Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.75 KB, 22 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
----------

TÊN ĐỀ TÀI:
NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, ĐỐI TƯỢNG
THỜ CÚNG, CƠ SỞ THỜ TỰ, NGHI LỄ
CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU,VAI TRỊ, Ý
NGHĨA CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU ĐỐI
VỚI ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI
VIỆT

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam
Mã phách:.............................................................
Hà Nội - 2021


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một hình thức tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời,
khá phổ biến ở hầu hết các dân tộc ở nước ta. Đây hình thức tín ngưỡng xuất phát
từ việc đề cao vai trị và địa vị của người phụ nữ, có chức năng sáng tạo, bảo trợ
và bảo vệ cuộc sống của con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu có nhiều thăng trầm (có
khi bị cấm đốn và bị coi là mê tín dị đoan) nhưng nó vẫn âm thầm tồn tại và phát
triển, bất chấp mọi đe dọa, định kiến, đồn thổi của xã hội. Hiện nay, nó đang ngày
càng phát triển mạnh mẽ và được người dân cả nước ta thừa nhận và coi trọng.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một hoạt động tín ngưỡng của địa phương, nó sản sinh và
tích hợp nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật (văn học, diễn xướng dân gian, trang


phục ...), đặc biệt là nâng cao vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã
hội.
Vì vậy em xin chọn đề tài “nguồn gốc, bản chất, đối tượng thờ cúng,
cơ sở thờ tự, nghi lễ của tín ngưỡng thờ mẫu,vai trị, ý nghĩa của tín
ngưỡng thờ mẫu đối với đời sống tâm linh của người Việt ” Bài được vận
dụng những kiến thức được học trong học phần tín ngưỡng và tơn giáo ở Việt
Nam để tìm hiểu về tín ngưỡng thờ mẫu để chỉ ra vai trị, ý nghĩa của tín ngưỡng
thờ mẫu đối với đời sống tâm linh của người Việt.

3


NỘI DUNG
1. Khái quát chung về tín ngưỡng thờ mẫu
1.1. Khái niệm
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian mang tính bản
địa, sơ khai, xuất hiện trong đời sống văn hóa của người Việt từ rất sớm, tồn tại
cùng lịch sử dân tộc. Nó ăn sâu vào chế độ mẫu hệ, người mẹ, người vợ chiếm
vị trí quan trọng trong gia đình.
Đó là tập tục thờ các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ đại diện cho thiên
nhiên như mẹ Đất, mẹ Nước, mẹ Lúa… bởi trong quá trình mưu sinh tìm nguồn
sống, con người luôn phải dựa vào thiên nhiên nên họ đã tôn thờ các hiện tượng
tự nhiên như đấng tối cao là Mẫu và thờ Mẫu, với mong muốn Mẫu sẽ bảo trợ
và che chở cho cuộc sống của họ. Do đó, tín ngưỡng thờ Mẫu lúc này là sự tin
tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần được cho là có khả
năng siêu phàm, có thể điều khiển được các hiện tượng tự nhiên mang tính quy
luật nhằm che chở cho sự sống của con người.
1.2. Nguồn gốc
Tín ngưỡng thờ Mẫu bắt nguồn từ vai trị và vị trí hết sức to lớn của người
phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Điều này lại được quy

định bởi 2 vấn đề chính đó là cơ sở kinh tế xã hội và lịch sử.
- Cơ sở kinh tế - xã hội:
+ Nền kinh tế nơng nghiệp trồng lúa nước ở vùng nhiệt đới gió mùa. Đó là
nền kinh tế trọng âm, các khâu cơng việc trong trồng cấy lúa đều gắn liền với
người phụ nữ. Trong đồng áng, kỹ thuật canh tác qua nhiều công đoạn như cày,
bừa, gieo, vãi, tỉa, cấy, trồng, gặt, đập, tháo nước, tát nước… ln địi hỏi sự tỉ
mỉ, khéo léo, chuyên cần. Trong đó, phần nhiều đều có sự quán xuyến của người
4


phụ nữ. Ngồi ra, việc bn bán, giao thương hay các công việc thủ công khác
như đan lát, thêu thùa, trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải, chăn nuôi… đều cần
đến bàn tay và đầu óc khéo léo của nữ giới. Theo đó, người phụ nữ đã góp phần
đáng kể vào việc sản xuất và phát triển kinh tế gia đình.
+ Đất - nước - cây lúa trở thành những biểu tượng thiêng liêng mang tính
nữ. Người phụ nữ được khẳng định và coi trong ở nhiều phương diện: tạo lập vũ
trụ (từ trong thần thoại, truyền thuyết: nữ thần Mặt trời, Mặt trăng, bà Nữ oa ..) là
những vị thần tự nhiên tạo mưa (Tứ pháp), Mẹ lúa, biểu tượng cho quê hương đất
nước (mẹ Âu Cơ, bà mẹ xứ sở Chăm...), sáng tạo ra các giá trị văn hóa (tổ sư, tổ
nghề)...
- Cơ sở xã hội:
+ Chế độ mẫu hệ và mẫu quyền đã từng tồn tại ở nước ta để lại những tàn
dư rõ nét trên nhiều bình diện: huyền thoại, truyền thuyết, thờ cúng, pháp luật,
quan hệ hơn nhân, gia đình, quan hệ làng xã...
Có thể hiểu Chế độ mẫu hệ là dấu vết của mối quan hệ họ hàng qua dịng
nữ. Nó cũng có thể tương quan với một hệ thống xã hội trong đó mỗi người
được xác định bằng mẫu hệ – mẹ của họ - dòng dõi của bên mẹ - và có thể liên
quan đến việc thừa kế tài sản và/hoặc quyền sở hữu. Mẫu hệ là dòng dõi từ tổ
tiên nữ đến hậu duệ (thuộc giới tính), trong đó các cá nhân trong tất cả các thế
hệ can thiệp đều là mẹ, nói cách khác là "dịng mẹ". Trong một hệ thống dòng

dõi mẫu hệ, một cá nhân được coi là thuộc cùng một nhóm gốc với mẹ của họ.
Mẫu hệ trong lịch sử tầng lớp quý tộc còn gọi là tổ tiên cùng mẹ khác cha
(uterine), tương ứng với tổ tiên phụ hệ ("agnatic")
Còn chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội mà trong đó người
mẹ hoặc người phụ nữ lớn tuổi nhất đứng đầu một gia đình hoặc gia tộc. Các
mối liên hệ và hậu duệ được xác định qua dòng nữ, cũng như việc quản trị hay
cai trị do phụ nữ nắm giữ. Cách định nghĩa khái niệm này có thể khác biệt trong
một số khía cạnh theo các nhà nhân chủng học và nữ giới chủ nghĩa.
5


