Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử qua việc sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 715355

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.32 KB, 13 trang )

Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm :
Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử
qua việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử lớp7.
. Mun xõy dng ch ngha xã hội, trước hết cần có những người
xã hội chủ nghĩa”. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Những tư tưởng lớn, cũng là đạo đức lớn ấy của Bác mãi mãi định hướng cho việc xây dựng con
người Việt Nam hôm nay và mai sau.
Trồng người trong thời đại chúng ta ngày nay là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Đó là
những con người yêu nước nồng nàn, có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, có đạo đức, lối sống và tác
phong xã hội chủ nghĩa, có năng lực để làm chủ bản thân, gia đình, cơng việc mà mình đảm nhận,
đồng thời, để với tư cách là cơng dân, tham gia có hiệu quả vào việc làm chủ nhà nước và xã hội.
Trong sự nghiệp trồng người, trực tiếp là chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ, Bác Hồ ln xác định vị trí,
vai trị to lớn của giáo dục và đào tạo.
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những người xã hội chủ nghĩa”. “Vì lợi ích
mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Những tư tưởng lớn, cũng là đạo đức lớn ấy của Bác mãi mãi định hướng cho việc xây dựng con
người Việt Nam hôm nay và mai sau.
Trồng người trong thời đại chúng ta ngày nay là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Đó là
những con người yêu nước nồng nàn, có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, có đạo đức, lối sống và tác
phong xã hội chủ nghĩa, có năng lực để làm chủ bản thân, gia đình, cơng việc mà mình đảm nhận,
đồng thời, để với tư cách là cơng dân, tham gia có hiệu quả vào việc làm chủ nhà nước và xã hội.
Trong sự nghiệp trồng người, trực tiếp là chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ, Bác Hồ luôn xác định vị trí,
vai trị to lớn của giáo dục và đào tạo.

1. Những khó khăn khi nhận nhiệm vụ:
Khó khăn nhất đối với tôi là tôi được đào tạo chuyên nghành về văn tiếng Việt lại phải dạy kiêm nhiệm môn lịch sử lớp 7 . Chính vì không được
đào tạo chuyên sâu về môn học này nên khi giảng dạy tôi gặp không ít khó
khăn : từ khâu thiết kế giáo án đến khâu giảng bài cho học sinh. Đặc biệt khó
khăn hơn cả là việc sử dụng những kênh hình trong SGK lớp 7.Khi bắt tay vo
thiết kế bài dạy , t«i rÊt lóng tóng trong viƯc tiÕp cËn víi những hình ảnh ,
sơđồ, lược đồ trong SGK.Nhiều hình ảnh t«i ch­a hiĨu râ xt xø , néi dung ,


ý nghĩa nên rất hạn chế trong việc giảng bài cho HS .Trong các đợt bồi dưỡng
thay SGK mới, chúng tôi hầu như chỉ được giải thích về cấu tạo chương trình,
những đổi mới về nội dung SGK ( kênh chữ ) mà không bồi dưỡng cụ thể về
kênh hình. Mặc dù số lượng hình trong SGK Lịch sử hiện hành ,tăng lên đáng
kể so với trước.Nghiên cứu các tài liệu về môn học , tôi thấy đà có nhiều cách
giải đáp khác nhau trong việc sử dụng SGK trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông nhằm nâng cao hiệu quả giờ học. Hầu hết chúng ta đều thống nhất r»ng
chØ cã thĨ sư dơng tèt SGK khi c¶ GV và HS hiểu sâu sắc nội dung bài viết
(kênh chữ) cũng như tranh ảnh , lược đồ , sơ đồ ( kênh hình ) của SGK.Tuy

DeThiMau.vn


nhiên , việc khai thác nội dung kênh hình trong SGK là biện pháp quan trọng
để nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở trường THCS.Nhận thức được điều
đó , tôi biết mình đang đứng trước khó khăn rất lớn : khó khăn từ thiết kế giáo
án đến việc truyền thụ tri thức Lịch sử cho HS .
Bên cạnh khó khăn vì không được đào tạo chuyên sâu về lịch sử , tôi
còn gặp khó khăn về đối tượng HS . Trường Tống Văn Trân của tôi đứng chân
trên địa bàn 2 phường : Cửa Bắc và Trần Đăng Ninh.Đây là địa bàn dân cư
tương đối phức tạp của thành phố.Nơi có nhiều tụ điểm buôn bán ma tuý,
nhiều hàng điện tử , nhiều hàng thuê truyện dễ lôi cuốn hấp dẫn HS hơn là
việc học tập.Phụ huynh có con cái học ở trường phần lớn làm nghề tự do ,cuộc
sống không ổn định. Họ chỉ chú tâm nhiều vµo viƯc lo toan cc sèng th­êng
nhËt , Ýt quan tâm tới con cái .Hầu như lớp nào trong trường tôi cũng có học
sinh bố mất hoặc mẹ mất do ma tuý, do li hôn. Các em phải sống với ông bà
hoặc bác thiếu vắng tình yêu thương , sự quan tâm của cha mẹ .Bởi vậy, việc
dạy học lịch sử cho những đối tượng này càng khó khăn hơn .Mặt khác, nhiều
phụ huynh và cả HS có tư tưởng coi nhẹ môn học Lịch sử cho rằng đó là môn
học phụ ít khi thi, không đáng quan tâm.Họ chỉ cho con em mình lao vào học

