Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Giáo trình trung cấp chính trị ( câu hỏi và đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.73 KB, 60 trang )

Câu 1: Phân tích những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta hiện nay? Liên hệ?
Đặt vấn đề:
Nước ta lựa chọn phát triển kinh tế thị trường là tất yếu, là sự lựa chọn đúng
đắn, nó khơng chỉ tồn tại khách quan mà cịn cần thiết cho cơng cuộc xây dựng xã
hội chủ nghĩa (XHCN). Nhưng không như các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN), với
nước ta việc phát triển kinh tế thị trường có những đặc trưng riêng biệt: vừa địi hỏi
phát triển kinh tế, vừa phải giữ vững định hướng XHCN. Kinh tế thị trường tuy có
nhiều ưu điểm, nhưng khơng phải tuyệt đối, nó cịn có những hạn chế mà nếu ta cứ
để cho nó tự do phát triển thì đến một lúc nào đó nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng
rất nguy hiểm và có thể phải trả giá đắt. Vậy, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra
những giải pháp như thế nào để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
nước ta hiện nay?
Trước tiên, ta sẽ tìm hiểu về khái niệm kinh tế thị trường? Khi nói đến
KTTT đứng ở những gốc độ khác nhau người ta định nghĩa KTTT ở cấp độ khác
nhau. Cách hiểu thứ nhất là cách hiểu giản đơn đó là KTTT là nền Kt hoạt động
theo cơ chế thị trường dưới sự tác động của quan hệ cung cầu giá cả thị trường.
Cách hiêu thứ 2 KTTT là giai đoạn phát triển cao KT hàng hóa khi các yếu tố đầu
vào, đầu ra của SX đều thông qua thị trường các chủ thể KT tham gia trên thị
trường đều chịu sự tác động của các quy luật thị trường và thái độ ứng xử của họ
đều hướng vào tìm kiếm lợi ích thơng qua sự điều tiết của giá cả thị trường.
Vậy KTTT định hướng XHCN là như thế nào? Tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng làm rõ nội hàm, mục tiêu của nền KTT định hướng
XHCN: “KTTT định hướng XHCN ở nước ta là nền KT hàng hóa nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản. Đây là một hình thái KTTT vừa tuân theo những quy luật
của KTTT, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản
chất của CNXH”.
Thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay có
những đặc điểm sau:
+ Thứ nhất là nền kinh tế thị trường đang ở trình độ thấp: trình độ khoa họccơng nghệ cịn lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới dẫn đến năng


suất lao động chưa cao, năng lực cạnh tranh thấp; vốn đầu tư cho sản xuất kinh
doanh thiếu, sử dụng và quản lý kém hiệu quả; chất lượng nguồn nhân lực thấp;…
+ Thứ 2 KTTT đang trong quá trình tiếp tục chuyển đổi từ nên kinh tế tập
trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường nên những tư tưởng tư duy của
nền kinh tế cũ vẫn còn tồn tại; các yếu tố của nền kinh tế thị trường thiếu và chưa
hoàn thiện như hệ thống luật pháp, thị trường tài chính, lao động,…
+ Thứ 3 Phát triển KTTT định hướng XHCN trong đk đẩy mạnh hội nhập
quốc tế cho phép tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài để phát triển sx kinh


doanh như vốn, khoa học công nghệ nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức
như năng lực cạnh tranh,….
Từ thực trạng như trên Đảng và nhà nước ta đã đề ra những giải pháp chủ
yếu để phát triển KTTT định hướng XHCN ở nước ta như sau:
+ Một là, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần, phát huy vai trò của kinh tế nhà nước
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là giải phóng sức sản xuất của XH,
nhằm huy động các nguồn lực phát triển kinh tế thị trường; đồng thời tạo ra mội
trường cạnh tranh trong nền kte và đó là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp
nhà nước tập trung vào một số ngành và lĩnh vự c then chốt của nền kinh tế. Đổi
mới tổ chức, cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công phù hợp kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
Phát triển kte tập thể với nhiều hình thức đa dạng, mà nịng cốt là hợp tác xã.
Hồn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết
các ngành lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của PL. Hỗ trợ các DN vừa
và nhỏ, các trang trại, hộ sx kinh doanh; đặc biệt trong NN, nông thôn đáp ứng yc
phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kt quốc tế.
Thu hút mạnh đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các ngành lĩnh vực kte
(nhất là lĩnh vực công nghệ cao) phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đất

nước.
+ Hai là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đaị hóa đất nước gắn với phát
triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trường
CNH –HĐH nền kinh tế quốc dân là tạo lập những tiền đề vật chất cho nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triên.
Chuyển lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc ứng dụng
những thành tựu của khoa học công nghệ, gắn với nền kinh tế trí thức ở các ngành
các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân.
Xây dựng cơ cấu kinh tế ngành, vùng, thành phần kinh tế,…hợp lý, hiện đại
trên cơ sở khai thác lợi thế của các vùng miền, các ngành, lĩnh vực đồng thời phải
phù hợp với xu thế phát triển của TG.
+ Ba là, phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
Các yếu tố thị trường và các loại thị trường là nhân tố để giải quyết các mối
quan hệ trong nền kinh tế thị trường; đáp ứng yêu cầu đầu vào và đầu ra của nền
kinh tế. VN chuyển đổi từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập
trung, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; do đó, các yếu tố
thị trường chưa hoàn thiện và các thị trường phát triển chưa đồng bộ để nền kinh tế
thị trường phát triển. Vì vậy, phái hình thành và phát triển đồng bộ các yếu tố thị
trường và các loại thị trường. Cụ thể:


- Tạo môi trường (MT pháp lý, MT kinh tế-XH) để các yếu tố của thị trường
phát triển lành mạnh, hiệu quả. Đổi mới và hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh,
kiểm soát độc quyền, giải quyết tranh chấp; xây dựng và thực hiện hiện các quy
định về trách nhiệm XH của các DN đối với người tiêu dùng, đối với safe MT.
- Phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại các loại thị trường hàng hóa, dịch
vụ, cả thị trường trong và ngoài nước.
+ Bốn là, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực và hiệu lực quản
lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Năng lực và hiệu lực quản lý của NN sẽ quyết định đến định hướng XHCN

của nền kinh tế thị trường, hiệu quả khai thác và sử dụng các tiềm năng quốc gia.
Cải cách bộ máy và cơ chế điều tiết nền kinh tế của NN theo hướng tinh
gọn, có hiệu quả.
Hồn thiện và sử dụng có hiệu lực các cơng cụ điều tiết nền kinh tế của NN
như: luật pháp; chính sách (tiền tệ, tài chính,…); các cơng cụ khác (thuế, lãi
suất…..).
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát để diều chỉnh kịp thời sự vận hành của nền
kinh tế khi cần thiết.
+ Năm là, mở rộng kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
Đây là tiền đề , đk quan trọng để nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
phát triển trong bối cảnh hội nhập kt quốc tế.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường.
Khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực bên ngoài
như:vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý,…
Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Xây dựng và phát triển lợi thế
quốc gia trong kinh tế đối ngoại thích nghi với sự thay đổi xu hướng phát triển của
nền kte TG.
Tìm kiếm và mở rộng các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác
lớn.
* Liên hệ thực tế:
Tại Đại hội Đảng bộ huyện (Khóa XI), nhiệm kỳ 2015-2020 đã quyết nghị
những vấn đề quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế ở huyện Mộc Hóa.
Xác định địa bàn là 01 huyện vùng sâu với , mới được chia tách và thành lập lại
theo nghị quyết 33-nq/cp ngày 18/3/2013 của Chính phủ, đk kinh tế, cơ sở hạ tầng
cịn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp,… Chính vì vậy Nghị quyết
Đại hội đề ra là tiếp tục tập trung đổi mới mơ hình phát triển kinh tế thị trường
dịnh hướng XHCN, phát triển kinh tế trên lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp theo
hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn bước đầu đã đạt
được 01 số kết quả nhất định. Cụ thể như sau:
Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất, đẩy mạnh các