+ Lịch sử chống ngoại xâm: người phụ nữ một mặt trở thành hậu phương
vững chắc (chăm lo gia đình, con cái...), mặt khác tham gia đấu tranh chống giặc
(Hai Bà Trưng, Bà Triệu...).
Trong bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, phụ nữ đã có nhiều đóng
góp to lớn trong việc xây dựng, giữ gìn, tu dưỡng, kế thừa và phát huy những
phẩm chất đạo đức tốt đẹp từ đời này sang đời khác. Họ là một hậu phương
vũng chắc khơng chỉ biết chăm sóc cho gia đình mà đã đứng lên lãnh đạo khởi
nghĩa giải phóng dân tộc trong đó có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Trưng Trắc
và Trưng Nhị) nổ ra vào mùa xuân năm Canh Tý (40 Công nguyên) là cuộc khởi
nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc toàn diện và rộng khắp, chống lại thế lực
phong kiến phương Bắc ở đầu Công nguyên. Ở đây người phụ nữ đã thể hiện
được vai trò lãnh đạo toàn diện và phát huy được phẩm chất năng lực của mình.
Phụ nữ ln có vai trị quan trọng trong suối lịch sử chống ngoại xâm của dân
tộc ta.. Vai trò của người phụ nữ rất quan trọng, họ là những người lao động cần
cù, thông minh và sáng tạo, là hậu thuẫn vững chắc ở tuyến đầu. Họ là những
người bảo vệ nòi giống và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Họ đã sinh ra các
thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.
+ Hiện nay phụ nữ vẫn giữ những vị trí, vai trị quan trọng trong gia đình
và xã hội.

Có thể thấy vai trò của người phụ nữ từ xưa rất quan trọng và hiện nay
vận vậy, trong cuộc sống hiện đại, người phụ nữ có vai trị rất lớn. Gia đình là
nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ. Bên
cạnh đó, người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể tách rời với thực tế gia
đình và xã hội. Phụ nữ ở bất cứ thời đại nào, quốc gia, dân tộc nào cũng giữ vai
trò trọng yếu trong việc sáng tạo, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của
mỗi dân tộc. 2. Bản chất
- Tín ngưỡng thờ Mẫu khẳng định, đề cao vai trị, vị trí của người phụ nữ
trong gia đình, ngồi xã hội, trên mọi mặt của đời sống. Ở Việt Nam, tín ngưỡng
thờ Mẫu là tín ngưỡng mang đậm chất bản địa và nguyên thuỷ. Bởi vì tín
6


ngưỡng thờ Mẫu có nguồn gốc sâu xa từ chế độ Mẫu hệ, trong đó người mẹ,
người vợ giữ vị trí quan trọng trong gia đình. Do vậy, trong cuộc sống hàng
ngày cũng như trong văn chương nghệ thuật thì chữ “Mẫu”, chữ “Mẹ”, chữ
“Cái” vẫn giữ nguyên giá trị như nó vốn có cho đến bây giờ. Cũng như thế, ý
nghĩa của chữ Mẫu - Mẹ trong các danh từ đền Mẫu, Thánh Mẫu trong tín
ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam cũng khơng nằm ngồi ý nghĩa đó.
- Tín ngưỡng thờ Mẫu rất hiện sinh, quan tâm tới cuộc sống con người
thực tại (đến với Mẫu để cầu sức khỏe, tài lộc) hơn là hướng về cuộc sống sau
khi chết như các tín ngưỡng tơn giáo khác. Sự thâm nhập và ảnh hưởng lẫn
nhau giữa đạo Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu theo khuynh hướng dân gian hóa
là điều dễ hiểu bởi lẽ, đó là tín ngưỡng dân dã của người dân, cùng hướng về
cái từ bi bác ái, tinh thần cộng đồng, khuyến thiện trừ ác vốn là nền tảng
trong nguyên tắc ứng xử của xã hội cổ truyền. Hai thứ tín ngưỡng này bổ
sung cho nhau đáp ứng nhu cầu tâm linh của người nông dân: Theo Phật để tu
nhân tích đức cho đời, kiếp sau được lên cõi Niết Bàn để cuộc sống tươi sáng
hơn, tự do hơn, còn theo đạo Mẫu là mong được sự phù hộ độ trì đem lại sức
khỏe, tài lộc, may mắn cho đời sống thường ngày.

3. Đối tượng thờ cúng
3.1. Thờ mẫu ở miền bắc
Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ thời tiền sử,
tới thời phong kiến một số Nữ thần đã được cung đình hố và lịch sử hố
để thành các Mẫu thần tương ứng thời kỷ từ thế kỷ XV trở về trước với
việc phong thần của nhà nước phong kiến, hình thức thờ Mẫu thần với
các danh xưng như Quốc Mẫu, Vương mẫu, Thánh Mẫu như hiện tượng
thờ Mẫu Âu Cơ, Quốc Mẫu Tây Thiên, Mẹ Thánh Gióng, Tứ vị Thánh
nương, Đinh Triều Quốc Mẫu...
Từ khoảng thế kỷ XV trở đi, hình thức thờ mẫu Tam phủ, Tứ
phủ được định hình và phát triển mạnh, đây cũng là thời kỳ xuất hiện các
7


nhân vật như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Cô
Đôi Thượng Ngàn,... với các nghi thức một phần ảnh hưởng từ Đạo giáo