toán , văn , ngoại ngữ - những môn học hay thi cử, ít để ý tới môn học này.
Tóm lại, khi nhận nhiệm vụ của cấp trên giao cho về việc dạy môn Lịch
sử lớp 7 , tôi đứng trước nhiều khó khăn : khó khăn từ chuyên môn , từ đối
tượng HS .Là một GV tôi luôn trăn trở với ý nghĩ : Làm thế nào để tháo gỡ
được khó khăn từ việc thiết kế giáo án đến việc truyền thụ tri thức Lịch sử cho
HS, làm thế nào để HS yêu thích môn học Lịch sử , có niềm say mê khám phá
những điều kì diệu của các hình ảnh , sơ đồ, lược đồ.??? Những câu hỏi đó đÃ
thôi thúc tôi tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học lịch sử lớp 7 .Cụ thể là tìm
tòi cách tiếp cận, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa những hình ảnh (kênh hình) trong
SGK lịch sử lớp 7 để giảng dạy đạt hiệu quả.
2.Cơ sở thực hiện sáng kiến.
a, Nhận thức quan ®iĨm vỊ chđ tr­¬ng ®ỉi míi PPDH.
Nh­ chóng ta ®· biết đổi mới phương pháp dạy học tuy đà được Bộ
GDĐT phát động thành một phong trào rộng khắp ở các trường học trên cả
nước , bắt đầu từ phong trào" chống dạy chay ",chống lối dạy "thầy đọc trò
chép" đến việc dùng các phương tiện và thiết bị hiện đại để giảng dạy....Song
đến nay câu hỏi : Đổi mới dạy học là gì ? Đổi mới như thế nào ? thì đối với
một số GV đà nhiều năm giảng dạy vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng.
Theo cách hiểu của tôi thì đổi mới phương pháp dạy học không phải là
lên án cách dạy truyền thống, vứt bỏ và thay chúng bằng cách dạy mới khác
với cách dạy trước đây. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu mà làm cho
mục tiêu ấy thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn với những
bước đi và biện pháp thích hợp hơn. Đúng như nghị quyết của BCH Trung
ương Đảng đà chỉ rõ :" Coi trọng hơn nữa các môn khoa học xà hội và nhân
văn nhất là tiếng Việt, lịch sử dân tộc, địa lí ,văn hoá Việt nam....Đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo , khắc phục lối truyền thụ kiến thức
một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho người học, từng bước áp dụng
các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm
bảo ®iỊu kiƯn vµ thêi gian tù häc cho HS..."


DeThiMau.vn


Từ đó, mỗi GV cần nhận thức được rằng đổi mới PPDH không phải
người dạy tìm ra và thực hiện một cách làm mới hoàn toàn mà là biết vận
dụng một cách có sáng tạo có hiệu quả những cách thức , những con đường tổ
chức hoạt động nhận thức cho HS nhằm đạt được mục tiêu dạy học và qua đó
thực hiện những thủ pháp dạy học của mình.Trong quá trình đó, GV đóng vai
trò tổ chức, hướng dẫn quản lí ; HS giữ vai trò chủ động sáng tạo trong việc
tiếp nhận tri thức. Như vậy đổi mới PPDH phải được hiểu là vận dụng sáng tạo
các phương pháp, các biện pháp, thủ thuật dạy học truyền thống kết hợp các
biện pháp , phương tiện , công nghệ và các thư pháp dạy học hiện đại phù hợp
với đối tượng và nội dung chương trình, điều kiện dạy học nhằm làm cho
người học chủ động ,sáng tạo trong việc tiếp thu và sử lí tri thức.
b, Những cơ sở thực hiện sáng kiến.
* Cơ sở lí luận :
Qua việc tìm hiểu môn học Lịch sử , tôi hiểu rằng: lịch sử xà hội loài
người bắt đầu từ khi con người xuất hiện . Ngay từ buổi đầu sơ khai ấy , con
người đà có ý thức về lịch sử , tìm cách lưu lại cho đời sau những hiểu biết của
quá trình đi lên của xà hội loài người . Trước khi chữ viết ra đời , một số quan
niệm về lịch sử đà tồn tại và ẩn hiện trong các trong các truyền thuyết dân
gian , được truyền lại dưới hình thức tư liệu truyền miệng , cã søc thut phơc
cao , song t¸c dơng gi¸o dơc về độ chính xác bị hạn chế . Trải qua năm tháng
nghành sử học ra đời và cùng với nó , việc giáo dục lịch sử ở nhà trường cũng
bắt đầu được tiến hành . Cùng với các hệ thống môn học ở trường phổ thông ,
môn lịch sử có ý nghĩa , vị trí , vai trò rất quan träng . Víi viƯc häc lÞch sư häc
sinh sÏ hiĨu biết về quá khứ , nắm được quá trình đi lên của xà hội loài người ,
hiểu rõ cội nguồn dân tộc và quá trình lao động sáng tạo của tổ tiên trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước. Qua đó vừa tiếp thu được những thành tựu kì
diệu của nền văn minh nhân loại, vừa giữ được truyền thống quý báu tốt đẹp

của văn hoá dân tộc . Qua việc học lịch sử, các em sẽ kế thừa và phát huy một
cách sáng tạo những truyền thống tốt đẹp của dân tộc , đúc rút ra những quy
luật phát triển của xà hội từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để ứng dụng
vào thực tiễn cuộc sống hiện tại .
* Cơ sở thực tiễn :
Thực hiện nghị quyết của Đảng, dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của các nhà
khoa học , các cấp quản lí từ Bộ GDĐT đến các cơ quan chức năng theo
nghành dọc, các giáo viên bộ môn lịch sử nói riêng và các bộ môn khác nói
chung đà đẩy mạnh việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy và học để nâng
cao hiêụ quả giáo dục của bộ môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công
cuộc đổi mới và thực hiện tốt những mục tiêu giáo dục mà Đảng đà đề ra.
Trong những năm gần đây, nghành giáo dục đào tạo đà tiến hành thay
sách giáo khoa mới cho HS tiểu học đến THCS đồng thời tích cực triển khai
công tác đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo và năng lực tự học của HS. Trong phong trào chung ấy ,bộ môn
lịch sử đà tiến hành đổi mới nhiều khâu cơ bản của quá trình dạy học, kế thừa
phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với phương pháp dạy học
mới.Nhiều cuộc hội nghị chuyên đề , hội thảo chuyên môn , hội giảng các cấp,
nhiều cuộc thi viết sáng kiến kinh nghiệm, nhiỊu tiÕt d¹y thĨ nghiƯm, nhiỊu

