Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CÔNG: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách nhà nước nghiên cứu thực nghiệm tại các nước đông nam á và hàm ý chính sách cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.36 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
----------

* * *----------

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CƠNG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÂM
HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐƠNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH
SÁCH CHO VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn

:

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan

Lớp

:

TCH431(2.1/2021).1

Nhóm thực hiện

:

03

Họ và tên thành viên


Mã sinh viên

1. Nguyễn Thị Thanh Phương

1913310103

2. Đỗ Hoàng Hà Ly

1913310080

3. Vũ Huyền Trang

1913310141

1 12 năm 2021
Hà Nội, tháng


MỤC LỤC ................................................................................................................... 2
DANH MỤC HÌNH VẼ.............................................................................................. 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... 7
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 11
1.1 Tổng quan nghiên cứu ........................................................................ 11
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ...................................................... 11
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước ....................................................... 14
1.2 Cơ sở lý thuyết. .................................................................................... 16
1.2.1 Ngân sách nhà nước .................................................................. 16

1.2.2 Thâm hụt ngân sách ................................................................... 19
1.3 Khung phân tích ................................................................................. 21
1.4. Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu........................ 23
1.4.1. Quy trình nghiên cứu................................................................ 23
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................... 23
1.4.3. Phương pháp phân tích số liệu ................................................ 24

2


CHƯƠNG 2: MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................ 26
2.1 Mơ hình nghiên cứu ............................................................................ 26
2.1.1 Đề xuất mơ hình nghiên cứu ..................................................... 26
2.1.2 Xây dựng các giả thuyết thống kê ............................................. 27
2.2 Xử lý dữ liệu nghiên cứu .................................................................... 32
2.2.1 Kết quả hồi quy ........................................................................ 33
2.2.2 Kiểm định mơ hình .................................................................... 35
2.2.3 Kiểm tra khuyết tật của mơ hình ............................................... 37
2.2.4 Khắc phục .................................................................................. 41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN VÀ HẠN CHẾ ............ 43
3.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................ 43
3.1.1. Thống kê mô tả ......................................................................... 43
3.1.2. Kết quả mơ hình ước lượng ...................................................... 43
3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................... 45
3.3. Hạn chế nghiên cứu............................................................................ 46
3.4. Thực trạng ngân sách nhà nước ....................................................... 46
3.4.1. Thực trạng ngân sách nhà nước ở một số nước Đông Nam Á..46
3.4.2. Thực trạng ngân sách nhà nước ở Việt Nam ........................... 48
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................... 53


3


4.1 Kết luận ................................................................................................................. 53
4.2 Gợi ý chính sách .................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 59
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 62

4


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 23
Hình 2: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của các nước ĐNÁ giai đoạn 2006 – 2019 (%) ..... 27
Hình 3: Tỷ lệ tổng tiết kiệm quốc nội của các nước
ĐNÁ giai đoạn 2006 - 2019 (%) ................................................................................. 28
Hình 4: GDP bình quân đầu người của 11 quốc gia ĐNÁ
giai đoạn 2006 - 2019 (USD/người) ............................................................................. 29
Hình 5: Chỉ số giá tiêu dùng của 11 nước Đông Nam Á giai đoạn 2006 – 2019......... 30
Hình 6: Tỷ lệ lạm phát của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2006 – 2019 (%) .... 31
Hình 7: Bảng thống kê các biến ................................................................................... 32
Hình 8: Kết quả hồi quy ............................................................................................... 34
Hình 9: Kết quả kiểm định Ramsey ............................................................................. 36
Hình 10: Nhân tử phóng đại VIF .................................................................................. 37
Hình 11: Bảng ma trận hệ số tương quan ..................................................................... 37
Hình 12: Kết quả kiểm định White............................................................................... 39
Hình 13: Kết quả kiểm định Breusch – Pagan ............................................................. 39
Hình 14: Kết quả kiểm định tự tương quan .................................................................. 40
Hình 15: Kết quả khắc phục lỗi tự tương quan và phương sai sai số thay đổi ............. 41
Hình 16: Biểu đồ thống kê thu ngân sách nhà nước

Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 .................................................................................. 48
Hình 17: Biểu đồ thống kê chi tiêu ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn
2010 – 2020 .................................................................................................................. 52

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tổng hợp các biến ...........................................................................................26
Bảng 2: Ý nghĩa hệ số hồi quy .....................................................................................34

6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GDP: Gross domestic product
IMF: International Monetary Fund

