Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phân tích tác phẩm vội vàng Xuân Diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.63 KB, 18 trang )

Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

VỘI VÀNG
- Xuân DiệuI. MỞ BÀI
Thơ mới 1930 – 1945 là trào lưu văn học có nhiều thành tựu rực rỡ. Khi cái tơi được
giải phóng, thế giới tình cảm, cảm xúc của con người và thế giới nghệ thuật nở rộ thành
trăm cung nghìn bậc, mn hình vạn trạng. Giữa bao nhiêu tên tuổi làm rạng rỡ nền văn
học dân tộc thời ấy ta không thể không nhắc đến Xuân Diệu. Ông được mệnh danh là “nhà
thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, là ơng hồng của thi ca viết về tình u. Ơng đem
đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới mẻ, thể hiện quan
niệm sống mới, quan niệm thẩm mĩ độc đáo cùng những các tân nghệ thuật táo bạo. Nhà
nghiên cứu, phê bình nổi tiếng Hồi Thanh đã dành cho Xuân Diệu những nhận xét rất xác
đáng “Hồn thơ Xuân Diệu là nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ
này. Xuân Diệu say đắm tình u, say đắm cảnh trời, sớng vội vàng, sống cuống quýt. Khi
vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”, “một hồn thơ lúc nào cũng “thiết
tha, rạo rực, băn khoăn”. “Vội vàng” rút từ tập "Thơ thơ" (1938) là một thi phẩm rất tiêu
biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng. Bài thơ thể hiện lịng u đời, ham sớng đến
thiết tha, c̀ng nhiệt, là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy biết quý trọng
từng phút, từng giây của cuộc đời mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ.
II. THÂN BÀI
1. Đoạn 1: Bốn câu thơ đầu (Khát vọng ngông cuồng)
- Bài thơ được bắt đầu bằng bốn câu thơ ngũ ngơn tưởng như lệch nhịp so với tồn
bài và thể hiện một ước muốn lạ thường:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tơi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã thể hiện một cái tôi công khai không giấu giếm, như
một sự thách thức với thơ ca trung đại khi thổ lộ lịng mình một cách trực tiếp bằng hai chữ


“tơi ḿn” đầy chủ động. Cụm từ “tơi ḿn” sau đó được lặp lại một lần nữa trong câu
thơ thứ ba để nhấn mạnh khát khao, mong muốn rất táo bạo, ngơng c̀ng của nhà thơ. Vì
u nên thi sĩ luyến tiếc và muốn giữ lại tất cả vẻ đẹp đang có ở cuộc đời này. Nắng và gió
vớn là những hiện tượng tự nhiên có quy luật riêng của nó mà con người khơng có khả
năng để chi phới hay thay đổi. Vậy mà, thi sĩ lại muốn đoạt quyền của tạo hóa để “tắt
nắng” và “buộc gió” để cho thời gian ngừng trôi, để sắc màu đừng nhạt mất, hương thơm
đừng bay đi, để thời gian mãi ngừng lại ở phút giây này và lưu giữ mãi khoảnh khắc kì
diệu của cuộc đời, để thi sĩ được sớng mãi trong tuổi trẻ và tình yêu. Với câu ngắn, nhịp
1


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

thơ nhanh, phép điệp nhịp nhàng, bốn câu thơ tựa như khúc dạo đầu đầy hứng khởi của
một tâm hồn yêu đời, yêu sống thiết tha, nồng nàn.
2. Đoạn 2: 9 câu thơ tiếp theo (Của ong bướm… hoài xuân)
Cuộc sống ở chốn trần gian là một thiên đường
Bốn câu thơ đầu đã thể hiện những cảm xúc, mong muốn có phần khác lạ của nhà
thơ, bởi vì nếu các nhà thơ lãng mạn đương thời khác thường có xu hướng thốt li, trớn
tránh thực tại để tìm đến một thế giới khác. Ta thấy một Lưu Trọng Lư mơ màng “say sưa
trong trường tình”, một Hàn Mặc Tử “kì dị” và “điên cuồng, một Chế Lan Viên cảm thấy
thực tại chỉ làm não lịng nên ḿn “xa lánh cõi trần gian” để tìm đến một tinh cầu giá
lạnh:
Hãy cho tơi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa!
Ðể nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với b̀n lo!
Một Thế Lữ thì chán nản “Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn…” nên ḿn tìm

cách thốt lên tiên để xem cảnh bờng lai:
Tiên Nga tóc xỗ bên ng̀n.
Hàng tùng rủ rỉ trên cờn đìu hiu;
Mây hờng ngừng lại sau đèo,
Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều khơng đi.
Nguyễn Bính tìm về chớn thơn q để ẩn mình, Huy Cận thì ảo não ḿn đến bất
cứ nơi nào miễn là không phải nơi này, cho dù đó là địa ngục hay thiên đàng…Chỉ riêng
Xuân Diệu là yêu mến, gắn bó với thực tại bằng lịng u đời, ham sớng thiết tha, nờng
nàn. Trong mắt Xuân Diệu, đẹp nhất là cuộc sống ở nơi trần thế. Chẳng thế mà từng có lần
nhà thơ tự bộc bạch:
Khơng ḿn đi mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất
Bằng cặp mắt “xanh non”, “biếc rờn”, bằng cách sớng “tồn tâm, tồn trí, tồn hờn”,
Xn Diệu đã phát hiện ra cuộc sống ở chốn trần gian là một thiên đường. Điều đó thể hiện
rõ qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người mà ông miêu tả:
2.1. Bức tranh thiên nhiên
Thiên nhiên thì tươi đẹp, sơi động và căng tràn sức sớng. Đó là một thế giới rực rỡ
màu sắc, rộn rã những âm thanh, ánh sáng đang tỏa rạng, là cả một mùa xuân tươi đẹp với
đầy hoa thơm và trái ngọt:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
2


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Nếu như các nhà thơ mới khác thường yêu sự tàn phai, héo úa của mùa thu và sợ
mùa xuân đến như Chế Lan Viên từng viết:
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!
(Xuân)
Xuân Diệu lại yêu mùa xuân và muốn được sống mãi trong mùa xuân tươi đẹp. Hai
chữ “Này đây” được nhắc nhiều lần không phải là sự thừa thãi câu chữ, mà tơ đậm khơng
gian và thời gian, đó là ngay lúc này và ở tại đây. Ở đây và lúc này, mọi thứ đều đáng yêu
và đều có đơi, có cặp. Ong bướm đang dập dìu trong tuần tháng mật đầy hạnh phúc, chim
chóc tình tự, ca hát khúc hát về tình yêu say đắm, hoa nở trên đờng nội, cành lá phất phơ,
đung đưa theo gió… Với các hình ảnh thơ tươi mới đầy sức sớng, các tính từ được sử dụng
theo mức độ đậm nhạt khác nhau, các biện pháp tu từ như liệt kê, điệp từ, điệp cấu trúc và
cách tạo nhịp điệu dìu dặt… Nhà thơ vận dụng tất cả các giác quan để cảm nhận vẻ đẹp
của thiên nhiên, trời đất trong mùa xn. Từng câu, từng chữ từng dịng nhanh gấp như
ḿn liệt kê ra tất thảy những gì tươi đẹp nhất mà cuộc sớng ban tặng. Vì thế mà các hình
ảnh thiên nhiên vào thơ Xuân Diệu trở nên đẹp đẽ, lung linh, trở thành biểu tượng cho mùa
xuân và tuổi trẻ. Sự giải phóng của cái tơi và thi pháp hiện đại đã chắp cánh cho nhà thơ
thể hiện được hay nhất trạng thái cảm xúc hồn nhiên, bồng bột trước vẻ đẹp của mùa xn,
đất trời và mn lồi.
2.2. Bức tranh cuộc sống con người
- Bức tranh cuộc sống con người đầy niềm vui và hạnh phúc: Không chỉ bức tranh
thiên nhiên, mn lồi mà cuộc sớng con người cũng đầy niềm vui hạnh phúc:
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tưởng như chưa bao giờ trong văn học Việt Nam hình ảnh mặt trời, ánh bình minh
lại hiện ra dịu dàng, tình tứ và lãng mạn đến thế. Mỗi buổi sáng mặt trời lại tỏa ánh bình

