Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sang kien kinh nghiem hoa hoc_Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 22 trang )

Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế xã hội, ngành giáo dục đã và đang tiếp
tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tối đa tính chủ động, sáng
tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh; nhằm tạo ra những lớp người mới
năng động sáng tạo, giàu tính nhân văn,...đáp ứng được những yêu cầu của thời đại.
Có lẽ khơng chỉ riêng tơi mà với nhiều giáo viên đứng lớp khác cũng thế, cứ sau mỗi tiết
dạy thấy được niềm vui trong ánh mắt học trò, nghe được những tiếng trao nhau “sao
nhanh hết giờ thế nhỉ? ” thì tự nhiên những người làm nghề “gõ đầu trẻ ” như tôi bỗng
thấy hạnh phúc và yêu nghề hơn rất nhiều. Thế nhưng làm thế nào để học trị có được
niềm vui ấy? Làm thế nào để học trị có thể thốt ra những lời như thế thì quả thật là khó.
Qua q trình giảng dạy tơi nhận thấy việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy mang lại hiệu
quả rất cao, giúp học sinh “học mà chơi, chơi mà học”. Đặc biệt là đối với các bài luyện
tập, học sinh tiếp nhận, tái hiện kiến thức qua các phần chơi một cách tự nhiên khơng bị
gị ép, bó buộc nhưng tổng hợp, khắc sâu được nhiều kiến thức nhất là đối với các đối
tượng học sinh yếu kém.
Đối với Bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12 thì kiến thức lý thuyết khá
nhiều, bài tập thì đa dạng nên thường khơng bảo đảm thời gian dành cho việc luyện tập.
Nhiều năm dạy bài này bằng các phương pháp thơng thường thì tơi nhận thấy học sinh
nhàm chán, không được làm bài tập thực nghiệm, chỉ một số em học sinh giỏi làm được
những bài tập khó, bài tập tư duy cao, cịn đa số các em vẫn không làm được. Học sinh
yếu thì cịn có tâm lý sợ đến tiết này vì sợ bị gọi lên bảng, sợ bị điểm kém. Từ đó tơi băn
khoăn, trăn trở làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh luyện tập mỗi khi đến bài này
đây? Phải thiết kế các hoạt động như thế nào sao cho tạo được sự mới mẻ, tránh sử dụng
những hoạt động theo kiểu mang tính áp đặt, rập khuôn. Cho nên tôi đã chọn thực hiện đề
tài “ Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất
kim loại – hóa học 12” nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Qua nhiều năm liền tôi đã áp
dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy và đã thu được kết quả rất khả quan.
2. Mục tiêu của đề tài


Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 1


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

Đề tài đã sử dụng hình thức trị chơi cho học sinh vào tiết luyện tập đem lại hứng thú
cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng bộ mơn. Đây là một cách làm hiệu quả, vì việc
dạy và học các bài luyện tập không chỉ riêng bài này, thường được giáo viên dạy và học
sinh học giống như các tiết sửa bài tập thông thường, kiến thức lý thuyết thì được nhắc lại
một cách khơ khan vì sợ không kịp thời gian nên chưa phát huy hết các tác dụng của kiểu
bài luyện tập.
Đề tài đã đóng góp một phương pháp mới để dạy các bài luyện tập trong chương trình
hóa học phổ thơng thơng từ một bài cụ thể là bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa
học 12, phục vụ đắc lực cho các giáo viên trong việc dạy học. Ngoài việc áp dụng phương
pháp trò chơi, trong bài luyện tập này đã áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo
hướng hoạt động hóa người học, phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của người học,
nâng cao hiệu quả dạy học. Thông qua phương pháp này học sinh đã được rèn luyện một
số kỹ năng có thể áp dụng trong cuộc sống, đó là cải thiện khả năng giao tiếp, phát triển
kỹ năng thuyết trình, rèn luyện trí nhớ, rèn luyện tính sáng tạo, học những kỹ năng phán
đốn, học cách làm chủ thái độ đối với thành công và thất bại, cải thiện kỹ năng tự quản.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng tơi tìm hiểu và nghiên cứu là học sinh lớp 12 - ban cơ bản.
4. Giới hạn nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đó là là bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12 ban cơ
bản ở một số lớp 12 tôi đang dạy tại trường THPT Trường Chinh - EaH’Leo - Đăk Lăk,
qua các năm học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp thống kê toán học
PHẦN II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN
I. Cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng phương pháp trò chơi
I.1 Trò chơi dạy học
Dạy học bằng trị chơi là hình thức tổ chức dạy học trong đó q trình nhận thức
được tiến hành thông qua các câu hỏi hoặc bài tập được thiết kế dưới dạng các trò chơi.
Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 2