hoạt dộng khuyến nông,, xây dựng được 02 trạm bơm điện tại 2 xã Tân Lập và
Bình Thạnh, từng bước hoàn thiện hệ thống đê bao lửng, định hướng cho người
dân tập trung sản xuất các loại cây trồng, vật nơi có năng suất, chất lượng cao
đáp ứng u cầu thị trường. Nạo vét hoàn chỉnh các tuyến kênh, rạch vừa chủ
động tưới tiêu cho sản xuất, vừa kết hợp với giao thơng theo tiêu chí nơng thơn
mới. Vận động người dân dự trữ nguồn nước ngọt để chủ động ứng phó khi có
xâm nhập mặn xảy ra. Ứng dụng máy san phẳng mặt ruộng bằng tia laser, máy
cấy, máy thu hoạch, máy sấy công nghiệp, thiết bị tưới tiết kiệm. Ứng dụng, chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh đáp ứng mục tiêu tăng năng suất, chất
lượng, hiệu quả, đảm bảo được tính cạnh tranh và bảo vệ môi trường. Phối hợp các
ngành chức năng tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật với nội dung: Kỹ
thuật chăm sóc lúa, phịng trừ dịch hại...Hỗ trợ người dân đăng ký mô hinh chuyển
đổi cây trồng sang cây đậu xanh, hướng dẫn ký thuật, trình diễn tai ấp Hương
Trang Xã Bhtrung.
Cơ giới hóa đồng ruộng, lao động nơng thơn được giải phóng sức lao dộng,
nhàn rỗi. Nhà nước xây dựng và triển khai kế hoạch giải quyết vấn đề lao động
nông thôn nhàn rỗi thông qua việc mở các lớp dạy nghề ngắn hạn như đan lục
bình, làm hoa voan, giới thiệu việc làm,.. góp phần tạo thêm thu nhập cho người
nông dân, tránh nhàn rỗi gây ra TNXH, mất trật tự địa phương phát triển kính tế
bền vững.
Triển khai đồng bộ các mơ hình liên kết trong sản xuất như mơ hình liên kết 4
nhà (nhà ………..), xây dựng cánh đồng lớn. Đến nay đã hoàn thành quy hoạch
vùng lúa chất lượng cao với diện tích 5.575 ha (tập trung 4/7 xã Bình Hịa Tây,
Trung, Đơng và Tân Lập), đã triển khai thực hiện 1.664 ha, bước đầu mamg lại kết
quả tương đối khả quan, lợi nhuận tăng từ 3-4 triệu/ha.
Cơ cấu kinh tế từ trồng trọt là chủ yêu nay mở rộng chăn nuôi gia súc, gia
cầm, chăn nuôi thủy hải sản phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Đên nay đã
hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án ni trồng thủy sản ở xã Bình

Hịa Trung với diện tích 353 ha, hiện đang thử nghiệm hình ni cá trong mùa lũ.
Kinh tế hợp tác được chú trọng và có bước chuyển biến tích cực, trên địa bàn toan
huyện có 39 tổ hợp tác sản xuất, 03 hợp tác xã nông nghiệp. Tập trung phát triển
chăn nuôi theo hướng trang trại (ni trau, bị sinh sản, võ béo và trồng các loại
cây ngắn ngày có hiệu quả như dưa hấu, đậu nành, đậu bắp, mè,…ở các xã vùng
cao như Bình Hịa Tây, Thạnh, Đơng, Trung. Trồng sen, hẹ nước ở các xã Tân
Lập, Tân Thành. Tập trung thực hiện hiệu quả dự án ni cá nước ngọt ở Bình
Hịa Trung, khuyến khích người dân ni cá trong ao, hồ và nuôi cá lồng bè ven
song Vàm Cỏ Tây.
Trên lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản luôn được chính quyền
địa phương tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài
nước đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp, ưu tien các ngành nghề ché biến nông


sản, cơ khí phục vụ cho nơng nghiệp và một số ngành ít ảnh hưởng đến mơi trường
như sửa chữa nơng ngư cơ, xay xát lúa gạo, đan lục bình,… Hoàn chỉnh hạ tầng
kỹ thuật theo đề án xây dựng thị trấn Bình Phong Thạnh, Bệnh viện Đa khoa Mộc
Hóa, nâng tải trọng cầu và mở rộng đường từ QL62 vào khu trung tâm hành
chính, hồn chỉnh xây dựng cầu dây văng qua song Vàm Cỏ Tây nối thị trấn BPT
và khu trung tâm hành chính của huyện.
Về thương mại dịch vụ, ngân hàng : khai thác có hiệu quả khu du lịch làng
nổi Tân Lập, trung tâm nghiên cứu , bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười. TRên địa
bàn huyện có 24 cơ sở sản xuât kinh doanh, trong đó có 23 doanh nghiệp phát
triển và mở rộng 02 chợ xã tại Tân Lập và BPT để phục vụ nhu cầu mua bán trao
đổi, hàng hóa của nhân dân; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các loại hình
phục vụ đời sống nhân dân lao động, đầu tư khu phố chợ, bến xe khách
Phát huy vai trò, chức năng của các tổ chức tín dung ngân hàng đảm bảo dủ
nguồn vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, nhất là nguồn vốn trung hạn và dài
hạn. Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả trong việc thực hiện các
chương trình mục tiêu như giải quyết việc làm-giảm nghèo, cho vay vốn mua nền

nhà trả chậm trên cụm, tuyến dân cư, nước sạch, vệ sinh môi trường,…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế đó là:
+ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chậm so với yêu cầu. Sản xuất
nông nghiệp chủ yếu vẫn là cây lúa, tỷ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản chưa
đáp ứng tiềm năng, việc xây dựng các khu đê bao trạm bơm điện chưa đáp ứng
yeu cầu sản xuất NN.
+ Kinh tế hợp tác có phát triển nhưng kết quả mang lại chưa cao
+ Kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, mạng lưới giao thông đường bộ, lộ lien
ấp ở 1 số xã còn hạn chế.
+ Thương mại dịch vụ phát triển chậm. Hệ thống chợ chưa phát triển, quy mô
nhỏ, trao đổi hàng hoa thấp.
Đề xuất 01 số giải pháp:
Giải pháp
Theo đó, mơ hình tăng trưởng trong thời gian tới cần k ết hợp có hi ệu qu ả
phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao
chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng su ất lao
động, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao ch ất
lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập qu ốc tế,
phát triển nhanh và bền vững; giải quyết hài hoà giữa mục tiêu trước m ắt và
lâu dài; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, th ực hi ện ti ến b ộ và
công bằng xã hội, thân thiện với môi trường, nâng cao đ ời s ống v ật ch ất và
tinh thần của nhân dân.


Bên cạnh đó, đổi mới mơ hình tăng trưởng phải chuyển mạnh từ chủ yếu
dựa vào xuất khẩu và vốn đầu tư sang phát triển đồng thời d ựa c ả vào v ốn
đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước. Phát huy vai trò quyết đ ịnh c ủa
nội lực, đồng thời thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; phát
huy đầy đủ, đúng đắn vai trò của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghi ệp tư
nhân, doanh nghiệp FDI và khu vực sản xuất nông nghiệp.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi m ới sáng t ạo
để nâng cao năng suất lao động, phát huy tiềm năng con người và khuyến
khích tinh thần sản xuất kinh doanh của mọi người để chủ động khai thác
triệt để lợi thế cạnh tranh.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đồng bộ, tổng thể các ngành, các
lĩnh vực gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, tập trung vào các lĩnh vực quan
trọng: cơ cấu lại đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ c ấu lại thị tr ường tài
chính với trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài
chính, từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước; cơ cấu lại và gi ải quy ết có
kết quả vấn đề nợ xấu, bảo đảm an tồn nợ cơng; cơ cấu lại nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với phát tri ển kinh t ế nông thôn và xây
dựng nông thôn mới.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, nhất là đột phá v ề
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm giải phóng
mạnh mẽ sức sản xuất, huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các ngu ồn l ực.
Kết luân:
Tóm lại, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là con
đường hiện thực và tối ưu đối với dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, những thiết kế cụ
thể để mơ hình đó hoạt động hiệu quả còn là thách thức đối với Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta. Song, trên giác độ nhận thức luận, khơng cịn nghi ngờ gì về con
đường đã chọn. Vấn đề là kiên định mục đích, linh hoạt trong phương thức thực
hiện, coi mục tiêu phát triển bền vững và ưu tiên lợi ích của nhân dân lao động là
những tiêu chuẩn tối cao cho các lựa chọn chính sách của mình./.
Câu 2: Trình bày tính tất yếu phải đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế ở
VN hiện nay? Liên hệ?
Đặt vấn đề:
Việt Nam đã bước vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, nhưng khả
năng mắc “bẫy thu nhập trung bình” là hiện hữu nếu khơng ngay từ bây giờ tìm ra
các giải pháp căn bản làm “lối thoát” cho sự phát triển. Việc tìm tịi “lối thốt” phải
được nghiên cứu cơng phu, tồn diện và có những giải pháp phải được kiểm

