Sưu tầm 3 bài ghi nhanh và chứng minh đặc điểm của thể loại
I.
“Thủ tướng kết luận vụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Ghi nhanh ở
Tiên Lãng” – Báo Tiền phong online – 11/2/2012
TP - Cuối giờ chiều 10-2, rất nhiều người dân tập trung tại nhà ông Nguyễn
Minh Võ, 60 tuổi, cựu chiến binh ở thôn Chùa Trên (xã Vinh Quang, huyện Tiên
Lãng, Hải Phòng), chờ nghe kết luận của Thủ tướng về vụ "cưỡng chế đầm nhà
anh Vươn”.
Biết các PV có mặt ở nhà ơng Võ, người dân sống tại thôn Chùa Trên kéo
đến mỗi lúc mỗi đông. Một số người vừa đi làm đồng về cũng tạt vào, chờ đọc tin
Thủ tướng kết luận trên internet.
Trong lúc chờ đợi, nhiều ý kiến phê phán sự lạnh lùng đến vơ cảm của cán
bộ chính quyền địa phương: "Người Việt Nam sống nặng tình nặng nghĩa, chưa
biết đúng sai thế nào nhưng đừng phá nhà người ta thời điểm giáp Tết".
Bầu khơng khí vỡ ịa, tiếng vỗ tay rộ lên sau khi một thanh niên trong thôn
đọc to rõ cho mọi người cùng nghe: “Quyết định thu hồi đất không đúng với quy
định của luật đất đai, nên quyết định cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp
luật. Việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của huyện Tiên Lãng cũng có nhiều sai
phạm. Việc phá nhà có sự chỉ đạo của một số lãnh đạo địa phương, phải khởi tố
điều tra, xử lý nghiêm minh. Xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết
định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng".?
"Từ mấy ngày nay, chúng tôi luôn mong chờ kết luận của Thủ tướng. Kết
luận như vậy, chúng tơi hồn tồn ủng hộ và rất phấn khởi.
Thủ tướng chỉ ra cái sai, cái đúng, còn yêu cầu giảm nhẹ tội cho các bị
can… như vậy là thấu tình, đạt lý" - ông Võ nói, "Sau khi cưỡng chế, huyện và xã
nói sẽ giao đầm lại cho những người có điều kiện hơn, chúng tơi chưa hiểu người
có điều kiện hơn là những ai?
Một số lãnh đạo TP Hải Phịng khơng nắm bắt thực tế, chỉ nghe cấp dưới báo
cáo rồi đổ cho người dân phá nhà, phá đầm anh Vươn, khiến chúng tơi rất bức
xúc".
Ơng Nguyễn Văn Hịa, thơn Chùa Trên, xã Vinh Quang hồ hởi: "Cá nhân tôi
rất phấn khởi về kết luận của Thủ tướng, cho người dân chúng tôi thấy được niềm
tin vào pháp luật. Sau này tòa xét xử, cũng phải xét xem vì đâu anh Vươn, anh Quý
nổ súng chống lại đoàn cưỡng chế".
Cũng tâm trạng phấn khởi, ơng Lê Văn Dỗn, cùng thơn, nói: "Tơi mong
Thủ tướng và Nhà nước khoan hồng cho anh Vươn, anh Quý. Nếu lãnh đạo địa
phương làm công tác dân vận tốt thì đã khơng xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy”.
Khi các PV chào ra về, anh Vũ Văn Ba (41 tuổi, thơn Chùa Trên) nói với
theo: "Các nhà báo có cách nào cho chúng tơi gửi lời cảm ơn Thủ tướng, chúc Thủ
tướng luôn mạnh khỏe".
Các PV gặp chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Vươn) và chị Phạm Thị Hiền (vợ
anh Quý). Do quá xúc động, chị Thương chỉ ngồi lau nước mắt, đề nghị chị
Hiền thay mặt nói chuyện với nhà báo. "Kết luận của Thủ tướng giúp gia đình
chúng em giải tỏa được bao kìm nén, lo toan lâu nay.
