MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mỗi một dân tộc bao giờ cũng có những sắc thái văn hóa đặc thù, phản ánh những phong
cách, diện mạo của chính dân tộc đó. Khi một dân tộc quay lưng với truyền thống, đánh mất
bản sắc văn hóa của dân tộc mình, nhất định sẽ khơng tồn tại. Xuất phát từ thực tế đó, Đảng ta
coi việc xây dựng và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài
của quá trình phát triển đi lên của đất nước.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với tổng số là 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên
dải đất cong cong hình chữ S. Qua quá trình cố kết lao động, đấu tranh dựng nước và giữ
nước, các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam đã làm nên lịch sử chung,
nền văn hóa chung in rõ bản sắc dân tộc Việt Nam thống nhất. Đồng thời với việc chăm lo
xây dựng nền văn hóa chung thống nhất ấy, mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam cũng chăm lo việc giữ gìn, phát huy bản sắc của riêng mình, góp phần làm cho nền văn
hóa chung thêm giàu có, đa dạng.
Hiện nay song song với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, việc xây dựng nền văn hóa
văn minh hiện đại, trong đó bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa là việc làm vô cùng cần thiết
trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Từ lâu người ta đã quên đi thế mạnh của miền núi là văn
hóa, khơng biết rằng văn hóa là một loại tài sản vơ giá khơng thể định lượng, bao gồm tài sản
hữu hình và tài sản vơ hình. Những người quản lý nếu biết sử dụng trí tuệ của nhân dân để phát
triển văn hóa thì khối tài sản đó sẽ đem lại nguồn lực vô cùng tận cho quốc gia, đặc biệt là phát
triển miền núi. Thực trạng quản lý văn hóa như ở nước ta hiện nay là một sự lãng phí lớn,
khơng những khối tài sản văn hóa lớn đó khơng đươc sử dụng mà còn bị mai một, thất
truyền…Hay là văn hóa của các khu vực dân tộc thiểu số khác, đặc biệt là miền núi phía bắc
hiện tại văn hố đang ở trong trạng thái rơi tự do, khơng có định hướng phát triển.
Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc H’mông là một trong những dân tộc ít bị mai
một hơn về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện
nay, để phát triển mà không bị hịa tan, mất bản sắc, thì việc bảo tồn văn hóa dân tộc địi hỏi
phải có sự nghiên cứu, tâm huyết, bền bỉ, lâu dài. Có như thế những giá trị văn hóa sẽ mãi mãi
được gìn giữ và phát huy.
Đất nước ngày càng phát triển, công nghệ thông tin phát triển không ngừng làm cho con
người dần quên lãng những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt là các em học sinh,
khi được hỏi thì các em hồn tồn khơng biết được dân tộc mình có những nét văn hóa đặc
trưng nào? Có những món ăn gì ngon? Trang phục ra sao?... Đa số các em đều không trả lời
được. Thử hỏi làm sao các em biết được các dân tộc anh em có những bản sắc gì ?
Tơi thấy rất nhiều vấn đề bức xúc hiện nay của văn hóa dân tộc thiểu số cần phải chấn chỉnh
và khắc phục để phát triển. Là một giáo viên đang công tác và giảng dạy, tôi luôn băn khoăn
trăn trở trước việc văn hóa ngày càng mai một trong thế hệ trẻ. Chính vì thế mà tơi đã mạnh dạn
chọn đề tài: “Tìm về Bản sắc văn hố người H’mơng qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ” để
giới thiệu cho các em văn hóa của đồng bào H’mông.
I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
a. Mục tiêu
- Đề tài nghiên cứu khơng nằm ngồi mục đích đem lại hiệu quả trong dạy học, kích thích học
sinh tư duy, sáng tạo trong học tập, say mê môn học. Với mục đích từ văn hố, bằng văn hố
trong tác phẩm văn chương kết hợp hình thức dạy học đối thoại giúp các em thâm nhập tác
phẩm bằng con đường văn hoá, hiểu sâu hơn về đời sống văn hoá dân tộc H’mông trong quần
thể các dân tộc miền núi vùng cao Tây Bắc. Nghiên cứu đề tài có tính khả thi, hiệu quả và thiết
thực, nhằm góp phần nâng cao năng lực giảng dạy - học bộ môn Ngữ văn.
- Đề tài còn gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em không chỉ ghi nhớ nội dung bài
học, khắc sâu hơn kiến thức…mà còn thể biết thêm về văn hóa của các dân tộc anh em trên đất
nước Việt Nam.
b. Nhiệm vụ
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố văn hố có trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Mạnh
dạn đưa ra một số phương pháp, biện pháp hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm này từ góc độ
văn hố.
Cách thực hiện:
-
Tổng hợp các nghiên cứu lí luận làm cơ sở cho đề tài.
Khảo sát thực tế việc dạy – học tác phẩm này trong nhà trường THPT Trường ChinhEaH’Leo, ĐakLak.
Xây dựng giáo án thực nghiệm trên cơ sở khoa học về phương pháp, biện pháp đã đề
xuất.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Bản sắc văn hố người H’mơng qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
Phương pháp, nội dung dạy học tác phẩm văn học trong chương trình THPT hiện nay khi
nhìn về góc độ văn hố.
I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Áp dụng nghiên cứu tại trường THPT Trường Chinh, huyện EaH’leo, tỉnh Đắk Lắk
Đây là đề tài có phạm vi khá rộng, tuy nhiên, do điều kiện khách quan và chủ quan nên chúng
tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở khối 12 trường THPT Trường Chinh – Daklak.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 08 năm 2015 đến tháng 02 năm 2016.
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học giáo dục,
bao gồm:
- Nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích các loại tài liệu tâm lý học, giáo dục học; lý luận
dạy học và phương pháp dạy học Ngữ văn; sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12–tập II; các bài viết
đăng trên tạp chí giáo dục… liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực tế: thông qua các hình thức như trao đổi ý kiến với GV Ngữ văn,
thăm dò HS, quan sát dự giờ một số tiết học Ngữ văn tại trường THPT Trường Chinh- EaH’leo,
tỉnh Đăk Lăk. Trên cơ sở đó, thu thập tài liệu, thống kê, xử lí số liệu rút ra nhận xét, kết luận về
việc tìm hiểu về văn hố người Mơng thơng qua tác phẩm ở trường THPT.
- Thực nghiệm sư phạm: Tìm về văn hố người H’mơng qua tác phẩm Vợ chồng A
Phủ. Đối chiếu với lí luận để rút ra những kết luận khoa học về tính khả thi của đề tài.
- Toán học thống kê: tập hợp và xử lí các số liệu thu thập được qua điều tra bằng cách
lập bảng tính, trên cơ sở đó so sánh giá trị thu được giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm để
đánh giá hiệu quả, tính khả thi của về việc hiểu biết văn hố người H’mơng qua tác phẩm Vợ
chồng A Phủ.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
II.1.1 Một số khái niệm liên quan
a. Khái niệm văn hóa
Ở Việt Nam, từ “văn hóa” hay khái niệm văn hóa xuất hiện khá muộn vào khoảng đầu
thế kỷ XX – trong tác phẩm “Việt Nam văn hóa sử cương” – Đào Duy Anh.
Trước đó, Nguyễn Trãi dùng “văn hiến” – cũng với nghĩa văn hóa trong “Bình Ngơ đại cáo” –
Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
-
Văn hóa theo nghĩa hẹp:
Khái niệm văn hóa theo nghĩa hẹp của UNESSCO: Văn hóa là một tổng thể biểu trưng, ký
hiệu chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù
riêng. Nó bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng theo lối tư
duy của cộng đồng ấy. (UNESSCO).
-
Văn hóa theo nghĩa rộng:
+ Văn hóa mang tính miêu tả thuần túy, không thiên về một lĩnh vực cụ thể nào.
+ Văn hóa là những gì làm nên đặc trưng, đặc tính của một dân tộc, khu biệt dân tộc này với
dân tộc khác, tộc người này với tộc người khác, nhóm người này với nhóm người khác.
Theo nghĩa rộng nhất văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo.
- Khái niệm đầu tiên về văn hóa - E.B. Taylor (1871 )– nhà nhân loại học đầu tiên của Anh:
“Văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội”.
Cho tới nay, người ta đã thống kê có hơn 400 định nghĩa về văn hóa. Nghĩa là sự xác định
khái niệm Văn hóa khơng đơn giản bởi mỗi học giả đều xuất phát từ những cứ liệu riêng, mục
đích riêng phù họp với vấn đề mình cần nghiên cứu.
a.1. Khái niệm văn hóa của Unessco
Dưới đây là định nghĩa văn hóa của Unessco được thơng qua trong bản tun bố về
những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do Unessco chủ trì từ ngày 26 tháng 7 đến ngày
6 tháng 8 năm 1982 tại Mehico.
Định nghĩa Văn hoá của UNESSCO: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hơm nay có thể coi là
tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của
một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương,
những lối sống những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và
tín ngưỡng; văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm
cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân
một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết
mình là một phương án chưa hoàn chỉnh đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm
tịi khơng biết mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những cơng trình mới vượt trội
lên bản thân mình
Như vậy, văn hóa khơng phải là một lĩnh vực riêng biệt. Đó là tổng thể các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo phục vụ cho sự phát triển của xã hội.
a.2. Khái niệm văn hóa của một số học giả Việt Nam
Định nghĩa Văn hố của GS. Phan Ngọc: “Khơng có cái vật gì là của văn hóa cả và
ngược lại, bất kỳ vật gì cũng có cái văn hóa. Văn hóa là một quan hệ. Nó là quan hệ giữa thế
giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của
một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác”.
GS xét văn hóa dưới góc độ là một quan hệ. Mỗi vùng, mỗi dân tộc,... Có một kiểu biểu hiện
riêng do vậy văn hóa của họ cũng có những đặc thù riêng biệt.
Đề cương văn hố – 1943 của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: “Văn hoá bao
gồm cả tư tưởng, học thuật (tức là khoa học và kỹ thuật), nghệ thuật”.
Văn hoá cũng được coi là một trong 3 mặt trận của Cách mạng Việt Nam (mặt trận kinh tế, mặt
trận chính trị, mặt trận văn hoá).
Định nghĩa Văn hoá của G.S Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các
giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và
tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội
của mình”.
Khái niệm Văn hóa của Hồ Chí Minh: Tháng 8 năm 1943, khi còn trong nhà tù Tưởng
Giới Thạch, lần đầu chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm Văn hóa, đó là: “Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tơn giáo, văn hóa nghệ thuật, những cơng cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về ăn mặc ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn”.