3.2. Thờ mẫu ở miền trung
Dạng thức thờ Mẫu này chủ yếu ở khu vực nam Trung bộ, đặc trưng cơ
bản của dạng thức thờ Mẫu ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫu khơng có sự hiện diện
của mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần. Hình
thức thờ Nữ thần như thờ Tứ vị Thánh nương, Bà Ngũ Hành và hình thức thờ
Thánh Mẫu như thờ Thiên Y A Na, Po Nagar.
Phật Giáo là một tín ngưỡng dân gian của Huế, tích hợp Đạo giáo Trung
Hoa đã thối hóa với tín ngưỡng thờ Mẫu và nhiều tơn giáo, tín ngưỡng khác
của người Việt. Sự ra đời của tín ngưỡng Thiên Tiên Thánh giáo ở Huế xuất phát
từ sự gắn kết của Hội Sơn Nam với ngôi điện Huệ Nam thời Nguyễn. Hội Sơn
Nam là những người dân từ Nam Định di cư vào Huế từ thời tiền Nguyễn. Tín
ngưỡng đặc trưng của hội này là tín ngưỡng thờ Mẫu kết hợp với việc thờ Đạo
giáo đã thoái hóa. Cịn Huệ Nam điện vốn là ngơi đền thờ PoNagar của người

Chăm. Tiếp nhận từ người Chăm một di tích tơn giáo độc đáo, người Việt đã
“bản địa hóa” nữ thần PoNagar thành nữ thần Thiên Y A Na, tôn làm "thượng
đẳng thần".
3.3. Thờ Mẫu ở Miền Nam
So với ở Bắc Bộ, tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự phân biệt nhất định
với biểu hiện rõ rệt là thông qua tên gọi và xuất thân của các vị thần thì ở Nam
Bộ sự phân biệt giữa hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần ít rõ rệt hơn, hiện
tượng này được giải thích với nguyên nhân Nam Bộ là vùng đất mới của người
Việt, khi di cư vào đây họ vừa mang các truyền thống tín ngưỡng cũ lại vừa tiếp
8


nhận những giao lưu ảnh hưởng của cư dân sinh sống từ trước tạo nên bức tranh
không chỉ đa dạng trong văn hố mà cịn cả trong tín ngưỡng
Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam Bộ như Bà Ngũ Hành, Tứ vị
Thánh nương, Bà Thuỷ Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô,...và những Mẫu thần
được thờ phụng như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu,...
4. Cơ sở thờ tự
* Cơ sở thờ tự của tín ngưỡng thờ mẫu:
+ Phủ: Đây là một đơn vị hành chính thời phong kiến tại Đơng Á bắt
nguồn từ Trung Quốc thời Nhà Tống. Tại Việt Nam, phủ là đơn vị hành chính
trực thuộc trấn (thời Trần) hoặc tỉnh (thời Nguyễn), mỗi phủ gồm một số huyện.
Đến cuối thời Nguyễn, dưới phủ có thể khơng có huyện mà chỉ có xã, thơn (khi
đó, phủ tương đương cấp huyện nhưng có vị trí quan trọng hơn).
Một số đền thờ Mẫu được gọi là phủ: Ví dụ như Phủ Giày (Nam Định),
phủ Tây Hồ (Hà Nội), Phủ Sịng Sơn (Thanh Hóa - còn gọi là đền Sòng Sơn).
+ Đền: Đền thờ là cơng trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị
thần hoặc một danh nhân quá cố.
+ Điện: Điện là một hình thức của Đền, nơi thờ Thánh, Phật, Mẫu, Tam tứ
phủ, các vị thần trong tín ngưỡng dân gian của Việt Nam. Điện thờ có quy mơ

nhỏ hơn Đền và Phủ thờ, lớn hơn Miếu Thờ. Ngoài ra, điện còn là sảnh
đường cao lớn nơi chỗ Vua Chúa ở, Thần Thánh ngự. Điện thờ có thể của cộng
đồng hoặc tư gia. Trên bàn thờ điện (Ban thờ) thường có ngai, bài vị, khám thờ,
tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác như: tam sơn, bát hương, cây nến
(bộ tam sự), đài, lọ hoa, vàng mã, khánh
 Nhìn chung thì cả phủ, đền và điện thờ đều là nơi thờ phụng các thần
linh của đạo Mẫu, cũng là nơi diễn ra nghi lễ hầu đồng.
+ Vị trí cảnh quan: Trong tâm thức dân gian của cư dân nơng nghiệp,
dịng sơng, con suối, hồ nước… tức là những nơi có nước mang tính nữ (Âm).
Vì vậy hầu hết các điện Mẫu thường được xây dựng cạnh sông, cạnh suối, cạnh
9


hồ, cạnh cửa biển… và các cửa điện Mẫu bao giờ cũng được đặt quay về phía
nguồn nước, những nơi tụ thủy tụ phúc, những mong làm ăn phát đạt.
Cho nên, nếu như không chọn được cái thế đất lành tự nhiên có sơng hồ
ơm bọc… thì trong khn viên dựng điện Mẫu, người ta sẽ phải làm hồ, ao,
giếng để dựng lại một khơng gian cần phải có, ứng với thuật phong thủy của
người xưa.
Cũng để tạo tính âm, nhiều điện Mẫu ở vùng cao thường được dựng trong
các hang động, hoặc xây dựng thêm nhiều các hòn non bộ, với những ngọn đá lô
xô mọc lên từ đất hoặc dầm chân trong nước.
Cấu trúc không gian trong các điện thờ Mẫu, vị trí chư vị thần thánh được
bài trí sắp xếp theo ba tầng: tầng trên khơng, tầng ngang trên ban, bệ thờ và tầng
trệt. Đây là một điều rất riêng vì khơng có tơn giáo tín ngưỡng nào bài trí như
vậy.
Ở tầng khơng là sự hiện diện của đơi mãng xà (cịn gọi là Ơng Lốt) tượng
trưng cho quan lớn Tuần Tranh. Một con màu trắng, một con màu sẫm quấn trên
xà ngang phía trái, bên trên ban thờ.
5. Nghi lễ của tín ngưỡng thờ mẫu

