Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

(Luận án tiến sĩ) nghiên cứu khả năng sử dụng thori làm nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân điều khiển bằng máy gia tốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

TRẦN MINH TIẾN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THORI LÀM NHIÊN
LIỆU CHO LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN ĐIỀU KHIỂN BẰNG
MÁY GIA TỐC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

TRẦN MINH TIẾN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THORI LÀM NHIÊN
LIỆU CHO LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN ĐIỀU KHIỂN BẰNG
MÁY GIA TỐC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ
Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử và hạt nhân


Mã số: 9.44.01.06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.

PGS.TS. TRẦN QUỐC DŨNG

2.

PGS.TS. NGUYỄN MỘNG GIAO

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, ngoài sự cố gắng học tập, nghiên cứu
của bản thân, tôi nhận được sự hướng dẫn, góp ý, động viên rất nhiều
từ những người thầy, người thân, và đồng nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến hai thầy hướng dẫn, thầy PGS.TS.
Trần Quốc Dũng và thầy PGS.TS. Nguyễn Mộng Giao; những người
thầy kính mến đã hướng dẫn tơi về mặt chun môn, định hướng nghiên
cứu, dành rất nhiều thời gian để đưa ra những nhận xét, góp ý sâu sắc,
giúp tơi hồn thiện các cơng trình nghiên cứu và luận án này.
Xin gửi lời cảm ơn đến BGH Trường Đại học Thủ Dầu Một, lãnh đạo
khoa Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện cho tôi đi học nghiên cứu sinh,
để tơi có cơ hội học tập, nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu của
bản thân. Xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Đào tạo Hạt nhân, Viện
Năng lượng nguyên tử Việt Nam, nơi tôi học nghiên cứu sinh, đã tổ chức
các lớp học cho các học phần tiến sĩ, các buổi bảo vệ chuyên đề và bảo

vệ luận án các cấp. Cảm ơn các anh, chị ở Trung tâm Đào tạo Hạt nhân
đã giúp tơi hồn thành nhanh chóng, đầy đủ mọi thủ tục cần thiết từ lúc
bắt đầu học nghiên cứu sinh đến khi hoàn thành.
Xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Trung tâm Hạt nhân thành phố Hồ
Chí Minh, ln tạo điều kiện thuận lợi cho tôi khi đến học tập các học
phần tiến sĩ, các buổi bảo vệ chuyên đề, luận án tại đây.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ln ở bên, động viên tơi hồn
thành luận án này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2022

NCS. Trần Minh Tiến


MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1

Lị phản ứng hạt nhân dưới tới hạn điều khiển bằ
tốc (ADSR) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1.2

Tình hình phát triển ADSR hiện nay . . . . . . . . . .

1.3


Nghiên cứu phản ứng phân hạch, phân bố neutro
rắn cho ADSR . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1.4

Nghiên cứu sử dụng thori làm nhiên liệu trong lò

hạt nhân truyền thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1.5

Khả năng sử dụng thori làm nhiên liệu cho ADSR

CHƯƠNG 2. MƠ PHỎNG VẬT LÝ ADSR SỬ DỤNG BIA
CHÌ LỎNG VÀ NHIÊN LIỆU THORI
2.1

Mơ hình tương tác (p,n) trên bia chì lỏng . . . . . .
2.1.1
2.1.2
2.1.3


2.1.4
2.1.5

2.2 Mơ hình lị phản ứng TRIGA Mark II dưới tới hạn dùng chì
lỏng và nhiên liệu thori . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2.2.1


2.2.2
2.2.3
CHƯƠNG 3. TÍNH TỐN NHIÊN LIỆU THORI CHO
ADSR
3.1 Phân rã phóng xạ hạt nhân thori trong mơi trường chì lỏng .
3.1.1
3.1.2

3.1.3
3.2 So sánh phân bố thơng lượng neutron trong ADSR dùng chì
lỏng, nhiên liệu hỗn hợp thori với ADSR dùng bia rắn, nhiên
liệu hỗn hợp urani . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3.2.1

3.2.2


3.2.3

3.3 Phân bố thông lượng neutron bên trong ADSR sử dụng nhiên
liệu thori . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3.3.1

3.3.2
3.3.3
3.4 Phân bố thông lượng neutron bên trong ADSR sử dụng nhiên
liệu hỗn hợp thori và urani . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3.4.1
3.4.2
3.4.3

