Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN học kỳ hè năm 2021 HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG và ảnh hưởng của làn sóng văn hóa hàn quốc đến giới trẻ việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.34 KB, 49 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ HÈ NĂM 2021
HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

LỚP HỌC PHẦN:
GIẢNG VIÊN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN:

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021


MỤC LỤC
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1
1.1. Lí do chọn đề tài........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................1
1.4. Nội dung nghiên cứu.................................................................................2
1.5. Kết cấu đề tài.............................................................................................2
2. CHƯƠNG 2: VĂN HÓA HÀN QUỐC ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
TIÊU DÙNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM........................................................3
2.1. Khái niệm văn hóa, giao thoa văn hóa.......................................................3
2.1.1. Khái niệm văn hóa...............................................................................3
2.1.2. Giao thoa văn hóa................................................................................4
2.2. Sự du nhập của văn hóa Hàn Quốc đến Việt Nam....................................4
2.3. Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến hành vi tiêu dùng giới trẻ Việt
Nam..................................................................................................................6
2.3.1. Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến hành vi mua sắm..................6
2.3.2. Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến hành vi giải trí......................8


2.3.3. Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến hành vi ăn uống....................9
2.3.4. Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến hành vi du học, học ngơn ngữ
.......................................................................................................................9
2.4. Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến hành vi mua sắm áo quần của
từng thành viên trong nhóm..............................................................................9
3. CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH QUẦN ÁO THỜI TRANG CHO GIỚI TRẺ SỐNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..................................................................12
3.1. Giới thiệu chung về sản phẩm kinh doanh..............................................12
3.2. Chiến Lược STP......................................................................................13
3.2.1. Phân khúc thị trường.........................................................................13
3.2.2. Xác định thị trường mục tiêu.............................................................15
3.2.3. Định vị sản phẩm trên thị trường:.....................................................16
3.3. Chiến lược Marketing-Mix......................................................................17
3.3.1. Chiến lược sản phẩm.........................................................................18


3.3.2. Chiến lược giá...................................................................................22
3.3.3. Chiến lược phân phối........................................................................24
3.3.4. Chiến lược chiêu thị..........................................................................28
4. CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC MARKETING...........................35
4.1. Điểm mạnh..............................................................................................35
4.2. Điểm yếu (Weakness)..............................................................................40
4.3. Cơ hội (Opportunity)...............................................................................40
4.4. Thách thức (Threat).................................................................................40


DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1 Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam................................5
Hình 2. 2 Trang phục của nữ diễn viên trong phim “Thư ký Kim sao thế”........7

Hình 2. 3 Album More&More của nhóm nhạc Twice.........................................8
Hình 2. 5 Phần ăn BTS Meal của nhà McDonald’s do BTS quảng cáo..............9
Hình 2. 4 Hãng son Dior do Jisoo trong nhóm nhạc Blackpink làm đại sứ........9
Hình 3. 1 Logo I Am Store................................................................................19

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Mơ hình kinh doanh của I Am Store.....................................................18
Bảng 2 Danh mục sản phẩm của I Am Store.....................................................21
Bảng 3 Bảng thu nhập của khách hàng mục tiêu...............................................23
Bảng 4 Cơ cấu phần quà trên thang điểm 50.....................................................34


1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, với sự bùng nổ và phát triển rộng rãi của các phương tiện thông tin
đại chúng, sự giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới cũng trở nên dễ dàng hơn. Đó
là sự giao lưu trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tài chính,… đặc biệt là trên lĩnh
vực văn hóa. Các quốc gia cố gắng quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước đến bạn bè
quốc tế ngồi mục đích giao lưu văn hóa cịn kéo theo sự phát triển về nhiều mặt
khác của xã hội. Một trong những quốc gia chú trọng đến việc quảng bá văn hóa và
đạt được những thành cơng to lớn đó là Hàn Quốc. Trong điều kiện tồn cầu hố và
hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ, sự ảnh hưởng của văn hóa Hàn
Quốc đến thời trang của giới trẻ Việt Nam bao gồm cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực.
Tích cực là khi chúng ta có sự giao thoa văn hóa, học hỏi những điều hay. Sự giao
thoa này khiến chúng ta gần gũi và tiếp thu được các hiểu được phong cách thời gian
truyền thống cũng như hiện đại của nhau. Nhưng nhìn từ khía cạnh khác, văn hóa
thời trang Việt Nam đã lùi bước, nhường chỗ cho văn hóa thời trang Hàn Quốc trên
nhiều lĩnh vực và giới trẻ bị cuốn theo làn sóng văn hóa ngoại lai,

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích mà chúng tơi chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu là chúng tôi muốn
nêu rõ được tác động và ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt
Nam hiện nay. Chúng tơi cũng tiến hành tìm hiểu sâu thêm về hai mặt tích cực và tiêu
cực của làn sóng văn hóa Hàn Quốc từ đó mà chúng tơi sẽ đề ra những giải pháp đề
điều hịa giữa hai mặt tích cực và tiêu cực để tạo nên những giá trị tích cực nhất,
nhằm tiếp thu và phát triển làn sóng văn hóa Hàn Quốc một cách tốt nhất.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng được tập trung nghiên cứu trong đề tài sự giao thoa văn hóa thời
trang Hàn Quốc là giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là nữ từ 15-25 tuổi

-

Địa bàn nghiên cứu: TP Hồ Chí Minh

-

Thời gian nghiên cứu: 10/8 – 23/8

1


1.4. Nội dung nghiên cứu
-

Mơ tả được văn hóa Hàn Quốc ảnh hưởng đến hành vi tiêu dung của giới trẻ
Việt Nam


-

Đề xuất chiến lược marketing cho hoạt động kinh doanh quần áo thời trang
cho giới trẻ sống tại thành phố Hồ Chí Minh