minh đem sự sớng đến cho mn lồi và với Xn Diệu mỗi ngày được sớng được nhìn
thấy mặt trời, được chiêm ngưỡng hương sắc, vẻ đẹp của vạn vật là một ngày vui. Mùa
xn khơng chỉ có những buổi bình minh rực rỡ khiến con người tràn ngập niềm u đời
mà cịn có thần Vui đến gõ cửa đem niềm vui đến đến cho từng nhà, từng người. Các nhà
thơ mới khác thường tôn thờ vị thần Sầu bởi chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan niệm mĩ học
phương Tây là cái đẹp thường đi liền với cái b̀n, phải b̀n thì mới đẹp “Em cứ đẹp và
3


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

em mãi b̀n” thì ở đây Xn Diệu lại tơn thờ vị thần Vui vì vị thần ấy là người đem đến
niềm vui và hạnh phúc, khiến cho mỗi ngày của mỗi người ở chốn trần gian đều đầy vui
sướng.
- Quan niệm thẩm mĩ: Vẻ đẹp của mùa xuân, của tháng giêng còn được Xuân Diệu
miêu tả “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Câu thơ được coi là nhãn tự với một so
sánh mới mẻ và đầy tài hoa. Vẻ đẹp của mùa xuân được ví như một cơ gái kiều diễm, hờng
hào và tình tứ. Tháng giêng là cái vơ hình được so sánh với một hình ảnh cụ thể và mang
tính nhục cảm, cùng một chữ “ngon” chuyển đổi cảm giác thần tình khiến câu thơ trở thành
hay nhất, mới nhất. Khó có thể hình dung ra rằng đây là câu thơ ra đời cách đây gần một
thế kỷ. Những so sánh táo bạo, mới mẻ ấy đã bộc lộ quan niệm mỹ học rất độc đáo của nhà
thơ Xuân Diệu. Nếu các nhà thơ trung đại luôn lấy thiên nhiên làm thước đo, chuẩn mực
của cái đẹp thì Xuân Diệu lại lấy con người làm trung tâm cho mọi sự so sánh. Người xưa
ví vẻ đẹp người con gái với hoa, núi, nước, mây, so sánh khí phách người anh hùng như
mai, trúc, phượng, điểu thì Xuân Diệu lấy con người trong tuổi trẻ và tình u, đặc biệt
ln lấy vẻ đẹp của các nàng thiếu nữ làm thước đo chuẩn mực của cái đẹp. Người xưa khi
miêu tả vẻ đẹp của các thiếu nữ thì viết “Phù dung như diện, liễu như mi” (Mặt đẹp như
hoa phù dung, hàng mi thanh như lá liễu) thì trong đoạn thơ này, Xuân Diệu đã so sánh

hình ảnh mặt trời đang tỏa ánh sáng vào lúc bình minh giống như một cái chớp mắt mắt
diễm lệ của một nàng thiếu nữ xinh đẹp. Vẻ đẹp của tháng giêng, của mùa xuân được so
sánh với một cặp môi gần vừa quyến rũ, vừa tươi hồng, vừa mời gọi của một nàng thiếu nữ
hờng hào, tình tứ.
- Quan niệm nhân sinh: Ảnh hưởng tôn giáo nên nhiều người quan niệm cuộc đời
là bể khổ và con người khổ vì có nhiều mong ḿn, khát vọng mà khơng đạt được, nên
chủ trương con người ḿn hết khổ thì phải tu để tiêu diệt mọi ham muốn, khát vọng, hạn
chế tối đa những nhu cầu bản thân. Thế nhưng thông qua đoạn thơ, Xuân Diệu cũng đã gửi
đến chúng ta một quan niệm nhân sinh rất mới mẻ, tích cực rằng cuộc sống con người ở
nơi trần thế là một thiên đường. Người ta cứ đi tìm thiên đường ở đâu xa mà không thấy
rằng thiên đường đang ở trước mắt chúng ta, trong tầm tay của chúng ta. Nó là cuộc sống
xung quanh chúng ta, là một mùa xuân đầy hoa thơm và trái ngọt, đầy sắc màu rực rỡ. Vậy
chần chừ gì nữa, hãy u mến và gắn bó với thực tại này, hãy yêu mến và gắn bó với cuộc
sống mà chúng ta đang sống, hãy tận hưởng hết vẻ đẹp, hương sắc của cuộc đời. Chính vì
quan niệm nhân sinh mới mẻ, độc đáo ấy mà Xuân Diệu được đánh giá là người “Đốt cảnh
bồng lai xua ai nấy về hạ giới” hoặc “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa
loài người. Lầu thơ của ơng xây dựng trên đất của một tấm lịng trần gian”(Thế Lữ).
2.3. Nỗi khắc khoải thời gian
Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống ở chốn trần gian đến mãnh liệt nhưng
‘điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ”, tình u ln gắn với nỗi đau, niềm vui song
4