(Hồ Chí Minh tồn tập, t3 tr.431).
b. Bản sắc văn hố
“Bản sắc văn hóa” mang ý nghĩa chỉ cái cốt lõi, chỉ những đặc trưng riêng của một cộng
đồng văn hóa trong lịch sử phát triển, tạo cơ sở cho sự phân biệt, nhận diện sự khác nhau giữa
tộc người này với tộc người khác, dân tộc này với dân tộc khác. Bản sắc văn hóa là tổng thể các
giá trị đặc trưng mang tính bản chất, bền vững của văn hóa dân tộc, được hình thành và phát
triển, bồi đắp qua quá trình lịch sử lâu dài.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổng kết: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền
vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh
thần đồn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lịng nhân ái,
khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong
ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc văn hóa dân tộc cịn đậm nét cả trong các hình
thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”.
b.1. Những biểu hiện của bản sắc văn hố
b.1.1. Ngơn ngữ: Vừa là sản phẩm, vừa là nhân tố cấu thành văn hóa. Ngơn ngữ (tiếng
nói, chữ viết) của mỗi tộc người hay dân tộc là dấu ấn rõ nét để nhận diện, phân biệt người của
cộng đồng này với người của cộng đồng khác. Thông qua ngôn ngữ (lời nói, chữ viết), nhiều
nét bản sắc văn hóa với các giá trị đặc trưng của văn hóa tộc người được bộc lộ.
b.1.2. Tập quán - Tín ngưỡng - Nghi lễ: Mỗi dân tộc, mỗi tộc người thường có các hệ
thống tập qn, tín ngưỡng, nghi lễ của riêng mình. Thường nhận thấy một số loại sinh hoạt văn
hóa tín ngưỡng - nghi lễ bộc lộ đặc trưng khác nhau giữa các tộc người, các dân tộc thiểu số:
Tập quán - tín ngưỡng thờ vật tổ, sùng bái tự nhiên; Nghi lễ vòng đời người từ trước khi sinh ra
đến sau khi mất đi; Các đồ vật dùng cho nghi lễ và các hình thức tế lễ.
b.1.3. Luật tục, phong tục: Ở mỗi dân tộc, mỗi tộc người, các điều luật tục, phong tục
cũng khác nhau. Thông qua luật tục, phong tục ta thấy bản sắc văn hóa của từng dân tộc trong
quá trình giáo dục nhân cách, đạo đức của con người theo những chuẩn mực văn hóa nhất định
do cộng đồng quy định.
b.1.4. Lễ hội: Là trung tâm sinh hoạt văn hóa mang tính tổng hợp nhất và là nơi bộc lộ
rực rỡ nhất bản sắc văn hóa của một cộng đồng nhất định. Quy tụ tại đây mọi loại hình tín
ngưỡng, mọi sắc thái trang phục, sinh hoạt dân ca, trị chơi dân gian, và các hình thái nghi lễ của
tộc người, của dân tộc.
b.1.5. Trang phục - trang sức: Trang phục là nơi thể hiện ý thức thẩm mỹ, nhu cầu
thẩm mỹ và là nơi gửi gắm những nhận thức về thế giới tự nhiên và xã hội cũng như mơi
trường sống nói chung thơng qua các biểu tượng hoa văn, màu sắc, hình ảnh được thêu trên áo,
quần và các đồ trang sức khác nhau. Nhìn vào trang phục và cách trang sức ta có thể dễ nhận ra
bản sắc văn hóa của một tộc người, của một dân tộc.
b.1.6. Trò chơi dân gian: Trò chơi dân gian trong đời sống, trong các hoạt động lễ tiết,
lễ hội của các dân tộc cũng thể hiện những bản sắc văn hóa riêng theo quan niệm và sáng tạo
của người dân, đáp ứng nhu cầu giải trí, giáo dục thể chất và truyền dạy các tri thức về tự nhiên,
xã hội hay gửi gắm những khuyên răn về nhân cách, đạo đức của thế hệ trước với thế hệ sau.
b.1.7. Nhà cửa - kiến trúc: Ngơi nhà chính là nơi, là tấm gương phản ánh truyền thống
văn hóa của một tộc người, một dân tộc. Sự hiện diện của cách kiến trúc và hình thức kiến trúc
từ một ngôi nhà cụ thể không chỉ nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt, tránh mưa nắng, mà cịn thể hiện
những tín ngưỡng, tập tục, những nhận thức về cách ứng xử với mơi trường tự nhiên và quan
niệm về tín ngưỡng, tơn giáo.
b.1.8. Sinh hoạt văn hóa nghệ thuật trình diễn: Mỗi dân tộc đều sáng tạo cho mình
những thể loại dân ca với các làn điệu độc đáo, tạo nên bản sắc riêng, phản ánh tâm tư, tình cảm
và đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
c. Khái niệm phong tục tập quán:
Phong tục, tập quán là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đòi hỏi được xác lập nhằm củng cố
những mẫu mực giao tiếp, ứng xử trong các cộng đồng người, các quy tắc sinh hoạt cơng
cộng lâu đời của con người được hình thành qua quá trình lịch sử lặp đi lặp lại nhiều
lần, trở thành thói quen trong lao động, sản xuất; trong cuộc sống; trong sinh hoạt hàng
ngày và trong bảo vệ môi trường của các cộng đồng xã hội.
II.1.2. Vấn đề đại cương về dân tộc H’Mông
II.1.2.1. Những nét chung về dân tộc H’Mông
a. Địa bàn cư trú và các nhóm tộc người
Với số dân hơn 80 vạn người, dân tộc H’Mông (Mông) ở Việt Nam thuộc dân tộc thiểu số
có số lượng cư dân đứng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam. Dân tộc Mông cư
trú thường ở độ cao từ 800 đến 1500m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi
phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và
Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La… Do tập quán du mục nên một
số người H'Mông trong những năm 1980, 1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở
một số nơi thuộc Gia Lai và Kon Tum.
Người H'Mơng nói tiếng tiếng H'Mơng, một ngơn ngữ chính trong hệ ngơn ngữ
H'Mơng-Miền. Các tài liệu khoa học cũng như các truyền thuyết đều cho biết rằng người
H'Mông là tộc người di cư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là 100 năm
về trước. H'Mông là tên tự gọi có nghĩa là người (Mơngz). Cịn các dân tộc khác còn gọi dân
tộc này với các tên Miêu, Mèo, Mẹo. Căn cứ vào đặc điểm về dân tộc học và ngôn ngữ học,
người ta chia tộc H'Mông ra làm các ngành: H'Mông Trắng (Môngz Đơư), H'Mông Hoa
(Môngz Lênhs), H'Mông Đỏ (Môngz Si), H'Mông Đen (Môngz Đuz), H'Mông Xanh (Môngz
Dua), Na Miểu (Mèo nước). Trong đó, cũng có ý kiến cho rằng H'Mông Hoa và H'Mông Đỏ là
một.
b. Nguồn gốc tộc người
Người H'Mơng (hay Hơ-Mơng) là một nhóm dân tộc thiểu số, có địa bàn cư trú truyền thống là
Trung Quốc và các nước lân cận thuộc tiểu vùng Đông Nam Á. Người H'Mơng nói tiếng tiếng
H'Mơng, một ngơn ngữ chính trong hệ ngôn ngữ H'Mông-Miền.
Người H'Mông bao gồm các phân nhóm: H'Mơng, Hmu, Hmao và Ghao Xong. Tại Lào họ
được gọi là người Mẹo hay Lào Sủng. Tại Thái Lan theo tiếng Thái là แแแ
แ Maewhay
แแ
แ Mông. Tại Việt Nam người H'Mơng (trước đây cịn gọi là người Mèo) là một trong các
dân tộc thiểu số có dân số đáng kể trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Tại Trung Quốc, họ được
gọi là Miêu (tiếng Trung: 苗; bính âm: Miáo), và tên gọi này được dùng trong văn liệu quốc tế
là Miao, như tiếng Anh Miao people. Người Miêu được chính phủ Trung Quốc cơng nhận là
một trong 55 dân tộc thiểu số tại Trung Quốc. Người Miêu tạo thành nhóm dân tộc lớn thứ 5 tại
Trung Quốc.
II.1.2.2. Đời sống vật chất
a. Sản xuất kinh tế
+ Canh tác nơng nghiệp: Tuy có một số ít ruộng nước, nhưng nguồn sống chính của người
H’Mơng vẫn là nương rẫy. Trên ruộng nương ngồi ngơ lúa là cây trồng chính các cây đặc sản
và cây ăn quả cũng phát triển. Trong các loại cây công nghiệp, lanh là cây trồng phổ biến,
chiếm một diện tích khá lớn. Trước đây người H’Mông được coi là một dân tộc trồng nhiều
cây thuốc phiện nhất Việt Nam.
+ Chăn nuôi: Trên vùng cao chăn ni gia đình (trâu, bị lợn ..) tương đối phát triển. Trong sản
xuất không thể thiếu sức kéo, trong sinh hoạt không thể thiếu ngựa thồ cho nên việc ni trâu,
bị, ngựa khơng chỉ phát triển mà cịn được chăm sóc rất chu đáo.
+ Săn bắn- hái lượm: Đồng bào thường thu hái: củ ấu, thảo quả, đẳng sâm, hà thủ ơ, cánh kiến
là những thứ có giá trị hàng hố cao. Tuy song kíp rất phổ biến nhưng đồng bào vẫn làm bẫy và
có nhiều kinh nghiệm làm bẫy giết hổ rất tốt.
+ Sản xuất thủ công nghiệp: Gồm các nghề: đan đồ nan, làm đồ da ngựa, đồ gỗ, dệt vải,…Nghề
làm đồ trang sức thường sản xuất: vịng cổ, vịng tay, nhẫn có hoa văn trên mặt. Dệt vải lanh là
một trong những nghề thủ công truyền thống của người Mông. Bất cứ người phụ nữ Mông nào
đến tuổi trưởng thành cũng phải biết xe lanh thành sợi để dệt vải phục vụ cho cuộc sống hàng
ngày của gia đình.
b. Tập qn ăn uống
Lương thực chính của người Mông là ngô, người H’Mông chế biến thành hai loại một là mèn
mén (dùng thay cơm), hai là làm bánh trong những ngày lễ tết, hội hè. Mèn mén: Là ngô bột
được say nhỏ bằng cối đá, sau đó người H’Mơng sàng xẩy thật sạch rồi cho nước vừa phải để
nhào trộn thật tơi, xốp cho vào chõ để đồ, khi hơi toả đều trên mặt chõ, lại đổ ra nia nhào nước
và cho vào chõ đồ lần thứ hai đun cho tới khi chín. Thức ăn hàng ngày của người Mơng gồm
rau cải, đậu, bí đỏ. Ngày mùa, ngày tết, ngày lễ có thêm thịt gà, thịt dê, thịt lợn hoặc thịt bị.