3.4.4

3.5 Hệ số nhân neutron trong ADSR với nhiên liệu hỗn hợp thori
3.5.1

3.5.2

3.5.3

KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

90


CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU

Năng lượng hạt nhân đang đóng vai trị rất quan trọng cho nhu cầu
năng lượng chung hiện nay trên thế giới, trong bối cảnh những nguồn năng
lượng khác ngày càng cạn kiệt. Công nghệ hạt nhân từ xưa đến nay chủ
yếu vẫn dựa trên hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân truyền thống, với
nhiên liệu chủ yếu là urani. Tuy nhiên, ngành năng lượng hạt nhân đang
đứng trước những vấn đề cần giải quyết như: chi phí cao, tính an tồn của
các lị phản ứng hạt nhân, nhiên liệu urani ngày càng cạn dần, cùng với
những thách thức to lớn từ việc xử lí rác thải phóng xạ. Những thảm họa

liên quan đến năng lượng hạt nhân đã từng xảy ra, như ở Chernobyl hay
Fukushima, càng khiến cho điện hạt nhân đang đứng trước nhiều thách
thức. Nhiều quốc gia trên thế giới đã phản đối việc xây dựng nhà máy điện
hạt nhân vì những lý do này. Việc xây dựng, thiết kế các lò phản ứng hiện
nay đang hướng đến giải quyết các vấn đề còn tồn tại này.
Một trong những hướng giải quyết hiện nay là phát triển hệ thống lò phản ứng
hạt nhân dưới tới hạn điều khiển bằng máy gia tốc (Accelerator Driven
Subcritical Reactor - ADSR). ADSR hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản là:
một máy gia tốc tạo ra dòng proton năng lượng cao, tới tương tác với hạt
nhân bia sinh ra phản ứng (p,n). Phản ứng xảy ra trong trạng thái dưới tới
hạn. Ý tưởng về lò phản ứng hạt nhân dưới tới hạn điều khiển bằng máy gia
tốc - ADSR, còn được gọi là kiểu lò phản ứng lai; đã được đề cập đến vào
thập niên 80 và 90, bởi các nhóm tác giả C.Rubbia [1]; K.Furukawa [2],
C.D.Bowman [3] và các cộng sự. Cho đến nay, ADSR vẫn đang được rất
nhiều người quan tâm và nghiên cứu; bởi những ưu điểm vượt trội so với lò
phản ứng hạt nhân truyền thống như độ an tồn cao hơn, vì khi có sự cố xảy
ra, chỉ cần dừng hoạt động của máy gia tốc thì lị phản ứng sẽ dừng hoạt
động; có thể sử dụng nhiên liệu đa dạng, cùng khả năng vừa huỷ rác thải
1


phóng xạ vừa sản xuất năng lượng. Một ưu điểm nữa của ADSR là tiềm
năng sử dụng thori làm nhiên liệu thay thế cho urani. Thori tồn tại trong tự
nhiên với một đồng vị duy nhất là Th-232; trữ lượng thori nhiều khoảng 4
lần so với urani, và tổng lượng thori trên trái đất ước tính vào khoảng 1,
2.10

14

tấn; đất thông thường chiếm khoảng 6 phần triệu thori [4]. Không giống


như urani, thori không phải là nhiên liệu phân hạch hạt nhân trực tiếp, tuy
nhiên nó có thể chuyển đổi thành U-233 từ phản ứng bắt neutron từ Th-232.
Mặc dù thori có khả năng tự phân hạch với các neutron nhanh thích hợp; tuy
nhiên, việc chuyển đổi Th-232 thành U-233 rồi phân hạch sẽ cho hiệu quả cao
hơn [4]. Tiềm năng của thori trong sản xuất năng lượng phân hạch đã được
cơng nhận và một số lị phản ứng, thuộc nhiều loại khác nhau, đã hoạt động
bằng cách dựa trên nhiên liệu thori. Tuy nhiên, với cơ chế hoạt động của
ADSR thì tiềm năng sử dụng thori sẽ cịn lớn hơn nữa.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã thực hiện tính tốn các tham số neutron
cho mơ hình bia rắn, nhiên liệu chủ yếu là urani. Tuy nhiên việc sử dụng bia
chì rắn sau một thời gian phải thực hiện thay bia, khi đó phải tạm dừng hoạt
động của lị phản ứng. Một số nghiên cứu trước đây đã đề cập đến việc sử
dụng bia lỏng như chì [3] hoặc chì – bismuth nhưng chỉ nằm trong vùng nhỏ
của lõi, hướng đến chuyển đổi chất thải phóng xạ hơn là phát triển ADSR,
chưa thực hiện các tính tốn các tham số neutron một cách chi tiết để đánh
giá cụ thể. Trong luận án này, chì lỏng được đề xuất sử dụng làm bia tương
tác sinh neutron để duy trì hoạt động của ADSR, đồng thời đóng vai trị như
chất làm mát, truyền tải nhiệt lượng ra bên ngoài. Đây là một mơ hình mới
mà hầu như trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể. Với việc sử
dụng chì lỏng vừa làm chất tải nhiệt vừa làm bia tương tác, sẽ khơng cần
thay bia trong q trình vận hành lị phản ứng hạt nhân. Tồn bộ khối chì
lỏng trên đường đi của chùm proton tới sẽ là bia tương tác, do đó số
neutron sinh ra sẽ tăng lên so với cách dùng bia thông thường.