Đền là nơi thờ cúng các vị có cơng với dân, với nước, được nhân dân và
các triều đại ban sắc, phong Thánh. Đó là những vị Thánh của dân tộc Việt Nam,
ngự trị trong tâm linh, tâm hồn của người Việt, được người Việt từ thế hệ này
qua thế hệ khác ngưỡng mộ, tôn thờ. Nghi thức thờ cúng trong các đền thờ
Thánh Mẫu được gọi là hầu.
* Hầu có 2 dạng là hầu bóng và hầu đồng
- Hầu bóng (cịn gọi là hầu mát): Hầu bóng là nghi thức thờ cúng đơn
thuần, người hầu thực hiện các nghi lễ theo trình tự bài bản từ xưa để lại.
- Hầu đồng: Cũng diễn ra theo các trình tự như hầu mát, nhưng được quan
niệm là người hầu đã có phần hồn của các vị Thánh Linh giáng vào, nhập vào.
10


Diễn trình của nghi lễ hầu đồng:
+ Nghi lễ mở đầu: nghi lễ dâng sớ, cúng chúng sinh
+ Nghi lễ lên đồng: Mỗi một giá đồng bao gồm các khâu: Thánh giáng, thánh
nhập, làm việc quan (nhảy múa, ban lộc, nghe chầu văn, phán truyền), thánh thăng.
Như trên đã nói, đền thờ Thánh ở Việt Nam chia làm 2 hệ thống: Tứ phủ
và Tam phủ, tức là một hệ đền thờ Thánh Mẫu, và một hệ đền thờ Hưng Đạo Đại
Vương và các tướng lĩnh, gia thân của nhà Trần. Hai hệ đền thờ ấy, người Việt
còn gọi một cách thân mật giản dị là đền thờ Cha và đền thờ Mẹ. Trong các đền
thờ Thánh Mẫu thì đứng đầu là Mẫu Đệ Nhất (công chúa Liễu Hạnh). Tiếp đến
là Mẫu Đệ Nhị, Mẫu Đệ Tam… tiếp đến các Chầu (tức là các Mẫu thuộc các dân
tộc thiểu số anh em), từ Chầu Bà đến Chầu Bé, 12 Chầu. Sau 12 Chầu là 12
quan lớn cũng gọi theo thứ tự Quan Lớn Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam…Sau 12
Quan Lớn là 12 ơng Hồng, gọi theo thứ tự Hồng Nhất, Hồng Đơi, Hồng
Bảy, Hồng Mười…Các Quan Lớn, các Ơng Hồng đều có thần phả, một số vị
cịn có gốc tích nhân thần, quê quán, sắc phong của các triều đại.
* Ví dụ: Ơng Hồng Bảy có đền thờ riêng ở Lào Cai, ơng Hồng Mười ở
Nghệ An.v.v. Sau các ơng Hồng là các Cơ, các Cậu. Các Cơ, các Cậu cũng là

những nhân vật lịch sử, một số vị còn có đền thờ riêng ở các địa phương trong
nước. Ví dụ: Cơ Bơ có đền thờ ở Thanh Hóa, Cậu Út có đền thờ ở Cửa Sót, Hà
Tĩnh…
Như vậy ta có thể hiểu nghi thức thờ cúng trong các đền thờ Thánh Mẫu ở
Việt Nam được gọi là hầu. Chữ hầu này cũng có nghĩa như chữ hầu dùng trong
giao tiếp thường ngày, ví như khi ta nói, hầu ơng, hầu bà, hầu cha, hầu mẹ, hầu
quan… Trong nghi thức thờ cúng ở các đền thờ Thánh Mẫu, chữ hầu này có
nghĩa là hầu Mẫu, hầu Thánh. Khi nói đến chữ hầu là ta nói đến nghi thức thờ
cúng ở trong các đền thờ Thánh Mẫu. Trong đền thờ Thánh Mẫu, thay vì việc
đọc văn thì người hầu Thánh sẽ hát văn. Thay vì việc cúng bái, người hầu
Thánh lại biểu thị bằng các động tác múa – Những động tác múa được bắt nguồn
từ lao động cách điệu theo đời sống lao động thường ngày như múa chèo thuyền,
11


múa đi ngựa, múa gươm, múa đao, múa chăn tằm dệt vải, múa “lên rừng hái lộc
tìm hoa”…
Như vậy, nội dung của nghi thức hầu Thánh lại chính là hát và múa. Đó
là những làn hát, những điệu múa dân gian đã được thời gian thử thách, chọn
lọc và đã tồn tại bền vững nghìn năm trong lịch sử dân tộc, tiếp nối từ đời này
qua đời khác. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, các làn hát, các điệu múa ấy
đã góp phần quan trọng để làm nên các giá trị trong tổng thể tinh hoa văn hóa
cổ truyền của dân tộc. Nghi thức thờ Mẫu là nghi thức thờ cúng rất độc đáo,
rất đặc sắc của văn hóa Việt và cũng chỉ người Việt mới có. Chính vì lẽ đó mà
năm nay, UNESCO đã cơng nhận tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam là di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tuy nhiên, giá trị văn hóa của các nghi thức thờ cúng trong các đền thờ
Thánh Mẫu khơng chỉ có thế. Nghi thức thờ cúng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Việt Nam là một tập hợp bao gồm nhiều giá trị văn hóa tổng hợp. Chẳng hạn,
văn hóa bài trí, văn hóa phục trang, văn hóa ẩm thực…

Về văn hóa ẩm thực trong các cỗ cúng ở các đền thờ, xin nói thêm đơi nét
về “mâm sơn trang” trong lễ nghi thờ Mẫu. Mâm sơn trang là để cúng Mẫu
Thượng Ngàn và 12 Bà Mụ. Trong lễ nghi thờ Mẫu, mâm sơn trang phải bày đủ
sản vật tiêu biểu của rừng và biển như: cơm lam, chè và măng giang, bánh đa,
bánh đúc, bún lá, xôi cẩm, cá luộc, trứng luộc, cua bể, cua đồng, ốc luộc, tôm
luộc, thịt heo nướng, muối vừng, muối lạc, tương ớt, nước chẻo… Người hầu
Mẫu, dâng mâm sơn trang cúng Mẫu, nói chung đều phải cố gắng sắm đủ lễ vật
nói trên. Thoảng hoặc, một đơi người vì lý do nào đó, có lúc làm thiếu đi một
vài món trong các món kể trên thì cũng khơng sao. Theo quy định từ xưa, khi
cúng xong, người hầu Thánh phải đem mâm sơn trang ra để mời khách thập
phương đến dự lễ ăn uống. Người xưa quan niệm rằng, mọi lễ vật thờ Thánh khi
cúng xong phải phát hết cho khách thập phương (gọi là tản lộc). Ai tham lam giữ
lại cho mình là khơng được hưởng phúc lộc Thánh ban.