Bình thường khơng có khách cả nhà người Mơng ngồi ăn chung, nếu có khách thì đàn ơng và
khách ăn trước, phụ nữ, trẻ em ăn sau. Ngồi ra người Mơng cịn có một món ăn trong các
phiên chợ, ngày hội, đó là món thắng cố, là món thịt thái to.
c. Trang phục và trang sức
Trang phục cổ truyền của người phụ nữ H’Mông gồm: váy, áo xẻ ngực, yếm lưng, có tấm
vải che phía trước và vng vải nhỏ che lưng phía sau, thắt lưng, khăn quấn đầu, chân vấn xà
cạp. Váy hình nón cụt, xếp nhiều nếp xoè rộng. Phụ nữ H’Mông trắng mang trang phục váy
trắng, áo xẻ ngực có thêu hoa văn ở cánh tay và yếm lưng. Phụ nữ H’Mông trắng cạo tóc xung
quanh và để chỏm lớn ở đỉnh đầu, quấn khăn vành rộng. Phụ nữ H’Mông Hoa mang trang
phục váy màu chàm, có thêu hoa ở gấu váy. Mặc áo xẻ nách, trên vai và ngực có cạp thêm vải
màu, thêu hình hoa văn con ốc. Nam giới mặc áo xẻ nách và xẻ ngực, thường có 4 túi, cài 4
khuy. Quần ống bó cắt kiểu chân què. Nam giới H’Mơng Sa Pa mặc áo khốc ngồi kép, xẻ
ngực khơng có tay, cổ đứng thiêu hoa văn.
Người H’mơng có những đồ trang sức: khun tai, vịng cổ, vịng tay, nhẫn đồng, nhẫn
bạc, nhẫn vàng. Nếu trên tay có 2 nhẫn là người đó đã có vợ hoặc có chồng. Phụ nữ thích dùng
chiếc ơ màu sắc đẹp, vừa có tác dụng che mưa, che nắng và làm vật trang sức cho mình, tạo nên
nét duyên dáng.
d. Nhà cửa và hình thức cư trú
Nhà ở của người Hmông được xây dựng tương đối thống nhất. Nhà được xây dựng trên
nền đất, gồm 3 gian 2 chái. Gian giữa đặt bàn thờ, hai bên bố trí bếp và buồng ngủ. Buồng ngủ
khơng được bố trí ngang hàng với bàn thờ.
II.1.2.3. Đời sống tinh thần
a. Tơn giáo và tín ngưỡng
Quan niệm vạn vật có hồn (pli) cũng phổ biến trong người Mông. Người và con vật chết đều
biến thành ma (đã hay nềnh), ma lành hay ma ác. Con người có ba hồn ở đỉnh đầu và hai tay.
Người ốm do hồn lìa khỏi thể xác, nên rất kiêng xoa đầu trẻ em. Cũng có nơi người ta quan
niệm hồn trú ngụ ở hai bàn tay, nên trẻ em kiêng chơi hoa và vỗ tay. Do quan niệm người có
hồn nên khi trẻ em sinh được 3 ngày, người ta đốt lửa ở cửa để gọi hồn trẻ. Người có con trai
thờ thần ruộng vườn, người có con gái thờ thần giường để bảo vệ con cái
b. Lễ tết- hội và trị chơi
Đồng bào Mơng thường ăn tết cổ truyền theo lịch riêng của mình, cũng mỗi tháng có 30 ngày
một năm có 12 tháng tính theo âm lịch song đi trước một tháng so với tết Nguyên Đán. Hàng
năm cứ đến cuối tháng 11 âm lịch là đồng bào Mông lại rộn ràng chuẩn bị cho ngày tết của
mình. Đến ngày 30 là người Mơng đón giao thừa. Thời điểm này khơng khí ở bản Mông thật
rộn rã, mỗi buổi chiều các ngày 28, 29 và 30 của tháng 11 âm lịch là tiếng chày giã bánh dày
thình thịch vang khắp cả một vùng rừng núi.
Ngày mồng 1, người Mông tiếp tục cúng tổ tiên bằng thịt con gà mái đã luộc chín và chặt sẵn
trong đêm 30 cùng cơm mới nấu trên chiếc bàn đặt ở giữa gian nhà để mời tổ tiên về ăn tết
cùng với con cháu, gia đình. Đến ngày mồng 2 người Mông không phải làm thủ tục mời cơm
tổ tiên mà chỉ thắp hương, thắp nến và đón tiếp khách gần xa đến chúc tết cùng những ly rượu
nếp thơm lừng với những lời chúc tốt đẹp đầu năm. Sang ngày mồng 3 tết thì tiếp tục cúng tổ
tiên
bằng bánh dày. Ngày mồng 3 sau khi đã cúng tổ tiên xong và tiễn đưa tổ tiên về trời họ mới
được sử dụng hoa quả, rau xanh. Đến đây mọi thủ tục thờ cúng tổ tiên của gia đình trong ngày
tết truyền thống đó kết thúc nhưng ở ngồi trời, trên mọi sân chơi của bản làng, các trò chơi như
thi: tầu tù lu (đánh quay), lảy pao (ném pao), lâu cểnh (đẩy gậy), đua ngựa, leo núi sẽ tiếp tục
diễn ra và sôi động cho đến tận ngày mồng 6, mồng 7 tết.
Nói đến Tết của người Mơng khơng thể qn lễ hội Gầu Tào đi chơi ngồi trời. Đây là một lễ
hội quan trọng nhất với mục đích chính là cầu tự, cầu phúc, cầu sức khoẻ.
Lễ hội Gầu Tào ở người Mông
Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông
c. Văn học nghệ thuật dân gian
Văn học nghệ thuật dân gian người Mông bao gồm truyện cổ, dân ca, múa rất phong phú, phản
ánh khả năng sáng tạo của quần chúng và nhận thức của họ về tự nhiên, xã hội, con người, văn
hoá trong lịch sử dân tộc. Trong văn học dân gian người Mơng, dân ca chiếm vị trí đáng kể.
Dân ca có nhiều loại : cúng ma, tình yêu, cưới xin, làm dâu, mồ côi. Nghe khèn, đàn môi, kèn
lá, người ta hiểu nội dung người thổi diễn đạt. Trong dân ca khơng chỉ có những bài ngắn mà
đã có những tập dài nổi tiếng như Tiếng hát làm dâu (Gầu Ua nhéng – Gâux Uô nhangs), được
các dân tộc anh em biết đến.
Năm nay em phải đi LÀM DÂU xa.
Như con trâu nặng nề đeo ách,
Như thân trâu măng buộc cọc tre ;
Kéo cày từ sớm đến khuya,
Phận làm dâu chẳng có mùa nghỉ ngơi.
Mỗi người Mơng ít nhiều đều biết dân ca cũng như nhiều thanh niên nam nữ biết gảy đàn môi,
thổi kèn lá, thanh niên nam biết thổi khèn. Âm nhạc dân ca Mơng mang tính chất trữ tình phong
phú và chiến đấu mạnh phản ánh sắc nét cái đẹp của vùng cao, cái đẹp tươi sáng của tinh thần
người H’mơng, vì vậy khèn được nhiều người làm công tác âm nhạc quan tâm nghiên cứu,
nâng cao. Dụng cụ âm nhạc người H’mơng độc đáo có những thứ (như kèn lá, đàn môi) giản dị
nhưng lại phát được âm thanh tốt. Động tác múa khèn của người Mông rất phong phú, đa dạng.
d. Phong tục tập quán
d.1. Tục bắt vợ của người Mơng
Là một nét văn hố trong hơn nhân người Mơng. Người con trai sẽ tìm người giúp để bắt cô gái
mà họ “chấm” về làm vợ. Phong tục này đã tồn tại trong công đồng người Mơng như một nét
văn hố đặc sắc. Tục cướp vợ có trong
nhiều dân tộc ít người nước ta, nhưng ở
người Mông tục này được tồn tại lâu hơn
cả. Thanh niên tổ chức đón đường kéo
người con gái về, dù người con gái đó
khơng bằng lịng. Sau khi cướp được hai
hơm nhà trai cho người báo cho nhà gái
biết và bàn việc cưới. Do đó nhiều người
con gái phải lấy những người khơng vừa
ý, vì người con gái đã qua lễ nhập mơn thì
phải lấy người con trai đã kéo mình. Khi
bị cướp bố mẹ không được cứu, cho nên người ta thường nói đẻ con gái chỉ thua người ta. Tuy
nhiên với sự giúp đỡ của bạn, của chị em, người con gái có thể chống lại và có trường hợp họ
đã tự cứu được mình, được người xung quanh khen. Cũng có trường hợp người con gái bị cướp về nhà trai, nhưng quyết khơng lấy người cướp mình vì khơng sợ ma. Cướp vợ nhà trai phải
mất tiền gọi là đền danh dự cho nhà gái. Tục này gây ra nhiều phiền phức cho nên đến nay hầu
như khơng cịn. Hiện nay hiện tượng phổ biến: trai gái yêu nhau, người con trai tổ chức kéo
người con gái về .Trước khi kéo nhà trai đã chuẩn bị sẵn mọi thứ cần thiết cho đám cưới , việc
xảy ra không những do trai gái yêu nhau mà cả cha mẹ cũng đã biết và đồng tình. Nói là kéo
nhưng thực ra chỉ dắt tay một đoạn đường ngắn, rồi người con gái tự theo người con trai về.
d.2. Sinh đẻ
Do xây dựng gia đình sớm, người phụ nữ Mơng chóng có con và đó cũng là điều mong ước
của họ. Người Mông đẻ ngồi. Việc đỡ đẻ do những người thân và làng xóm giúp. Đẻ con trai
rau chơn ở cột chính của nhà, là con gái chôn ở dưới gầm giường.Vừa đẻ ra, đứa bé đựơc tắm
rửa ngay. Sản phụ ăn ngày ba bữa, thức ăn là thịt gà, thịt lợn nạc hay trứng nấu với hạt tiêu. Đến
ngày thứ ba thì làm lễ cúng đặt tên và đeo vịng vía cho con. Tùy từng nơi lễ này được tổ chức
to hay nhỏ, mổ lợn hay bị, hoặc chỉ mổ gà.
d.3. Đám ma
Khi có người chết, người ta mời người đến hát bài mở đường (khúa kê) mặc quần áo rồi đưa
lên cáng treo trước bàn thờ hoặc để trên ghế dài đặt ngang cửa ra vào. ở một số họ tuy xác người chết được để vào quan tài ngay nhưng có thể mở quan tai dễ dàng để xem được mặt người
chết, người ta mang một gà đã chết để nguyên trong lồng ra ngồi, hay đơi cánh gà hoặc con gà
cịn sống đặt trong âu bột ngô rồi cúng với ô giấy và cúng để ở phía đầu người chết.