2


Luận án được thực hiện hướng đến hai mục tiêu chính: (1) xây dựng mơ hình

lị phản ứng hạt nhân dưới tới hạn sử dụng chì lỏng vừa làm bia tương tác
vừa làm chất tải nhiệt; (2) đánh giá khả năng sử dụng nhiên liệu thori cho
ADSR thơng qua tính tốn các tham số neutron cơ bản của lị phản ứng. Với
mục tiêu thứ nhất, chương trình mơ phỏng MCNP được sử dụng để xây dựng
dựa trên các thông số cơ bản của lò phản ứng nghiên cứu TRIGA Mark
AI. Ở đây, kiểu lị TRIGA Mark II được chọn vì có nhiều nghiên cứu khác cũng

sử dụng mơ hình này cho các tính tốn cho ADSR [5-8], từ đó có thể dễ dàng
so sánh kết quả trong luận án này với các kết quả khác, để có được độ tin cậy
cao hơn. Với mục tiêu thứ hai, luận án sẽ thực hiện các tính tốn như: tính
tốn các đặc trưng neutron sinh ra từ tương tác (p,n) dựa trên đề xuất sử
dụng chì lỏng vừa làm bia tương tác và chất tải nhiệt. Các kết quả tính tốn cụ
thể bao gồm phân bố năng lượng, phân bố góc của neutron phát ra; cùng với
hiệu suất phát neutron và vi phân bậc hai tiết diện sinh neutron theo năng
lượng và theo góc khối; nghiên cứu phổ phóng xạ hạt nhân thori trong mơi
trường chì lỏng và phân bố thơng lượng neutron bên trong ADSR sử dụng
thori làm nhiên liệu. Kết quả bao gồm việc xác định các loại tia phóng xạ sinh
ra, các hạt nhân con tạo thành; phổ năng lượng các tia alpha, beta, gamma,
neutrino; năng lượng cực tiểu, trung bình và cực đại của các hạt nhân con;
tính tốn phân bố thông lượng neutron dọc theo chiều cao, bán kính lị; theo
năng lượng và phân bố góc neutron phát ra. Những tính tốn này được thực
hiện trên cơ sở khai thác các dữ liệu, kĩ thuật tính tốn có độ tin cậy cao,
được sử dụng phổ biến từ trước đến nay trong lĩnh vực nghiên cứu về lò phản
ứng như: thư viện dữ liệu JENDL, chương trình mơ mỏng và tính tốn
GEANT4, MCNP5, MCNPX.

Nội dung chính của luận án ngồi phần mở đầu, nội dung chính được
trình bày thành 3 chương:



Chương 1 trình bày tổng quan những vấn đề nghiên cứu liên quan đến
3


lò phản ứng hạt nhân điều khiển bằng máy gia tốc, nguyên lý hoạt
động cơ bản, tình hình phát triển hiện nay cùng với việc phân tích
một số nghiên cứu cụ thể liên quan đến ADSR.


Chương 2 trình bày về mơ hình tương tác (p,n) trên bia chì lỏng và
mơ hình lị phản ứng TRIGA Mark II dưới tới hạn sử dụng chì lỏng
vừa làm bia tương tác và tải nhiệt. Từ các mơ hình này, một số tính
tốn được thực hiện, so sánh với một số nghiên cứu của các tác giả
khác nhằm đánh giá sự phù hợp và hiệu quả của mơ hình.



Chương 3 trình bày các tính toán nhằm đánh giá khả năng sử dụng
nhiên thori làm nhiên liệu cho ADSR dùng chì lỏng; các tính tốn kết
hợp thori-urani với những tỷ lệ khác nhau nhằm dự đoán tỷ lệ phù
hợp cho ADSR hoạt động.

Cuối cùng là phần trình bày về các kết luận chung, tóm tắt các kết quả
đạt được, đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo, các cơng trình liên
quan đến đề tài và phần tài liệu tham khảo.

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


Chương này giới thiệu sơ lược về q trình hình thành ý tường về lị
phản ứng hạt nhân dưới tới hạn điều khiển bằng máy gia tốc , nguyên tắc hoạt
động cũng như tình hình phát triển hiện nay; cùng với đó là phân tích các
nghiên cứu về ADSR có liên quan đến đề tài như các nghiên cứu phản ứng
phân hạch, phân bố neutron và nghiên cứu sử dụng thori làm nhiên liệu.

