Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Thuyết Minh Di tích Chùa Thiên Mụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.02 KB, 21 trang )

CHÙA THIÊN MỤ:
- Kính chào Q khách, hơm nay tơi rất vinh hạnh được hướng dẫn Quý khách thăm quan tại
chùa Thiên Mụ, tôi xin tự giới thiệu tôi là:……………… Hướng dẫn viên của Cơng ty Du
lịch………………………,chuyến hành trình tham quan Chùa của quý khách được bắt đầu từ bến
sông Tòa Khâm bằng phương tiện thuyền rồng nhằm giúp Quý khách có thể cảm nhận sự đậm đà ấn
tượng về vẻ đẹp quyến rủ của mảnh đất sông Hương núi Ngự.
- Kính thưa q khách, đồn chúng ta đang đi trên sông nước Hương Giang thơ mộng, quà
tặng vô giá ngàn lần khơng sao nói hết mà tạo hóa ban tặng cho xứ Huế. Sơng Hương có hai nguồn
chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn đó là hai chi Tả Trạch và Hữu Trạch, vượt qua bao
thác ghềnh để tới ngã ba Bằng Lãng (còn gọi là ngã ba Tuần), nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên
sơng Hương. Xưa, vua Minh Mạng ngự thuyền, nhìn cảnh trí non, nước, mây, trời tuyệt đẹp rung
động cảm tác:
“ Một thước nước in trời
Đò ai chiếc lá rơi
Non cao xem vịi vọi
Dịng biếc thấy vơi vơi”
- Sơng Hương không những mang lại cho đôi bờ phố thị một sức sống tiềm tàng mà còn
là biểu tượng con đường dẫn linh hồn nhà vua về chốn vĩnh hằng khi dịng Hương dun dáng trơi
đi lặng lẽ ngang qua chốn yên giấc ngàn thu của các vua Nguyễn, như: Lăng Gia Long, Minh Mạng
và Tự Đức...
- Sông Hương rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các chân núi,
xuyên qua các cánh rừng rậm và mang theo hương thơm của hệ thực vật nhiệt đới. Con sông chảy
chậm qua những làng mạc xanh tươi và râm mát như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba,
Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh và hoà lẫn vào với hương thơm của hoa cỏ Huế...Nó từng
là nguồn cảm xúc của bao thế hệ du khách khi họ đi thuyền dọc theo sơng Hương để nhìn ngắm
phong cảnh nên thơ và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống trong đêm tĩnh mịch (đi đò nghe
ca Huế là một dịch vụ đi thuyền phổ biến trên sông Hương).
- Có lẽ nên nói về sơng Hương như một nhạc sĩ đã viết:
“Nếu như chẳng có dịng Hương
Câu thơ xứ Huế giữa đường đáng rơi”
- Kính thưa quý khách! bên trái của quý khách nhìn từ xa nơi ấy là núi Ngự Bình (người xưa


cịn gọi: Bằng Sơn hay Bàn Sơn), cao 104m, dáng núi uy nghi, cân đối. Hai bên Ngự Bình có hai
ngọn núi nhỏ chầu vào là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Và nó trở thành bức bình phong án ngữ
trước mặt kinh thành, làm tiền án của hệ thống phòng thành kiên cố, đồ sộ. Cùng với sông Hương,

1


núi Ngự là một quà tặng vô giá thứ hai của tạo hóa ban tặng tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế,
sứ sở của“sơng Hương - núi Ngự”.
- Quý khách đã đi cây cầu nổi tiếng: Trường Tiền.
- Cầu Trường Tiền là cây cầu sắt đầu tiên bắc qua sơng Hương nằm giữa lịng thành phố
Huế. Cầu được xây dựng từ năm 1897 và hoàn thành vào năm 1899. Khi chưa có cầu, tại đây có
bến đị có tên gọi là Bến đị Trường Tiền, và sơng Hương chảy qua đoạn này cũng gọi là sông
Trường Tiền. Cầu Trường Tiền ban đầu làm bằng gỗ, còn mặt cầu thì lát bằng ván gỗ lim. Đến năm
1904, bão lớn làm hư mất hai vài. Năm 1906 thì cầu được sửa chữa lại bằng sắt và xi măng kiên cố.
Tên cầu thì cũng có nhiều thay đổi, ban đầu có tên gọi là cầu Thành Thái vì cầu được xây dựng
dưới thời vua Thành Thái. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất thì cầu lại mang tên Clémenceau,
tên vị Thủ tướng nước Pháp đương thời. Năm 1945, cầu lại đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng. Nhưng
rồi tên cầu Trường Tiền vẫn được thơng dụng trong dân gian vì vị trí cầu nằm cạnh xưởng đúc tiền
cũ nằm sát bờ sông Hương.
- Cách cầu Trường Tiền không xa là cầu Phú Xuân, gọi là cầu mới nhưng Phú Xuân xây
dựng từ năm 1974.
- Cây cầu thứ ba trong lộ trình đến chùa Thiên Mụ mà tôi muốn giới thiệu đến quý khách là
cầu Bạch Hổ, cách phía Bắc ga Huế chừng ngàn mét. Cầu Bạch Hổ bắc qua sông Hương, đi vào
Trung tâm đô thị Huế, song song với các cầu đường bộ Phú Xuân và Trường Tiền phía hạ lưu, tạo
cho thành phố Huế thuận tiện về giao thông qua lại đôi bờ Nam - Bắc sông Hương của thành phố.
- Cầu Bạch Hổ cũ được chuyên gia Pháp xây dựng trong quá trình làm tuyến đường sắt nối
liền hai đơ thị lớn Hà Nội - Sài Gịn. Màu sơn của cầu Bạch Hổ mới cũng đóng góp rất lớn cho sự
hài hoà thiên nhiên Huế. Ðặc biệt là màu nước của sơng Hương. Cầu sắt thì chủ yếu xà sắt nhưng
không nặng nề. Khác với màu sơn cũ là màu mận chín nhìn tối thành màu đen trở nên lạnh lẽo về

mùa mưa gió hoặc ban đêm.
- Có thể nói, mỗi cây cầu ở Huế có dáng vóc, có tâm hồn mang nặng dấu ấn của con người
nơi đây, cũng vui buồn với bao thăng trầm hay hưng thịnh với mảnh đất Huế xưa và nay.
- Khá xa với cầu Bạch Hổ, một địa danh mà tôi không thể khơng giới thiệu đến q khách đó
là làng Kim Long. Làng Kim Long nằm ở bờ Bắc sông Hương (Thừa Thiên - Huế), được coi là sản
phẩm du lịch nhà vườn Huế độc đáo. Người dân nơi đây giữ nếp văn hoá ứng xử thanh lịch, cởi mở
với du khách.
- Năm 1636, một năm sau khi lên ngôi, vị chúa thứ ba xứ Đàng Trong Nguyễn Phúc Lan dời
phủ về làng Kim Long. Theo nhà nghiên cứu văn hoá Huế Phan Thuận An, cố đạo Alexandre de
Rhodes đã mô tả Kim Long như là một thành phố lớn. Ông cho rằng phủ chúa lúc ấy rất khang
trang, nhà cửa xinh xắn, phần lớn làm bằng gỗ với cột kèo chạm trổ tinh vi, nhà nào chung quanh
cũng có vườn, những ngôi nhà rường Huế ken dày trong làng Kim Long. Nhà vườn thôn Phú Mộng
2


còn nguyên vẹn 60 cái. mang những đặc trưng nhà cổ truyền thống của Huế. Có nhà cịn năm sáu
nghìn mét vuông đất hoa viên, trồng sapôchê, cam, quýt, thanh trà, nhiều loại hoa vạn thọ, hồng,
cây cảnh.
- Ở Tích Thiện viên, trong nhà có tủ thờ nguyên là đồ thờ trong đại nội, mặt ngồi tủ có con
rồng chạm nổi, thếp vàng óng ánh cịn ngun năm móng, biểu tượng của đồ dùng dành riêng cho
vua.
- Ngôi làng Kim Long từng nổi tiếng có nhiều cơ gái đẹp của xứ Huế được các vua nhà
Nguyễn tuyển chọn vào cung.
- Và quanh đó là những câu chuyện, giai thoại về ngôi làng “tuyệt mỹ giai nhân” này và đã
từng nổi tiếng từ thời vua Thành Thái với câu ca dao:
“ Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều trẫm đi.”
- Câu ca dao trên xuất phát từ cảm xúc chân tình của vua Thành Thái khi lần đầu tiên nhà
vua đến làng Kim Long, ghé nhà ông Nguyễn Hữu Độ. Thời đó, Vĩnh Quốc Cơng Nguyễn Hữu Độ
có ba người con gái rất xinh đẹp, một gả cho vua Đồng Khánh, một gả cho em vua Hàm Nghi, còn

lại người con gái út Nguyễn Hữu Thị Nga rất mỹ miều nên vua Thành Thái hay đi xe song mã đến
nhà chơi. Sau này, bà Nga cũng được vua Thành Thái đưa vào cung, phong làm huyền phi, sinh hạ
được hai người con.
Quý khách đã từng nghe câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chng Thiên Mụ canh gà Thọ Xương
Thuyền về xi mái sơng Hương
Có nghe tâm sự đôi đường đắng cay
- Câu ca dao xưa tả cảnh đẹp thơ mộng xứ Huế nhất là đoạn sông trước chùa Thiên Mụ, đối
diện Thiên Mụ là làng Long Thọ (hay còn gọi làng Thọ Khương) bên kia sơng. Ở Huế khơng hề có
địa danh Thọ Xương cho một vùng nào, vậy Thọ Xương là một địa danh ở Thanh Hóa.
- Và theo như tìm hiểu: Ngày xưa Thọ Khương là một thành lũy của Chămpa vào thế kỷ V
– VI, xây dựng trên vùng đồi của hai làng Nguyệt Biều và Dương Xuân : Lũy Nam 550m, Lũy
Đông 370m, Lũy Bắc sát giới hạn xâm thực của sông Hương 750m với đầy đủ hệ thống hào, hệ
thống thốt nước, giếng cổ Chămpa, bia đình Thọ Khương, kho Thọ Khương, miếu kho, Vạn Thọ
Khương, miếu thờ vua Chămpa và Huyền Trân(8). Đến đời Gia Long, vì kỵ húy đế hiệu vua cha là
Hiếu Khương Hồng Đế, ơng mới đổi Thọ Khương thành Thọ Xương và năm 1824 vua Minh Mạng
mới đổi Thọ Xương là Long Thọ.
- Vậy Thọ Xương, Thọ Khương, Long Thọ đều là một và đã tồn tại bên bờ sông Hương từ
xa xưa, với những hàng trúc soi bóng nước, đối diện bên kia là chùa Thiên Mụ, cảnh đẹp làm rung
3


