Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu TỔ CHỨC CÔNG VIỆC VỆ SINH, SẮP XẾP BUỒNG BỆNH pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.13 KB, 12 trang )

TỔ CHỨC CÔNG VIỆC VỆ SINH, SẮP XẾP BUỒNG BỆNH
VÀ CÁC BỘ PHẬN PHỤ CẬN HÀNG NGÀY

Mục tiêu:
1.Trình bày được tầm quan trọng và mục đích của việc sắp xếp giữ vệ
sinh trong buồng bệnh.
2.Nêu được mục đích của việc tẩy uế và bảo quản đồ dùng trong buồng
bệnh.
3.Thực hiện được việc tổ chức sắp xếp, giữ vệ sinh trong buồng bệnh.
4.Làm được việc tẩy uế và bảo quản đồ dùng trong buồng bệnh.

Đại cương:
Việc sắp xếp giữ gìn vệ sinh buồng bệnh và các bộ phận phụ thuộc hàng
ngày là một công tác quan trọng không thể thiếu được.
Công tác này phải được tiến hành ngay sau khi bệnh nhân ỉa, đái. Công
việc này thường làm hàng ngày vào buổi sáng sớm. Để khi thầy thuốc đến khám
bệnh và khi bắt đầu săn sóc thuốc men và làm các thủ thuật hoặc khi bệnh nhân ăn
thì mọi việc đã xong, buồng bệnh đã sạch sẽ thoáng đãng rồi.
Trường hợp cọ rửa bất thường cần phải làm vào buổi chiều.
1.Dọn dẹp buồng bệnh và bộ phận phụ cận
1.1.Mục đích
- Để buồng bệnh và các buồng phụ cận luôn được sạch sẽ, gọn gàng
và hợp vệ sinh.
- Để tránh lây truyền mầm bệnh cho bệnh nhân.
1.2.Dọn dẹp và làm vệ sinh buồng bệnh
1.2.1.Cọ rửa sàn nhà
a) Chuẩn bị dụng cụ:
- Chổi có cán, chổi lúa, chổi bông lau.
- Khăn lau ẩm, bao tải ướt có cán.
- Thùng chứa nước Javen hoặc Cresin 5
0


/
00
, dầu sả.
- Máu hút bụi.
b) Tiến hành (một số công việc cần làm trước)
- Đưa các bô nước tiểu, ống nhổ (nếu có) vào buồng phụ cận sau khi
bác sĩ đã xem và ghi nhận xét về nước tiểu, đờm của người bệnh.
- Lau giường ghế, tủ đầu giường bằng khăn ấm sau đó sắp xếp lại cho
gọn gàng. Dặn bệnh nhân không được bày bừa thức ăn, quà bánh lên tủ đầu
giường, phải để gọn gàng trong tủ.
- Lau cửa kính, kiểm tra hệ thống đèn, nếu có hỏng xin sửa ngay cho
bệnh nhân.
- Dùng chổi quét nhẹ hoặc máy hút bụi nếu có; chú ý: quét cả những
chỗ ngóc ngách của buồng bệnh.
- Cọ rửa các chất dịch, chất thải, vết bẩn vương ra sàn nhà.
- Dùng bảo tải ướt vắt hết nước lau, thỉnh thoảng lại đem giặt bao tải
cho sạch, nhúng khăn vào nước sát khuẩn để lau, chú ý các chăn tường.
1.2.2.Dọn và làm vệ sinh bộ phận phụ cận
a) Phòng tắm và rửa mặt
- Cọ rửa la bô, bồn tắm bằng xà phòng nước lã sau đó dội sạch.
- Lau gương soi nếu có.
- Cọ rửa tường sàn nhà bằng bàn chải, xà phòng.
Lưu ý: Khóa vòi nước khi không dùng đến.
b) Phòng vệ sinh (hố xí)
- Đổ giấy, rửa bô bằng nước lã xà phòng, phơi khô.
- Dùng giẻ lau hoặc bàn chải mềm nhúng thuốc sát khuẩn lau chỗ
ngồi, lỗ tiểu, sàn nhà.
- Lau khô bệ ngồi, vẩy một ít thuốc sát khuẩn trừ mùi hôi.
- Dùng khăn lau nhúng dung dịch khử khuẩn lau khô sàn nhà tránh
trơn ngã.