DeThiMau.vn


tiết dạy hội giảng mang lại nhiều khám phá mới mẻ và những định hướng cụ
thể cho GV dạy môn lịch sử ,tạo cho HS tâm thế độc lập sáng tạo, vì thế mà
chất lượng của môn học không ngừng được nâng cao. Qua các cuộc thi , hội
thảo CM , năng lực sư phạm, tay nghề của đội ngũ GV được nâng lên rõ rệt,
số GV đạt giờ dạy khá giỏi ngày càng nhiều, chất lượng bài làm của HS qua
các kì thi cũng được nâng lên, càng ngày HS càng hứng thú hơn trong việc học
tập môn lịch sử.

* Thực trạng của việc dạy - học môn lịch sử hiện nay.
Bên cạnh những mặt mạnh như trên, việc dạy học môn lịch sử vẫn còn
một số tồn tại cần phải khắc phục ngay như : Một bộ phận nhỏ GV chưa tích
cực trong việc tìm tòi đổi mới phương pháp, chưa thấy được những ưu việt của
phương pháp mới cho rằng phức tạp mất thời gian, việc đổi mới chưa thường
xuyên liên tục.Nhiều GV chưa thực sự giác ngộ ý nghĩa của việc đổi mới
phương pháp trong mục tiêu đào tạo lớp người mới, năng động sáng tạo phục
vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên chưa quyết tâm từ bỏ thói quen
dạy học cũ truyền đạt kiến thức thụ động. Đặc biệt là tình trạng GV dạy chay,
không sử dụng thiết bị sẵn có của nhà trường.Chỉ khi có đoàn thanh tra hoặc
kiểm tra mới sử dụng thiết bị dạy học nên rất lúng túng.Ơ nơi này nơi khác
vẫn còn hiện tượng thầy đọc trò chép một cách thụ động. Không những thế
nhiều GV còn có ý coi nhẹ môn học này cho đó là môn học phụ, chưa giành
nhiều thời gian tâm huyết đầu tư công sức trí tuệ vào khâu thiết kế giáo án,
soạn chiếu lệ đối phó làm cho các bài giảng hời hợt,nông cạn,buồn tẻ không
kích thích được tư duy, sự độc lập sáng tạo của HS.
Một số HS coi nhẹ môn lịch sử, coi là môn học phụ , học đối phó chiếu
lệ giành ít thời gian cho môn học này nên chất lượng không cao.
Phần II: Các giải pháp thực hiện.
Để tháo gỡ khó khăn khi nhận nhiệm vụ dạy môn Lịch sử lớp 7, tôi đÃ
tìm hiểu kĩ tâm sinh lí học sinh. Đây là lứa tuổi có sự chuyển biến về nhận
thức và có sự nhảy vọt về thể chất.ở lứa tuổi này các em đang tập làm người
lớn , các em luôn muốn khẳng định mình.Trong giờ dạy tôi thường giao việc
cho từng học sinh tuỳ theo khả năng của các em, gắn việc tìm hiểu phần kênh
chữ kết hợp với việc tìm hiểu phần kênh hình để làm sáng tỏ nội dung bài
học.Tôi thường xuyên khen thưởng động viên, khích lệ các em khi các em
thực hiện tốt. Để nắm vững hơn bài tôi thường xuyên đọc kĩ SGK, Sách GV, tư
liệu lịch sử có liên quan tới bài giảng, đọc các giáo trình về phương pháp dạy
học lịch sử, cập nhật thường xuyên các thông tin trên mạng. Sau khi nghiên
cứu kĩ SGK lịch sử lớp 7 , tôi quan tâm những kênh hình trong sách , tìm hiểu

kĩ rồi phân loại các kênh hình đó .Chẳng hạn như : tranh, ảnh chân dung các
nhân vật lịch sử; bản đồ, lược đồ; các mẫu vật phục chế...Từng loại tôi lựa
chọn phương pháp soạn giảng thích hợp. Khi giảng dạy lịch sử GVcó thể sử
dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau: như phương pháp nêu và
giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm ...nhưng việc sử
dụng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan (kênh hình ) là một trong những
phương pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và năng lực tự
học của HS. Đây là phương pháp rất đặc trưng của bộ môn, vì lịch sử là tất
cả những gì đà trải qua trong quá khứ HS rất khó hình dung , tái hiÖn trong

DeThiMau.vn


quá trình học tập . Do đó để tạo ra những biểu tượng cụ thể bằng hình ảnh ,
lược đồ , bản đồ để giúp HS hình dung ra được những sự vật hiện tượng, sự
kiện lịch sử thì việc sử dụng các kênh hình là thật sự cần thiết và vô cùng quan
trọng. Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình soạn giảng, tôi tìm hiểu đặc
điểm chương trình sách giáo khoa lớp7 mới liên quan tới các kênh hình . Một
đặc điểm nổi bật của chương trình SGK lịch sử mới lớp 7 là việc đổi mới các
kênh thông tin. Bên cạnh hệ thống kênh chữ, SGK rất chú trọng đến hệ thống
kênh hình. Kênh hình không chỉ minh hoạ cho nội dung trình bày trong bài
viết như trước đây mà kênh hình được coi là nguồn kiến thức, là một bộ phận
hữu cơ của bài học. Kênh hình có vai trò bổ sung , nâng cao nội dung bài học.
Do đó, nó được coi là cơ sở để GV và HS trao đổi, phát hiện. HS phải làm việc
trực tiếp với kênh hình để nắm vững nội dung bài học, từ đó nâng cao kĩ thuật
quan sát và phát triển tư duy độc lập của các em.
Bài 14 - Ba lần kháng chiến
chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
(thế kỷ XIII)
Hình 29 - Hình vẽ quân Mông Cổ

