Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

SO SÁNH THỜI GIAN BẢO QUẢN GIỮA CÁC MÔI TRƯỜNG TRÊN TINH DỊCH HEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.26 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SO SÁNH THỜI GIAN BẢO QUẢN GIỮA CÁC MÔI
TRƯỜNG TRÊN TINH DỊCH HEO

Ngành
: Thú Y
Lớp
: Thú Y 28
Khóa
: 2002 - 2007
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Ánh Tuyền

- 2007 -


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
SO SÁNH THỜI GIAN BẢO QUẢN GIỮA CÁC MÔI
TRƯỜNG TRÊN TINH DỊCH HEO

Giáo viên hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

Th.S Lâm Quang Ngà

Phạm Thị Ánh Tuyền

- 2007 -


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Phạm Thị Ánh Tuyền
Tên luận văn: “So sánh thời gian bảo quản giữa các môi trường trên tinh
dịch heo”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày…….………………...
Giáo viên hướng dẫn

Th.S Lâm Quang Ngà

iii


LỜI CẢM ƠN




Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ Trường Đại Học Nơng Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh, các thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tâm truyền dạy những kiến
thức quý báu cho tôi trong suốt năm năm học tại trường, nguồn kiến thức đó là tài

sản vô giá và là hành trang vững chắc cho tôi trong tương lai.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Lâm Quang Ngà.
Thầy đã cho tôi nhiều kiến thức, giúp đỡ tôi trong q trình viết và hồn thành
chun đề tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực tập tại trại heo của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, tôi đã được
các thầy cô và anh chị ở đây tạo điều kiện giúp đỡ tơi có được những thông tin cần
thiết.
Sau ba tháng thực tập tôi đã hoàn thành báo cáo thực tập với chuyên đề “So
sánh thời gian bảo quản giữa các môi trường trên tinh dịch heo”. Tôi xin gởi lời cảm
ơn chân thành nhất tới các thầy cô và anh chị trong trại heo của Khoa và cuối cùng
tơi kính chúc trại ngày càng phát triển.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2007
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Ánh Tuyền

iv


MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH ...............................................................................................................1
1.3 YÊU CẦU..................................................................................................................1
1.4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ...................................................................................................1
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................2
2.1 GIỚI THIỆU VỀ THỤ TINH NHÂN TẠO..............................................................2
2.1.1 Khái niệm về thụ tinh nhân tạo ......................................................................2

2.1.2 Ưu và nhược điểm của thụ tinh nhân tạo .......................................................2
2.2 SỰ THÀNH THỤC VỀ TÍNH DỤC ........................................................................3
2.2.1 Khái niệm .......................................................................................................3
2.2.2 Sự thành thục về tính dục...............................................................................3
2.3 BỘ PHẬN SINH DỤC ĐỰC ....................................................................................4
2.3.1 Dịch hồn .......................................................................................................4
2.3.2 Phó dịch hồn .................................................................................................4
2.3.3 Ống dẫn tinh ...................................................................................................5
2.3.4 Các tuyến sinh dục phụ ..................................................................................5
2.3.4.1 Túi tinh nang .......................................................................................5
2.3.4.2 Tuyến tiền liệt .....................................................................................5
2.3.4.3 Tuyến cầu niệu đạo .............................................................................5
2.3.5 Dương vật.......................................................................................................5
2.4 TINH DỊCH...............................................................................................................6
2.4.1 Khái niệm .......................................................................................................6
2.4.2 Thành phần của tinh dịch ...............................................................................6
2.4.2.1 Tinh thanh ...........................................................................................7
2.4.2.2 Tinh trùng ...........................................................................................7

v


2.5 ĐẶC TÍNH CỦA TINH TRÙNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC
SỐNG TINH TRÙNG..............................................................................................8
2.5.1 Những đặc tính của tinh trùng........................................................................8
2.5.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng...................................9
2.6 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ PHẨM
CHẤT TINH DỊCH................................................................................................10
2.6.1 Giống............................................................................................................10
2.6.2 Dinh dưỡng...................................................................................................10

2.6.3 Chăm sóc quản lý .........................................................................................11
2.6.4 Tuổi ..............................................................................................................13
2.6.5 Bệnh lý do vi khuẩn .....................................................................................14
2.6.6 Thời tiết khí hậu ...........................................................................................14
2.7 PHA CHẾ VÀ BẢO QUẢN TINH DỊCH..............................................................14
2.7.1 Pha chế tinh dịch ..........................................................................................14
2.7.2 Bảo quản tinh dịch .......................................................................................15
2.8 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ BẢO QUẢN .......................15
2.8.1 Ảnh hưởng của chất lượng tinh dịch............................................................15
2.8.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản ...............................................................15
2.8.3 Ảnh hưởng của ánh sáng ..............................................................................16
2.8.4 Ảnh hưởng của đặc tính lý-hố mơi trường ................................................16
2.8.4.1 Áp suất thẩm thấu của môi trường....................................................16
2.8.4.2 pH của môi trường ............................................................................16
2.8.4.3 Vai trị của chất điện giải trong mơi trường......................................17
2.8.4.4 Vai trị của chất không điện giải trong môi trường...........................17
2.8.4.5 Ảnh hưỏng của nước cất trong môi trường pha chế .........................18
2.9 TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ CHẤT SỬ DỤNG TRONG MÔI TRƯỜNG...........18
2.10 LƯỢT DUYỆT CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU .................................21
2.11 QUY ĐỊNH CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (1993)
VỀ PHẨM CHẤT TINH DỊCH.............................................................................22

vi


PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..................................23
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ...................................23
3.1.1 Thời gian ......................................................................................................23
3.1.2 Địa điểm .......................................................................................................23
3.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .........................................................................................23