- Thường xuyên vẩy nước chống hôi trong nhà xí.
- Để thoáng khí.
- Treo biển quy ước sử dụng hố xí.
c) Buồng chứa đồ vải
- Buồng phải thoáng, thường xuyên lau bụi trong các ngăn tủ.
- Xếp đồ vải các loại các cỡ riêng.
- Dán nhãn để dễ tìm.
- Các loại có màu xếp riêng để dùng trong trường hợp các thuốc có
màu.
- Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, tường nhà, trần nhà.
d) Phòng chứa đồ đạc
Phòng cần sáng sủa, thoáng khí sàn nhà và tường lát gạch men để dễ cọ
rửa, có cống thoát nước, có thuốc chống hôi như dầu sả
Trong phòng này gồm có:
- Bể rửa bát.
- Chậu, khăn mặt, xà phòng.
- Thùng đựng rác, bô, xô.
- Thùng chứa bông băng riêng: Hàng ngày thu ở buồng bệnh mang đổ
rác bông băng chất thải vào nơi quy định rồi mang dụng cụ về buồng này cọ rửa.
- Có bể để đánh rửa dụng cụ sau khi đã dùng xong.
- Một ngăn tủ để chổi, tải, phất trần, các dụng cụ để lau chùi cọ rửa
xếp riêng. Tất cả đều có nhãn.
- Tất cả các dụng cụ như chổi, bao lau, sau khi vệ sinh xong giặt sạch
phơi khô và cất vào buồng máy.
e) Những điểm cần lưu ý:
- Khi dọn dẹp và cọ rửa làm các dụng cụ ít bẩn trước, các dụng cụ bẩn
và nhiễm khuẩn làm sau.
- Thỉnh thoảng quét mạng nhện ở trần nhà.
- Khi làm phát hiện thấy dụng cụ hỏng thì báo để sửa chữa ngay.
- Luôn luôn duy trì vệ sinh sạch sẽ buồng bệnh và các buồng phụ

thuộc vì điều này rất ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh và cũng góp phần không
nhỏ tạo một bộ mặt đẹp cho bệnh viện.
2.Tẩy uế và bảo quản đồ dùng trong buồng bệnh
Một số dụng cụ đồ dùng ở buồng bệnh cần phải được tẩy uế thường
xuyên và bảo quản tốt nhằm mục đích:
- Khi cần có dụng cụ sạch để dùng ngay và đề phòng lây bệnh.
- Tránh lãng phí và hư hỏng dụng cụ.
2.1.Đồ sắt tráng men
2.1.1.Cách rửa
- Chải rửa bằng xà phòng bàn chải.
- Những chỗ dính máu rửa bằng xà phòng, chỗ cáu dầu mỡ thì rửa
bằng nước kiềm nóng.
- Dội nước lã và lau khô.
2.1.2.Cách khử khuẩn
a) Chậu rửa mặt
Sau khi dùng xong buổi sáng và buổi tối, đánh rửa xà phòng dội nước lã
sau đó tráng nước sôi để lên giá chậu.
b) Bô ỉa, vịt đái, ống nhổ
- Sau khi bệnh nhân đã dùng xong, đổ chất thải vào nơi quy định, dội
sạch dùng bàn chải cọ sau đó ngâm nước sublime 1/500 trong 1 giờ hoặc nước
cresyl hoặc đun sôi trong 5 phút.
- Ở khoa truyền nhiễm các dụng cụ này thường được khử khuẩn bằng
nồi hấp ướt.
c) Chậu rửa chân:
Dùng xong rửa sạch bằng nước lã xà phòng, nếu có điều kiện cho một ít
cồn vào đốt sát khuẩn.
d) Ca, cốc súc miệng
Một tuần đánh rửa bằng xà phòng nước lã sau đó đun sôi 5 phút.
2.2.Đồ thủy tinh
2.2.1.Đồ thủy tinh thường dùng