7


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, lý do của đề tài:
Dữ liệu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy nhiều quốc gia đang phát triển
ở châu Á bao gồm các nước ASEAN đang rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách nặng nề
do ảnh hưởng của dịch bệnh coronavirus (COVID-19). Thâm hụt ngân sách nhà nước xảy
ra khi chính phủ chi nhiều tiền hơn số tiền thu được thông qua thuế và các khoản thu khác.
Đại dịch đã giáng một đòn mạnh vào nhiều nền kinh tế trong khu vực vào năm 2020; thu
nhập của chính phủ giảm mạnh do công nghiệp và thương mại chậm lại, kết hợp với chi
tiêu tăng đáng kể để đối phó với tình trạng sức khỏe tồn dân, kinh tế và xã hội bị ảnh

hưởng bởi virus. Điển hình, dữ liệu cũng cho thấy đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến
Brunei. Thâm hụt ngân sách của Brunei vào năm 2020 ở mức -17,1%, tăng mạnh so với
năm trước đó là -5,6%. Theo ADO 2021, tốc độ tăng trưởng GDP bị kìm hãm do đại dịch
ở Brunei làm chậm lại từ 3,9% vào năm 2019 xuống 1,2% vào năm 2020.
Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Theo số
liệu ghi nhận được, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước ước vượt dự tốn năm 2021.
Tuy nhiên, nhiều khoản thu quan trọng khơng đạt hoặc vượt thấp so với dự toán; nếu loại
trừ các khoản tăng thu từ đất, tài nguyên thì số thu nội địa khơng đạt dự tốn; cơ cấu thu
chưa vững chắc. Thu ngân sách Trung ương hụt khá lớn, khoảng 28.000-29.000 tỷ đồng.
Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai nhiệm vụ của ngân sách Trung ương.
Đặc biệt, thu từ bán vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Trung ương đạt 2,5% dự tốn. Trong
khi đó tổng số kinh phí đã cấp cho cơng tác phịng, chống dịch COVID-19 là 30.850 tỷ
đồng, tính từ thời điểm dịch bùng phát đến nay.
Trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp và không lường trước được như hiện nay, cân
đối thâm hụt ngân sách nhà nước sao cho hợp lý là việc cần được thực hiện thường xuyên
và phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Hiểu được ý nghĩa quan trọng của ngân sách nhà nước
nhóm đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách nhà nước” làm
tiểu luận. Với mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố đến ngân
sách nhà nước tại các nước Đông Nam Á được xây dựng trên mơ hình định lượng về mối
8


quan hệ giữa ngân sách nhà nước và các nhân tố tỷ lệ tổng tiết kiệm quốc nội, GDP bình
quân đầu người, chỉ số giá tiêu dùng CPI, tỷ lệ lạm phát trên tổng sản phẩm quốc nội trong
giai đoạn 2006-2019. Từ kết quả mơ hình định lượng nhóm xin được đề xuất các khuyến
nghị chính sách giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thâm hụt ngân sách nhà nước ở
Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố tỷ lệ tổng tiết kiệm quốc nội, GDP bình quân đầu
người, chỉ số giá tiêu dùng CPI, tỷ lệ lạm phát trên tổng sản phẩm quốc nội đến thâm hụt

ngân sách nhà nước tại các nước Đơng Nam Á, từ đó đưa ra các chính sách để cải thiện
thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt
ngân sách nhà nước của các nước Đơng Nam Á, từ đó đưa ra các chính sách để cải thiện
thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn 2006 – 2019
4. Cấu trúc bài nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu gồm 4 chương với nội dung cụ thể như sau
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Mơ hình và dữ liệu nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương 4: Kết luận và gợi ý chính sách

9


Do cịn thiếu sót trong việc làm đề tài cũng như thiếu sót về mặt kiến thức chun mơn nên
bài viết cịn nhiều hạn chế. Chúng em mong cơ thơng cảm và mong nhận được sự góp ý của
cơ để bài viết thêm hoàn thiện.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

10


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan nghiên cứu
Thâm hụt NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC là một vấn đề được quan tâm và nghiên cứu rộng
rãi trong và ngồi nước. Có nhiều nghiên cứu về thâm hụt NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, ảnh

hưởng và tác động của thâm hụt NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC tới các hiện tượng kinh tế
khác, thâm hụt NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC trong mối quan hệ với các hiện tượng kinh tế
vĩ mô khác, hệ quả của thâm hụt NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. Tuy nhiên, nhóm nhận thấy
rằng, số lượng nghiên cứu về các nhân tố gây ra thâm hụt NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC chưa
chiếm số lượng nhiều.
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Akamobi Obiageli Gloria (2021) với tiêu đề Macroeconomic effects of
budget deficit in Nigeria đã khảo sát các tác động kinh tế vĩ mô của thâm hụt ngân sách ở
Nigeria. Cụ thể, tác giả nghiên cứu ảnh hưởng Tỷ lệ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc
nội thực tế, Đầu tư tư nhân theo tỷ lệ phần trăm của GDP, Đầu tư cơng được tính bằng tỷ
lệ chi tiêu vốn chính phủ trên GDP, Cung tiền được đo bằng tỷ lệ GDP, Tỷ lệ lạm phát được
đo bằng tỷ lệ lạm phát hàng năm, Lãi suất, Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Kết quả
nghiên cứu thừa nhận rằng, thâm hụt ngân sách có tác động tích cực và đáng kể đến tăng
trưởng kinh tế ở Nigeria và không ảnh hưởng đến đầu tư. Nghiên cứu cũng cho thấy thâm
hụt ngân sách có tác động tiêu cực và không đáng kể đến đầu tư tư nhân ở Nigeria. Ngoài
ra, điều tra sâu hơn cho thấy thâm hụt ngân sách có tác động tích cực và đáng kể đến đầu
tư công ở Nigeria. Dựa trên kết quả nghiên cứu của nghiên cứu này, tác giả cho rằng Chính
phủ phải đảm bảo và duy trì chính sách tài khóa mà khơng ảnh hưởng đến phúc lợi của
người dân bằng cách phân bổ chi tiêu ngân sách cho các lĩnh vực có thể chuyển thâm hụt
thành tăng trưởng kinh tế cao cả trong ngắn hạn và dài hạn. Hơn nữa, tài trợ thâm hụt ngân
sách ở Nigeria nên được tập trung vào các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế.

