Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Phương pháp phân tích ẩn dụ và đặc điểm ẩn dụ tu từ trong tập thơ “Dưới sao vàng” của Xuân Diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.24 KB, 32 trang )

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PPL NCKH CHUYÊN NGÀNH
NGÔN NGỮ HỌC
Chuyên đề: Phương pháp phân tích ẩn dụ và đặc
điểm ẩn dụ tu từ trong tập thơ “Dưới sao vàng” của
Xuân Diệu

ĐÀ NẴNG – 2021


BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PPL NCKH CHUYÊN NGÀNH
NGÔN NGỮ HỌC
Chuyên đề: Phương pháp phân tích ẩn dụ và đặc
điểm ẩn dụ tu từ trong tập thơ “Dưới sao vàng” của
Xuân Diệu
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Sáng
Sinh viên thực hiện: Trương Thúy Liên
Lớp: 20SNV1
Mã số sinh viên: 3170120172

ĐÀ NẴNG – 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài:....................................................................................................................1

2.



Lịch sử vấn đề:......................................................................................................................... 1

3.

Mục đích nghiên cứu:.............................................................................................................. 1

4.

Nhiệm vụ nghiên cứu:.............................................................................................................1

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.........................................................................................2

6.

Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................................2

7.

Đóng góp của tiểu luận:..........................................................................................................2

8.

Bố cục bài tiểu luận:................................................................................................................2

NỘI DUNG................................................................................................................................... 2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............................................2
1.1. VÀI NÉT VỀ KHÁI NIỆM ẨN DỤ, CÁC QUAN NIỆM ẨN DỤ:....................................2

1.1.1.

Sơ lược về ẩn dụ:.............................................................................................................2

1.1.2.

Các quan niệm về ẩn dụ:.................................................................................................3

1.1.2.1.

Ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa của từ:............................................................3

1.1.2.2.

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ (ẩn dụ tu từ):....................................................................4

1.2. CÁC LOẠI, CÁC KIỂU TRONG ẨN DỤ:..........................................................................4
1.2.1.

Ẩn dụ ngữ pháp:.............................................................................................................. 4

1.2.2.

Ẩn dụ tri nhận:................................................................................................................5

1.2.3.

Ẩn dụ từ vựng:.................................................................................................................5

1.2.4.


Ẩn dụ tu từ:...................................................................................................................... 6

1.3. QUAN NIỆM CỦA ĐINH TRỌNG LẠC:...........................................................................8
1.4. VÀI NÉT VỀ PHƯƠNG THỨC ẨN DỤ:...........................................................................11
1.5. CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH ẨN DỤ TRONG CÂU:...........................................................12
1.6. SỰ KHÁC NHAU GIỮA ẨN DỤ TU TỪ, SO SÁNH TU TỪ, HOÁN DỤ:.....................13
1.7. SỰ KHÁC NHAU GIỮA ẨN DỤ TU TỪ VÀ ẨN DỤ TỪ VỰNG:..................................14
1.8. TÁC DỤNG CỦA ẨN DỤ TU TỪ:.....................................................................................14


Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ẨN DỤ TU TỪ TRONG TẬP THƠ “DƯỚI SAO VÀNG”
CỦA XUÂN DIỆU...................................................................................................................... 15
2.1. VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI VÀ SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ XUÂN DIỆU:...............15
2.2. VÀI NÉT VỀ TẬP THƠ “DƯỚI SAO VÀNG” CỦA XUÂN DIỆU:...............................15
2.3. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ẨN DỤ TU TỪ TRONG TẬP THƠ “DƯỚI SAO VÀNG”
CỦA XUÂN DIỆU:.................................................................................................................. 16
2.3.1.

Thống kê, phân loại ẩn dụ tu từ trong tập thơ “Dưới sao vàng”:..............................16

2.3.1.1.

Số lượng phép ẩn dụ tu từ trong tập thơ “Dưới sao vàng”:.........................................16

2.3.1.2.

Các kiểu ẩn dụ tu từ thường gặp trong tập thơ “Dưới sao vàng”:..............................16

2.3.2.


Ẩn dụ tu từ trong tập thơ “Dưới sao vàng” của Xuân Diệu:......................................17

2.3.2.1.