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

I.2 Ý nghĩa của việc vận dụng trò chơi dạy học
Đối với giáo viên: Giáo viên đã hoạt động hóa được người học.
Đối với người học: trong q trình tham gia các hoạt động, người học chủ động
tiếp thu kiến thức, kỹ năng. Có thể trao đổi, hỗ trợ nhau trong q trình khám phá kiến
thức mới, có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau.Trị chơi có tác dụng hòa đồng
sâu rộng và thu hút mức độ tập trung của học sinh. Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt
động của học sinh thể hiện qua tiết học có trị chơi làm tăng cảm tình của các em đối
với môn học và thầy cô.
II. Luyện tập trong dạy học hóa học ở trường THPT
II.1. Khái niệm luyện tập
Theo Đại từ điển tiếng Việt : “luyện tập: làm đi làm lại nhiều lần, duy trì thường
xun để thơng thạo, nâng cao kỹ năng”.
Trong dạy học, luyện tập là vừa củng cố, hệ thống hóa kiến thức vừa rèn luyện
khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề.
Trong bài luyện tập, HS tham gia các hoạt động học tập nhằm hệ thống hóa và
vận dụng kiến thức không chỉ ở một chương, một số bài trước đó mà cịn cả các kiến thức

đã học ở chương trước, lớp trước và các môn học khác.
Nhờ vào bài luyện tập, HS có điều kiện hình thành, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức, giải quyết vấn đề, xử lí các tình huống của bài tốn nhận thức.
II.2 Đặc điểm cấu trúc của Bài 22 Luyện tập tính chất kim loại
Cấu trúc bài luyện tập này trong SGK hóa học 12 có hai phần: phần kiến thức cần
nắm vững và bài tập. Phần kiến thức cần nắm vững mang tính chất giúp HS ơn tập các
mảng kiến thức ở những bài học trước bao gồm các kiến thức cần hệ thống củng cố và xác
định mối liên hệ tương quan giữa chúng; như vị trí, cấu hình electron ngun tử, tính chất
vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng của kim loại, dãy điện hóa của kim loại. Phần bài tập
bao gồm các dạng bài tập hóa học đầy đủ các mức độ từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng
và vận dụng cao, tạo điều kiện cho HS rèn luyện kĩ năng hóa học như: giải thích các hiện
tượng hóa học, giải các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan có liên quan đến kim loại.
III. Tiến trình dạy Bài 22: LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI theo kiểu
vận dụng trò chơi dạy học
Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 3


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

Các bước lên lớp vẫn được thực hiện như một tiết học bình thường( như ổn định tổ
chức , điểm danh kiểm tra sĩ số,vv…), sau đó giáo viên chia lớp thành 5 nhóm hoặc 4
nhóm tùy theo số lượng học sinh, mỗi nhóm có thể từ 5 – 7 học sinh, mỗi nhóm bầu nhóm
trưởng, thư kí ( 2 phút ).

Ảnh 3.1 Mơ hình học sinh ngồi học theo nhóm đã được phân cơng.
Để học sinh thấy được vị trí của kim loại trong bảng tuần hồn giáo viên cho học
sinh quan sát bảng tuần hồn, sau đó chiếu tiếp 1 số slide có hình ảnh về ứng dụng của
Giáo viên : Trần Minh Hải


Trang 4


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

kim loại để thấy tầm quan trọng của kim loại đối với đời sống sản xuất, ngành cơng
nghiệp.

Hình 3.1 Bảng hệ thống tuần hồn các ngun tố hóa học

Hình 3.2 Một số ứng dụng của kim loại trong công nghiệp, đời sống sản xuất.
Từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài: các em đã được học về vị trí, cấu tạo, tính chất của
kim loại, hơm nay chúng ta sẽ cùng nhau củng cố, luyện tập về những vấn đề này thông
qua 3 phần chơi lần lượt sẽ được xuất hiện .
Hoạt động 1: Củng cố một số kiến thức quan trọng thông qua PHẦN THI THỨ
NHẤT – “ HỘP MÀU MAY MẮN” – PHẦN KHỞI ĐỘNG(10 phút ).

Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 5


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

Ảnh và hình minh họa cho phần thi hộp màu may mắn được thiết kế trong powerpoint
1. Cách thực hiện
a. Gv thơng báo thể lệ trị chơi
Mỗi đội sẽ tự chọn một ơ màu tùy thích.Tương ứng với mỗi ô màu là 1 gói câu hỏi. Nếu
lớp có 5 nhóm thì mỗi nhóm là 1 màu, nếu lớp có 4 nhóm thì sẽ có 1 màu chung cho cả 4

nhóm đều được trả lời để tăng thêm số điểm của đội mình nếu được quyền trả lời. Trong
mỗi gói câu hỏi sẽ có 2 câu hỏi . Câu hỏi 1 là 20 điểm, câu hỏi 2 là 10 điểm nếu trả lời
đúng, nếu trả lời sai, sẽ nhường quyền trả lời cho đội khác. Thời gian cho mỗi gói câu hỏi
là 30 giây. Trong mỗi một hộp màu kèm theo các câu hỏi là sẽ có ơ màu may mắn kèm
theo. Sau đây là cụ thể các gói câu hỏi minh họa được thiết kế trong power point bằng các
hiệu ứng và liên kết:

Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 6


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

c. Tổng kết: Thư kí tổng kết điểm của các đội qua vòng 1.
Sau khi kết thúc trò chơi 1 giáo viên dẫn dắt cho học sinh đi đến kết luận để chốt lại
kiến thức của bài luyện tập này bằng câu hỏi: Qua trò chơi này e đã ôn lại được những
kiến thức quan trọng nào ?
Học sinh trả lời, sau đó giáo viên tổng kết lại những kiến thức cần nhớ.

Ảnh 3.3 Tổng kết kiến thức cho cả lớp cùng theo dõi.
2. Hiệu quả mang lại của hoạt động này là
Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 7


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

Thơng qua trị chơi của phần khởi động này, học sinh đã được củng cố 1 số kến thức

quan trọng, tự mình rút ra những ghi nhớ để khắc sâu kiến thức. Đồng thời tạo khơng khí
khởi đầu vui vẻ, thoải mái để học tiếp những phần sau. Qua những câu hỏi ở mức độ biết,
mức độ tái hiện kiến thức, học sinh yếu kém có thể trả lời được, tự tin hơn, tỉ lệ điểm yếu
kém được cải thiện của các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết đó là số lượng điểm thấp giảm hẳn,
số lượng điểm cao tăng lên.
Hoạt động 2 : Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành thông qua PHẦN THI
THỨ 2 – “EM LÀ NHÀ KHOA HỌC” – PHẦN TĂNG TỐC (5 phút).
1. Cách thực hiện
a. Gv thông báo thể lệ trò chơi
Ở phần thi này, giáo viên sẽ tiến hành thí nghiệm, với tên thí nghiệm là đốt cháy
trái tim khô, học sinh quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi, mỗi câu hỏi nếu trả lời đúng
sẽ được 10 điểm, đội nào có câu trả lời nhanh nhất sẽ được quyền trả lời.
b. Cách tiến hành thí nghiệm
Làm trái tim khô( giáo viên đã chuẩn bị trước phần này chỉ tóm tắt cách tiến hành
cho học sinh biết) : Uốn dây kẽm thành hình trái tim, bơi một lớp keo dán lên xung quanh
trái tim, rắc bột magiê lên đều khắp sợi dây kẽm, để một thời gian để keo dán và bột
magiê khơ, dính chặt vào dây kẽm. Đặt vào trong cốc một miếng cồn khô và mẩu giấy có
gói một viên natri. Sau đó cắm trái tim khô vào miếng cồn khô, tiếp theo đổ một ít nước
vào cốc. Đẩy mẩu giấy cho tiếp xúc với nước để cho natri cháy tạo ngọn lửa làm cháy cồn
khô. Ngọn lửa sẽ làm trái tim bốc cháy.
b. Một số lời dẫn gợi ý khi tiến hành thí nghiệm
Các em có biết điều gì giúp trái tim chúng ta luôn tươi trẻ và đầy sức sống không?
Chúng ta sẽ làm gì khi có một trái tim khơ và khơng còn sức sống nhỉ?
Giáo viên cho học sinh quan sát trái tim khô đã được chuẩn bị sẵn.
À, chúng ta thử tìm xem trái tim này có thể tươi và tìm lại sức sống được khơng nhé! Nào
các em cùng cơ tưới nước cho trái tim xem có gì xảy ra đây. Giáo viên cầm một chai nước
và đổ một ít vào cốc sứ. Cho học sinh quan sát hiện tượng.
Ồ, các em thấy thế nào? Trái tim đã bừng sáng lên sức sống mãnh liệt. Em nào có thể giúp
cô và các bạn biết nguyên nhân được không?
Giáo viên : Trần Minh Hải