Trong đám ma người Mông thường dùng khèn trống , họ thổi các bài : ăn buổi chiều, lên ngựa,
ăn buổi sáng, ăn trưa, nhận gia súc bày tỏ nỗi luyến tiếc người sống đối với người chết. Những
lễ viếng có người thổi khèn riêng được coi là long trọng. Người đến viếng thường mang đến
giấy bản, ngô, rượu; người thân mang cả chăn lanh, lợn. Khi mổ súc vật bốn chân người ta đem
sợi lanh buộc từ con vật đến tay người chết . Trong đám ma người Mông không thiếu được lợn,
trâu hay bị làm vật cúng.
d.4. Cúng bái trong gia đình
Ngồi tổ tiên, rất nhiều ma được cúng ở trong nhà.
Xử cá được coi là ma nhà được thờ ở giữa vách gian chính đối diện với chính cửa nhà. Bàn thờ
là tờ giấy bản có dán lơng gà và người ta thường thay nó vào 30 tháng chạp khi ăn tết. Cúng ma
nhà vào dịp tết, ăn cơm mới lúc gia đình có người ốm đau khi sản xuất và chăn ni khơng tốt,
cần trừ tà và cần có sự phù hộ.
Ma cửa cúng vào dịp tết, khi có người ốm đau, chăn nuôi không tốt. Lễ cúng cần gà hay lợn và
trog dịp cúng lớn thường thay miếng vải đỏ ở cửa. Trường hợp mổ lợn thi phải cúng theo cách
chung của cả họ, nhưng nói chung mổ lợn trong nhà , thịt chỉ ăn một bữa, lúc cúng khơng nói
tiếng dân tộc khác.
Bùa đáng hay bón tù dắng (ma lợn ) thờ ở cột chính của nhà, cột tượng trưng cho sự hưng thịnh
gia đình cũng là nơi thờ phụng cha mẹ, tổ tiên. Ma lợn chỉ có chủ gia đình thờ, cúng. Cúng cột
chính của nhà theo quan niệm còn để tạ ơn những người xưa kia đã giúp người Mông qua hoạn
nạn.
II.1.2.4. ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
a. Tổ chức xã hội và gia đình
Đơn vị cư trú của người Mông như Làng ở người kinh, Bản ở người Tày- Nùng- Thái gọi là
Giao. Mồi giao có thể gồm từ một vào nhà cho đến hàng trăm nhà trên một địa điểm hay nhiều
địa điểm. Đặc điểm chung của giao là : Mỗi giao có phạm vi cư trú và đất đai làm ăn riêng. Dân
cư một giao bao gồm nhiều họ và trong đó thường có một họ đơng người hơn, nhưng người ta
vẫn thấy có nhiều giao chỉ có một họ. Mỗi giao có thổ thần chung và quy ước chung có liên
quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, bảo vệ rừng và giúp đỡ lẫn nhau, hàng
năm được kiểm điểm bàn bạc khi cúng thổ thần. Tổ chức xã hội có phạm vi rộng hơn giao gồm
nhiều bản hay nhiều xã, thấy ở một vài nơi gọi là Giồng. Giồng cũng có qui ước chung, cúng
thổ thần; ăn tập thể khi cúng, tuy nhiên người đứng đầu khơng do dân cử mà do một chức dịch
có chức vụ cao nhất địa phương đảm nhiệm.
Người H’Mông cũng quan niệm rằng các dịng họ của mình cùng sinh ra từ một ơng tổ,
tuy ơng tổ đó được gọi khơng thống nhất. Các dịng họ phổ biến trong đồng bào là : Giàng,
Thào, Lù, Vù, Sùng, Mã, Lùng, Hầu, Ly, Vàng, Tẩn, Tráng, Hản, Thèn, Cù. Nhiều tên họ các
dòng họ là tên súc vật, các hiện tượng tự nhiên hoặc gắn với một quan niệm kiêng kị nhất định.
b. Gia đình và hơn nhân
Gia đình ở người Mơng là những gia đình nhỏ, phụ hệ mà tính chất nó được thể hiện trong
nhiều tập tục như trong các dân tộc khác. Người con gái khi về nhà chồng khi đã qua một lễ gọi
là nhập mơn thì được coi thuộc hẳn nhà chồng. Cô dâu ở hẳn nhà chồng sau lễ lại mặt. Nếu
muốn về thăm bố mẹ đẻ phải được nhà chồng đồng ý và bao giờ cũng có chồng cùng đi thì mới
coi là hợp phong tục. Cô dâu là những người làm lụng vất vả trong gia đình, song vẫn bị chê.
Và khi có mối bất hồ xảy ra trong gia đình, cơ dâu cũng chỉ dám lánh tạm sang nhà hàng xóm
ít khi về nhà bố mẹ đẻ, rồi theo sự dàn xếp của bà con mới trở lại nhà chồng. Khi vợ chồng li dị
nhau (hiện tượng ít xảy ra) người con gái không được về ở với bố mẹ đẻ mà đến ở nhà chức
dịch cho đến khi tái giá.
Việc giáo dục con được chú trọng đến nhiều mặt. Người con trai khơng những cần có khả
năng lao động giỏi, có đạo đức tốt mà còn cần biết khấn tổ tiên. Khả năng lao động cũng sớm
phát triển trong thiếu niên Mông. Các em gái chóng biết thêu thùa.
II.1.3. Văn hố người H’Mông qua tác phẩm “VỢ CHỒNG A PHỦ”
a. Về tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Vợ chồng A Phủ nằm trong tập truyện Tấy Bắc (1953) cùng với Cứu đất cứu Mường và
Mường Giơn, là tác phẩm xuất sắc nhất, tác phẩm được tặng giải nhất giải thưởng văn học của
Hội văn nghệ Việt Nam (1954-1955).
Đã có rất nhiều nghiên cứu khá sâu sắc và liên tục về tác phẩm Vợ chồng A Phủ, để tự đó
chúng ta khẳng định rằng: Vợ chồng A Phủ có một giá trị tương đối lâu bền, có bề dày chiều
sâu, có sức gợi lớn. Đến nay tác phẩm vẫn tiếp tục tồn tại một khả năng mở ngỏ, tạo hứng thú,
thôi thúc về một sự tìm kiếm để hiểu biết, để khám phá và sáng tạo. Chính vì thế người viết hi
vọng với đề tài này sẽ đem đến cho tác phẩm hướng tìm hiểu và tiếp cận mới mẻ, kích thích
tâm hồn yêu văn chương tiềm ẩn trong mỗi cá nhân học sinh.
b. Văn hố người H’Mơng qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
b.1. Khái quát về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
Đề tài miền núi là một đề tài đã đem lại nhiều vinh quang cho sự nghiệp sáng tác của nhà
văn Tơ Hồi và mở ra một giai đoạn mới cho văn học viết về miền núi. Bằng vốn hiểu biết của
chính bản thân mình qua những chuyến đi thực tế thâm nhập vào đời sống của đồng bào các
dân tộc miền núi và tài năng văn chương của mình, Tơ Hồi đã tạo nên những tác phẩm vơ
cùng đặc sắc, mang đậm màu sắc dân tộc mà tiêu biểu nhất phải kể đến là truyện “Vợ chồng A
Phủ” của ông. Một cốt truyện không mới: Sự so sánh giữa hai cuộc sống cũ- mới, sự giác ngộ
của quần chúng nhân dân đi theo cách mạng. Nhưng tác phẩm lại để lại trong lòng bạn đọc một
dấu ấn đặc biệt với hình ảnh một cơ Mị, chàng A Phủ, và những phong tục tập quán mang nét
đặc trưng của người miền núi mà nếu xóa bỏ chúng đi tác phẩm sẽ mất hết sức hấp dẫn. Nhãn
quan phong tục của Tơ Hồi đã phát hiện được những sự việc trong cuộc sống sinh hoạt hàng
ngày của quần chúng nhân dân mà không phải nhà văn nào cũng có thể phát hiện ra.
Mở đầu tác phẩm ta đã bắt gặp hình ảnh một cơ Mị mặt lúc nào cũng buồn rười rượi, cúi xuống
không vui. Mị tự coi mình là con trâu, con ngựa trong nhà người. Mị là con dâu nhà thống lí Pá
Tra giàu có nhất vùng nhưng là con dâu gạt nợ. Nàng không bằng được một đứa con ở vì con ở
ít ra cịn có ngày trả hết nợ mà tự do, cịn nàng thì làm dâu gạt nợ, khơng những phải làm nơ lệ
cho nhà người mà đến chết cũng làm ma nhà người. Trước khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá
Tra, Mị là một cơ gái xinh đẹp có tài thổi kèn lá rất hay, được bao nhiêu chàng trai theo đuổi, Mị
cũng đã có người u. Một cơ gái như vậy đáng lẽ cũng đã được nhận một cuộc đời hạnh phúc,
song những hủ tục của người H’Mông đã giết chết hạnh phúc của Mị. Cha mẹ Mị từ hồi cưới
nhau đã vay nhà thống lí Pá Tra để làm lễ cưới, mỗi năm nộp một nương ngô cho nhà thống lí
vậy mà đến khi mẹ Mị mất đi thì tiền nợ vẫn chưa trả xong. Cưới xin của người H’Mơng được
tổ chức rất linh đình và thường vào mùa xn vì người H’Mơng kiêng tổ chức đám cưới vào
những tháng có sấm sét.
Tơ Hồi rất khéo léo đưa những phong tục của người H’Mông vào trong tác phẩm, từ đám cưới
của cha mẹ Mị đến đám cưới của Mị. Tục kéo vợ, bắt vợ, tục cúng trình ma. Có lẽ đó đều là
những phong tục được đặt ra mang ý nghĩa tốt đẹp cho đôi lứa thế nhưng A Sử và người nhà
thống lí Pá Tra dựa vào quyền thế bày ra những hành động ti tiện bắt Mị về ép duyên để gạt nợ,
biến những ngày tháng còn lại của Mị trở thành cơn ác mộng. Tình cảnh của Mị chính là chứng
cớ tố cáo mãnh liệt nhất bọn cường hào cho vay nặng lãi, nạn cho vay nặng lãi khiến cho bao
nhiêu kẻ nghèo phải phụ thuộc, cột chặt số phận vào địa chủ . Làm bao nhiêu năm, chăm chỉ cật
lực cũng không trả hết nợ Mị về nhà thống lí pá Tra làm dâu, thân phận cũng chẳng khác gia
súc là mấy vì ít ra gia súc cịn có lúc được nghỉ gãi chân. Lúc đầu Mị cịn có ý thức phản kháng,
Mị khóc rịng mấy tháng liền, đêm nào cũng khóc, thậm chí cịn định ăn lá ngón tự tử. Vì lịng
hiếu thuận, vì nghĩ đến cha mình đã già, đến chết vẫn không yên, vẫn mang cái nợ lớn trên đầu
Mị mới thôi. Ý thức phản kháng , sức trẻ của Mị đã tiêu tan chỉ vì ý nghĩ: mình đã bị đem trình
ma thì có chết cũng trở thành ma của nhà thống lí Pá Tra, có chết rồi cũng khơng được tự do.