-

So sánh đánh giá, tìm ra những điểm mạnh điểm yếu trong việc thực hiện các
chiến lược marketing

1.5. Kết cấu đề tài
Chương 1: Tổng quan đề tài
Chương 2: Văn hóa Hàn Quốc ảnh hưởng đến hành vi tiêu dung của giới trẻ Việt
Nam
Chương 3: Hoạch định chiến lược marketing cho hoạt động kinh doanh quần áo thời
trang cho giới trẻ sống tại thành phố Hồ Chí Minh
Chương 4: Đánh giá chiến lược Marketing

2


2. CHƯƠNG 2: VĂN HÓA HÀN QUỐC ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
TIÊU DÙNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM
2.1. Khái niệm văn hóa, giao thoa văn hóa
2.1.1. Khái niệm văn hóa
Có rất nhiều khái niệm về văn hóa tùy thuộc vào cách tiếp cận khác nhau. Tuy
nhiên vì mơn học nghiên cứu về sự tác động của văn hóa đến hành vi người tiêu dùng
nên chỉ tập trung vào một số khái niệm liên quan đến văn hóa được coi là một yếu tố
mơi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hành vi người tiêu dùng. Ở góc độ
hành vi cá nhân Linton (1965) cho rằng: “ Văn hóa là tổng thế cấu trúc hành vi được

biểu hiện cụ thể hay ẩn dụ mà các cá nhân trong xã hội lĩnh hội và truyền tải thông
qua trung gian là các giá trị, biểu tượng, niềm tin, truyền thống, chuẩn mực”.
Mayor (1992) cho rằng văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo
(của cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng
tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu,v.v. những
yếu tố xác định những đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Theo Schiffman (2004) văn hố là tồn bộ những niềm tin, giá trị và những
phong tục tập quán định hướng hành vi tiêu dùng của các thành viên trong một xã hội
cụ thể. Qua các khái niệm trên ta dễ nhận thấy rằng văn hóa bao gồm thành phần văn
hóa vật thể, thành phần văn hóa tinh thần và thành phần văn hóa hành vi.
Một chuẩn mực văn hóa hệ thống hóa các ứng xử được chấp nhận trong xã hội;
nó đóng vai trị như một kim chỉ nam cho hành vi, cách ăn mặc, ngôn ngữ và phong
thái trong một tình huống, đóng vai trị là khn mẫu cho những kỳ vọng trong một
nhóm xã hội. Khi xem xét thành phần văn hóa vật thể chúng ta quan tâm đến khía
cạnh vật chất như sản phẩm, dịch vụ, các cơng cụ, máy móc v.v do con người tác
động và sử dụng. Nói về văn hóa tinh thần bao gồm các giá trị, chuẩn mực, tư tưởng,
niềm tin, thái độ mà người tiêu dùng quan tâm và chia sẻ với các thành phần xã hội
khác. Thành phần văn hóa hành vi là tồn bộ nhưng hành động, phong tục tập quán,
thói quen tiêu dùng của mỗi cá nhân trong xã hội.

3


Vào năm 2017, một cách tiếp cận mới đối với văn hóa được đề xuất bởi Raud,
người định nghĩa văn hóa là tổng thể các nguồn lực sẵn có cho con người để hiểu về
thế giới của họ và đề xuất cách tiếp cận hai tầng, kết hợp việc nghiên cứu các văn bản
(tất cả các ý nghĩa được cải tiến trong lưu thơng) và thực hành văn hóa (tất cả các
hành động lặp lại liên quan đến việc sản xuất, phổ biến hoặc truyền tải các mục đích),
do đó có thể liên kết lại nghiên cứu nhân học và xã hội học về văn hóa với truyền
thống lý thuyết văn bản.

Khi xem xét yếu tố văn hóa trong Marketing chúng ta nghiên cứu văn hóa hình
thành nên những động cơ, thái độ, thói quen của người tiêu dùng trong cuộc sống,
trong hành vi mua, sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu
của họ. Trong nội dung của chương văn hóa được phân tích dựa trên các giái trị và
chuẩn mực mà người tiêu dùng theo đuổi, những phong tục tập quán đã hình thành
một cách lâu đời gắn liền với đời sống hằng ngày của cá nhân người tiêu dùng.
Nhưng nếu chỉ xem xét khía cạnh văn hóa ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thì chưa
rõ ràng và sâu sắc nên các Marketer cũng nên nắm bắt văn hóa tiêu dùng của từng cá
nhân trong từng quốc gia, từng nhóm người tiêu dùng cụ thể để giúp việc nắm bắt xu
hướng tiêu dùng của nhóm khách hàng mục tiêu được đầy đủ và chân thật hơn.

2.1.2. Giao thoa văn hóa
Giao thoa văn hóa là sự tương tác giữa các nhóm xã hội (social groups), giữa
các tiểu văn hóa (subcultures), giữa các văn hóa tộc người (ethnic cultures) và giữa
các nền văn hóa (cultures) khác nhau.
Giao lưu văn hóa là sự trao đổi qua lại hai chiều những sản phẩm văn hóa
giữa các cộng đồng dân tộc quốc gia với nhau, là sự giao thoa, học tập lẫn nhau, ảnh
hưởng lẫn nhau, bổ sung cho nhau để làm phong phú cho văn hóa của mình. Trong
cuộc sống hàng ngày cũng vậy, con người có thể ảnh hưởng lẫn nhau, có ảnh hưởng
chủ động (học người) và ảnh hưởng thụ động (ảnh hưởng mà khơng biết).