1.1

Lò phản ứng hạt nhân dưới tới hạn điều khiển bằng máy gia tốc
(ADSR)
Q trình cơ bản xảy ra trong một lị phản ứng hạt nhân điều khiển bằng

máy gia tốc là sự biến đổi hạt nhân dựa trên phản ứng bắn phá một hạt nhân
nặng bằng một hạt nhân nhẹ. Những quan sát đầu tiên thuộc về Ernest
Rutherford vào năm 1919, khi ông nghiên cứu phản ứng bắn phá hạt nhân N17 bằng hạt α. Sau đó, Ernest Orlande Lawrence đã thiết kế nên máy gia tốc
cyclotron đầu tiên, mở ra hướng nghiên cứu về cường độ, dòng hạt tạo ra từ
máy gia tốc và ứng dụng vào nghiên cứu phân hạch hạt nhân. Đến năm 1940,
Ernest Orlande Lawrence và Nicolay Nicolayevich Semenov đã độc lập đề
xuất sử dụng máy gia tốc hạt như là một nguồn để tạo ra neutron. Đến năm
1941, Glenn T. Seaborg và cộng sự của ông đã tạo ra lượng plutoni đầu tiên
(Pu-238) bằng cách sử dụng máy gia tốc cyclotron kích thước 60 inch ở Đại
học California tại Berkeley (U.C. Berkeley) tạo ra dòng deuteron bắn phá hạt
nhân urani tự nhiên (chủ yếu là U-238).
Các đề xuất sử dụng máy gia tốc tạo dòng proton năng lượng cao trong việc
phát triển năng lượng hạt nhân đã được đưa ra từ nhiều thập kỷ trước đây [912], nhưng nó chỉ thực sự được quan tâm nhiều kể từ khi được đề cập trở lại
bởi các tác giả C.Rubbia [1]; K.Furukawa [2], C.D.Bowman [3] và các cộng sự.
ADSR hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản: một máy gia tốc tạo ra dòng
proton mang năng lượng từ vài trăm MeV đến vài GeV, tương tác
5



lên một bia nặng, gây ra tương tác (p,n). Quá trình phá vỡ này sẽ sinh ra
nhiều neutron phát ra theo các hướng khác nhau; các neutron sinh ra sẽ
gây ra nhiều phản ứng khác nhau như (n,n), (n,2n), (n, γ),...; tham gia
vào nhiều quá trình khác nhau như hấp thụ neutron, tán xạ đàn hồi và
tán xạ không đàn hồi. Năng lượng của neutron bị giảm dần do các q
trình ion hóa, va chạm khơng đàn hồi, đạt đến năng lượng nhiệt; từ đây
sẽ gây ra phản ứng phân hạch và số neutron sẽ được nhân lên. Các quá
trình bên trong lị phản ứng được duy trì hoạt động ở trạng thái dưới tới
hạn; các neutron sinh ra từ q trình tương tác (p,n) sẽ đóng vai trị là
các neutron bù, duy trì trạng thái hoạt động dưới tới hạn của lò phản
ứng. Nguyên lý hoạt động của ADSR được trình bày ở hình 1.1 [1].
Trong lị phản ứng, nếu hệ số nhân neutron keff < 1 thì phản ứng phân hạch
khơng thể tự duy trì và có xu hướng tắt dần; muốn duy trì hoạt động của
nó, cần phải cấp thêm cho lò một lượng neutron để duy trì ổn định hoạt
động nên gọi là lị phản ứng dưới tới hạn. Dòng proton năng lượng cao
tương tác lên bia nặng tạo ra tương tác (p,n) chính là để tạo ra các neutron
bù. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, việc tạo ra dòng
proton năng lượng cao từ máy gia tốc khơng cịn là vấn đề lớn.

Những vấn đề cơ bản liên quan đến ADSR đã bắt đầu được nghiên cứu
từ năm 2001 [13]. Hiện nay, một số vấn đề vẫn còn đang được quan tâm
như: phổ neutron nhiệt, neutron nhanh; loại nhiên liệu: rắn (kim loại, oxit,
nitric, cacbua . . . ); hoặc lỏng (clorua, florua); các loại bia phá vỡ (chì,
chì-bismuth, vonfram, muối nóng chảy. . . ).
Nghiên cứu về phổ neutron. Phổ neutron sinh ra từ phản ứng (p,n) gồm cả
neutron nhiệt và neutron nhanh. Tiết diện phản ứng đối với neutron nhiệt nhìn
chung cao hơn so với neutron nhanh; điều này mở ra tiềm năng lớn trong việc
thiêu hủy chất thải phóng xạ [14]. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng đối với các hỗn

hợp nhiên liệu phân hạch; còn đối với các actini hiếm (minor

6


Hình 1.1: Nguyên tắc hoạt động cơ bản của một ADSR
Chú thích: Accelerated protons: các hạt proton được gia tốc; Accelerator: máy gia tốc hạt;
Energy extraction: năng lượng được lấy ra ; Fraction f of the energy bach to the accelerator:
tỉ phần f của năng lượng được đưa trở lại để cung cấp cho máy gia tốc hoạt động; Fraction
(1-f) of the energy: tỉ phần (1-f) của năng lượng được đưa vào lưới điện; Grid: lưới điện;
Spallation: sự phá vỡ hạt nhân, Subcritical core: lõi lò phản ứng dưới tới hạn; Target: bia để
bắn chùm hạt proton vào và tạo ra phản ứng (p,n).