Trang 8


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

Giáo viên cho học sinh phát biểu ý kiến, để các em tự tìm lời giải thích. Giáo viên có thể
gợi ý khi học sinh chưa tìm ra ngun nhân.
Tại sao khi cơ rót nước vào cốc thì xuất hiện ngọn lửa? Có phải nước bốc cháy khơng? Lý
do gì giúp trái tim khơ này có thể cháy sáng rực rỡ như vậy? Do nước hay có nguyên nhân
nào khác khơng? Tại sao trái tim có thể cháy được?
Sau khi học sinh giải thích đúng hiện tượng, giáo viên nên kết luận, cho học sinh viết
những phương trình phản ứng xảy ra.
c. Giải thích
Nước phản ứng với natri sinh ra nhiệt làm cháy mẩu giấy:
2 Na + 2 H2O → 2 NaOH + H2 ↑
Magiê cháy trong khơng khí cháy sáng màu vàng.
2 Mg + O2 → 2 MgO
d. Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công
Viên natri to vừa phải (bằng hạt đậu đen). Không nên đổ nước trực tiếp lên viên
natri. Cần để cho trái tim đứng thẳng vào cốc sứ bằng chân hay giá đỡ, không nên giữ
đứng bằng cồn khô vì khi nhiệt độ cao, cồn khơ chảy sẽ làm trái tim bị đổ. Có thể bọc một
lớp giấy vào dây kẽm trước khi bôi keo dán giúp cho phản ứng cháy của magie được dễ
dàng. Có thể thay bột magie bằng bột của một số kim loại khác như nhơm, sắt,…
e. Một số hình ảnh minh họa

Ảnh 3.4. Đặt cồn khô, trái tim và viên natri vào cốc sứ và rót nước vào cốc sứ.

Giáo viên : Trần Minh Hải


Trang 9


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

Ảnh 3.5 Viên Na tác dụng với nước và trái tim cháy sáng nhiệt làm cồn khô bùng cháy.
e. Tổng kết: Thư kí tổng kết điểm của các đội qua vòng 2.
2. Hiệu quả đạt được
Qua phần thi này các em học sinh đã vận dụng được kiến thức lý thuyết vào thực
hành, thực tiễn. Hiểu rõ được bản chất của thí nghiệm, hiểu rõ được các thao tác thí
nghiệm. Tạo được tâm lý phấn khởi vì đã khám phá được khoa học, tin tưởng vào khoa
học, học sinh có thể tự biểu diễn được trong các buổi lễ, buổi ngoại khóa do nhà trường tổ
chức. Mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên trở nên thân thiện, gần gũi hơn. Làm cho
học sinh đam mê học hóa học. Giáo dục được cho học sinh tính kiên định, tin tưởng vào
bản thân mình, khơng chùn bước trước khó khăn bởi “ một trái tim khơ vẫn có thể bùng
cháy mãnh liệt được”.
Hoạt động 3 : Rèn kĩ năng giải bài tập thông qua PHẦN THI THỨ 3 : AI NHANH
TAY HƠN – PHẦN VỀ ĐÍCH (25 phút ).
1. Cách thực hiện
a. Gv thơng báo thể lệ trị chơi
Sẽ có 4 bài tập được đưa ra theo thứ tự từ bài 1 đến bài 4. Với mỗi bài số điểm
khác nhau, bài 1: 10 điểm, bài 2: 20 điểm, bài 3: 30 điểm, bài 4: 40 điểm. Các đội cùng
nhau thảo luận, trình bày vào bảng nhóm, dán lên trên bảng, sau đó giáo viên gọi bất kì
thành viên nào trong nhóm sẽ lên bảng trình bày cho cả lớp cùng theo dõi. Với thời gian
tối đa cho mỗi bài cụ thể như sau: bài 1 là 1 phút, bài 2 là 2 phút, bài 3 là 3 phút, bài 4 là 4
phút.

Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 10



Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

Sau đó giáo viên sẽ đưa ra đáp án, phân tích các lỗi sai của các nhóm, chỉ ra những
đáp án nhiễu, những bẫy mà học sinh thường mắc phải để rút kinh nghiệm khi làm bài.
Nếu cả lớp làm khơng ra kết quả, giáo viên có thể gợi ý hướng dẫn, chỉ ra những cách làm
nhanh, định hướng cho học sinh khi làm bài tập trắc nghiệm.
b. Một số bài tập cụ thể
Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 17,6 ĐÁP ÁN
gam hỗn hợp bột Mg và Cu Số mol e nhường :
vào dd HCl loãng, dư thu Mg → Mg+2 + 2e
được 4,48 lít khí (đktc). Phần a

a

2a

trăm khối lượng của Mg trong Số e nhận : 2H+ + 2e →

H2

hỗn hợp là:

0,2 (mol)

0.2.2

A.27,3%
C. 25%


B.72,7% Theo ĐLBT mol e ta có:
D.75%

2a = 2. 0,2 = 0,4 (mol)
a=0,2
%mMg = 0,2.24.100% : 17,6 ≈ 27,3% => chọn A

Bài 2 Hoà tan 2,8 gam bột

ĐÁP ÁN

Fe vào 125ml dung dịch

Đặt t = số mol AgNO3: số mol Fe

AgNO31M. Phản ứng kết

=0,125: 0,05 = 2,5 => Tạo 2 muối Fe2+ và Fe3+

thúc thì khối lượng chất

Fe +2Ag+ Fe2+ + 2Ag

rắn thu được là

a

A. 10,8 gam.


B.

13,5 gam.
C. 21,6 gam.
16,2 gam

2a

Fe + 3Ag+  Fe3+ + 3Ag
b

D.

2a
3b

3b

Từ phương trình ta có : số mol Ag+ = số mol Ag =2a
+3b= 0,125 => mAg= 0,125.108= 13,5gam
 Chọn B

Bài 3: Hịa tan hồn tồn hỗn
hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 ĐÁP ÁN
gam Cu trong 500 ml dung Ta có :
Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 11



Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và
HCl 0,4M, thu được khí NO

 nFe = 0,05mol
;

 nCu = 0,025mol


 nH+ = 0,25mol
; 4H+ + NO3− + 3e → NO + 2H2O

n = 0,05mol

 NO3−

(khí duy nhất) và dung dịch

Vì cuối cùng NO3− dư nên ta sẽ BTE cho cả quá trình.

X. Cho X vào dung dịch

0,25

= 0,0625mol BTE
 nNO =
→


→ 0,05.3+ 0,025.2 = 0,0625.3+ a
4
 nAg = amol


AgNO3 dư, thu được m gam
chất rắn. Biết các phản ứng
đều xảy ra hoàn toàn, NO là
sản phẩm khử duy nhất của

BTNT.Clo

→ nAgCl = 0,2mol
 
→ a = 0,0125mol → m = 30,05

 nAg = 0,0125mol

 Chọn D

N+5 trong các phản ứng. Giá
trị của m là:
A. 34,10.

B. 28,70.

C. 29,24.

D. 30,05


Bài 4: Cho Zn tới dư vào
dung dịch gồm HCl; 0,05 ĐÁP ÁN
mol NaNO3 và 0,1 mol Chú ý khi có khí H2 bay ra thì chắc chắn là NO 3- đã
KNO3. Sau khi kết thúc các hết .
phản ứng thu được dung dịch
X chứa m gam muối; 0,125

BTNT .nito
 nNO = 0,1 mol 
→ nNH + = 0, 05 mol
4
0,125Y 
 nH 2 = 0, 025 mol

mol hỗn hợp khí Y gồm hai



khí khơng màu, trong đó có

∑n

e

= 0,1.3 + 0,025.2 + 0, 05.8 = 0,75 mol → nZn = 0,375 mol

Khi đó dung dịch X là

một khí hóa nâu trong khơng
khí. Tỉ khối của Y so với H2

là 12,2. Giá trị của m là:
A. 61,375.

B. 64,05.

C. 57,975.

D. 49,775.

 n 2+ = 0,375 mol
 Zn
 nCl − = a mol

BTDT

→ a = 0,95 mol → m = 64,05 g
 nK + = 0,1 mol

 nNH 4+ = 0, 05 mol
 n = 0, 05 mol
 Na +

 Chọn B
c. Hình ảnh minh họa
Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 12


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12


Bài 1:

Ảnh 3.6a Bảng nhóm ghi kết quả của các nhóm làm bài 1( kết quả nhóm 3 sai, nhóm 1,2,4
đúng).
Bài 2 :

Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 13


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

Ảnh 3.6b Bảng nhóm ghi kết quả của các nhóm làm bài 2( kết quả nhóm 1,4 đúng, nhóm
2,3 sai).
Bài 3

Ảnh 3.6c Bảng nhóm ghi kết quả của nhóm 1 làm bài 3( kết quả sai, các nhóm kia đang
làm dở nên không nộp bài ).

