Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

TIÊU LUẬN THỐNG kê “ Phân tích phương pháp đánh giá tình hình hoạt động của Cơ quan điều tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.93 KB, 7 trang )

A. Lời mở đầu
Quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được bảo vệ và được đảm bảo trong suốt
quá trình tố tụng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của Cơ quan điều tra. Vì vậy,
pháp luật ln đòi hỏi hoạt động của Cơ quan điều tra phải tuân thủ triệt để các quy
định của pháp luật. Nhận thức được nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Cơ quan
điều tra đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, tạo môi trường ổn định cho sự
phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an
tồn xã hội. Tuy nhiên, tình trạng oan sai trong suốt quá trình điều tra, bắt, giam
giữ vẫn còn tồn tại. Trước các tồn tại, hạn chế đó địi hỏi phải thường xun tiến
hành các hoạt động đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động của Cơ quan điều
tra. Do đó, tơi xin chọn đề tài “ Phân tích phương pháp đánh giá tình hình hoạt
động của Cơ quan điều tra” nhằm làm rõ các ưu điểm cần phát huy và các khuyết
điểm cần hồn thiện để nâng cao hoạt động đấu tranh, phịng chống tội phạm của
Cơ quan điều tra.
B.
I.

Nội dung
Khái niệm

Phương pháp đánh giá tình hình hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra là việc
phân tích những chỉ tiêu, số liệu theo từng khâu cụ thể nhằm đánh giá hiệu quả,
chất lượng giải quyết công việc của Cơ quan điều tra trong hoạt động điều tra.
Những chỉ tiêu, số liệu sử dụng để phân tích dựa trên nhiệm vụ và quyền hạn và
trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên trong
vụ án hình sự được quy định cụ thể tại điều 34, điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự
2015 và điều 52, điều 53 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 nhằm đánh
giá chi tiết và bao quát nhất tình hình hoạt động của Cơ quan điểu tra.
II.

Các chỉ tiêu phân tích tình hình hoạt động của Cơ quan điều tra




Căn cứ theo Bộ luật tố tụng hình sự mà tập trung ở các điều 34 và điều 35 Bộ luật
tố tụng hình sự và theo luật tổ chức Cơ quan điều tra 2015 có thể xác định một số
chỉ tiêu chủ yếu đánh giá hiệu quả, chất lượng hoạt động của Cơ quan điều tra.
Việc sử dụng tỷ lệ trong việc thống kê các chi tiêu đem lại mang tính bao quát,
đem lại hiệu quả cao trong việc đánh giá hoạt động của Cơ quan điều tra. Đặc biệt
là việc thống kê các mặt hạn chế, tỷ lệ càng cao thì tình hình hoạt động của Cơ
quan điều tra càng thấp và ngược lại.
Hiệu quả của hoạt động điều tra là khả năng giải quyết công việc trong giai đoạn
điều tra. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra thông qua
hoạt động điều tra các vụ án hình sự, bao gồm các chỉ tiêu sau :1
+, Tỷ lệ số vụ việc đã xác minh trên tổng số tin tố giác, tin báo về tội phạm đã
nhận được. Tỷ lê này càng cao, càng chứng tỏ các Cơ quan điều tra đã rất nỗ lực,
tích cực tiến hành điều tra, xử lý các thơng tin ban đầu về hành vi phạm tội. Khâu
giải quyết tin báo là khâu đầu tiên trước khi bắt đầu quá trình tố tụng. Trên cơ sở
tiếp nhận tin báo, tố giác, cơ quan có thẩm quyền xác định có dấu hiệu tội phạm
hay không để quyết định việc khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự, bảo đảm
mọi hành vi phạm tội, người phạm tội đều được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng
pháp luật.
+, Tỷ lệ số vụ án hoàn thành kết luận điều tra trên tổng số vụ án phải điều tra. Tỷ
lệ này càng cao, chứng tỏ việc phối hợp, tổ chức thực hiện việc điều tra bảo đảm
các tài liệu, chứng cứ cần thiết để thực hiện việc truy tố, xét xử.