12


Về trang phục, có thể thấy trang phục của người Việt từ thời thượng cổ
vẫn được bảo tồn, tái hiện gần như nguyên vẹn trong các giá hầu. Mỗi giá hầu
có một bộ trang phục riêng. Mỗi bộ trang phục riêng lại kéo theo một cách ăn
mặc riêng. Cái khăn mỏ quạ khác cái khăn piêu nên cách vấn khăn của các
Chầu, các Mẫu cũng rất khác nhau. Các Mẫu đi giày, đi hia. Các Chầu quấn
chân bằng xà cạp. Cơ Bơ mặc áo trắng, tóc bỏ đi gà. Cơ Cam Đường mặc áo
tứ thân màu nâu tím, chít khăn mỏ quạ, gánh vải đi bán. Nói tóm lại, cân đai,
giày mũ, khuyên vàng, vòng bạc, trâm cài, lược dắt, mỗi người mỗi khác. Trong
đền thờ Thánh Mẫu, có những người chuyên nghề phục trang cho các giá đồng.
Họ rất thơng hiểu về văn hóa lễ nghi trong trang phục truyền thống. Có những
“bản hội” đến đền hầu liệt giá. Chúng ta có thể đếm được 43 giá đồng với 43
cách ăn mặc khác nhau.
Thông thường hiện nay, người hầu Thánh chỉ hầu 12 giá tùy vào “căn

kiếp” của người hầu mà chọn lọc các giá hầu. Trong một cuộc hầu Thánh, người
hát văn hát thỉnh, hát mời cả 43 giá đồng nhưng người hầu tùy ý lựa chọn. Nếu
giá nào khơng hầu thì người hầu đưa tay lên đầu nắm lại, ra hiệu cho người hát
văn biết để hát câu “xe loan Thánh giá hồi cung”. Ngoài ra, hai người chuyên
hầu trà, rượu, thuốc, nước cũng phải học cách rót rượu, dâng trà, cầm hương,
che quạt một cách chính tắc, có bài bản, tuân thủ lễ nghi phong tục cổ truyền
biểu hiện trong từng động tác, từng cử chỉ mang tính văn hóa. Như đã nói, Lễ
nghi thờ cúng trong các đền thờ Thánh Mẫu có nội dung chủ yếu biểu hiện ở
khâu hành lễ. Vào buổi lễ, trước hết, người chủ tế đọc “kinh thỉnh”, “kinh báo
cáo”. “Kinh” này nêu rõ lý do thờ cúng, ai thờ cúng, thờ cúng những ai, với mục
đích gì trong buổi hành lễ này? Nghi thức này được làm rất trang trọng. Có
chiêng trống, có thơng xướng, có chủ tế, phụ tế, có hát thỉnh, hát mời. Lễ này
thường kéo dài 3 tiếng đồng hồ. Có nơi nghi thức đó được làm vào ban đêm, để
đèn nến suốt sáng, rạng ngày hôm sau mới vào cuộc hầu. Vào cuộc hầu, người
hầu xưng tên tuổi danh tính, xin Thánh cho hầu bằng cách “khất âm dương”.
Thường thì người hầu cứ xin mãi cho đến khi được “Thánh chấp thuận”, không
thấy ai bị bỏ dở cuộc hầu. Ở đền thờ Thánh Mẫu, người hầu Thánh không làm
13


việc “cúng bái” như việc cúng đơm trong gia tiên hay nhà thờ họ. Người hầu
hành lễ theo cách “lạy bước”. Đầu tiên, người hầu quỳ xuống, cầm 5 cây hương,
vái 5 vái ở chính điện, 1 vái bên tả, 1 vái bên hữu. Sau đó tiếp tục 5 lễ. Cụ thể:
Người hầu đứng lên, lùi chân trái về phía sau, lùi chân phải ngang chân trái để
định vị. Sau đó đưa chân trái tiến lên, đưa chân phải định vị, vái 5 vái ở chính
điện và 1 vái hai bên tả, 1 vái bên hữu. Tiếp tục tiến lên, lùi lại như vậy 5 lần,
gọi là 5 lễ. Sau khi cử hành 5 lễ, người hầu quỳ xuống, người phục vụ trùm tấm
khăn đỏ lên đầu và những người hát văn bắt đầu hát bài hát văn giá Mẫu. Người
hầu lần lượt hầu các giá Mẫu, giá các Quan lớn, các ơng Hồng, các Cơ, các
Cậu, các Chầu…Những người phục vụ quỳ hai bên tả hữu của người hầu để thay