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

song với nỗi buồn nên những vần thơ của ông sau đó lại khiến người đọc có cảm giác
chênh vênh, hụt hẫng. Bởi vậy, ngay sau đó là hai câu thơ:
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Đang vui sướng, ngất ngây giữa mùa xuân tươi đẹp, thi sĩ bỗng dưng chững lại, băn
khoăn, lo lắng về thời gian, về sự “phai tàn sắp sửa” của mùa xuân. Ở đây, Xuân Diệu đã
thể hiện cái nhìn mới mẻ về thời gian, cuộc đời. Bởi nếu các thi sĩ trung đại quan niệm thời
gian vũ trụ là một vịng tuần hồn vơ hạn: Xn - Hạ - Thu - Đông rồi lại trở về Xuân, cứ
thế mà lặp lại. Nhìn thời gian trong sự vĩnh hằng nên dù có ý thức về sự chảy trơi của thời
gian thì người xưa vẫn ung dung, tự tại trước mọi biến cố của cuộc đời. Các nhà thơ hiện
đại như Xuân Diệu thì khác, họ nhìn thời gian như một cái trục tuyến tính, thời gian đã một
đi thì khơng bao giờ quay trở lại. Một nhà thơ Pháp đã ý thức sâu sắc về sự phá hủy của
thời gian với cuộc đời con người: “Ôi đau đớn! Ôi đau đớn! thời gian ăn cuộc đời”. Là một
nhà thơ có ng̀n gớc Tây học, Xn Diệu khơng thể vơ tình trước dịng chảy thời gian.
Thường người ta chỉ luyến tiếc khi mọi thứ đã trôi đi, khi đã nhìn thấy sự phai tàn héo úa,
khi bị thời gian nhuốm màu nhưng Xuân Diệu ngay trong khi mùa xuân vẫn còn xuân sắc,
non tơ, ngay cả khi hoa vẫn đang nở trên đờng nội, chim chóc vẫn ca hát mà ơng đã nhìn
thấy sự mất mát, tàn phai. “Tơi sung sướng” vì tất cả nhưng ngay sau đó ba chữ ấy bị ngắt
lại bằng một dấu chấm như là một khoảng lặng của cảm xúc, khiến niềm vui trở thành dở
dang và đằng sau từ “Nhưng” là một cảm xúc hồn tồn mới, là sự tiếc ńi, sợ hãi bản
thân không so kịp với bước chân của tạo hóa, khơng thể tận hứng mà tận hưởng hết tất thảy
những điều bình dị trong cuộc đời vớn cịn nhiều tươi đẹp này. Thấy trước được những
bước đi thẩm âm thầm, lặng lẽ mà khủng khiếp của thời gian nên nhà thơ chỉ sung sướng
một nửa còn một nửa phải vội vàng, gấp gáp “khơng chờ nắng hạ mới hồi xuân”, không
đợi mùa xuân cuộc đời trôi qua rồi mới hối tiếc. Tất cả những điều ấy đều thể hiện tấm
lịng u sớng đến tha thiết của Xn Diệu.
3. Đoạn 3: 17 câu thơ tiếp theo (Xuân đương tới… chiều hôm)
Niềm say mê tha thiết với hương sắc trần thế khiến thi sĩ đã nảy sinh một xúc cảm lo
sợ thời gian trôi sẽ làm nhạt phai thanh sắc của đời. Bởi thế mà ngay sau những câu thơ
tươi vui kia, mạch thơ chuyển ngay sang những điệu thơ trầm lặng, trĩu nặng suy tư:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tơi cũng mất.

Lịng tơi rộng nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Các từ ngữ: “đương tới” với “đương qua”, “còn non'” với “sẽ già” tương ứng, đối
lập nhau, diễn tả mùa xuân và thời gian vận động không ngừng. Bước đi của mùa xn,
dịng chảy của thời gian là mải miết, vơ tận và trôi qua rất nhanh. Trong hiện tại “đang tới"
5


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

đã có màu li biệt “đương qua”, trong dáng vẻ “cịn non” hơm nay đã báo hiệu một tương
lai “sẽ già”. Chữ “đang” chuyển thành chữ “đương” một cách nói điệu đà, rất thơ. Cũng
bằng chữ “non” và chữ “già” ấy, cũng cái đang đến đã báo hiệu ra đi ấy được Xuân Diệu
nhắc đến một lần nữa trong bài thơ “Giục giã”:
“Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt...
(...) Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!
Em, em ơi! Tình non sắp già rời...”
Xn ở đây có nghĩa là mùa xn, tuổi trẻ. Mùa xuân và tuổi trẻ đang tươi đẹp đến
thế đáng lẽ tạo hóa phải cho con người sớng mãi mà tận hưởng. Nhưng điều bi kịch và
nghịch lí là cuộc đời con người lại có hạn. Cuộc đời đã ngắn ngủi mà phần đẹp nhất cuộc
đời con người là tuổi trẻ lại càng ngắn ngủi hơn nữa. Cuộc đời cũng như tuổi trẻ đã một đi
thì khơng bao giờ trở lại, khi “xuân hết”, tuổi trẻ đi qua “nghĩa là tôi cũng mất”. Càng yêu
cuộc sống bao nhiêu, con người càng tiếc thời gian và tuổi trẻ bấy nhiêu, h́ng chi là
Xn Diệu - một người có khát khao giao cảm mãnh liệt với cuộc đời. Với Xuân Diệu cái
đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người là mùa xuân, tình u và tuổi trẻ. Mùa xn, tuổi trẻ trơi
qua, cuộc đời chỉ cịn là vơ nghĩa:
“Mà xn hết, nghĩa là tơi cũng mất”.

“Lịng tơi rộng” mà “lượng trời cứ chật”. Tôi yêu đời đến thế nên muốn trường sinh bất
tử, muốn trẻ mãi không già, muốn được sống mãi để tận hưởng hương sắc cuộc đời. Nhưng
quy luật của sự sống thật vô cùng nghiệt ngã: “Không cho dài thời trẻ của nhân gian”.
“Hảo hoa vô bách nhật - Nhân thọ vô bách tuế” (Nguyễn Du). “Mỗi năm một tuổi như đuổi
xuân đi...” (Tục ngữ). Thi sĩ đặt ngôn ngữ trong thế tương phản giữa “rộng” với “chật”, để
nhấn mạnh thêm cái nghịch lí của đời người:
“Lịng tơi rộng, nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xn vẫn tuần hồn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”
Xn của bớn mùa thì tuần hoàn (xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận) nhưng đời người
chỉ có một thời thanh xn vì tuổi trẻ “chẳng hai lần thắm lại”. Các thi nhân xưa dù có
nhận ra sự nhỏ bé, sự hữu hạn của đời người so với sự vô hạn của trời đất, vũ trụ nhưng họ
hầu như khơng có những lời than thở, b̀n đau. Họ quan niệm thời gian tuần hồn, lấy
sinh mệnh vũ trụ để tính vịng đời, họ tin đời người là kiếp luân hồi, đi rồi sẽ trở lại. Họ
thậm chí họ cịn đầy sự lạc quan như Mãn Giác Thiền trong “Cáo tật thị chúng”:
“Ai bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai”
Nhưng các nhà thơ hiện đại như Xn Diệu thì khơng bình tĩnh được như thế. Trước
không gian mênh mông, con người càng cảm thấy bé nhỏ khi thời gian chảy trôi rất nhanh.
6


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

Mùa xuân hôm nay đẹp lung linh nhưng rồi mai đây nó cũng đến lúc phai tàn, già cỗi đi
cùng thời gian là điều khơng ai níu giữ lại được.
“Thời gian qua kẽ tay

Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tơi
Rơi như tiếng sỏi trong lịng giếng cạn”
Bởi thế mà giữa lúc mùa xuân đang còn tươi đẹp mà nhà thơ đã cảm thấy chẳng cịn
gì, chẳng thể níu kéo tuổi thanh xuân. Tiếng thơ cất lên như một lời than tiếc ńi:
... Nói làm chi rằng xn vẫn tuần hồn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Cịn trời đất nhưng chẳng cịn tơi mãi,
Nên bâng khng tơi tiếc cả đất trời”;
“Tiếc cả đất trời vì khơng được sớng mãi, trẻ mãi để tận hưởng mọi cái đẹp của
thiên nhiên và cuộc đời. Sự nuối tiếc ấy bắt nguồn từ lịng u đời và ham sớng, khao khát
được sớng hết mình với tuổi trẻ:
“Mười chín tuổi, hỡi những nàng má ngọc.
Ríu rít chim, là tuổi ước mơ hoa!
Hãi chàng trai kiều diễm mãi vui ca.
Mười chín tuổi! Chẳng hai lần hoa nở!”
("Đẹp" - Xuân Diệu)
Đỗ Lai Thúy đã gọi Xuân Diệu là “Nhà thơ của nỗi ám ảnh thời gian”. “Tuổi trẻ chẳng
hai lần thắm lại” cũng như “Mười chín tuổi! Chẳng hai lần hoa nở”, đó là bi kịch của người
đời từ xưa đến nay. Có ham sớng và yêu đời mới cảm nhận sâu sắc bi kịch ấy, mới mang
nỗi ám ảnh thời gian ấy.
Hoài Thanh đã rất đúng khi nói về Xuân Diệu “khi vui cũng như khi buồn, người
đều nồng nàn tha thiết”. Khi vui, yêu đời, thi sĩ nhìn đời bằng cặp mắt xanh non, biếc rờn
và cảm nhận cuộc sống ở chốn trần gian là một thiên đường, nhìn đâu cũng đẹp, cũng đáng
yêu, đáng sớng. Khi b̀n đau, ńi tiếc vì thời gian trơi thì cảm xúc cũng vẫn rất nờng
nàn, nhìn dịng đời ngược xuôi trôi dạt, đôi mắt tinh nhạy của người nghệ sĩ nhìn đâu cũng
thấy chia li xa cách:
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng buồn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa...
7


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

Thời gian, tháng năm vớn khơng có mùi vị nhưng Xuân Diệu lại cảm nhận được mùi
và vị của nó chính là chia phơi. Câu thơ được chuyển đổi cảm giác, sự tương giao giữa các
giác quan khiến cho ta tưởng như người thi sĩ nhìn đâu cũng thấy chia lìa, đi đâu cũng thấy
chia phơi. Cả đoạn thơ man mác bâng khuâng, ngậm một nỗi tiếc nuối bùi ngùi. Tất cả hiện
vật, sự vật trên thế gian đều không được vẹn trịn ngày vui. Núi sơng thì bng lời than tiễn
biệt, gió và chim thì đều mang nỗi nợ phải bay đi, phải lìa tổ. Quả thật mọi cuộc vui đều có
lúc tàn. Cảm nhận rất rõ được điều ấy, thi sĩ thốt lên trong sự tiếc nuối: “Chẳng bao giờ, ôi,
chẳng bao giờ nữa...”. Đến đây ta đã vỡ lẽ vì sao thi sĩ lại có khát vọng táo bạo, ngơng
c̀ng là ḿn tắt nắng buộc gió, níu giữ mãi tuổi trẻ mùa xuân ở lại. Nhưng khát vọng
cháy bỏng, ước muốn táo bạo ấy không thể trở thành hiện nên trở thành sự khắc khoải in
đậm trong chữ “ơi”, dấu chấm cảm giữa dịng thơ và dấu chấm lửng ći dịng thơ. Khơng
thể buộc gió, chẳng thể tắt nắng để níu giữ mãi hương sắc mùa xuân, Xn Diệu đã hới
thúc mình và mọi người hãy sớng vội vàng, hãy chạy đua cùng thời gian: “Mau đi thôi!
Mùa chưa ngả chiều hôm.” Lời giục giã hối thúc mang sắc điệu mạnh mẽ, quyết liệt bởi
kiểu câu cầu khiến có sử dụng dấu chấm cảm giữa dịng. Có thể nói câu thơ “Mau đi thơi!
Mùa chưa ngả chiều hơm” rẩt điển hình, tiêu biêu cho hờn thơ vội vàng cuống quýt của
Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8. Xuân Diệu vẫn luôn hối thúc, giục giã mọi người cần
sống mau, sống vội như thế:
Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi

– Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai
“Mùa chưa ngả chiều hôm” là một cách kết hợp từ mới lạ, thú vị. Xuân Diệu đã
dùng từ chỉ thời gian cuối ngày để chỉ thời điểm cuối mùa. “Mùa chưa ngả chiều hôm” là
mùa chưa tàn, chưa úa, vì thế hãy vội vàng mau chóng tận hưởng hương sắc của nó.
4. Đoạn 4: Chín câu cịn lại
Mùa xn vẫn đang còn hương sắc nhưng đã báo hiệu “chia phôi” nên nhà thơ bộc
lộ một khao khát mãnh liệt - khao khát được giao cảm tận độ với đời, hưởng trọn thanh sắc
của thời tươi, khao khát tận hưởng và tận hiến. Sự bùng nổ về cảm xúc khi cái tơi được giải
phóng đã dẫn đến sự bùng nổ những cách tân, sáng tạo nghệ thuật:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình u,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Ba chữ “Ta muốn ôm” đứng biệt lập ở giữa dịng như ḿn bộc lộ hết những ham
hố, cuồng nhiệt của Xuân Diệu với cuộc sống trần thế. Đang từ những câu thơ 8 chữ, bỗng
rút ngắn lại với câu thơ 3 chữ - câu ngắn nhất trong tồn bài thơ, cịn làm cho giọng thơ
8


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

đanh lại, rắn chắc như một mệnh lệnh đòi hỏi hiện thực hố những khát vọng. Từ xưng
“tơi” ở đầu bài thơ, ở đoạn thơ này nhà thơ chuyển sang xưng “ta”. Chữ “ta” ấy thực ra vẫn
là biến thể của chữ “tôi” vẫn để diễn tả một cái tôi cuồng nhiệt, ham sống và yêu đời tha
thiết nhưng cái tơi ấy đã có sự hịa lẫn với cái ta như ḿn nói lên một khát vọng chung
cho mọi người, hối thúc, lay tỉnh bao người hãy sống mãnh liệt, hãy sống tận độ trong từng

phút giây của cuộc đời. Sau đó, cụm từ “ta ḿn” được lặp đi lặp lại nhiều lần góp phần
tạo nhịp điệu hới hả, thể hiện khao khát được sớng hết mình với cuộc đời của thi sĩ, nờng
nhiệt, rới rít, ćng qt như ḿn cùng lúc giang tay ôm hết cả vũ trụ, cả cuộc đời, mùa
xn vào lịng mình.
Hạnh phúc của con người là được sống cao độ cho mỗi phút giây của tuổi xuân. Say
đắm thiên nhiên, cảnh trời, Xuân Diệu muốn tận hưởng thiên nhiên và sự sống và phải là
thiên nhiên giữa thời tươi, phải là sự sống mới bắt đầu mơn mởn, phải là xuân hồng căng
mọng, quyến rũ. Xuân Diệu tham lam, ham hố muốn tận hưởng tất cả những gì ngon nhất,
đẹp nhất của sự sớng. Xn Diệu nhìn mùa xuân, cuộc đời như người tình tuyệt vời của
mình. Bởi vậy hàng loạt động từ mạnh theo trình tự tăng tiến lần lượt xuất hiện trong các
dịng thơ: “ơm”, “riết”, “say”, “thâu”, “cắn” kết hợp với hình ảnh thơ tươi mới, đầy sức
sống là biểu hiện của tình yêu mùa xuân và cuộc đời ngày càng say đắm, mãnh liệt. Thi
nhân như ḿn ơm hết vào lịng mình cái cây non xanh, đầy sức sớng của “sự sống bắt đầu
mơn mởn”. Từ “mơn mởn” là một từ láy rất gợi cảm và giàu ý nghĩa. Nó gợi hình ảnh về
sự vật, cây cới, con người đang ở độ non tơ, tươi mới đầy sức sớng. Ơm hết cả “mây đưa
và gió lượn”, “cánh bướm với tình u”, “non nước”, “cây” và “cỏ rạng” nhưng ôm thôi
vẫn chưa đủ vì ơm vẫn cịn cịn lỏng lẻo q. Nếu khơng ơm cho chặt để giữ lấy thì tất cả
vẻ đẹp ấy sẽ trôi đi nên không chỉ ôm mà phải “riết” tức là ôm cho thật chặt. Khao khát
được giữ mãi khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời khiến tác giả cảm thấy ôm “riết” vẫn
chưa đủ mà phải ôm chặt đến độ say mê, ngây ngất, để cái bên ngồi chuyển hóa vào trong
tâm hờn. Nhưng dẫu có “say” và say đến mức độ thế nào đi chăng nữa thì đới tượng mà ta
say đắm vẫn chỉ là một khách thể ở bên ngoài. Bởi vậy mà nhà thơ khao khát được “thâu”
là được hòa nhập, thu vào là một để tận hưởng đến tận cùng hết mọi vẻ đẹp của cuộc
đời. Xuân Diệu muốn tận hưởng mọi thứ đến mức:
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
Điệp từ "cho" liên tiếp kết hợp với tính từ chỉ cảm xúc viên mãn như "no nê”,
“chếnh choáng”, “đã đầy" đã thể hiện cảm xúc cuồng nhiệt, mãnh liệt muốn tận hưởng
mùa xuân cuộc đời một cách tối đa, tận cùng nhất. Đi liền đó là câu thơ thừa thãi liên từ
“và”: “Và non nước, và cây, và cỏ rạng”. Chính sự lặp lại có vẻ như thừa thãi ấy lại là một