động lòng du khách, thi nhân. Một chi tiết khá thú vị xin được chia sẻ cùng quý khách đó là: Nếu
mỗi khi tiếng chuông Thiên Mụ giống lên ngân nga 2 lần vào sáng sớm thì ở Làng Thọ Khương
cũng vang lên tiếng gà gáy sáng nên có câu “Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương”.
- Đến đây dường như trước mắt quý khách Chùa Thiên Mụ hiện ra trên một ngọn đồi đẹp
nhìn bao qt dịng sơng Hương được rõ nét hơn.
- Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê (ở địa phận làng An Ninh
Thượng,huyện Hương Trà) ,tả ngạn sông Hương, đồi Hà Khê như một hòn đảo nằm trong cái vịnh

lớn. Trên đảo, đá núi, tàng cây ,mái đình, ngọc với màu sắc, đường nét vô cùng mỹ diệu. Dưới chân
đảo, mặt nước phẳng lặng, phản ánh mây trời. Đây có thể nói là ngơi chùa cổ nhất của Huế.
- Thuyền chúng ta đã đến chân đồi, chỉ vài bước chân quý khách sẽ lên đến nơi.
- Trước khi vào Chùa, tơi xin phép được trình bày sơ lược về q trình hình thành và phát
triển của Chùa:
- Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngơi chùa cũng mang tên Thiên
Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm.
- Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị
chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Sau khi đã vào trấn thủ miền Nam, Chúa Nguyễn Hoàng
thường hay đi dạo chơi, ngoạn cảnh khắp nơi trong những giờ nhàn rỗi. Mục đích của Chúa cịn là
để tìm hiểu địa thế đất đai, vì vậy khơng một ngọn núi, một dịng sơng nào mà Chúa bỏ qua khơng
thưởng lãm hay quan sát.
- Một hôm, nhân đi qua huyện Hương Trà, Chúa thấy giữa cánh đồng rộng của làng Hà Khê
có nổi lên một ngọn đồi thanh lịch. Hình thù ngọn đồi giống như một con rồng đang quay đầu nhìn
lại dẫy núi đằng sau. Nhưng thống một phút Chúa thấy trong lịng sót sa vơ hạn , vì thấy dưới chân
ngọn đồi ấy, khơng hiểu tại sao lại có người đào nơi đó một cái rãnh dài. Chúa cũng am tường ít
nhiều địa lý, nên hết sức băn khoăn áy náy, bèn tìm hỏi thổ dân thì họ trả lời rằng :
- Dưới triều nhà Lý, thừa cơ hội sang đánh nước ta, tướng Cao Biền đi xem địa lý khắp Việt
Nam , hễ gặp nơi nào có long mạch đế vương thì liền đào rãnh để cắt đứt long mạch ấy đi, với thâm
ý muốn xâm chiếm, làm chủ đời đời ở Việt Nam này. Khi đến đây, thấy ngọn đồi này tụ nhiều linh
khí và thường có một nữ thần năng lui tới, tướng Cao Biền bèn đào khúc phía sau lên. Vì thế, thần
tính của ngọn đồi đã bị tiêu tan mất từ lâu.
- Đến sau, tình cờ vào một đêm kia có một bà lão già, đầu tóc bạc phơ, song dáng người cịn
khỏe mạnh , mặc áo đỏ, quần lục, đến ngồi dưới chân đồi mà than khóc não nùng. Khóc than xong,
bà lão ấy phán rằng:
- Chỗ này có linh khí, có long mạch đế vương. Về sau , nếu có ai đến đây dựng nghiệp Đế thì
nên cất trên đồi một cái Chùa để cho ngọn đồi lại được tụ linh khí như xưa. Làm vậy, thì dân chúng
cũng sẽ được sung sướng ,ấm no, quốc gia thịnh vượng ”.
4



- Xong rồi bà lão biến mất. Do đó dân chúng gọi đồi này là Thiên Mụ Sơn .Chúa nghe xong
cho là điềm hay ,lại thấy địa cuộc có linh khí , tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hồng dường như
cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho
dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ". Năm 1862, dưới
thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ "Thiên" phạm đến Trời nên cho đổi
từ "Thiên Mụ" thành "Linh Mụ" (hay "Bà mụ linh thiêng"). Vấn đề kiêng cữ như đã nêu chỉ diễn
tiến từ năm Nhâm Tuất (1862) cho tới năm Kỷ Tỵ (1869). Sau đó, người dân thoải mái gọi hai tên:
chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ.
- Chùa Thiên Mụ tọa lạc trên vùng đất dài đến 250m và rộng 75m. Ba mặt có xây thành cao
2,30m như một la thành. Chùa Thiên Mụ đã được kiến trúc theo hình chữ “ Nhất” và phối cảnh
mang tính cách kỹ hà rất chặt chẽ, thống nhất.
- Từ mặt đường nhựa lên 5 bậc cấp có chiều dài 12,26m, hai đầu tầng cấp có 2 trụ bằng đá
thanh. Lên hết năm bậc năm bậc này là hết tầng thứ nhất.
- Tiếp đến, trên nền một tầng cấp bằng phẳng, rộng đến 2m27, không lát gạch, người ta xây
dựng 4 trụ biểu rất cao nhưng so với toàn cảnh Thiên Mụ với hơn 20 bậc tầng cấp cao thì bốn trụ
biểu này có vẻ nhỏ bé. Những trụ biểu này được xây dựng vào 2 thời đại khác nhau. Hai trụ 2 bên
có thể được xây dựng từ thời vua Thiệu Trị cùng với tháp Phước Duyên. Còn 2 trụ giữa được xây
vào một thời đại sau. Những yếu tố như : trước hết là màu vôi ở 2 trụ giữa khác với với vôi màu ở 2
trụ hai bên; rồi đến chữ ở câu đối nhỏ hơn, xấu hơn và nét bút không sắc xảo, già dặn bằng nét chữ
2 trụ 2 bên. Vẻ giản dị của đầu trụ là nét đặc trưng cho các kiến trúc thuộc đời Minh Mạng, Thiệu
Trị. Màu vôi quét ở 2 trụ biểu này cũng là màu đặc trưng của các kiến trúc dưới đời Thiệu Trị, đó là
màu khói hương, hình như màu này càng trải qua tiến trình thời gian thì càng ăn sâu vào chất vơi và
thách đố cả mưa nắng. Ở các gờ trong viền xung quanh, câu đối lại còn dấu vết của sơn đỏ màu
huyết dụ để câu đối nổi bật lên trên tòan thân trụ có màu khói hương.Những màu này là “màu chín”
có đủ sức ứng phó với thời gian, mưa nắng. Nước men và màu men cũng như hình vẽ trên các mảnh
sứ đều thuộc về loại men Ngoạn Ngọc, thuộc các hãng đồ sứ của Trung Quốc hoặc của ta ở thời đại
trước đời Gia Long cho đến cuối đời Tự Đức.
- Bốn vế đối ở 2 trụ 2 bên là tác phẩm của vua Thiệu Trị, chính 2 mảnh đồng nhỏ bé khắc 2
chữ “Ngự chế” ở trụ phía Đơng và trụ phía tây là một tài liệu có tính cách lịch sử rất quý báu cộng

thêm với màu men đã giúp người ta biết được vế đối là của vua Thiệu Trị , hoa văn trang trí là
những đặc trưng văn hóa về thời Thiệu Trị.
- Dường như nắng mưa miền nhiệt đới làm cho chất vôi ở các mặt trụ phía ngồi đường gần
như khơng đọc ra. Hai vế đối như sau:
“Tỉnh thổ phạm cung, Phật nhật tăng huy vu tứ đại,
Ma không bửu tháp, Pháp luân thường chuyển vu tam thiên”
5


- Nghĩa là: “Từ cõi trời tịnh Độ, ánh sáng của Phật chiếu sáng mãi khắp bốn cõi lớn; Tháp
quý vút lên không, bánh xe Pháp luôn luôn chuyển trong ba nghìn thế giới”.
- Hai vế đối ở mặt phía trong chùa thì chữ lớn và cịn rõ hơn:
“Khai phát Bồ Đề tâm nhi hóa thơng vạn loại;
Hoằng thi phương tiện lực dĩ giác ngộ quần sanh”
- Nghĩa là: Mở rộng tâm bồ đề mà vạn loại chúng sinh đều được giáo hóa thơng minh; rộng
đem sức mạnh của phương tiện để dạy dỗ cho mn lồi biết đạo”.
- Ở hai trụ giữa, các câu đối đã mất nhiều chữ nên đọckhong rõ hết được. Nét chữ ở hai
trụ này rất xấu so với hai trụ ngoài. Khổ chữ nhỏ, nét yếu thật kém xa so với trình độ viết đại tự vào
thời Thiệu Trị. Vậy hai trụ giữa được xây dựng vào các thời đại sau.
- Qua bốn trụ biểu thì tiếp đến là 14 bậc tầng cấp nữa mới đến phần sân ngoài của chùa. Hia
đầu bậc tầng cấp có rồng chạy từ trên xuống dưới, hai bên mình rồng được đắp hoa văn theo từng
hình xốy ốc độ ba, bốn vành nổi. Toàn bộ tầng cấp này là kiến trúc của thời vua Thiệu Trị. Vào lúc
dịu trời về buổi sáng, khi sân trên và các tầng cấp này được quét sạch, tự nhiên màu gạch cổ nổi bật
lên trên màu đất vàng sậm, màu cỏ non xanh, nom vừa cổ kính trang nhã lại vừa đĩnh đạc ung dung.
- Lên hơn 20 bậc tầng cấp quý khách đã đặt chân trên nền Hương Nguyện Đình. Xưa, đình
Hương Nguyện (nay chỉ cịn lại nền) gồm ba gian, bộ sườn được chạm khắc cơng phu, tinh xảo, trên
nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo). Trận bão năm 1904 đã tàn phá chùa
Thiên Mụ nặng nề. Nhiều cơng trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hồn tồn
(nay vẫn cịn dấu tích). Hiện nay đình Hương Nguyện chỉ cịn lại là một nền gạch vuông, cao hơn
mặt đất một chút. Quanh đường viền mép đá thanh, bên trong là nền cỏ xanh.