Cốc, chai, lọ, bô can.
a) Cách rửa:
- Dùng xong rửa ngay nước lã, sau đó rửa xà phòng dội nước lã cho
sạch.
- Trường hợp bô can đựng nước tiểu có đóng cặn vôi, thì dùng acid
clohydric loãng để làm mất cặn, chú ý clor bốc hơi làm cay mắt, kích thích đường
hô hấp, ăn mòn tay, làm hỏng sàn nhà vì vậy phải tráng nhiều nước lã, lau khô.
b) Cách khử khuẩn
- Lấy gạc hoặc khăn điều trị gói lại cho vào nước lã đun sôi 5 phút,
xong lấy ra.
2.2.2.Đồ thủy tinh đặc biệt
a) Bơm tiêm
- Dùng xong tháo pittong ra.
- Rửa sạch nước lã, xà phòng.
- Kiểm tra xem có bị sứt mẻ không.
- Nếu tiêm thuốc dầu phải rửa bằng nước nóng, xà phòng.
- Lau khô gói lại đem hấp, chú ý tránh nhầm số.
b) Nhiệt kế
- Dùng xong rửa sạch nước lã, xà phòng.
- Ngâm cồn 70
0
trong 30 phút hoặc ngâm trong dung dịch oxy cyanur
1% hoặc nước sublime dưới đáy cốc lót một lớp gạc mỏng.
2.3.Đồ cao su
Chú ý: Đồ cao su dễ bị gập lại, ống cao su dễ bị đè bẹp khi gặp nóng quá
hoặc dính phải chất dầu dễ bị hỏng.
- Tuyệt đối không sấy khô mà phải hấp ướt.
2.3.1.ống thông các loại (thông đái, Faucher, Einhorn, Foley, Nelaton)
Dùng xong rửa sạch cả trong lẫn ngoài, những ống nhỏ dùng bơm tiêm
phụt nước, dùng 2 ngón tay bóp ống từ trên xuống dưới.

- Ngâm trong dung dịch sát khuẩn như nước Sublime 1/500 trong 15
phút hoặc đem hấp ướt.
Lưu ý: Cuộn tròn như hình trên không gập làm hỏng ống.
2.3.2.Găng tay: Sau khi dùng xong
- Rửa sạch nước lã bên ngoài rồi rửa lại bằng nước ấm xà phòng cả
trong lẫn ngoài.
- Hong khô găng ở chỗ mát.
- Kiểm tra xem găng có thủng không nếu thủng bỏ đi.
- Soạn găng từng đôi một, rắc bột talc cả trong lẫn ngoài.
- Lật cổ găng lên 5 cm.
- Đặt ở giữa 2 găng một miếng gạc, bọc vải lại rồi đem hấp ướt ở nhiệt
độ thấp.
2.3.3.Vải cao su hoặc nilon
- Dùng xong rửa sạch nước lã, xà phòng.
- Phơi khô chỗ mát.

2.3.4.Túi chườm nóng, chườm lạnh, vòng hơi
Cách rửa giống như trên, sau đó treo ngược trên giá cho khô, lưu ý khi
cất phải thổi vào một ít hơi để khỏi dính vào nhau.
2.4.Đồ vải
- Dùng xong giặt sạch nước lã xà phòng, phơi khô.
- Kiểm tra xem có bị rách không.
- Khi gấp, gấp hình nan quạt để dễ lấy và khi hấp hơi nước thấm vào
được dễ dàng.
- Gói xếp trong hộp vừa phải không quá chặt.
- Gửi tiệt khuẩn bằng sức nóng ẩm.
2.5.Đồ kim loại
2.5.1.Kim tiêm
- Dùng xong hút nước sạch vào ngay dể khỏi tắc kim.
- Rửa sạch cả trong lẫn ngoài, dùng bơm tiêm phụt kỹ lòng kim.

