Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Giáo trình Chuẩn bị bệnh nhân làm điện tim, điện não doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.66 KB, 12 trang )

Chuẩn bị bệnh nhân làm điện tim, điện não
1.Kỹ thuật ghi điện tim:

1.1 Nguyên lý của điện tâm đồ, 12 chuyển đạo cơ bản.
a) Nguyên lý:
Cơ tim ví như một tế bào, lúc nghỉ các ion dương ở ngoài màng tế bào, còn các ion âm
bị giữ ở trong màng để thăng bằng lực hút tích điện: một tế bào như thế gọi là có cực

Khi cơ tim bị kích thích sẽ xuất hiện khử cực trong đó có các ion âm khuếch tán ở
ngoài màng, còn các ion dương khuếch tán vào trong màng, tiếp theo các hiện tượng
khử cực lại đến sự tái cực cho điện dương xuất hiện trở lại mặt ngoài và điện âm ở
trong tế bào như lúc đầu

Hai hiện tượng khử cực và tái cục đều xuất hiện ở thời kỳ tâm thu còn thời kỳ tâm
trương, tim ở trạng thái có cực như nói trên

Nếu dùng một điện kế để thu những hiện tượng trên, ta có một đường biểu diễn gọi là
điện tâm đồ. Ðường này gồm có:
- Một đường đẳng điện tương ứng với hiện tượng có cực
- Ðoạn PQ gồm thời gian khử cực nhĩ và truyền xung động từ nhĩ xuống thất. Sóng P
là sóng hoạt động của tâm nhĩ bắt đầu từ nút xoang
- Phức bộ QRS: khử cực của tâm thất
- Ðoạn ST: Thời kỳ khử cực hoàn toàn của thất
- Sóng T: Tái cực của tâm thất

b) 12 chuyển đạo cơ bản:
* Chuyển đạo lưỡng cực ở các chi (chuyển đạo lưỡng cực ngoại biên)
Chuyển đạo D1: 1 điện cực ở cổ tay phải, 1 ở cổ tay trái
Chuyển đạo D2: 1 điện cực ở cổ tay phải, 1 ở cổ chân trái
Chuyển dạo D3: 1 điện cực ở cổ tay trái, 1 ở cổ chân trái


* Chuyển đạo đơn cực các chi (chuyển đạo đơn cực ngoại biên)
Chuyển đạo AVR: 1 cực ở trong tim, cực kia ở cổ tay phải
Chuyển đạo AVL: 1 cực ở trong tim, cực kia ở cổ tay trái
Chuyển đạo AVF: 1 cực ở trong tìm, cực kia ở cổ chân trái

* Chuyển đạo trước tim.
V1: Cực thăm dò ở khoảng gian sườn 4 bên phải, sát xương ức
V2: Cực thăm dò ở khoảng gian sườn 4 bên trái, sát xương ức
V3: Cực thăm dò ở điểm giữa đường thẳng nối V2 với V4
V4: Giao điểm của đường thẳng đi qua điểm giữa xương đòn trái và khoang liên sườn
5
V5: cực thăm dò ở giao điểm của đường nách trước bên trái với đường đi ngang qua
V4.
V6: Cực thăm dò ở giao điểm của đường nách giữa bên trái đường đi ngang qua V5 và
V4.

1.2 Kỹ thuật tiến hành:

a) Chuẩn bị dụng cụ:
- Máy điện tim: Có đủ dây dẫn, dây đất bản cực
- Past dẫn điện hoặc nước muối 9%o
- Vài miếng gạc sạch để lau chất dẫn diện, sau khi làm xong

b) Chuẩn bị bệnh nhân:
- Nếu là trẻ nhỏ, không hiểu biết, khó điều khiển: cần cho uống thuốc an thần để bệnh
nhân nằm yên rồi mới làm
- Người bệnh tỉnh táo: giải thích kỹ thuật không gáy đau, không ảnh hưởng đến cơ thể
cần thiết phải làm để giúp cho quá trình điều trị. Bệnh nhân phải bỏ các vật dụng kim
khí trong người ra: đồng hồ, chìa khóa nghỉ ngơi trước khi ghi điện tim ít nhất 15
phút