- Hai bên tả hữu của nền Hương Nguyện đình là 2 lối đi vào chùa. Cách 2 lối này và dịch
vào phía trong có hai nhà vng đó là hai bi đình của vua Thiệu Trị.
- Binh đình hướng đơng ghi lại việc xây tháp Phước Dun, đình Hương Nguyên nên thường
gọi là bia “Ngự chế Thiên Mụ Phước Duyên bảo tháp bi”.
- Bi đình hướng Tây chứa bia khắc 8 bài thơ của vua Thiệu Trị đề vịnh cảnh Thiên Mụ và bài
ký Đại Hồng Chung nên được gọi “ Thiệu Trị lục niên, tứ nguyệt cát nhật tạo”.
- Cách kiến trúc hai bi đình này rất giống nhau: nền binh đình vng, Phần chính giữa nền
ngày xưa được lát gạch bát tràng nhưng nhưng trong được trùng tu năm 1958 nó được tráng thêm
một lớp ciment ở trên. Từ nền nhà lên đến vách là cao hơn 2m. Cửa cuốn tò vò ở bốn mặt đều có
chiều rộng giống nhau. Vào bên trong nhìn lên, bi đình được cuốn thành vịm trịn tơ vữa. Từ đỉnh
của vịm trịn xuống tận nền bi đình cao gần 4m. Bên ngồi, mỗi bi đình có 8 mái giả lợp thành hai
tầng bằng ngói tráng men màu hồng lưu ly, bốn góc mái có cù dao bằng vơi hồ uốn cong nhọn lên.
Mái giả của hai binh đình này khơng q xi như ở hai binh đình hình lục giác.

6


- Từ vách bi đình vào đến đế bia có khoảng cách rộng. Đế này là một khối đá thanh tồn vẹn
rộng được chạm trổ thành cái kỷ có 4 chân quỳ ở bốn góc theo mẫu chạm gỗ của thế kỷ 19. Phấn
dưới kỷ chạm hoa văn lá, rồi đến phần thắt eo cổ đẳng nhẹ nhàng. Phần trên mặt kỷ để láng.
- Bia là tấm đá thanh duy nhất. Đầu bia chạm rồng mây. Mặt rồng ở chính giữa. Đi rồng
xịe ra theo một hình trịn ngay dưới mặt rồng .Bên dưới có một đường chạm hình hoa sen cánh
phượng. Nét chữ của văn bia chạm lặn theo lối viết chân phương.
- Xin mời quý khách đi vào phía trong, ngang với tháp, hai bên là hai nhà lục giác. Được xây
sớm hơn hai bi đình tứ giác 31 năm và thuộc mỹ thuật kiến trúc thời Gia Long, hai nhà này trơng
bề thế, kín đáo và kiên cố hơn hai bi đình kia. Có nền khá cao, nền có 6 cạnh; độ mở của các góc tù
rất chính xác, tất cả đều 120 0. Mặt hai nhà lục giác đối nhau và đều quay ra tháp. Trên nền là ngôi
nhà đúc cuốn bằng gạch và vôi keo hồ. Ở sáu mặt có sáu cửa tị vị. Hai nhà này cũng được xây mái
giả theo kiểu trùng thiềm, và xi hơn hai bi đình ngồi. Sáu đường giáp mái có chạy sáu nóc tàu
mái bằng vơi keo hồ. Đây là môạy thứ vôi được chế tạo rất đặc biệt bằng cách đâm nghuyễn vơi,

đường mía, bã mía, rơm, vỏ cây và lá cây bông cẩn, vỏ cây bời lời cho thành một chất vơi keo hỗn
hợp có sức bền chịu đựng được sự phá mòn của thời gian và khí hậu nhiệt đới ẩm thấp của vùng
Thuận Hóa. Trên mỗi chóp nhà lục giác có đắp một bình hồ lơ. Các nóc tàu mái trên chạy từ bình hồ
lô này xuống với ba đường chồng nhau cho đến chót mái. Vào bên tronh nhìn lên , trần cuốn thành
vịm cao, có sáu mặt uốn cong rất đều đặn để hội tụ vào một đỉnh điểm.
- Nhà lục giác ở phía đơng chứa tấm bia rất lớn của Đại Việt Quốc, chúa Nguyễn Phúc Chu
nói về việc xây dựng Chùa Thiên Mụ vào năm Giáp Ngọ (1714) và ghi lại việc chấn hưng đạo Phật
đương thời, việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng
Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hịa thượng Thạch Liêm - người có cơng lớn trong
việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong.
- Bia đặt trên lưng rùa, gồm hai tảng cẩm thạch lớn ghép lại: đầu bia là tảng cẩm thạch màu
trắng, chân bia là tảng cẩm thạch màu đen. Bia cao 1,93m; rộng 1,14m . Con rùa này là một cơng
trình mỹ thuật độc đáo trong ngành đục chạm của ta vào thời vua Lê chúa Nguyễn. Đầu rùa ngẩng
lên bề thế, nhơ ra ngồi đế bia. Mũi, mắt, miệng rùa rất sống động. Mình rùa trịn, khum; mai rùa
rộng có chạm đường vảy hình lục giác, hình ngũ giác. Những vảy rùa xung quang mai rùa được đẽo
gọt và trình bày rất dịu dàng tưởng chừng như thực. Bốn chân rùa rất sinh động như đang bơi. Nếu
quý khách đặt tay lên đầu, lưng rùa thì một cảm giác mát lạnh từ rùa đá truyền sang tay người.
- Trên bia ở 2 bên có bốn con rồng, mỗi bên hai con: một con rồng chạy xuống và một con
rồng chạy lên. Rồng có 5 mống biểu tượng cho vương quyền. Vảy rông được chạm trổ tinh vi.
Ngồi hình 4 con rồng đã nói trên, nơi viền bia cịn chạm hình mặt trời có ngọn lửa tỏa ra hai bên
và vương lên thật uyển chuyển. Những mặt trời được chạm ở chính giữa viền trên và viền dưới để
cho mặt rồng chầu lại nhau, vơi ý nghĩa: “Rồng chầu mặt nguyệt”.
7


- Văn bia được khắc lõm sâu theo kiểu chân phương, nét rất sắc sảo.
- Nhà lục giác ở phía tây là gác treo chuông rất lớn thường được gọi là Đại Hông Chung .
- Năm 1710, theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây
dựng lại quy mô hơn, chúa Quốc (Nguyễn Phúc Chu) cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên
hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Chng cao 2,50m; nặng hơn 3 tấn.

Chu vi của chuông rất lớn. Chu vi miệng chuông đo được 4,36m. Phía trên khắc 8 chữ Thọ viết
triện,quảng giữa chia làm 4 quảng ,khắc bài Minh của chúa .Ngoài có những hình chạm nổi
:rồng ,mặt trời , sao …. Phía dưới có chạm hình bát qi và thuỷ ba. Nét đặc trưng của chuông Đại
Hồng Chung là: đường chạm nổi hình bát cửu (tám vật: cây đèn lồng, ống sáo, đàn nguyệt, hai cây
bút lông tréo nhau, bầu rượu, quạt xếp, quạt bả. Tất cả tám vật quý này, mỗi vật lại có một dải là
quấn ngang ở giữa và hai đầu dải là uốn lượn như có gió thổi vào làm cho chúng bay lên.
- Nói chung, cách trình bày các hoa văn ở chng chúa Nguyễn tại chùa Thiên Mụ đều có
tính cách nghệ thuật thuần nhã, mỹ diệu và linh động đặc biệt. Chỉ có một điều là chuông này
không hề được “thỉnh” cho nên không biết âm thanh của chuông như thế nào.
- Và đây là tháp Phước Duyên. Tháp nằm ở vị trí trung tâm của phần ngồi kể từ Nghi Mơn
trở ra, tháp Phước Dun là cơng trình cao nhất, đẹp nhất và là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền
với chùa Thiên Mụ. Năm 1844, nhân dịp mừng lễ "bát thọ" của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ
vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô
hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên).
- Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng (con số bảy tầng cao để thờ bảy vị Phật q khứ: Tì Bà Thi
(Vispayi),Thi Khí (Sikhi),Tì Xá Phù (Visvabhou),Câu Lưu Tơn (Krakontehanda),Câu Na Hàm Mâu
Ni(Kanacamouni),Ca Diếp(Kacyapa),Thích Ca (Cakya mouni) ). Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng
Phật nhưng riêng tầng thứ bảy trên cùng là thờ tượng Phật bằng vàng thật. Bên trong có cầu thang
hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Tháp được kiến
trúc bằng gạch nung già để trần đã nổi bậc lên trên màu xanh của cỏ ở dưới thấp. Tháp được xây
trên một nền bát giác, tồn thân tháp được kiến trúc theo hình này. Mặt tháp nhìn về hướng nam.
Tầng dưới cùng, hai cánh cửa đều làm bằng những lá đồng, thanh đồng ghép lại. Ngày xưa những
vị phật thờ ở tầng chót đúc bằng vàng khối cho nên cửa tháp khoá đến hai lớp .Chìa khố tầng dưới
do chánh tổng sở tại giữ. Chìa khố tầng thứ 7 do bộ lễ giữ . Hai cánh cửa này rất nặng thường khóa
bằng ổ khóa rất lớn và khi mở thì mở ra bên ngồi. Mỗi tầng có một cửa, trên uốn tị vị. Mỗi tầng
tháp đều có hồnh phi nằm ngang, hai vế đối đứng thẳng tạo thế đăng đối nghiệm nghị cho mặt
tháp. Khi nhìn vào tồn bộ mặt tháp, q khách tự nhiên có thái độ khiêm cung tơn kính. Hồnh
phi tầng dưới có 4 chữ “ Phứoc Duyên Bảo tháp” đây chính là tên của tịan ngơi tháp tại chùa Thiên
Mụ. Tám mái của tháp đều được lợp với một màu ngói giống nhau.