actinide), phổ neutron nhanh cho phép thiêu hủy dễ dàng hơn do tiết
diện phân hạch lớn hơn.
Nghiên cứu về loại nhiên liệu. ADSR đang được xem xét sử dụng nhiên
liệu truyền thống urani dạng oxit. Một số đề xuất gần đây cho việc sử
dụng thori hay hỗn hợp urani – thori. Nguồn urani ngày càng giảm, trong
khi tiềm năng của thori rất lớn. Đặc biệt khi dùng thori thì khơng sinh ra
plutoni, một ngun liệu cần thiết cho việc phát triển vũ khí hạt nhân.
Nghiên cứu về loại bia tương tác. Các loại bia nặng thường cho hiệu suất
sinh neutron cao, điển hình như chì, chì – bismuth ở dạng rắn và cả những
0

đề xuất dạng lỏng. Chì có nhiệt độ nóng chảy khá cao, 327 C và có thể khó
khăn và tốn kém để giữ cho nó ở trạng thái ổn định tại mọi thời điểm. Chì0

bismuth có nhiệt độ nóng chảy chỉ là 123, 5 C; dùng bismuth sẽ làm sinh ra
nhiều Po-210 có tính độc phóng xạ và dễ bay hơi. Cả chì và chì-bismuth
đều ăn mịn kim loại, ăn mịn nhiều hơn ở nhiệt độ cao. Về mặt này, nhiệt

7


độ làm việc thấp hơn của chì-bismuth là một ưu điểm lớn.
Nghiên cứu về chất làm mát. Một số đề xuất cho chất làm mát (hay chất
tải nhiệt), là làm mát bằng khí hoặc bằng kim loại lỏng. Đề xuất làm mát
bằng khí lấy ý tưởng từ lị phản ứng bằng khí ở nhiệt độ cao – HTGR
[15]. Một số đề xuất làm mát bằng chì, chì – bismuth hoặc dùng muối
nóng chảy. Tuy nhiên, mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng, cần phải
nghiên cứu một cách rõ ràng hơn.
Như vậy, có thể thấy rằng cịn cần rất nhiều nghiên cứu khác nhau về
ADSR, và luận án này lựa chọn nghiên cứu về khả năng sử dụng thori
làm nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân điều khiển bằng máy gia tốc
dựa trên mơ hình tương tác (p,n) trên chì lỏng vừa làm bia và tải nhiệt;
nhằm có thêm đánh giá một cách rõ ràng hơn, vì những nghiên cứu về
vấn đề này trên thế giới chỉ mới ở mức đề xuất hoặc mới ở những
nghiên cứu ban đầu, chưa có nhiều đánh giá thật sự rõ ràng và đầy đủ.
Ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nhóm nghiên cứu về lò phản ứng hạt

nhân dưới tới hạn điều khiển bằng máy gia tốc. Nhóm nghiên cứu đầu tiên là
của các tác giả Nguyễn Mộng Giao và cộng sự. Nhóm đã bắt đầu nghiên cứu
về ADSR vào khoảng từ năm 2002. Nhóm nghiên cứu đã phát triển các kĩ
thuật tính tốn liên quan đến phổ neutron, số neutron sinh ra trong tương tác
(p,n) trên một số bia dày với năng lượng dòng proton tới từ 0,5 GeV đến 3,0
GeV; về hiệu ứng màn chắn trong tương tác (p,n) trên một số bia nặng và một
số vấn đề khác. Nhóm nghiên cứu đã có nhiều cơng bố quan trọng, trong đó
có tác giả Nguyễn Thị Ái Thu đã hồn thành luận án Tiến sĩ của mình dưới sự
hướng dẫn của thầy Châu Văn Tạo và thầy Nguyễn Mộng Giao. Trong luận án
của mình, tác giả đã đề ra một mơ hình để nghiên cứu tương tác (p,n) trên các
bia nhằm cải thiện sai khác của những tính tốn lý thuyết trước đây so với

thực nghiệm ; mơ hình này được gọi là mơ hình màn chắn trên bia. Kết quả
trong luận án này gồm bộ số liệu về số neutron

8


sinh ra, phân bố năng lượng, phân bố góc của neutron trong các tương tác
(p,n) trên một số bia nặng như urani, chì, vonfram , vàng;. . . với năng lượng
bắn phá từ 0,5 GeV đến 1,5 GeV [16-19]. Từ các kết quả tính tốn, tác giả đã
đưa ra nhiều nhận xét về tính chất của tương tác (p,n) trên các bia khác nhau
làm cơ sở cho việc lựa chọn bia, năng lượng dòng proton được gia tốc.
Những năm gần đây, nhóm đã phát triển các hướng nghiên cứu mới, một
trong những hướng này là tính tốn trên bia chì lỏng; nghiên cứu khả năng sử
dụng thori làm nhiên liệu cho ADSR được thực hiện trong luận án.