Ảnh 3.7 a,b,c Một số học sinh đang trình bày bài làm của nhóm mình.
Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 14


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

2. Hiệu quả đạt được

Bằng việc phân tích ưu và nhược điểm của mỗi nhóm với các cách giải khác nhau,
giáo viên chỉ ra những lỗi sai, những bẫy mà học sinh hay gặp từ đó học sinh sẽ rút kinh
nghiệm được trong quá trình giải bài tập, đồng thời gợi ý cho học sinh những hướng giải
khác nhau để giải nhanh khi làm bài tập trắc nghiệm trong các đề thi đại học tốt ngiệp sau
này, định hướng được những cách giải tối ưu vừa nhanh vừa chính xác. Qua đó học sinh
thấy hứng thú phấn khởi vì bất ngờ, ngạc nhiên, điều đó sẽ làm học sinh cảm thấy thích
thú, kích thích được sự tư duy và niềm đam mê làm bài tập hóa học, sẽ khơng cịn ngại
khó khi gặp những bài tập khó nữa và tự định hướng được cho việc nhận dạng, tìm ra
hướng giải với mỗi bài tập khác nhau. Tỉ lệ điểm thi đại học cao đẳng của bộ mơn hóa qua
các năm tăng dần. Số lượng học sinh đỗ vào các trường đại học danh tiếng ngày càng
nhiều.
Hoạt động 4: Tổng kết ( 3 phút )
Tổng kết số điểm qua 3 vòng thi, nhận xét, đánh giá, phát thưởng.
IV. Kết quả của q trình nghiên cứu thực nghiệm
Phương pháp trị chơi ở bài luyện tập này đã được tôi và các đồng nghiệp áp dụng
rộng rãi vào tất cả các bài luyện tập khác với nhiều hình thức trị chơi khác nhau, và đã thu
được kết quả rất khả quan.
Qua sự quan sát các giờ học, chúng tôi nhận thấy trong giờ học HS hứng thú và làm
việc tích cực hơn, tiết học vô cùng sôi nổi, HS hứng thú với mơn học, tạo được tinh thần
đồn kết giữa các đội. Trong các tiết học này HS bộc lộ được kĩ năng làm việc nhóm, biết
lập kế hoạch để giải các bài tập hóa học, biết tự mình hệ thống hóa cũng như củng cố các
kiến thức đã học. Sau giờ học, khi trị chuyện cùng HS các em ln bày tỏ ý muốn được
học nhiều bài dưới hình thức trị chơi, theo các em, vừa học vừa chơi luôn tạo được hứng
thú nhưng qua đó các em cũng ghi nhớ kiến thức tốt hơn, nhất là với những kiến thức liên
quan đến những câu hỏi mà trong khi chơi các em khơng trả lời được. Học sinh khá giỏi
khơng cịn nhàm chán nữa, học sinh yếu kém thì tự tin hơn, không ỷ lại vào các bạn khá
giỏi mà tham gia rất hăng hái, nhiệt tình, làm việc chủ động, tích cực hơn, nhất là các em
biết tự mình hệ thống hóa, diễn đạt thành lời các kiến thức đã học.
Thông qua phương pháp này học sinh đã được rèn luyện một số kỹ năng có thể áp
Giáo viên : Trần Minh Hải


Trang 15


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

dụng trong cuộc sống, đó là cải thiện khả năng giao tiếp, phát triển kỹ năng thuyết trình,
rèn luyện trí nhớ, rèn luyện tính sáng tạo, học những kỹ năng phán đoán, học cách làm chủ
thái độ đối với thành công và thất bại, cải thiện kỹ năng tự quản.
Đối với GV khi dạy các bài luyện tập theo các giáo án được thiết kế thì các tiết học
đã thật sự gây hứng thú không chỉ cho HS mà ngay cả GV cũng cảm thấy rất thích thú.
Giáo viên thấy yêu nghề hơn khi được cởi mở với học sinh. Tình cảm của giáo viên và
học sinh ngày càng gắn bó hơn, thân thiện hơn.
Chất lượng bộ mơn đã được nâng cao rõ rệt qua các năm. Năm học 2012 – 2013, khi chưa
áp dụng thì tỉ lệ bộ mơn trên trung bình cịn thấp. Năm học 2013 – 2014, khi áp dụng thử
thì bước đầu có dấu hiệu tăng nhẹ, và các năm học sau 2014 – 2015 và 2015 – 2016 tăng
liên tục. Cụ thể sẽ được thể hiện trong 2 bảng thống kê số liệu bên dưới.
Năm học