nghiệm trong thực tế. Trong phạm vi bài làm chúng ta sẽ cùng đi vào nghiên cứu
sâu vào tính tất yếu phải đối mới mơ hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện
nay?


Trước tiên ta tìm hiểu khái niệm về tăng trưởng kinh tế và mơ hình tăng
trưởng kinh tế?
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tu nhập của nền kinh tế trong một thời gian
nhất định (thường là một năm).
Mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về sự
tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng.
Vậy vì sao Đảng và Nhà nước ta lại chủ trương phải thay đổi mơ hình tăng
trưởng kinh tế?
Một là, Xuất phát từ hạn chế, yếu kém của mơ hình tăng trưởng KT theo
chiều rộng ở VN giai đoạn 1991-2010
Hạn chế:
- Thứ nhất, tăng trưởng KT chủ yếu dựa vào gia tăng các nhân tố đầu vào
truyền thống.
- Thứ hai, TTKT chủ yếu dựa vào các ngành nông nghiệp và công nghiệp
- Thứ ba, TTKT lấy doanh nghiệp NN làm động lực trọng tâm trong khi khu
vực này hoạt động kém hiệu quả.
- Thứ tư, cơ cấu đầu tư bất hợp lý, hiệu quả đầu tư thấp, nhất là đầu tư công.
- Thứ năm, thể chế điều hành nền KT nhiều bất cập.
Hệ quả của mơ hình TTKT theo chiều rộng ở VN:
- Một là, nền KT kém hiệu quả.
- Hai là, năng lực cạnh tranh của nền KT yếu.
- Ba là, mất cân đối vĩ mô trầm trọng.
- Bốn là, TTKT chưa đi cùng với giải quyết tốt các vấn đề XH và môi trường.
Hai là, Xuất phát từ xu hướng đổi mới mơ hình tăng trưởng sau khủng
hoảng tài chính và suy thối KT tồn cầu

Đổi mới mơ hình TTKT ở VN:
- Tích cực khắc phục những yếu kém nội tại đáp ứng đòi hởi phát triển tự thân
của đất nước.
- Đồng thời, chủ động thích ứng với những thay đổi của bối cảnh quốc tế và
khu vực.
- Yêu cầu bức thiết phải chuyển đổi mô hình TTKT sau khủng hoảng và suy
thối KT tồn cầu đã ngày càng lan rộng ra nhiều nước trên thế giới.
- Một số nước đang phải đối mặt với thách thức cả ngắn hạn như lạm phát, nợ
xấu… và dài hạn đó là bẫy thu nhập trung bình.
Ba là, Xuất phát từ yêu cầu chủ động, thích ứng trong hội nhập KT quốc
tế.


Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam càng
phải chịu sức ép cạnh tranh tăng lên từ các doanh nghiệp và hàng hóa nước ngồi.
Trong khi đó, tư duy và năng lực chủ động, sáng tạo, thích ứng trong hội nhập
quốc tế của doanh nghiệp VN chưa cao, thiếu tầm nhìn và những chiến lược cạnh
tranh. Cùng với đó là sự hiểu biết của các doanh nghiệp về những cam kết hội nhập
quốc tế của VN cũng như LP, chính sách của các nước bạn hàng, các tổ chức kinh
tế quốc tế liên quan cịn rất ít và khơng sâu.
Phải chuyển đổi mơ hình TTKT từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang
phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng
nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững.
Trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế VN:
+ Cơ cấu lại các ngành sx, dịch vụ phù hợp với các vùng.
+ Thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược.
+ Tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sự cạnh tranh của sp, doanh
nghiệp và của cả nền kinh tế, phát triển kinh tế tri thức, gắn phát triển kinh tế với
bảo vệ mơi trường.
* Mơ hình tăng trưởng kinh tế ở VN giai đoạn 2011-2020:

Mục tiêu: Đáp ứng yêu cầu khắc phục các khuyết tật của mơ hình tăng trưởng
cũ.
+ Giúp cho nền kinh tế khơng bị rơi vào “bẩy thu nhập trung bình”.
+ Bảo đảm cho nền kinh tế tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị tồn cầu.
+ Hội nhập thành cơng vào nền kinh tế TG.
Các trụ cột chính của mơ hình tăng trường kinh tế mới đó là cơng nghệ kỹ
thuật và lao động có chun mơn kỹ thuật cao.
Các ngun tắc đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế ở VN.
1- Chuyển dần TTKT theo chiều rộng chuyển sang tăng trưởng kinh tế sang
chiều sâu.
2- Phải coi trọng hiện đại hóa, lấy hiện đại hóa làm nền tảng để đạt được tăng
trưởng kinh tế cao, ổn định và dài hạn.
3- Bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và phát triển kinh tế các
vùng.
4- Phải hài hòa vai trò của NN, và thị trường trong phân bổ các nguồn lực
tăng trưởng.
5- Phải gắn kết tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng XH và
bảo vệ MT.
6- Đổi mới mơ hình tăng trưởng 1 cách tồn diện, đồng bộ và có hệ thống.
Giải pháp đổi mới mơ hình TTKT của VN:


1.Phát triển nhanh nguồn nhân lực phát chất lượng cao, gắng kết với phát
triển vá ứng dụng KHCN .
2. tái cấu trúc nền kinh tế bắt đầu từ khu vực nhà nước, trước hết là hệ thống
ngân sách, đầu rư công và hệ thống DNNN
3- Tái cấu trúc đầu tư theo hướng giảm quy mô và tăng hiêu quả đầu tư tồn
xa hội .
4- Thực hiện kỹ lục tài khóa.
5- Tái cấu trúc khu vực tài chính trong tâm là hệ thống ngân hàng từ trung

ương đến cơ sở
6- Thực hiện cơ chế thị trường cho các loại giá cơ bản như lãi suất tỷ suất giá
đất.
7- Xây dưng khu vực dân doanh thành động lực của nền kinh tế.
8- Đổi mới quản lý NN cho phù hợp với nền kinh tế.
* Liên hệ
Việc đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế tại xã Bình Phong Thạnh bước đầu
đã đạt được những thành tựu nhất định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm
gần đây khá cao trung bình đạt 12%/năm. Trong đó lĩnh vực nơng nghiệp tăng
trưởng cao nhất, sản xuất lúa đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính và
mang lại thu nhập chủ yếu cho bà con nông dân. Các ngành, các lĩnh vực kinh tế
ln có sự chuyển dịch đúng hướng góp phần thực hiện vào mục tiêu đó là phát
triển nền KTTT theo định hướng XHCN. Nhiều mơ hình kinh tế mang lại hiệu quả
cao: cánh đồng mẫu lớn, mơ hình VAC…Đời sống người dân ngày càng được cải
thiện rõ rệt, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể. Là một xã vùng sâu của
huyện Mộc Hóa, tương lai sẽ là thị trấn Bình Phong Thạnh nên nguồn vốn đầu tư
tại địa phương cũng được tăng cường. Số lượng nguồn lao động được đào tạo tại
địa phương thì tăng lên hàng năm. Nguồn TNTN cũng khá phong phú trong đó có:
đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, rừng tràm (phát triển du lịch sinh thái), sơng
Vàm cỏ Tây có giá trị giao thông và thủy sản…. Kết cấu hạ tầng đang được đầu tư
xây dựng góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế XH tại địa
phương. Tuy nhiên việc đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế cũng gặp khơng ít
những khó khăn, thử thách đó là kinh tế cịn chậm chuyển dịch theo hướng tích
cực, các mơ hình tăng trưởng kinh tế chưa được thực hiện đồng bộ, một số ngành
tăng trưởng chưa bền vững do chưa được quan tâm đầu tư, điều kiện cơ sở vật
chất hạ tầng còn gặp nhiều hạn chế nhất định. Chưa nhận được sự đầu tư đáng kể
từ nước ngoài
Giải pháp