Suy nghĩ lạc hậu, mê tín dị đoan đã trở thành một phần trong tâm linh người dân tộc H’Mơng.
Cũng kể từ đó Mị khơng cịn biết đến ngày tháng, không biết đến đêm ngày nữa. Một cô gái tài
năng tràn đầy sức sống, đẹp cả về tâm hồn lẫn thể chất vậy mà giờ đây chỉ cịn như một cái
bóng ma, một cái xác khơng hồn “lầm lũi như con rùa trong xó cửa”.
Người nơng dân miền núi bị những hủ tục, bị bọn phong kiến tàn ác hủy hoại tự do, bóc lột sức
lao động thậm tệ. A Phủ là một chàng thanh niên khỏe mạnh, cường tráng, chăm chỉ nhưng lại
rất nghèo. Hoàn cảnh của A Phủ là hồn cảnh điển hình của rất nhiều người H’mơng khác:
Nghèo khổ, khơng có ruộng nương, bị bọn quan lang, thống lí bắt chẹt trở thành nơ lệ. Nhiều cô
gái ước ao lấy được A Phủ về nhà. Thế nhưng vì dũng cảm đứng ra đánh nhau với A Sử đến
phá đám chơi tết nên đã bị bắt về làm đứa ở. Tơ Hồi lại đưa ra một tập tục nữa của người dân
tộc H’Mơng đó là tục phạt vạ. Bản chất của việc phạt vạ cũng chính là thỏa mãn cho bọn thống
quản ăn chơi, thói hút xách trưởng giả. A Phủ bị đánh, bị bắt làm việc một cách khơng tình
nguyện song cũng khơng có cách nào phản kháng lại được vì dường như tất cả những chuyện
này là điều hiển nhiên tất yếu, một tập tục đã trở nên quá quen thuộc với tất cả đồng bào
H’Mông rồi. “Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ trả hết nợ thì tao mới
thơi”. A Phủ chính là nhân vật điển hình cho tầng lớp nơng nơ ở vùng cao Tây Bắc.
Mọi chuyện có lẽ sẽ vẫn tiếp diễn như vậy, cuộc đời hai con người ấy sẽ mãi mãi chỉ là thứ tôi
tớ, trâu ngựa cho bọn thống trị, bóc lột nếu như khơng có tiếng sáo đêm tình mùa xuân, tiếng
khèn gọi bạn tình. Phong tục rất đẹp này của người H’mông được biểu hiện qua những câu hát
quen thuộc “Anh ném pao, em không bắt. Em không yêu quả pao rơi rồi”, câu hát bình dị mà
phóng khống thẳng thắn như chính tâm hồn những người dân tộc miền núi Tây Bắc. Tiếng
hát, tiếng sáo có sức lay động mãnh liệt, làm cho sức trẻ, khát vọng yêu đương của Mị sống
dậy, như hoa cỏ mùa xuân nhú mầm xanh sau ngày đông lạnh giá. Mị càng uống rượu, ý thức
về bản thân Mị lại càng dâng cao “Mị còn trẻ lắm” . Cũng chính trong đêm lạnh giá mùa xuân
ấy, giọt nước mắt nóng hổi thương cho chính số phận mình của A Phủ là yếu tố cuối cùng khiến
Mị đưa ra quyết định táo bạo: Cắt dây trói cho A Phủ rồi cùng bỏ trốn. Cũng kể từ đây cuộc đời
của họ bước sang trang mới tươi sáng tốt lành hơn cùng với cách mạng.
“Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi có một nét riêng mà khơng thể lẫn đi đâu bởi vì giọng điệu mà
tác giả sử dụng là giọng điệu tự nhiên, suồng sã, gần với tiếng ăn câu nói hàng ngày của người
dân. Từ những chi tiết nhỏ nhất như cách xưng hơ “tao- mày”, đến cách nói khơng khoa
trương, “xổ toẹt” khơng ẩn ý cầu kì , bác học bởi họ đều là những người nông dân chưa đụng
sách vở, tính tình chân chất. Chủ yếu nhất đó chính là hệ thống những tri thức mà người đọc thu
nhận được về phong tục, tập quán sống của người dân tộc H’Mơng. Tơ Hồi, bằng cảm quan
phong tục của mình đã thể hiện những màu sắc dân tộc vô cùng sinh động của đồng bảo dân
tộc Tây Bắc, nào là: phạt vạ, trình ma,cho vay nặng lãi, cưới hỏi, nối dây, gọi bạn tình, chơi
xn… Chính màu sắc dân tộc này đã làm cho tác phẩm có sức hấp dẫn đặc biệt và sức sống
với thời gian như là một nét đẹp văn hóa dân tộc.
Tơ Hồi được mệnh danh là nhà văn của phong tục. Ơng có một nhãn quan phong tục đặc biệt
nhạy bén và sắc sảo. Những phong tục bao đời nay của dân tộc ta vốn đã rất phong phú và độc
đáo nhưng khi vào tác phẩm của Tơ Hồi, nó lại được miêu tả sinh động và lơi cuốn bội phần.
Có thể nói, dù viết về những người dân ngoại thành Hà Nội, về đồng bào miền núi cao Tây Bắc
hay về loài vật, Tơ Hồi cũng khéo léo đưa vào đó những phong tục, tập quán quen thuộc của
con người Việt Nam. Ở đây, xin đi sâu phân tích nhãn quan phong tục của Tơ Hồi trong tác
phẩm tiêu biểu của ơng: Vợ chồng A Phủ.
Vợ chồng A Phủ là tác phẩm tiêu biểu nhất của Tơ Hồi viết về đề tài miền núi. Mảng sáng tác
về đề tài này được coi là một “đặc sản” của ông. Căn cứ vào số lượng tác phẩm và hành trình
sáng tác, có thể coi Tơ Hồi là nhà văn viết nhiều nhất, thủy chung nhất với đề tài miền núi.
Chính những năm tháng thâm nhập thực tế vùng núi cao Tây Bắc đã giúp Tơ Hồi có một vốn
sống phong phú và sâu sắc về cuộc sống và con người đồng bào các dân tộc vùng đất này.Bởi
vậy, đọc Vợ chồng A Phủ, ngoài bức tranh hiện thực về đời sống xã hội, người đọc còn bị thu
hút bởi những trang miêu tả phong tục sinh hoạt với màu sắc dân tộc đậm đà, với những chi tiết
độc đáo, sinh động của một cây bút có óc quan sát thơng minh, tinh tế.
b.2. Về văn hố người Mơng qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
b.2.1. Tục cho vay nặng lãi
Tục cho vay nặng lãi ở miền núi thời phong kiến được thể hiện tập trung ở nhân vật Mị. Số
phận của Mị tiêu biểu cho số phận người phụ nữ H’mông nghèo ngày trước: có đầy đủ phẩm
chất để được sống hạnh phúc: Mị là bơng hoa của núi rừng Tây Bắc, Mị có tài thổi sáo, Mị có
người yêu,… nhưng lại bị đọa đày trong kiếp sống nơ lệ.
Đi tìm ngun nhân cho số phận bất hạnh của cơ Mị, người đọc có dịp hiểu về tục cho vay
nặng lãi – nỗi lo sợ hãi hùng của biết bao số phận người lao động nghèo khổ miền núi trước
Cách mạng. Ngày xưa, bố mẹ Mị lấy nhau khơng có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố
của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm phải đem nộp lãi một nương ngô. Rồi đến khi mẹ Mị
chết, bố Mị đã già mà món nợ ấy vẫn như một sợi dây oan nghiệt: “Chao ôi! Thế là cha mẹ ăn
bạc của nhà giàu từ kiếp trước, đến bây giờ người ta bắt con trừ nợ, không thể làm khác được
rồi”. Mị muốn được làm chủ cuộc đời bằng sức lao động của chính mình: “Con nay đã biết
cuốc nương, làm ngơ, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà
giàu”. Nhưng đâu có được! Tục cho vay nặng lãi đã trói Mị vào món nợ truyền kiếp. Từ đây,
Mị phải sống cuộc đời của người con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Định mệnh bi thảm đã
giáng xuống cuộc đời người thiếu nữ ấy, buộc chặt cô vào số phận nô lệ không có lối thốt.
b.2.2. Tục cướp vợ trình ma
"Bản Mèo ánh trăng sáng
Tay dắt cương giấu con ngựa dưới sàn
Chàng trai người Mơng vắt em u
ngang lưng ngựa đó
Ngựa mang thiên thần lên đỉnh núi".
Những câu hát trong ca khúc “Cướp vợ”
của ban nhạc Ngũ Cung đã phần nào nói
lên phong tục cưới hỏi rất đặc sắc của người H’Mông. Trai gái H’Mông yêu nhau, chàng trai
thỏa thuận với người yêu tổ chức cuộc “cướp” mang người con gái về nhà mình. Sau đó mới
đến trình nhà vợ. Thường mùa xn ăn tết, con trai hay đi “cướp vợ”. Đây là phong tục thanh
niên rất thích và bây giờ vẫn cịn.
Mị là cô gái đẹp, thổi kèn hay, nhiều người mê Mị “trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng
Mị”.
Tết năm ấy, Mị bị A Sử - con trai thống lí Pá
dụng tục này cướp cơ về làm vợ. Xót xa
cưới Mị vì tình yêu, hắn và người nhà hắn
duyên để gạt nợ: “Họ nhốt Mị vào buồng.
tiếng nhạc sinh tiền cúng ma đương rập rờn
bút hiện thực tỉnh táo của Tơ Hồi đã phanh
bóc lột giai cấp được ẩn sau những phong
Mị tiếng là con dâu nhưng thực chất chỉ như
lệ người ta không phải mua mà lại tha hồ được bóc lột, hành hạ.
Tra đánh lừa, lợi
thay, hắn đâu
bắt Mị về ép
Ngồi vách kia,
nhảy múa”. Ngịi
phui bản chất
tục tập quán. Cô
một nô lệ, thứ nô
Ý thức phản kháng của Mị cũng dần tiêu tan chỉ vì ý nghĩ : mình đã bị đem trình ma thì có chết
cũng trở thành ma nhà thống lí, chết cũng không được tự do. Hủ tục đã giết chết hạnh phúc của
Mị. Suy nghĩ lạc hậu, mê tín dị đoan – một phần trong tâm linh người dân tộc H’Mông cũng là
một phần nguyên nhân khiến cuộc đời Mị rơi vào bi kịch. Tình cảnh của Mị là chứng cớ tố cáo
mãnh liệt nhất bọn cường hào cho vay nặng lãi. Vợ chồng A Phủ chính là bản cáo trạng hùng
hồn về những nối thống khổ của người phụ nữ miền núi – những người vừa phải chịu gánh
nặng của chế độ phong kiến, vừa bị trói chặt trong xiềng xích của thần quyền.
b.2.3. Tục xử kiện, phạt vạ, trình ma người vay nợ
Sự xuất hiện của nhân vật A Phủ cũng góp phần thể hiện nhãn quan phong tục của Tơ Hồi. A
Phủ có số phận bất hạnh, mồ côi cả cha lẫn mẹ, suốt đời làm thuê làm mướn. Anh nghèo đến
nỗi không thể nào lấy được vợ và cũng khơng có nổi cái vịng bạc để đi chơi tết như bao chàng
trai H’mơng khác. Chính những hủ tục “phép rượu”, “phép làng” và tục cưới xin nên A Phủ
trở thành tứ cố vô thân, không sao lấy được vợ.