Nội dung
Đây là ảnh chụp lại bức tranh trong bản soạn thảo Tập sử biên niên của
Ra-siat U-đin (1247 - 1318) mét sư gia Ba T­ chuyªn nghiªn cøu và viết về
lịch sử người Mông Cổ. Nhìn vào bức tranh ta thấy có hai phần tranh và ba
đoạn chữ giải thích các hình vẽ, nhằm giới thiệu sức mạnh, tổ chức quân đội,
trang bị vũ khí, chiến thuật và cách đánh của người Mông Cổ. Hình trên cùng,
giới thiệu đội quân xâm lược Mông Cổ chiến đấu trên lương ngựa với vũ khí
chủ yếu là ngọn giáo và cung tên. Trên các vũ khí, binh sĩ Mông Cổ buộc dải
vải với nhiều màu sắc, phấp phới bay trong gió, thể hiện các chiến binh đang
xông pha trận mạc. Hình dưới thể hiện chiến thuật, cách đánh và sức mạnh
của kị binh Mông Cổ: "Quân Mông Cổ rất thiện chiến. Quân Mông Cổ đặc
biệt biết lợi dụng điều kiện, hành động nhanh chóng, mẫn tiệp của kị đội. Về
đánh trận, họ lợi ở dà chiến, không thấy lợi không tiến quân ..Trăm quân kị
quay vòng có thể bọc được vạn người, nghìn quân kị tản ra, có thể dài đến
trăm dặm ... Địch phân tất phân, địch hợp tất hợp, cho nên kị đội là ưu thế
của họ, hoặc xa hoặc gần, hoặc nhiều hoặc ít, hoặc tụ hoặc tán, hoặc hiện
hoặc ẩn, đến như trên trời rơi xuống, đi như chớp giật". Với đội quân mạnh
mẽ đó, Thành Cát Tư HÃn và những người kế tục đà liên tiếp mở các cuộc
chiến tranh xâm lược, chinh phục thế giới. Vó ngựa quân Mông Cổ đi đến đâu
nhà cửa đổ nát, thành trì tan hoang, nhân dân bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ đến
đó.
Phương pháp sử dụng.
Hình 29 được sử dụng khi dạy mục I, ý 1 - Âm mưu xâm lược Đại Việt
của Mông Cổ. Trước hết, GV hướng dẫn HS quan sát toàn bộ bức tranh, từ trái
qua phải, từ trên xuống dưới và gợi mở b»ng mét sè c©u hái:

DeThiMau.vn


Quan sát bức tranh, em thấy có những hình ảnh gì? Qua đó cho thấy

quân Mông Cổ chủ yếu là lực lượng nào? Những hình vẽ trong tranh nói lên
điều gì? (thể hiện sức mạnh của quân Mông Cổ) ...
Trên cơ sở HS thảo luận, GV bổ sung và chốt lại những ý cơ bản theo
nội dung trên.
Hình 30 - Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống
quân Mong Cổ (1258)
Nội dung:
Tháng 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ
huy tiến vào xâm lược nước ta. Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống
Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ), rồi tiến về vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc).
Tại đây, quân ta do Trần Thái Tông chỉ huy đà chiến đấu hết sức dũng cảm.
Nhưng trước thế giặc đang mạnh, quân ta chủ động rút lui theo sông Cà Lồ về
Phủ Lỗ, rồi tiếp tục rút khỏi kinh thành Thăng Long, xuôi theo sông Thiên
Mạc về vùng Thiên Trường (Nam Định) để bảo toàn lực lượng.
Khi giặc tràn vào Thăng Long thì phố phường đà vắng lặng, không một
bóng người, không một hạt thóc, vì nhân dân đà thực hiện kế "thanh dÃ"
(vườn không, nhà trống). Chúng điên cuồng cướp phá, nhưng tình thế ngày
càng nguy khốn. Trước tình hình đó, ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ
Đầu (bến Sông Hồng, ở phố Hàng Than, Hà Nội ngày nay). Ngày 29 - 1 1258, quân Mông Cổ bị đánh bật ra khỏi thành Thăng Long. Trên đường rút
chạy, chúng bị quân đội nhà Trần truy kích. Đến vùng Quy Hoá (Yên Bái, Lào
Cai) bị dân binh của Hà Bổng chặn đánh, khiến người, ngựa chết ngổn ngang.
Quân giặc hoảng loạn tháo chạy về nước. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi
trong vòng chưa đấy một tháng.
Phương pháp sử dụng.
Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ
(1258) được sử dụng khi dạy mục I, ý 2 -Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành
kháng chiến chống quân Mông Cổ. GV cần vẽ phóng to lược đồ theo đúng yêu
cầu của bản đồ lịch sử, hoặc sử dụng lược đồ có sẵn. Khi sử dụng, GV giới
thiệu toàn bộ lược đồ, giải thích cho HS nắm được các kí hiệu trên lược đồ,
yêu cầu HS quan sát, kết hợp với phần kênh chữ trong SGK, gợi mở bằng một

số câu hỏi để HS tìm hiểu:
Trên cơ së ý kiÕn ph¸t biĨu cđa HS, GV t­êng tht chốt lại (như nội
dung trên). Kết thúc, GV có thể cho HS thảo luận: "Vì sao quân Mông Cổ
mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?". Nếu thời gian không cho phÐp, GV cã thĨ
t­êng tht diƠn biÕn cđa cc kháng chiến thông qua lược đồ, sau đó cho HS
thảo luận nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến (chuẩn bị chu đáo, có
quyết tâm cao, kế sách đúng ...)
Hình 31 - Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống
quân Nguyên (1285)