Theo đó, mơ hình tăng trưởng trong thời gian tới cần kết hợp có hiệu quả
phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất
lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, tăng
cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và
bền vững; giải quyết hài hoà giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài; giữa tăng trưởng
kinh tế và phát triển văn hố, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, thân thiện với
môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Bên cạnh đó, đổi mới mơ hình tăng trưởng phải chuyển mạnh từ chủ yếu dựa
vào xuất khẩu và vốn đầu tư sang phát triển đồng thời dựa cả vào vốn đầu tư, xuất
khẩu và thị trường trong nước. Phát huy vai trò quyết định của nội lực, đồng thời
thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; phát huy đầy đủ, đúng đắn
vai trò của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI và
khu vực sản xuất nông nghiệp.
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để
nâng cao năng suất lao động, phát huy tiềm năng con người và khuyến khích tinh
thần sản xuất kinh doanh của mọi người để chủ động khai thác triệt để lợi thế
cạnh tranh.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đồng bộ, tổng thể các ngành, các lĩnh
vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng:
cơ cấu lại đầu tư với trọng tâm là đầu tư cơng; cơ cấu lại thị trường tài chính với
trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, từng bước
cơ cấu lại ngân sách nhà nước; cơ cấu lại và giải quyết có kết quả vấn đề nợ xấu,
bảo đảm an tồn nợ cơng; cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng, gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm giải phóng mạnh mẽ sức
sản xuất, huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Kết luận:
Tóm lại, việc chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là đòi hỏi

khách quan xuất phát từ thực tế phát triển kinh tế trong những năm đổi mới và
trước yêu cầu của tình hình kinh tế thế giới hiện nay; với mơ hình tăng trưởng kinh
tế phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, Việt Nam có thể vượt qua các
thách thức và rào cản để đạt được mục tiêu 10 năm tới, và đây cũng là giải pháp cơ
bản để thoát “bẫy thu nhập trung bình”.


Câu 3: Trình bày nội dung CNH-HĐH gắn với kinh tế trí thức. Liên hệ?
* Đặt vấn đề:
Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "chúng ta tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối
cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn q tình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát
triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế
và công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Vậy CNH-HĐH gắn với kinh tế trí thức bao
gồm những nội dung gì?
Trước tiên ta tìm hiểu các khái niệm:
- CNH là biến một nước có nền KT lạc hậu thành 1 nước công nghiệp hiện
đại với trình độ cơng nghê KT tiên tiến, có năng suất lao động cao trong nền kinh
tế quốc dân. CNH là hóa trình chuyển dịch KTNN ( hay tiền CN) lên KT công
nghiệp từ XH NN lên XHCN từ văn minh nông nghiệp lên văn minh công nghiệp.
- HĐH là qúa trình “làm cho mang tính chất của thời đại ngày nay” đó là q
trình biến đổi từ tính chất truyền thống cũ lên trình độ tiên tiến của thời đại ngày
nay.
Theo ý nghĩa về KTXH hiện đại hóa là quá trình chuyển dịch căn bản từ XH
truyền thống lên XH hiện đại, quá trình làm cho nền KT và đời sống XH mang tính
chất và trình độ của thời đại ngày nay.
- CNH-HĐH là quy trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động SXKD,
DV và quản lý KTXH từ sử dụng lao động thủ cơng chính sang sử dụng 1 cách phổ
biến sử dụng lao động cùng với công nghệ, phương tiện và PP tiên tiến, hiện đại
dựa trên sự phát triển CN và tiến bộ KHCN tạo ra NSLĐ XH cao.

- KT tri thức là nền KT trong đó việc tạo ra và truyền bá và sử dụng tri thức,
là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng của quá trình tạo ra của cải và việc làm
trong tất cả các ngành KT.


Mục tiêu CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của VN là gì?
Nội dung CNH, HĐH gắn với phát triển KT tri thức của VN.
- Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm có giá trị gia tăng cao dự nhiều vào
tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người VN với tri thức
mới nhất của nhân loại. theo hướng này một mặt, phải tạo ra điều kiện thuận lợi
huy động mọi nguồn lực cho sự tăng trưởng nhanh theo chiều rộng trên tất cả các
ngành, lĩnh vực. mặt khác, phải tăng tốc phát triển và rút ngắn con đường lựa chọn
mạnh dạn bỏ qua một số thề hệ công nghệ cũ, CN trung gian đi thẳng vào CN cao
nhằm tăng nhanh các ngành CN, NN, DV có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng
cao phù hợp với thực tế trong nước và xu hướng TT, tập trung phát triển các ngành,
sản phẩm chủ lực có tính đột phá, mạnh dạn bỏ qua 1 số giai đoạn để phát triển
CNghe hiện đại. sử dụng tri thức mới để phát triển các ngành KT mũi nhọn như
CNTT, khai khống, luyện kim, hóa chất, chế biến nông sản, năng lượng, … và
đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn thông qua việc đưa tri thức sx và
kinh doanh, tri thức khoa học và công nghệ đến với người nông dân, sử dụng công
nghệ sinh học làm gia tăng gia trị các mặc hàng nông-lâm-thủy-sản.
- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát
triển của đất nước, ở từng vùng, từng đp, từng DA KT-XH. CNH-HĐH gắn với
phát triển kinh tế tri thức, hướng vào bảo đảm tăng trưởng thực tế hàng năm của
tổng sp trong nước (GDP), tổng sp bình quân đầu người và tăng trưởng thu nhập
bình quân đầu người (PCI); đồng thời phải chuyển mạnh việc sx bề rộng sang
chiều sâu, từ dựa chủ yếu vào nguồn lực lđ giá rẻ, tài nguyên và tăng trưởng của
vốn sang chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ mới. Quá trình CNH-HĐH gắn với
phát triển kte tri thức phải là 1 q trình hồn thiện về mọi mặt của nền kte bao
gồm KTXH, môi trường, thể chế định nhằm đảm bảo rằng tăng trường kte cao hơn