3.2.1 Chuồng trại...................................................................................................23
3.2.2 Giống............................................................................................................23
3.2.3 Nuôi dưỡng đàn nọc .....................................................................................23
3.2.3.1 Khẩu phần thức ăn ............................................................................23
3.2.3.2 Chăm sóc và vệ sinh thú y ................................................................24
3.3 VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM ............................................................25
3.3.1 Vật liệu .........................................................................................................25
3.3.2 Dụng cụ khảo sát..........................................................................................25
3.3.3 Hóa chất........................................................................................................25
3.4 BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ...........................................................................................26
3.5 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM......................................................27
3.5.1 Pha chế môi trường ......................................................................................27
3.5.2 Kiểm tra tinh nguyên....................................................................................28
3.5.2.1 Kiểm tra bằng mắt thường ................................................................28
3.5.2.2 Kiểm tra bằng kính hiển vi ...............................................................29
3.5.3 Pha chế tinh dịch ..........................................................................................29
3.5.4 Kiểm tra tinh dịch trong thời gian bảo quản ................................................30
3.5.5 Các chỉ tiêu khảo sát ....................................................................................30
3.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THỐNG KÊ ..................................................................30
PHẦN IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN.........................................................................31
4.1 SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT TINH DỊCH .......................................31
4.2 THỜI GIAN BẢO QUẢN CỦA CÁC MÔI TRƯỜNG KIEV, BTS, MODENA
TRÊN TINH DỊCH HEO.......................................................................................33
4.2.1 Thời gian bảo quản riêng của các môi trường Kiev, BTS, Modena trên cùng
đực giống ......................................................................................................33

vii


4.2.1.1 Đực giống Pi 62892 ..........................................................................33

4.2.1.2 Đực giống Land 2225 .......................................................................35
4.2.1.3 Đực giống Pi 2378 ............................................................................36
4.2.2 Thời gian bảo quản chung của các môi trường Kiev, BTS, Modena trên các
đực giống ......................................................................................................38
4.3 THỜI GIAN BẢO QUẢN CỦA CÁC MÔI TRƯỜNG MODENA (M),
M+GELATINE 300 (M+G300), M+GELATINE 300+CYSTEINE (M +G300+C)
TRÊN TINH DỊCH HEO.......................................................................................40
4.3.1 Thời gian bảo quản riêng của các môi trường Modena (M), M+gelatine 300,
M+gelatine 300+cysteine trên cùng một đực giống .....................................40
4.3.1.1 Đực giống Pi 62892 ..........................................................................40
4.3.1.2 Đực giống Land 2225 .......................................................................41
4.3.1.3 Đực giống Pi 2378 ............................................................................43
4.3.2 Thời gian bảo quản chung của các môi trường Modena (M), M+gelatine
300, M+gelatine300+cysteine trên các đực giống........................................44
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................47
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................47
5.2 ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................49
PHỤ LỤC .....................................................................................................................50

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thành phần hoá học của tinh dịch ..................................................................6
Bảng 2.2. Kích thước trung bình tinh trùng của một số loài gia súc...............................7
Bảng 2.3. Phẩm chất tinh dịch của các giống heo.........................................................10
Bảng 2.4. Nồng độ tinh trùng qua các mùa ...................................................................14
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm...................................................................................26

Bảng 3.2 Cơng thức hố chất của các mơi trường.........................................................27
Bảng 4.1 Số liệu các chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch ........................................................31
Bảng 4.2 Phẩm chất tinh dịch của các đực giống..........................................................32
Bảng 4.3 Bảng số liệu thí nghiệm trên đực giống Pi 62892..........................................33
Bảng 4.4 Thời gian bảo quản tinh dịch đực Pi 62892 của các môi trường ...................34
Bảng 4.5 Bảng số liệu thí nghiệm trên đực giống Land 2225.......................................35
Bảng 4.6 Thời gian bảo quản tinh dịch đực L 2225 của các môi trường ......................35
Bảng 4.7 Bảng số liệu thí nghiệm trên đực giống Pi 2387............................................36
Bảng 4.8 Thời gian bảo quản tinh dịch đực Pi 2378 của các môi trường .....................36
Bảng 4.9 Bảng số liệu thí nghiệm chung trên các đực giống........................................38
Bảng 4.10 Thời gian bảo quản tinh dịch chung của các đực giống trên các môi trường... 38
Bảng 4.11 Bảng số liệu thí nghiệm trên đực giống Pi 62892.......................................40
Bảng 4.12 Thời gian bảo quản tinh dịch đực Pi 62892 của các môi trường .................40
Bảng 4.13 Bảng số liệu thí nghiệm trên đực L 2225.....................................................41
Bảng 4.14 Thời gian bảo quản tinh dịch đực L 2225 của các môi trường ....................42
Bảng 4.15 Bảng số liệu thí nghiệm trên đực Pi 2378....................................................43
Bảng 4.16 Thời gian bảo quản của các môi trường trên đực Pi 2378 ...........................43
Bảng 4.17 Bảng số liệu thí nghiệm chung trên các đực giống......................................44
Bảng 4.18 Thời gian bảo quản chung của các môi trường trên các đực giống .............45