8


- Có thể nói Bảo tháp Phước Duyên là một kiến trúc văn hóa dung hợp giữa Trung Quốc
và Champa.
- Trong dân gian người ta không gọi là tháp Phước Duyên Tháp mà gọi là tháp Thiên Mụ hay
Thiên Mộ. Được biết: vua Minh Mạng là người đã nghĩ ra việc xây một ngôi tháp tại chùa Thiên
Mụ để trấn yểm cho Kinh Thành, song chưa thực hiện được thì ông băng hà, chỉ kịp để lại di ngôn
cho người kế vị, đó là vua Thiệu Trị.
- Lúc khởi cơng xây tháp vua Thiệu Trị đã được 34 tuổi. Đang xây tháp thì năm đó trời đại
hạn kéo dài từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. đảo vũ không mưa , nhà vua bèn ra lệnh xây gấp cho
xong tháp Phước Duyên để cầu mưa.
- Ngay sau lưng tháp Phước Dun và thẳng trước cửa chính cửa Nghi Mơn nhìn ra, có một
cái bia lộ thiên, đó là bia của vua Khải Định, dựng vào ngày 27/11/1919. Bia có 15 dòng chữ nới sơ
lựơc về chùa Thiên Mụ.
- Theo tấm bia: “sau khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá đến đây gặp bà lão
tặng cây nhang ,bảo chúa theo dòng song Hương đi xuống , đến chỗ nào nhang tắt thì đóng đơ.
Đóng đơ xong chúa lập đền thờ phật tại nơi đã gặp bà lão . Đặt tên đồi là Thiên Mụ Sơn , đặt tên
chùa la Thiên Mụ Tự ‘’.
- Chùa Thiên Mu được trùnh tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Vào năm
1714, chúa Quốc (Nguyễn Phúc Chu) lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục cơng trình kiến trúc
hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng
Tăng, nhà Thiền... mà nhiều cơng trình trong số đó ngày nay khơng cịn nữa.
- Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mơ được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở
thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được
dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788).
PHẦN II:
- Đoàn của chúng ta tiếp tục đi vào phía trong để viếng cảnh chùa. Đầu tiên chúng ta phải đi
qua cổng tam quan .Và phía trước Điện Đại Hùng có hai điện thờ Thập Vương đứng đối diện
nhau ,giữa thập Vương Điện là lối đi rộng rãi ra cửa tam quan .Tam Quan là một nghi môn cổ Lào,

ý nghĩa của cổng tam quan này là theo đạo phật mỗi người khi vào chùa để tu ,muốn được thành
cơng trong việc tu hành thì phải bỏ tất cả bản ngã của con người trước khi qua cửa Tam Quan .Cửa
tam quan là kiến trúc chung của tất cả các chùa ở Việt Nam và ba cửa này tượng trưng cho Vô
Tướng ,Vô Pháp ,Vô Quyền. Và đơi khi cổng tam quan này cịn được giải thích theo triết lí âm
dương.Hai bên cửa chùa là ơng Thiện và ông Ác được đắp bằng vôi và vẻ xanh đỏ l loẹt .Phía sau
lưng tháp có dãy Nghi Mơn chia cảnh chùa ra làm hai phần rõ rệt .Tháp Định ở phía trước . Điệu
Vũ ở phía trong .Và đây là Nghi Mơn .Nghi Mơn cũng là di tích cũ cịn lại và gồm có Tam quan cổ

9


lầu ở chính giữa và lầu chng lầu trống hai bên .Trứơc Nghi Mơn có treo một tấm biển sơn son
thiếp vàng ,khắc 3 chữ lớn : Linh Mụ Tự .
- Biển này làm từ đời Tự Đức vào khoảng năm 1862 ,lúc có chỉ đổi tên Thiên Mụ ra Linh
Mụ .Nhưng sau khi qua chùa được lấy lại tên cũ ,hoặc tiếc vật cổ hoặc quên sót ,người ta vẫn để
y .Và đây là Diện Đại Hùng , điện gồm 5 gian , 2 chái điệp ốc trùng thiên trông nguy nga đồ sộ .Tuy
mới tu bổ những vật liệu tân thời ,huy hoàng tráng lệ nhưng vẫn giũ được cốt cách xưa ,khơng kém
phần trang nghiêm cổ kính .Trong điện nơi tiền đường thờ tượng Đức Di Lặc .Tượng cao lớn ,bằng
ghỗ sơn thiếp , đường nét rất mĩ thuật ,ngồi trên một chiếc bệ choán gần hết gian giữa cao ngút
đầu .Nơi chinh điện ,gian giữa ở phía trong thờ phật Tam Thế .Trước bàn Tam Thế thờ phật Thích
Ca .Hai gian bên thờ Văn Thù Bồ Tát và Đức Phổ Hiền Bồ Tát .Cách thờ phụng tuy rất đơn giản
nhưng rất tôn nghiêm .Quang cảnh trong chùa trong sáng thanh cao nhưng đượm vẻ thâm u huyền
diệu.Sau điện Đại Hùng có đền Di Lặc ,và sau đền Di Lặc có đền Quan Âm .Hai đền này đã cũ và
co nhiều chỗ hư dột .Có lẽ sẽ được tu bổ trong thời gian gần đây .
- Và nhân đây tôi cũng xin phép được giới thiệu đến Quý vị về đạo Phật ở Việt nam, Đạo
phật vào đất Việt rất sớm.Sau đó theo con đường thương mại và truyền đạo ,vào các thế kỹ đầu
công nguyên đạo phật được truyền bá mạnh hơn vào đất Việt ,nổi lên có các nhà sư danh tiếng : Ma
ha kỳ vực Khang Tăng Hội, Chi Cương Lương… đến đất Việt tu hành và truyền đạo . Đạo phật
được dân Việt tin theo mạnh mẽ để dần trở thành một hệ tư tưỏng bao trùm góp phần tập hợp lực
lượng chống lại sự xâm lược của người Hán .Vào giữa thế kỹ VI ,một người họ Lý đã lấy danh

nghĩa là con phật để danh chính quyền và làm vua nước Vạn Xuân .
- Cùng thời gian này do đạo phật dung hội mạnh mẽ với tín ngưỡng bản địa đã làm cơ sở cho
phật phái initaruci hình thành (580).Phật phái này mang tính chất Thiền ,Mật và cả tín ngưỡng dân
dã .Nó phù hợp lâu dài với người Việt .Các cao tăng ở thế kỹ XI góp phần tạo dựng nhà Lý như Lý
Vạn Hạnh là thế kỹ XII của phái này .Cùng thế hệ cịn có Từ Đạo Hạnh và nhiều người
khác.Khoảng cuối Bắc Pháp thuộc đạo phật đã phát triển rất mạnh mẽ . Đất Việt là đất lành ,nhiều
cao tăng Trung Quốc đã sang tu luyện và truyền đạo .Nổi lên vào năm 820 có Vơ Ngơn Thông về tu
ở chùa Kiến Sơ(Gia Lâm –Hà Nội) ,phái này nhấn mạnh Đốn Ngộ ,chủ trương con người có thể
trong giây lát được giác ngộ ,coi tâm địa là bản nguyên của Vạn Pháp .Phái này truyền thừa theo lối
thoại đầu Và do quá cao siêu nên khó phổ cập trong nhân dân Việt Mặc dù phái này gần với đời
sống xã hội hơn các phái Thiền của Trung Hoa rất nhiều đây cũng là giai đoạn Tịnh Độ Tông xâm
nhập mạnh vào đất Việt và dần dần được người Việt tin theo mạnh mẽ .Song tới thời Lý (thế kỹ
XI) , đạo phật do tính chất thốt tục và vtừ bi hỉ xả nên không thể tham gia vào chính trị trong xu
thế phát triển mạnh mẽ của lịch sử. Vì thế, phật phái đạo Đường ra đời nhằm dung hoà giữa phật và
nho, đây là một Thiền phái của trí thức . Phật phù hợp với thực tế tư tưởng của xã hội ,nho giáo đáp
ứng nhu cầu trị quốc. Nho giáo được đề cao thì đạo nho ngày một mạnh. Điều trớ trêu của lịch sử là
10


nhà nho đề cao văn hố phương Bắc,vì vậy phái Trúc Lâm được hình thành nhằm bảo tồn bản sắc
văn hố dân tộc chống sự nơ dịch văn hố Trung Hoa, song Trúc Lâm không cưỡng lại xu thế phát
triển của nho giáo và thực tế biến đổi của xã hội .Nó bị suy thối vào thế kỹ XV tới khoảng giữa thế
kỹ XVI, nổi lên với hai tong phái đều được du nhập từ phương Bắc là Lâm Tế và Tào Động, phái
Tào Động chủ yếu phát triển ở Bắc Bộ với thiền sư nổi tiếng Thuỷ Nguyệt và Chân Nguyên. Phái
Lâm Tế với nhà sư Liếu Quán nổi lên ở đàng trong khi vào đất Việt thì cả hai khơng cịn xa cách
nhau mấy nữa. Vào cuối thế kỹ XVII phật giáo lại suy yếu, tuy nhiên nó đã ăn sâu vào tâm khảm
quần chúng nên không thể tan rã. Tới những năm ba mươi của thế kỹ XX phật giáo lại được chấn
hưng như một tiêng gọi về cội nguồn góp phần chống lại văn hố Tây Phương . Xin mời Đoàn
chúng ta đi vào trong để viếng cảnh chùa .
- Mời quý khách và cả đoàn vào thắp hương bên trong điện. Chúng ta tiếp tục ra khỏi khn

viên phía sau . đây là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hang ngày .Như chúng ta thấy
đấy ,có một hịn Non Bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam Đào Tấn và bên cạnh đó là chiếc xe ơ tơ
–di vật của cố Hồ thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính
sách đàn áp phật giáo của chế độ Ngơ Đình Diệm năm 1963 và tiếp theo đồn của chúng ta sẽ đi ra
phía sau nơi có khu mộ tháp của cố hồ thượng Thích Đơn Hậu ,vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên
Mụ,người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời .Và chùa Thiên Mụ
toạ lạc bên bờ sông Hương thơ mộng của miền Trung ,chùa Thiên Mụ với kiến trúc cổ kính đã góp
phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng them duyên dáng ,thi vị .Tiếng chuông chùa
như linh hồn của Huế ,vang vọng mãi theo dòng nứơc song Hương chảy qua trước Kinh Thành xuôi
về cửa biển đọng lại trong lòng khách phương xa đến Huế một nổi niềm vấn vương chốn Thiền
Kinh .