Chúng em cảm ơn Thủ tướng và các cấp, các ngành đã nhanh chóng vào cuộc,
xem xét giải quyết vụ việc thấu tình đạt lý, đồng thời cảm ơn các cơ quan báo
chí đã chia sẻ, đồng cảm với gia đình chúng em.
Chỉ mong các cơ quan pháp luật xem xét giảm nhẹ cho chồng chúng em, bởi cái
sai của các anh ấy xuất phát từ cái sai của chính quyền địa phương" - chị Hiền
nói.
Lê Dương- Hoàng Long
II.
“Ghi nhanh ngày đầu đổi giờ học, giờ làm” – Giaothongvantai.com.vn
– 01/02/2012
Thực hiện quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 12/01 năm 2012 của UBND thành
phố Hà Nội về việc triển khai điều chỉnh giờ học, giờ làm việc, hôm nay 01/02
hàng loạt các cơ quan, đơn vị, trường học trên phạm vi toàn thành phố đã triển
khai làm việc theo quy định mới. Trong ngày đầu triển khai, tuy vẫn còn nhiều ý
kiến trái ngược nhưng có thể thấy hầu hết người dân đều thực hiện tốt.
Theo quy định của UBND TP Hà Nội, từ ngày 1-2, học sinh mầm non, tiểu
học, THCS bắt đầu học từ 8 giờ và kết thúc lúc 17 giờ; học sinh, sinh viên trường
THPT, TCCN, CĐ, ĐH bắt đầu giờ học buổi sáng trước 7 giờ và kết thúc sau 19
giờ.
Ông Phan Thanh Tùng, Hiệu trưởng THPT Trần Nhân Tông, khẳng định
việc thay đổi giờ học sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nếp sinh hoạt của học sinh và
giáo viên. Tuy nhiên ban lãnh đạo nhà trường vẫn chủ động thực hiện phương án tổ
chức giảng dạy và học tập theo quyết định của UBND và cơng văn hướng dẫn của
Bộ GD&ĐT. Theo đó, u cầu các giáo viên và học sinh thực hiện nghiêm túc quy
định mới.
Còn tại trường tiểu học Tân Mai, Ban lãnh đạo nhà trường đã cho dán thông
báo thực hiện quy định đổi giờ học giờ làm ở bảng tin trước cổng của trường để
các phụ huynh và học sinh nắm bát được kế hoạch tổ chức giảng dạy. Theo đó
trường sẽ tổ chức đón các cháu học sinh tiểu học từ 7h 30-8h sáng và cho học sinh
nghỉ từ 16h30 -17h. Tuy vậy, trong sáng nay vẫn khơng ít phụ huynh học sinh tỏ ra
bỡ ngỡ khi đưa con đến trường lúc 7h.
Anh Nguyễn Công Hùng, một phụ huynh học sinh trường tiểu học Tân Mai
cho biết: Tôi đã nghe thông tin này từ nhiều tháng trước nhưng cụ thể thế nào thì
chưa rõ nên hơm nay vẫn đưa con đi học như thường lệ… Nhưng với quy định
mới, việc đưa, đón con đi học sẽ rất rắc rối. Vì nơi làm việc của anh Hùng cách
trường học của con khá xa, thời gian bắt đầu và kết thúc làm việc của anh lại trùng
với giờ học của con nên anh và gia đình sẽ phải tính đến phương án khác.
Tại trường trung học cơ sở Phương Mai, lúc 7h30 nhiều học sinh mới lững
thững đến trường. Các em tỏ ra thích thú với việc đổi giờ này vì được vào lớp
muộn hơn trước gần một giờ.