- Ðể bệnh nhân nằm ngửa thoải mái trên giường

c) Tiến hành:
- Chuyển đạo ngoại biên D1, D2, D3
- Chuyển đạo trước tim VI V2, V3, V4, V5, V6
- Nối dây đất ở MÁY vào vị trí nào đó: vòi nước, chỗ rửa có phần kim loại tiếp xúc
với mặt đất
- Nối nguồn điện vào máy, bật máy thấy chắc chắn điện đã vào máy
- Bộc lộ phần cổ tay, cổ chân bệnh nhân, bôi chất dẫn điện vào các bản cực nối các bản
cực vào cổ tay cổ chân (mặt trong cố tay cổ chân). Lắp các dây chuyển đạo ngoại vi
vào các bản cực sao cho dây có màu đỏ nối với bản cực ở CỔ tay phải
Dây có màu vàng nối với bản cực ở cổ tay trái
Dây có màu đen nối với bản cực ở cổ chân phải
Dây có màu xanh nối với bản cực ở cổ chân trái
- Bộc lộ phần ngực bệnh nhân, bôi chất dẫn điện vào các vị trí da nơi gắn điện cực, sau
đó gắn với điện cực lên vị trí tương ứng
- Bảo bệnh nhân thở đều, có thể nhắm mắt lại
- Bật máy, định chuẩn điện thế, thời gian: làm test thời gian và biên độ. Yêu cầu của
test là phải vuông góc. Làm test nào thì ghi điện tim theo test đó (thời gian và điện thế)

Chú ý tốc độ chạy giấy có những tốc độ sau: l0mm/s, 25mm/s, 50mm/s, 100mm/s
Ðiện tâm đồ bình thường chạy tốc độ 25mm/s
Nếu chạy 10mm/s khoảng cách các phức bộ ngắn
Nếu chạy 50mm/s, 100mm/s: các phức bộ chậm và giãn ra
- Ghi các chuyển đạo: mỗi chuyển. đạo nên ghi khoảng cách từ 3 đến 5 ngày. Nhưng
nếu nhịp tim không đều có thể ghi dài hơn theo yêu cầu. Trong quá trình ghi, kim ghi
có thể lên xuống phải điều chỉnh kim sao cho vị trí kim ghi luôn ở giữa giấy
- Ghi xong các chuyển đạo, cho giấy chạy quá vài ô rồi tắt máy và xé đoạn giấy
- Tắt máy tháo các điện cực trên cơ thể bệnh nhân, lau chất dẫn điện trên người bệnh
nhân và trên các bản cực.

- Ghi lên đoạn giấy: tên họ bệnh nhân, tuổi ngày giờ ghi. Ghi tên các chuyển đạo
tương ứng lên giấy
- Thu dọn máy móc, cắt dán đoạn điện tim vừa ghi vào phiếu theo dõi điện tim

1.3 Cách đọc điện tâm đồ đơn giản.

a) Ðiện tâm đồ bình thường:
Ðược biểu diễn trên giấy, chiều dọc biểu thị biên độ (độ cao của sóng) và chiều ngang
biểu hiện thời gian
- Sóng P: ứng với thời gian xung động từ nút xoang ra nhĩ (hiện tượng khử cực của
nhĩ) trung bình biểu đồ l-3mm. Thời gian 0,008 giây
- Khoảng PQ: biểu hiện của cả thời gian khử cực nhĩ với việc truyền xung động từ nhĩ
xuống thất, trên điện tâm đồ là bắt đầu từ sóng P đến đầu sóng Q. Trung bình dài từ
0,12 đến 0,18 giây
- Phức bộ QRS: là hoạt động của 2 thất. Thời gian trung bình là 0,08 giây. Biên độ
QRS thay đổi khi cao khi thấp tùy theo tư thế tim
- Ðoạn ST ứng với thời kỳ tâm thất được kích thích đồng nhất, thời kỳ hoàn toàn khử
cực của thất
- Sóng T: ứng với thời kỳ tái cực thất, bình thường dài 0,2 giây
- Ðoạn QT: thời gian tâm thu điện học của thất. Trung bình 0,35 đến 0,40 giây. Ðo từ
đầu sóng Q đến cuối sóng T

b) Các sự cố gây sóng tạp khi ghi điện tim
- Các sóng tạp xuất hiện không có quy luật, hình dạng rất khác nhau, chỉ thêm vào điện
tâm đồ mà không thay thế một sóng nào cả. Nguyên do có thể do sức cản của da (da
bẩn) hoặc khô chất dẫn điện
- Nhiễu: trên hình ảnh điện tâm đồ thấy các đoạn gấp khúc hay rung động từng chỗ, có
thể chênh hẳn hoặc uốn lượn có các sóng nhỏ lăn tăn