sáng tạo rất hiện đại của Xuân Diệu. Sự lặp lại liên tiếp liên từ “và” trong một dòng thơ đã
truyền đến người đọc một cảm xúc hăm hở c̀ng nhiệt của một gã si tình trước người tình
nhân mà mình u đắm đ́i.
9


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

Để rời lời u cháy bỏng đã khơng thể kìm nén mà vang lên đầy tha thiết và nhục
cảm:
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
“Xuân hồng” ở đây là một hình ảnh thơ đa nghĩa, là mùa xuân của đất trời đang độ
non tơ, tươi đẹp nhưng cũng có nghĩa là tuổi xuân đương độ đẹp nhất của đời người. Động
từ "cắn" ở câu thơ cuối đồng thời khép lại bài thơ chính là điểm nhấn ấn tượng nhất của cả
bài. Vận dụng hết cả các giác quan để tận hưởng cịn chưa đủ, nhà thơ ḿn dùng hành
động táo bạo mạnh mẽ hơn để chiếm hữu tối đa vẻ đẹp của mùa xn, của cuộc đời. Ơng
ḿn chạm vào nhiều hơn, muốn nuốt trọn hương sắc của đất trời khơng cho nó biến mất.
Có thể nói, từ “cắn” là cách sử dụng ngôn ngữ rất táo bạo. Phải dùng ngơn ngữ đến như thế
mới có thể nói hết khát vọng sống mãnh liệt của thi sĩ. Câu thơ: “Hỡi xuân hồng, ta muốn
cắn vào ngươi!” trở thành một trong những câu thơ độc đáo, táo bạo nhất trong thơ hiện
đại. Cùng với “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”, Xuân Diệu đã làm cả một cuộc
cách mạng lớn trong thi ca để trở thành nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.
Với cách sử dụng ý thơ theo cấp độ tăng tiến, từ ngữ mạnh bạo, giàu sức gợi kết hợp
với nhịp thơ biến hóa vui tươi, vồ vập, giục giã, đoạn thơ thứ 3 trong bài thơ "Vội Vàng"
đã diễn tả chân thực quan niệm nhân sinh tiến bộ và mới mẻ của Xuân Diệu. Không chỉ
bộc lộ cái tôi khát khao mãnh liệt sớng, tận hưởng, nhà thơ cịn ḿn gửi gắm tới mọi
người thông điệp nhân sinh ý nghĩa. Sống là phải biết trân trọng thời gian, sống phải biết
tận hưởng, yêu hết mình và cũng phải hiến dâng hết mình.

III. KẾT LUẬN
1. Nghệ thuật
Thể thơ tự do phóng túng, câu thơ co duỗi nhịp nhàng, nhịp điệu gấp gáp, linh hoạt
theo cung bậc cảm xúc, các phép tương giao ảnh hưởng của thơ tượng trưng cũng sử dụng
triệt để. Những câu thơ vắt dịng, từ ngữ táo bạo và hình ảnh tân kì cùng với các biện pháp
tu từ như điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, liệt kê, so sánh, chuyển đổi cảm giác, sử dụng
động từ mạnh theo chiều tăng tiến… đã góp phần làm nên một thi phẩm “rất Xuân Diệu”.
2. Nội dung
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “Đây là tiếng nói của một tâm hờn u đời,
yêu sống đến cuồng nhiệt”. Bài thơ thể hiện một quan niệm nhân sinh rất mới mẻ của Xuân
Diệu. Nhà thơ u cuộc sớng trần thế, tìm thấy trong đó biết bao điều hấp dẫn và đáng
sống. Cả thiên nhiên và con người đều tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, sung sướng. Nhưng
tạo hóa khơng sinh ra con người để hưởng thụ mãi, cuộc đời con người là có hạn. Bởi vậy,
con người cần vội vàng biết tận hưởng những gì mà cuộc sớng ban tặng, phải biết sớng hết
mình với cuộc đời. Đó là quan niệm nhân sinh rất nhân văn, tích cực. Nó giúp ta thêm u
cuộc sớng này, biết trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc sống, biết sống tận hiến và tận
hưởng để một khi cuộc đời, tuổi trẻ có trơi qua ta cũng khơng phải ân hận, hới tiếc vì đã
sớng hồi, sớng phí. “Vội vàng” của Xuân Diệu thể hiện rõ dấu ấn của một nhà thơ mới
10


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

nhất trong các nhà thơ mới về cả nội dung và nghệ thuật, xứng đáng được coi là một tuyệt
tác cho mọi thời.
LUYỆN ĐỀ
Đề bài 1: Nhà phê bình văn học Hồi Thanh có nhận xét: “Bây giờ khó mà nói được
cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới giữa chúng ta