Một tác giả khác ở Việt Nam có nhiều nhiên cứu về ADSR là tác giả Vũ
Thanh Mai và các cộng sự Cheol Ho Pyeon, Masao Yanmanaka. . . ở đại
học Kyoto và cơ quan năng lượng nguyên tử Nhật Bản [20-25]. Nhóm đã
thực hiện các nghiên cứu trên hệ tổ hợp đa lõi KUCA ( Kyoto University
Critical Assembly). Những cơng trình này tập trung vào nghiên cứu sử
dụng hệ thống máy gia tốc dòng proton 100 MeV trên bia kim loại nặng,
kết hợp sử dụng nhiên liệu U-235 và Th-232, kết hợp với máy phát
neutron 14 MeV. Tính tốn các tham số động học, so sánh hành vi của
các neutron tức thời và neutron trễ trong các trường hợp khác nhau.
Thực nghiệm nghiên cứu độ phản ứng với dòng proton 100 MeV trên bia
chì – bismuth ở KUCA. Các cơng trình này có giá trị rất lớn, được đăng
tải trên nhiều tạp chí hàng đầu về năng lượng hạt nhân, đóng góp quan
trọng vào nghiên chung về ADSR trên thế giới.
1.2


Tình hình phát triển ADSR hiện nay
Từ lúc được đề xuất đến nay, đã có rất nhiều hội nghị quốc tế về

ADSR đã được tổ chức. Tiêu biểu nhất là hội nghị về công nghệ và cấu trúc
các hệ thống điều khiển bằng máy gia tốc (Technology and Componens of
Accelerator Driven Systems) được tổ chức liên tục ba năm một lần, bắt đầu
từ năm 2010 [26-28]. Năm 2019, hội nghị này được tổ chức tại Antwerp, Bỉ
từ ngày 14-17/10/2019. Hội nghị tập trung rất nhiều nghiên cứu khác nhau
9


về ADSR, với mục tiêu cuối cùng là xây dựng thành cơng ADSR để thay thế
cho các lị phản ứng hạt nhân truyền thống. Nhiều quốc gia trên thế giới đã
thành lập các chương trình phát triển ADSR. Ở các nước Châu Âu, đã có
một nỗ lực chung để thiết kế thử nghiệm một ADSR, được gọi là XT-ADS.
Sau đó, dựa trên thiết kế này, Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân của Bỉ
(SCK.CEN) đã thiết kế sơ bộ một dự án có tên là MYRRHA (Multi-purpose
hYbrid Research Reactor for High-tech Applications), trong đó một lị phản
ứng có khả năng hoạt động ở trạng thái tới hạn và cả dưới tới hạn [29]. Sơ
đồ của MYRRHA được trình bày như hình 1.2. Đây là một lị phản ứng sử

Hình 1.2: Sơ đồ cơ bản của MYRRHA
Chú thích: Accelerator (600 MeV-4 mA proton): máy gia tốc hạt (600 MeV-4 mA proton); Fast
neutron source: nguồn neutron nhanh; Multipurpose flexible irradiation facility: thiết bị chiếu
xạ linh hoạt đa mục đích; Reactor, subcritical or critical modes (65-100 MWth): lò phản ứng, ở
trạng thái tới hạn hoặc dưới tới hạn (65-100 MWth); spallation source: nguồn hạt nhân phân hạch.

dụng bia tương tác là hỗn hợp Pb-Bi, cơng suất nhiệt vào khoảng 70
MW, sử dụng dịng proton năng lượng 600 MeV, cường độ 4 mA; và
thông lượng neutron nhanh đạt 10


15

−2 −1

(n.cm s ) với năng lượng neutron

phát ra hơn 7.5 MeV.
10


Ở Ấn Độ, việc phát triển ADSR được chuẩn bị từ năm 2001 [30]. Giai đoạn

hoạt động đầu tiên trong chương trình bắt đầu từ năm 2002. Khi đó, Ấn Độ đã
phát triển một máy gia tốc tuyến tính 10 MeV, tạo ra dòng proton cường độ 10
mA; sử dụng chì- bismuth làm bia tương tác và bắt đầu nghiên cứu thử
nghiệm cho ADSR. Ấn Độ có sự quan tâm đặc biệt đến việc sử dụng thori làm
nhiên liệu cho ADSR do tiềm năng chuyển đổi chuyển đổi chất thải phóng xạ
của nó. Gần đây, một dự án về ADSR mang tên BRAHMMA đang được phát
triển, sử dụng nhiên liệu urani, hệ số nhân neutron khoảng 0.89.