2.2. Sự du nhập của văn hóa Hàn Quốc đến Việt Nam.
Năm 1997, bộ phim Hàn Quốc đầu tiên “Yumi – Tình u của tơi” được phát
sóng trên kênh VTV1 và “Mối tình đầu” trên kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt
4


Nam, mở đường cho văn hóa Hàn Quốc du nhập vào Việt Nam – đặc biệt là tới giới
trẻ Việt.
Sau “Mối tình đầu”, Đài truyền hình Việt Nam và các đài khác bắt đầu nhập và

chiếu một loạt các bộ phim truyền hình của Hàn Quốc như “Anh em nhà bác sĩ”,
“Người mẫu”, “Cảm xúc”, “Tình cờ”, “Trái tim mùa thu” cho tới “Bản tình ca mùa
đơng”, “Nấc thang lên thiên đường”, “Giày thủy tinh”.
Từ những bộ phim truyền hình mở đường cho sự giao thoa văn hóa, Hàn Quốc
đã có sự ảnh hưởng ở nhiều khía cạnh khác: ẩm thực, âm nhạc, thời trang, thể thao,…

Hình 2. 1 Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam
( Trích “ />Văn hóa Hàn Quốc du nhập qua Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau:
-

Văn hóa giải trí:

+ Phim truyền hình: Hầu hết các bộ phim Hàn Quốc có nội dung về tình cảm, tình
yêu như đánh trúng tim đen của giới trẻ. Hầu hết, những bộ phim Hàn Quốc thu
hút khán giả bởi dàn diễn viên xinh đẹp, lối diễn giản dị chân chất đến mộc mạc
dễ chịu. Làm cho giới trẻ nhìn nhận về tình yêu đẹp hơn mà khơng hiểu sai lệch ý
nghĩa đẹp của tình u.

5


+Âm nhạc: Văn hóa Kpop có ảnh hưởng rất lớn khơng chỉ đến giới trẻ Việt Nam
mà cịn ảnh hưởng đến giới trẻ trên toàn thế giới. Âm nhạc là một ngành giải trí có
tiềm năng kinh tế lớn của Hàn Quốc.
-

Văn hóa thời trang: Các thế hệ gen Y, đặc biệt là gen Z sau này bị cuốn hút bởi
những phong cách thời trang khác nhau: từ đơn giản nhưng lịch sự đến phong
cách táo bạo,…từ các ngôi sao điện ảnh.


-

Văn hóa làm đẹp: Chúng ta cũng biết, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế
giới có trường đào tạo về làm đẹp. Rất nhiều các ngôi sao nổi tiếng của Việt
Nam muốn mình trở nên đẹp hơn, đều phải đến Hàn Quốc chỉnh sửa nhan sắc.
Trong 3 năm trở lại đây, Việt Nam mọc lên rất nhiều các địa điểm chăm sóc
sắc đẹp để phục vụ nhu cầu cho khách hàng muốn đẹp lên, đặc biệt đẹp như
người Hàn như họ quảng cáo. Khi nhu cầu làm đẹp tăng lên, mỹ phẩm Hàn
Quốc được săn đón một cách nồng nhiệt. Các hãng mỹ phẩm Hàn Quốc đều
phân cấp giá cả theo từng đối tượng mục tiêu nên mọi người đều có cơ hội sử
dụng mỹ phẩm đến từ xứ sở này.

-

Văn hóa ẩm thực: Hiện nay, khơng chỉ những nơi thành thị, phố xá mọc lên
đầy rẫy các nhà hàng ăn uống theo phong cách Hàn như: Mỳ cay, lẩu nướng
BBQ, bánh Hàn Quốc, ….đến cả món kim chi cay xé lưỡi cũng đã tràn lan vào
các bữa ăn của các gia đình Việt. Đấy là ở thành phố, những vùng quê, nơi
cách trung tâm thành phố đến cả trăm cây số. Tại những nơi xa lắc xa lơ này
cũng thấp thống văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Điều ấy đã chứng minh rằng
văn hóa ẩm thực Hàn Quốc đã tràn lan trên đất Việt ở diện tích rộng.

-

Văn hóa du học Hàn Quốc: Bởi Hàn Quốc là một trong những cường quốc
phát triển nhất của thế giới. Thêm vào đó là có nền văn hóa lâu đời, đặc sắc.
Do đó, các bạn trẻ đều ao ước được tới đây học tập và khám phá văn hóa xứ sở
này.

2.3. Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến hành vi tiêu dùng giới trẻ Việt

Nam
2.3.1. Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến hành vi mua sắm
-

Thời trang, làm đẹp:
6


Giới trẻ cập nhập và tiêu dùng các mặt hàng theo xu hướng phong trào từ những bộ
phim Hàn Quốc như làm tóc xoăn, tóc hai mái như trai Hàn, mặc bộ đồ couple, tặng
nhau những món q tình u như trong phim… Vẻ đẹp của các nghệ sĩ trở thành
tiêu chuẩn để thế hệ trẻ Việt Nam hướng tới.

Hình 2. 2 Trang phục của nữ diễn viên trong phim “Thư ký Kim sao thế”
Lấy vẻ đẹp của người Hàn Quốc làm chuẩn mực, rất nhiều giới trẻ ưa chuộng các
thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc như: Klairs, Innisfree, Missha, Corsx,…..và có xu
hướng đi phẫu thuật thẩm mỹ trong những năm gần đây
Các dòng sản phẩm của hãng Corsx đang được nhiều người săn đón
-

Các mặt hàng gia dụng, cơng nghệ:
Văn hóa tiêu dùng của người Việt vốn ưa dùng các sản phẩm giá rẻ, nay
chuyển sang thích dùng hàng hiệu giá cao hơn nhưng chất lượng tốt được
quảng cáo bởi các KOLs, Influencers nổi tiếng: Lock&Lock; Cuckoo;
Samsung; Huyndai; Daewoo……

7


Ngày càng nhiều cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ “mọc lên” để đáp ứng nhu cầu

của người tiêu dùng

2.3.2. Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến hành vi giải trí
-

Truyện tranh: Theo trang báo điện tử tại Việt Nam “giaoduc.edu.vn”, tỉ lệ giới
trẻ Việt Nam yêu thích và tìm đọc truyện tranh Hàn Quốc hiện nay tương đối
cao, đạt 70%. Đây là tài liệu quan trọng cho thấy sức ảnh hưởng của truyện
tranh đối với giới trẻ Việt Nam. Hiện nay trên các mạng xã hội như Facebook,
Google đang xuất hiện nhiều trang web như Hội những người yêu thích truyện
tranh Hàn Quốc, Hội những người yêu thích truyện tranh Hàn Hwang Mi Ri
và Han Yu Rang v.v...