Ẩn dụ hình tượng:........................................................................................................17

2.3.2.1.1.

Ẩn dụ hình thức:..........................................................................................................17

2.3.2.1.2.

Ẩn dụ đặc điểm, tính chất:...........................................................................................17

2.3.2.1.3.

Ẩn dụ cách thức:..........................................................................................................18

2.3.2.2.

Ẩn dụ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác):...............................................................18

2.3.2.3.

Ẩn dụ tượng trưng:.......................................................................................................18

2.3.2.4.

Nhóm biến thể ẩn dụ:...................................................................................................19


2.3.2.4.1.

Nhân hóa:.....................................................................................................................19

2.3.2.4.2.

Vật hóa:........................................................................................................................ 19

2.3.3.

Tác dụng ẩn dụ tu từ trong tập thơ “Dưới sao vàng” của Xuân Diệu:......................20

KẾT LUẬN................................................................................................................................. 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................20


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Xuyên suốt trên chặng đường thơ ca Việt Nam từ dân gian tới hiện đại, ẩn dụ là một thủ pháp
nghệ thuật đã góp một phần không nhỏ để tạo nên sự độc đáo trong cách sử dụng ngôn từ của
các tác giả. Ẩn dụ được cho là một hiện tượng vô cùng thú vị và phức tạp của ngôn ngữ học.
Phép tu từ ẩn dụ được dùng rất nhiều trong thơ văn Việt Nam như một cách thể hiện phong cách
và đánh dấu tài năng thơ ca của tác giả.
Ẩn dụ xuất hiện trong lời ăn tiếng nói thường ngày và đã được sử dụng trong văn học dân gian
từ xa xưa, với sự phát triển của nền văn học Việt Nam, đặc biệt là thơ mới, ẩn dụ ngày càng
được nghiên cứu rộng rãi để phân tích một cách chính xác nội dung cũng như dụng ý nghệ thuật
của tác giả. Trong đó phải kể đến các bài thơ, tập thơ của Xuân Diệu.
Xuân Diệu là nhà thơ đa tài, có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
Cho nên để hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về thơ ông là điều không dễ, chúng ta khơng thể hiểu rõ

mọi khía cạnh của thi nhân, do đó tơi chỉ khái qt một vấn đề nhỏ trong nghệ thuật thơ ca của
Xn Diệu, đó là phân tích đặc điểm ẩn dụ tu từ trong tập thơ “Dưới sao vàng” của ơng, qua đó
thể hiện rõ ràng thế giới nghệ thuật độc đáo trong thơ Xuân Diệu, đồng thời góp phần nhìn nhận
và đánh giá đầy đủ hơn về những đóng góp của nhà thơ ở phương diện nghệ thuật.
Những áng thơ viêt về đề tài kháng chiến, cách mạng của dân tộc là một đề tài muôn thuở,
“Dưới sao vàng” là một tập thơ mang dấu ấn thơ viết về Cách mạng, kháng chiến của “ơng
hồng thơ tình” đầy thi vị và hào hùng, hi sinh.
Vì những lý do trên, tơi chọn đề tài nói về “Phương pháp phân tích ẩn dụ và đặc điểm ẩn dụ
tu từ trong tập thơ “Dưới sao vàng” của Xuân Diệu” để nghiên cứu với mong muốn góp phần
nhỏ bé vào lĩnh vực nghiên cứu ẩn dụ và thơ của Xuân Diệu, từ đó đề cao biện pháp nghệ thuật
tu từ ẩn dụ trong thi ca và khẳng định vị trí của nhà văn Xuân Diệu trong nền văn học Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề:
Tìm hiểu về phương thức ẩn dụ đã được rất nhiều các tác giả, nhà ngôn ngữ học trong và ngoài
nước nghiên cứu. Các nhà Việt ngữ học như Đỗ Hữu Châu, Đinh Trọng Lạc, Hữu Đạt, Nguyễn
Thiện Giáp,…đã đưa ra các quan niệm và các cách phân chia loai, kiểu ẩn dụ khác nhau.
Ẩn dụ tu từ trong các tác phẩm của Xuân Diệu không phải là một đề tài xa lạ mà rất gần gũi với
giáo viên và sinh viên.
3. Mục đích nghiên cứu:
1