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Phẩm chất tinh dịch của các đực giống......................................................32
Biểu đồ 4.2 Thời gian bảo quản của các môi trường trên đực Pi 62892.......................34
Biểu đồ 4.3 Thời gian bảo quản của các môi trường trên đực L 2225..........................35
Biểu đồ 4.4 Thời gian bảo quản của các môi trường trên đực Pi 2378 .........................37
Biểu đồ 4.5 Thời gian bảo quản chung của các môi trường trên các đực giống ...........39

Biểu đồ 4.6 Thời gian bảo quản của các môi trường trên đực Pi 62892.......................41
Biểu đồ 4.7 Thời gian bảo quản của các môi trường trên đực L 2225..........................42
Biểu đồ 4.8 Thời gian bảo quản của các môi trường trên đực Pi 2378 .........................43
Biểu đồ 4.9 Thời gian bảo quản chung của các môi trường trên các đực giống................45

x


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Qua ba tháng thực hiện đề tài, chúng tơi có kết quả như sau:
- VAC (tỷ tinh trùng/lần lấy)
Tích VAC trung bình của đực giống Pi 2378 (28,81) > L 2225 (27,10) >
Pi 62892 (22,07).
- Phần I (So sánh thời gian bảo quản của môi trường Kiev, môi trường
BTS và môi trường Modena trên tinh dịch heo)
Thời gian bảo quản tinh dịch của môi trường Modena (75,64 giờ) > KIEV
(56,73 giờ) > BTS (50,91 giờ).
- Phần II (So sánh thời gian bảo quản của môi trường Modena, môi trường
Modena bổ sung gelatine 300 và môi trường Modena bổ sung gelatine 300 và
cysteine trên tinh dịch heo)
Thời gian bảo quản tinh dịch của môi trường Modena+gelatine 300 (108 giờ) >
Modena (72 giờ) > Modena+gelatine 300+cysteine (62,4 giờ).

xi


1

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nước ta đã gia nhập WTO, giao lưu thương mại với các nước trên thế
giới. Nước ta là một mước nông nghiệp nên ngành nơng nghiệp nói chung và chăn
ni nói riêng phải phát triển hơn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của
thị trường trong ngoài nước, thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển.
Muốn chăn ni phát triển thì cơng tác cải tạo giống phải được đẩy mạnh.
Trong chăn nuôi, thụ tinh nhân tạo là một tiến bộ khoa học kỹ thuật giữ vai trò quan
trọng, góp phần cải tạo giống nhanh, lưu giữ gen của những động vật quý hiếm và tạo
ra những giống heo tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Môi trường bảo quản tinh dịch là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến thụ tinh nhân
tạo, đến kết quả kinh tế của nhà chăn ni. Do đó, thời gian bảo quản tinh dịch càng
dài thì càng có ý nghĩa đối với cơng tác cải tạo giống.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “So
sánh thời gian bảo quản giữa các môi trường trên tinh dịch heo”.
1.2 MỤC ĐÍCH
- So sánh thời gian bảo quản tinh của ba môi trường đang được sử dụng rộng rãi
ở nước ta: KIEV, BTS, MODENA.
- Đánh giá hiệu quả sau khi bổ sung thêm chất vào môi trường tốt nhất.
1.3 YÊU CẦU
Khảo sát các chỉ tiêu: dung lượng (V), hoạt lực (A), nồng độ (C) từ khi bắt đầu
bảo quản đến khi hoạt lực tinh trùng A = 50% theo mỗi loại môi trường qua thời gian
tồn trữ.
1.4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Do giới hạn về thời gian và lượng tinh dịch, cho nên đề tài chỉ thực hiện trong
phịng thí nghiệm và khơng tiến hành gieo tinh cho nái để xác định tỷ lệ đậu thai đối
với mỗi loại môi trường.