với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè khơng muốn kết thân với con người có hình
thức phương xa ấy. Nhưng rồi ta cũng quen dần, vì ta thấy người cùng ta tình đồng
hương vẫn nặng”
Trình bày ý kiến của anh (chị) về nhận xét trên.
I. MỞ BÀI
Khi Thơ mới bắt đầu thắng thế, nếu Thế Lữ được coi là ngôi sao sáng nhất của bầu
trời Thơ mới buổi đầu, thì chỉ vài năm sau, ở giai đoạn thứ hai, Thế Lữ phải nhường ngôi
“đệ nhất thi sĩ” cho Xuân Diệu. Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh khi nhận xét (và
có ý so sánh) một sớ phong cách các nhà Thơ mới đã tinh tường khái quát: “Hùng tráng
như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, q mùa như
Nguyễn Bính, kì dị như Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như
Xuân Diệu…”. “Thiết tha, rạo rực, băn khoăn”, phải là ba tính từ (chứ khơng phải một) đã
thâu tóm đúng thần thái thơ và đời Xuân Diệu. Các nhà phê bình, các nhà thơ, bạn đọc
trong và ngồi nước đã khơng tiếc lời ngợi ca thơ ơng, Với Thế Lữ thì Xn Diệu là “một
tâm hồn đằm thắm và rất dễ cảm xúc”, là “nhà thi sĩ của tuổi xuân, của lòng yêu, và của
ánh sáng”, cịn thơ Xn Diệu “khơng phải là văn chương nữa; đó là lời nói, là tiếng reo
vui hay tiếng năn nỉ, là sự chân thành cảm xúc, hoặc là những tình ý rạo rực biến lẩn trong
những thanh âm”. “Xuân Diệu là người của đời, một người ở giữa lồi người. Lầu thơ của
ơng xây dựng trên đất của một tấm lịng trần gian”. Cả Hồi Thanh và Vũ Ngọc Phan đều
có chung một đánh giá: “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà Thơ mới” và “Xuân Diệu đã
đem đến cho thơ ca Việt Nam nhiều cái mới nhất”… Và có thực sự hiểu thơ Xuân Diệu
mới nhận thấy thơ Xuân Diệu vẫn kế thừa sâu sắc thơ ca truyền thớng của dân tộc. Về điều
này, Hồi Thanh – tác giả của “Thi nhân Việt Nam” đã nhận xét: “Bây giờ khó mà nói
được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới giữa chúng
ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn kết thân với con người có hình
thức phương xa ấy. Nhưng rồi ta cũng quen dần, vì ta thấy người cùng ta tình đồng hương
vẫn nặng”
II. THÂN BÀI
1.Giải thích
- Y phục tới tân: chỉ đặc điểm hiện đại, mới mẻ của thơ Xuân Diệu.

11


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

- Tình đờng hương vẫn nặng: chỉ đặc điểm và sự kế thừa thơ ca truyền thống của dân
tộc.
- Xuân Diệu là một trí thức Tây học , đã hấp thụ ảnh hưởng của tư tưởng và văn hố
Pháp. Đới với thơ ca Pháp, ông đặc biệt chịu ảnh hưởng sâu sắc của trường thơ tượng
trưng. Thơ Xuân Diệu thể hiện quan hệ tương giao giữa các giác quan cùng tính nhạc của
thơ. Ơng là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời. Niềm say mê mùa xuân, tuổi trẻ,
tình yêu ở Xuân Diệu đã dẫn đến một cách tân đặc sắc về cảm hứng, thi tứ, bút pháp; xây
dựng hình ảnh, cú pháp, nhịp điệu … Xuân Diệu đến với thơ ca và có những đóng góp mới
mẻ về thi pháp với những cách tân nghệ thuật giàu sáng tạo.
- Nhưng sự cách tân của Xuân Diệu vẫn có ng̀n gớc của thơ ca truyền thớng mà
Hồi Thanh gọi đó là “tình đồng hương vẫn nặng”. Bởi lẽ Xuân Diệu là con của một ông
tú kép nên có điều kiện tiếp xúc và sớm hiểu biết văn chương cổ điển. Ơng cũng tiếp thu
các đức tính cần cù, kiên nhẫn cuả người cha xứ Nghệ và cái hờn nhiên say đắm của người
mẹ nơi gió cát vùng biển miền Trung. Bản thân Xuân Diệu còn hấp thụ một cách tự nhiên
ảnh hưởng của nền văn hoá truyền thớng trong q trình học tập, sinh sớng (ơng từng học ở
Qui Nhơn, Huế, Hà Nội và có thời gian công tác ở Mĩ Tho).
=> Xuân Diệu được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ơng
tìm đến thơ ca hiện đại Pháp vì nó có khả năng diễn tả chân thực những khát khao mãnh
liệt của lịng mình nhưng Xn Diệu vẫn gắn bó với thơ ca dân tộc. Khi cái mới xuất hiện,
ban đầu nó xa lạ nhưng người ta dần quen với nó và nhận ra trong cái mới ấy có gớc rễ là
truyền thớng. Bởi vậy, có thể nói hờn thơ Xn Diệu là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai
yếu tố: cổ điển và hiện đại
2. Phân tích, chứng minh

2.1. Đặc điểm sáng tác rất mới mà rất truyền thống về nội dung:
- Xuân Diệu trước tiên là một nhà thơ mới rất mới. Điều đó được thể hiện rõ ở phương
diện nội dung như sau:
+ Ông yêu tha thiết cuộc sống ở chốn trần gian và thấy cuộc sống ở chốn trần gian ở
thời hiện tại là một thiên đường. Từ thiên nhiên đến con người đều tràn đầy sức sớng và
niềm vui. Ơng thường viết về mùa xn, tuổi trẻ và với ơng, tất cả đều là tình u thứ nhất,
là mùa xuân đầu.
+ Ông thể hiện quan niệm nhân sinh rất độc đáo, mới lạ. Bằng sự nhạy cảm của
mình, Xn Diệu ý thức được sự chảy trơi của thời gian, hiểu rằng thời gian một đi không
trở lại nên ln mang trong mình nỗi ám ảnh, sợ hãi trước sự trôi chảy của thời gian. Bởi
vậy, nhà thơ muốn chạy đua với thời gian để giành giật sự sống tận hưởng từng phút giây
của cuộc đời, thể hiện niềm ham sớng lành mạnh. Ơng cho rằng, con người phải sớng
nhanh, sớng gấp, sớng hết mình với cuộc đời để một khi cuộc đời trôi qua cũng không phải
ân hận và tiếc ńi, phải “Sớng tồn tâm,tồn trí, sớng tồn hờn” , “Sớng tồn thân và thức
12


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

ngọn giác quan” với cuộc đời và “Thà một phút huy hồng rời chợt tắt/Cịn hơn b̀n le lói
śt trăm năm”.
+ Ông thể hiện quan niệm thẩm mĩ rất hiện đại, luôn lấy thiên nhiên làm chuẩn mực,
thước đo của cái đẹp. Xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ, hầu như
mọi sự so sánh của ông đều hướng đến con người trong tuổi trẻ và tình yêu, đặc biệt là các
nàng thiếu nữ đẹp.
+ Thơ mới là thơ của cái “tôi”, viết về cái “tôi”, nhưng chỉ với Xuân Diệu, sự tồn tại
của cái “tôi” mới được đẩy lên với ý nghĩa tuyệt đối của nó. Thơ ơng tràn ngập chữ “tơi”,
nó được khai thác và biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Có điều, con người rất có ý thức