-

Phim: Nội dung tình cảm gia đình được sự ủng hộ mạnh mẽ của giới trẻ Việt
Nam, khung cảnh đẹp + dàn diễn viễn có năng lực và ngoại hình ưu nhìn khiến
cho phim Hàn chưa bao giờ hết “hot”, vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến hành vi
của người tiêu dùng:
+ Mua album, lightstick, postcard,… để ủng hộ thần tượng của mình

Hình 2. 3 Album More&More của nhóm nhạc Twice
+ Mua những sản phẩm có liên quan đến thần tượng:

8


Hình 2. 4 Hãng son Dior do Jisoo trong nhóm
nhạc Blackpink làm đại sứ


Hình 2. 5 Phần ăn BTS Meal của nhà
McDonald’s do BTS quảng cáo

2.3.3. Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến hành vi ăn uống
Bibimbap,

kimchi,

Japchae,

Soondubu

Jjigae,

Seolleongtang,

Bánh

gạo

Tteokbokki ... là một trong số các món ăn được giới trẻ săn đón qua sự ảnh hưởng
của các bộ phim…

2.3.4. Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến hành vi du học, học ngơn ngữ
Tất cả các yếu tố về văn hóa, giải trí, ẩm thực, làn sóng Hallyu đã tác động trực tiếp
đến ước mơ du học, học ngôn ngữ Hàn Quốc của các bạn trẻ Việt Nam. Chẳng khó
để nhận ra mong muốn sang Hàn để trải nghiệm văn hóa để sống dưới một đất nước
xinh đẹp, bình yên đến khao khát như trên phim ảnh. Sự ảnh hưởng của Kpop còn
khiến các bạn trẻ khao khát được một lần gặp mặt thần tượng tại Hàn Quốc.Phải nói
rằng nền cơng nghiệp giải trí, truyền thơng đã góp phần quảng bá và giới thiệu Hàn

Quốc đến toàn thế giới một cách không thể tốt hơn.
9


2.4. Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến hành vi mua sắm áo quần của
từng thành viên trong nhóm.
Khánh Đoan:
-

Khi có một sản phẩm nổi lên nhờ một nhân vật trong bộ phim nào đó thì sẽ có
xu hướng mua để chứng tỏ mình bắt trend và nghĩ rằng sản phẩm đó hợp với
mình.

-

Có xu hướng chọn những món đồ gắn mác Hàn Quốc, mang phong cách Hàn
Quốc, đặc biệt là món đồ có sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa Việt Nam và Hàn
Quốc.

-

Phân lớp (Layering): Dù thời tiết Việt Nam khá nóng và khơng lạnh như Hàn
Quốc nhưng xu hướng mang đồ phân lớp mang lại sự thẩm mỹ nên thường
được cá nhân lựa chọn.

-

Thiết kế quá khổ (Oversided Design): Thời xưa, người ta thường mang những
trang phục vừa vặn với thân hình nhưng những năm gần đây, phong cách
Oversided Design (quá khổ) được ưa chuộng bởi năng động và tăng sự tự tin.


-

Màu sắc: Chọn lựa các gam màu sáng nhưng không quá nổi bật để tôn lên sự
năng động. Áo thun Oversided + xu hướng mang đồ phân lớp kết hợp với gam
màu sáng.
Gia Hân:

-

Yêu thích phong cách thời trang của Jennie (BLACKPINK) và Rosé
(BLACKPINK), có xu hướng lựa chọn, mua những items có kiểu dáng tương
tự, phối đồ theo phong cách của họ nhưng vẫn phải phù hợp với bản thân.

-

Thích các sản phẩm quần áo thời trang của Hàn Quốc: thiết kế nữ tính, thanh
lịch; màu sắc nhẹ nhàng.

-

Cũng có mua sản phẩm thời trang unisex sau khi xem các gợi ý phối đồ từ
KOLs Hàn, idol Hàn Quốc, phong cách nhân vật trong phim. (Áo thun Unisex
Hàn Quốc + Chân váy xếp ly như ca sĩ Rose “Blackpink” )
Linh Giang

-

Dựa theo các xu hướng thời trang ở Hàn, lựa chọn phong cách phù hợp với
bản thân


-

Tham khảo phong cách của các nhóm nhạc nổi tiếng của Hàn
10


-

Màu sắc: các gam màu nhẹ nhàng, nữ tính

-

Tẩy chay thương hiệu H&M vì tn theo địi hỏi của Trung Quốc chỉnh sửa
bản đồ để có đường lưỡi bị mặc dù ở đó bán nhiều trang phục Hàn đẹp và tốt.
Đầu tháng 4/2021, giới trẻ Việt Nam lên tiếng tẩy chay thương hiệu H&M vì
sử dụng bản đồ có đường lưỡi bị.
Huỳnh Giao

-

Thích sự đa dạng, biến hóa thành nhiều hình ảnh từ trẻ trung, cá tính đến dịu
dàng, tối giản.

-

Thích những trang phục có tính ứng dụng cao, phù hợp nhiều hoàn cảnh: đi
học, đi làm và đi chơi như chân váy dài, quần cạp cao, áo phông, áo sơ mi...