Ngày tết, A Phủ rủ bạn đi chơi đánh pao. A Sử đến phá đám bị A Phủ đánh. Cũng vì thế, A Phủ
bị trói mang đến nhà Pá Tra. Bằng ngòi bút miêu tả phong tục bậc thầy, Tơ Hồi đã tái hiện
sống động một cuộc xử kiện quái lạ, từ đó vạch trần cách áp bức dã man, trắng trợn kiểu trung
cổ của bọn thống lí miền núi. Cuộc xử kiện diễn ra trong khơng gian của màu khói thuốc phiện
“xanh như khói bếp”, của mùi khói thuốc phiện ngào ngạt. Những kẻ tham gia vào bộ máy xử
kiện thì “nằm dài cả bên khay đèn”. Cứ hút xong một đợt thuốc phiện, Pá Tra lại ra lệnh, trai
làng lại thay nhau lạy tên thống lí lia lịa rồi xơng ra đánh A Phủ. Như vậy, cuộc xử kiện quái
đản này thực chất chỉ là một cuộc tra tấn người dã man của bọn chúa đất – những con nghiện:
“suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút”. Cuối cùng, người
con trai tự do của núi rừng như A Phủ cũng khơng thốt khỏi nanh vuốt của lũ chúa đất. Từ đây,
anh vĩnh viễn trở thành nô lệ cho nhà Pá Tra: “Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu
một trăm bạc trắng… Bao giờ có tiền giả thì tao cho mày về, chưa có tiền giả thì tao bắt mày ở
làm con trâu, con ngựa cho nhà tao. Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ
hết nợ tao mới thôi”. Như vậy, bản chất của phạt vạ ở đây chỉ là để thỏa mãn cho bọn thống
quản ăn chơi, hút xách.
Bằng nhãn quan phong tục sắc sảo, Tơ Hồi đã giúp người đọc hiểu thêm về những tục lệ kì
quái, dã man của bọn chúa đất, chúa rừng trước kia. Câu chuyện về A Phủ - người nô lệ gạt nợ
đã bổ sung cho câu chuyện về Mị - người con dâu gạt nợ để làm hoàn chỉnh bản án về tội ác
của bọn thống trị phong kiến đối với những người lao động lương thiện ở miền núi trước Cách
mạng.
b.2.4. Những ngày tết vùng cao, đêm tình mùa xuân
Với vốn hiểu biết phong phú, khả năng quan sát sắc sảo và năng lực dựng người, dựng cảnh
tinh tế, tác giả đã phác họa được những bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng, miêu
tả sinh động nhiều phong tục độc đáo của người H’Mông.
Tết của người vùng cao không giống tết ở miền xuôi. Người H'Mông ăn tết khi ngơ lúa đã gặt
xong, mùa xn có niềm vui thu hoạch mùa màng. Cho nên cái tết năm ấy đến Hồng Ngài giữa
lúc "gió và rét rất dữ dội" nhưng cũng không ngăn được niềm vui đang trỗi dậy trong tâm hồn
những người dân ở đây, đặc biệt là ở những đôi trai gái yêu nhau.
Tơ Hồi đã đặc tả khơng khí ngày tết với những từ ngữ giàu chất tạo hình, qua đó hiện lên bức
tranh ngày tết miền núi tràn ngập màu sắc và âm thanh: "Trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc
váy hoa đã đem ra phơi trên những mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ [...] Đám trẻ đợi tết,
chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà". Ông cũng đặc biệt chú trọng đến những phong tục
lạ, ngộ nghĩnh qua con mắt tị mị, hóm hỉnh của mình: "Trai gái kéo nhau lên núi chơi. Đi chơi
trên núi từng đồn", "Các chị Mèo đỏ, váy thêu, áo khốc, khăn hoa chùm rực rỡ. Các chị Mèo
trắng chít khăn xếp phẳng lì, tóc mai cạo xanh nhẵn".
Khi viết về những ngày tết ở Hồng Ngài, nhà
văn Tơ Hồi cũng rất chú ý miêu tả tiếng sáo.
Sáo H’Mơng có khả năng diễn tả ngơn ngữ
của người H’Mơng, thay họ nói lên tình cảm
trong lịng:" Anh ném pao, em khơng bắt. Em
khơng yêu, quả pao rơi rồi". Đó là phương
tiện giao duyên hữu hiệu của các chàng trai
đối với con gái trong bản làng. Trong "Vợ
chồng A Phủ", ngịi bút Tơ Hồi cũng tỏ ra rất
thành công khi lột tả được nét đặc trưng, lột tả
được "cái hồn" của tiếng sáo: "Ngoài đầu núi
lấp ló đã có tiếng ai thổi sao rủ bạn đi chơi",
"Tiếng sáo réo rắt suốt đêm ngoài đầu núi
tranh". Tiếng sáo cịn là cách tỏ tình đặc biệt của người con trai miền núi: "Suốt đêm, con trai
đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách".
Thời gian cứ tiếp nối, những ngày tết vùng cao và đêm tình mùa xuân của ngày xưa và ngày
sau dường như vẫn thế. Tiếng sáo gọi bạn tình vượt qua thời gian, tồn tại vĩnh hằng trong trái
tim biết bao chàng trai cô gái miền sơn cước.
Mị là cô gái trẻ đẹp là bông hoa ngát hương của núi rừng Tây Bắc. Mị không chỉ yêu lao động
"biết cuốc nương làm ngơ". Mị giàu lịng tự trọng và hiếu thảo với cha già, mà Mị còn tài hoa
với điệu sáo làm say mê biết bao nhiêu chàng trai "ngày đêm thổi sáo đi theo Mị". Đó chính là
vẻ đẹp về nhân cách và phẩm giá của người con gái với vẻ đẹp trong ngần thánh thiện như loài
hoa ban thơm ngát giữa rừng. Nhưng có ngờ đâu sự hiểm độc của chính sách cho vay nặng lãi
của bọn thổ ty phong kiến miền núi như một sợi dây oan nghiệt siết chặt lấy cuộc đời Mị.
Nhưng bằng cảm quan nhân đạo và tấm lòng yêu thương đồng cảm với số phận con người, Tơ
Hồi đã mang đến cho người đọc những thước phim quay chậm về sự bừng lên của một sức
sống tiềm tàng, mãnh liệt đang âm ỉ cháy trong con người Mị. Bên ngồi là một cơ Mị lầm lũi
như cái bóng, như đã chết nhưng bên trong lại ẩn chứa lịng ham sống. Vơ tình cơn gió của đêm
tình mùa xuân đã làm hồi sinh con người Mị, thức dậy cả một kí ức tươi đẹp và trỗi dậy một
sức sống, lòng ham sống đến cuồng nhiệt.
Mùa xuân ở Hồng Ngài rộn rã âm thanh và màu sắc và chắc chắn không thể thiếu được "tiếng
sáo gọi bạn u lửng lơ bay ngồi đường". Chính những hình ảnh và âm thanh ấy như một cơn
gió thổi tung đám tàn tro đang vây quanh cuộc đời Mị. Đặc biệt qua nghệ thuật trần thuật và
miêu tả đặc sắc, Tơ Hồi đã mang đến cho người đọc một linh hồn đang cựa quậy hồi sinh đằng
sau lớp xác giá băng. Chính tiếng sáo đã tác động đến Mị, góp phần thức tỉnh một tâm hồn
nguội lạnh. Tiếng sáo như sợi dây vơ hình nối mị với quá khứ và hiện tại làm sống dậy trong
Mị một kí ức tươi đẹp. Nói đúng hơn nó đánh thức cái tài hoa trong Mị. Mị thổi sáo hay, thổi lá
giỏi có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Quá khứ đẹp nhưng đối lập với
một hiện tại buồn mênh mang. Mị ngồi nhẩm thầm lời của người đang thổi sáo:
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta chưa có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu
Con người “ngày càng khơng nói, lùi lũi như con rùa ni trong xó cửa” ấy bây giờ đã hát,
không lớn tiếng, chỉ nhẩm thầm thôi, nhưng ta thấy tiếng sáo làm Mị mạnh mẽ hơn trong ngày
Tết, Mị thoát khỏi cái lớp xác vơ hồn ấy bằng một hành: Mị tìm đến rượu, nhưng khơng phải để
tìm vui mà là để giải sầu: Rượu và tiếng sáo chính là chất men say đánh thức phần đời đã mất
của Mị, giờ đây Mị không còn lặng câm nữa mà đã hồi sinh. Mị đang sống về ngày trước và
khơng gì có thể ngăn được niềm vui sướng của Mị "lòng Mị đột nhiên vui sướng như những
đêm tết ngày trước". Cịn gì hạnh phúc bằng khi mình tìm lại được chính mình ? Tơ Hoài đã
thâm nhập vào mê cung tâm trạng của người phụ nữ này và bằng lịng cảm thơng u thương
sâu sắc, nhà văn đã làm người đọc thực sự xúc động trước những biến đổi về tâm lý của Mị.
Con rùa ni trong xó cửa ấy đã khơng cịn lùi lũi nữa rồi. Nó đã phá vỡ cái bức tường vơ cảm
kia để khát khao tìm ra thiên đường mùa xuân của tuổi trẻ, của hạnh phúc. Mị nhận thức được
chính mình, đó chính là ý thức về tuổi trẻ. Mị thấy mình cịn trẻ "Mị trẻ lắm. Mị hãy còn trẻ. Mị
muốn đi chơi".. Khi mà tiếng sáo gọi bạn yêu ngoài kia đang réo gọi, khi mà cả thiên đường
hạnh phúc của mùa xn phía sau ơ cửa nhỏ kia đang nồng nàn, thôi thúc trái tim Mị. Mị không
thể ngồi yên được nữa. Mị phải đứng dậy thôi! Mị hành động trong lặng lẽ. Lặng lẽ nhưng
mãnh liệt. Mị đã thắp lên ngọn đèn trong căn phòng u ám, đặc cóng muộn phiền. Ngọn đèn như
xua tan đi tất cả cái bóng tối u ám đang bao quanh cuộc đời Mị. Ngọn đèn thắp sáng tâm hồn
Mị, đốt cháy cả nỗi khát khao vượt ra khỏi bức tường địa ngục để đến với thế giới ngoài kia
đang dập dìu tiếng sáo. Tơ Hồi đã diễn tả thật sâu sắc cái khát vọng cháy bỏng ấy của Mị bằng
một đoạn văn ngắn nhưng giàu nỗi cảm thông chia sẻ. Câu văn ngắn, nhịp gấp thể hiện sự trỗi
dậy mãnh liệt của nhân vật "Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách".