1 Trang

91. Giáo trình Thống kê tư pháp hình sự Trường Đại học kiểm sát Hà Nội,

2015, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật



+, Số lượng vụ án điều tra trên một điều tra viên. Căn cứ vào số liệu trên, có thể
xác định được hiệu quả làm việc của một điều tra viên, việc phân công giải quyết
của Thủ trưởng cơ quan điều tra. Tuy nhiên ,điều tra vụ án là một hoạt động nghiệp
vụ phức tạp, thời gian hoàn thành kết luận điều tra trong nhiều vụ án phức tạp
thường phải gia hạn điều tra nên cần phải tính đến những vụ án phức tạp, kéo dài.
+. Mức độ gia tăng số vụ án đã điều tra khám phá. Đây là chỉ tiêu phản ánh mức
độ gia tăng số vụ án đã được Cơ quan điều tra giải quyết so với các năm trước. Tỷ
lệ này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra.
+, Số vụ án tồn đọng. Số vụ án còn tồn đọng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
hiệu quả hoạt động. Lý do án tồn đọng do các yếu tố khách quan như vụ việc phức
tạp, địa bàn rộng, nhiều bị can,… hoặc do các yếu tố chủ quan như hiệu quả giải
quyết của Cơ quan điều tra chưa bám sát, bỏ lọt tội phạm, thiếu chứng cứ dẫn đến
án tồn đọng. Tỷ lệ này càng thấp càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động của Cơ quan
điều tra càng cao.
+, Số vụ án chưa bắt được người thực hiện hành vi phạm tội. Việc bắt người thực
hiện hành vi phạm tội là khâu cơ bản nhằm xử lý trách nhiệm hình sự, bồi thường
dân sự trong vụ án hình sự. Việc để người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn gây
khó khăn cho cơng tác điều tra, truy tố, xét xử. Số liệu này càng cao càng chứng tỏ
hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra càng thấp
+, Số vụ án chưa thu hồi được tài sản bị xâm hại. Việc xử lý, giải quyết vụ án
hình sự nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng
dân. Ngồi việc xử lý trách nhiệm hình sự với hành vi phạm tội thì cần chú trọng
việc giải quyết, bồi thường, thu hồi tài sản bị xâm hại. Hiện nay, đặc biệt là những
vụ án liên quan đến kinh tế, chức vụ ngày càng phức tạp, thiệt hại đến con số hàng


nghìn tỷ do vậy việc thu hồi được tài sản bị xâm hại rất quan trọng. Số liệu này
càng cao, chứng tỏ hiệu quả của Cơ quan điều tra càng thấp.
Khi hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra về từng mặt càng cao thì nâng cao

chất lượng hoạt động của Cơ quan điều tra. Từ đó, tạo niềm tin cho nhân dân, góp
phần giữ vững an ninh, trật tự trị an.
-

Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của Cơ quan điều tra2

Chất lượng hoạt động của Cơ quan điều tra là chỉ tiêu phản ánh tính chính xác
trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Tính chính xác phụ thuộc phần
lớn vào năng lực, trình độ cũng như kỹ năng, kinh nghiệm, chiến thuật của điều tra
viên. Ngoài ra, chất lượng của hoạt động điều tra cũng phụ thuộc vào sự tiến bộ
của khoa học kỹ thuật, việc đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ quá trình
điều tra. Để đánh giá chất lượng hoạt động của Cơ quan điều tra, có thể sử dụng
một số chỉ tiêu sau :
+, Tỷ lệ số vụ giải quyết không đúng thẩm quyền trên tổng số vụ đã giải quyết;
Việc giải quyết không đúng thẩm quyền có thể dẫn tới sai sót trong việc điểu tra,
thu thập chứng cứ, phản cung khi tiến hành tố tụng. Đồng thời, gây mất thời gian,
kéo dài hoạt động điều tra vụ án. Do vậy, tỷ lệ này càng cao, chất lượng hoạt động
của cơ quan điều tra càng thấp
+, Tỷ lệ số vụ giải quyết quá hạn trên tổng số vụ việc đã giải quyết. Việc giải
quyết q hạn ngồi việc vi phạm trình tự tố tụng còn khiến hoang mang, bức xúc
trong dư luận. Việc tích lũy, kéo dài các vụ án sẽ làm giảm hiệu quả của các năm