Mục đích nghiên cứu của đề tài này là hiểu rõ về khái niệm, cách thức, các kiểu, loại ẩn dụ qua
các quan niệm của các nhà ngôn ngữ học, từ đó rút ra được phương pháp phân tích ẩn dụ trong
câu, trong thi ca, sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ một cách rõ ràng, rành mạch và hiểu rõ về
đặc điểm nghệ thuật ẩn dụ tu từ trong tập thơ “Dưới sao vàng” của Xuân Diệu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Dựa trên các quan điểm, cơ sở lý thuyết trong các giáo trình để khái quát và hệ thống hóa được
khái niệm, các kiểu loại ẩn dụ, phương pháp phân tích ẩn dụ trong câu và áp dụng, khảo sát qua
tập thơ “Dưới sao vàng” của Xuân Diệu.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là phương pháp phân tích ẩn dụ và khảo sát các đặc
điểm của ẩn dụ tu từ trong tập thơ “Dưới sao vàng” của Xuân Diệu.
Ở bài tiểu luận này, tôi tập trung nghiên cứu hiện tượng ẩn dụ, các quan niệm về ẩn dụ, các cách
phân chia ẩn dụ đã được các nhà nghiên cứu ngơn ngữ đề cập trong các giáo trình và khảo sát
qua tập thơ “Dưới sao vàng” của nhà thơ Xuân Diệu.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học văn học như khảo sát, thống kê,
phân tích - tổng hợp, đánh giá - khái quát, phân loại, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương
pháp hệ thống – cấu trúc.
7. Đóng góp của tiểu luận:
Tiểu luận này nêu ra được khái quát và rõ ràng nhất những cơ sở lý thuyết, khái niệm về ẩn dụ,
các cách phân chia các kiểu, loại của ẩn dụ, các ví dụ về các kiểu loại ẩn dụ, phương pháp phân
tích ẩn dụ trong câu và vận dụng để phân tích ẩn dụ tu từ trong tập thơ “Dưới sao vàng” của
Xn Diệu, qua đó có cái nhìn rõ hơn về nghệ thuật ẩn dụ tu từ trong thơ Xn Diệu và thấy
được những đóng góp của ơng trong nghệ thuật ngơn từ. Đây là đóng góp có tính ứng dụng thực
tiễn để hiểu rõ hơn về ẩn dụ và đặc điểm nghệ thuật ngôn tuwfcuar Xuân Diệu.
8. Bố cục bài tiểu luận:
Bài tiểu luận gồm mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung và kết luận. Trong đó nội dung bài tiểu
luận được chia làm 2 chương cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
2


Chương 2: Đặc điểm ẩn dụ tu từ trong tập thơ “Dưới sao vàng” của Xuân Diệu.

NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.

VÀI NÉT VỀ KHÁI NIỆM ẨN DỤ, CÁC QUAN NIỆM ẨN DỤ:


1.1.1. Sơ lược về ẩn dụ:
Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau của giữa các sự vật, hiện tượng được so
sánh với nhau. Người ta thường coi ẩn dụ là hiện tượng sử dụng có tính văn chương một hình
thức ngơn ngữ. Cách hiểu này có từ thời Aistotle cho tới nay và được các nhà tu từ học và phê
bình văn học chú ý. Căn cứ vào tính chất của sự giống nhau có thể chia ẩn dụ thành nhiều kiểu
loại khác nhau.
Từ khi xuất hiện ngành Ngôn ngữ học tri nhận (cognitive linguistics) xuất hiện một cách hiểu
mới về ẩn dụ: Ẩn dụ không chỉ là một phương thức diễn đạt ý nghĩa bằng ngơn từ mà cịn là
một phương thức để tư duy về sự vật. Người ta đặc biệt chú ý đến vai trò của ẩn dụ đối với nhận
thức. Lakoff và Johnson nhấn mạnh đến liên kết hệ thống của ẩn dụ, đến chức năng của ẩn dụ
trong việc xây dựng hệ thống nhận thức của con người trên cơ sở những kinh nghiệm đã tiếp
nhận được. Theo hai ông, hệ thống ý niệm đời thường của chúng ta mà trong khn khổ của nó
chúng ta suy nghĩ và hành động, về bản chất là ẩn dụ và do đó ẩn dụ phải được xem xét ở phạm
vi tư duy và hành động.
Ẩn dụ phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và là một cơ chế tri nhận không thể
thiếu của con người. Chúng được sử dụng rộng rãi và phổ biến, đặc biệt là xuất hiện nhiều trong
văn chương, đỉnh cao là trong vương quốc thơ trữ tình.
1.1.2. Các quan niệm về ẩn dụ:
1.1.2.1.

Ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa của từ:

Cho đến nay, ẩn dụ thường được coi là cách thức chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm
giữa hai sự vật có nét tương đồng hay giống nhau.
Các nhà ngôn ngữ học trong nước như Nguyễn Văn Tu cho rằng: “Ẩn dụ là phép gọi tên một sự
vật bằng tên gọi của một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu được mối quan hệ
đó chúng ta phải so sánh ngầm. Khác với hoán dụ, phép ẩn dụ, theo tưởng tượng của ta mà gọi
một sự vật chỉ có vài dấu hiệu chung với sự vật mà biểu thị trước thơi. Chính nhờ những dấu
3



hiệu chúng gián tiếp ấy mà ta thấy mối quan hệ giữa các vật khác nhau”. Đỗ Hữu Châu cũng
quan niệm: “Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên gọi của một sự vật hiện
tượng khác, giữa chúng có mối quan hệ tương đồng” 1. Sau này, Đỗ Hữu Châu giải thích một
cách cụ thể hơn: “Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn là
tên gọi của X (tức X là ý nghĩa biểu vật chính của A). Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên
gọi của A của X để gọi tên Y (để biểu thị Y), nếu như X và Y có nét nào đó giống nhau” 2.
Nguyễn Thiện Giáp lại cho rằng: “Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa
các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau” 3. Đào Thản đã giải thích khá rõ ràng, cụ thể
khái niệm ần dụ trong mối quan hệ với so sánh: “ Ẩn dụ cũng là một lối so sánh dựa trên sự
giống nhau về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất, hoặc chức năng của hai đối tượng.
Nhưng khác với so sánh dùng lối song song hai phần đối tượng và phần so sánh bên cạnh nhau,
ẩn dụ chỉ để lại phần để so sánh”. Theo quan điểm của Nguyễn Đức Tồn thì bản chất của ẩn dụ
là: “phép thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện này sang sự vật,
hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hóa chúng theo đặc điểm, thuộc tính
nào đó cùng có ở chúng”. Lần đầu tiên, trong sự phân tích ẩn dụ trong quan hệ với so sánh,
Nguyễn Đức Tồn đã chỉ ra một cách cụ thể, rõ ràng cái mà lâu này người ta vẫn nói ẩn dụ là so
sánh ngầm. Và thực chất “ về logic, chỉ có sự đồng nhất hoặc tương đồng hồn tồn giữa các sự
vật thì mới cho phép có thể dùng cái này để thay thế cái kia được”.
1.1.2.2.

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ (ẩn dụ tu từ):

Theo tác giả Cù Đình Tú “Ẩn dụ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này
dùng để biểu thị đối tượng kia trên cơ sở mối quan hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối
tượng”3. Đinh Trọng Lạc quan niệm: “Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng
dựa trên sự tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hay tưởng tượng ra) giữa khách
thể (hoặc hiện tượng hoặc tính chất) A được định danh với khách thể (hoặc hiện tượng hoặc tính
chất) B có tên gọi được chuyển sang dùng cho A” 2. Theo Nguyễn Thái Hòa “phép ẩn dụ là

phương thức chuyển nghĩa của một đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có
một nét nghĩa tương đồng”. Hữu Đạt cũng quan niệm “Ẩn dụ là kiểu so sánh khơng nói thẳng
ra. Người tiếp nhận văn bản khi tiếp cận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng để quy
chiếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật hiện tượng tồn tại ngoài văn bản.
Như vậy thực chất của phép ẩn dụ là dùng tên gọi này để biểu hiện sự vật khác dựa trên cơ chế
tư duy của ngôn ngữ dân tộc” 3. Theo Nguyễn Đức Tồn “ẩn dụ tu từ được sử dụng như một biện
1[1; tr.54]
2[1; tr.145]
3
[5; tr.162]
3[17; tr.179]
2
[12; tr.52]
3
[4; tr.302]