DeThiMau.vn


Nội dung
Cuối tháng 1 - 1285, khoảng 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan làm
tổng chỉ huy theo hai đường tràn vào xâm lược nước ta. Phí bắc, quân thuỷ
xuôi theo đường Sông Hồng và quân bộ qua Chi Lăng tiến về Thăng Long;
phía nam, Tao Đô từ Chiêm Thàng tiến lên mặt nam của Đại Việt (kí hiệu
bằng các mũi tên đen trên lược đồ). Thế giặc rất mạnh. Sau một số trận chiến
đấu chặn giặc ở vùng biên giới (kí hiệu bằng mũi tên xanh trên lược đồ), Trần
Quốc Tuấn cho quân lui về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Trước thế giặc
mạnh, quân Trần tiếp tục thực hiện kế "vườn không nhà trống", rút lui khỏi
Thăng Long về Thiên Trường (Nam Định). Giống như lần trước, quân Thoát
Hoan kéo vào Kinh thành Thăng Long vắng lặng, nên chúng không dám ở
trong thành mà phải dựng doanh trại ở phía bắc Sông Hồng.
Lúc này, Thoát Hoan mở cuộc tấn công lớn xuống phía nam, Toa Đô
được lệnh từ Chăm-pa đánh ra Nghệ An - Thanh Hoá, tạo thế "hai gọng kìm"
hòng tiêu diệt quân chủ lực của ta. Tình thế vô cùng căng thẳng, Trần Quốc
Tuấn hạ lệnh cho quân tiếp tục rút lui đẻ củng cố lực lượng và chuẩn bị phản
công khi có thời cơ. Bị thất bại trong âm mưu bắt sống vua Trần và tiêu diệt

quân chủ lực của ta, Thoát Hoan cho quân lui về Thăng Long. Thời gian qua,
quân địch lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
Tháng 5 - 1285, nhận thấy thời cơ dà đến, Trần Quốc Tuấn hạ lệnh cho
quân ta tổng phản công quyết liệt. Tại Tây Kết, Hàm Tử, Cương Dương, quân
ta đánh giặc tan tành. Nhân đà thắng lợi, ta tiến thẳng về giải phóng Thăng
Long. Quân giặc hoảng loạn tháo chạy, bị quân ta chặn đánh khắp nơi, đặc
biệt ở Vạn Kiếp, quân địch rơi vào trận đia phục kích của ta, xác giặc chết
ngổn ngang. Tại Phù Ninh, Chi Lăng, Khả Li ... quân giặc tiếp tục bị phục
kích và tiêu diệt. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng, bắt lính khiêng qua biên
giới để thoát thân. Lúc này, Toa Đô ở phía nam không hay biết gì, kếo quân từ
Châu ái (Thanh Hoá) ra Thăng Long bị phục kích ở Tây Kết, Toa Đô bị chém
đầu. Như vậy, sau hai tháng liên tục phản công, hơn 50 vạn quân Nguyên bị
đánh tan tành. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai thắng lợi rực
rỡ.
Phương pháp sử dụng
Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên
(1285) được sử dơng khi d¹y mơc II, ý 3 - DiƠn biÕn và kết quả của cuộc
kháng chiến. Để tiện cho HS theo dõi, GV cần phóng to lược đồ trong SGK
(theo đùng yêu cầu của bản đồ lịch sử), hoặc sử dụng lược đồ có sẵn. khi sử
dụng GV giới thiệu khái quát lược đồ; yêu cầu HS quan sát lược đồ, kết hợp
với SGK đrr thảo luận một số câu hỏi do giáo viên đưa ra.
Sau khi HS trao đổi, GV tường thuật chốt lại (theo nội dung trên). Kết
thúc, GV cho HS thảo luận về nguyên nhân thắng lợi cuả cuộc kháng chiến
chống quân Nguyên lần thứ hai. Nếu thêi gian kh«ng cho phÐp, GV cã thĨ
t­êng tht diƠn biến của cuộc kháng chiến trên lược đồ và sau đó cho HS
thảo luận cáhc đánh của ta và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến.