Khó khăn nhất phải kể đến nhóm học sinh THPT và sinh viên. Bởi, các em
vẫn phải vào học như thường lệ đối với ca sáng, trong khi giờ kết thúc ca chiều lại
muộn hơn trước tới 2 tiếng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch học tập của
các em. Em Trần Duy Linh, học sinh lớp 12 trường THPT Yên Hòa cho biết: “Lịch
học hiện giờ của chúng em rất dày, ngoài giờ học tại trường chúng em còn phải học
bổ túc buổi tối, học tại nhà. Nếu tan học muộn chúng em chẳng đủ thời gian nghỉ
ngơi nữa”.
Tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội, do một số khoa vẫn còn một tuần nữa
mới kết thúc kỳ nghỉ tết nên việc thay đổi giờ học tập vẫn chưa ảnh hưởng nhiều.
Sinh viên một số khoa đã bắt đầu vào học thì khơng tỏ ra lo lắng lắm do chúng em
đang học theo hình thức tiến chỉ, nên có thay đổi thời gian tan học cũng khơng ảnh
hưởng nhiều”.
Việc thay đổi giờ học giờ làm ảnh hưởng không nhỏ đến quỹ thời gian của
đội ngũ giáo viên. Họ phải làm việc từ 7h sáng đến tận 19h. Bộ GD&ĐT khẳng
định sẽ trích ngân sách hỗ trợ các giáo viên phải làm việc thêm giờ với mức 700
nghìn đồng/người/tháng. Nhưng với các trường tư thục thì ai sẽ là người hỗ trợ
họ?. Chị Nguyễn Thị Hà giáo viên trường mầm non Sơn Hà Baby băn khoăn, hầu
hết chúng tơi phải tự sắp xếp, bố trí thời gian trơng các cháu thêm 30 phút kể từ lúc
kết thúc giờ học. Khoảng thời gian làm thêm này ai sẽ trả cho chúng tôi?, không lẽ
lại “gõ” lên đầu học sinh.
Chị Nguyễn Thị Hạnh, nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn lại cho rằng: Tôi rất ủng hộ các giải pháp nhằm kiềm chế tình trạng
UTGT và TNGT, tôi sẵn sàng thực hiện nghiêm chỉnh quy định của UBND TP
nhưng cùng với đó quỹ thời gian để cả gia đình đồn tụ cùng nhau chỉ còn lại 3
tiếng/ngày, bằng một nửa so với trước đây. Chị cũng chia sẻ thêm: “Giờ tơi mới
hiểu vì sao các nước phương Tây họ lại ít có thời gian dành cho gia đình như vậy”.
Đến thời điểm này vấn còn nhiều những ý kiến trái ngược xung quanh việc
thực hiện quy định mới, nhưng chẳng bao lâu nữa mọi người sẽ quen với thời gian
làm việc mới.
Qua ngày đầu thực hiện, có thể thấy tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ trên
các tuyến đường đã thuyên giảm. Dọc các tuyến phố từ Giải Phóng, Kim Liên,
Thái Hà, Chùa Bộc, Nguyễn Chí Thanh giao thơng đều thơng suốt trong giờ cao
điểm.
Việc thay đổi giờ học, giờ làm lần này là một trong số nhiều giải pháp giảm
thiểu ùn tắc giao thông tại Hà Nội được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban
ATGTQG, đề xuất của Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội. Tuy nhiên, để giảm thiểu
UTGT và kiềm chế TNGT đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các bộ ngành cùng với
những giải pháp đồng bộ, tổng thể; thậm chí cần có một cuộc cách mạng giao
thông.
Văn Thanh
III.
“Ghi nhanh: Ngày đầu thông xe hầm Thủ Thiêm (22/11/2011)” – Báo
Đại Đoàn kết
Đúng 6 giờ sáng ngày 21-11-2011, hầm Thủ Thiêm nối liền quận I và quận 2 nằm
sâu dưới lịng sơng Sài Gịn chính thức mở cửa cho người dân qua lại. Khơng chỉ
có người dân ở quận 2 náo nức chạy xe qua hầm từ sớm mà nhiều người dân từ
các quận xa như Tân Phú, Bình Chánh... cũng tập trung tại đây để trải nghiệm
cảm giác lần đầu tiên lưu thông qua hầm dìm.