Mị hành động thản nhiên, dù Mị biết A Sử đang hiện diện trong căn buồng của Mị. Nhưng Mị
không sợ, bóng ma thần quyền đã khơng thể nào làm gì được Mị nữa rồi.
Nhưng đớn đau thay, sự độc ác tàn nhẫn của giai cấp thống trị miền núi đã dập tắt đi cái khát
vọng và sự trỗi dậy đó của Mị. A Sử đã nhẫn tâm trói Mị bằng một thúng sợi đay, tóc Mị xõa
xuống hắn cuốn ln tóc Mị lên cột làm cho Mị khơng cúi không nghiêng đầu được nữa.
Nhưng lúc này đây, Mị đâu còn sống bằng thể xác nữa mà Mị đang thực sự đang sống bằng
tâm hồn. A Sử trói được thể xác của Mị nhưng khơng thể nào trói được tâm hồn của Mị. Bởi
tâm hồn Mị đã vượt ra khỏi cái lỗ vuông bằng bàn tay kia để sống cùng đêm tình của tuổi trẻ.
Thể xác Mị nằm đây, giữa bốn bức tường câm lặng, trong lằn dây trói, nhưng hồn Mị đang "đi
theo những cuộc chơi những đám chơi". Tâm hồn Mị ngập đầy tiếng sáo, ăm ắp những kỷ
niệm đẹp tươi. Có lúc tiếng sáo nhập cả vào hồn Mị làm Mị bừng lên như ngọn lửa gặp cơn gió
lớn "Mị vùng bước đi". Hành động này cho thấy Mị khơng hề biết mình đang bị trói (hoặc có
thể biết bị trói nhưng đã qn vì sức sống của tâm hồn lớn hơn nỗi đau thể xác). Nhưng rồi "tay
chân đau không cựa được" lại đưa Mị về với hiện thực cay đắng "Mị thổn thức nghĩ mình
khơng bằng con ngựa". Nhưng sức sống ấy vẫn âm ỉ cháy dù đau đớn, tủi nhục. Suốt đêm, Mị
lúc mê lúc tỉnh. Lúc mê thì sống trong "hơi rượu tỏa" cùng tiếng sáo mênh mang gọi bạn tình.
Lúc tỉnh thì "nồng nàn tha thiết nhớ".
Trong Vợ chồng A Phủ, với biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục xã hội, Tơ Hồi đã tạo
dựng được một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, một không gian nghệ thuật mang
đậm màu sắc dân tộc độc đáo ở vùng cao Tây Bắc. Thơng qua tác phẩm, người đọc có thêm
những tri thức bổ ích về đời sống, phong tục tập qn của dân tộc H'Mơng đó là tục cho vay
nặng lãi; tục cướp vợ trình ma; tục xử kiện, phạt vạ, trình ma người vay nợ... Tất cả được Tơ
Hồi miêu tả với những tìm tịi, khám phá sâu sắc, không phải bằng kiến thức dân tộc học khô
khan mà là qua nhãn quan phong tục vô cùng độc đáo và những trang viết thấm đẫm tình
người.
II.2. THỰC TRẠNG
a. Thuận lợi – khó khăn:
- Thuận lợi:
+ Hầu hết em học sinh đều yêu thích tác phẩm Vợ chồng A Phủ, bởi vì tác phẩm khơng chỉ
miêu tả cuộc đời cơ Mị với những bất hạnh mà cịn đem lại cho người học có thêm những tri
thức bổ ích về bản sắc văn hoá, đời sống, phong tục tập quán của dân tộc H’Mơng. Từ đó các
em nắm vững được bản sắc văn hoá đa dạng và phong phú của dân tộc mình.
+ Hiện nay số lượng học sinh dân tộc thiểu số ở phía Bắc đã được đến trường với số lượng
đơng đảo. Và được Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương, nhà trường và gia đình quan tâm,
chăm sóc và được đến trường đầy đủ. Và nhìn chung các em vẫn giữ được bản sắc văn hoá của
dân tộc mình như nói tiếng, mặc trang phục, đón lễ tết,…của dân tộc mình.
Nhưng bên cạnh những mặt thuận lợi đó thì cũng có những mặt khó khăn như:
- Khó khăn:
+ Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc ở nhiều nơi còn nghèo nàn, khó
khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới. Sự xâm nhập của nền văn hóa bên ngồi từ
nhiều luồng đã tấn cơng vào nền văn hóa dân tộc vốn đã yếu sức đề kháng. Lứa tuổi thanh niên
chưa ý thức đầy đủ về nền văn hóa dân tộc của mình nên dễ tiếp thu văn hóa bên ngồi khơng
có sự chọn lọc, quay lưng lại với những sinh hoạt văn hóa dân tộc.
+ Việc kế thừa, phát huy nền văn hóa của các dân tộc thiểu số trong tỉnh mặc dù đã có nhiều cố
gắng nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Công tác quản lý còn bộc lộ nhiều
yếu kém, thiếu những giải pháp khả thi, chưa có được những mơ hình, những phương thức tổ
chức sinh hoạt văn hóa thực sự hiệu quả ở cơ sở. Các sinh hoạt lễ hội, văn nghệ dân gian nhiều
lúc cịn mang tính hình thức và việc biến nó thành những sinh hoạt bổ ích, lành mạnh có tính
thường xun và tính xã hội cịn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong khâu tổ chức.
+ Thiếu những cơng trình nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn cho các mục tiêu giữ gìn và
phát huy vốn văn hóa, văn nghệ dân gian vào đời sống xã hội. Những sáng tác, những tác
phẩm, những cơng trình nghệ thuật, những tài năng lớn thừa kế và nâng cao được các giá trị
văn hóa truyền thống dân tộc để có thể tạo được sức lôi cuốn hấp dẫn công chúng vào các sinh
hoạt văn hóa truyền thống cịn hạn chế.
+ Giới trẻ ngày nay chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, hay có xu hướng vọng ngoại, ngày càng xa rời những giá trị truyền thống. Các
em học sinh thường chăm chú vào những chiếc điện thoại thông minh, chơi facebook, xem
phim, xem ca nhạc…
+ Đồng thời các em cũng khơng cịn quan tâm đến các vấn đề lịch sử nữa. Có nhiều vấn đề,
thơng tin thu hút các em hơn.
Chính vì thế mà các em khi được hỏi về văn hóa của dân tộc mình thì đa số đều khơng trả
lời được. Hoặc là có biết nhưng con số đó là rất ít. Thử hỏi liệu các em có hiểu gì về bản sắc của
cá dân tộc anh em ?
b. Thành cơng – hạn chế:
-
Thành cơng:
Trong việc nghiên cứu văn hóa của người Mông nhằm giới thiệu cho các em học sinh phổ
thơng thì tơi thấy rằng:
+ Việc giảng dạy tác phẩm Vợ chồng A Phủ trong chương trình Ngữ văn 12 – Tập II, thì
các giáo viên khơng chỉ chú trong nội dung quan trọng như: Phân tích nhân vật Mị; Phân tích
nhân vật A Phủ, Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực,...mà cịn chú trọng việc tìm hiểu về bản
sắc văn hố của người Mơng. Từ đó qua tác phẩm, các em đều hiểu về bản sắc văn hoá của các
dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
+ Về phía nhà trường và đội ngũ giáo viên: quan tâm giúp đỡ các em học sinh, đặc biệt các
em học sinh dân tộc thiểu số có mơi trường học tập một cách tốt nhất. Bên cạnh đó Trường
Trung học phổ thông Trường Chinh là một trường với tuổi đời còn trẻ cùng với đội ngũ giáo
viên trẻ, năng nổ, nhiệt tình với cơng tác giảng dạy, tích cực tham gia các hoạt động cùng học
sinh. Chính những điều đó đã làm cho các em mạnh dạn hơn tham gia vào các hoạt động
phong trào văn hóa văn nghệ. Từ đó, các em dễ dàng thể hiện các nét văn hóa đặc trưng của
dân tộc mình một cách nhiệt tình sơi nổi.
+ Về chính quyền địa phương: đã tạo điều kiện để những em học sinh dân tộc thiểu số nói
chung và dân tộc H’Mơng nói riêng có hồn cảnh khó khăn có thể đến lớp như: tặng gạo, quần
áo, miễn giảm các khoản đóng góp cho các em....
-
Hạn chế:
Bên cạnh những thành cơng thì q trình nghiên cứu cịn gặp một số mặt hạn chế, đó là:
+ Nhiều em học sinh là người dân tộc thiểu số là người Mông nhưng do di cư vào DakLăk
nên đã khơng giữ được bản sắc văn hố của dân tộc mình, thậm chí các em cịn khơng biết gì về
phong tục của mình và cịn e dè khi tiếp xúc với bạn bè thầy, cô giáo...
+ Các em e ngại nghĩ mình là đồng bào chính vì thế mà khơng dám thể hiện năng lực cũng
như giấu kín những nét văn hóa của dân tộc mình. Khơng dám thể hiện cho bạn bè thầy cô
được biết đến.
+ Và trường đóng trên địa bàn có nhiều bn thuộc bn khó khăn nên khơng thuận lợi
cho việc các em tham gia học tập. Chính vì thế mà có nhiều gia đình đã để con em ở nhà phụ
giúp làm nương rẫy, làm kinh tế....
c. Mặt mạnh – mặt yếu
- Mặt mạnh:
+ Các em học sinh dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc H’Mơng nói riêng đã nhiệt tình
tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi do Đoàn trường, lớp tổ chức. Nhờ các yếu tố đó
mà các em đã giới thiệu được các nét văn hóa của dân tộc mình cho bạn bè được biết như thông
qua các điệu múa xoè, múa ô, các bài hát đặc sắc mang đặc trưng của mảnh đất Tây Bắc.
- Mặt yếu:
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu cũng còn gặp một số hạn chế:
+ Nhiều em học sinh cịn chưa tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường, Đoàn
trường, lớp tổ chức.
+ Một số học sinh khơng chú ý đến bản sắc văn hố của dân tộc mình.
