Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

tiểu luận kinh tế môi trường vận dụng cơ sở lý luận để tìm hiểu thực trạng tác động của phát triển đến môi trường tại quê em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.4 KB, 12 trang )

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

BÀI KIỂM TRA MÔN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
Tổng số trang: 10

ĐỀ BÀI:
Vận dụng cơ sở lý luận để tìm hiểu thực trạng tác động của phát triển đến môi
trường tại Hà Tĩnh.
Giảng viên: Nguyễn Ngọc Lan

1


KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

MỤC LỤC
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỀN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
PHÁT TRIỂN ĐẾN MÔI TRƯỜNG.....................................................................3
1.1. Lý thyết chung về môi trường và phát triển..................................................3
1.1.1. Môi trường............................................................................................3
1.1.2. Phát triển...............................................................................................3
1.2. Các tác động của phát triển đến môi trường..................................................4
1.2.1. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên...........................5
1.2.2. Thải chất thải vào môi trường...............................................................5
1.2.3. Tác động trực tiếp vào tổng thể môi trường..........................................6
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐẾN MÔI
TRƯỜNG TẠI HÀ TĨNH.......................................................................................6
2.1. Một số vấn đề về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Hà Tĩnh...............6
2.2. Thực trạng tác động của phát triển đến môi trường tại Hà Tĩnh...................7
2.2.1. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên...........................7
2.2.2. Thải chất thải vào môi trường...............................................................8


2.2.3. Tác động trực tiếp vào tổng thể mơi trường..........................................9
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH HÀ
TĨNH ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP.............................................................11
3.1. Những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ môi trường........................11
3.2. Tồn tại, hạn chế...........................................................................................11
3.3. Đề xuất một số giải pháp.............................................................................12

2


PHẦN 1:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỀN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
PHÁT TRIỂN ĐẾN MÔI TRƯỜNG

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

1.1.

Lý thuyết chung về môi trường và phát triển

1.1.1. Môi trường
Môi trường của một sự vật, một hiện tượng nào đó là tổng hợp các điều kiện bên
ngồi có ảnh hưởng tới sự tồn tại và biến đổi của sự vật, hiện tượng đó.
Mơi trường sống (living environment) là tổng hợp các điều kiện bên ngồi có
ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của các cơ thể sống.
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện bên ngoài (vật lý, hoá
học, sinh vật và xã hội) bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của cá
nhân và cộng đồng con người.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014:

“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
Phân loại môi trường:
-

Theo thành phần mơi trường
Mơi trường khơng khí
Mơi trường đất
Mơi trường nước
Mơi trường sinh vật

-

Theo quy mơ
Mơi trường tồn cầu
Mơi trường khu vực
Môi trường quốc gia
Môi trường vùng
Môi trường địa phương

1.1.2. Phát triển
a) Khái niệm và mục đích
Khái niệm:
Phát triển là quá trình nâng cao về đời sống vật chất và tinh thần của con
người, bằng cách nâng cao sản xuất, tăng cường chất lượng và các hoạt động văn
hoá xã hội.
Mục đích:
Trong phạm vi một cộng đồng dân cư, đặc biệt là một quốc gia, một quá trình
phát triển muốn được xem là sự phát triển lành mạnh, hài hoà và tích cực, thì u
cầu q trình phát triển đó phải đảm bảo cho mọi thành viên cộng đồng, dù sống ở

đâu, có địa vị xã hội như nào, đều phải đạt được:
- Có tuổi thọ cao, đa số phải đạt tuổi thọ trung bình và tiếp cận tuổi thọ trung
bình cao của các nước tiên tiến.
- Có đầy đủ tài ngun, hàng hố, dịch vụ theo mức sống trung bình của cộng
đồng mà không phải lao động quá cực nhọc.