Năm học

2012– 2013
2013 – 2014
Tổng
138
100 % 133
100 %
0– <5
45
32,6% 39

29,9%
>5
93
67,4% 94
70,1%
Bảng 4.1 Thống kê số liệu tỉ lệ điểm trung bình bộ mơn hóa của khối 12 năm học
2012– 2013 và năm học 2013 – 2014.
Năm học

Năm học

2014 – 2015
2015– 2016
Tổng
117
100 % 120
100 %
0– <5
29
24,8% 18
15%
>5
88
75,2% 102
85%
Bảng 4.1 Thống kê số liệu tỉ lệ điểm trung bình bộ mơn hóa của khối 12 năm học
2014 – 2015 và năm học 2015 – 2016.
Thơng qua trị chơi học tập đã củng cố cho HS một khối lượng kiến thức nhất định,
trang bị cho chúng các kỹ năng làm việc, phát triển tính tích cực, tính tự lập của tư duy,
học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, không gị bó hay ép buộc tạo động cơ hứng

thú học tập cho HS để HS có được tâm thế chủ động tìm kiếm kiến thức, tạo mơi trường
cho HS chủ động tham gia hoạt động học tập như Khổng Tử đã từng nói“ Biết mà học,
khơng bằng thích mà học; thích mà học khơng bằng vui mà học”. Đó là điều mà tôi tâm
Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 16


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

đắc nhất khi thực hiện đề tài này.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề sử dụng trị chơi dạy học,
thiết kế thành tiến trình các hoạt động trong bài giảng bài giảng có sử dụng trò chơi dạy
học trong tiết luyện tập này để có thể áp dụng vào các bài luyện tập khác của chương trình
hóa học phổ thơng nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, qua đó góp phần
nâng cao chất lượng học tập mơn hóa học ở trường THPT Trường Chinh.
II. KIẾN NGHỊ
Để áp dụng được sáng kiến này cần có 1 số điều kiện sau:
1. Điều kiện về cơ sở vật chất
Nhà trường cần trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho việc dạy học như máy chiếu,
dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, kinh phí hỗ trợ để có những phần thưởng động viên, khuyến
khích các em học sinh.
2 Điều kiện về con người
Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học là một quá trình phức tạp vì đây là hình thức
vừa học vừa giúp cho người học có hứng thú đến với tiết học, chú ý đến những lời chỉ dẫn
của GV, đảm bảo sự lĩnh hội chương trình học tập một cách tốt hơn.
Tuy nhiên dạy học bằng trò chơi đòi hỏi GV phải có sự chuẩn bị cơng phu, tốn nhiều
thời gian, công sức để chuẩn bị. Sự hứng thú của HS khi tham gia các trị chơi có thể gây

ồn ào, khó quản lí, khó bao qt hết lớp học, tạo điều kiện cho một số học sinh yếu kém
lười làm bài hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho học sinh khá giỏi làm, làm cho tiết học có xu
hướng trở thành giờ chơi của HS, mất tác dụng của việc luyện tập. Một mặt nữa, sử dụng
trò chơi học tập trong dạy học mất nhiều thời gian, phản tác dụng nếu giáo viên không biết
điều tiết cho phù hợp.
Cho nên, muốn đạt được mục tiêu của giờ học trong điều kiện thời gian có hạn mà
nội dung cần luyện tập lại quá nhiều thì GV và HS phải thực hiện được một số điều như
sau :
GV cần tạo điều kiện cho HS được gần gũi với mình, gợi ý để các em mạnh dạn đặt
câu hỏi, tìm cách giúp HS tháo gỡ những thắc mắc, tận tình hướng dẫn lại cho HS những
Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 17