11


Asmaa Ezzat (2019), trong bài nghiên cứu với chủ đề Budget deficit volatility, institutional
quality and macroeconomic performance đã nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động thâm
hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia trong giai đoạn từ 2003 đến 2012
và thể chế Nhà nước trong mối quan hệ biến động thâm hụt – tăng trưởng kinh tế. Kết quả
sơ bộ cho thấy mặc dù sự biến động thâm hụt ngân sách cản trở tăng trưởng kinh tế nhưng

khơng có bằng chứng về tác động dự phòng của chất lượng thể chế đối với mối quan hệ
giữa sự biến động thâm hụt ngân sách của chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
Trong bài nghiên cứu của Halkawt Ismail M-Amin (2015) với chủ đề The impact of
macroeconomic variables on the budget deficit in Malaysia, tác giả sử dụng kỹ thuật thống
kê được Granger (1995) và phân tích hồi quy bội (OLS) để xác định tác động của bốn biến
kinh tế vĩ mô, cụ thể là Số dư tài khoản vãng lai (CAB), Lãi suất (INR), Tổng đầu tư (INV),
Tổng tiết kiệm quốc gia (GNS) và thâm hụt ngân sách ở Malaysia. Các kết quả thực nghiệm
cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa các biến CAB và INV với thâm hụt ngân sách. Cũng
có một mối quan hệ đồng biến giữa INR và thâm hụt ngân sách và đề xuất sự cần thiết phải
có sự can thiệp chính sách từ phía chính phủ Malaysia về hoạt động tài khóa và hoạt động
của khu vực bên ngồi để giảm thiểu thâm hụt thường xuyên trong cả cán cân ngân sách và
tài khoản vãng lai.
Bài nghiên cứu của F. Jaseviciene, và E. Rudzionyte (2015) với tựa đề Analysis of budget
deficit and its problems in Lithuania đã nhận định rằng Thâm hụt ngân sách là một trong
những bộ phận quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô. Hầu hết các năm, ngân sách của đất nước
bị thâm hụt do thiếu dòng tiền đổ vào. Các vấn đề trong việc cân đối thâm hụt ngân sách
luôn là một trong những thách thức mà chính phủ Cộng hịa Litva đã phải đối mặt với. chính
phủ Cộng hịa Litva đã phải đối mặt với các vấn đề trong việc cân đối thâm hụt ngân sách.
Bài báo cũng nghiên cứu và chỉ ra tác động của các yếu tố chính dẫn đến sự hiện tượng
thâm hụt ngân sách bao gồm: Các chính sách tài khóa kém hiệu quả, đầu tư quy mơ lớn
khơng mang lại hiệu quả như kì vọng trong việc phát triển kinh tế đất nước, hoặc trong
những trường hợp khó lường như chiến tranh, thiên tai, khủng hoảng kinh tế. …

12


Tác giả Ayesha Mushtaq (2013) với bài nghiên cứu Macroeconomic Factors Affecting
Budget Deficit in Pakistan: A Time Series Analysis đã tiến hành nghiên cứu tác động của
các nhân tố kinh tế vĩ mơ bao gồm GDP, Tỷ giá hối đối thực, CPI và tín dụng từ ngân
hang và FDI lên thâm hụt NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Parkistan. Kết quả nghiên cứu đã