Lần đầu tiên chạy xe qua đường hầm dài nhất và hiện đại nhất Đông Nam Á,
người dân rất phấn khởi. Những câu trả lời ngắn gọn: "Quá đẹp!”, "Quá đã!” kèm
với nụ cười trên môi khi được hỏi về cảm xúc sau khi qua hầm đã thể hiện rất rõ sự
phấn chấn của người dân. Anh Huỳnh Hòa Sáng, nhà ở tận quận Tân Phú là một
trong những người chạy xe qua hầm từ sớm, anh cho biết: "Từ hôm qua lúc làm lễ
thông xe tôi đã đến đây xem, nhưng lúc đó chưa cho người dân đi qua nên sáng
nay tôi lại đến để được đi qua đường hầm, cảm giác đi dưới sơng Sài Gịn thiệt là
khó tả!”. Rất đông người dân tương tự như anh Sáng, gác lại mọi công việc để
chạy xe qua hầm Thủ Thiêm với tâm trạng háo hức, thậm chí vịng qua, vòng lại
vài lượt cho thỏa lòng chờ đợi bao nhiêu năm qua.
Buổi sáng ngày đầu tiên đường hầm chính thức lưu thơng ngập tràn khơng
khí hân hoan phấn khởi của người dân. Em Nguyễn Tuấn Dũng sống với nhà ngoại
bên quận 2, nhà nội thì ở quận I cười toe toét: "Giờ có đường hầm, em chạy cái rẹt
là qua tới nhà nội!”. Vợ chồng anh chị Tạ Xuân Cảnh ở Giồng Ơng Tố- Quận 2 thì
tranh thủ chụp ảnh lưu niệm trước khu vực trạm thu phí qua hầm để gửi cho hai
con đang du học ở nước ngoài. "Chúng tôi chờ hơn 50 chục năm rồi, từ hồi cịn bé
xíu đã nghe về dự án xây cầu bắc qua sơng Sài Gịn thay thế cho phà Thủ Thiêm.
Nay đã làm đường hầm xuyên qua sông như thế này đúng là người dân vui sướng
khơng cịn gì bằng!”, anh Cảnh hồ hởi.
Bên cạnh niềm vui ngày đầu tiên lưu thơng qua hầm khơng ít người dân bày
tỏ sự bất bình khi một số người lưu thơng qua hầm kém ý thức chở hàng hóa cồng
kềnh mà cịn tranh chạy vượt lên. "Nhỡ có va quệt té ngã là lập tức xe cộ dồn ứ
ngay trong hầm rất nguy hiểm. Rồi có người uống nước xong vứt ngay cái vỏ chai
nước trong đường hầm. Cần nâng cao việc tuyên truyền nhận thức của người dân
khi lưu thông trong hầm để tránh những tai nạn đáng tiếc”, cơ Phương Bình- quận
2 bày tỏ. Loa phóng thanh ở hai cổng hầm phát liên tục những quy định khi lưu
thông trong hầm như cấm dừng, cấm vượt, hạn chế chở trẻ em qua hầm bằng xe
gắn máy, xe gắn máy chỉ được lưu thông trong hầm từ 6 giờ đến 21 giờ... nhưng
chỉ chạy qua một đoạn ngắn và trong tiếng ầm ào xe cộ thật khó để nghe những
điều đó. Cần tăng cường việc tun truyền thơng tin đến người dân bằng nhiều
hình thức là điều nhiều người cùng đề nghị.