DeThiMau.vn



Hình 32- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân
Nguyên (1287 - 1288)
Nội dung
Sau hai lần xâm lược Đại Việt đều thất bại, vua Nguyên càng tức giận
nên quyết tâm đánh Đại Việt lần thứ ba để trả thù. Cuối năm 1287, quân giặc
chia làm hai đường tiến vào nước ta. Quân bộ gồm 50 vạn quân do Thoát
Hoan chỉ hu vượt qua biên giới vào Lạng Sơn, rồi tiến xuống phía nam (kí
hiệu bằng mũi tên đen trên lược đồ). Bị quân ta chặn đánh ở nhiều nơi, nhưng
chúng vẫn đến xuống Vạn Kiếp, xây dựng căn cứ và chủ trương đánh lâu dài
viới ta. Đồng thời đạo quân thuỷ gồm 600 chiến thuyền do Ô MÃ Nhi chỉ huy,
theo đường biển qua Vân Đồn tiến vào nước ta. Phó tươngd Trần Khánh Dư
mang quân chặn đánh nhưng bị thất bại, quân giặc hùng hổ tiến qua sông
Bạch Đằng, hội quân với Thoát Hoan ở Vạn Kiếp.
Đoán biết đoàn thuyền lương của giặc thế nào cũng đến sau, Trần
Khánh Dư chuẩn bị lực lượng tổ chức trận phục kích mới. Quả nhiên, sau mấy
ngày, đoàn thuyền lương của giặc do Trường Văn Hổ chỉ huy nặng nề tiến qua
Vân Đồn. Đợi cho quân địch lọt vào trận địa phục kích, Trần Khánh Dư hạ
lệnh cho quân từ nhiều phía đổ ra đánh rất dữ dội. Phần lớn thuyền địch bị
đắm, số còn lại bị ta chiếm.
Chờ mÃi không thấy thuyền lương đến Vạn Kiếp, tháng 2 - 1288, Thoát
Hoan xua quân tiến đánh Thăng Long. Giống như hai lần trước, Thăng Long
vắng lặng. Đại quân của Thoát Hoan rơi vào tình cảnh khốn quẫn, chúng phải
rút về Vạn Kiếp. Thời gian trôi qua, quân giặc lâm vào thế bị cô lập, thiếu
lương thực, thời tiết xấu ... nên buộc phải rút về nước. Trên đường rút quân,
chúng rơi vào trận địa phục kích của ta ở sông Bạch Đằng.
Phương pháp sử dụng
Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quan Nguyên
(1287 - 1288) được sử dụng khi dạy học mục III, ý 1 - Nhà Nguyên xâm lược
Đại Việt và ý 2 - Trận Vân Đồn tiêu diệt đoạn thuyền lương của Trương Văn
Hổ. GV phóng to lược đồ, hoặc sử dụng lược đồ có sẵn (nếu có). Khi sử dụng,

GV giải thích hệ thống ký hiệu trên lược đồ; dựa vào lược đồ kết hợp miêu tả,
lược thuật diễn biến cuộc kháng chiến. Nếu có thời gian, GV nên gợi mở một
số câu hỏi để HS thảo luận:
Quân Nguyên tràn vào nước ta theo đường nào, thế giặc ra sao? Em hÃy
cho biết ý đồ tiến quân của giặc. Ta đà tiêu diệt đoàn thuyền lương của địch ở
đâu? ý nghĩa của chiến thắng đó. Sau trận Vân Đồn, tình thế quân Nguyên
như thế nào?
Sau khi HS phát biểu, GV lược chốt lại những nội dung cơ bản như trên.

DeThiMau.vn


Hình 33 - Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng - năm 1288.
Nội dung
Nhìn vào lược đồ ta thấy, Bạch Đảng là con sông lớn, do sông Đá Bạc,
sông Giá và nhiều nhánh khác đổ vào. Lòng sông rộng mênh mông, bên phải
có dÃy núi đá vôi Tràng Kênh ăn sát ra bờ sông, bên trái là rừng um tùm. Nắm
được kế hoạch rút quân của địch, Trần Quốc Tuấn huy động quân dân đẽo
nhọn cọc gõ (lim, táu), rồi bịt sắt ở đầu cọc, đem cắm xuống lòng sông tạo
thành trận địa cọc ngầm khổng lồ. Thuỷ quân của ta mai phục trong các nhánh
và vũng sông; bộ binh giấu kín trong núi đá Tràng Kênh và rừng rậm bên trái
sông Bạch Đằng; đại quân do vua Trần và Trần Quốc Tuấn chỉ huy sẵn sàng
tiếp ứng cho trận quyết chiến lược.
Sáng sớm 9-4-1288, đoàn thuyền giặc do Ô MÃ Nhi chØ huy, cã bé binh
hé tèng tõ V¹n KiÕp tiến ra cửa sông Bạch Đằng về nước. Một đội thuyền của
ta ra khiêu chiến , rồi vờ thua chạy. Ô MÃ Nhi ra lệnh cho quân đuổi theo. Khi
quân địch lọt vào trận địa mai phục, quân ta bất ngờ quay lại phản công. Cùng
lúc đó nước triều rút xuống, thuyền địch bị dồn về bÃi cọc ngầm, một số va
vào cọc nhọn vỡ và đắm. Quân ta từ hai bờ sông đổ ra đánh, những bè lửa
được phóng vào đốt cháy thuyền địch. Đồng thời, hàng trăm chiệc thuyền của

ta từ các nhánh sông nhất loạt lao tới. Quân địch không tở tay kịp, chết rất
nhiều. Chiều tối, toàn bộ thuỷ quân địch bị tiêu diệt, Ô MÃ Nhi, Phàn Tiếp ...
bị bắt sống. Chiến thắng Bạch Đằng làm quân địch khiếp sợ, phải từ bỏ mộng
xâm lược nước ta.
Phương pháp sử dụng.
Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng - năm 1288 được sử dụng khi dạy học
mục III, ý 3 - Chiến thắng Bạch Đằng. Để tiện cho HS theo dõi, GV phóng to
lược đồ hoặc sử dụng bản đồ có sẵn (nếu có). Khi sử dụng, trước hết GV giới
thiệu hệ thống kí hiệu trên lược đồ, yêu cầu HS quan sát, kết hợp với theo dõi
nội dung SGK và gợi mở một số câu hỏi:
Nhìn trên lược đồ em có nhận xét gì về vị trí sông Bạch Đằng: Đoán
được âm mưu rút quân của địch bằng đường thuỷ qua sông Bạch Đằng, Trần
Quốc Tuấn đà làm gì? Khi thuyền giặc đến gần bÃi cọc quân ta đà làm gì? Kết
quả của trận đánh ra sao? ...
Sau khi HS thảo luận, GV tường thuật chốt lại nội dung trận đánh (như
trên). Kết thúc tường thuật, GV yêu cầu HS thảo luận: ý nghĩa chiến thắng
Bạch Đằng năm 1288.