chỉ ra rằng tất cả các biến trên đều có ý nghĩa ngoại trừ biến FDI. Ngồi ra, GDP, tỷ giá hối
đối thực và tín dụng từ ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với Thâm hụt ngân sách
trong khi CPI có mối quan hệ ngược chiều với Thâm hụt ngân sách. Từ đó nhóm tác giả rút
ra kết luận cần phải giảm thâm hụt ngân sách, điều này sẽ giúp cải thiện thâm hụt cán cân
thanh toán, đồng thời còn ngăn chặn sự tăng trưởng quá mức của tín dụng trong nước và
do đó khơi phục lại vị thế dự trữ. Để kiểm soát sự biến động mạnh của cung tiền, giá cả và
dự trữ, chính phủ nên tránh phá giá ngắn hạn và ổn định giá trị bên ngồi của đồng tiền của
mình. Hơn nữa tác giả cịn cho rằng chính phủ nên giảm quy mơ thâm hụt ngân sách bằng
cách cắt giảm chi tiêu vãng lai và khơng cần thiết.
Ngồi ra, có nhiều nghiên cứu nước ngoài khai thác mối quan hệ giữa Thâm hụt NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC với các biến kinh tế vĩ mô.
Trong bài nghiên cứu của Desalegn Emana (2021), Relationship between Budget Deficit
and Economic Growth: Evidence from Ethiopia, tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa
thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở Ethiopia bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời
gian cho giai đoạn 1991 đến 2019 bằng cách áp dụng phương pháp kiểm tra giới hạn ARDL.
Các kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở Ethiopia
có mối quan hệ đồng biến yếu trong ngắn hạn và có mối quan hệ nghịch biến trong dài hạn.
Ngoài ra, về lâu dài, các biến số mở cửa thương mại và lạm phát có tác động dương đến
tăng trưởng kinh tế Ethiopia, tuy nhiên lại chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tỷ giá hối đoái danh
nghĩa trong dài hạn. Nghiên cứu cũng khuyến nghị chính phủ nên quản lý chi tiêu và huy
động các nguồn lực để tạo tăng thu nhằm giải quyết tác động tiêu cực của thâm hụt ngân
sách đối với tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu Is the Fiscal Deficit of ASEAN Alarming? Evidence from Fiscal Deficit
Consequences and Contribution towards Sustainable Economic Growth bởi nhóm tác giả
13


Maran Marimuthu, Hanana Khan và Romana Bangash (2021) đã tìm hiểu thâm hụt tài khóa
với nhiều góc độ khác nhau để đưa ra hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách trả lời
câu hỏi này. Bài nghiên cứu đưa ra các giả thuyết về tác động của sự đóng góp của chi tiêu

Chính phủ (Ges) và thu ngân sách của Chính phủ (GR) đối với tăng trưởng kinh tế bền
vững, đồng thời đánh giá giả thuyết về thâm hụt, tác động của thâm hụt tài khóa và thâm
hụt tài chính đối với lạm phát. Các phát hiện cho thấy lãi suất được coi là yếu tố điều tiết
giữa thâm hụt tài chính và tài khoản vãng lai. Bài nghiên cứu kết luận rằng thâm hụt tài
khóa của ASEAN là đáng báo động dựa trên hành vi của nguồn thu của chính phủ, động
lực lãi suất, sự ổn định chính trị và dư nợ trong tài trợ thâm hụt.
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Tác giả Lê Tự Thành Công (2013) với bài nghiên cứu Các nhân tố tác động thâm hụt ngân
sách tại Việt Nam, dựa trên các mơ hình định lượng gồm các biến lạm phát, chi tiêu chính
phủ, cung tiền, đã chỉ ra rằng những biến trên đóng vai trò là các yếu tố tác động đến thâm
hụt ngân sách nhà nước. Ngoài ra, tác giả đã chỉ ra những hạn chế còn tồn đọng cũng như
là những sai khác về kết quả với các bài nghiên cứu trước đó, bắt nguồn từ một số hạn chế
của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác của các tác giả trong nước tập trung vào chủ đề mối quan
hệ giữa thâm hụt NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC với các nhân tố kinh tế vĩ mô.
Nghiên cứu The effect of fiscal deficit on economic growth in an emerging economy:
Evidence from Vietnam của Lê Thanh Tùng (2018) Bài báo này xem xét ảnh hưởng của
thâm hụt tài khóa đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, quốc gia hiện là một trong những
quốc gia mới nổi năng động nhất, nhưng chính phủ của họ đã phải đối mặt với thâm hụt tài
khóa lớn trong nhiều năm. Nghiên cứu của chúng tôi đã áp dụng mơ hình Hiệu chỉnh sai số
trên dữ liệu q của năm 2003-2016. chạy dài. Đặc biệt, phân tích tương quan đã xác nhận
rằng thâm hụt tài khóa có thể ảnh hưởng khơng chỉ đến tổng sản lượng mà cịn ảnh hưởng
đến đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngồi và xuất khẩu rịng. Kết quả đã cung cấp
bằng chứng cho các nhà hoạch định chính sách, khơng chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc

14


gia mới nổi khác đang cần các giải pháp cấp bách để giảm tỷ lệ thâm hụt tài khóa và tăng
trưởng bền vững hơn trong tương lai.