Bến phà Thủ Thiêm vắng vẻ khác hẳn ngày thường, chị Phan Thị Dángnhân viên bán vé cho biết: Hôm qua người dân qua phà nườm nượp để xem trực
tiếp lễ thông xe nhưng nay thì...”. Từ ngày 1-1-2012 bến phà Thủ Thiêm hơn 100
năm tuổi sẽ chấm dứt vai trò lịch sử của mình. Từ nay đến đấy cũng chỉ cịn hơn
một tháng, việc sắp xếp, bố trí chỗ làm cho khoảng 44 nhân viên đã được chuẩn bị
chu đáo. "Một số nhân sự, phương tiện sẽ chuyển về bến phà Cát Lái tiếp tục thực
hiện nhiệm vụ và tùy theo nguyện vọng của lao động Cơng ty sẽ có sự sắp xếp bố
trí chỗ làm phù hợp”, anh Trần Ngọc Đình Phương – Tổ trưởng sản xuất bến phà
Thủ Thiêm cho biết.
Hạ tầng đường bộ của TP.HCM trong những năm qua được đánh dấu bằng
những cơng trình nổi bật như cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ... Hơm nay hầm Thủ
Thiêm chính thức thông xe nối liền hai bờ quận I và quận 2 có thể được xem là
cơng trình giao thơng ấn tượng nhất kể từ khi đất nước thống nhất. Công trình
khơng chỉ giúp đẩy nhanh sự phát triển mọi mặt kinh tế xã hội của vùng đất Thủ
Thiêm mà đây cịn là cơng trình trọng điểm đánh dấu sự hợp tác hữu nghị, gắn bó
lâu dài của hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản.
BẢO HẠNH
IV.
NHẬN XÉT
“Ghi nhanh là thể loại báo chí chủ yếu phản ánh những sự kiện nóng hổi,
cấp bách trong dịng thời sự chủ lưu, với mô thức kết cấu linh hoạt, mềm dẻo,
thong qua bút pháp mô tả trực tiếp, thuật và những cảm xúc ấn tượng, lời bình khi
cần thiết nhằm cung cấp ngay lập tức cho công chúng một phác thảo sinh động, đa
diện về sự thật mới nảy sinh có ý nghĩa thời sự với những chi tiết tiểu biểu nhất, ấn
tượng nhất.” – Khái niệm ghi nhanh, Tác phẩm báo chí (tập II)
Khái niệm trên đã nêu khá rõ ràng và cụ thể về thể loại ghi nhanh - nằm
trong hệ thống thể loại báo chí Việt Nam. Ngay từ tên thể loại đã khiến ta hình
dung được phần nào đặc điểm của thể loại ghi nhanh.
Đặc điểm cơ bản của thể loại bao gồm:
- Thông tin nhanh về sự kiện mới xảy ra có ý nghĩa thời sự cấp bách.
- Phác thảo những nét độc đáo, tiêu biểu nhất của sự kiện, khơng cần thiết
phải miêu tả q trình diễn biến hoàn chỉnh.
- Sử dụng bút pháp linh hoạt.
- Xuất hiện cái tơi – tác giả có xu hướng nhập cuộc.
Ba bài ghi nhanh được sưu tầm ở trên mang đầy đủ các đặc điểm của thể loại
ghi nhanh.
1. Thông tin nhanh về sự kiện mới xảy ra có ý nghĩa thời sự cấp bách.
Đối tượng phản ánh của thể loại ghi nhanh là những sự kiện có ý nghĩa
chính trị - xã hội được công chúng quan tâm hoặc thong qua sự kiện ấy để cổ vũ
động viên một phong trào, một hành động xã hội tích cực. Do đó, ghi nhanh cần
phải xuất hiện kịp thời mới có tác dụng đối với xã hội và những sự kiện cũng cần
được người viết cân nhắc trước khi lựa chọn thể loại ghi nhanh để thể hiện.
Ba bài báo trên đều đề cập đến những vấn đề được dư luận xã hội đặc biệt
quan tâm trong thời gian diễn ra sự kiện.