3


- Đều có trình độ học vấn cao, được thụ hưởng các thành tựu về văn hoá, xã
hội và tinh thần.
- Được sống trong một môi trường trong lành, sạch đẹp, được hưởng các
quyền cơ bản của con người, được đảm bảo an ninh, an tồn, khơng bạo lực…
b) Thước đo đánh giá trình độ phát triển
Chọn lọc lấy giá trị cốt lõi của các yêu cầu về y tế, văn hố, giáo dục, an ninh,
mơi trường…Liên Hợp quốc xây dựng các chỉ tiêu cơ bản sau:
Chỉ số tăng trưởng kinh tế:
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt động của nền
kinh tế trong một kỳ nhất định (thường là năm) so với kỳ gốc.
- Các thước đo tăng trưởng kinh tế:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tổng thu nhập quốc dân (GNI)

Chỉ số phát triển con người:
- Chỉ số phát triển con người (HDI – Human development index) là thước đo
tổng hợp về sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay vùng lãnh thổ trên các
phương diện: thu nhập (thể hiện qua GDP bình quân đầu người), tri thức (thể hiện
qua chỉ số học vấn) và sức khoẻ (thể hiện qua tuổi thọ bình quân) của con người.

KINH TẾ MƠI TRƯỜNG


Nhóm nước phát triển cao: HDI ,8
Theo chỉ số HDI

Nhóm nước phát triển trung bình: 0,5 < HDI < 0,8
Nhóm nước phát triển thấp: HDI

GDP xanh:
- GDP xanh là một chỉ số đánh giá chất lượng tăng trưởng và phát triển bền
vững của nền kinh tế.
GDP xanh =

GDP truyền
thống

_

Thất thốt
của TNTN

_

Chi phí ơ nhiễm
Biến đổi khí hậu

Trong đó:
Thất thốt TNTN: giảm sản phẩm/chất lượng và diện tích rừng, đất sản xuất,
đất dự trữ, hệ động thực vật, nguồn gen, hệ sinh thái,…
Chi phí ơ nhiễm biến đổi khí hậu: sức khoẻ cộng đồng, cung cấp nước, trồng
trọt, thuỷ sản, hạn hán, thiên tai,…

1.2.
Các tác động của phát triển đến mơi trường
Q trình phát triển thường tạo ra ba tác động cơ bản tới môi trường:

4


KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

Khai thác, sử
dụng TNTN

Tác động trực
tiếp vào môi
trường

Thải chất thải
vào môi trường
Phát triển

1.2.1. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là đầu vào cho quá trình sản xuất và là một trong những
yếu tố nguồn lực quan trọng của quá trình phát triển. Hoạt động sống và quá trình
phát triển của con người chính là q trình liên tục khai thác, sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Cùng với thời gian, dân số tiếp tục gia tăng, nhu cầu ngày một đa
dạng hơn, thì lúc đó tác động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng sẽ tăng
lên không ngừng.
Ngoài ra, bản chất của việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên là việc
lấy bớt đi các yếu tố tốt, hữu ích từ mơi trường, nên nếu mức độ phục hồi, tái tạo của
thiên nhiên không đủ sức bù lại phần đã khai thác, sử dụng thì chất lượng môi trường

chắc chắn sẽ xuống cấp, tất yếu sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, đe doạ
nghiêm trọng đến chức năng cung cấp tài nguyên thiên nhiên của môi trường.
1.2.2. Thải chất thải vào môi trường
Trong tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, trong đời sống,
sinh hoạt và trong mọi hoạt động khác của xã hội, con người luôn thải vào môi
trường nhiều loại chất thải khác nhau. Loại chất thải thải vào môi trường vừa đa
dạng, vừa độc hại cao…chính là các chất thải của q trình sản xuất, mà nhất là
các chất thải cơng nghiệp. Bên cạnh đó, con người trong đời sống, sinh hoạt và các
hoạt động xã hội cũng thải ra rất nhiều chất thải sinh hoạt.
Ngoài ra, bản chất của việc thải các loại chất thải vào mơi trường, chính là
việc đưa vào mơi trường các loại chất xấu, đã khơng cịn giá trị hữu ích, mà lại
cịn có ảnh hưởng xấu đến các thành phần khác của môi trường. Nên nếu tổng
lượng chất thải thải vào môi trường vượt quá khả năng chịu đựng, hấp thụ, trung
hồ của mơi trường thì lúc đó các loại chất thải sẽ tồn đọng lại, dẫn đến nguy cơ
suy thối mơi trường, làm suy giảm, thậm chí triệt tiêu chức năng là nơi chứa
đựng, hấp thụ và trung hồ chất thải của mơi trường.
5