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

vấn đề đã được luyện tập mà HS chưa nắm bắt được. Những việc làm này giúp cho tâm lí
lĩnh hội kiến thức của các em tăng trưởng theo chiều hướng tích cực. Tâm lí sẵn sàng học
tập, hào hứng học tập ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giờ học. Nếu HS học một cách chủ
động, tích cực thì chất lượng giờ học sẽ được nâng cao.
GV giữ vai trị quyết định tạo nên bầu khơng khí lớp học. Chính thái độ, cách cư xử
sự cởi mở, vui vẻ, công bằng của GV tạo nên môi trường học tập thân thiện, tạo điều kiện
cho HS phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập. Vì vậy trong q trình tổ
chức trị chơi học tập cho HS, GV cần phải biết kết hợp giữa giọng nói, điệu bộ, cử
chỉ….một cách linh hoạt, có như vậy mới tạo cho người chơi cảm giác hồ hởi, phấn khởi,
tham gia chơi nhiệt tình.
GV xác định mục tiêu cần luyện và giúp HS xác định mục tiêu bài luyện tập sẽ được
học trong giờ tới. Định hướng nội dung kiến thức và kĩ năng cần luyện, chọn nội dung
kiến thức cần luyện thật cơ đọng, rõ ràng, xốy trọng tâm. Tham khảo các trị chơi trên

truyền hình để vận dụng, hoặc có thể tự thiết kế các trị chơi sao cho phù hợp với mục
tiêu, nội dung, trình độ HS. Lường trước những tình huống có thể xảy ra để chuẩn bị sẵn
hướng giải quyết. Sự chuẩn bị càng kĩ thì cơ hội thành công càng cao. “Sự chuẩn bị của
hôm nay quyết định thắng lợi của ngày mai” – Thomas Edison.
GV phải biết quản lý, phân phối thời gian hợp lý, tận dụng hết thời gian có được của
một tiết học. GV xác định mục tiêu rõ rệt cho bài học sau đó, sắp xếp các mục tiêu theo
thứ tự ưu tiên rồi phân chia thời gian cho từng mục tiêu cụ thể. Phân bố thời gian giữa hai
phần sao cho phù hợp. Thời gian dành cho mỗi hoạt động phải được GV ấn định rõ ràng,
yêu cầu HS làm việc nhanh chóng kịp thời. Mặt khác, GV ln theo dõi, kiểm tra, nhắc
nhở, gợi ý khi HS chưa kịp nghĩ ra hướng trả lời câu hỏi. Tránh để tình trạng HS thảo luận
chệch hướng, khơng xốy được trọng tâm vấn đề cần giải quyết làm mất đi một khoảng
thời gian vơ ích.
HS chuẩn bị kĩ bài ở nhà thì không bị động khi GV nêu vấn đề yêu cầu giải quyết.
HS sẽ tự tin hơn khi tham gia các trò chơi trong giờ học. Các hoạt động của HS sẽ diễn ra
nhanh chóng, kịp với tiến trình thời gian của tiết học.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi được rút ra từ thực tế giảng dạy của bản thân và
đồng nghiệp. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong hội đồng khoa học.
Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 18


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

Xin cảm ơn.
Người viết

TRẦN MINH HẢI

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo viên hóa 12 cơ bản , NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Xuân Trường (2008), Hóa học 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3.Sách chuẩn kiến thức kĩ năng. NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Trường,(2008), Phương pháp dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Trịnh Văn Biều, Lê Trọng Tín, Trang Thị Lân, Vũ Thị Thơ, Trần Thị Vân (2002), Đổi
mới nội dung và PPDH học phần thực hành lý luận DHHH, Đại học Sư phạm Tp.HCM
6. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, NXB
Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 19


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

Đại học Quốc gia Tp.HCM.
7. Trịnh Văn Biều (2004), Lý luận dạy học hóa học, Đại học Sư phạm Tp.HCM.
8. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Đại học Sư phạm
Tp.HCM.

MỤC LỤC
Nội dung
Phần I. Phần mở đầu
Phần II. Nội dung
I. Cơ sở lý luận của việc xây dựng và sử dụng phương pháp trò

Trang
1
2
3


chơi
I.1 Trò chơi dạy học
I.2 Ý nghĩa của việc vận dụng trò chơi dạy học
II. Luyện tập trong dạy học hóa học ở trường THPT
II.1. Khái niệm luyện tập
II.2 Đặc điểm cấu trúc của Bài 22 Luyện tập tính chất kim loại
III. Tiến trình dạy Bài 22: luyện tập tính chất của kim loại theo

3
3
4
4
4
4

Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 20


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

kiểu vận dụng trò chơi dạy học
IV. Kết quả nghiên cứu
Phần III. Kết luận – kiến nghị
I. Kết luận
II. Kiến nghị
1. Điều kiện về cơ sở vật chất
2. Điều kiện về con người


15
17
17
17
17

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP TRƯỜNG
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 21


Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy hiệu quả bài 22: Luyện tập tính chất kim loại – hóa học 12

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP SỞ
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

Giáo viên : Trần Minh Hải

Trang 22



×