- Dùng bơm tiêm khô phụt sạch nước để tránh gỉ.
- Lau khô kim để trong hộp có lót gạc gửi đi tiệt khuẩn.
- Nều là kim chọc dò bỏ cả thông nòng, dưới đáy ống có lát bông hoặc
gạc, đầu kia nút bông gửi đi hấp.
- Nếu không có điều kiện thì có thể đun sôi 15 phút.
2.5.2.Kìm cặp
- Dùng xong rửa sạch nước lã xà phòng.
- Dùng bàn chải cứng cọ rửa, chú ý các răng và các kẽ nối giáp nhau.
- Kiểm tra xem có bị hư hỏng không, lau khô, xếp vào hộp bên dưới
lót lớp vải hoặc gạc, gói trong khăn điều trị gửi đi tiệt khuẩn bằng sức nóng khô
hay ướt.
- Nếu chưa dùng bôi vaselin cho khỏi gỉ.
2.5.3.Dao mổ, kéo
Dùng xong rửa sạch nước lã xà phòng ngâm vào cồn 70
0
trong 5 phút có
thể khử khuẩn được nhưng không triệt để.
- Nếu đem tiệt khuẩn lấy gạc bọc lại đem sấy khô hoặc hấp ướt.
2.6.Những điểm cần lưu ý
Muốn các dụng cụ tiệt khuẩn được hữu hiệu
- Dụng cụ phải rửa thật sạch dầu mỡ, máu mủ nhất là ở các kẽ và chỗ
giáp nối.
- Kim tiêm và ống thông các loại phải lưu ý rửa sạch kỹ bên trong.
- Xếp dụng cụ hay vật dụng trong các hộp các gói đúng quy cách. Để
cho dụng cụ tiếp xúc với hơi nước hoặc sức nóng được đầy đủ.
- Chọn phương pháp tiệt khuẩn thích hợp để tránh hỏng dụng cụ.
3.Xếp đặt và quét dọn buồng bệnh khi bệnh nhân xuất viện
Sau khi bệnh nhân mắc các bệnh thông thường ra viện, cần phải thu dọn
buồn bệnh, giường nằm và các phương tiện khác.
- Để phòng được sạch sẽ gọn gàng.

- Để có giường bệnh sạch sẽ đón tiếp bệnh nhân mới nhập viện.
3.1.Chuẩn bị dụng cụ
- Khăn lau, bàn chải, chổi.
- Xà phòng, chậu, xô xách nước rửa sàn nhà.
- Túi đựng đồ vải bẩn.
3.2.Tiến hành
- Cuộn tất cả đồ vải (vải trải, nylon, vỏ chăn, màn ) bỏ vào túi đựng
đồ bẩn rồi đưa xuống nhà giặt.
- Thay chiếu, giặt chiếu.
- Đệm, gối, chăn dạ đem phơi chỗ thoáng nắng hoặc dùng bàn chải
mềm chải dung dịch formol 2%.
- Quét dọn, lau giường tủ, bàn ghế, cửa kính.
- Rửa và sát khuẩn các đồ dùng trong buồng bệnh như ấm, chén, ca,
bô vịt
- Quét, lau rửa sàn nhà, mở cửa sổ cho thoáng.
- Lau lại sàn nhà cho khô dùng dung dịch khử khuẩn để lau.
- Xếp đặt trải lại giường bệnh và đồ dùng về chỗ cũ cho gọn gàng để
chuẩn bị đón tiếp bệnh nhân mới.
- Giặt và thu dọn dụng cụ cất vào nơi quy định.
Lưu ý: Trong lúc lau chùi, luôn dùng giẻ ướt để tránh bụi bay.





×