1.2.3. Tác động trực tiếp vào tổng thể môi trường
Trong q trình tồn tại và phát triển, con người khơng chỉ sử dụng và thích
nghi với các điều kiện tự nhiên mà còn cải tạo thiên nhiên, biến đổi các cảnh quan
thiên nhiên thành các cảnh quan văn hoá, các hệ sinh thái tự nhiên thành các hệ
sinh thái nhân tạo, tạo dựng những điều kiện mới nhằm thoả mãn nhu cầu ngày
càng cao của con người.
Những tác động trực tiếp vào tông thể môi trường bao gồm:
- Tác động tích cực: làm thay đổi mơi trường theo hướng đẹp hơn, có lợi hơn
- Tác động tiêu cực: làm thay đổi môi trường theo hướng xấu đi, gây thiệt hại
đến môi trường.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐẾN MÔI

TRƯỜNG TẠI HÀ TĨNH
2.1. Một số vấn đề về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Hà Tĩnh

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

(Nguồn: hatinh.gov.vn)
Năm 2021 là năm đầu của nhiệm kỳ, năm có ý nghĩa quan trọng trong thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, một năm là điểm tựa, là bản lề
cho 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Tuy
nhiên, nhìn lại trong năm vừa qua, việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh diễn ra trong điều kiện cịn nhiều khó khăn, thách
thức. Tình hình quốc tế, trong nước tiếp tục có những biến động lớn, nhất là đại dịch
Covid -19 vẫn chưa được kiểm sốt; giá chi phí đầu vào tăng trong khi thị trường
tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ thiếu ổn định; một số hoạt động trên các lĩnh
6


vực kinh tế - xã hội bị ngưng trệ; một số ngành, lĩnh vực của nền kinh tế bị ảnh
hưởng nặng nề; ảnh hưởng lớn đến tâm lý và đời sống của nhân dân.
2.2. Thực trạng tác động của phát triển đến môi trường tại Hà Tĩnh
2.2.1. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Trong những năm gần đây, chỉ riêng để đáp ứng các đòi hỏi sinh hoạt cho
người dân địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đã phải khai thác sử dụng một lượng khá lớn tài
nguyên thiên nhiên.
Riêng với sinh hoạt, Theo Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn Hà Tĩnh, trong năm 2019, để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt của người dân
trên địa bàn tỉnh, đã sử dụng 2.224.269 m3. Đến cuối tháng 3/2020, sản lượng tiêu
thụ nước sạch vùng nông thôn Hà Tĩnh đạt 573.600 m3, tăng 15,5% so với cùng kỳ
năm 2019. Tuy nhiên, hầu hết người dân xem nước là một nguồn tài nguyên vô hạn
và thoải mái sử dụng. Quan niệm sai lầm đó dẫn đến sự lãng phí trong sử dụng
nguồn nước và dần cạn kiệt tài nguyên nước sạch. Bên cạnh đó, cùng với quá trình

phát triển và dân số ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng đất để xây dựng khu dân cư
cũng ngày càng tăng
Bảng diện tích đất phân bổ tại một số địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2021
Chỉ tiêu sử
Huyện Nghi
Huyện
Huyện Lộc
Huyện Cẩm
dụng đất
Xuân
Hương Sơn

Xuyên
Đất ở nông
834,87 ha
991,39 ha
544,27 ha
1735,69 ha
thôn
Đất ở đô thị
149,51 ha
94,60 ha
107,38 ha
380,66 ha
(Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Tĩnh)
Đối với sản xuất cũng cần khai thác, sử dụng một lượng tài nguyên thiên
nhiên rất lớn. Theo thống kê của UBND tỉnh Hà Tĩnh, trên địa bàn có 4 doanh
nghiệp đang hoạt động khống sản titan, sericit, sắt, thạch anh, thiếc, nước
khống/nước nóng thiên nhiên (các loại khoáng sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ
Công thương). Qua tiến hành điều tra, đánh giá, xác định trữ lượng tài nguyên dự