Thuyết minh về Chùa Thiên Mụ - Huế



Chia sẻ

Thanh Hà

Bài viết: 829

Vâng, thưa q khách! Sau một chặng đường dài bây giờ chúng ta đang đến với điểm di tích 
Chùa Thiên Mụ, một trong những ngơi chùa cổ nhất, đẹp nhất ở Huế.
Vâng! Nói đến Huế, người ta nghĩ đến ngay Quần thể di tích triều Nguyễn với những đền đài, 
thành qch, miếu vũ, lăng tẩm tráng lệ. Và Huế cũng là vùng đất Thiền kinh với hàng trăm 
ngơi chùa lớn nhỏ. Ai đến Huế mà chưa ghé thăm Chùa Thiên Mụ thì xem như chưa hiểu Huế, 
11



như chưa đến Huế. Bởi lẽ đây là ngơi chùa đã có hơn 400 năm tuổi, qua bao biến động đổi thay 
theo năm tháng. Chùa Thiên Mụ là một trong những hình ảnh biểu trưng cho xứ Huế. Và tiếng 
chng Thiên Mụ đã đi vào đời sống văn hóa của người dân xứ Huế từ bao đời nay:
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chng Thiên Mụ, canh gà Thọ Cương.”
Thưa q khách!
Chùa Thiên Mụ được xây dựng trên đồi Hà Khê, bên tả ngạn sơng Hương, cách trung tâm thành
phố Huế chừng 5km về phía Tây. Chúng ta có thể đến thăm Chùa Thiên Mụ bằng đường bộ 
hoặc đường thủy, có thể đi bằng thuyền rồng trên sơng Hương.
Cảnh đẹp chùa Thiên Mụ
Đã có nhiều câu chuyện nói về lịch sử của Chùa Thiên Mụ ­ nơi có sự tích ra đời gắn liền với 
bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong. Truyền thuyết kể rằng, khi 
vào Trấn thủ xứ Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hồng (1558 – 1613) đã đích thân đi xem xét địa thế 
ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dịng họ Nguyễn
sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sơng Hương ngược lên phía đầu nguồn, ơng 
bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhơ lên bên dịng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một 
con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hỏi ra mới biết, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân
địa phương cho biết, nơi đây có một bà lão mặc áo đỏ quần lục thường xuất hiện trên đồi và nói 
với mọi người rằng “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long 
mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Vì thế, nơi đây cịn được gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên 
Mụ). Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hồng dường như cùng bắt kịp được với ý nguyện của dân
chúng. Ơng cho dựng một ngơi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sơng Hương, đặt tên là “Thiên Mụ 
Tự” (chùa Thiên Mụ) để nhớ tới bà tiên nhà trời trong lời kể của người dân.
Trong thực tế, ở đây đã từng tồn tại một ngơi chùa của người Chăm – di tích được nhắc đến 
trong Ơ châu cận lục của Dương Văn An vào năm 1553. Nhưng phải đến năm 1601 với quyết 
định của chúa Nguyễn Hồng, chùa Thiên Mụ mới chính thức được xây dựng.
Theo đà phát triển và hưng thịnh của phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mơ 
hơn dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1619 – 1725). Năm 1710 chúa cho đúc một chiếc 
chng lớn có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, Chúa lại cho trùng tu lại ngơi chùa 
với hàng chục cơng trình kiến trúc hết sức quy mơ như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà 

Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phịng Tăng, nhà Thiền…mà nhiều cơng trình trong số đó ngày 
nay khơng cịn nữa. Đến thời các vua Nguyễn chùa cũng được trùng tu vào các năm 1815 thời 
vua Gia Long và vua Minh Mạng (1831), tiếp đến dưới thời vua Thiệu Trị, vua Thành Thái và 

12


được tu sửa vào năm 1957 (điện Đại Hùng được thay thế bằng bê­tơng giả gỗ). Trong đợt đại 
trùng tu năm 2005 đến 2008, ngơi điện Đại Hùng lại được làm lại bằng gỗ như trước.
Vâng, thưa đồn!
Chùa Thiên Mụ hay cịn gọi là Linh Mụ (bà mụ linh thiêng). Chùa được đổi tên là Linh Mụ vào 
năm 1862 dưới thời vua Tự Đức. Cuộc đời của vua Tự Đức thường gặp những điều khơng may 
mắn. Đất nước bị qn thù dày xéo, để mất 6 tỉnh Nam Kỳ vào tay Pháp, đặc biệt nỗi buồn lớn 
nhất của ơng là khơng có con. Cho nên ơng sợ chữ “Thiên” là đụng chạm đến húy Trời bị trời 
quở phạt. Nhà vua đã cho đổi tên thành chùa Linh Mụ. Đến năm 1869 thấy cuộc đời của mình 
cũng khơng có gì thay đổi vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Vì thế trong dân gian 
người ta vẫn dùng cả hai tên khi nhắc đến chùa Thiên Mụ. Ngồi ra chữ “Linh” đồng nghĩa vớ 
chữ “Thiên”, âm người Huế khi nói “Thiên” nghe tựa “Thiêng” nên khi người Huế nói “Linh 
Mụ”, “Thiên Mụ” hay “Thiêng Mụ” thì người nghe đều hiểu là muốn nhắc đến ngơi chùa này.
Với quy mơ được mở rộng và cảnh đẹp tự nhiên, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngơi chùa đẹp 
nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao sóng gió lịch sử, chùa Thiên Mụ từng được dùng làm đàn Tế 
Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều vua 
nhà Nguyễn. Năm 1884, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” (mừng sinh nhật thứ 80) của bà Thuận 
Thiên Cao Hồng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại 
ngơi chùa một cách quy mơ hơn: Xây thêm tháp Từ Nhân (sau đổi là tháp Phước Dun), đình 
Hương Nguyện và dựng hai tấm bia ghi chép thơ văn của nhà vua.
Mặc dù ngơi chùa này được xây dựng ở thế kỷ XVII nhưng tổng thể kiến trúc của ngơi chùa này
lại chủ yếu được hồn chỉnh dưới 3 đời vua Nguyễn đó là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị. Từ 
trên cao nhìn xuống, tổng thể kiến trúc của chùa Thiên Mụ giống hình con rùa đang nằm soi 
bóng xuống dịng sơng Hương. Tồn bộ kiến trúc của chùa nằm trên một ngọn đồi hình chữ nhật

chạy theo hướng Bắc Nam. Chùa Thiên Mụ được bao quanh bằng tường đá xây hai vịng, bên 
trong được chia làm hai khu vực:
Khu vực trước cửa Nghi Mơn: Gồm có các cơng trình kiến trúc: Bến thuyền đúc bê­tơng có 24 
bậc tam cấp lên xuống, cổng Tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng Tam quan 
bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ cịn lại là nền đất và bộ móng xây bằng
đá Thanh), sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Dun xây bằng gạch, cao 7 tầng. Hai bên 
đình Hương Nguyện có hai lầu bia hình tứ giác (dựng thời Thiệu Trị), lui về phía trong có hai 
lầu hình lục giác, một lầu để bia và một lầu để chng (dựng thời chúa Nguyễn Phúc Chu). Đây 
là những cơng trình có tính chất lưu niệm (bia, tháp).
Khu vực phía trong cửa Nghi Mơn: Gồm các điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm, nhà
Trai, nhà khách, vườn hoa, phía sau là hồ nước và vườn thơng tĩnh mịch. Nhìn từ dưới lên 
chúng ta có thể thấy cơng trình đầu tiên là 4 trụ biểu là cổng vào chùa.

13


Phía sau 4 trụ biểu là nền của đình Hương Nguyện. Đình Hương Nguyện được xây dựng vào 
năm Giáp Thìn (1844) và Ất Tỵ (1845) trùng với thời gian xây dựng tháp Phước Dun dưới 
thời vua Thiệu Trị. Sở dĩ bây giờ đình chỉ cịn lại phần nền là vì sau trận bão năm Thìn (1904) 
thổi qua Kinh Thành Huế đã làm nhà cửa điện đài miếu mạo xung quanh Huế sụp đổ rất nhiều. 
Tại chùa Thiên Mụ, điện Di Lặc phía sau và hai dãy điện Thập Vương ở trước bị sập nát, nên 
vào năm 1907 khi tái thiết chùa người ta đã cho dẹp những nhà này ln. Tượng Di Lặc được di
chuyển ra trước tiền đường, hai chục tượng Thập Điện Minh Vương được chuyển ra sau điện 
Quan Âm. Và bộ sườn của đình Hương Nguyện được chuyển ra làm lại trên nền điện Di Lặc mà
bây giờ là điện Địa Tạng. Nền Đình được ghép bằng một loại đá ở xung quanh đó là đá Thanh, 
nền được lát gạch Bát Tràng nhưng về sau đã bị cạy gỡ đem dùng vào nơi khác.
Ở hai bên đình Hương Nguyện là hai bi đình của vua Thiệu Trị. Đó là hai nhà vng xây gạch 
theo lối đúc cuốn dày, bốn mặt đều có kht cửa tị vị. Bi đình phía Đơng chứa bia nói về việc 
xây dựng tháp Phước Dun nên thường gọi là bia “Ngự chế Thiên Mụ Tự Phước Dun bảo 
tháp bi”. Bi đình phía Tây chứa bia khắc thơ của vua Thiệu Trị vào những lúc thăm viếng hoặc 