4


pháp tu từ nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình và giá trị thẩm mỹ cho sự diễn đạt, Cho nên có thể
gọi nó là ẩn dụ lâm thời hay ẩn dụ tu từ…ẩn dụ lâm thời hay ẩn dụ tu từ mang tính sáng tạo
riêng, do vậy mới có khả năng cùng chỉ một đối tượng nhưng mỗi người lại có thể có cách diễn
đạt bằng hình ảnh ẩn dụ khác nhau trong các ngữ cảnh khác nhau”.
Như vậy, qua các cách hiểu và định nghĩa nêu trên, có thể thấy rằng, trong Việt ngữ học, ẩn dụ
được xem xét theo hai góc độ. Thứ nhất, ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa
cơ bản của đơn vị từ vựng dựa vào mối tương đồng giữa sự vật - đối tượng. Thứ hai, ẩn dụ là
một biện pháp tu từ nhằm tạo nên những biểu tượng trong nhận thức của con người.
Ở bài nghiên cứu này tôi đưa ra cách hiểu về ẩn dụ như sau: Ẩn dụ là phép tu từ trong đó dùng
tên gọi của sự vật, hiện tượng này để biểu hiện cho sự vật, hiện tượng khác khi mà giữa hai sự
vật, hiện tượng đó có những nét tương đồng dựa trên một cơ chế liên tưởng nào đó. Nói cách

khác ẩn dụ chính là sự so sánh ngầm trong đó vế được so sánh bị ẩn đi. Giá trị chủ yếu của ẩn
dụ là biểu cảm, nó được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ và đặc biệt là trong các tác phẩm văn
học
1.2. CÁC LOẠI, CÁC KIỂU TRONG ẨN DỤ:
1.2.1. Ẩn dụ ngữ pháp:
Ẩn dụ ngữ pháp thuộc ngữ pháp chức năng, chuyển đổi chức năng ngữ pháp của từ loại, hay cịn
gọi là chuyển loại.
Ví dụ: -“ra chợ”: khơng phải ẩn dụ.
-“ra tiền”, “ra trường”, “béo ra”, “đẹp ra”: chức năng của từ “ra” đã thay đổi.
Halliday đưa ra hai loại ẩn dụ ngữ pháp trong cú: ẩn dụ thức (metaphor of mood) và ẩn dụ
chuyển tác (metaphor of transitivity). Mỗi loại ẩn dụ tương ứng với mơ hình ẩn dụ liên nhân,
cịn ẩn dụ chuyển tác ứng với hơ hình ẩn dụ ý niệm. Halliday tuyên bố rằng ngữ pháp chức năng
là một loại ngữ pháp được đặt trong hướng ngữ nghĩa học. Theo hướng này, Halliday đưa ra ba
loại nghĩa: nghĩa văn bản ứng với cú như một trao đổi, và nghĩa nội dung hay nghĩa ý niệm ứng
với cú như một sự thể hiện.
1.2.2. Ẩn dụ tri nhận:
Ẩn dụ tri nhận (cognitive metaphors) hay còn gọi là ẩn dụ ý niệm là phản ánh phương thức tư
duy sáng tạo của con người qua hệ thống các ý niệm (conceptual metaphors), thuộc ngôn ngữ tư

5


duy. Ngôn ngữ học tri nhận là một bộ phận của khoa học tri nhận, gắn bó mật thiết với các khoa
học về tâm lý học tri nhận.
Theo Lakoff, ẩn dụ ý niệm là các ánh phản xạ có tính hệ thống giữa hai miền ý niệm: miền
nguồn là một phạm trù trải nghiệm được ánh xạ hay phỏng chiếu vào miền đích là một miền trải
nghiệm khác.
Ví dụ: -Tình yêu là một cuộc hành trình ( Love is a journey) là mơ hình tri nhận
Miền đích