-


Thích những trang phục có màu pastel hoặc vintage.

-

Hay chạy theo những mẫu đang xu hướng được lăng xê bởi các thần tượng
Hàn Quốc.

-

Ủng hộ thương hiệu thời trang của idol Hàn Quốc yêu thích như thương hiệu
Peaceminusone của G-Dragon (Big Bang - Hàn Quốc)

-

Tìm mua quần áo thời trang tương tự như các thần tượng Hàn, nhưng không
nhái lại hồn tồn mà có điểm khác biệt của riêng mình.

-

Màu sắc: gam màu nâu be, nhẹ nhàng, thích những tông màu trầm ấm của
Hàn.

-

Xem các gợi ý phối đồ của các thần tượng và thử mặc theo. Đặc biệt yêu thích
thời trang của Lisa (Blackpink) với trang phục cá tính pha chút vẻ nữ tính.
Mua sắm áo thun thương hiệu Peaceminusone do thần tượng cá nhân thành
lập_G-Dragon
Gia Hân


-

Tìm mua quần áo thời trang tương tự như các thần tượng Hàn, nhưng khơng
nhái lại hồn tồn mà có điểm khác biệt của riêng mình.

-

Màu sắc: gam màu nâu be, nhẹ nhàng, thích những tơng màu trầm ấm của
Hàn.

-

Xem các gợi ý phối đồ của các thần tượng và thử mặc theo. Đặc biệt yêu thích
thời trang của Lisa (Blackpink) với 0trang phục cá tính pha chút vẻ nữ tính.
11


-

Những trang phục có thiết kế thanh lịch với những gam màu trầm ấm

12


3. CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUẦN ÁO THỜI TRANG CHO GIỚI
TRẺ SỐNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Giới thiệu chung về sản phẩm kinh doanh
Sự giao thoa văn hóa Việt – Hàn ngày càng nở rộ, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ

đến giới trẻ Việt Nam, đặc biệt trong phong cách thời trang. Một số nghiên cứu cho
thấy: Giới trẻ mua sắm quần áo nhằm thể hiện cá tính và sự khác biệt của bản thân;
Giới trẻ có xu hướng chi nhiều tiền hơn cho việc mua sắm thời trang và nữ giới quan
tâm và chạy theo thời trang nhiều hơn so với nam giới. Đồng thời, hành vi tiêu dùng
mua sắm quần áo của các bạn nữ trẻ tuổi chịu ảnh hưởng bởi các xu hướng phong
cách Hàn Quốc. Nhận thấy được điều đó, chúng em quyết định lên kế hoạch mở một
cửa hàng thời trang kinh doanh quần áo nữ mang những đặc trưng thể hiện những nét
giao thoa văn hóa Việt Hàn trong phong cách ăn mặc của các bạn gái trẻ trung.
Khái quát chung về sản phẩm, cửa hàng:


Đối tượng khách hàng: nữ giới, có sở thích mua sắm và đam mê thời trang,
độ tuổi trong khoảng từ 15 đến 25 tuổi (thế hệ Gen Z).



Tên cửa hàng: I Am Store. Slogan: I Am What I Am.
Ý nghĩa: Khi khách hàng đến với cửa hàng sẽ được là chính mình và cửa
hàng sẽ là người đồng hành định hình phong cách cho khách hàng được là
chính mình thơng qua những bộ trang phục khoác lên người. Với tiêu chí:
"Bán quần áo khơng phải là bán sản phẩm mà là bán phong cách”.



Mức giá sản phẩm: trung bình - thấp (100 đến 500 ngàn đồng) phù hợp với
các bạn trẻ thu nhập chưa ổn định còn phụ thuộc vào gia đình hoặc mức
lương thấp.




Phong cách thời trang: trẻ trung, tươi mới, năng động. Phong cách đặc
trưng của xu hướng thời trang Hàn Quốc được các bạn trẻ ưa chuộng. Chất
liệu thân thiện với môi trường, mẫu mã sản phẩm có ứng dụng cao, có thể
vừa đi học vừa đi làm và cả đi chơi.

13




Hình thức kinh doanh: Offline kết hợp online. Bán trực tiếp tại cửa hàng,
song song với việc lập cửa hàng trên các trang thương mại điện tử như
Lazada, Shopee cùng với xây dựng hình ảnh thương hiệu qua các trang mạng
xã hội như Facebook, Instagram và website cửa hàng.



Vị trí cửa hàng: TP Hồ Chí Minh. Thành phố năng động nhất cả nước, giới
trẻ ở đây cũng là những người tiếp cận và chạy theo xu hướng mới nhanh
nhất.



Mục tiêu, định hướng: xây dựng và phát triển cửa hàng theo phong cách
riêng để khi khách hàng nhắc đến I Am Store sẽ liên tưởng đến phong cách
thời trang của tuổi trẻ hơi hướng năng động, tươi mới.

3.2. Chiến Lược STP
Đã từ lâu nay, quần áo đã trở thành ngành hàng thiết yếu, con người không thể
sống thiếu được những “bộ cánh” cá nhân, cũng từ đó, ngành hàng thời trang cũng

phát triển nhộn nhịp. Theo thống kê, đối với thị trường thời trang trực tuyến, có tới
58% cửa hàng bán quần áo không trụ nổi qua 6 tháng đầu tiên và 22% cửa hàng đóng
cửa trong 3 tháng tiếp theo. Đối thủ cạnh tranh ngày một nhiều, người tiêu dùng ngày
càng có nhận thức về thời trang, để cửa hàng thời trang của mình khơng rơi vào 80%
rủi ro đó, ta cần có lối đi riêng, chọn thị trường riêng, khách hàng mục tiêu và định vị
sản phẩm khác biệt để có thể đứng vững trong ngành hàng thời trang.