Nhật Bản, các hoạt động nghiên cứu về ADSR chủ yếu đặt tại Trung tâm

Nghiên cứu Hỗn hợp máy Gia tốc proton ( PARC- Proton Accelerator
Research Complex), nơi hợp tác giữa KEK ( Cơ quan Nghiên cứu về Máy
gia tốc Năng lượng cao của Nhật Bản) và IAEA. Nhật Bản dự định thiết kế
một ADSR công suất 800 MW dựa trên máy gia tốc tuyến tính tạo ra dịng
proton năng lượng 1.5 MeV, cường độ 20 mA. KEK nỗ lực phát triển các
máy gia tốc để hướng tới phục vụ cho hoạt động của ADSR.

Ở Trung Quốc có nhiều dự án phát triển ADSR; một trong số đó là C-ADS. Dự

án C-ADS được Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc (CAS - Chinese
Academy of Science) khởi xướng, với sự tham gia của 4 viện: Viện Vật lý
Năng lượng cao (IHEP - Institute of High Energy Physics) tập trung nghiên
cứu phát triển máy gia tốc; Viện Vật lý Hiện đại (IMP - Institute of Modern
Physics) tập trung nghiên cứu thiết kế bia tương tác, hợp tác phát triển máy
gia tốc; Viện Vật lý Plasma, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (IPP Institute of Plasma Physics, Chinese Academy of Science) tập trung thiết kế lò
phản ứng và Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (USTC - University
of Science and Technology of China) hợp tác phát triển lò phản ứng. Trung
Quốc đặt mục tiêu xây dựng thành cơng cơ sở thí nghiệm ADSR với công suất
100 MW vào năm 2022 và đến năm 2032 đạt công suất 1 GW [31]. Đây là một
phần trong mục tiêu lớn của dự án về phát triển năng lượng

11


hạt nhân đến năm 2050 của Trung Quốc. Giai đoạn 1 sẽ được thực hiện
tại các viện hàng đầu và trong giai đoạn thử nghiệm này, các nền tảng
cần thiết sẽ được thiết lập cho ADSR.

Hình 1.3: Sơ đồ dự án máy gia tốc và hệ thống dưới tới hạn tại KIPT
Chú thích: Accelerating section: bộ phận máy gia tốc; Biological shielding: phần che chắn an
toàn sinh học; Electron gun: súng điện tử (để bắn ra các dòng electron và kiểm sốt độ ổn định
của dịng electron đưa vào) - Electron gun power: nguồn điện để điều khiển hoạt động của súng
điện tử; First accelerating section: bộ phận gia tốc sơ cấp; Energy filter: bộ lọc năng lượng của
hạt được gia tốc; Fuel: nhiên liệu; Fuel-handling machine: thiết bị để thao tác với nhiên liệu
bằng tay; Klystron amplifier: bộ khuếch đại sóng cao tần; Klystron gallery: buồng thiết bị cao
tần; Linac tunnel: đường ống bên trong máy gia tốc tuyến tính; Quadrupole triplet: hệ nam
châm tứ cực; Reflector: bộ phản xạ; SCA tank: buồng gia tốc siêu dẫn; Subcritical assembly

tank: thùng lò phản ứng dưới tới hạn; Subcritical assembly cooling system: hệ thống làm mát
cho cấu trúc lò dưới tới hạn; Target: bia để tạo phản ứng (p,n); Target cooling system: hệ thống
làm mát bia; Transportation channel: kênh vận chuyển; Waveguide tract: ống dẫn sóng



Ukraine, bắt đầu từ năm 2012, Trung tâm Khoa học Quốc gia -

Viện Vật lý và Công nghệ Kharkov (NSC KIPT, National Science Center 12


Hình 1.4: Một số hình ảnh tại KIPT
Chú thích: Control room: phòng điều khiển; - Experimental hall: khu vực phòng thí nghiệm

Kharkov Institute of Physics and Technology) kết hợp với Phịng thí
nghiệm Quốc gia Argonne của Mỹ (ANL - Argonne National Laboratory)
đã xây dựng máy gia tốc tuyến tính và một hệ thống lò phản ứng dưới
tới hạn [32]. Sơ đồ hệ thống máy gia tốc và hệ dưới tới hạn được trình
bày như hình vẽ 1.3. Đến thời điểm năm 2018 thì mọi xây dựng cơ bản
hầu như đã hồn thành. Hình 1.4 trình bày một số hình ảnh về hệ thống
này. Ở đây hệ thống ADSR sử dụng nhiên liệu urani oxit làm giàu thấp,
với chất làm mát bằng nước và các thanh phản xạ bằng Berylli- Cacbon.