đổi trang phục, dâng trà nước, nhắc nhở người hầu thực hiện các động tác múa
cho phù hợp với các giá hầu. Sau mỗi giá, người phục vụ (còn gọi là hầu dâng)
nhắc nhở người hầu “phát lộc” cho cung văn và khách thập phương đến dự lễ.
Người hầu Thánh thực hiện các động tác múa cổ truyền được quy định cho từng
giá đồng. Tiếng nhạc ngựa, tiếng gươm khua, tiếng mái chèo quẫy nước vô cùng
sôi động. Đặc biệt hơn cả là điệu múa “lên rừng hái lộc tìm hoa” của Chầu Bà và
Chầu Bé được tất cả mọi người đến dự lễ cùng vỗ tay và hát tập thể. Ánh sáng từ
các cây đăng trên tay của Chầu soi sáng tất cả mọi gương mặt để ban cho họ một
sức khỏe mới, một tinh thần mới, từ uy linh của các Thánh. Hầu như ai đến dự lễ
cũng cảm thấy như bản thân mình vừa được các Mẫu, các Thánh truyền cho ánh
sáng của sự lạc quan, yêu đời, rất lạ lùng và mới mẻ.
6. Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tâm linh của người Việt
* Vai trị trong đời sống văn hóa, chính trị – xã hội
- Việt Nam hiện nay cịn tồn tại nhiều loại hình tín ngưỡng, tơn giáo.
Trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu thu hút rất nhiều người, các sinh hoạt tín ngưỡng
thời gian trước đây diễn ra bán cơng khai, nay với chính sách tự do tín ngưỡng
và tơn giáo của Nhà nước ta thì nó trở nên cơng khai hơn, tự do hơn. Chính vì
thế, vai trị và ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu đối với chính trị – xã hội ngày
càng lớn.
14


- Thực tế cho thấy, nếu một số người trong chúng ta từ một cách nhìn nào
đó coi sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu như một thứ trở lực xã hội gây hao tổn thì
giờ, tiền bạc…mà đi đến bài trừ hoặc cấm đốn một cách thái q loại hình tín
ngưỡng dân gian này, có thể dẫn tới việc vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của
nhân dân. Ngược lại, nếu chúng ta để hiện tượng lợi dụng chính sách tự do tín
ngưỡng và tơn giáo của Nhà nước ta để chống lại Nhà nước, phá hoại sự nghiệp
đoàn kết tồn dân, hoạt động mê tín dị đoan thì điều này cũng ảnh hưởng khơng
nhỏ tới đời sống văn hóa – xã hội, dẫn tới những hậu quả khôn lường.

- Việc thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ cũng có những vai trị tích cực đối
với cộng đồng, cho dù nhiều Mẫu chỉ là một nhân vật huyền thoại nhưng vẫn
mang tính chất hiện thực. Thờ Mẫu đã phản ánh được trong lịch sử văn hóa của
tổ tiên ta là những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và vai trị quan trọng của
người phụ nữ ln có vị trí quan trọng trong gia đình, xã hội và trong đời sống
cộng đồng. Có thể nói: “Người tiểu nơng Bắc Bộ đã sử dụng tơn giáo tín
ngưỡng truyền thống như chỗ dựa tinh thần không thể thiếu qua nhiều thế kỷ ”.
- Tín ngưỡng thờ Mẫu đóng vai trị quan trọng trong việc dung nạp các tín
ngưỡng, tơn giáo khác ở Việt Nam. Góp phần trong truyền thống hịa đồng các
tơn giáo, tín ngưỡng: Thánh, Thần, Phật,…đều phù hộ độ trì cho con người. Tín
ngưỡng thờ Mẫu với tư cách là một tín ngưỡng bản địa, cịn có sự ảnh hưởng
ngược lại đối với tôn giáo ngoại nhập như Phật giáo, Cơng giáo,…
- Tín ngưỡng thờ Mẫu cịn có vai trị là liên kết tinh thần giữa những
người có cùng một niềm tin vào các “Mẫu”, người ta có thể liên kết với nhau đôi
lúc rất chặt chẽ trên nhiều phương diện ngay cả khi họ khơng cùng ý thức chính
trị. Bởi vì, bản thân tín ngưỡng này đã có sức mạnh cố kết tinh thần mạnh mẽ.
Sự cố kế ấy được nâng lên nhờ sự “linh thiêng” của các “Mẫu” và các thần trong
tín ngưỡng thờ Mẫu. Nếu tổ chức tốt các sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ở các
vùng, các địa phương sẽ làm tăng cường tình đồn kết, cảm thông lẫn nhau một
cách sâu sắc hơn giữa các thành phần và các tầng lớp khác nhau trong xã hội.

15


- Những giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng được xem là có vai
trị, vị trí vơ cùng quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng, nếu gạt bỏ những tiêu
cực thì tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần đáng kể cho bản sắc văn hóa Việt Nam:
Từ truyền thuyết, văn chầu, trang phục trong điện thần đều là nét độc đáo về văn
hóa, nghệ thuật. Ngồi ra, bên cạnh hát chầu văn theo nhạc điệu cịn có múa
đồng. Đó là những di sản văn hóa dân tộc rất quý giá cần được đánh giá đúng

mực, cần bảo tồn và phát triển.
* Vai trò trong đời sống tinh thần và đạo đức truyền thống
- Khi xã hội phát triển tồn diện thì cuộc sống của nhân dân lao động cũng
không ngừng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Trong đó, tín ngưỡng cũng
trở nên khơng thể thiếu được đối với một bộ phận cư dân có nhu cầu trong đời
sống tâm linh của họ. Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng là một nhu cầu thuộc đời sống
tinh thần của một số người.
- Từ việc nghiên cứu khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống của
tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc bộ đã cho thấy vai trò của phần “lễ” và
phần “hội” trong xã hội ngày nay là là rất to lớn. Ngoài việc chấn hưng nền văn
hóa dân tộc, nó cịn lưu truyền những tinh hoa văn hóa giàu bản sắc địa phương,
có tính chất vùng miền…vốn có từ xa xưa do cha ông để lại cho con cháu sau
này. Nó giúp cho thế hệ con cháu đời sau nhớ về cội nguồn lịch sử dân tộc, ca
ngợi Mẹ khởi thủy, Mẹ dạy nghề. Bởi vì các Mẹ là anh hùng văn hóa, anh hùng
dân tộc. Ý thức về cộng đồng cũng được củng cố thêm trong lễ hội của tín
ngưỡng thờ Mẫu.
- Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, cái đẹp của lễ hội là đề cao và khuyến khích
chính những phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng được thể hiện qua các nhân vật
được cử lễ. Các hình tượng nhân vật trong tín ngưỡng thờ Mẫu thực chất là tinh
hoa và thể hiện khát vọng của cộng đồng tích tụ lại trong đấy mà thôi.