báo ở các mỏ là quặng sericit Sơn Bình (Hương Sơn) đạt khoảng 2 triệu tấn; thạch
anh sạch Kỳ Anh đạt khoảng 3,3 triệu tấn; cao lanh Kỳ Anh, Cẩm Xuyên đạt hơn 2
triệu tấn. Hiện, có 5 đơn vị được cấp giấy phép khai thác khoáng sản tại 7 mỏ
khoáng sản ở địa bàn các huyện: Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà, Hương Sơn và thị
xã Kỳ Anh. Sản lượng khai thác khoáng sản từ năm 2016 đến nay là titan 24.779
tấn, sericit 49.475 tấn, thạch anh 16.249 tấn, nước khống 38.473m³.
Ngồi việc khai thác phục vụ cho đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất, trên
địa bàn tình Hà Tĩnh cịn thường xun diễn ra tình trạng khai thác trái phép lượng
lớn tài nguyên thiên nhiên như: đất, than đá, sắt,…

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

7


2.2.2. Thải chất thải vào môi trường
Loại chất thải thải vào môi trường vừa đa dạng, vừa to lớn, vừa độc hại cao.
Đơn cử như rác thải và nước thải sinh hoạt. Theo thống kê, bình quân mỗi ngày
lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, khu dân cư trên địa bàn tỉnh
là khoảng 1141 tấn/ngày. Tuy nhiên lượng rác thải được xử lý đúng quy định là rất
ít.
Cùng với đó là rác thải rắn thải vào mơi trường cũng là vấn đề nóng tại địa
bàn. Ước tính mỗi ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh khoảng 647 tấn. Mặc dù vậy, hiện tại trên địa bàn 12 huyện, thành phố, thị
xã tron tỉnh mới chỉ có 4 bãi rác được đầu tư xây dựng (Thành phố Hà Tĩnh, thị xã
Hồng Lĩnh, khu du lịch Thiên Cầm và Xuân Thành); các huyện cịn lại chỉ có bãi
rác tạm, khơng đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường. Trong thực tế, mỗi năm,
lượng rác thải, chất thải rắn các loại mới chỉ thu gom được gần 70% để đưa về các
bãi chứa và xử lí rác; 30% cịn lại nằm ở khắp các xó xỉnh. Thực trạng ơ nhiễm rác
thải xây dựng cũng đang diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh.

Trong bối cảnh mật độ xây dựng ngày càng tăng cao đồng nghĩa với việc rác xây
dựng thải ra môi trường ngày càng nhiều. Điều đáng nói là hiện nay trên địa bàn
Hà Tĩnh vẫn chưa quy hoạch được các bãi tập kết rác thải xây dựng.
Không chỉ vậy, lượng chất thải y tế trên địa bàn cũng làm các nhà chức trách
đau đầu. Tồn tỉnh hiện có 17 bệnh viện, 20 phịng khám đa khoa, 261 trạm y tế và
nhiều phòng khám tư nhân khác nhưng chỉ Bệnh viện Đa khoa tỉnh có hệ thống xử
lý chất thải đúng nghĩa. “Ơ nhiễm môi trường do chất thải y tế chưa được xử lý
gây ra dù chưa có thống kê nào nhưng thật sự khơng thể xem thường”
Loại rác thải có tính độc hại cao chính là các chất thải của q trình sản xuất,
mà nhất là các chất thải công nghiệp. Theo số liệu thống kê của Chi cục Bảo vệ
môi trường Hà Tĩnh, tất cả các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp tại
Hà Tĩnh hiện nay chưa đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn, mặc dù nhiều cụm công
nghiệp đã đi vào hoạt động cả chục năm nay. Trong khi đó, theo ước tính có
khoảng gần 50% trong tổng số hàng ngàn mét khối rác ngày, đêm phát sinh từ các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Vụ việc gây ô nhiễm môi trường nặng nề nhất tại Hà Tĩnh phải kể đến sự cố
Formosa tại Vũng Áng năm 2016 . Theo công văn kiến nghị của Công an tỉnh Hà
Tĩnh, quá trình hoạt động của dự án Formosa phát sinh rất nhiều loại chất thải, được
phân thành 14 nhóm và 64 danh mục với hàng nghìn tên chất thải. Tổng khối lượng
chất thải rắn phát sinh hằng năm là 3.360.500 tấn. Trong đó, các loại bùn thải, xỉ thép
phát sinh và tồn kho với khối lượng rất lớn…Những vi phạm và sự cố trong q
trình thi cơng vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của công ty Formosa Hà Tĩnh

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

8


là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4
tỉnh miền từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế chết bất thường.