13


1.3

Nghiên cứu phản ứng phân hạch, phân bố neutron trên bia rắn cho
ADSR

Dòng proton từ máy gia tốc bắn lên hạt nhân bia sẽ gây ra tương

tác (p,n). Nghiên cứu thiết kế bia tương tác cho ADSR chính là khảo sát
tương tác (p,n) trên các loại bia khác nhau, với dịng năng lượng proton
tới khác nhau. Đã có rất nhiều nghiên cứu về tương tác (p,n), phân bố
neutron, thông lượng neutron trên thế giới, dưới đây là một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu.
Năm 1999, nhóm tác giả X. Ledoux, F. Borne, A. Boudard và cộng sự đã

Hình 1.5: Phổ năng lượng neutron sinh ra ở những góc khác nhau được tính tốn bởi S.
Meigo và cộng sự
Chú thích: Energy (MeV): năng lượng neutron (MeV).

tính tốn phổ năng lượng của neutron phát ra ở các góc khác nhau khi dịng
14


proton mang các năng lượng lần lượt là 0.8 GeV, 1.2 GeV, 1.6 GeV bắn
phá lên bia chì [33]. Kết quả được nhóm tác giả trình bày như hình vẽ
1.5. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy ở vị trí càng xa thì
năng lượng neutron sinh ra càng nhỏ.
Cũng trong năm 1999, nhóm tác giả S. Meigo và cộng sự đã tính tốn phân

Hình 1.6: Phân bố thơng lượng neutron được tính tốn bởi S. Meigo và cộng sự
Chú thích: Neutron Energy (MeV): năng lượng neutron (MeV).

bố thơng lượng neutron sinh ra từ bia chì dày với năng lượng dòng
proton tới là 0.5 GeV và 1.5 GeV bằng cách sử dụng chương trình
MCNP4A [34]. Kết quả được nhóm tác giả trình bày như hình 1.6. Kết
quả cho thấy phổ năng lượng neutron sinh ra trải rộng từ mức neutron

nhiệt tới neutron nhanh; thông lượng neutron nhiệt nhiều hơn neutron
nhanh ở mọi vị trí góc được nhóm tác giả tính tốn.
15


Năm 2000, nhóm tác giả A. Letourneau, J.Galin, F. Goldenbaum đã thực
hiện các tính tốn neutron sinh ra trên các bia dày, nặng như W, Hg, Pb,
dòng proton tới mang các mức năng lượng 0.4 GeV, 0.8 GeV, 1.2 GeV,
1.8 GeV, 2.5 GeV; với kích thước bia là 15 cm [35]. Kết quả tính tốn của
nhóm tác giả được trình bày trên hình vẽ 1.7. Từ kết quả này, nhóm tác
giả đưa ra nhận định rằng có giới hạn bề dày kích thước cho mỗi vật liệu
nghiên cứu làm bia tương tác, chẳn hạn như đối với bia vonfram là 30
cm, đối với chì là 55 cm . . .
Năm 2001, tác giả G.S. Bauer đã có bài viết phân tích về đặc trưng vật

Hình 1.7: Hiệu suất phát neutron được tính bởi A. Letourneau và cộng sự
Chú thích: Target thickness: bề dày bia

lý và kĩ thuật của của các nguồn phân hạch neutron [36]. Trong đó, tác giả
trình bày kết quả tính tốn phân bố góc của các neutron sinh ra khi cho dòng
proton mang năng lượng 2 GeV bắn phá bia chì dày 20 cm. Kết quả tính tốn
được trình bày trên hình 1.8. Kết quả tính tốn của tác giả cho thấy năng
0

0

0

lượng neutron trung bình ứng với các góc 30 , 90 , và 150 lần lượt là 21.6
MeV, 7.31 MeV và 4.38 MeV. Số neutron phát ra từ khoảng góc từ giữa

16


0

0

0

0

90 đến 150 có năng lượng thấp hơn ở khoảng từ 10 đến 90 . Năm
2003, nhóm tác giả H. Nifenecker, O. Meplan, and S. David đã trình bày kết
quả tính tốn hệ số nhân neutron trên mỗi proton tới trên nhiều loại bia
khác nhau, với dòng proton các các mức năng lượng khác nhau [37]. Kết
quả tính tốn của nhóm tác giả được trình bày như hình 1.9. Kết quả tính
tốn của tác giả cho thấy khi năng lượng dịng proton tới càng tăng thì số
neutron phát ra trên mỗi proton tới càng tăng.
Năm 2008, tác giả A. Krasa đã trình bày nghiên cứu phổ neutron phát ra

Hình 1.8: Phân bố góc neutron phát ra được tính tốn bởi G. S. Bauer và cộng sự
Chú thích: BEAM: dịng proton; all neutrons: tất các các neutron

trong phản ứng phân hạch trên bia chì với năng lượng dịng proton tới từ
0.7 đến 2.0 GeV [38]. Kết quả nghiên cứu của tác giả được trình bày
trên hình 1.10. Kết quả cho thấy phổ năng lượng neutron phân hạch thì
thuận lợi hơn trong việc sinh ra những neutron năng lượng cao.

17



Hình 1.9: Hiệu suất phát neutron, theo năng lượng dịng proton tới (hình trên) từ 200
MeV đến 2000 MeV; và theo số khối (hình dưới) trên một số bia rắn; được tính tốn bởi
H. Nifenecker và cộng sự.

18


×