3.2.1. Phân khúc thị trường
 Phân khúc thị trường theo khu vực địa lý:
 Miền Bắc (đại diện là Hà Nội): Họ có khuynh hướng trung thành với thương
hiệu yêu thích từ trước. Họ muốn có những trang phục mà khi khốc vào phải
trở nên nổi bật và phải được mọi người trầm trồ khen ngợi cho dù món đồ đó
khốc vào cầu kì và có phần hơi khó chịu. Nghiên cứu FTA trong tháng
5/2009 cho thấy, người miền Bắc là những người cẩn trọng và khắt khe nhất
trong việc lựa chọn sản phẩm. Họ có thể thay đổi suy nghĩ vài lần trước khi
đưa ra quyết định.
 Miền Nam (đại diện là Thành phố hồ Chí Minh): họ có suy nghĩ thống và
sẵn sàng đón nhận trải nghiệm những cái mới, chỉ cần sản phẩm đó khốc
14


vào người trông đẹp, gọn gàng, thoải mái, che đi được các khuyết điểm trên
cơ thể là sẽ được chấp nhận.; dễ bị thu hút từ những thứ bắt mắt, thích những
kiểu quần áo hợp “mốt”. Trong văn hóa tiêu dùng và phong cách sống của
người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh, điểm nổi bật nhất đó là lối sống ưa
hưởng thụ, không đặt nặng vấn đề tiết kiệm và tích lũy, ý kiến và cảm nhận
của người khác về mình là khơng q quan trọng. Họ là những người tiêu
dùng đơn giản, mức độ trung thành với sản phẩm thường khơng cao, và
thường ít bị ảnh hưởng bởi chiến dịch marketing.
 Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học:

 Tuổi tác:
15 – 24 tuổi: ở độ tuổi này các bạn đã có nhận thức về thời trang, tự lựa chọn
mua sắm những trang phục mình thích và phù hợp với sở thích của riêng mình. Họ
bắt đầu ít phụ thuộc hoặc khơng cịn phụ thuộc vào phong cách ba mẹ chọn cho. Đây
là giai đoạn các bạn thể hiện cá tính, phong cách cá nhân mình thơng qua các loại
trang phục. Họ thích trải nghiệm qua nhiều thể loại quần áo, phong cách để tìm kiếm
chọn phong cách riêng cho bản thân. Các bạn trẻ ở độ tuổi này thường nắm bắt, tiếp
thu những xu hướng mới và các làn sóng thời trang nước ngồi du nhập vào Việt
Nam rất nhanh chóng. Đa số các bạn trong độ tuổi này sẽ quan tâm đến kiểu dáng,
mẫu mã, màu sắc, tính ứng dụng của trang phục hơn là chất liệu trang phục. Theo
thống kê của Ypulse năm 2019, 65% thanh thiếu niên sử dụng điện thoại để mua sắm
trực tuyến và thích thanh tốn qua thẻ.
 Giới tính: Nữ
+ Thời gian và địa điểm mua sắm: Nữ giới thích đi mua sắm thời trang trên các khu
phố thời trang, những trung tâm thương mại lớn, những cửa hàng trang trí hấp dẫn
thu hút. Họ có thể thoải mái tìm kiếm và ngắm nhìn những bộ trang phục và phụ kiện
bắt mắt. Nữ giới thích đi mua sắm thời trang cùng hội bạn hoặc với ai đó, với họ, đi
mua sắm như những cuộc dạo chơi.
+ Lí do mua sắm: Phụ nữ thường mua sắm quần áo tùy hứng, chịu tác động của tâm
lý, yếu tố bên ngoài, chi phối bởi cảm xúc.

15


+ Hành vi khi mua sắm: Hành vi mua sắm quần áo mới của nữ giới có yếu tố bất
ngờ, ngẫu nhiên khi lựa chọn mặt hàng. Phụ nữ thường sẽ mua nhiều hơn so với dự
định ban đầu.
 Thu nhập:
+ Thấp: nhóm người có thu nhập thấp thường sử dụng quần áo giá rẻ, ít quan tâm đến
chất lượng. Họ mua sắm quần áo để phục vụ nhu cầu cơ bản là để mặc; định hình

phong cách đơn giản, phù hợp với túi tiền. Tần suất mua quần áo ít.
+ Trung bình: nhóm người có thu nhập trung bình thường sử dụng quần áo tầm trung,
không sử dụng hàng kém chất lượng. Họ chuộng mua sắm thời trang thể hiện được
phong cách, cá tính của mình. Tần suất mua quần áo nhiều.
+ Cao: nhóm người có thu nhập cao sử dụng quần áo ở các cửa hàng thời trang có
thương hiệu, uy tín. Có phong cách riêng thể hiện sự thanh lịch sang trọng thể hiện
đẳng cấp bản thân. Ở nhóm người này, ngồi những nhu cầu, động cơ mua sắm cơ
bản, họ còn mua sắm để thỏa mãn sở thích thời trang và vì nhiều mục đích khác nhau.
Tần suất mua sắm quần áo thường xuyên hơn.

3.2.2. Xác định thị trường mục tiêu
Thông qua những quan sát về hành vi mua sắm quần áo của người tiêu dùng qua 2
phân khúc thị trường là địa lý và nhân khẩu học, chúng em rút ra được thị trường mục
tiêu cho cửa hàng thời trang của mình là:
-

Nữ giới, độ tuổi 15-25 tuổi

-

Sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam

-

Có mức thu nhập trung bình – thấp.

-

Yêu thời trang, thích thể hiện phong cách qua thời trang, đam mê phong cách
Hàn Quốc và làn sóng thời trang Hàn Quốc


-

Có sở thích, thói quen mua sắm quần áo khi có lương, tiền từ gia đình, vào
những dịp đặc biệt hay mua làm quà tặng.