+ Một số giáo viên khi dạy tác phẩm Vợ chồng A Phủ đã không nhấn mạnh về nhưng nét
văn hố, phong tục tập qn của đồng bào H’Mơng.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
- Những nguyên nhân chính dẫn đến việc văn hóa truyền thống bị mai một trong
thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh đồng bào:
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển vượt bậc của
khoa học kĩ thuật, nền văn minh hiện đại với sự xuất hiện của máy thu hình với nhiều hình thức
giải trí mới lạ như băng, đĩa nhạc, máy vi tính… đã thu hút phần lớn sự chú ý của giới trẻ. Điều
này đã nói lên một thực trạng mới đang và đã xảy ra trong phần lớn quần chúng nhân dân. Họ ít
quan tâm đến văn hóa truyền thống của cộng đồng.
Thế hệ trẻ ngày nay khơng cịn u thích các loại hình nghệ thuật ngày xưa nữa.
Đồng thời do công việc làm ăn bộn bề khiến cho người dân quên lãng những nét văn hóa
truyền thống. Đối với tất cả dân tộc nào cũng vậy, các em học sinh thường rụt rè, không tự tin
thể hiện khả năng của bản thân. Hay chúng ta thấy rõ nhất, đó là trên trang phục của người
đồng bào bây giờ cũng có sự thay đổi theo hướng hiện đại hóa: họ ít khi mặc đồ truyền thống
nữa, mà thay vào đó là những bộ đồ hiện đại hơn, phù hợp với điều kiện sống mới.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
Từ những thực trạng đã đưa ra chúng tôi thấy rằng cần phải có biện pháp lý để nhằm đưa
ra, giới thiệu những nét văn hóa truyền thống cho các em học sinh vừa ơn lại, khắc sâu hơn về
văn hóa của các dân tộc anh em. Để các em có điều kiện học tập, học hỏi, tiếp thu những cái
hay, cái đặc sắc về văn hố của dân tộc mình.
Điều đầu tiên là cần phải có sự trợ giúp từ phía gia đình, cộng đồng nơi các em sinh sống.
Họ cần tạo điều kiện để các em có thể tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, tham gia vào
các hoạt động của địa phương, của đồn thể, từ đó có thể làm cho các em học sinh người Mông
năng động, tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh. Bên cạnh đó cần có
sự nỗ lực từ chính bản thân các em. Nếu các em khơng chịu tham gia vào các hoạt động chung
thì cũng rất khó khăn cho việc giới thiệu văn hóa của dân tộc mình.
Trên đây là một số những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc mai một văn hóa, bên cạnh
những nguyên nhân này thì có rất nhiều những ngun khác nữa. Từ những phân tích trên, ta
thấy được khá rõ hơn về những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự mai một các nét văn hóa, từ đó
ta đưa ra một số biện pháp để khắc phục những hạn chế trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc.
II.3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN
TỘC.
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Việc đưa ra giải pháp, biện pháp khắc phục nhằm giúp cho học sinh có thể giới thiệu văn
hóa của dân tộc mình trước bạn bè thầy cơ. Đồng thời các em học sinh khác có thể hiểu biết về
những bản săc văn hoá của các dân tộc anh em trong đất nước Việt Nam.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Trên sở mong muốn bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc cũng như
đường lối phát triển của Đảng và nhà nước ta, thì chính quyền địa phương cũng như các cấp
ban ngành, cùng với nhà trường cần phải có những biện pháp tích cực để lưu giữ những nét văn
hóa truyền thống văn hóa của người Mơng. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất như
sau:
Chính quyền địa phương cần có những đợt tun truyền sâu rộng trong quần chúng về
tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Trong những buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt cộng đồng nên ưu tiên những
thể loại thuộc về truyền thống.
Để thuận lợi cho việc lưu truyền thì các ban ngành đồn thể phải có sự quan tâm đặc biệt,
tạo điều kiện tốt nhất cho họ cơ hội để thể hiện. Và biện pháp thiết thực nhất là hỗ trợ về kinh
phí, đảm bảo đời sống kinh tế cho họ.
Đồng thời về phía nhà trường, các thầy cơ giáo nên thường xuyên tạo ra những sân chơi
bổ ích, lành mạnh cho các em học sinh người Mơng có điều kiện thể hiện tài năng và vốn hiểu
biết của các em một cách tự tin hơn.
Đặc biệt thông qua các tác phẩm trên lớp, các giáo viên cần ôn lại những giá trị văn hoá
truyền thống của các dân tộc. Từ đó các em học sinh nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói
riêng vừa có thể hiểu biết về văn hoá của dân tộc anh em vừa nhớ lại truyền thống văn hố của
dân tộc mình.
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp:
Để thực hiện được giải pháp đưa ra trong quá trình giảng dạy, giáo dục các em chúng tôi
thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ để cho tất cả em học sinh thể hiện
khả năng của mình. Trong các hoạt động này các em sẽ giới thiệu về dân tộc mình, và có thể
thực hiện những lời ca điệu múa truyền thống của dân tộc.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Giữa các giải pháp đưa ra ở trên có sự kết hợp giữa gia đình, cộng đồng, nhà trường và xã
hội. Trong đó mơi trường gia đình, cộng đồng nơi các em sinh sống tạo điều kiện cho các em
tham gia vào các hoạt động của cộng đồng nhiều hơn để có thể hiểu sâu hơn về văn hóa của
dân tộc mình. Cịn về phía nhà trường, chúng tơi cũng tích cực tạo các điều kiện thuận lợi để
các em có thể học tập, phát huy năng lực của bản thân, tích cực giới thiệu, giao lưu văn hóa với
các dân tộc bạn.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của đề tài nghiên cứu:
Thơng qua q trình nghiên cứu, chúng tơi đã tìm hiểu được những mặt mạnh, mặt yếu
của học sinh đồng bào các dân tộc thiểu số. Để từ đó đưa ra được các biện pháp nhằm lưu giữ,
bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
II.4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ KHOA HỌC CỦA
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình tìm hiểu cùng với giảng dạy cho các em học sinh, chúng tôi đã thu được những
kết quả như sau:
Thứ nhất, qua bài học các em có thể giới thiệu được nét cơ bản về văn hóa của dân tộc mình.
Thứ hai, các em tự tin, sáng tạo trong các hoạt động tham gia ngoại khóa ở trường như văn hóa
văn nghệ, thể dục thể thao. Mạnh dạn giới thiệu các điệu múa, lời ca, bản sắc văn hóa dân tộc
mình cho bạn bè được biết. Bên cạnh đó, các em có tham gia lớp học nghề nấu ăn, các em đã
đưa vào trong thực đơn những món ăn đặc sắc của dân tộc mình.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. KẾT LUẬN
Với đề tài nghiên cứu này đã cho ta thấy được những nét văn hóa truyền thống của đồng
bào các dân tộc nói chung và văn hóa của người H’mơng nói riêng. Từ đó chúng ta đưa ra các
biện pháp cơ bản nhất để giúp bảo tồn, phát triển và lưu giữ chúng để chúng mãi trường tồn
trong lòng dân tộc.
Giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa trong cuộc sống hàng ngày của các dân tộc. Biết
thêm về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mai một văn hóa ngày càng rõ nét trong quần
chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ - mầm non tương lai của đất nước.
III.2. KIẾN NGHỊ
Từ thực tế đó chúng tơi mạnh dạn đề xuất:
Những nét độc đáo trong phong tục truyền thống của người H’mông vốn văn hóa tiêu biểu
q giá, đặc sắc của đồng bào Mơng. Để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đó trước tiên
cần phải thúc đẩy nó phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên
trong điều kiện sống ngày nay thì các cấp chính quyền có vai trị rất quan trọng trong việc khơi
dậy ở họ việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Để kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc thì chúng ta cần phải xây dựng đội ngũ cán
bộ dân tộc thiểu số nhiệt tình, có trình độ văn hóa, có chun mơn nghiệp vụ, am hiểu phong
tục tập quán, nghi lễ của dân tộc mình, đồng thời phải có bản lĩnh chính trị vững vàng để đủ sức
thuyết phục đồng bào mình biết tơn trọng những gái trị văn hóa đích thực của dân tộc mình.
Mỗi cộng đồng người có phong tục tập qn khác nhau vì vậy trong thực tế khơng phải tất
cả các dân tộc anh em trên đất nước Việt đều có thể hiểu hết được phong tục tập quán của nhau,
từ đó dẫn đến hiện trạng là chưa có sự nhìn nhận đúng mức về cái hay, cái đẹp trong phong tục
tập quán của mỗi dân tộc. Vì vậy, chúng ta cần có chủ trương hịa nhập, giao lưu văn hóa giữa
các dân tộc nhưng làm sao hịa nhập mà vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo, những giá trị
văn hóa riêng của dân tộc. Điều đó sẽ làm cho nền văn hóa của dân tộc mình thêm đa dạng, đa
hương sắc mà vẫn giữ được nét đặc trưng riêng độc đáo của dân tộc mình.
Muốn kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống chúng ta cần phải điều tra,
nghiên cứu các nền văn hóa ấy.
Việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ngày nay gặp nhiều khó
khăn, trở ngại. Muốn thực hiện tốt việc đó cần phải có sự đồng sức đồng lịng của tất cả mọi
người. Đồng thời, nền văn hóa Việt Nam nói chung và nền văn hóa H’mơng nói riêng phải nỗ
lực hơn nữa trên tinh thần tự giác và chịu khó học hỏi cùng phấn đấu đến mục tiêu cuối cùng là
xây dựng nên một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2008), Sách giáo viên Ngữ văn 12- Tập II, Nxb Giáo Dục, HN.
2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2008), Sách giáo khoa Ngữ văn 12- Tập II, Nxb Giáo Dục, HN.
3. Bề Viết Bằng (1978), Dân tộc Mèo, Sách “Các dân tộc ít người ở Việt Nam – Các tỉnh phía
Bắc”, Nxb Khoa học xã hội, HN.
4. Bùi Quang Thắng (2003), Hành trình vào văn hóa học, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
5 Cư Hoà Vẩn – Hoàng Nam (1994), Dân tộc Mơng ở Việt Nam, Nxb Văn hố Dân tộc, HN.
6. Đinh Văn Lung, Nguyễn Sơng Thao, Hồng Văn Thụ (1997), Phong tục tập quán các dân
tộc Việt Nam, Nxb Văn hố dân tộc…
7. Đồn Văn Chúc (2004), Văn hóa học, Nxb Lao Động, Hà Nội.
8. Dương Thị Phương (1998), Văn hố truyền thống đồng bào H’Mơng ở Hà Giang, Sách “giữ
gìn và phát huy tài sản các dân tộc Tây Bắc và Tây Nguyên”, Nxb Khoa hoạc xã hội, HN.
9. Ngơ Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, HN.
10. Ngơ Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, Viện văn hóa và Nxb Văn hóa
thơng tin, Hà Nội.
11. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa thơng tin, HN.
12. Tơ Hồi (2005), Truyện Tây Bắc, Nxb TP. HCM.
13. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: cái nhìn hệ thống loại hình,
Nxb TP. Hồ Chí Minh.