vịnh cảnh chùa Thiên Mụ mà nhà vua cho là cảnh đẹp thứ 14 trong 20 thắng cảnh ở chốn Kinh 
Đơ. Trên cả hai bia đều đề “Thiệu Trị lục niên, tứ nguyệt cát nhật tạo”, nhằm tháng sáu năm 
Bính Ngọ (1846). Kiến trúc của hai bi đình này rất giống nhau. Nền bi đình hình vng, dưới 
cùng có một lớp gạch vồ, nền được lát đá thanh. Phần chính giữa nền ngày xưa lát bằng gạch 
Bát Tràng. Từ nền lên đến vách cao hơn 2m. Cửa cuốn tị vị ở 4 mặt đều có chiều rộng giống 
nhau. Trong hai bi đình này đều có hai tấm bia làm từ một tấm đá thanh. Đầu bia có chạm rồng, 
mây. Bên dưới có một đường chạm hình hoa sen cánh phượng. Từ đi rồng, những cánh hoa 
sen rẽ ra hai ngã cân đối. Nét chữ của văn bia chạm lặn theo lối viết chân phương. Phần đầu bia 
giáp với thân bia có hai tai ở hai bên. Dưới chân bia cũng có hai bia xịe ra và rộng bằng tai bia. 
Kể từ chân lên đến đầu bia cao 1,78m.
Phía sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Dun, một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa 
Thiên Mụ. Tháp cao 21m, gồm 7 tầng, mỗi tầng thờ một tượng Phật. Bảo tháp có vị trí đặc biệt 
quan trọng trong kiến trúc và trong lịch sử chùa Thiên Mụ. Tháp được xây thời vua Thiệu Trị, 
cách đây gần một thế kỷ rưỡi.
Tháp Phước Dun
Vua Minh Mạng là người đã nghĩ ra việc xây dựng một ngơi tháp tại chùa Thiên Mụ để tấn yểm
cho Kinh thành song chưa thực hiện được thì nhà vua đã băng hà, chỉ kịp để lại di ngơn cho 
người kế vị. Vua Thiệu Trị (1841 – 1847) lên nối ngơi. Nhà vua đã cho xây ở Thiên Mụ một 
ngọn tháp lớn 7 tầng gọi là Từ Nhân tháp, sau đổi lại là Phước Dun Bửu Tháp. Theo bia hiện 
cịn ở chùa Thiên Mụ thì chính vua Thiệu Trị là người đã vẽ nên đồ án kiến trúc tháp. Cứ như 
hình tháp hiện nay, người ta thấy người vẽ họa đồ đã là một kiến trúc sư đại tài, vì tính chất cân 
đối, kiên cố của ngơi tháp đã tỏ ra có thể chịu đựng bền bỉ với sức phá hoại của thời gian và khí 
hậu miền nhiệt đới. Vẻ đẹp của ngơi tháp cũng đã tỏ ra đây là một cơng trình kiến trúc mỹ thuật 
độc đáo. Ngày xưa, để kiến trúc tháp Phước Dun chắc chắn phải có một ê­kíp người chung 
14


góp ý, mới có được đồ án như vậy. Bởi vào thời đó ơng cha ta làm gì tính được lượng giác học, 
trọng lực và trọng lượng khối gạch đá đồ sộ ấy sẽ có một độ nén, độ lún như thế nào qua thời 
gian mà các Ngài đã xây dựng được một ngơi tháp vừa bền chắc vừa đẹp như thế.

Phương pháp kiến trúc của ngơi tháp thì hiện nay chúng ta khó lịng biết được. Chỉ biết rằng, 
trong viễn tưởng tâm linh tín ngưỡng, vua Thiệu Trị đã ra lệnh thiết trai đàn 3 ngày đêm vào 
tháng 2 âm lịch năm Tân Sửu (1841) để tụng kinh cầu nguyện cho việc xây dựng một tịa tháp ở
chùa Thiên Mụ. Cơng việc được chuẩn bị từ đó cho đến năm Giáp Thìn (1844) thì tháp được 
khởi cơng xây dựng và đến năm sau Ất Tỵ (1845) mới xong. Lúc đó vua Thiệu Trị mới 34 tuổi.
Lúc đầu tháp được gọi là Từ Nhân, nhưng khơng hiểu vì lẽ gì, sau khi làm xong vua Thiệu Trị 
lại đổi tên thành Phước Dun Bửu Tháp. Tháp được xây chính giữa sân, phần ngồi của chùa, 
một vị trí rất đắc địa. Nếu tháp được xích ra một chút sẽ soi bóng xuống dịng sơng Hương rõ 
hơn. Nhưng đối với tồn kiến trúc hình chữ “Nhất” sẽ thiếu cân đối, vì tháp sẽ đè nặng lên một 
đầu. Nếu xích vào một chút, phần trống ở bên ngồi q nhiều thì tháp lại khơng soi bóng xuống
dịng sơng Hương được. Tháp được xây trên một nền bát giác, mặt tháp nhìn về hướng Nam 
chếch sang Đơng 15 độ. Tầng dưới lớn, tầng trên nhỏ dần. Cứ một lớp gạch xây lên lại có sự thu
dồn tỷ lệ lại, cho đến tầng cuối cùng. Trên chóp tháp có đặt một hình cam lộ. Chiều cao tồn 
thân tháp kể từ mặt sân lên tới đỉnh của bình cam lộ cao 37 thước, so với cách đo của thời Thiệu
Trị là 5 trượng 3 thước 2 tấc, so với cách tính của chúng ta hiện nay thì được khoảng 21m24.
Từ khi xây dựng đến nay tháp đã được trùng tu nhiều lần. Năm Tự Đức thứ 20 năm Đinh Mão 
(1867), Bộ Lễ có đến kiểm tra một lần vì tua tràng phan đứt và mũ đội trên các Tượng phật bị 
gián nhấm. Qua nhiều đợt trùng tu tháp vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc cơ bản như bây giờ. 
Như chúng ta đã biết thì tháp Phước Dun có 7 tầng. Nhìn chung tất cả các tầng tháp đều có 
kiến trúc rất giống nhau, chỉ khác nhau về màu sắc. Mỗi tầng tháp đều có hồnh phi nằm ngang,
hai vế đối xứng thẳng tạo thế đăng đối nghiêm nghị cho mặt tháp. Sự đăng đối này có ý nghìa 
điều hịa tâm tưởng cho con người, vì khi nhìn vào tồn bộ mặt tháp du khách có thái độ khiêm 
cung tơn kính.
Mỗi một tầng tháp cách nhau một gờ rất lớn, xây có dạng ngửa lên để đỡ lấy những vành mái 
hẹp. Các đường gờ này được tơ vơi, có nhiều màu: Màu vàng, màu đỏ, màu da cam, màu khói, 
màu sương phủ, màu nước, màu mây, màu rêu… Đường gờ được tơ uốn cong lượn như hình 
cánh sen nhìn nghiêng đỡ lấy vành mái hẹp lợp ngói hình ống Thanh lưu ly hoặc Hồng lưu ly. 
Viên ngói được chế tạo như nửa hình ống có hai phần: Phần tráng men màu và phần khơng 
tráng men. Tám mái cửa mở, tầng tháp đều được lợp với một màu ngói giống nhau. Tầng dưới 
kết hợp màu vàng, tầng thứ hai màu lục trơng như ngọc, tầng thứ 3 lại màu vàng… cứ như vậy 

xen kẽ cho đến mái của tầng cuối cùng lại lợp ngói màu vàng, màu ngói lúc đầu của tháp. 
Nhưng trải qua nhiều sự tác động của thời tiết mưa gió nên màu của ngói khơng được giống như
xưa nữa.
Lịng tháp được kiến trúc theo hình viên trụ. Ở giữa có một viên trụ thẳng đứng từ dưới nhìn lên
tháp. Quanh viên trụ chính này là lối đi lên tháp bằng nhiều bậc cấp theo đường xốy ốc. Muốn 
15


vào tháp, người ta đi qua 2 cánh cửa bằng đồng mở cánh ra ngồi, lại mở khóa ở cánh cửa 
gương ở bên trong có khung gỗ sơn vàng, trang trí bằng nhiều hình chữ nhật, nhiều ơ vng, 
đẩy 2 cánh cửa vào trong thì người ta đứng ngay trước bàn thờ đức “Trung Thiên Điều Ngự Bổn
Sư Thích Ca Ni Phật”. Bàn thờ được xây lõm vào viên trụ lịng tháp dưới hình thức một vịi 
cuốn tị vị. Qua tay phải để lên 11 tầng cấp đi vịng phía sau sang tay trái, đến trước tầng thứ 2, 
ở đây thờ đức “Ca Diếp Phật”. Tiếp tục đi qua tay phải để lên 11 bậc cấp vịng ra sau, lên bên 
trái là tầng thứ 3. Đến trước bàn thờ “Câu Ná Xá Mâu Ni Phật”. Lại đi vịng quanh lên 11 tầng 
cấp thì đến tầng thứ 4. Tầng này thờ “Câu Lưu Tơn Phật”. Lại đi vịng qua tay phải, lên 10 tầng 
cấp, để từ tay trái đi ra trước bàn thờ “Tì Xá Phù Phật” ở tầng thứ 5. Đi tiếp vịng quanh để lên 9
bậc cấp, vịng qua phía trái để đến tầng tháp thứ 6, thờ đức “Thi Khí Phật”. Tất cả các bàn thờ 
Phật đều được kiến trúc và chạm hoa văn giống y như của tầng đầu tiên, chỉ có điều càng lên thì
càng hẹp lại mà thơi. Để lên được tầng trên cùng của tháp chúng ta phải bước qua độ một bước 
thì thấy trước mắt có một cái thang bằng gỗ lim. Ngày xưa, thang khơng phải được kê thường 
trực ở đó mà chỗ này chỉ trống khơng. Nhìn lên, khung vng ở bên trên lại có tấm cửa bằng 
đồng đóng khít lại và có khóa rất chắc chắn. Sở dĩ lại có lối kiến trúc lạ như vậy là bởi vì ở tầng 
trên cùng này pho tượng phật được đúc bằng vàng khối. Ngồi ra cịn có bộ chén, bình trà bằng 
ngọc q, lư hương, chân đèn, kể cả lị trầm, đài nước… Tất cả đều được đúc bằng bạc nén. Cầu
thang này ngày xưa do Bộ Cơng cất giữ. Theo sử sách ghi lại thì kể từ năm Canh Thìn (1940) 
đến năm Nhâm Ngọ (1942) tầng trên đã xảy ra vụ trộm tượng phật bằng vàng rịng.
Do đặc trưng về kiến trúc, về màu sắc, nhất là các màu ngói Thanh lưu ly, Hồng lưu ly, độ 
nung của các loại ngói này, và nét trang trí hoa văn độc đáo mà tháp Phước Dun ở chùa Thiên
Mụ được xem là một cơng trình văn hóa mang sắc thái mĩ thuật đặc sắc cho nền văn hóa Phú 