Nguyên nhân :
-

Ở độ tuổi 15-25 tuổi, thuộc thế hệ Gen Z, họ rất thích trưng diện và khẳng định
bản thân qua phong cách thời trang. Những người trẻ ở độ tuổi thanh niên là
16


một thị trường hấp dẫn vì họ nhạy cảm với ý tưởng dùng thử hàng hố mới;
thích tiêu tiền hơn là tiết kiệm, và sẽ là người mua hàng lâu dài. Thế hệ trẻ bị
thu hút tiêu dùng vào thời trang thông qua việc khám phá trải nghiệm cá nhân.
Gen Z khơng định nghĩa chính mình theo một khn mẫu nhất định, họ thích
trải nghiệm nhiều hơn vì thế sản phẩm của cửa hàng I Am sẽ dễ dàng tiếp cận
với các bạn hơn là thế hệ Alpha hay thế hệ Y.
-

Có thể thấy, ở độ tuổi nào thì nữ giới cũng có nhu cầu sở thích thời trang nhiều
hơn nam giới. Đặc biệt, nữ giới trong độ tuổi này thích theo đuổi phong cách
Hàn Quốc hơn. Ngồi ra nhu cầu về quần áo mới đối với các bạn nữ rất cao,
họ thường xuyên đi thay đổi đồ mới vì tư tưởng: “đồ nào đã chụp hình đăng
lên mạng xã hội là đã cũ”. Họ thường chi tiền mua sắm những thứ khơng cần
thiết, miễn “thấy thích là được”, hay nói cụ thể hơn là những món đồ thể hiện
cá tính hay đang là xu hướng được ưa chuộng.


-

Các bạn nữ sống ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ có lối sống hướng ngoại nhiều
hơn và tiếp cận với xu thế thời trang mới nhanh hơn. Họ dám thể hiện cá tính
của mình mà khơng sợ những ý kiến trái chiều từ người ngồi. TP. Hồ Chí
Minh là nơi hội nhập, giao thoa văn hóa mạnh mẽ nhất cả nước.

-

Nhóm tiêu dùng có mức thu nhập trung bình – thấp sẽ ít quan tâm đến thương
hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho cửa hàng mới tham gia thị trường.

3.2.3. Định vị sản phẩm trên thị trường:
Consumer Insight:
+ Category truth:
o Quần áo là mặt hàng thiết yếu, là phương tiện để giới trẻ khẳng định bản thân,
thể hiện cá tính riêng
o Phong cách thời trang Hàn Quốc cũng thịnh hành ở Việt Nam, được giới trẻ
quan tâm và ủng hộ.
o Các thần tượng Hàn Quốc ngày càng nổi tiếng ở Việt Nam và phong cách ăn
mặc của họ được chú ý đáng kể.
+ Product truth: I Am Store – Định hướng phong cách cho riêng bạn.

17


o Lợi thế cạnh tranh: Giá rẻ, chất lượng phù hợp với giá tiền; không cạnh tranh
với những thương hiệu lớn vẫn mang phong cách xu hướng Hàn Quốc.
Consumer Education về thời trang và phong cách Hàn Quốc không phải quá
đắt đỏ và cầu kỳ, không phải là mua sản phẩm quần áo có nguồn gốc từ Hàn;

mà chúng ta có thể tìm những mẫu quần áo thơng dụng và phối hợp để ra
phong cách Hàn Quốc từ các chuyên gia stylist của cửa hàng.
o Lưu ý: sản phẩm của cửa hàng chỉ mang hơi hướng giống các thần tượng
không phải giống hoàn toàn, nhái các sản phẩm của các thương hiệu của các
thần tượng đã mặc; phối đồ dựa trên phong cách thần tượng và điều kiện, đặc
điểm cá nhân.
+ Comsumer truth: nhiều bạn trẻ mong muốn trải nghiệm phong cách Hàn Quốc là
như thế nào, nhưng loay hoay không biết cách phối đồ sao cho đậm chất Hàn Quốc
mà phù hợp với bản thân.
 Insight: Là cô gái trẻ ở độ tuổi mộng mơ đẹp nhất của đời người, tơi muốn
trơng mình có phong cách ăn mặc xinh đẹp như những ngôi sao Hàn Quốc
nhưng không muốn chi quá nhiều vào mua sắm những bộ quần áo đắt tiền. Tơi
tìm kiếm những bộ cánh đẹp tương tự với những thần tượng tơi u thích
nhưng có giá cả phải chăng và vẫn thể hiện được chất riêng.
Định vị thương hiệu: I Am Store – I Am What I Am
-

Cung cấp những mẫu quần áo có tính ứng dụng cao mang phong cách Hàn
Quốc, phù hợp để đi học, đi làm và cả đi chơi.

-

Tới đối tượng khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên, người mới đi làm;
có mức thu nhập trung bình – thấp; đam mê thời trang và ham mô các thần
tượng Hàn Quốc.

-

Điểm khác biệt: trang phục cảm hứng từ thần tượng nhưng với giá cả phải
chăng.


-

Lí do tin tưởng: sản phẩm khơng đạo nhái, có sự giao thoa Việt Nam - Hàn
Quốc, phong cách thần tượng và chất riêng của bản thân.