16


- Tín ngưỡng thờ Mẫu cịn là nơi gửi gắm niềm tin, hy vọng, là chỗ dựa
tâm linh cho một bộ phận dân cư khi họ tin và đi theo thứ tín ngưỡng này. Ngồi
ra, lễ hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu cịn mang tính thiêng liêng, phản ánh tình
cảm, sự ngưỡng mộ về vai trò của người mẹ trong các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Trong sinh hoạt của tín ngưỡng thờ Mẫu đã giúp liên kết mọi người, thậm
chí vượt ra khỏi giới hạn của tư tưởng định kiến tôn giáo hoặc sự cục bộ địa

phương để cùng hướng về một đối tượng linh thiêng, với một lễ hội thống nhất.
Nó cịn phát khởi mối thiện tâm trong mỗi con người trong các mối quan hệ xã
hội.
- Biểu tượng của các Mẫu được thờ ở đồng bằng Bắc bộ bao giờ cũng
mang một ý chí kiên cường, sức mạnh tổng hợp để chiến thắng giặc ngoại xâm,
thiên tai nhằm xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đây chính là nét đẹp truyền thống
của người Việt Nam. Vai trị và ảnh hưởng của tín ngưỡng và lễ hội trong tín
ngưỡng thờ Mẫu cịn được thể hiện qua cách ứng xử, tấm lòng, tâm hồn thật đẹp
của các nhân vật được tôn thờ, nhất là những cái đẹp của người phụ nữ Việt
Nam là một biểu tượng cần được đề cao và luôn ghi nhớ.
- Thực tế, khi một ai đó bước chân vào những nơi thờ tự họ đều nghĩ rằng
đây là chốn linh thiêng. Cho nên, tín ngưỡng có thể khơi dậy tính lương thiện và
bản chất chân thành của con người vì họ muốn thể hiện sự tốt đẹp của mình
trước những vị thần linh.
- Khi con người tin vào một tín ngưỡng hay một tơn giáo nào đó thì người
ta tin rằng với khơng gian và thời gian linh thiêng đó, mọi lời cầu xin sẽ được
thiêng hóa vì đã có các thánh chứng giám. Họ tin vào điều đó, có thể đời họ
chưa thực hiện được, nhưng đời con cháu họ sẽ đạt được. Trong chiều sâu tâm
thức của con người, niềm tin đã đánh thức và thúc giục họ đến một nhu cầu hiện
thực hóa những đối tượng họ tin dưới dạng lý tưởng nhất. Mặt khác, người Việt
luôn tâm niệm rằng con cái được hưởng phúc từ người mẹ nên có câu “phúc đức
17


tại mẫu”. Vì vậy tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp một phần vào việc giáo dục và
hướng con người đến với Chân – Thiện – Mỹ. Và tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng
bằng Bắc bộ là một loại hình tín ngưỡng dân gian gắn liền với tập tục, truyền
thống văn hóa đạo đức của người Việt Nam.
* Vai trị trong q trình hội nhập kinh tế và văn hóa
- Chúng ta đã biết, giữa văn hóa với kinh tế - xã hội có một mối quan

hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, Đảng ta đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội”.
- Với những định hướng trên, chúng ta đã đặt Việt Nam trong bối
cảnh: “Thế giới đã bước vào nền văn minh mới, văn minh trí tuệ, cịn văn hóa
khơng chỉ gắn với phát triển mà cịn có khả năng điều tiết sự phát triển đúng
hướng”.
- Khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đây cũng là điều kiện
để cho sự tích hợp và phát huy mọi tiềm năng văn hóa tinh thần vốn có của dân tộc,
là tiền đề cho sự mở rộng mọi mối quan hệ tiếp xúc, giao lưu, hội nhập văn hóa
giữa các vùng, miền trong và ngồi nước. Con người có cơ hội bày tỏ những tâm tư
nguyện vọng của mình, vừa được giao lưu tình cảm với cộng đồng… Nhưng xuất
hiện cùng lúc này là hàng loạt vấn đề đặt ra do cơ chế thị trường đem lại.
- Xu hướng “thương mại hóa” lại ảnh hưởng đến lễ hội dân gian của loại
hình thờ Mẫu. Ảnh hưởng của kinh tế thị trường còn bộc lộ đến một số người
dân sở tại nơi có đền, phủ, miếu thờ Mẫu. Họ đến với Mẫu khơng cịn xuất phát
từ nhu cầu tâm linh mà bởi nhu cầu kinh tế.
- Thực tế, trong thời đại ngày nay khi mà xu hướng quốc tế hóa, tồn cầu
hóa đang phát triển ở nước ta, hiện đang có nguy cơ lãng quên hoặc khơng quan
tâm đến những giá trị của tín ngưỡng truyền thống, những sự kiện lịch sử của
18


dân tộc mà ông, cha đã để lại. Đây là lúc cần phát huy vai trị, ảnh hưởng của tín
ngưỡng dân gian nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng vào phần “lễ” và
“hội” để mọi người cùng tham gia những lễ hội đó. Hạn chế những tác động và
du nhập của văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng ngoại lai có hại cho sự phát triển văn
hóa của dân tộc ta. Từ đó, giáo dục lịng u nước, truyền thống lịch sử, văn
hóa, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ con cháu và mọi người
dân.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang được thực hiện,
nền kinh tế nước ta đã phần nào khởi sắc. Nhưng một hiện tượng khá nổi bật mà
rất nhiều người quan tâm, ngay cả những quốc gia được coi là phát triển cũng
khơng tránh khỏi đó là sự chênh lệch khá lớn giữa những người được coi là giàu
có và những người cịn q nghèo. Sự bất bình đẳng đó thường ngày là khoảng
cách giữa mọi người có thể tách biệt về thân phận, địa vị xã hội, các thành phần
kinh tế… Nhưng với những người tin và đi theo tín ngưỡng thì khi vào đền, phủ,
miếu, chùa đứng trước ban thờ, điện thờ, trước những làn khói hương thì mọi
người đều bình đẳng, dân chủ, khơng có sự phân biệt.
7. Ý nghĩa
- Đối với tín ngưỡng thờ Mẫu, người Việt thường mang đến một tính chất
bản địa và nguyên thủy. Bởi vì, chế độ mẫu hệ đã được thành lập từ thời xa xưa.
Đối với chế độ này, người giữ vai trò quan trọng và lớn nhất trong gia đình chính là
người mẹ, người phụ nữ hay người vợ. Đề cao vai trị, vị trí của người phụ nữ trong
xã hội: quyền năng sản sinh, bảo trữ và che chở; tạo ra môi trường xã hội nơi gửi
gắm tâm tư nguyện vọng, sinh hoạt văn hoá cho người phụ nữ (đền, phủ, điện).
- Giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu là cái tâm hướng thiện, bởi mỗi
người mẹ đều dạy con sống hướng thiện; là sự biết ơn Mẹ và cao hơn hết là
biết ơn những người có cơng với dân, với nước; đồng thời cịn là sự tơn kính,
hịa đồng với thiên nhiên.
- Đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người: niềm tin vào các vị thánh, các
19