về bản ngã ấy khơng phải là cái “tơi” khép kín mà là cái “tôi” luôn phơi trải, luôn mở ra
trước cuộc đời, là một tâm hờn khao khát tìm gặp những tâm hờn. Nó ít nhiều phơ diễn bức
chân dung tự họa của nhà thơ:
Ta là một là riêng là thứ nhất
Không có ai bè bạn được cùng ta
- Cảm hứng thơ Xuân Diệu rất mới lạ nhưng đề tài vẫn rất truyền thớng. Trước Cách mạng
tháng Tám, đóng góp của Xn Diệu không phải là ở đề tài mà nét đặc sắc của Xuân Diệu
là ở cảm hứng, thể hiện cảm xúc mãnh liệt của ông trước cuộc đời:
+ Các nhà thơ truyền thống cũng viết về sự cô đơn. Trước nay, cô đơn trong thơ của
các nhà thơ cũ là vì thiếu vắng con người, thiếu vắng một cái gì bầu bạn như Tản Đà cơ
đơn vì “Sng rượu, sng tình, bạn cũng sng”, Nguyễn Bính thì “Cơ đơn buồn lại thêm
buồn / Tạnh mưa bươm bướm có cịn sang chơi”. Nhưng Xuân Diệu thì lại khác, con người
và thơ văn Xuân Diệu cũng chịu ảnh hưởng của nỗi buồn cơ đơn trong văn thơ lãng mạn
Pháp. Vì hướng tới sự giao cảm về phương diện tinh thần và tâm hờn nên tình u trong
thơ Xn Diệu rất mãnh liệt, say đắm. Xuân Diệu yêu đời tha thiết, khao khát được đáp lại
nhưng rồi ông nhận ra yêu tha thiết vẫn là chưa đủ, nhiều khi yêu say đắm mà vẫn bơ vơ,
tình yêu như nước đổ lá khoai. Bởi vậy, hầu hết nhiều bài thơ của Xuân Diệu là nỗi đau
của một trái tim yêu đắm say, nồng nhiệt mà không được đến đáp xứng đáng và thường
thấm đẫm nỗi buồn cùng mặc cảm cô đơn. Cho nên vẫn là nỗi cô đơn nhưng sự cô đơn của
Xuân Diệu khác các nhà thơ cũ ở chỗ dù có người, có vật, có cảnh bên mình cũng vẫn là
“hịn đảo cô đơn” :
Dù tin tưởng chung một đời một mộng
Em vẫn là em, anh vẫn cứ là anh
Có thể nào qua vạn lí trường thành
Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật
(Xa cách )
+ Tình u trong thơ Xn Diệu khơng diễn tả bóng gió, ước lệ tượng trưng như trước
kia mà nói một cách cụ thể, đầy đủ với ý nghĩa tình u bao gờm cả tâm hờn và thân xác:
13



Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

“Đây gối lả .Tay em đây , mời khách ngả đầu say”, “Mình em khơng được quấn chân anh /
Sát đôi vai, kề đôi ngực / Trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài”
+ Thiên nhiên trong thơ xưa thường được tiếp nhận bằng thị giác, ít nhiều bằng thính
giác nhưng Xuân Diệu thưởng thức thiên nhiên không chỉ vậy mà cịn cả bằng xúc giác:
Tơi để da tay ý dịu tràn
Gửi vào cây cỏ chút mơn man
Chân trần sung sướng nghe da đất
Tôi nhận xa xôi của dặm ngàn
(Đi dạo )
Và cả bằng vị giác: “Hương hiu hiu nên gió cũng ngọt ngào”. Mọi biến thái mong manh,
tinh vi, huyền diệu nhất của thiên nhiên, tạo vật và lòng người đều đã được hồn thơ nhạy
cảm của Xuân Diệu phát hiện và miêu tả rõ nét bằng những câu thơ đẹp và tinh tế, tạo
được dấu ấn độc đáo riêng.
2.2. Đặc điểm sáng tác rất mới mà rất truyền thống về nghệ thuật:
- Sự bùng nổ về cảm xúc của cái Tôi cá dẫn đến sự bùng nổ về sáng tạo nghệ thuật:
+ Xuân Diệu thường nhân hoá thiên nhiên một cách táo bạo. Nhà thơ gắn cho thiên
nhiên những tâm tư, hành động, tâm trạng “rất người” một cách tự nhiên, hợp lí :
“Bữa nay lạnh , mặt trời đi ngủ sớm”
“Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành”
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn bng xuống lệ ngàn hàng”
+ Xuân Diệu ảnh hưởng của thơ Pháp thế kỉ XIX về cách diễn đạt, thể thơ tự do, câu
thơ dài ngắn, co duỗi linh hoạt, nhịp điệu, cú pháp… nên cách diễn đạt của Xuân Diệu quá
mới đối với người đọc Việt Nam lúc bấy giờ:
Hôm nay tôi đã chết trong người

Xưa hẹn nghìn năm u mến tơi
( Ý thơ )
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
( Đây mùa thu tới )
+ Xuân Diệu cũng lục tìm, sáng chế những từ mới, sử dụng hình ảnh thơ tươi mới
đầy sức sớng:
“Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc”
“Cành biếc run run chân ý nhi”
“Em vui đi răng nở ánh trăng rằm”
- Nhưng nghệ thuật thơ Xuân Diệu cũng mang các yếu tố truyền thớng:
+ Có lúc những từ ngữ Xn Diệu chọn lựa thật giản dị, mộc mạc :
Anh bước điềm nhiên không vướng chân
14


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

Anh đi lững thững chẳng theo gần
Vô tâm nhưng giữa bài thơ lạ
Anh với em như một cặp vần
( Thơ duyên )
+ Ông sử dụng những biệp pháp tu từ thường thấy trong thơ ca truyền thống như
điệp ngữ, điệp từ :
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sắp già”
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”
( Vội vàng )
+ Có lúc phát huy tối đa từ láy trong vốn từ tiếng Việt: “ Những luồng run rẩy rung
rinh lá”…
3. Bình luận
- Nhận định của Hồi Thanh là xác đáng, nhà phê bình đã thấy được ở nhà thơ Xuân
Diệu – Một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Bên cạnh những nét mới lạ, có vẻ rất
phương Tây là một “ tình đồng hương vẫn nặng” nghĩa là vẫn rất Việt Nam. Đây chính là
nét độc đáo của Xuân Diệu nói riêng và của phong trào Thơ mới nói chung .
III. KẾT LUẬN
Sinh thời, Xuân Diệu vẫn tìm đến sự giao cảm với cuộc đời bằng thơ, bằng tâm hồn
của một nhà thơ thiết tha yêu sự sống. Sự nghiệp mà ông để lại là một di sản thơ vô giá mà
từng ý thơ, từng lời thơ vẫn tiếp tục nảy sinh, đánh thức dậy niềm vui, nỗi buồn và bao xơn
xao trong lịng tuổi trẻ hơm nay. Là nhà thơ “mới nhất” trong các nhà Thơ mới, ông đã
mang đến cho thi đàn Việt Nam một nguồn cảm hứng yêu đời dào dạt, một luồng rung
động mới mẻ trước tình u, một nhịp sớng hồn tồn mới lạ và một cái tơi giàu bản sắc.
Ơng cũng là người tìm ra nhiều kiểu cấu trúc hiện đại cho câu thơ Việt Nam và làm phong
phú thêm hình thức thơ bằng những hình ảnh độc đáo và những nét nhạc điệu tân kì. Có
thể nói, sự cộng hưởng giữa khát vọng sống và khát vọng đổi mới thơ ca là nguồn động lực
thúc đẩy mọi sự tìm tịi sáng tạo và tạo ra sức mạnh cảm hóa đặc biệt của thơ Xuân Diệu
trước Cách mạng Tháng Tám.
Với nửa thế kỉ hành trình sáng tạo, Xuân Diệu đã để lại cho các thế hệ độc giả và
nhất là những người cầm bút bài học thấm thía về tài năng và bản lĩnh thi sĩ. Con đường đi
của Xuân Diệu từ một nhà thơ lãng mạn thành một nhà thơ Cách mạng là con đường tiêu
biểu cho thế hệ Thơ mới 1932-1945. Vị trí của ơng trên văn đàn dân tộc là một vị trí khơng
15