đồng nghĩa với mức độ hp hơn. Muốn vậy, phải cấu trúc lại hệ thống sx của toàn
bộ nền kte theo hướng gia tăng hàm lượng KH, công nghệ và tỷ trọng giá trị nội
địa trong sp.
- XD cơ cấu KT hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ. Đối với
nước ta hiện nay, cơ cấu kte hiện đại và hợp lý trước hết là 1 cơ cấu các ngành và
các vùng kte cho phép sd tối ưu các nguồn lực sx của mỗi vùng và cả nước, tham
gia tích cực, có hiệu quả vào phân cơng lđ và hợp tác quốc tế. Cơ cấu kte đó không
chỉ tạo ra tăng trưởng kte nhanh trong hiện tại mà còn bảo đảm phát triển bền vững
trong tương lai.
- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lđ của tất cả các ngành, lĩnh
vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao. Nội dung này bắt nguồn từ
yêu cầu khắc khe của thị trường. Trong đk tự do hóa và hội nhập kte qte, để nâng


cao sức cạnh tranh của sp, của doanh nghiệp, của ngành và của toàn bộ nền kte trên
thị trường trong nước và qte, chúng ta phải đb coi trọng phát triển tri thức và công
nghệ sx. Phải coi trọng việc tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm chi phí trung gian,
nâng cao năng suất lđ của tất cả các ngành lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực mà
nước ta có lợi thế. Phải tránh nguy cơ trở thành nền kte gia công, phải phát triển
mạnh công nghiệp hỗ trợ, tăng cường nội địa hóa sx, phải giữ vững thị trường
trong nước, đồng thời mở rộng ra thị trường nước ngoài.
Liên hệ thực tế
Việc thực hiện CNH HĐH đất nước là một xu hướng chung của cả nước hiện
nay. Tại xã Bình Phong Thạnh mục tiêu xây dựng CNH HĐH gắn với nền kinh tế
tri thức là một nhiệm vụ rất quan trong đã đề ra trong nhiệm kỳ 2011-2015. Qua 5
năm kinh tế xã Bình Phong Thạnh có những chuyển biến tích cực và đạt được
những thành tựu đáng kể. Kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa và
hiện đại hóa. Giảm tỷ trọng trong nơng nghiệp, tăng tỷ trọng trong công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ. Việc đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao: sử dụng máy gặt đập liên hợp trong thu

hoạch lúa làm cho năng suất lao động tăng lên, đưa tri thức, công nghệ sinh học
vào trong canh tác lúa nên năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng được
nâng lên, năng suất lúa trung bình đạt 8 tấn/ha. Đời sống người dân ngày càng
được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/ người/năm. Cùng
với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc hướng dẫn cho bà công nông dân
trong canh tác cũng được đẩy mạnh. Nhiều hộ dân có thể truy cập mạng để tìm
hiểu, áp dụng nhiều hình thức canh tác nhằm mang lại hiệu quả cao. Vì vậy bà con
có điều kiện nắm bắt được tình hình thị trường để từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất
phù hợp nhất. Tương lai là thị trấn của huyện Mộc Hóa, Bình Phong Thạnh hiện
nay đang được đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng: đường xá, cầu cống, các
cơ sở dịch vụ….như tiến hành nhựa hóa đường 817, xây cầu dây xã Bình Phong
Thạnh, trung tâm y tế huyện Mộc Hóa, trường THCS & THPT Bình Phong Thạnh
được đầu tư phát triển, hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao
đẳng đều tăng. Nguồn nhân lực được nâng cao trình độ, đưa đi bồi dưỡng chun
mơn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Hiện nay xã đã được cơng
nhận là xã văn hóa, đạt 17/19 tiêu chí của xã nơng thơn mới. Tuy nhiên việc phát
triển kinh tế-xã hội tại xã Bình Phong Thạnh cũng gặp khơng ít những khó khăn
thử thách, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu, sự chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế còn chậm, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng cịn gặp nhiều khó khăn, khoa
học cơng nghệ chưa phát triển cao, hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, và
dịch vụ còn nhỏ lẻ, chưa được đầu tư. Nguồn nhân lực vẫn còn thiếu về số lượng
và chất lượng để phục vụ cho sự phát triển kinh tế.


+ Giải pháp
- Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các
vấn đề nông nghiệp, nơng thơn, nơng dân. Thực hiện cơng nghiệp hóa, HĐH nơng
nghiệp, phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, chuyển dịch mạnh
cơ cấu nông nghiệp và KT nông thôn, xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển
nông thôn, giải quyết lao động và việc làm tại địa phương.

- Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Kêu gọi và thu hút
vốn đầu tư của nước ngồi.
- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực có trình độ tay nghề và chất lượng cao,
đổi mới tồn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo.
- Đầu tư phát triển trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.
- Tạo lập nguồn vốn đầu tư cho đẩy mạnh CNH HDH gắn với phát triển kinh
tế tri thức.
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
- Bảo đảm sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội, tăng cường vai trò lãnh
đạo của đảng và nâng cao hiệu lực quản lý tại địa phương.
Kết luận
Tóm lại, Thực hiện thành cơng cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; sử dụng tiết kiệm, hợp lý, bảo vệ tốt tài
nguyên thiên nhiên và môi trường cùng với phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa; nói cách khác, kết hợp hài hịa, có hiệu quả ba mục
tiêu kinh tế, xã hội và môi trường là những bảo đảm cho sự phát triển bền vững của
đất nước, cho sự thành công của công cuộc xây dựng một xã hội với các tiêu chí,
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.

Câu 4: Trình bày mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước?
Liên hệ thực tế?
Đặt vấn đề:
Nhận thức rõ tầm quan trọng, vai trò to lớn của văn hóa, con người trong cơng
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ


Tổ quốc, nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước gần 30 năm qua, trong quá trình
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã đề ra nhiều quan điểm, chủ trương,
chính sách xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng “con người xã hội chủ

nghĩa”. Những thành quả to lớn của công cuộc xây dựng nền văn hóa, xây dựng
con người đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Vậy Đảng và Nhà nước ta đã đề
ra những mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước cụ thể ra sao?
Trước tiên ta tìm hiểu khái niệm văn hóa là gì? Theo Hồ Chí Minh “Vì lẽ sinh
tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa học, nghệ
thuật, những cơng cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử
dụng. Tồn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.
Tại Hội nghị TW 9 khóa XI, Đảng ta đã tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết
Hội nghị TW 5 khóa VIII, đồng thời đề xuất ban hành nghị quyết mới về văn hóa
trong tình hình hiện nay, thể hiện sự phát triển mới về mặt tư duy lý luận.
- Về mục tiêu chung: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển
tồn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn,
dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của
xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn
minh.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hồn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi
trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo,
thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp
luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi
người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
+ Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn
hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trị của gia đình, cộng đồng, xã

hội trong việc xây dựng mơi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố
thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách.
+ Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng
và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế.


+ Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp
văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam.
+ Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và
nơng thơn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự
xuống cấp về đạo đức xã hội.
- Nghị quyết cũng nêu rõ 05 quan điểm xây dưng nền văn hóa Việt Nam trong
tình hình mới như sau:
+ Thứ nhất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang
hàng với kinh tế chinh trị xã hội.
+ Thứ hai, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam với
các đặc trưngdân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học
+ Thứ ba, Phát triển văn hóa vì sự hồn thiện nhân cách con người và xây
dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dưng văn hóa, trọng tâm là chăm
lo xây dựng con người có nhân cáh, lối sống tốt đẹp với các đặc tính cơ bản: yêu
nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sang tạo.
+ Thu 4, Xây dựng đồng bộ mơi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trị
của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hịa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy
đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
+ Thứ 5, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của tồn dân do Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai
trò quan trọng..

- Nghị quyết đề ra 6 nhiệm vụ cụ thể trong xây dựng văn hóa:
+ Một là, xây dựng con người VN phát triển toàn diện trọng tâm là bồi dưỡng
tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách, kết hợp
hài hịa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân
đối với bản thân, gia đình và xã hội. Khẳng định, tơn vinh cái đúng, cái tốt đẹp,
tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn.
+ Hai là, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn
luyện con người về nhân cách, lối sống, đưa giáo dục con người, đạo đức công dân
vào các hoạt động giáo dục của xã hội. Thực hiện chiến lược phát triển gia đình
Việt Nam, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,
hạnh phúc, văn minh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa,
phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
+ Ba là, xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế, chú trọng chăm lo xây
dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi đây là
nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Thường
xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp,


văn hóa doanh nhân với ý thức tơn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành
mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc.
+ Bốn là, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, Xây dựng cơ chế
để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển
kinh tế-xã hội. Phát huy các di sản được UNESCO cơng nhận, góp phần quảng bá
hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Phát triển đi đôi với giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt. Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho
sự tìm tịi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ. Từng bước xây dựng hệ thống lý luận
văn học, nghệ thuật Việt Nam.
+ Năm là, phát triển công nghiệp văn hóa đi đơi với xây dựng hồn thiện thị
trường văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng và giá trị đặc sắc của
văn hóa Việt Nam; khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hóa, góp phần quảng bá