DeThiMau.vn


Hình 34 - Tượng Trần Hưng Đạo (Nam Định)
Nội dung
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, vị tướng tài, vị anh hùng dân
tộc, người đà có công lao rất lớn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược dưới thời Trần. Sau khi ông mất, ông đà được nhân dân suy
tôn là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở rất nhiều nơi.
Bức ảnh trong SGK chụp từ phía chính diện bước tượng Trần Hưng
Đạo, đặt tại phố Nguyễn Du, trung tâm thành phố Nam Định. Công trình này
được khánh thành vào ngày 20 - 8 - 2000 (âm lịch), nhân ngày giỗ Trần Hưng
Đạo.

Phương pháp sử dụng
Bức ảnh Tượng Trần Hưng Đạo được sử dụng khi nói về những đóng
góp của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông
- Nguyên ở mục IV, ý 1 -Nguiyên nhân thắng lợi.
Bài 15- Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần.

Hình 35- Thạp gốm hoa nâu (thế kỉ XIII - XIV)
Nội dung
Bước ảnh trong SGK chụp lại chiếc thạp gốm hoa nâu (thế kỉ XIII XIV) được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đây là chiếc thạp gốm hoa
nâu được tìm thấy ở khu đèn Trần, khoảng năm 1972. Chiếc thạp cao 57 cm,
đường kính miệng thạp 38 cm. Dáng thạp to, vững chắc, cốt gốm dày dặn,
chất đất thô xốp hơn gốm men ngọc, mặt trong của thạp không tráng men thấy
rõ được cả vết miết thành gốm, mặt ngoài thạp phủ một lớp men màu vàng
ngà. Quanh miệng thạp trang trí đắp nổi một vòng cánh sen dày dặn, bốn góc
vai thạp gắn bốn núm tai cách đều nhau. Thân thạp trang trí hoa văn theo lối
khắc hoạ tô nâu, giản dị, thoáng đạt. Quanh phần chân thạp, khắc vẽ những
đường cong đơn giản hình móc câu nối tiếp, uốn lượn nhấp nhô. Thạp gốm
hoa nâu nói riêng, đồ gốm hoa nâu nói chung sản xuất ra chủ yếu phục vụ
trong nước chứ không bán ra nước ngoài. Gốm hoa nâu không chỉ có giá trị sử
dụng mà về nghệ thuật cũng rất độc đáo, tạo nên một phong cách rất Việt
Nam và mang đậm nét nghệ thuật dân gian.
Phương pháp sử dụng
Bước ảnh Thạp gốm hoa nâu (thế kỉ XIII - XIV) được sử dụng khi nói
về thủ công nghiệp thời Trần, trong mục I, ý 1 - T×nh h×nh kinh tÕ sau chiÕn
tranh. GV cho HS quan sát kĩ bức tranh và miêu tả hình dáng, hoa văn, giá trị

DeThiMau.vn


sử dụng của thạp. Sau đó, GV gợi ý cho HS nhận xét. đánh giá về trình độ sản

xuất và nghệ thuật làm đồ gốm của người xưa.

Hình 36- Gạch đất nung chạm khắc nổi (Thế kỉ XIII - XIV)
Nội dung
Bức ảnh Gạch đất nung chạm khắc nổi (thế kỉ XIII - XIV), trong SGK
là ảnh chụp lại hiện vật đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Những
viên gạch này tìm thấy rất nhiều ở khu Thiên Trường (Nam Định), khu Quần
ngựa (Thăng Long - Hà Nội) chủa Hoa Viên (Uông Bí - Quảng Ninh), Li
Cung (Thanh Hoá). Gạch nung có hoa văn là vật liệu kiến trúc, thường dùng
để lát nền nhà hoặc xây ốp trang trí mặt tường của các cung điện, chùa, tháp.
Loại gạch này có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, với những dạng hoa
văn trang trí phong phú, gồm những hình rồng, phượng, hoa lá (sen, cúc...)
được khắc chìm hoặc nổi trên mặt gạch. Phương pháp trang trí trên gạch thông
thường nhất có lẽ là cách in lên mặt viên gạch khi đất còn mềm. Bố cục trang
trí trên gạch rất linh hoạt. Có những bố cục trọn vẹn trong một viên gạch như
những viên gạch vuông mỗi cạnh dài 35 - 40 cm, dµy 6-7 cm, xung quanh cã
viỊn mét đường chỉ bao lấy hình tròn, bên trong hình tròn chạm hoa sen, hoa
cúc dây mềm mại, có khi chạm hình rồng uốn lượn. Trái lại, có những bố cục
hình trang trÝ to, réng, muèn cã h×nh trang trÝ trän vẹn phải dùng nhiều viên
gắn ghép lại với nhau thành hình hoa thị, hoa cúc, hoa sen phối hợp với nhau.
Trên mỗi viên gạch vuông thể hiện một hình quả trám là cánh hoa thị in nổi
nằm chéo viên gạch, khoảng còn lại khắc 1/4 hình hoa cúc hoặc hoa sen (biểu
tượng Phật giáo). Phần lớn các bộ phận trang trí này làm bằng đất nung già để
mọc, có màu đỏ tươi, ít khi phủ men.
Phương pháp sử dụng
Hình 36 được sử dụng khi dạy học về thủ công nghiệp thời Trần, trong
mục I, ý 1 - Tình hình kinh tế sau chiến tranh. Trước hết, GV yêu cầu HS
quan sát kỹ bức ảnh, kết hợp với theo dõi nội dung SGK để trả lời một số câu
hỏi:
Quan sát hiện vật trong ảnh, em thấy có những hoa văn gì? Những hoa

văn trang trí đó chứng tỏ điều gì?
Sau khi HS trao đổi, GV dựa vào nội dung trên miêu tả lại để giúp HS
nắm được nội dung cơ bản và khẳng định sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện
của nỊn kinh tÕ n­íc ta sau chiÕn tranh.