Chị Đẹp Dạy Văn

SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

ai có thể thay thế được. Cùng với khát vọng sống thiết tha sôi nổi, thơ Xuân Diệu sẽ tiếp
tục hành trình trong cuộc sớng hơm nay và mai sau.
Đề số 2: Lẽ sống lớn của Xuân Diệu qua bài thơ “Vội vàng”.
I. MỞ BÀI
- Tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất của con người và một khi đã trơi đi thì khơng
bao giờ quay trở lại...
- Bài thơ “Vội vàng” đã thể hiện quan điểm sớng tích cực của Xn Diệu: Trân trọng
thực tại, sớng hết mình, sớng trọn từng phút giây của cuộc đời.
II. THÂN BÀI
1. Giải thích:
- Lẽ sống: quan niệm sớng và mục đích sớng mà nhà thơ hướng tới
- Lẽ sống thể hiện trong bài thơ ngay ở nhan đề “Vội vàng": Sống gấp gáp, vội vàng để tận
hưởng vẻ đẹp của trời đất, sớng mà khơng chần chừ để phí q nhiều thời gian nhưng
khơng có nghĩa là sớng hời hợt bỏ qua nhiều thứ; sống là phải biết hưởng thụ và biết yêu
thương.
- Quan niệm sống thể hiện trong bài thơ:
+ Yêu và gắn bó với cuộc sớng ở chớn trần gian
+ Cuộc đời con người đẹp nhất trong mùa xuân, tình u, tuổi trẻ
+ Sớng vội vàng, hết mình với cuộc đời
2. Phân tích, chứng minh
2.1. u và gắn bó với cuộc sống ở chốn trần thế
* Khao khát mãnh liệt vượt qua giới hạn của con người để được sống mãi trong khoảnh
khắc tươi đẹp ở thực tại: muốn đoạt quyền tạo hóa để "tắt nắng, buộc gió" để giữ lại màu
sắc và mùi hương, để thời gian ngừng trôi, để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của đất trời:
"Tôi muốn... bay đi"
* Cuộc sống ở chốn trần gian là một thiên đường
- Xuân Diệu vẽ lên cả một thiên đường tràn ngập âm thanh và sắc màu qua bức tranh thiên

nhiên và cuộc sống con người”
+ Bức tranh thiên nhiên: "Của ong bướm... môi gần”. Không gian ngập tràn màu sắc:
Xanh của cỏ cây => Màu của sự sống đang ở độ căng tràn nhất. Không gian ngập tràn âm
thanh: Khúc hát mời gọi của yến anh. Điệp từ "này đây": Khát khao được tận hưởng, lời
mời gọi không thể chới từ của kẻ si tình trót để qn trái tim khi ghé qua nhân thế. Cái
căng mọng, tràn trề nhựa sống của mùa xuân được Xuân Diệu cảm nhận như một "cặp môi
gần" đầy quyến rũ.

16


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn

+ Bức tranh cuộc sống con người đầy niềm vui: “Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ
cửa”. Tôn thờ vị thần Vui và vị thần này mỗi ngày đều mang đến niềm vui, hạnh phúc đến
từng người, từng nhà.
2.2. Cuộc đời con người đẹp nhất trong mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ
- Các hình ảnh thơ tươi mới đầy sức sớng và đều có đơi có cặp
- Quan niệm thẩm mĩ: “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi” + “Tháng giêng ngon như một
cặp môi gần”: Lấy con người trong tuổi trẻ, tình yêu nhất là các nàng thiếu nữ đẹp là chuẩn
mực của cái đẹp.
- Quan niệm phần đẹp nhất của cuộc đời con người là mùa xuân và tuổi trẻ. Mùa xn và
tuổi trẻ trơi qua thì cuộc đời con người sẽ khơng cịn nhiều ý nghĩa “Nói làm chi rằng xn
vẫn tuần hồn/Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, “Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”.
2.3. Sống vội vàng, hết mình với cuộc đời một cách đầy ham hố
* Nhận thức về thời gian, cuộc đời: "Tôi sung sướng... chẳng bao giờ nữa":
Thi sĩ vừa mừng vừa lo, vui sướng vì được cảm nhận và thưởng thức vẻ đẹp của đất
trời, vậy nhưng cũng đầy b̀n tiếc vì tuổi trẻ rời cũng qua nhanh, cái đẹp rời cũng có lúc

sẽ tàn phai, trời đất là vơ hạn cịn đời người chỉ thống chớc ngắn ngủi, phần đẹp nhất của
cuộc đời là mùa xuân, tình yêu, tuổi trẻ còn ngắn ngủi hơn nữa...
Thi sĩ bâng khuâng lo lắng cho tuổi trẻ ngắn ngủi của mình. Ông lại hoài niệm về
cuộc đời, về những thứ mà có thể mình khơng thưởng thức hết được. => Nỗi buồn thấm
vào cảnh vật khiến chúng cũng man mác một nỗi buồn chia phôi.
* Phải sống vội vàng, gấp gáp và hết mình với cuộc đời: “Mau đi thơi… cắn vào ngươi!”.
Càng trân trọng, càng không muốn để mất, con người ta càng trở nên vội vã. Không
thể tắt nắng, buộc gió cho thời gian ngừng trơi nên thi sĩ chọn cách chạy đua cùng thời
gian, lí trí và con tim lên tiếng mách bảo Xuân Diệu phải sống hết mình để mọi thứ trơi qua
khơng cịn gì phải hới tiếc. Khát khao bùng lên mãnh liệt, đỉnh điểm là "cắn" vào mùa xuân
đang tràn ngập sự sống.
3. Đánh giá:
- Quan niệm sớng mới mẻ, táo bạo và tích cực.
- Sự bùng nổ trong cảm xúc và khát vọng đã dẫn đến những sáng tạo nghệ thuật mới lạ:
Thể thơ tự do phóng túng, câu thơ co duỗi nhịp nhàng, nhịp điệu gấp gáp, linh hoạt theo
cung bậc cảm xúc, các phép tương giao ảnh hưởng của thơ tượng trưng cũng sử dụng triệt
để. Những câu thơ vắt dòng, từ ngữ táo bạo và hình ảnh thơ tân kì, tươi mới, đầy sức sống,
các động từ mạnh… cùng với các biện pháp tu từ như điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, liệt
kê, so sánh, chuyển đổi cảm giác, sử dụng động từ mạnh theo chiều tăng tiến
III. KẾT LUẬN
- Khẳng định quan niệm nhân sinh mởi mẻ, tích cực của Xn Diệu. Từ đó khẳng
định lẽ sớng: sớng tận hiến và tận hưởng để không bao giờ phải ân hận về những năm
tháng đã sớng hồi, sớng phí.
17


Chị Đẹp Dạy Văn
SĐT: 0975.243.107
Fanpage & Insta: Chị Đẹp Dạy Văn


- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân: Thêm u và trân trọng những gì mà cuộc
sớng đã ban tặng, thấy mỗi khoảnh khắc của cuộc đời đều có ý nghĩa.

18



×