văn hóa Việt Nam ra thế giới.
+ Sáu là, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ
quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc
tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. Phát huy tài năng,
tâm huyết của trí thức, văn nghệ sỹ người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham
gia triển văn hóa của đất nước, trở thành cầu nối quảng bá hình ảnh đất nước, văn
hóa, con người Việt Nam. Chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua các thách
thức để giữ gìn, hồn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh
hưởng tiêu cực, mặt trái của tồn cầu hóa về văn hóa. Xây dựng cơ chế, chính sách
phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các
sản phẩm văn hóa ra nước ngoài.
- Nghị quyết cũng nêu ra 04 giải pháp thực hiện như sau:
+ Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa.
+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa .
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa.
+ Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa.
Như vậy, điểm mới trong NQ Hội nghị TW 9 khóa XI chính là nhấn mạnh
tầm quan trọng ngang nhau của VH, KT, Ctri, XH. VH là lĩnh vực quan trọng
ngang hàng với KT, CTr và XH. Đây là quan điểm từng được Chủ tịch HCM nêu
rõ từ những năm 60 của thế kỷ XX: Trong công cuộc kiến thiết đất nước có 04 lĩnh
vực cần phái được coi trọng ngang nhau là KT, CTr, CH, XH.
* Liên hệ:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa,
Trong những năm qua, chính quyền địa phương nơi tôi công tác luôn quan tâm
đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời
sống của đại bộ phận nhân dân trong cộng đồng dân cư; bên cạnh đó Ủy ban nhân
dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa như
phát động phong trào “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, kiểm tra các hoạt



động văn hóa phẩm trên địa bàn xã,…Người dân ở đây luôn kiên định và chấp
hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, có tinh
thần u nước, đồn kết phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, có nếp sống văn
minh, thực hiện tốt chỉ thị 27 của BCT về việc cưới, tang , thực hiện tốt cơng tác
tồn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, cơng tác xây dựng gia đình văn
hóa và xã văn hóa được chú trọng, cần cù trong lao động, sản xuất. Đặc biệt có rất
nhiều tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập
Ngay từ đầu năm, khi phát động các phong trào thi đua, UBND xã đã đưa
các nội dung phát động CBCC-VC tại đơn vị đăng ký các phong trào thi đua như
“Nam giói điểm 10”, “Phụ nữ 2 giỏi”, thực hiện văn hóa cơng sở,…
Bên cạnh đó cơng tác giáo dục cũng được chú trọng: vận động trẻ em đến
trường ko bỏ học, hưởng ứng ngày toàn dân đưa trẻ đến trường hoàn thành phổ
cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trong năm khơng có học sinh bỏ
học, trẻ em đi học đúng độ tuổi, tỷ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng, …Hệ thống
trường lớp, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang và hoàn thiện đáp ứng yêu
cầu dạy và học. Sinh hoạt ngoại khóa…….Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nơn
nghiệp đã tạo ra một lực lượng lao động nhàn rỗi, chính vì vậy các lớp đào tạo
nghề như đan lục bình, làm hoa voan thường xuyên được mở giúp giải quyết lực
lượng lao động nhàn rỗi cải thiện đời sống kinh tế và tránh trường hợp “nhàn cư
vi bất thiện” gây mất trật tự địa phương.
Song song đó, cấp ủy và chính quyền các cấp trong tỉnh đã triển khai và tổ
chức thực hiện đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng, đáp ứng có hiệu quả yêu
cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và đời sống xã hội ở địa bàn dân cư. Nổi bật là
phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh và
phát triển trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, được sự đồng tình hưởng
ứng của quần chúng nhân dân, đã từng bước góp phần làm thay đổi diện mạo
nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao,
tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm, giao thông nông thôn ngày càng thuận tiện, nhựa
và bê tơng hóa ấp liền ấp, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân; văn hóa nơng

thơn có nhiều tiến bộ, mối quan hệ “Tình làng nghĩa xóm”ngày càng thắt chặt, ý
thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên, hệ thống chính trị ở nông
thôn được củng cố và tăng cường, dân chủ ở cơ sở được phát huy, tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, các tệ nạn xã hội từng bước
được đẩy lùi; các phong trào thi đua xóa đói giảm nghèo, nhân đạo từ thiện, xây
dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, xây dựng nông thôn mới ngày càng phát
triển.
Cán bộ phụ trách văn hóa được bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ. Tại xã
có 04 trạm truyền thanh được lắp đặt hợp lý tại các nơi tập trung đông dân cư
thường xuyên phát những tin bài tuyên truyền các chủ trương chính sach của
Đảng, Nhà nước, các vấn đề kinh tế xã hội tại địa phương, tuyên truyền gương
người tốt việc tốt, tuyên truyền nhân dân thực hiện lối sống văn hóa, văn hóa trong
tố chức ma chay, cưới hỏi,…Nội dung tuyên truyền phong phú, hình thức đa dạng,
hàng tuần có tiếp sống đài phát thanh huyện các câu chuyện truyền thanh, kể


chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,.. Một số hoạt động tuyên truyền
không chỉ thể hiện bằng khẩu hiệu hành động mà bằng các hoạt động thực tiễn,
các công việc thực tế, đem lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân. Ví dụ như khi
tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới không chỉ nêu về mặt lý luận
mà hướng mạnh vào việc tăng cường phát triển kinh tế biển và chăm lo đời sống
nhân dân. Do đó, nhiều chương trình thu hút sự hưởng ứng, ủng hộ của các tầng
lớp nhân dân và tạo sự lan tỏa rộng lớn như “Vì biển đảo quê hương”, “Nghĩa
tình Trường Sơn”, “Góp đá xây Trường Sa”,... vừa mang lại kết quả vật chất vừa
giáo dục lòng yêu nước, nhất là đối với thế hệ trẻ, góp phần bảo vệ Tổ quốc...
Bằng hoạt động thực tiễn, công tác tuyên truyền đã đạt được kết quả mong muốn,
hạn chế được một số biểu hiện tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự. Đồng
thời phản bác lại các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù
địch, phần tử cơ hội chính trị nhằm chống phá Đảng và Nhà nước.
Trong lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa, UBND đã nỗ lực tổ chức các hoạt

động theo hướng trực quan, chú trọng bồi đắp những giá trị mang nét đặc trưng
của người nông thôn nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống tốt đẹp của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chăm sóc các bia đài Liệt sỹ. Tham mưu xây
dựng các thiết chế văn hóa trên địa bàn như xây dựng Trung tâm Văn hóa – Thể
thao xã, Nhà văn hóa ấp, phát triển các loại hình nghệ thuật văn hóa – văn nghệ thể dục thể thao trên địa bàn như Đờn ca tài tử, câu lạc bộ hát với nhau, thể dục
dưỡng sinh, bóng đá,… Tổ chức các đêm văn nghệ phục vụ nhân dân trong các
ngày lễ, tết, gây quỹ khuyến học,…đã để lại những ấn tượng sâu sắc, có tính giáo
dục cao, tăng cường nhận thức và ý thức xây dựng lối sống, nếp sống tốt đẹp rộng
rãi trong xã hội. Đia phương được UBND tỉnh phúc tra cơng nhận danh hiệu “Xã
văn hóa” vào năm 2014 và phấn đấu xây dựng xã Nông thôn mới vào năm 2016.
Tuy nhiên song song với những kết quả đạt được việc xây dựng văn hóa ở địa
phương vẫn cịn 1 số hạn chế như:
+ Việc quản lý văn hóa phẩm, các tài liệu xuyên tạc tuyên truyền dưới nhiều
hình thức cịn rất khó khăn.
+ Việc đầu tư kinh phí cho lĩnh vực văn hóa cịn nhiều hạn chế, một số hoạt
động trên lĩnh vực văn hóa thơng tin đối với cơ sở chưa được đầu tư thỏa đáng kể
cả về phương diện vật chất và con người; một số hoạt động chỉ mang tính phong
trào, thiếu bền vững.
+ Tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết hôn, quan hệ tình dục và
nạo phá thai trước hơn nhân,... đã để lại những hậu quả nghiêm trọng,...
+ Tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, rượu chè bê tha, mại dâm và nạn dịch
HIV/AIDS đang thâm nhập vào các gia đình,...
+ Cơng tác xố đói, giảm nghèo kết quả chưa vững chắc.
Từ những han chế trên, theo ý kiến cá nhân tối xin đề xuất môt số giải pháp
như sau:


+ Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Tăng cường cơng tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức

trong Đảng, hệ thống chính trị và tồn xã hội về vị trí, vai trị của sự nghiệp xây
dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao
vai trò gương mẫu, động viên tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết.
+ Đẩy nhanh việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của
Đảng về văn hóa. Tăng cường cơng tác thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá
nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm hóa.
+ Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm
cơng tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở.
+ Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tơn vinh cán bộ
trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, trọng dụng người có tài, có đức. Điều chỉnh
chế độ tiền lương, trợ cấp đối với những người hoạt động trong các bộ môn nghệ
thuật đặc thù.
+ Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng
cho phát triển văn hóa xây dựng con người.
+ Mở các lớp dạy nghề
+Đẩy mạnh công tác nghiên cứu dư luận xã hội. Việc thực hiện thường
xuyên, có báo cáo định kỳ hàng tuần về dư luận xã hội đã giúp Đảng ủy, UBND
nắm bắt sớm tình hình, vụ việc để kịp thời xử lý được đánh giá khá tốt.
Kết luận:
VH là nền tảng tinh thần của XH là mục tiêu động lực và nguồn lực nội sunh
quan trọng của phát triển bền vững đất nước. Do vậy việc xây dựng và phát triển
VH là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, NN quản lý và đội ngũ trí thức có
vai trị quan trọng, là sự nghiệp lâu dài cần được tiến hành tích cực sáng tạo và
kiên trì.


Câu 5: Trình bày những cơ sở lý luân của đường lối, chính sách tơn giáo
của Đảng, Nhà nước ta. Liên hệ?
Đăt vấn đề:

Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều thành phần dân tộc cũng là quốc gia đa
tôn giáo. Mỗi tơn giáo có lịch sử hình thành, du nhập, số lượng tín đồ, chức sắc, cơ
sở thờ tự, vị trí, vai trị xã hội và đặc điểm khác nhau, đó là do nước ta nằ giữa ngã
ba Đơng Nam Châu á, là nơi giao lưu giữa các luồng tư tưởng, văn hố khác nhau,
có địa hình phong phú đa dạng, lại ở vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên vừa ưu
đãi vừa đe doạ cộng đồng người sống ở đây. Do đó thường nãy sinh tâm lý sợ hãi,
nhờ cậy vào lực lượng tự nhiên.
Việt Nam có lịch sử lâu đời và nền văn minh hình thành sớm, lại kề bên hai
nền văn minh lớn của loài người là Trung Hoa và n Độ, nên tín ngưỡng, tơn giáo
có ảnh hưởng sâu đậm từ hai nền văn minh này.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm, nhưng người có cộng lớn trong
việc giúp dân, cứu nước được cả cộng đồng tôn sùng và đời đời thờ phụng. Trong
tâm thức của người Việt luôn tiềm ẩn, chứa đựng đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”.
Điều đó thể hiện rất rõ trong đời sống, sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo của họ.


Từ đăc thù vấn đề tơn giao như trên địi hỏi Đảng và nhà nước ta phải xây
dưng đường lối, chính sách về vấn đề tơn giáo phù hơp với điều kiên, đăc điểm
của nước ta. Vây đường lối, chính sách tôn giao của Đảng dưa trên những cơ sở lý
luân nào?
Đường lối, chính sách của Đảng, NN VN về tôn giáo được đề ra trước hết
xuất phát từ các quan điểm cơ bản của CN Mác-Lenin về tôn giáo và giải quyết về
tơn giáo. Trong đó có bản chất, nguồn gốc, t/c của tôn giáo và cách thức giải quyết
VĐ tôn giáo.
- Về bản chất của tôn giáo:
Theo Mác và Ăng ghen: Tơn giáo là 1 hình thái ý thức XH, là sự tự ý thức, tự
cảm giác của con người về TG xung quanh mình và về chính bản thân họ.
Tơn giáo là 1 hình thái ý thức XH, song đặc điểm của hình thái ý thức này là
sự phản ánh hoang đường, xuyên tạc thực tế khách quan và CN Mác gọi đó là sự tự
ý thức hoang đường, sai lầm, hư ảo.

Từ những luận điểm nói trên, Mác và Ăng ghen đã khái quát bản chất của tôn
giáo rằng: Tôn giáo là sự tự ý thức đã bị tha hóa của con người.
- Về nguồn gốc của tơn giáo:
Theo quan điểm Mác xít, tơn giáo có 3 nguồn gốc cơ bản sau:
+ Nguồn gốc KT-XH của tơn giáo: Là tồn bộ những ngun nhân về KT và
XH tất yếu làm nảy sinh tôn giáo. Trong lịch sử loài người, con người đã từng sống
1 thời gian dài khơng có tín ngường, tơn giáo. Trong XH cộng sản nguyên thủy, do
trình độ của LLSX thấp, với kte hái lượm, săn bắt cùng với các công cụ thô sơ, con
người thường bị thiên nhiên uy hiếp, đe dọa, họ không thể nào lý giải và khắc phục
được. Bất lực trước tự nhiên, họ gán cho tự nhiên những sức mạnh siêu nhiên, thần
thánh rồi cầu khấn, van xin chúng che chở, phù hộ độ trì và khơng trừng phạt họ.
Tương tự như vậy trong các XH có giai cấp đối kháng, con người còn bất lực trước
các lực lượng XH, sự bần cùng về kte, sự bất bình đẳng về XH, nạn áp bức về ctri,
sự bất lực trong cuộc đtranh g/c của g/c bị trị đã nảy sinh ra lòng tin vào thần
thánh, ma quỷ và những phép màu. Trước những tác động XH đó, con người cũng
bất lực và cũng khơng thể giải thích nổi ngun nhân của chúng và họ cũng viện
đến tơn giáo, tìm lối thốt ở tơn giáo, cho đó là sự an bày của Chúa và hy vọng
Chúa sẽ che chở họ, trừng phạt những kẻ áp bức họ.
+ Nguồn gốc nhận thức: Tôn giáo là 1 phạm trù LS và chỉ ra đời khi tư duy
của con người đạt đến 1 trình độ nhất định. Ở 1 gđ LS nhất định, nhận thức, hiểu
biết của con người là có giới hạn. Chính vì vậy mà ngun nhân hình thành tơn
giáo được chỉ ra là do sự ấu trĩ, kém hiểu biết của con người. Sự hiểu biết của con
người trong từng gđ LS cụ thể là hữu hạn, mà thiên nhiên lại là vơ hạn, do đó, con


người đã khoác cho thiên nhiên 1 vỏ bọc thần thánh và tơn giáo ra đời bằng cách
đó. Khi trình độ nhận thức của con người được nâng lên, con người đã giải thích
được 1 số sự vật, hiện tượng nhưng vẫn còn 1 số sự vật, hiện tượng con người chưa
giải thích được.
+ Nguồn gốc tâm lý tình cảm: Trước hết và xuyên suốt là sự sợ hãi của con