2


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 GIỚI THIỆU VỀ THỤ TINH NHÂN TẠO
Thụ tinh nhân tạo (TTNT) đã được nhân loại biết đến từ thế kỷ XVIII. Hiện
nay, nhờ các thiết bị kỹ thuật công nghệ sinh học hiện đại, tinh dịch và phơi các lồi
động vật q hiếm đã được bảo tồn lâu dài ở nhiều nước. Năm 1958, Việt Nam đã làm
quen và áp dụng TTNT trong chăn ni heo .Từ đó đến nay một số tiến bộ đáng kể
trong lĩnh vực này như các trạm TTNT cấp tỉnh, các mạng cấp huyện, vùng… TTNT
đã có chỗ đứng trong ngành chăn ni heo Việt Nam, góp phần vào việc nâng cao chất
lượng đàn heo giống cũng như heo thương phẩm có tỷ lệ nạc cao.
2.1.1 Khái niệm về thụ tinh nhân tạo
Thụ tinh nhân tạo là phương pháp phối giống một cách gián tiếp do con người
thực hiện, bao gồm các thao tác như lấy tinh, kiểm tra, pha chế môi trường, bảo quản
và gieo tinh.
2.1.2 Ưu và nhược điểm của thụ tinh nhân tạo
- Ưu điểm
+ Nâng cao hiệu suất sử dụng đực giống.
+ Kiểm soát được tinh dịch tốt hoặc xấu.
+ Cải tạo giống nhanh, làm nhanh quá trình kiểm tra đời sau.
+ Tiết kiệm được đực, có điều kiện chọn những con đực tốt nhất.
+ Tránh được sự chênh lệch về tầm vóc.
+ Là biện pháp thích hợp nhất trong chăn ni để tạo các đàn nuôi đồng đều
theo lứa (all in - all out).
+ Hạn chế được một số bệnh lây lan do tiếp xúc.
+ Tránh các stress không cần thiết cho đực (vận chuyển, bị nái tấn cơng,…).
+ Có thể bảo tồn và vận chuyển xa.


3

- Nhược điểm

+ Phải có phịng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị.
+ Phải có kỹ thuật viên có tay nghề và yêu nghề.
+ Bảo quản tinh dịch trong thời gian dài cịn gặp nhiều khó khăn.
+ Nếu kiểm tra bệnh khơng đảm bảo quy trình và khơng chặt chẻ thì tốc độ
lây lan sẽ nhanh hơn gấp nhiều lần so với phối trực tiếp (Brucelose, Leptospirose,…).
+ Sổ sách không rõ ràng, cẩn thận sẽ dễ bị đồng huyết do ít đực.
2.2 SỰ THÀNH THỤC VỀ TÍNH DỤC
2.2.1 Khái niệm
Gia súc đạt mức đến sự trưởng thành về tính dục hay được gọi là sự thành thục
về tính dục khi chúng có khả năng sinh ra những tế bào sinh dục (trứng, tinh trùng)
hồn chỉnh có khả năng thụ thai và biểu hiện các hành vi hay tập tính sinh dục.
2.2.2 Sự thành thục về tính dục
Tuổi thành thục tính dục thay đổi tuỳ theo giống, lồi, khí hậu, mùa, dinh
dưỡng, phái tính, chăm sóc.
- Lồi giống
Những giống nhỏ con thường có tuổi thành thục lớn hơn.
- Khí hậu
Bao gồm sự tương tác giữa nhiệt độ, ẩm độ, thời gian sinh sống,… giúp cho
động vật thành thục sớm hơn.
- Mùa
Ảnh hưởng lớn đối với thú giao phối theo mùa, tuổi thành thục có thể đến sớm
hoặc kéo dài đến mùa sau.


4

- Dinh dưỡng
Tốt thì thú có thể thành thục sớm hơn, tuy nhiên dinh dưỡng kém không ngăn
ngừa sự thành thục, mặc dù nó đến muộn hơn.
- Phái tính

Thú cái thành thục sớm hơn thú đực vài tuần, vài tháng hoặc vài năm tùy loài.
2.3 BỘ PHẬN SINH DỤC ĐỰC
Bộ phận sinh dục đực bao gồm dịch hồn, phó dịch hoàn, ống dẫn tinh, các
tuyến sinh dục phụ và dương vật.
2.3.1 Dịch hoàn
- Dịch hoàn là một tuyến sinh dục chính sinh ra tinh trùng (ngoại tiết) và sản
xuất ra hormon sinh dục đực (nội tiết) nên tác dụng làm phát triển các tính dục thứ cấp.
- Tinh hồn hình bầu dục, hai hạt đậu hơi dẹp và hai đầu đều trịn (đầu sau tự
do, đầu trước có nhiều ống nhỏ là những ống liên hệ giữa dịch hoàn và phó dịch hồn).
Trong thời kỳ bào thai hai dịch hồn nằm trong xoang bụng, vào cuối thời kỳ mang
thai hai dịch hoàn ra ngoài theo kênh háng để định vị trong bìu dịch hồn.
- Chức năng tạo giao tử đực (tinh trùng), thực tế là một hoạt động trực tiếp do
các ống sinh tinh đảm nhận (từ khi bắt đầu thành thục tính dục) và chúng sản xuất tinh
trùng liên tục. Các tế bào dòng mầm (tinh nguyên bào, tinh bào và tinh tử) cùng với tế
bào Sertoli tập hợp thành biểu mô sinh tinh. Ở giữa biểu mô này chúng tập hợp thành
những quần hợp tế bào riêng biệt gọi là chu kỳ của biểu mô sinh tinh.
- Tế bào Leydig (là tế bào lớn, đa diện hơi bầu dục nằm trong mô liên kết kẻ
giữa các ống sinh tinh) hình thành các tuyến kẻ chịu trách nhiệm tiết hormon tính dục
đực testosterone, dưới ảnh hưởng của hormon thùy trước tuyến n.
2.3.2 Phó dịch hồn
- Phó dịch hồn là một thể thon dài, nằm ở mặt trên của dịch hồn, phía trước
nở lớn gọi là đầu, phía sau là đuôi và phần giữa là thân.