- Bài “Thủ tướng kết luận vụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Ghi nhanh ở
Tiên Lãng” – Báo Tiền phong online – 11/2/2012 viết về việc người dân ở Tiên
Lãng, Hải Phịng trong giây phút đón chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về
vụ việc cưỡng chế đất của gia đình ơng Đồn Văn Vươn trong tháng 1 năm 2012.
Vụ án cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng là vụ án về tranh chấp đất đai giữa ông Đoàn
Văn Vươn ở Cống Rộc, Vinh Quang cùng gia đình và Ủy ban nhân dân huyện Tiên
Lãng, thành phố Hải Phòng. Vụ án thu hút dư luận Việt Nam vì đây được coi là
đỉnh điểm về xung đột về đất đai, của những bất cập về cả pháp luật đất đai, việc
thực thi pháp luật ở các cấp địa phương và là một tổn thất chính trị to lớn.
- Bài “Ghi nhanh ngày đầu đổi giờ học, giờ làm” – Giaothongvantai.com.vn
– 01/02/2012 viết về khơng khí ngày đầu tiên thực hiện quyết định đổi giờ học, giờ
làm tại thành phố Hà Nội. Quyết định đổi giờ học, giờ làm của Bộ GTVT đã gây
ầm ĩ trong dư luận một thời gian dài trước khi được đưa vào thực hiện. Việc đổi
giờ học, giờ làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Bài
ghi nhanh ghi lại những ý kiến của người dân trong ngày đầu thực hiện quyết định
này.
- “Ghi nhanh: Ngày đầu thông xe hầm Thủ Thiêm (22/11/2011)” – Báo Đại
Đoàn kết ghi lại những cảm xúc của người dân trong ngày đầu tiên thông xe hầm
Thủ Thiêm xuyên qua song Sài Gòn – là sự kiện được người dân mong đợi trong
gần 50 năm.
2. Phác thảo những nét độc đáo, tiêu biểu nhất của sự kiện, không cần thiết
phải miêu tả q trình diễn biến hồn chỉnh.
Cả ba bài báo đều không đi sâu vào chi tiết diễn biến của các sự kiện mà chỉ
ghi lại những nét chính, diễn biến chính và tập trung vào một khía cạnh chính của
sự kiện để phản ánh.
Về vụ Tiên Lãng, bài viết tập trung ghi lại những cảm xúc của người dân
huyện Tiên Lãng khi biết tin về quyết định của Thủ tướng đối với vụ việc Đoàn
Văn Vươn: "Từ mấy ngày nay, chúng tôi luôn mong chờ kết luận của Thủ tướng.
Kết luận như vậy, chúng tơi hồn tồn ủng hộ và rất phấn khởi.”; “Cũng tâm trạng
phấn khởi, ông Lê Văn Dỗn, cùng thơn, nói: "Tơi mong Thủ tướng và Nhà nước
khoan hồng cho anh Vươn, anh Quý. Nếu lãnh đạo địa phương làm cơng tác dân
vận tốt thì đã không xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy”.
Bài báo về đổi giờ học giờ làm cũng tập trung ghi lại những bất tiện của
người dân trong ngày đầu thực hiện quy định này: “Khó khăn nhất phải kể đến
nhóm học sinh THPT và sinh viên. Bởi, các em vẫn phải vào học như thường lệ đối
với ca sáng, trong khi giờ kết thúc ca chiều lại muộn hơn trước tới 2 tiếng. Điều
này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch học tập của các em. Em Trần Duy Linh, học
sinh lớp 12 trường THPT Yên Hòa cho biết: “Lịch học hiện giờ của chúng em rất
dày, ngoài giờ học tại trường chúng em còn phải học bổ túc buổi tối, học tại nhà.
Nếu tan học muộn chúng em chẳng đủ thời gian nghỉ ngơi nữa”.