người trước các tác động tự phát của tự nhiên và XH làm nảy sinh tôn giáo. Những
rủi ro, tai họa bất ngờ đổ xuống đầu con người đã làm xuất hiện tâm lý hoang man,
bất lực, sợ hãi và tôn giáo xuất hiện là để bù đắp những hụt hẫng, trống vắng, an ủi,
vỗ về, xoa dịu con người lúc sa cơ, lỡ vận, cùng quẫn. Chính vì vậy mà Mác viết:
Sự sợ hãi sinh ra thần linh và tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức.
Tuy nhiên, không chỉ sợ hãi, bất lực mà sự kính trọng, tơn sùng của những người
có cơng, có quyền lực cũng dẫn đến sự ra đời của tôn giáo. Hơn thế nữa, tơn giáo
được sinh ra cịn là nhằm thỏa mãn khát vọng bất tử của con người, họ hy vọng
chết chưa phải là hết mà là chuyển sự sống sang 1 thế giới khác nên tôn giáo ra đời
là nhằm để thỏa mãn khát vọng sống bất tử đó của con người.
- Về t/c tơn giáo.
+ Tơn giáo mang t/c lịch sử: Tính LS của tơn giáo có nghĩa là tơn giáo 1 phạm
trù LS, có q trình hình thành, phát triển, biến đổi và phản ánh những điều kiện
XH nhất định.
CN Mác cho rằng, tôn giáo là 1 phạm trù LS, tơn giáo nào cũng có bắt đầu, có
q trình phát sinh. Tơn giáo nào cũng có q trình phát triển và q trình đó bao
giờ cũng dựa trên những đk sinh hoạt vật chất và XH nhất định. Tôn giáo bao giờ
cũng biến động cùng với các biến động của LS; ở mỗi dân tộc khác và mỗi gđ LS
khác nhau, tôn giáo sẽ khác nhau.
+ Tính quần chúng: Theo quan điểm của CN Mác, tôn giáo là 1 hiện tượng
XH phổ biến và mang tính quần chúng rất rõ rệt. Điều đó trước hết được thể hiện:
Tơn giáo có phạm vi tồn tại vơ cùng rộng rãi, không châu lục, quốc gia, dân tộc
nào khơng có tơn giáo; tơn giáo có mặt khắp mọi nơi.
+ Tính chính trị: Trong các XH có g/c, tơn giáo nào cũng phản ánh lợi ích g/c
và đấu tranh g/c. Tơn giáo trong các XH có g/c bao giờ cũng tồn tại đồng thời cả 2
xu hướng tích cực và tiêu cực, có nhiều hoạt động thuần túy tơn giáo song cũng có
các hoạt động khơng thuần túy
- Việc đề ra chính sách tơn giáo xuất phát từ phương pháp giải quyết tôn giáo
của CN Mác – Lenin:
+ Về thái độ của những người cộng sản đối với tôn giáo.



Để giải quyết vấn đề tôn giáo, trước hết CN Mác đã thể hiện rõ lập trường,
quan điểm và thái độ của người cộng sản đối với tôn giáo rằng, cơ sở KH để xây
dựng các quan điểm của mình trong giải quyết các vấn đề tôn giáo là CN duy vật
biện chứng. Về mặt thế giới quan, thế giới quan duy vật Mác xít đối lập với TG
quan duy tâm của tôn giáo. Tuy nhiên, những người cộng sản thừa nhận sự tồn tại
khách quan của tôn giáo trong những đk LS cụ thể và khơng có thái độ xem thường
hoặc phủ nhận nhu cầu tín ngưỡng tơn giáo và tự do tín ngưỡng tơn giáo của người
có đạo.
Song hành với thái độ trên, CN Mác-Lenin còn lên án các mưu toan tuyên
chiến với tôn giáo. Theo Lê nin, tuyên chiến với tôn giáo là ghi vào cương lĩnh,
đường lối của 1 chủ trương công khai chống tôn giáo hoặc dùng chính sách đàn áp
tơn giáo, cấm tơn giáo trong XH XHCN. Lê nin nhắc nhở những người cộng sản
rằng: Tuyên chiến với tôn giáo là 1 luận điệu vơ chính phủ, 1 sự ấu trĩ về chính trị
và là 1 hành động dại dột.
+ Về những bài học LS trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo: (1) Không thuần
túy về tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Nếu chỉ tuyên truyền trừu tượng,
tách rời khỏi cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề tôn giáo chúng ta sẽ thất bại trong
giải quyết vấn đề tôn giáo; (2) Không tả khuynh trong giải quyết vấn đề tôn giáo,
thậm chỉ không thể đồng nhất tôn giáo với kẻ thù của CNXH; (3) Hữu khuynh coi
tôn giáo chỉ là nhận thức chưa đầy đủ của tín đồ các tơn giáo và cứ xây dựng thành
cơng CNXH thì tơn giáo sẽ tự tiêu vong.
+ Những vấn đề mang tính nguyên tắc trong giải quyết vấn đề tôn giáo:
1- Khắc phục dần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, phải gắn liền với quá trình
cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới. Tơn giáo nào cũng có tính 2 mặt (tích cực và
tiêu cực) và muốn thay đổi ý thức XH phải thay đổi tồn tại XH.
2- Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo và khơng tín ngưỡng
tơn giáo. Tự do tín ngưỡng tơn giáo là 1 quyền cơ bản của con người, là nhu cầu
tinh thần của nhân dân, đang và sẽ tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, đi đơi với việc thực

hiện tự do tín ngưỡng tôn giáo phải đấu tranh chống lại lợi dụng tín ngưỡng tơn
giáo.
3- Cần phải có quan điểm LS cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Để giải
quyết vấn đề tôn giáo cần phải linh hoạt vận dụng các điều kiện cụ thể từng nơi
từng lúc cho phù hợp, cần nắm chắc diễn biến, không gian, thời gian của vấn đề
nảy sinh trong tơn giáo để tìm cách giải quyết cho phù hợp, không áp dụng 1 cách
máy móc 1 phương pháp giải quyết vấn đề cho mọi nơi mọi lúc.
4- Cần phân biệt 2 mặt nhu cầu tín ngưỡng tơn giáo và lợi dụng tín ngưỡng
tơn giáo. Theo quan điểm của CN Mác tông giáo bao giờ cũng có 2 mặt: mặt chính


trị và mặt tư tưởng; tôn giáo vừa là nhu cầu tin thần của 1 bộ phận nhân dân vừa là
1 vấn đề chính trị-XH và tư tưởng phức tạp.
- Việc đề ra chính sách tơn giáo cịn xuất phát tư tưởng HCM về tôn giáo và
giải quyết vấn đề tôn giáo.
Tư tưởng HCM về tôn giáo là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của CN Mác
Lê nin về tơn giáo trong hồn cảnh, đk thực tiễn của VN. Không phải là 1 nhà tôn
giáo học, song tư tưởng về tôn giáo của HCM là 1 bộ phận quan trọng trong hệ
thống tư tưởng của Người. Những quan điểm lý luận về những vấn đề nói trên để
Đảng ta vận dụng vào giải quyết những vấn đề tôn giáo và đề ra chính sách tơn
giáo./.
Liên hệ thực tế?
Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 33/NQ-CP, ngày 18/3/2013 của Chính
phủ về việc chia tách địa giới huyện Mộc Hóa để thành lập thị xã Kiến Tường và
huyện Mộc Hóa cịn lại; thành lập các phường thuộc thị xã Kiến Tường thì huyện
Mộc Hóa cịn lại là những xã vùng sâu, cịn nhiều khó khăn. Đơn vi 29.764,25 ha
diện tích tự nhiên và 29.853 nhân khẩu; mật độ dân số trung bình là 100 người/km2,
trong đó chủ yếu là dân số nơng thơn. Có 07 đơn vị hành chính trực thuộc, chưa có
thị trấn, trong đó có 02 xã biên giới.
Trên địa bàn huyên có…….. dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số

chiếm khoảng 20% dân số. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có ……. tơn giáo đang
hoạt động với tổng số …… cơ sở thờ tự, …… chức sắc, ….. nhà tu hành, ……. tín
đồ các tơn giáo.
Trong những năm qua, công tác tôn giáo trên địa bàn huyên thường xuyên
nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng và
chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các
ngành liên quan nên đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần giữ vững an
ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Các ngành, các cấp trong huyên thường xuyên chú trọng công tác tuyên truyền,
phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của
nhà nước về tơn giáo đối với cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong đó có
đồng bào có đạo. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức về tơn giáo và công tác
tôn giáo đối với cán bộ, đảng viên, nhân dân và đồng đào có đạo. Đồng thời tích
cực vận động đồng bào có đạo thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, sống
tốt đời đẹp đạo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc như: Phong trào xây
dựng nơng thơn mới; tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;
xây dựng gia đình và khu dân cư văn hóa;…


×