5

- Phó dịch hồn đảm nhận việc di chuyển, sống còn và thành thục về chức năng
của tinh trùng. Tinh trùng được sản sinh trong ống sinh tinh và được chuyển về đầu
của phó dịch hồn (nhờ tiên mao của biểu mơ ở các ống). Phó dịch hồn co rút theo
nhịp điệu để đảm bảo cho sự di chuyển của tinh trùng. Trong phó dịch hồn áp suất

thẩm thấu tăng cao và pH giảm làm cho tinh trùng bất động và tồn tại.
2.3.3 Ống dẫn tinh
Bắt đầu từ phần đuôi của phó dịch hồn đến túi tinh. Bầu ống tinh nơi tiếp góp
của hai ống dẫn tinh phải và trái có dạng hình chữ V, ở dưới tuyến nhiếp hộ và đổ vào
đoạn đầu của ống thoát tiểu. Ống dẫn tinh có đoạn có tuyến có đoạn khơng có tuyến.
2.3.4 Các tuyến sinh dục phụ
2.3.4.1 Túi tinh nang (Vesicular gland)
Là tuyến lớn nhất trong 3 tuyến, chất tiết có tác dụng làm mơi trường đệm, cung cấp
năng lượng, trung hồ pH ở âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển.
2.3.4.2 Tuyến tiền liệt (Prostate Gland)
Là tuyến lẻ nằm ở cổ bàng quang, đổ dịch tiết vào ống bằng các lổ nhỏ. Chất
tiết có pH trung tính có khả năng hấp thụ CO2, có tác dụng pha lỗng tinh dịch và tăng
hoạt tính của tinh trùng.
2.3.4.3 Tuyến cầu niệu đạo (Cowper Gland)
Chất tiết là dịch thể keo chứa globulin. Dưới tác dụng của men vezikinase (chất
tiết túi tinh nang), dịch này kết thành khối keo phèn (Tapioca). Tapioca có tác dụng bít
kín cổ tử cung khơng cho tinh dịch chảy ngược ra ngoài.
2.3.5 Dương vật
Dương vật chia làm ba phần:
- Gốc hay rễ là phần liên kết với cung tọa của xương chậu.
- Thân nối tiếp với rễ, đoạn này rất dài, hướng về phía trước, có một phần gập
lại hình chữ S.
- Qui đầu là phần tận cùng phía dưới, ống thốt tiểu đổ ra phần trước của bao qui
đầu.


6

2.4 TINH DỊCH (SEMEN)
2.4.1 Khái niệm

Tinh dịch là hỗn hợp các chất tiết của dịch hoàn, dịch hoàn phụ và các tuyến
sinh dục phụ.
2.4.2 Thành phần của tinh dịch
Tinh dịch gồm hai thành phần chính là tinh trùng và tinh thanh
Bảng 2.1. Thành phần hoá học của tinh dịch
Thành phần

Đơn vị tính (mg %)

Protein (tính theo đơn vị N)

3831

Lipid

29

Fructose

6-8

Acid citric

0,13

Acid acetic

21

Phospho


8

Cl-

329

Na+

646

K+

24

Ca+

3,5

Mg++

11

(Sergin và Milovanob, 1992; dẫn liệu của Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt,
1997)


7

2.4.2.1 Tinh thanh (Seminal plasma)

- Tinh thanh là hỗn hợp những dịch chất được bài tiết từ tuyến sinh dục phụ.
Tinh thanh được hình thành tức thời ngay trước khi xuất tinh. Tinh thanh giúp cho tinh
trùng hoạt động trở lại, chấm dứt trạng thái tiềm sinh.
- Tác dụng của tinh thanh
+ Rửa sạch niệu đạo, là môi trường cho tinh trùng vận động.
+ Trung hòa pH âm đạo và tạo điều kiện cho tinh trùng tiến đến trứng.
- Số lượng tinh thanh cịn phụ thuộc vào kích thước và tốc độ tiết của các tuyến
sinh dục phụ. Đối với thú giao phối ở tử cung (như ngựa, heo) lượng tinh thanh nhiều,
nồng độ tinh trùng thấp, đối với thú giao phối ở âm đạo (như bò, cừu) lượng tinh thanh
ít, nồng độ tinh trùng cao.
2.4.2.2 Tinh trùng
Tinh trùng là giao tử đực, được hình thành trong ống sinh tinh. Thành phần tinh
trùng gồm 75% là nước và 25% là vật chất khơ. Trong vật chất khơ có: 85% protid,
13,2% lipid và 1,8% chất khống.
Bảng 2.2. Kích thước trung bình tinh trùng của một số lồi gia súc
Lồi