Bài báo về hầm Thủ Thiên miêu tả lại khơng khí vui tươi, phấn khởi của
người dân lần đầu đi qua hầm Thủ Thiên và một số lo ngại về an toàn khi lưu thông
trong hầm: “Buổi sáng ngày đầu tiên đường hầm chính thức lưu thơng ngập tràn
khơng khí hân hoan phấn khởi của người dân. Em Nguyễn Tuấn Dũng sống với
nhà ngoại bên quận 2, nhà nội thì ở quận I cười toe toét: "Giờ có đường hầm, em
chạy cái rẹt là qua tới nhà nội!”. Vợ chồng anh chị Tạ Xn Cảnh ở Giồng Ơng
Tố- Quận 2 thì tranh thủ chụp ảnh lưu niệm trước khu vực trạm thu phí qua hầm để
gửi cho hai con đang du học ở nước ngoài.”
3. Sử dụng bút pháp linh hoạt.
Bút pháp tả được sử dụng chủ yếu trong các bài ghi nhanh trên, kết hợp với
tường thuật.
“Bầu khơng khí vỡ ịa, tiếng vỗ tay rộ lên sau khi một thanh niên trong thơn
đọc to rõ cho mọi người cùng nghe: “Quyết định…”;
“Ơng Nguyễn Văn Hịa, thơn Chùa Trên, xã Vinh Quang hồ hởi: "Cá nhân
tôi rất phấn khởi về kết luận của Thủ tướng,..”
“Tại trường trung học cơ sở Phương Mai, lúc 7h30 nhiều học sinh mới lững
thững đến trường. Các em tỏ ra thích thú với việc đổi giờ này vì được vào lớp
muộn hơn trước gần một giờ.”;
“Qua ngày đầu thực hiện, có thể thấy tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ trên
các tuyến đường đã thuyên giảm. Dọc các tuyến phố từ Giải Phóng, Kim Liên,
Thái Hà, Chùa Bộc, Nguyễn Chí Thanh giao thơng đều thông suốt trong giờ cao
điểm.”
“Lần đầu tiên chạy xe qua đường hầm dài nhất và hiện đại nhất Đông Nam
Á, người dân rất phấn khởi. Những câu trả lời ngắn gọn: "Quá đẹp!”, "Quá đã!”
kèm với nụ cười trên môi khi được hỏi về cảm xúc sau khi qua hầm đã thể hiện rất
rõ sự phấn chấn của người dân.”;
“Bên cạnh niềm vui ngày đầu tiên lưu thông qua hầm khơng ít người dân
bày tỏ sự bất bình khi một số người lưu thông qua hầm kém ý thức chở hàng hóa
cồng kềnh mà cịn tranh chạy vượt lên.”
4. Xuất hiện cái tơi – tác giả có xu hướng nhập cuộc.
Hai bài báo về đổi giờ học giờ làm và hầm Thủ Thiên đều có những nhận
xét, đánh giá bước đầu của tác giả về sự kiện ở phía cuối bài báo.
“Việc thay đổi giờ học, giờ làm lần này là một trong số nhiều giải pháp giảm
thiểu ùn tắc giao thông tại Hà Nội được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban
ATGTQG, đề xuất của Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội. Tuy nhiên, để giảm thiểu
UTGT và kiềm chế TNGT đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các bộ ngành cùng với
những giải pháp đồng bộ, tổng thể; thậm chí cần có một cuộc cách mạng giao
thông.”
“Hạ tầng đường bộ của TP.HCM trong những năm qua được đánh dấu bằng
những cơng trình nổi bật như cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ... Hôm nay hầm Thủ
Thiêm chính thức thơng xe nối liền hai bờ quận I và quận 2 có thể được xem là
cơng trình giao thông ấn tượng nhất kể từ khi đất nước thống nhất. Cơng trình
khơng chỉ giúp đẩy nhanh sự phát triển mọi mặt kinh tế xã hội của vùng đất Thủ
Thiêm mà đây cịn là cơng trình trọng điểm đánh dấu sự hợp tác hữu nghị, gắn bó
lâu dài của hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản.”