Những năm gần đây, nuôi tôm nước lợ được xem là một lợi thế để phát triển
kinh tế tại Hà Tĩnh. Vì thế tình trạng nước thải từ các trang trại ni tơm gây ô
nhiễm đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, bởi rất nhiều cơ sở được phát hiện xả
thải không qua xử lý ra môi trường,
Nước thải nuôi tôm không qua xử lý xả thẳng ra
môi trường
nguồn chất thải vượt quá quy chuẩn cho
phép. Chất thải trong nuôi tôm chủ yếu
là bùn thải chứa phân, thức ăn dư thừa
thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của
các loại vật tư sử dụng như: hóa chất, vơi
và các loại khống chất Diatomit,
Dolomit…Tại xã Đan Trường, huyện
Nghi Xuân, người dân ven biển các thơn
Bình Phúc phải sống trong cảnh ơ nhiễm mơi trường trầm trọng từ hoạt động nuôi
tôm. Dự án nuôi tơm thực hiện 6 năm qua trên diện tích 2,5ha thế nhưng điều kỳ lạ
là khơng có hệ thống xử lý nước thải. Dự án ni tơm nói trên với quy mô 6 hồ (mỗi
hồ chứa khoảng 2.000 khối nước), trong nhiều năm qua cứ xả nước thải chưa qua xử
lý ra môi trường. Tất cả nguồn nước thải của các hồ ni tơm dồn lại phía cuối một
con kênh rồi chạy thẳng ra biển.
2.2.3. Tác động trực tiếp vào tổng thể mơi trường
a) Tác động tích cực:
Trong những năm qua, vấn đề cải thiện môi trường là một trong những nhiệm
vụ ưu tiên hàng đầu. Hà Tĩnh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm giảm ô nhiễm,
cải tạo môi trường. Một số hoạt động tiêu biểu có thể kể đến như:
1. Dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh làm chủ đầu tư,
thực hiện trong thời gian từ năm 2012 đến 2021 trên địa bàn 14 xã thuộc các huyện
Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Can Lộc và Hương Sơn. Dự án đã đầu tư bảo vệ, phát
triển và cải thiện 6.289 ha diện tích rừng phịng hộ; trong đó có 4.010 ha diện tích
rừng bảo vệ, trồng mới 1.339 ha và trồng nâng cấp rừng hiện có 940 ha; đầu tư cho

hạ tầng nơng thơn và hạ tầng lâm sinh như đường giao thông nông thôn, hệ thống
thủy lợi, nhà trạm bảo vệ rừng, các trang thiết bị và các cơng trình phục vụ cơng
tác phòng cháy chữa cháy rừng.
2. Hà Tĩnh triển khai hệ thống hồ sinh học, mơ hình xử lý nước thải, rác thải
đầu nguồn: rác thải được phân loại thành rác tái chế, rác khó phân hủy và dễ phân
hủy. Riêng rác thải hữu cơ được ủ làm phân bón tại vườn và ruộng, nước thải được
xử lý chế phẩm sinh học, áp dụng công nghệ đơn giản, tiết kiệm được chi phí, đơn
giản, dễ thực hiện phù hợp với điều kiện người dân nông thôn. Sau thời gian triển
9

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG


khai ở một số địa phương, bước đầu mơ hình đã có hiệu quả nhất định, khơng
những đã khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, mà cịn mang
lại nguồn lợi từ nguồn phân bón vi sinh để cải tạo đất nông nghiệp, biến các vùng
nông thôn trở thành khu dân cư xanh, những miền quê đáng sống.
3. Hà Tĩnh đóng cửa nhiều mỏ khống sản để bảo vệ mơi trường: Mục đích
đóng cửa mỏ là để quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và giao đất (thu hồi)
cho địa phương để quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác
có liên quan; phục hồi mơi trường khu vực đã khai thác.
b) Tác động tiêu cực:
Đây là tác động thể hiện ở việc lấy bớt đi nhiều thành phần mơi trường. Điển
hình cho tác động này là việc con người chặt phá rừng, lấp ao hồ, san đồi…để xây
dựng thành phố, khu dân cư, các trung tâm công nghiệp.
Mới đây nhất, Một hợp tác xã cùng nhiều hộ dân đã lợi dụng khoanh nuôi bảo
vệ, ngang nhiên mở đường, chặt phá hàng trăm ha rừng để đào ao và xây dựng
cơng trình trái phép trong rừng đầu nguồn xã Kỳ Sơn.