DeThiMau.vn


Hình 37 - Tháp Phổ Minh (Nam Định)
Nội dung
Chùa Phổ Minh còn gọi là chùa Tháp, thuộc địa phận thôn Tức Mạc
(quê hương của các vua Trần), cách thành phố Nam Định 5 km về phía bắc.
Sau khi nhà Trần được thành lập, nhiều cung điện, đền miếu, dinh thự, chùa
chiền được xây dựng trên đất này. Bức ảnh trong SGK là tháp trong chùa Phổ
Minh ở Nam Định - một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng thời Trần,
đẹp cổ kính, nằm trong cụm di tích chùa Phổ Minh, được lấy trong cuốn Việt
Nam di tích và danh thắng. Tháp cao khoảng 21 m, gồm 14 tầng, càng lên cao
càng nhỏ dần. Tầng thứ nhất và bệ nền bằng đá, có trang trí các hình hoa, lá,
sóng nước, mây cuốn rất tinh tế, uyển chuyển. Các tầng trên xây bằng gạch
nung già màu đỏ, chạm khắc hình rồng rất đẹp. Trên cùng là búp đa hình bầu
rượu. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái nhỏ. Bệ tháp
được đặt giữa một ô vuông, mỗi chiều rộng gần 9m, ăn sâu dưới đất khoảng
nửa mét. Xung quanh là 4 bức tường hoa, 4 góc xây cột trụ đắp đèn lồng. Toàn
bộ toà tháp nặng khoảng 700 tấn, dựng trên nền đất vùng chiêm trũng. Trải
qua gần 7 thế kỉ, tháp Phổ Minh vẫn đứng vững, minh chứng cho tài nghệ kiến
trúc độc đáo của cha ông ta.
Phương pháp sử dụng
Bức ảnh Tháp Phổ Minh (Nam Định) được sử dụng khi dạy mục II, ý 4
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Trước hết, GV có thể giới thiệu vài nét
khái quát về chùa Phổ Minh. Tiếp đó, GV cho HS quan sát ảnh trong SGK, kết

hợp với tư liệu lịch sử để miêu tả tháp Phổ Minh. Sau đó, GV có thể đặt một
số câu hỏi cho HS thảo luận:
Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc của cha ông ta qua việc xây
dựng tháp Phổ Minh? (độc đáo) Tháp Phổ Minh tiêu biểu cho nền văn hoá nào
của dân tộc ta? (Phật giáo).

Hình 38- Hình đầu rồng men lục (thÕ kØ XIV - XV)
Néi dung

DeThiMau.vn


Bức ảnh trong SGK chụp phần đầu của rồng thời Trần. Từ thời Lý sang
thời Trần hình tượng con rồng ®· cã nhiỊu thay ®ỉi. NÕu rång thêi Lý mang
nỈng ý nghÜa theo tÝn ng­ìng d©n gian cỉ x­a cđa cư dân nông nghiệp, thì
rồng ở thời Trần thể hiện quan niệm phong kiến. Bởi vậy, những chi tiết cấu
tạo nên đầu rồng có nhiều biến đổi. Hoa văn có dạng chữ "S" tượng trưng cho
mây mưa dần dần mất đi, cặp sừng và đôi tai là những chi tiết mới xuất hiện
trên đầu rồng, làm tăng thêm vẻ dữ tợn, uy nghi, đường bệ của con rồng - biểu
tượng cho uy quyền của giai cấp thống trị thời Trần.
So với thời Lý, hình tượng rồng thời Trần phong phú, đa dạng hơn. Có
con dạng đuôi thẳng, nhọn; có con dạng đuôi xoắn ốc; có con vảy như hình
hoa, có khi vảy chỉ là những nét vòng cung chạm kép, hoặc đơn. Theo các nhà
nghiên cứu, tượng rồng thời nhà Trần có niên đại sớm (khoảng nửa đầu thế kỉ
XIV) là những tượng tìm thấy ở khu lăng mộ An Sinh; điển hình là đôi tượng
lớn nhất (dài 1,7m) ở vị trí thành bậc chính giữa của lăng Trần Anh Tông. Đôi
tượng này có thân hình tròn lẳn, mập mạp, múp về phía sau đuôi, uốn khúc
nhẹ nhàng, bốn chân to khoẻ, móng dài, nhọn, được bố trí dồn cả lên nửa thân
phía trên; đầu rồng có vẻ dữ tợn bởi cái mào trước mũi kéo dài về phía trước,
cặp sừng nhọn vút về phía sau, hai vành xoắn ốc thành hình chữ "S" ngạo nghễ

trên vầng trán, bờm tóc to trải ra gần như phủ kín nửa thân. Khắp mình rồng
được phủ kín bới một lớp vảy.
Phương pháp sử dụng
Bức ảnh Hình đầu rồng men lục (thế kỉ XIV-XV) được sử dụng để minh
hoạ khi dạy học về nghệ thuật chạm khắc thời Trần trong mục II, ý 4 - Nghệ
thuật kiến trúc và điêu khắc, tiếp sau hình 37. Khi sử dụng, GV dựa vào nâội
dung trên giới thiệu ngắn gọn về hình đầu rồng men lục (thế kØ XIV - XV)

DeThiMau.vn



×