Dài tổng số
(µm)

Đầu
(dài x rộng x dày x)

Cổ thân

Đi

Heo

55-57


8-4-1

12

35-37

Bị

65-72

9-4-1

10-13

44-53

Ngựa

58-60

7-4-2

10

41-43

Cừu

66-75


8-5-1

14

44



100

14-2-1

5

80

Thỏ

50-62

8-4-1

10

33-35

51

7-4-1


10

34

Người

(Lâm Quang Ngà, 2005)


8

- Đầu tinh trùng hình trứng được bao bọc bởi màng lipoprotein, được hình
thành khi đi qua dịch hồn phụ, có khả năng bán thấm giúp tinh trùng định hình cũng
như chống lại điều kiện bất lợi. Dưới màng lipoprotein có hệ thống acrosome có tác
dụng quyết định đến năng lực thụ thai của tinh trùng. Hệ thống này dễ bị phân hủy bởi
hố chất và hịa tan bởi enzyme.
- Cổ thân nối liền với đầu một cách lỏng lẻo, chứa chủ yếu là nguyên sinh chất
của tinh trùng, phần này rất dễ bị dứt rời, thân tinh trùng có nhiều enzyme hô hấp.
- Đuôi chứa 23% lipid giúp cho tinh trùng vận động nhờ những sợi xoắn dọc
theo chiều dài của tinh trùng.
2.5 ĐẶC TÍNH CỦA TINH TRÙNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỨC SỐNG TINH TRÙNG
2.5.1 Những đặc tính của tinh trùng
- Đặc tính sinh lý
Tinh trùng hấp thu O2 thải CO2, càng hoạt động càng tiêu hao năng lượng,
giảm sức sống. Tinh trùng trao đổi chất qua hai phương thức: hô hấp và phân giải
đường (fructose, glucose).
Trong điều kiện có O2 tinh trùng hơ hấp mạnh, hệ số hơ hấp (tính bằng µl) là
số O2 tiêu hao trong 1 giờ của 100.000 tinh trùng ở 370C, trung bình là 10-20 µl.

Sự phân giải đường xảy ra trong điều kiện khơng có O2, hệ số phân giải là số
mg fructose của 109 tinh trùng tiêu thụ trong 1 giờ ở 370C, trung bình là 2 mg.
- Tính tiếp xúc
Nếu trong tinh dịch có bọt khí và vật lạ thì tinh trùng sẽ tiếp xúc với vật lạ và
bọt khí. Nhờ vậy, khi gặp trứng, tinh trùng sẽ bao vây và tiến hành thụ tinh.
- Hướng về ánh sáng
Nếu nhỏ một giọt tinh lên lame kính nửa sáng nửa tối thì tinh trùng sẽ tập
trung về nơi có ánh sáng.


9

- Chạy ngược dịng
Tinh trùng có tính chạy ngược lên cao và vận động thẳng. Khi giao phối với
con cái động dục có dịch nhờn chảy ra từ tử cung, tinh trùng sẽ chạy ngược dòng để
vào tử cung và lên 1/3 ống dẫn trứng làm tăng khả năng thụ tinh cho trứng.
2.5.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng
- Nước
Dù là nước cất hay nước đã tiêu độc vẫn làm cho tinh trùng đầu to, lắc lư rồi
chết vì nước làm ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu của mơi trường (nhược năng). Do
đó, trong thụ tinh nhân tạo thì bình lấy tinh và các dụng cụ chứa tinh phải khô sạch và
tiệt trùng.
- Nhiệt độ
5-150C tinh trùng hoạt động ít, nhiệt độ càng gia tăng tinh trùng càng gia tăng
hoạt động. Tinh trùng hoạt động tối ưu ở 370C, nhiệt độ tăng cao tinh trùng tăng hoạt
động làm cho chúng tiêu hao năng lượng dẫn đến giảm sức sống và mau chết.
- Các chất có tính sát trùng
Tinh trùng rất nhạy cảm với các hóa chất có tính sát trùng như alcool,
crezyl,… nên khi tồn trữ hoặc pha chế không nên để chúng rơi vào.
- Khơng khí

Trong khơng khí có O2 làm tinh trùng tăng cường hơ hấp, tăng cường hoạt
động, chóng tiêu hao năng lượng. Do đó, khi rót tinh vào lọ phải thật đầy, đậy nắp thật
kín, khơng cịn bọt khí trong lọ.
- Ánh sáng
Do tinh trùng có tính hướng sáng nên khi ánh sáng chiếu vào sẽ làm cho tinh
trùng tăng cường hoạt động, giảm năng lượng và chết nhanh.
- Sóng lắc
Trong quá trình vận chuyển tinh dịch, tinh trùng sẽ bị chết nhanh nếu bị dao
động mạnh.