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG


Đối diện khu vực này là một ngọn đồi cao đã bị cạo trọc, chẳng còn cây rừng
tự nhiên nào, trên nền đất là trăm hàng ngàn cây gỗ có đường kính chừng 80 – 90
cm bị cắt hạ cùng rất nhiều cây rừng đường kính nhỏ hơn 30 cm đã bị cắt hạ và đốt
phá trắng trợn!.
Năm 2021, để làm nhà máy nhiệt điện tại Vũng Áng, TTO - UBND tỉnh Hà
Tĩnh đã có tờ trình gửi HĐND tỉnh chuyển đổi gần 24,5ha rừng. Diện tích có rừng
cần chuyển đổi mục đích sử dụng sang thực hiện Nhà máy nhiệt điện BOT Vũng
Áng II (gồm các hạng mục tuyến ống xỉ, bãi xỉ, đường ống xả nước làm mát,
đường vào nhà máy, khu vực hệ thống nước làm mát, trạm bơm, khu vực tổ hợp
thiết bị 2) rộng 24,42ha, nằm trên địa bàn các xã Kỳ Lợi, phường Kỳ Trinh,
phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh. Trong 24,42ha rừng có 9,95ha rừng phịng hộ,
9,31ha rừng sản xuất và 5,16ha ngoài quy hoạch 3 loại rừng. Cộng đồng thơn quản
lý 1,08ha, hộ gia đình quản lý 23,34ha. Hiện trạng là rừng trồng các loại phi lao,
keo và bạch đàn.
10


Cùng với q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố và việc bùng nổ dân số, tác
động này sẽ có xu hướng mở rộng rất mạnh. Đây là thực tế rất rõ ràng, để đáp ứng
được nhu cầu ngày càng tăng cao của người dân trên địa bàn, việc xây dựng các cơ
sở hạ tầng mới là điều không thể tránh khỏi. Nếu khơng thể kiểm sốt được sẽ dẫn
đến môi trường bị tàn phá trầm trọng mà chưa kịp phục hồi.
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH
HÀ TĨNH ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.1. Những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ mơi trường
Nhìn chung trong những năm gần đây, cơng tác bảo vệ môi trường ngày càng
được coi trọng, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đều thống nhất quan điểm chỉ đạo
không đánh đổi mơi trường lấy lợi ích kinh tế. Nhận thức, ý thức bảo vệ môi
trường của cộng đồng, người dân, doanh nghiệp ngày càng được nâng lên. Quá

trình thẩm định chủ trương đầu tư các dự án luôn coi trọng đến phương án bảo vệ
môi trường được xây dựng trong Dự án. Mạng lưới các hợp tác xã, tổ đội vệ sinh
mơi trường được phát triển, mở rộng góp phần đáng kể trong công tác thu gom,
vận chuyển rác thải sinh hoạt. Bộ máy quản lý nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ mơi
trường từng bước được hồn thiện. Các dự án lớn đặc biệt là dự án Formosa được
giám sát chặt chẽ, các cơ sở có quy mơ xả thải lớn đã hoàn thành việc kết nối hệ
thống quan trắc tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và
Môi trường để kiểm sốt, giám sát. Qua đó, đã góp phần hạn chế mức độ gia tăng ơ
nhiễm, suy thối mơi trường trên địa bàn, giữ cân bằng sinh thái, bảo đảm chất
lượng môi trường sống và sức khỏe của người dân, cộng đồng.
3.2. Tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở một số địa
phương, một số lĩnh vực còn yếu; Hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường từ các năm
qua chất lượng khơng cao gây khó khăn cho cơng tác kiểm tra, giám sát; Số lượng
các cơ sở sản xuất kinh doanh được xác nhận hồn thành cơng trình bảo vệ mơi
trường cịn ít.
Thứ hai, quy hoạch xử lý chất thải rắn khu vực đơ thị và nơng thơn chưa được
sốt xét đồng bộ; chưa gắn với đề án thu gom, vận chuyển, xử lý tồn tỉnh để hình
thành được các khu xử lý rác thải với công nghệ hiện đại. Việc triển khai thực hiện
quy hoạch và các phương án xử lý rác thải bằng lò đốt tại một số địa phương triển
khai cịn chậm, khó khăn (Thạch Hà, Vũ Quang, Hương Khê...).
Thứ ba, các KCN, cụm công nghiệp, làng nghề, các khu đơ thị hầu hết đều
chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung; hệ thống thoát nước mưa cịn chung
với nước thải sinh hoạt (mới chỉ có thị xã Hồng Lĩnh đầu tư hệ thống thu gom, hồ
điều hịa để xử lý nước thải đơ thị).