Bài nghiên cứu Effect of a budget deficit on inflation rate in Vietnam của nhóm tác giả
Nguyễn Thị Thùy Minh và Nguyễn Thị Thùy Dương (2017) đã nghiên cứu ảnh hưởng của
thâm hụt ngân sách đến tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam. Bội chi ngân sách kéo dài và việc khắc
phục bội chi ngân sách nhà nước bằng các phương pháp khác nhau đã tác động đến tỷ lệ
lạm phát ở các mức độ khác nhau. Bài nghiên cứu đã đạt được kết luận rằng Phân tích định
lượng và định tính nhiều khía cạnh của tác động đã chứng minh rằng thâm hụt ngân sách
dai dẳng, tính độc lập của ngân hàng trung ương thấp và chi tiêu công kém hiệu quả là
những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát cao ở Việt Nam, từ đó hàm ý chính sách cho
Chính phủ.
Nhóm tác giả Huỳnh Thế Nguyễn, Nguyễn Lê Hà Thanh Na (2015) thông qua bài nghiên
cứu Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đã đạt được
kết quả: Thâm hụt ngân sách khơng có sự liên hệ rõ ràng với tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên
tổng đầu tư có quan hệ nhân quả với thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời,
nhóm cũng đưa ra hàm ý chính sách để tăng trưởng kinh tế Việt Nam bền vững hơn.
Nghiên cứu Tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng ở các
nước Đông Nam Á của Đặng Văn Cường và Phạm Lê Trúc Quỳnh (2015) đã nghiên cứu
phân tích tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế tại một số nước Đông
Nam Á bên cạnh các yếu tố về lạm phát, đầu tư nước ngồi và tín dụng nội địa khu vực tư
trong khoảng thời gian từ 2001-2013. Kết quả thực nghiệm cho thấy thâm hụt ngân sách,
tín dụng khu vực tư tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, đầu tư nước ngồi tác động
tích cực đến tăng trưởng kinh tế, cịn lạm phát thì khơng có ý nghĩa thống kê.
Nhóm tác giả Đào Thanh Bình và Đồn Hồng Hải (2013) với nghiên cứu The Relationship
between Budget Deficit and Economic Growth in Vietnam đã xây dựng mối quan hệ dài
hạn giữa thâm hụt ngân sách và các biến số kinh tế vĩ mô khác để điều tra tác động của
thâm hụt đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam và đi đến kết luận rằng có mối quan hệ
nhân quả dài hạn từ thâm hụt ngân sách và chi tiêu của chính phủ đến tăng trưởng kinh tế.
15


Thâm hụt ngân sách được cho là có ảnh hưởng tiêu cực nhưng không đáng kể đến tốc độ

tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự khác biệt trong phân loại
thâm hụt ngân sách tạo ra quan hệ nhân quả Granger ngắn hạn khác nhau giữa các biến.
1.2

Cơ sở lý thuyết.

1.2.1 Ngân sách nhà nước
1.2.1.1 Khái niệm
Khái niệm Ngân sách nhà nước là một khái niệm trừu tượng nhưng nếu xem xét ở giác độ
hoạt động tài chính thì ngân sách nhà nước là một hoạt động tài chính cụ thể. Chính vì thế,
tuỳ theo quan điểm của các cá nhân định nghĩa thuộc các trường phái kinh tế khác nhau
hoặc tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau mà ta có khái niệm khác nhau về ngân sách
nhà nước.
Theo khoản 14, Điều 4 của Luật Ngân sách Nhà nước 2015: “Ngân sách nhà nước là toàn
bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian
nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF): Ngân sách nhà nước là một khâu của hệ thống tài chính
quốc gia, nó phản ánh quan hệ tài chính phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối
và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước và khi Nhà nước tham gia phân phối các
nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước, trên cơ sở luật định.
Các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển cũng đã đưa ra quan điểm của mình về ngân sách nhà
nước rằng: Ngân sách nhà nước là một văn kiện tài chính, mơ tả các khoản thu chi của chính
phủ được thiết lập hàng năm. Trong khi đó, các nhà kinh tế học hiện đại lại có nhiều quan
điểm khác nhau về Ngân sách nhà nước: các nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng Ngân sách
nhà nước là kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Nhà nước được xét duyệt theo trình
tự pháp luật quy định; các nhà kinh tế phương Tây thì lại cho rằng Ngân sách nhà nước là
16



kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp luật
quy định.
1.2.1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước:
Thứ nhất, việc tạo lập và sử dựng Ngân sách nhà nước là hoạt động có tính pháp lý cao. Tất
cả các khoản thu, chi lớn của Nhà nước đều lấy nguồn từ Ngân sách nhà nước và phải được
1 cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội phê duyệt và Chính phủ có quyền thực thi, thi
hành.
Thứ hai, Ngân sách nhà nước gắn chặt với sở hữu Nhà nước. Việc thu ngân sách là quá
trình tạo lập và sử dụng Ngân sách nhà nước và quỹ này thuộc sở hữu chung của Nhà nước.
Chi tiêu ngân sách là hướng đến lợi ích chung, lợi ích cộng đồng, đảm bảo cho một xã hội
ổn định và một nền kinh tế tăng trưởng bền vững.
Thứ ba, hoạt động thu - chi Ngân sách nhà nước mang tính khơng hồn trả trực tiếp. Đặc
điểm này của Ngân sách nhà nước được thể hiện rõ nét ở hai khía cạnh là thuế và chi tiêu
của Nhà nước. Với thuế, khi người dân thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, họ khơng có quyền
u cầu, mặc cả với Nhà nước về việc phải cung ứng cho người dân một hàng hố, dịch vụ
nào và Nhà nước cũng khơng hứa hẹn điều gì khi thu thuế. Với chi tiêu Chính phủ, các
khoản chi chủ yếu là chi thường xuyên và chi đầu tư vào các dự án công cộng, mọi người
trong xã hội được hưởng lợi ích như nhau từ các cơng trình đó. Người có thu nhập càng cao
sẽ nộp thuế càng cao và lợi ích họ nhận lại được khơng tương xứng với lợi ích mà họ được
hưởng.
1.2.1.3 Hoạt động của Ngân sách nhà nước:
Thu Ngân sách nhà nước là hoạt động luôn gắn liền với các hoạt động kinh tế xã hội, Nhà
nước dùng quyền lực của mình để huy động một phần nguồn lực tài chính quốc gia tạo lập
nên quỹ ngân sách nhà nước nhằm thoả mãn các nhu cầu chi tiêu nhà nước. Hoạt động thu
ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia các
nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế trong xã hội.
17


Theo điều 5, Luật Ngân sách nhà nước quy định, Thu ngân sách nhà nước bao gồm:

-

Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;

-

Tồn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước

thực hiện, trường hợp được khoản chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu
từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện
nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
Các khoản viện trợ khơng hồn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá

-

nhân ở ngồi nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

-

Chi Ngân sách nhà nước: là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những
nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng của Nhà nước. Bản
chất chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn lực tài chính đã được tạo
lập và tập trung vào ngân sách nhà nước. Do đó, chi ngân sách nhà nước là những việc cụ
thể, không chỉ dừng lại trên các văn bản, giấy tờ hành chính mà phải phân bổ cho từng mục
tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước.
Theo điều 5, Luật Ngân sách Nhà nước quy định:
Chi ngân sách nhà nước bao gồm:
-


Chi đầu tư phát triển;

-

Chi dự trữ quốc gia;

-

Chi thường xuyên;

-

Chi trả nợ lãi;

-

Chi viện trợ;

-

Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
18


1.2.2 Thâm hụt ngân sách
1.2.2.1 Quan điểm về thâm hụt ngân sách
Thâm hụt ngân sách nhà nước đã trở thành hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nước bao
gồm cả những quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển.
Theo Khoản 1, Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015QH13 nêu rõ: “Bội chi ngân
sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp

tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi
ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội
chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa
phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không
bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.”
Keith Sill - senior economist in the Research Department of the Philadelphia Fed: Do
Budget deficits cause inflation? Business Review, Q3, 2005: Theo nghiên cứu của Keith
Sill, tác giả có giải thích ngắn gọn rằng thâm hụt ngân sách là việc chi tiêu của một chủ thể,
mà vượt quá các khoản thu hay thu nhập mà chủ thể đó có thể đạt được.
Nguyễn Văn Ngọc – Giảng viên khoa Kinh tế học – Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân “Từ
điển Kinh tế học”, 2006: Thâm hụt ngân sách (budget deficit) là “tình hình trong đó tổng
chi tiêu vượt q tổng thu nhập hay nguồn thu ngân sách. Khái niệm này thường được dùng
để chỉ tình trạng tổng nguồn thu từ thuế của chính phủ khơng đủ để đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của chính phủ.” Cũng theo tác giả này, hàm thâm hụt ngân sách được viết dưới dạng:
BD = G - T. Trong đó: thâm hụt ngân sách ký hiệu là BD (Budget deficit), tổng nguồn thu
của Chính phủ là T và tổng mức chi tiêu của chính phủ là G. Ngồi ra, vì mức thu rịng từ
thuế (T = Te + Td - TR) của chính phủ phụ thuộc vào thu nhập (T = t x Y, trong đó t là thuế
suất bình qn), cịn mức chi tiêu của chính phủ là một đại lượng khơng phụ thuộc vào thu
nhập (Y) của nền kinh tế (G = G*), nên thâm hụt ngân sách có thể biểu thị bằng phương
trình: BD = G* - (t x Y). Phương trình này cho thấy thâm hụt ngân sách có thể phát sinh
một cách khách quan (khi thu nhập Y của nền kinh tế giảm xuống dưới một mức nào đó),
19


