tiền hay khơng. Do đó, căn cứ vào mục đích của người có tài sản
khi giao kết hợp đồng, nếu việc giao kết hợp đồng để giao tài sản cho người
khác và có thu lợi thì người có tài sản thực hiện ký kết hợp đồng cho thuê tài
sản. Ngược lại, việc giao tài sản cho người khác mà khơng nhằm thu lợi thì
người có tài sản thực hiện ký hợp đồng cho mượn tài sản.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2015
2. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 1 và tập 2
3. Sách tham khảo: Hướng dẫn học môn Luật Dân sự tập 1 và tập 2
4. Các website có liên quan.

CÂU HỎI
1, Phân biệt hợp đồng cho thuê và hợp đồng mượn tài sản
2, Trình bày mối quan hệ giữa nguyên tắc thiện trí, trung thực và nguyên tắc
cấm lạm dụng quyền
3, Ý nghĩa của chế định năng lực pháp Luật Dân sự
4, Phân tích mối quan hệ giữa năng lực ý chí và năng lực hành vi dân sự
5, Nhận xét Điều 23 BLDS 2015 trong mối tương quan với ý nghĩa chế định
hành vi dân sự.



×