2

Trang 93. Giáo trình Thống kê tư pháp hình sự Trường Đại học kiểm sát Hà Nội,

2015, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật


tiếp theo. Tỷ lệ này càng cao, chất lượng hoạt động của Cơ quan điều tra càng thấp

và ngược lại.
+. Tỷ lệ số lệnh, quyết định trong tố tụng của Cơ quan điều tra vi phạm về thời
hạn, trình tự, thủ tục, thẩm quyền,… ( từ Điều 110 đến Điều 155 Bộ luật tố tụng
hình sự) trên tổng số lệnh, quyết định trong tố tụng của Cơ quan điều tra. Hành vi,
lệnh, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra có tác động trực tiếp đến bị can, bị
hại, … Do đó, các vi phạm trên ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của Cơ quan
điều tra.
+, Số lần vi phạm trong các hoạt động điều tra ( vi phạm trong thực hiện điều tra,
nhận dạng, trưng cầu giám định, trong hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm
chứng, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trong bảo quản và xử lý vật
chứng, trong việc ra quyết định truy nã, trong cấp giấy chứng nhận bào chữa, vi
phạm về thời hạn điều tra, vi phạm trong hợp tác quốc tế về hoạt động tố tụng … )
của bình qn một cán bộ Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành các hoạt động
điều tra. Qua việc đánh giá bình quân của một cán bộ Cơ quan điều tra vi phạm sẽ
cụ thể hơn nguyên nhân vi phạm : Kĩ năng, …. Từ đó, có thể đề ra các hướng khắc
phục vi phạm.
+, Tỷ lệ số vụ án Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố
bị can khơng căn cứ pháp luật ( Điều 109, 112, 123 Bộ luật tố tụng hình sự ), hủy
bỏ quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can khơng có
căn cứ ( Điều 106, 109, 112, 127 Bộ luật tố tụng hình sự ), hủy quyết định nhập,
tách vụ án hình sự để điều tra làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan
của vụ án ( Điều 112, 117 Bộ luật tố tụng hình sự ) trên tổng số quyết định khởi tố
vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can.


+, Tỷ lệ số vụ bị Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ
quan điều tra ( Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự ) trên tổng số quyết định khơng
khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra. Tỷ lệ số vụ bị Viện kiểm sát ra quyết định hủy
bỏ quyết định khởi tố vụ án của các cơ quan điều tra trên tổng số quyết định khởi
tố vụ án của Cơ quan điều tra;

+, Tỷ lệ số bị can bị Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối
với bị can khơng có căn cứ trên tổng số quyết định đình chỉ điều tra vụ án của Cơ
quan điều tra;
+, Tỷ lệ số bị can bị Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ
điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can của Cơ quan điều tra không có căn cứ
( Điều 160 Bộ luật tố tụng hình sự );
+, Tỷ lệ số vụ không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm trên tổng số
vụ án đã khởi tố;
+, Tỷ lệ số vụ án bị Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung trên tổng số vụ án đã
có kết luận điều tra;
+. Tỷ lệ những vi phạm khác trong hoạt động tố tụng của Cơ quan điều tra bình
quân một cán bộ điều tra.
Viện kiểm sát với nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp đảm bảo khơng bỏ lọt tội phạm, oan sai. Mục đích cuối của các khâu điều tra
là việc ra các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, kết luận điều tra để xác định
các chứng cứ, giải quyết vụ án đúng người, đúng tội. Tỷ lệ trên càng cao chứng tỏ
chất lượng điều tra của Cơ quan điều tra càng thấp, bỏ lọt tội phạm, oan sai và
ngược lại.


Từ những chỉ tiêu trên khi tiến hành tổng hợp, xử lý, đánh giá các số liệu, việc
thống kê, phân tích các tiêu chí nhằm đưa ra được các ưu điểm, khuyết điểm còn
tồn tại bằng một số phương pháp như sử dụng số tuyệt đối, số cơ cấu tương đối, số
bình qn,…. Qua đó, đưa ra các phương án giải quyết, khắc phục các nhược điểm
đồng thời phát huy những điểm mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh và
phịng chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội,
mang lại niềm tin cho nhân dân, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế,
hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặc biệt trong bối cảnh tình hình tội
phạm diễn biến phức tạp, với tính chất, mức độ nghiêm trọng.
C.


Kết luận

Qua việc phân tích phương pháp đánh giá tình hình hoạt động của Cơ quan điểu
tra có thể đưa ra được các nhận xét về các mặt tích cực, tiêu cực cịn tồn tại trong
hoạt động điều tra, hướng khắc phục. Từ đó đảm bảo vai trò của Cơ quan điều tra
là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời
phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh
có hiệu quả với các loại tội phạm.
D. Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình Thống kê tư pháp hình sự Trường Đại học kiểm sát Hà Nội, 2015, NXB
Chính trị Quốc gia – Sự thật



×