chứ khơng phải là chỉ phụ thuộc vào chính phủ (tức việc chính phủ quyết định mức chi tiêu
và thuế suất bình qn). Để có chỉ tiêu đánh giá mức thâm hụt hồn tồn do yếu tố chủ quan
của chính phủ gây ra, người ta dùng chỉ tiêu thâm hụt ngân sách tồn dụng (với Y = Y*
trong đó Y* là sản lượng toàn dụng).
1.2.2.2 Phân loại thâm hụt ngân sách
Tài chính cơng hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành 2 loại: Thâm hụt cơ cấu và

thâm hụt chu kỳ.
Thâm hụt cơ cấu: là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến
của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo
dục quốc phòng,....
Thâm hụt chu kỳ: là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là
bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân, Ví dụ khi nền kinh tế quy
thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân
sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
1.2.2.3 Tác động của thâm hụt ngân sách:
Trên lý thuyết mọi người đưa ra rằng thâm hụt ngân sách có thể ảnh hưởng tích cực hoặc
tiêu cực đến nền kinh tế tuỳ theo tỷ lệ thâm hụt và xét trong một khoảng thời gian ngắn hay
dài hạn
-

Tác động tích cực: sự thâm hụt ngân sách ở mức độ nhất định được sử dụng

như là một cơng cụ của chính sách tài khóa, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo
nghiên cứu của Ahmad (2013) về vai trò của thâm hụt ngân sách đối với tăng trưởng kinh
tế ở Pakistan cho thấy thâm hụt có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Okelo
(2013) cũng cho thấy thâm hụt ngân sách có thể giúp tăng trưởng kinh tế vì nó giúp làm
tăng hiệu quả tái cấu trúc, giáo dục và phúc lợi xã hội.

20


-

Tác động tiêu cực: Thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm tiết kiệm chính phủ, giảm

tiết kiệm quốc gia, từ đó làm giảm cung và làm tăng lãi suất vốn vay trên thị trường. Sự gia

tăng của lãi suất cuối cùng sẽ làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân, gây ra hiệu ứng lấn át
đầu tư tư nhân của chi tiêu công. Thâm hụt ngân sách cũng sẽ gây ra lạm phát cho nền kinh
tế nếu như Chính phủ thực hiện việc phát hành tiền, gây ra tình trạng hạn chế tiêu dùng và
đầu tư, tăng cường tiết kiệm, sản lượng trong nước giảm đáng kể, nền kinh tế kém tăng
trưởng. Các doanh nghiệp hạn chế sản xuất làm giảm nhu cầu về lao động, thất nghiệp tăng,
đồng tiền trong nước mất giá, tỷ giá hối đoái tăng cao. Thâm hụt ngân sách kéo dài làm
giảm niềm tin của dân chúng vào năng lực điều hành vĩ mô của Chính phủ cũng như làm
cho các nhà hoạt động chính sách khơng thể hoặc khơng sẵn sàng sử dụng các gói kích
thích tài chính đúng thời điểm.
1.3 Khung phân tích
Có rất nhiều các nhân tố có thể tác động đến thâm hụt ngân sách, chính vì thế mà các nghiên
cứu liên quan đến vấn đề này là khá rộng rãi trên cả phương diện lý thuyết và kiểm định
thực nghiệm. Liên quan đến đề tài, các quan điểm của các trường phái kinh tế, các nhà kinh
tế khác nhau cũng đưa ra những nhân tố khác nhau. Nhóm tác giả xây dựng khung phân
tích dựa trên:
Trường рhái Keуnes giả định rằng: Các nguồn lực kinh tế có thể khơng được sử dụng hết
(khơng tồn dụng); Рhần lớn các cá nhân khơng biết nhìn xа trơng rộng, và khả năng tiếр
cận thị trường tín dụng bị hạn chế. Học thuyết Keynes nhấn mạnh tới tổng cầu của nền kinh
tế, cần phải nâng cao tổng cầu để kích thích kinh tế. Nhưng do sự xuất hiện của khuynh
hướng tiết kiệm dẫn tới sự giảm sút của tổng cầu, gây ra khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp
phải thu hẹp sản xuất và công nhân bị thất nghiệp. Lúc này, cần thiết phải có sự can thiệp
của Nhà nước, sử dụng ngân sách, kích cầu tiêu dùng và kích cầu đầu tư.
Đào Thanh Bình & Bùi Huyền Tâm (2016) nghiên cứu về thâm hụt ngân sách và dự báo
tăng trưởng kinh tế Việt Nam thơng qua mơ hình ARDL với dữ liệu từ 2003 đến 2015. Tác
giả đã phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách trong đó có GDP và
21


CPI. Cách tiếp cận đồng liên kết cho thấy rằng giữa các biến có quan hệ liên kết. Thâm hụt
ngân sách và tăng trưởng kinh tế được phát hiện là có ảnh hưởng tiêu cực lẫn nhau.