Khi gặp nên xem lại: bệnh nhân có cử động nhẹ không (không được cử động), nhịp

thở rối loạn bệnh nhân run vì rét hoặc sợ (ủ ấm, giải thích hoặc uống thuốc an thần
trước khi ghi). Có thể 1 trong các bản cực bị tuột (xem các bản cực)

2.Chuẩn bị bệnh nhân ghi điện não đồ

a)Ghi điện não đồ:
Ðiện não đồ là đường biểu diễn sự biến đổi điện thế theo thời gian phát ra từ não được
phát hiện ở da đầu

Người ta dùng một máy thu và phóng đại dòng điện do não phát ra đồng thời ghi nó
lên một tờ giấy cuốn trên một trục quay có tốc độ không đổi

Người ta sử dụng nhiều điện cực được đặt vào da đầu sau khi lau sạch và rẽ tóc một
cách cẩn thận.

Ðường biểu diễn ghi được thường dài, có những sóng dương- và âm tùy theo sóng đó
ở trên hoặc dưới đường nằm ngang

Người ta quan sát tần số, biên độ, hình dáng, tính đều đặn, vị trí của các sóng để biết
được não hoạt động bình thường hoặc bệnh lý

b) Chỉ định:
Tổn thương ở não, ngoài ra còn để tiên lượng những chấn thương sọ não, sau phẫu
thuật thần kinh, viêm màng não, v.v.

c) Chuẩn bị bệnh nhân ghi điện não đồ:
- Trước ngày thăm dò: giải thích hướng dẫn và động viên bệnh nhân an tâm ngủ tốt,
bệnh nhân được gội đầu sạch sẽ
- Chuyển bệnh nhân đến phòng thăm dò
- Ðặt bệnh nhân nằm lên giường yên tĩnh, thoải mái, ấm áp.

- Liên hệ trước với phòng điện não đồ
- Ðiện não đồ xong lấy kết quả điện não đồ và đưa bệnh nhân về giường

d) Xét nghiệm được thực hiện như thế nào?

Các tế bào não liên lạc với nhau nhờ tạo ra những sóng điện nhỏ. Trong xét nghiệm
điện não đồ, nhiều điện cực được đặt ở vùng da đầu ứng với nhiều vùng khác nhau của
não nhằm phát hiện và ghi nhận các kiểu hoạt động điện cũng như tìm kiếm những bất
thường

Xét nghiệm được thực hiện bởi các kỹ thuật viên đo điện não đồ trong một phòng thiết
kế đặc biệt tại bệnh viện hoặc phòng khám. Người bệnh có thể nằm trên bàn hoặc ngồi
trên ghế dựa.

Kỹ thuật viên sẽ đặt 16 đến 25 đĩa kim loại dẹt (là các điện cực) lên vùng da đầu ở
những vị trí khác nhau . Những đĩa kim loại này được cố định bởi một miếng dính.
Các điện cực được nối với một máy khuếch đại và một máy ghi.

Máy ghi chuyển đổi các tín hiệu điện thành một chuỗi các sóng và vẽ chúng lên giấy
ghi chuyển động liên tục. Người bệnh cần phải nhắm mắt, và nằm yên vì bất kì một cử
động nào cũng có thể làm thay đổi kết quả.

Trong quá trình làm xét nghiệm, người bệnh có thể phải thực hiện một số yêu cầu như
thở sâu và nhanh trong vài phút hoặc nhìn vào ánh đèn đang chớp tắt.

e) Chuẩn bị trước khi làm xét nghiệm?