Xn.
Tháp Phước Dun có sự giao thoa của nhiều nền văn hóa vùng Á Đơng, và nhất là trên bán đảo
Đơng Dương. Đó là văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ và nhất là văn hóa Đại Việt. Bảo tháp Phước 
Dun cũng thể hiện nét đặc sắc riêng của nền văn hóa Phú Xn. Tuy nói là có sự giao thoa 
của những nền văn hóa cổ song các yếu tố ngoại lai đã bị biến đổi và dung hịa gần hết. Nói 
chung, bảo tháp Phước Dun là một kiến trúc văn hóa dung hợp được hai nền văn hóa Trung 
Quốc và Chăm Pa để sáng tạo ra một nền văn hóa Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ 19. Nói một 
cách khái qt hơn, bảo tháp Phước Dun là một thành tựu rực rỡ về tinh thần biết dung hịa và
sáng tạo của Việt Nam.
Hai cơng trình nằm trên trục ngang với tháp Phước Dun là hai nhà lục giác ở hai bên. Được 
xây dựng sớm hơn hai bi đình tứ giác 31 năm, hai nhà lục giác này thuộc kiến trúc mỹ thuật thời
vua Gia Long, cùng lần với Nghi Mơn, lầu chng và lầu trống ở phía bên trong. Chúng cũng 
biểu trưng cho sắc thái kiến trúc thuộc về văn hóa của một triều đại khác với triều đại Thiệu Trị,
hai nhà lục giác này trơng rất bề thế, kín đáo và kiên cố hơn hai bi đình tứ giác kia. Đó chính là 
đặc trưng của mọi kiến trúc dưới thời vua Gia Long.
Nền xây bằng gạch vồ, lại cũng khác với hai tứ giác ở phía ngồi ở chỗ là hai nhà lục giác này 
có xây dựng bậc tam cấp để đi lên. Mặt hai nhà luc giác đối nhau, tức là đều quay ra tháp. Mặt 
16


nền được lát viền một lớp đá thanh xung quanh, tất cả có khoảng 30 viên đá. Ngày xưa, giữa 
nền được lát bằng gạch Bát Tràng, nhưng trong đợt đại trùng tu năm Mậu Tuất (1958) người ta 
đã tráng thay bằng xi măng. Trên nền lục giác là ngơi nhà đúc cuốn bằng gạch và vơi keo hồ.
Đại hồng chung
Nhà lục giác phía Tây là gác treo Đại Hồng Chung của chúa Nguyễn, một cái chng lớn. Đại 
Hồng Chung là một cơng trình đặc sắc về việc trình bày nhiều mơ típ của nghành điêu khắc, hội 
họa, ngồi ra lại cịn đặc sắc về kỹ thuật đúc đồng cỡ lớn nữa. So với chng Gia Long ở trên 
gác chng cao, ta thấy Đại Hồng Chung của chúa Nguyễn đã có kĩ thuật đúc đồng tốt hơn. Nếu
so với Đại Hồng Chung của vua Thiệu Trị đúc vào năm Bính Ngọ (1846) hiện cịn để lại chùa 
Diệu Đế, người ta lại thấy rõ kỹ thuật đúc đồng dưới thời minh vương Nguyễn Phúc Chu đã đạt 

đến trình độ tinh xảo nổi bật mà các đời sau khơng sao theo kịp. Chng cao 2,5m nặng 3.825 
cân xưa. Chu vi của chng rất lớn, chu vi miệng chng đo được là 4,36m. Vịng cườm đo 
được 3,6m. Cịn chu vi ở giữa thân là 3,56m. Đường kính miệng chng kể từ bên này sang bên 
kia theo vịng ngồi đo được là 1,36m. Mặt trên quả chng có 8 chữ Thọ khắc theo lối chữ 
Triện, ở giữa thân chng chia làm 4 khoảng, khắc bài viết của chúa Nguyễn Phúc Chu và chạm
nổi những hình ảnh long, vân, nhật, tinh, ở phần dưới khắc hình bát qi và thủy ba. Tương 
truyền rằng tiếng chng Đại Hồng Chung vang xa 12 dặm. Có nghĩa là từ chùa Thiên Mụ đánh
mà ở biển Thuận An vẫn có thể nghe được.
Đại hồng chung
Nhà lục giác phía Đơng chứa bia của Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu dựng trên lưng một con rùa 
bằng đá cẩm thạch dài 2,2m, rộng 1,6m. Bia nói về việc xây dựng chùa Thiên Mụ vào năm Giáp
Ngọ (1714), cao 2,6m, rộng 1,25m. Đây chính là tấm bia mà Phan Huy Ích đời Tây Sơn đã từng
mơ tả trong câu: “Dựng bia đá trắng khắc văn ghi tiệc”. Thực ra chỉ có đầu bia và con rùa là 
bằng cẩm thạch trắng, cịn thân bia là cẩm thạch màu đen. Tồn bộ sự trình bày ở bia này là cả 
một cơng trình điêu khắc có giá trị mỹ thuật rất lớn. Bia dựng trên lưng một con rùa, con rùa 
nằm trên cái bệ, bệ lại được chạm thành một cái kỷ có bốn chân quỳ và một đường hồi văn. 
Theo quan niệm tâm linh của người thời xưa, rùa là một trong tứ linh “long, lân, quy, phụng”, 
nó biểu hiện cho sự trường tồn vĩnh cửu.
Nhà bia phía Đơng
Phía sau tháp Phước Dun có một tấm bia lộ thiên. Đó là bia của vua Khải Định, dựng vào 
ngày 27/11/1919 (năm Khải Định thứ tư, Kỷ Mùi). Bia có 15 chữ nói về chùa Thiên Mụ. Do 
thời gian và những tác động của thời tiết cho nên hiện nay các chữ trên bia đã bị mờ đi nhiều.
Tiếp đến là cổng Tam Quan, Tam là 3, quan nghĩa là cách nhìn nhận. Tam Quan là 3 cách nhìn 
nhận Phật Giáo, cửa chính ở giữa gọi là Trung quan, bên tay phải là Khơng quan và bên tay trái 
17


là Giả quan. Trên biển có đề 3 chữ Hán “Linh Mụ Tự”. Cửa Tam Quan và hai đoạn thành bên 
trên có thể xem như phần kiến trúc mặt trước của chùa. Phía tây có lầu trống, phía đơng có lầu 
chng. Tất cả là những kiến trúc có từ thời vua Gia Long làm lại chùa Thiên Mụ từ năm Ất 

Hợi (1815).
Cửa Tam Quan và tấm bia lộ thiên
Tam Quan là phần cửa chính đi vào chùa. Nhìn đại thể Nghi Mơn có hai phần rõ ràng, phần 
dưới gồm có 3 cửa chính. Tất cả đều được xây trên nền một hình chữ nhật rộng 4,76m và dài 
13,6m. Lên 3 bậc Tam cấp thì đi đến nền Tam Quan. Hai đầu bậc tam cấp đi lên có đắp hình 
rồng và kiểu thức hóa. Nền này ngày xưa được lát gạch Bát Tràng, song từ đợt trùng tu năm Kỷ 
Hợi (1959) thì người ta tráng xi măng, chỉ ngồi mép có viền bằng đá Thanh. Từ ngồi nhìn 
vào, theo chính diện, người ta thấy Tam quan được chia làm ba gian, cách nhau bằng những bức
vách. Trước mỗi bức vách được kiến trúc thành một trụ vách. Ba gian của Tam quan có chiều 
dài khác nhau, gian giữa rộng hơn hai gian cửa hai bên. Mỗi cửa đi vào có đắp tượng Kim Cang 
Hộ Pháp rất lớn bằng đất sét trộn trấu và rơm, bên ngồi sơn phết bằng vơi màu. Ba cửa có tất 
cả là 6 pho tượng, các pho tượng này ngày xưa đều đứng trên bệ có lát gạch Bát Tràng, hiện tại 
thì có lát xi măng. Mỗi tượng đều có dáng điệu riêng, một vũ khí và cách cầm vũ khí riêng, nét 
mặt rất sinh động. Qua những pho tượng này là đến cửa, cả 3 cửa đều được kiến trúc lối uốn tị 
vị ở bên trên. Sau các cung uốn tị vị, mỗi cổng có hai cánh rất lớn đóng bằng gỗ cứng. Hai cửa
hai bên đều có ngói lợp tận nóc, cịn cửa giữa lại cơi lên phần đầu. Phần này lại hướng mặt vào 
chùa và quay lưng ra bên ngồi. Bốn góc đều có giao cù cách điệu. Hai nóc của tầng dưới thì hai
đầu Đơng – Tây vẫn có hình đám mây cách điệu hóa rồng. Hai bên Tam quan có hai dãy thành 
cao kéo dài ra tận hai đầu ở hướng Tây và hướng đơng. Cuối hai cửa này là hai cửa vào kiến 
trúc theo kiểu cổ rất to và trình bày nhiều gạch men có hoa văn. Nhưng cửa này ngày nay chỉ 
cịn là vết tích.
Phía trên hai đoạn thành là lầu trống và lầu chng, những kiến trúc đã có từ thời vua Gia Long 
làm lại chùa năm Ất Hợi, từ đó đến nay đã qua nhiều lần sửa chữa, vị trí và các kiến trúc vẫn 
giữ theo cách cổ truyền ngày xưa. Lầu chng được xây trên một cái nền cao hơn la thành, từ 
nền dưới lên đên mặt nền trên xem như là một trụ vng thẳng đứng, bên trong ruột xây đặc. 
Chúng ta có thể đi từ mặt đất lên gác chng bằng những tầng cấp. Tất cả những địn tay, rui mè
ở phần mái lầu chng đều từ xưa truyền lại nên có chỗ đã có dột nát cũ kĩ. Mái và chái lầu 
chng đều được lợp ngói liệt, trên nóc có một đường tàu nóc. Chính giữa có một búp hoa sen, 
hai đầu tàu nóc có hoa văn hoa lá uốn cong lên. Bốn mái có đến 8 giao cù được tạo hình theo 
thế “mỏ cu”. Xung quanh phần mái lợp có đóng tua viền vân kiên bằng gỗ chạm.