3.3. Chiến lược Marketing-Mix

18


3.3.1. Chiến lược sản phẩm
3.3.1.1. Mục tiêu chiến lược sản phẩm
Hiện nay, các sản phẩm quần áo không chỉ phục vụ mục đích ăn mặc thường
ngày mà cịn là sản phẩm thời trang mang lại phong cách riêng biệt và thể hiện cá
tính của người mặc.
Hướng đến phục vụ được nhu cầu của khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm
thời trang quần áo theo phong cách nữ tính, thanh lịch đặc trưng của Hàn Quốc. Khai
thác được cơ hội kinh doanh tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân
cận.
Thể hiện được sự nhạy bén của I Am Store trong việc cập nhật xu hướng thời
trang mới tại Hàn Quốc đồng thời cũng quan sát, để tâm đến nhu cầu thị trường mục
tiêu. Việc cập nhật xu hướng mới không chỉ dựa trên những phong cách đang trendy
tại Hàn Quốc mà còn phải dựa trên thái độ của khách hàng mục tiêu đối với xu hướng
này.
Tạo được vị trí trên thị trường mục tiêu nhờ vào việc cung cấp sản phẩm chất
lượng, bắt kịp xu hướng. Tập trung vào cảm nhận của khách hàng, nhất là trong thời
kì dịch bệnh hiện nay, chuyển hướng sang hình thức kinh doanh online có nhiều
thách thức.


3.3.1.2. Mơ hình kinh doanh
Hình thức kinh doanh

1

Bán hàng trực tiếp

2

Mạng xã hội

3

Trang thương mại điện tử

Cửa hàng chính thức I Am Store tại
thành phố Hồ Chí Minh
Instagram:iamstore
Facebook: I Am Store
Shopee:iamstore_
Lazada: iamstore_

Bảng 1 Mơ hình kinh doanh của I Am Store
19


Do vấn đề dịch bệnh, I Am Store chuyển hướng sang hình thức kinh doanh 2 và
3, cập nhật tồn bộ sản phẩm hiện có tại kho trên các tài khoản mạng xã hội, thương
mại điện tử. Thường xuyên kiểm kê kho, đối sốt đơn hàng tránh tình trạng phải hủy
đơn do thiếu sản phẩm. Sau khi có đơn đặt, kiểm tra món đồ có bị lỗi hay khơng để

hạn chế việc đổi trả trong điều kiện hiện nay. Tránh gây trải nghiệm mua hàng khơng
tích cực cho khách hàng.

3.3.1.3. Vai trò của chiến lược sản phẩm đối với I Am Store
Sản phẩm tốt đối với khách hàng là một yếu tố quan trọng để họ lựa chọn có
tiếp tục sử dụng hay không, nếu một sản phẩm cho dù là giá rẻ, có nhiều khuyến mãi
nhưng chất lượng tệ cũng không giúp khách hàng tiếp tục sử dụng lâu dài. Do đó,
kinh doanh có thành cơng hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào sản phẩm mang đến
khách hàng.
Để cạnh tranh trên thị trường quần áo thời trang hiện nay, giá và khuyến mãi rất
dễ để đối thủ cạnh tranh sao chép. Chỉ có tập trung vào tạo ra được nguồn sản phẩm
độc đáo, có chất riêng sẽ hạn chế được việc đối thủ cạnh tranh sao chép sản phẩm của
mình, nếu họ muốn sao chép thì sẽ cần có thời gian để tạo ra được một sản phẩm
tương tự thì cửa hàng đã có thể đưa ra sản phẩm mới.

3.3.1.4. Xây dựng chiến lược sản phẩm
 Nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế bao bì

Hình 3. 1 Logo I Am Store

20


Nhãn hiệu của I Am Store thiết kế theo phong cách tối giản với hai màu chủ đạo
là trắng và hồng. Tên cửa hàng và câu slogan đặt trên background màu hồng
(#f9c4c4), khơng gây chói và rối mắt, có thể dễ dàng nhận biết. Thể hiện được phong
cách mà I Am Store hướng đến là hình ảnh nữ tính, thanh lịch nhưng không quá kiểu
cách. Dễ tạo được thiện cảm với khách hàng, dễ dàng cho họ nhận biết và ghi nhớ.
Bên cạnh đó, I Am Store cũng chú trọng đến bao bì sản phẩm khi đóng gói gửi
đến cho khách hàng. Món hàng sẽ được gói bên trong một lớp bao bì bằng giấy nến

có dán sticker logo nhãn hiệu của shop, tránh trong quá trình vận chuyển sản phẩm bị
sóc nảy, nhăn nhúm gây mất thiện cảm khi mở hàng. Kèm theo đó là một tờ giấy
hướng dẫn cách bảo quản, cách giặt phù hợp với từng chất liệu, màu sắc của sản
phẩm được mua. Lớp đóng gói ngồi cùng là hộp giấy carton có kích thước 18x10x5
(cm) có in tên, slogan, địa chỉ cửa hàng và các trang mạng xã hội của shop. Việc lựa
chọn sử dụng bao bì làm từ giấy vừa giúp bảo vệ mơi trường khi giảm thiểu được
lượng rác thải làm từ nhựa, nilong vừa tạo thêm vẻ lịch sự, trang trọng cho gói hàng.
Chú trọng đến bao bì sản phẩm sẽ làm cho khách hàng có được cảm nhận mua
hàng tích cực, cảm thấy được tôn trọng. Đối tượng khách hàng của shop là các bạn nữ
trẻ tuổi, họ có am hiểu trong việc mua sắm và có tiêu chuẩn đánh giá cao, khi họ nhận
được một sản phẩm được đóng gói tỉ mỉ, chắc chắn thì hình ảnh của cửa hàng trong
mắt họ sẽ có thêm điểm cộng. Từ đó tạo được ấn tượng tốt để giữ chân khách hàng
tiếp tục mua sắm tại I Am Store.
 Danh mục sản phẩm
Các sản phẩm bao gồm: quần, áo, váy, đầm, các mẫu áo khốc ngồi và các phụ
kiện khác, với nhiều thiết kế phù hợp với từng phong cách khác nhau của đối tượng
khách hàng mục tiêu: năng động dễ thương, trẻ trung và thanh lịch nữ tính, thường
xuyên được cập nhật theo các xu hướng thời trang mới của giới trẻ Hàn Quốc hoặc
các sản phẩm thời trang được các nữ ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc sử dụng tạo thành
trend.
Sản phẩm

Phân loại

21


×