thánh Mẫu. Do đó, trong những ngơi chùa từ thời xa xưa, ngồi việc bài trí thờ
Thần Phật cịn có thêm bàn thờ Mẫu. Từ đó, tín ngưỡng thờ Mẫu đã bắt đầu ăn sâu
vào trong tiềm thức của người Việt và mang ý nghĩa lớn tưởng nhớ đến cội nguồn.
- Tín ngưỡng thờ Mẫu rất hiện sinh (cầu mong sức khỏe, may mắn, tài
lộc), các vị thần trong đạo Mẫu đều là các vị Phúc thần. Sức mạnh và ý nghĩa
từ tín ngưỡng Thờ Mẫu chính là thỏa mãn đáp ứng nhu cầu và khát vọng của

con người về sức khỏe, bình an, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn… hướng
con người ta đến với lòng từ bi chưng ái, là nền tảng từ phía đạo đức xã hội,
nguyên tắc ứng xử giữa người với người.
- Hầu đồng là một giải pháp trị liệu tích cực, giúp con người khắc phục
bệnh tật và tái hòa nhập cộng đồng; sự chuyển đổi thân phận. Thông qua những
nghi lễ hầu đồng và những yếu tố dân gian như trang phục, âm nhạc, hát chầu
văn, múa, diễn xướng dân gian,... đặc trưng tính tương tác cao giữa người
thực hiện nghi lễ - thầy đồng và những người dự hầu để gửi gắm, miêu tả
những mong muốn, khát vọng gửi tới với thần linh những đấng tối cao.
- Tín ngưỡng thờ Mẫu - sự tích hợp các giá trị văn hố nghệ thuật: văn học
dân gian (bài văn chầu, huyền thoại, truyền thuyết, thơ giáng bút...), nghệ thuật diễn
xướng, nghệ thuật tạo hình, kiến trúc thờ tự, nghi thức nghi lễ và lễ hội sinh hoat văn
hố mang tính cộng đồng.
- Tiêu cực: sự cuồng si mông muội, bị lợi dụng theo kiểu “bn thần bán
thánh”, phơ trương, lãng phí tiền của.

20


KẾT LUẬN
Lễ nghi thờ Mẫu là lễ nghi của người Việt Nam thờ Thánh Việt Nam theo tín
ngưỡng Việt Nam. Lễ nghi và tín ngưỡng này có từ thời Mẫu hệ, được lưu
truyền, kế thừa và phát triển trong tiến trình lịch sử lâu dài của dân tộc. Cũng
theo tiến trình lịch sử, Thánh Việt Nam ngày một nhiều thêm, đền thờ Thánh
cũng tăng dần theo lịng tơn kính của nhân dân với các anh hùng dân tộc, người
có cơng với dân, với nước. Vì thế đền thờ Thánh Mẫu ở Việt Nam được coi là là
bảo tàng văn hóa sống động, đa chiều, đa dạng. Nghi thức thờ cúng ở trong đền
thờ Thánh Mẫu là hầu. Nó là nghi thức thờ cúng rất đặc sắc, rất có văn hóa trong
việc nghiên cứu, kế thừa, phát triển. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ phong tục cổ
truyền tốt đẹp của dân tộc, đền, chùa cịn có những đóng góp rất quan trọng

trong việc hấp dẫn khách tham quan du lịch. Việt Nam muốn là “điểm đến của
thiên niên kỷ mới” càng cần phải nghiên cứu, kế thừa lễ nghi thờ cúng trong các
đền Thánh Mẫu nhất là khi tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu của chúng ta đã được cả
thế giới công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Việt Nam trên thực tế vẫn có
hàng ngàn đền thờ Thánh. Lễ nghi thờ cúng trong các đền thờ vẫn còn nhiều tùy
tiện. Vậy nên cần một sự quan tâm nghiên cứu hơn nữa đến các vấn đề này để
nghi thờ cúng trong tín ngưỡng thờ Mẫu phát huy giá trị của nó, cao hơn, xứng
tầm với một di sản văn hóa q hiếm được cả nhân loại cơng nhận.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Ngọc Khánh (2012), Tục thờ thánh Mẫu ở Việt Nam, Nxb Văn hóa –
Thơng tin, Hà Nội.
2. Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam, Tập 1,2, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
3. />4. />%E1%BA%ABu_h%E1%BB%87
5. />%E1%BA%ABu_quy%E1%BB%81n
6. />7. />8. />9. />10. />%E1%BB%9D_M%E1%BA%ABu_Vi%E1%BB%87t_Nam#C%C3%A1c_d
%E1%BA%A1ng_th%E1%BB%A9c_th%E1%BB%9D_M%E1%BA%Abu
11. />%20v%E1%BA%ADy%20h%E1%BA%A7u%20h%E1%BA%BFt%20c
%C3%A1c%20%C4%91i%E1%BB%87n%20M%E1%BA%ABu%20th
%C6%B0%E1%BB%9Dng,t%E1%BB%A5%20ph%C3%BAc%2C%20nh
%E1%BB%AFng%20mong%20l%C3%A0m%20%C4%83n%20ph%C3%A1t
%20%C4%91%E1%BA%A1t



×