Người bệnh nên gội sạch tóc vào đêm trước khi làm xét nghiệm. Không được sử dụng
bất cứ loại dầu, thuốc xịt hoặc các hoá chất dành riêng cho tóc nào trước khi làm xét
nghiệm


Nhân viên y tế có thể yêu cầu người bệnh ngưng một số loại thuốc trước khi làm xét
nghiệm. Không nên tự ý ngưng hoặc đổi thuốc khi không có chỉ dẫn của thầy thuốc.

Người bệnh cần tránh các loại thực phẩm chứa caffeine trong vòng 8h trước khi làm
xét nghiệm này.

Đôi khi, người bệnh được yêu cầu ngủ ít đi trước khi làm xét nghiệm để có thể ngủ
trong suốt quá trình đo điện não đồ.

Nhũ nhi và trẻ em:

Việc chuẩn bị về thể chất và tâm lý cho bệnh nhân đối với xét nghiệm này hay bất kỳ
xét nghiệm nào khác phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ,thái độ, đã từng được xét nghiệm
trước đó và mức độ tin tưởng của trẻ. Để có những thông tin chuyên biệt về cách
chuẩn bị cho trẻ,hãy xem những bài chuyên đề sau(viết tương ứng với độ tuổi của trẻ):

- Các xét nghiệm ở trẻ nhũ nhi hay những chuẩn bị trước thủ thuật(từ lúc sinh đến 1
tuổi)
- Các xét nghiệm ở trẻ tập đi hay những chuẩn bị trước thủ thuật(từ 1 đến 3 tuổi)
- Các xét nghiệm ở trẻ mẫu giáo hay những chuẩn bị trước thủ thuật ( từ 3 đến 6 tuổi)
- Các xét nghiệm ở trẻ đang đi học hay những chuẩn bị trước thủ thuật (từ 6 đến 12
tuổi)
- Các xét nghiệm ở trẻ vị thành niên hay những chuẩn bị trước thủ thuật(từ 12 đến 18
tuổi).

f) Tại sao phải làm xét nghiệm?

EEG được dùng để giúp chẩn đoán xác định cũng như các dạng rối loạn co giật, để tìm
nguyên nhân của tình trạng lú lẫn, và để đánh giá các chấn thương vùng đầu, tổn

thương não do khối u, nhiễm trùng, bệnh lý thoái hoá ,và các rối loạn chuyển hoá

EEG cũng được dùng để đánh giá các rối loạn về giấc ngủ và các giai đoạn của ngất.
EEG có thể dùng để xác định có chết não trên một bệnh nhân hôn mê.

EEG không phải là loại xét nghiệm “đọc các ý nghĩ”, đo chỉ số thông minh hay để
chẩn đoán bệnh tâm thần.

g) Các yếu tố nguy cơ

Phương pháp này rất an toàn. Nếu người bệnh bị một bệnh lý co giật thì cơn co giật có
thể khởi phát dưới những chớp ánh sáng hay khi bị tăng thông khí. Nhân viên y tế làm
công tác đo điện não đồ đã được huấn luyện chăm sóc người bệnh khi các tình huống
này xảy ra

h) Các giá trị bình thường
Các sóng não có tần số và biên độ cũng như các đặc tính khác đều bình thường

i) Các kết quả bất thường

Những kết quả bất thường có thể là do:

- Các rối loạn co giật (như động kinh hoặc múa vờn)
- Bất thường cấu trúc não (như u não hoặc ap-xe não)
- Chấn thương đầu, viêm não
- Xuất huyết (chảy máu bất thường do vỡ mạch máu não)
- Nhồi máu não (là hiện tượng các mô não bị chết do tắc nghẽn mạch máu cung cấp)
- Rối loạn giấc ngủ (như trong chứng có các giấc ngủ thoáng qua)

EEG có thể xác định tình trạng chết não ở một bệnh nhân bị hôn mê


EEG cũng có thể được chỉ định trong các trường hợp sau:

- Dị dạng mạch máu (não)
- Chóng mặt theo tư thế lành tính
- Phình mạch máu não
- Hội chứng cai rượu (chứng mê sảng rượu cấp)
- Bệnh Creutzheldt-Jacob
- Mê sảng
- Tình trạng sa sút trí tuệ
- Tình trạng sa sút trí tuệ do chuyển hoá
- Sốt cao co giật (ở trẻ em)
- Cơn co-giật toàn thân
- Hôn mê gan
- Hội chứng gan thận
- Mất ngủ
- Viêm mê đạo (vùng tai)
- Bệnh Meniere
- U di căn não
- Bệnh xơ cứng rải rác
- U thần kinh đệm của mắt
- Động kinh cục bộ
- Động kinh cục bộ phức tạp
- Động kinh tiềm ẩn
- Bệnh Pick
- Sa sút tâm thần ở người già (bệnh Alzheimer)
- Hội chứng Shy-Drager
- Viêm màng não vô trùng do giang mai
- Động kinh do thuỳ thái dương


Có 3 phương fáp ghi điện não:
_ Ghi từ ngoài da đầu.
_ Ghi từ vỏ não: đặt các điện cực từ màng cứng vỏ não bằng cách khoan.
_ Ghi từ các cấu trúc trong não, nhân não.

Phương pháp ghi từ ngoài da đầu theo sơ đồ quốc tế 10/20%
Do Jasper đề xuất năm 1958.
Đặt trên đầu nhưng tương ứng với vùng giải phẫu hình thái của não bên trong.
Dựa trên 2 mặt cắt của đầu:
+ Mặt cắt dọc: lấy gốc mũi (Nasion: N) và ụ chẩm (Ininon : I)
Đo từ N -> I (cm)
Từ N lấy lên 10% đoạn NI được Fp
Từ I lấy lên 10% đoạn NI được O
Số còn lại chia 20% (F, C, P)
+ Mặt cắt ngang: lấy từ 2 lỗ tai ngoài và đo lên 20%
(sơ đồ nghiêng, hình dưới)

Các ký hiệu:
Fp: Prefrontal(vùng trán trước)
F: Frontal(trán)
C: Central(trung tâm)
P: Paroucetal(đỉnh)
O: Occipital(chẩm)
T: Temporal(thái dương)
Bên trái số lẻ, bên phải số chẵn.

Đạo trình đơn cực:
Là ghi lại các sóng điện não nằm dưới chân điện cực chủ động bằng cách nối điện cực
chủ động với điện cực trung tính.
+ Điện cực chủ động là điện cực mà tại đó ta thu nhận các sóng điện não: là các điện

cực nằm trên da đầu.
+ Điện cực trung tính là điện cực mà tại đó người ta coi giá trị điện thế điện não = 0:
nằm ở 1 số vùng như cằm, má thông thường ở 2 dái tai.

Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: chính xác + thu được các sóng khá sâu.
+ Nhược điểm: đôi khi các điện cực trung tính lại có sóng
VD: ở thái dương có ổ kích thích mạnh, khối u -> sóng rất mạnh lan toả nhiều nơi, đến
tai nên khi nối vào tai gây nhầm lẫn.

Đạo trình lưỡng cực:
Là ghi lại hiệu điện thế điện não nằm giữa 2 điện cực chủ động.

Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: chính xác là của vùng ghi được, chẩn đoán định khu tốt.
+ Nhược điểm: có hiện tượng đồng pha và ngược pha.
Đồng pha -> làm giảm điện thế 1 cách bất thường.
Ngược pha -> tăng điện thế 1 cách bất thường.
(Nhận biết: một vùng mất hẳn, hoặc tăng/giảm 2-3 lần)
Xử trí: Xê dịch chân các điện cực. Nếu không được thì quay về phương pháp đơn cực.

Cách chọn chương trình:
Không bỏ sót vùng nào
Đo trên toàn bộ não chiều dọc và ngang
Dùng >= 8 kênh


16 kênh: sơ đồ như hình trên
(Bên Trái 6)
1: Fp1 F3

2: F3 C3
3: C3 P3
4: P3 O1
5: O1 T3
6: T3 Fp1
______________
(Bên Phải 6)
7: Fp2 F4
8: F4 C4
9: C4 P4
10: P4 O2
11: O2 T4
12: T4 Fp2
______________

13: Fp1 Fp2
14: C3 C4
15: P3 P4
16: O1 O2


Máy điện não

×