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

11



Thứ tư, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa ưu tiên đầu tư cho công tác
bảo vệ môi trường hoặc có đầu tư nhưng khơng vận hành thường xun hoặc vận
hành khơng đúng quy trình, hoạt động mang tính chất đối phó; vẫn cịn nhiều đơn
vị chưa thực hiện chế độ quan trắc mơi trường định kỳ hoặc có quan trắc nhưng
chậm gửi hoặc không gửi kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
Thứ năm, ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nhất là các trang trại nuôi lợn
tập trung đang diễn ra nhiều nơi, việc chăn nuôi quy mô nông hộ trong khu dân cư
đang là vấn đề, ảnh hưởng đến nguồn nước, dân cư xung quanh nhưng giải pháp
xử lý hiệu quả chưa cao; Tình trạng ơ nhiễm mơi trường trong ni trồng thủy sản
đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước đang diễn ra khá phổ biến, nhiều cơ sở nuôi
trồng thủy sản có lưu lượng xả thải lớn, sau tái sử dụng nước ao nuôi qua ao lắng
rồi xả thẳng ra sông, biển.
3.3. Đề xuất một số giải pháp
Thứ nhất, tiếp tục tổ chức tập huấn các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về
bảo vệ môi trường cho đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về môi trường các
cấp; doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể.
Thứ hai, tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường ở các
KCN, CCN, làng nghề. Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung tại KCN Vũng Áng 1 và tập trung nguồn vốn đầu
tư hệ thống xử lý nước thải tập trung cho 2 KCN (KCN Gia Lách và KCN Đại
Kim) đã đi vào hoạt động.
Thứ ba, khuyến khích đầu tư các dự án xử lý chất thải rắn đặc biệt là dự án tái
chế, tái sử dụng chất thải công nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự
án tại các vùng trọng điểm phát triển kinh tế trong tỉnh nhất là khu kinh tế Vũng
Áng, Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, KCN Hạ Vàng- Can Lộc, KCN Gia
Lách- Nghi Xuân, các khu du lịch, khu đô thị thương mại.
Thứ tư, phê duyệt và triển khai Đề án quản lý chất thải rắn sinh hoạt đến năm
2025 và những năm tiếp theo đảm bảo hình thành được các khu xử lý tập trung với
công nghệ hiện đại, đảm bảo yếu tố môi trường, tiến tới loại bỏ dần các khu xử lý

rác thải với công nghệ lạc hậu như hiện nay.
Thứ năm, rà sốt, điều chỉnh Quy hoạch chăn ni và vùng chăn nuôi tập
trung với quy hoạch nguồn nước và các quy hoạch có liên quan để tích hợp đồng
bộ quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành ở địa phương theo quy định; Tăng cường
kiểm tra, kiểm sốt cơng tác bảo vệ môi trường đối với một số dự án chăn ni có
quy mơ lớn, đặc biệt chú trọng kiểm tra giám sát việc xử lý nước thải, chất thải rắn
tại các dự án này. Từng bước chuyển dịch chăn nuôi nông hộ trong khu dân cư
sang chăn nuôi tập trung.

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

12



×