10

- Vật dơ bẩn, vi trùng
Trong tinh dịch, nếu chứa khoảng 13.000 vi khuẩn trở lên thì coi là nhiễm
khuẩn nặng, sẽ ảnh hưởng đến con cái được phối, số lượng và phẩm chất đời sau. Một
số vi khuẩn thường thấy trong tinh dịch: Staphylococcus spp, E.coli, Streptococcus spp,…
Vật bẩn (thức ăn,…) là môi trường thuận lợi để tinh trùng bám vào và mau chết.
- Độ pH
Tinh dịch heo có pH 6,8-7,6 nếu thay đổi pH trong phạm vi lớn hoặc đột ngột
sẽ ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng.
2.6 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ PHẨM
CHẤT TINH DỊCH
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch như
sau:
2.6.1 Giống
Các giống khác nhau cho phẩm chất tinh dịch khác nhau, thường các giống heo
ngoại cho dung lượng và phẩm chất tốt hơn các giống heo nội.
Bảng 2.3. Phẩm chất tinh dịch của các giống heo
Chỉ tiêu


Dung lượng

Nồng độ

Giống

(ml)

(106/ml)

Heo nội

50-100

15-16

Heo ngoại

150-300

170-500

(Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Thiện, 1993)
Theo Morrow (1986) giống của con đực ảnh hưởng không lớn đến khả năng thụ
thai và số con đẻ ra.
2.6.2 Dinh dưỡng
Là yếu tố quan trọng trong đời sống vật nuôi. Đối với đực, ngồi việc duy trì
trọng lượng và sức khỏe, dinh dưỡng cịn ảnh hưởng đến q trình sinh tinh và phẩm



11

chất tinh dịch. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp con vật cho tinh tốt, ổn định, kéo dài
thời gian sử dụng. Ngược lại, nếu thiếu dinh dưỡng sẽ gây xáo trộn sinh lý, sinh hóa,
con vật sẽ cho phẩm chất tinh xấu.
- Protein
Giúp cơ thể phát triển cân đối, giúp hình thành nhân bào của tinh trùng và giúp
heo thành thục nhanh chóng. Do đó, nếu thiếu protein sẽ làm cho chất lượng tinh giảm,
nếu dư thì cơ quan tiết niệu sẽ viêm, giảm tính hăng và tuổi thọ của đực. Protein trong
khẩu phần thường là 14% - 16%.
- Lipid
Quan trọng trong việc hòa tan các vitamin trong chất béo như vitamin A, D, E,
K. Nếu thiếu chất béo sẽ làm giảm khả năng thụ thai.
- Vitamin
+ Vitamin A có ảnh hưởng lớn đến sự tổng hợp testosterone, giúp bảo vệ mơ
của cơ quan sinh dục, tăng tính dục, tăng số lượng và hoạt lực tinh trùng. Thiếu
vitamin A số lượng tinh trùng giảm, tỷ lệ thụ tinh thấp.
+ Vitamin E góp phần làm tăng nồng độ và thể tích tinh dịch. Thiếu vitamin E
làm q trình hình thành tinh trùng bị rối loạn, ống dẫn tinh bị thoái hoá, lượng tinh
dịch và khả năng thụ thai của tinh trùng bị giảm sút.
+ Vitamin D cần thiết cho sự chuyển hóa Ca, P trong cơ thể, giúp cho đực
giống cứng cáp. Nếu thiếu, thời gian sử dụng không lâu, lượng tinh giảm và có thể gây
nguy hiểm cho người lấy tinh.
2.6.3 Chăm sóc quản lý
- Chuồng ni
Khi thú thành thục tính dục thì nhốt riêng mỗi con để tránh chúng cắn và nhảy
lên nhau. Chuồng sạch, có đầy đủ ánh sáng, thống mát và có sân chơi.



12

- Nhiệt độ
Đối gia súc nhiệt độ thích hợp là 16-22oC vì có tác dụng tốt đến khả năng sản
xuất tinh trùng của thú đực. Khi nhiệt độ tăng cao trên 27oC sẽ gây stress nhiệt ảnh
hưởng đến sự tích dục tố. Khi nhiệt độ tăng lên 31-35oC trong vòng 72 giờ nó sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới nồng độ tinh trùng và tỷ lệ đậu thai. Khi nhiệt độ tăng lên 40oC gia
súc tạo nhiều tinh trùng kỳ hình.
- Ánh sáng
Đối với heo cần 10-12 giờ chiếu sáng/ngày và cường độ ánh sáng 250 lux. Nếu
thú sống trong tối thì thể tích và nồng độ tinh trùng giảm, tinh trùng kỳ hình và tỷ lệ
chết tăng.
- Vận động
Đực giống vận động thì trao đổi chất tăng, tính dục phát triển, cơ thể rắn chắc.
Mức độ và hình thức vận động tùy thuộc vào lồi và tình trạng sức khoẻ của từng
giống.
- Chu kỳ khai thác
Có liên quan đến dung lượng, nồng độ, tổng số tinh trùng tiến thẳng và số liều
tinh được sản xuất từ một lần lấy.
Heo < 12 tháng: 1-2 lần/tuần.
Heo > 12 tháng: 2-3 lần/tuần.
Nếu lấy q thưa thì khơng tận dụng hết hiệu suất, phẩm chất tinh dịch có thể
ảnh hưởng đến tính dục con nọc.
Nếu lấy quá dày thì phẩm chất tinh kém con vật giảm tính hăng và sinh ra trì
trệ.
Nếu để q lâu khơng sử dụng thì con đực ù lì, mập.