Trên nền gác giá treo chng được dựng theo chiều dọc với dãy thành. Chng được treo lên 
giá bằng hai cái đai sắt rất lớn. Chng này được đúc dưới thời vua Gia Long. Chng có âm 
thanh kỳ diệu thường được gọi là tiếng chng Thiên Mụ. Chng này nhỏ hơn chng thời 
chúa Nguyễn Phúc Chu để ở nhà lục giác bên ngồi Nghi mơn. Nhưng hình thái quả chng thì 
tương tự nhau. Chỉ khác là thân chng thời vua Gia Long khơng có khắc chữ nhiều như 
18


chng thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Nhưng lại giống nhau là khung ở bên trên hai chng đều 
có 8 chữ “Thọ” triện. Chng thời vua Gia Long có nét đặc trưng riêng mà khơng nơi nào có và 
khơng thời nào có: Đó là âm thanh của quả chng. Âm thanh này huyền diệu đến nỗi mấy chữ 
“Hồi chng Thiên Mụ” hoặc “Tiếng chng Thiên Mụ” đã trở thành một thành ngữ lung linh 
ảo điệu để đi vào thơ văn, phim ảnh và âm nhạc. Biết bao bài hát nói về xứ Huế đã dùng những 
chữ này để hát lên trong điệu nhạc trầm buồn, gợi nhớ
Lầu chng
Lầu trống hay gác trống đối diện với lầu chng qua Nghi mơn. Nhìn chung kiến trúc của lầu 
trống cũng giống với gác chng, chúng đều là những kiến trúc cổ dưới thời vua Gia Long. Trên
nền cao của gác trống đặt giá trống, giá này được chạm trổ hình rồng, đi rồng ở dưới đế, hai 
đầu rồng ngẩng cong ra hai bên để đỡ lấy vành tang trống. Trừ hai đầu rồng, cịn tất cả các 
thanh gỗ đều chạm thành vảy rồng. Điểm đặc biệt là tang trống rất lớn, bằng gỗ mít đục ln 
theo hình thân cây chứ khơng gép. Đường kính miệng trống đo được là 1,08m, đường kính giữa 
bụng trống là hơn 1,4m. Phía trong cửa Nghi mơn là hai dãy nhà đối diện nhau là dãy Lơi Gia. 
Mỗi dãy có 3 pho tượng Dược Xoa Đại Tướng rất lớn.
Lầu trống
Cơng trình tiếp theo là điện Đại Hùng, ngơi điện có lịch sử lâu dài và quy mơ tráng lệ. Mặc dù 
đã trải qua nhiều lần sửa chữa điện đã có nhiều thay đổi, song nói chung về đại thể người ta vẫn 
tơn trọng hình thức cổ truyền. Cho nên bao giờ điện Đại Hùng cũng vẫn có sắc thái của một 
kiến trúc thời xưa. Nhìn trong bối cảnh tồn bộ ngơi chùa, điện Đại Hùng có vẻ thấp, nhưng 
khơng phải tịa nhà thấp mà vì tịa nhà lớn và khá dài. Tuy nhiên càng tăng thêm vẻ cổ kính, uy 
nghiêm của ngơi chùa. Điện Đại Hùng có tượng Phật Di Lặc rất lớn tơn trên bệ cao ở chính 

giữa. Chính điện Đại Hùng là một tịa nhà cao lớn, mặc dù chỉ có ba gian hai chái. Nơi này được
bố trí các bàn thờ để thờ các tượng Phật, thờ Kinh Phật.
Điện Đại Hùng
Trong khn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó 
cịn có hịn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam Đào Tấn.
Phía sau Điện Đại Hùng là nhà tăng, nơi đây chứa chiếc xe của hịa thượng Thích Quảng Đức 
(trụ trì chùa Thiên Mụ). Di vật này cịn gắn với một sự kiện lớn đã gây động trong lịch sử. Sáng 
ngày 11/6/1963 hịa thượng Thích Quảng Đức (thế danh Lâm Văn Tức) đã lái chiếc xe này sau 
đó tự thiêu để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng Hịa Ngơ Đình 
Diệm. Việc tự thiêu của hịa thượng Thích Quảng Đức đã làm thổn thức bao trái tim con người, 

19


vừa nhỏ lệ về cái chết cao cả của hịa thượng, vừa khâm phục vì lịng hiếu phật, biết hi sinh vì 
phật giáo nước nhà.
Di vật: Chiếc xe mà hịa thượng Thích Quảng Đức đã từng đi
Phía bên phải là điện Địa Tạng. Điện được xây dựng lại từ phần khung của đình Hương 
Nguyện. Ngày xưa điện này cũng lớn như điện Đại Hùng và gọi là điện Di Lặc có đặt tượng Di 
Lặc. Nay cịn thấy dấu tích của nền điện cũ. Sau trận bão năm Thìn (1904) tượng Di Lặc được 
chỉnh ra trước Tiền Đường. Ngơi điện này cũng đã được tu sửa nhiều lần, cho nên việc thờ tự 
cũng thay đổi. Trong điện này có pho tượng Địa Tạng cưỡi trên con Đế Thính được đặt ở chính 
giữa, hai bên là bàn thờ linh.
Cùng trên một trục với điện Địa Tạng là điện Quan Âm, ở phía sau lưng điện này. Vị trí điện đã 
có từ thời vua Gia Long và đến nay vẫn chưa dịch chuyển. Nhìn chung điện Quan Âm khơng có
gì thu hút, trừ bảng hồnh và các bậc tam cấp ở trước là có vẻ đời xưa nên đượm vẻ cổ kính. Từ 
nóc nhà cao một mái lợp bằng ngói liệt chạy từ trên xuống. Hai đầu chái, từ nóc thẳng xuống 
cho tới một đoạn vách hình tam giác, rồi từ đường đáy hình tam giác đó kéo xuống mái chái to 
rộng. Tất cả đều mang sắc thái đơn giản.
Cách thờ tự của điện Quan Âm cũng rất giản dị. Chính giữa là pho tượng “Quan Thế Âm thủ 

quyền” bằng đồng rất lớn, ngồi trên tịa sen. Tịa sen này lại được đặt trên một đế gỗ thắt cổ 
bồng cao chạm trổ đầy hoa văn và sơn son thếp vàng lộng lẫy. Pho tượng đồng này là một trong 
những pho tượng đồng từ xưa cịn lại. Tượng hình Quan Thế Âm Bồ Tát, đội mũ có tượng phật 
ở trước, nét mặt pho tượng rất hiền dịu, thanh thốt. Nhất là hai tay, những ngón tay thon nhỏ và
dài rất có nghệ thuật tạo hình.
Cơng trình cuối cùng trong tổng thể chùa Thiên Mụ là mộ tháp của hịa thượng Thích Đơn Hậu. 
Hịa thượng có pháp danh là Trừng Nguyện, hiệu Đơn Hậu, thuộc đời thứ 8 phái Thiền Liễu 
Qn, thế danh là Diệp Trương Thuần. Sinh vào ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ (16/2/1905) 
tại làng Xn An, tổng An Đồn, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ngài xuất thân trong một gia 
đình có truyền thống Nho học, nhưng lại quy ngưỡng Phật giáo. Theo một số tài liệu thì “Năm 
1945, Ngài thay thế bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám giữ chức Chánh Hội trưởng Hội An Nam
Phật Học (Thừa Thiên). Cũng trong năm này, Ngài nhận được chức trụ trì Quốc Tự Linh Mụ ­ 
một di tích lịch sử của cố đơ Huế. Sang năm 1946, Ngài làm Chủ tịch Phật giáo Liên Hiệp 
Trung Bộ”. Hịa thượng viên tịch vào ngày 23/4/1992 (nhằm ngày 21/3 Nhâm Thân) tại chùa 
Thiên Mụ, trụ thế 88 năm. Phía sau phần mộ tháp là rừng thơng tĩnh mịch.
Mộ của hịa thượng Thích Đơn Hậu

20


Vâng, thưa q khách!
Bốn trăm năm qua biết bao lần trùng tu xây dựng đã làm nên một ngơi đại cổ tự của đất Thiền 
Kinh. Đây là một cơng trình kiến trúc tuyệt vời, đã trở thành một trong những biểu tượng của 
Huế.
Tọa lạc bên bờ sơng Hương thơ mộng, chùa Thiên mụ với kiến trúc cổ kính đã góp phần điểm 
tơ cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm dun dáng, thi vị. Tiếng chng chùa như linh 
hồn của Huế, vang vọng mãi trong dịng nước sơng Hương chảy qua trước Kinh Thành, xi về 
cửa biển, đọng lại trong lịng khách phương xa khi đến Huế một nỗi niềm vương vấn chốn 
Thiền Kinh. Có lẽ vì thế mà du khách thập phương đã xem chùa Thiên Mụ như là một điểm đến 
trang nghiêm khó lịng mà bỏ qua được. Đúng như nhà thơ Qch Tấn đã viết về chùa Thiên 

Mụ rằng:
Những người phiền não trường danh lợi
Đến đó thời lịng cũng phải khy.
Chùa Thiên Mụ như một chứng nhân lịch sử diễn ra trên đơi bờ sơng Hương. Ngơi chùa vẫn 
ln tồn tại trong tâm thức người dân Huế nói riêng và đời sống văn hóa người Việt Nam nói 
chung.
Topics: Chùa Thiên Mụ, Tháp Phước Dun, Nhà lục giác, Cửa Tam Quan

21



×