Aghevli B. and Khan, M. S. (1978) khi nghiên cứu về thâm hụt ngân sách và quá trình lạm
phát ở các nước đang phát triển đã chỉ ra rằng: thâm hụt ngân sách và lạm phát có mối quan
hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau: Bội chi ngân sách cao sẽ dẫn đến lạm phát và ngược lại .
Khi lạm phát cao, nhà nước phải cung tiền để kích cầu đảm bảo quan hệ cân bằng tiền hàng
ổn định giá cả, kinh tế vĩ mô. Điều này sẽ dẫn đến chi nhiều hơn thu trong cân đối kế toán
và sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách.

22


1.4. Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Quy trình nghiên cứu
Hình 1: Quy trình nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu “Các nhân tố ảnh
hưởng đến thâm hụt ngân sách nhà nước của
các nước Đông Nam Á giai đoạn 2006 - 2019”

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Tổng quan các nghiên cứu
thực nghiệm

Tổng quan cơ sở lý thuyết

Đề xuất mơ hình nghiên cứu, xây dựng các giả thuyết thống kê
𝐷𝐸𝐹 = 𝛽0 + 𝛽1 𝐿𝑛_𝑆𝐴𝑉 + 𝛽2 𝐺𝐷𝑃𝑝𝑒𝑟𝑐𝑎𝑝𝑖𝑡𝑎 + 𝛽3 𝐶𝑃𝐼
+ 𝛽4 𝐼𝑁𝐹 + 𝜀

Thu thập dữ liệu từ World Bank, IMF,…
nhập dữ liệu vào phần mềm Stata 16 sử dụng

cho nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết luận và gợi ý chính sách

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
23


Tiểu luận sử dụng các phương pháp cụ thể sau
1.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đề tài tổng hợp, phân tích, khái qt hóa lý luận và những nghiên cứu liên quan đến các
nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách nhà nước để xác định khung lí thuyết cho đề tài.
1.4.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Do thời gian và nguồn lực là có hạn, cộng thêm tính chất của рhạm vi nghiên cứu và уêu
cầu của đề tài nên ở trong nghiên cứu nàу, nhóm tác giả sẽ sử dụng các dữ liệu thứ cấр, đã
có sẵn trên internet và các ấn рhẩm kinh tế - tài chính đã рhát hành. Số liệu thu thập được
thơng qua các nguồn đáng tin cậy và được công bố rộng rãi. Các dữ liệu nàу dễ thu thậр, ít
tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thậр nhưng là loại tài liệu quan trọng trong việc
nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấр ở đâу được thu thậр từ nguồn dữ liệu của các tổ chức kinh tế
tài chính lớn trên thế giới và những cơ quan nhà nước. Cụ thể, các số liệu của nhóm nghiên
cứu đã đảm bảo các уêu cầu sau:


Tính cụ thể: Dữ liệu đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng, рhù hợр mục tiêu nghiên cứu, hỗ

trợ cho việc рhân tích nhận diện vấn đề haу mơ tả vấn đề nghiên cứu. Dữ liệu của nhóm
cịn đảm bảo rõ ràng về nguồn dữ liệu thu thậр cũng như hiệu quả của dữ liệu.



Tính chính xác: Số liệu dùng trong nghiên cứu nàу được đảm bảo có tính chính xác

cao nhất, sai số là rất bé và được lấу từ thống kê của những cơ quan, tổ chức uу tín như
World Bank, Trading Economics, IMF, Bộ tài chính, Hải quan Việt Nam, Tổng cục thống
kê,...
Ngồi ra, trong q trình thu thậр thơng tin có thể vướng рhải một số sai sót, nhóm mong
sẽ nhận được góр ý sửa đổi nếu có để hồn thiện bài nghiên cứu tốt hơn.
Số liệu sau khi đã tổng hợp được xử lí bằng phần mềm Microsoft Excel.
1.4.3. Phương pháp phân tích số liệu

24


Đề tài sử dụng phương pháp định tính lẫn định lượng trong q trình phân tích. Một số
phương pháp định tính bao gồm:


Phương pháp đối chiếu so sánh: Từ bộ số liệu thu thập được, đề tài tiến hành so sánh

thực trạng, xu hướng, biến động thâm hụt ngân sách giữa các nước Đông Nam Á trong
những khoảng thời gian được lựa chọn đánh giá cụ thể


Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Đề tài tổng kết kinh nghiệm quản lý thâm hụt

ngân sách đối với Việt Nam
Bên cạnh đó, đề tài cũng áp dụng một số phương pháp định lượng sau:



Phương pháp thống kê mô tả: Số liệu đã thu thập sẽ được mô tả theo các đặc trưng

khác nhau nhằm đánh giá một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu


Phương pháp phân tích mơ hình hồi quy: Đề tài sử dụng phần mềm Stata để ước

lượng mơ hình đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đã lựa chọn đến thâm hụt ngân sách
nhà nước


Để có thể hỗ trợ việc sử dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu, nhóm sử

dụng phần mềm Stata 16.

25


×