13


- Kỹ thuật lấy tinh
Trước khi lấy tinh, chuồng trại đựơc vệ sinh sạch sẽ, dọn sạch phân. Nọc đựơc
tắm rửa sạch sẽ, nhất là bộ phận sinh dục, lông ở bao qui đầu phải được cắt ngắn,
người lấy tinh phải đeo găng tay. Dụng cụ đựng tinh được hấp tiệt trùng.
Khi cho heo nọc vào chuồng lấy tinh, người lấy tinh hướng dẫn nọc nhảy chồm
lên giá nhảy. Khi tiếp xúc với giá nhảy, đực lần lượt có những phản xạ cương cứng,
bao ôm, thúc giá. Đến giai đọan thúc giá thì người lấy tinh vào vị trí lấy tinh, khi vào
mắt ln nhìn về phía đầu của nọc xem phản ứng, ngồi tư thế hình chữ đinh. Người lấy
tinh dùng tay bóp bao qui đầu để đẩy hết nước tiểu ra ngòai. Dùng cả lòng bàn tay nắm
vừa phải lấy dương vật cách đầu dương vật khoảng 2 cm, kích thích tay cho nọc đưa
hết dương vật ra ngồi (vừa kích thích khoảng 60 nhịp/phút vừa kéo nhẹ dương vật).
Khi nọc đưa hết dương vật ra ngoài chuẩn bị bắn tinh thì ngưng kích thích. Bỏ vài giọt
tinh đầu có màu trắng trong, đến khi tinh xuất ra có màu trắng đục thì lấy. Khi hết đợt
phóng tinh thì kích thích trở lại (2-3 pha). Khi nọc khơng cịn mê giá nữa và dương vật
có khuynh hướng rút vào thì người lấy tinh chuẩn bị rời vị trí lấy tinh, để nọc xuống
giá từ từ không nên xô đẩy.
Sau khi lấy tinh, tinh được đựng trong bình nhựa tối màu, nhanh chóng đưa tinh
về phịng thí nghiệm, khi đi tránh sóng lắc, ánh sáng chiếu thẳng.
Lấy tinh bằng tay địi hỏi người lấy tinh phải có kỹ thuật, lấy đúng phương pháp
thì tinh thu được mới nhiều, chú ý phải đeo găng tay, vệ sinh chuồng trại và đực giống
trước khi lấy tinh.
2.6.4 Tuổi
Phần lớn heo được thành thục trong khoảng 5-8 tháng tuổi, dịch hồn có thể có
tinh trùng, nhưng dung lượng ít và khả năng thụ thai thấp do heo đực chưa hồn chỉnh
tập tính sinh dục. Heo trưởng thành sẽ có dung lượng tinh dịch tăng dần theo tuổi và
ổn định ở giai đoạn 2-3 năm tuổi.


14


2.6.5 Bệnh lý do vi khuẩn
Brucellose, Leptospirose, Vibriose làm sưng và teo dịch hoàn, ảnh hưởng đến
khả năng sinh tinh.
2.6.6 Thời tiết khí hậu
Heo chịu nóng kém nên chuồng trại phải thoáng mát, nhiệt độ ổn định.
Bảng 2.4. Nồng độ tinh trùng qua các mùa
Giống
Heo nội
Heo ngoại

Nồng độ tinh trùng (106 tt/ml)
Mùa đông xuân

Mùa hè thu

30-50

20-30

200-300

150-300

(Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Thiện, 1993)
2.7 PHA CHẾ VÀ BẢO QUẢN TINH DỊCH
2.7.1 Pha chế tinh dịch
- Mục đích
Nhằm tăng dung lượng của tinh dịch, nâng cao hiệu suất sử dụng đực giống và
cung cấp cho tinh trùng một môi trường dinh dưỡng cho chúng sống lâu hơn. Đồng
thời việc pha chế nhằm làm lỗng nồng độ các chất có hại cho tinh trùng trong quá

trình bảo tồn do các tuyến sinh dục phụ tiết ra.
Vận chuyển xa.
- Các điều kiện cần thiết trong khi pha chế
Áp suất thẩm thấu của môi trường và tinh dịch phải tương đương nhau.
pH = 6-6,3 có tác dụng làm giảm sự vận động của tinh trùng.


×