Miền nguồn

phỏng chiếu
-Cuộc đời là dịng sơng: tất cả những gì liên quan đến dịng sơng, thuộc về dịng sơng nói
về cuộc đời là ẩn dụ tri nhận.
1.2.3. Ẩn dụ từ vựng:
Theo Nguyễn Đức Tồn thì ẩn dụ từ vựng là khi hai biểu vật có cùng nét nghĩa nào đó như nhau
nên được tư duy đồng nhất hố với nhau nhưng chỉ có một biểu vật đã có gọi tên. Ẩn dụ loại
này được cố định hố trong hệ thống ngơn ngữ, được dựa vào từ điển và được toàn dân sử dụng
được gọi là ẩn dụ định danh ( hay ẩn dụ từ vựng). Ẩn dụ từ vựng là phương thức phát triển
nghĩa mới của từ, trong đó nghĩa mới tạo thành là một ý nghĩa từ vựng ổn định chứ không lâm
thời. Như vậy ẩn dụ từ vựng có chức năng từ vựng hố là chủ yếu. Nhìn chung ẩn dụ từ vựng là
sự chuyển nghĩa mang tính chất xã hội, ổn định và cố định. Những hiện tượng chuyển nghĩa này
được cả cộng đồng sử dụng ngôn ngữ thừa nhận và sử dụng như nhau. Đỗ Hữu Châu thì đã nêu
ra một số loại ẩn dụ từ vựng như sau:
-

Ẩn dụ hình thức: là những ẩn dụ có được dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các vật.

Ví dụ: những ẩn dụ trong các từ chân trong chân bàn, chân núi, chân tường, từ mũi trong mũi
thuyền, mũi đất, mũi dao; từ cánh trong cánh buồm, cánh đồng, cánh quạt...là những ẩn dụ chỉ
hình thức.
-

Ẩn dụ vị trí: ví dụ: cổ lọ, sườn núi, mặt đất, lưng núi, ruột bút…

-

Ẩn dụ cách thức: là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động,
hiện tượng. Ví dụ: cắt hộ khẩu, nắm tư tưởng, đừng có vặn nhau nữa…


-

Ẩn dụ chức năng: Là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật. Ví
dụ: cửa trong cửa sơng, cửa rừng…
6


-

Ẩn dụ kết quả: là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự vật đối với con
người. Trong ẩn dụ kết quả có một loại ẩn dụ được chú ý đặc biệt đó là ẩn dụ dùng tên gọi
của những cảm giác này để gọi tên những cảm giác của giác quan khác hay những “ cảm
giác” của trí tuệ, tình cảm. Ví dụ: chua, ngọt, mặn, cay, chát... là những cảm giác vị giác
được dùng để gọi các cảm giác thính giác nói chua loét, lời nói ngọt ngào, nói cay quá...

Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế nét nghĩa đồng nhất khơng phải bao giờ cũng tách bạch, dứt
khốt. Trong rất nhiều ẩn dụ không chỉ một mà thường là một số nét nghĩa cùng tác động. Ví dụ
trong những từ như: mũi, chân cả hai nét nghĩa hình dáng và vị trí phối hợp với nhau tạo nên
các nét nghĩa ẩn dụ của chúng (trong chân bàn thì có nét nghĩa hình dáng nhưng trong chân núi
thì chủ yếu là nét nghĩa vị trí).
Cịn Nguyễn Thiện Giáp đã nêu ra tám loại ẩn dụ từ vựng:
-

Ẩn dụ hình thức: Ví dụ: mũi là một bộ phận của con người có đặc điểm nhọn, có phần nhơ
ra. Vì thế phần đất nhô ra cũng được gọi là “ mũi đất”.

-

Ẩn dụ chuyển tính chất của sự vật này sang sự vật hoặc hiện tượng khác. Ví dụ:

“Giấy đỏ buồn khơng thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
(Ơng đồ - Vũ Đình Liên)

-

Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó. Ví dụ: Tình cảm khơ
khan, lời nói ngọt ngào.

-

Ẩn dụ chức năng: Ví dụ: “Bến” trong bến xe, bến đị, bến sơng…..tất cả các từ này đều thể
hiện một chức năng giống nhau là đầu mối giao thơng.

-

Ẩn dụ đặc điểm hình thức, dáng vẻ bên ngồi: Ví dụ: Người phụ nữ đẹp được gọi là Tây Thi

-

Ẩn dụ màu sắc: Ví dụ: màu da trời - màu xanh như da trời; màu cánh sen - Màu hồng như
màu của cánh sen; màu cốm – màu xanh như màu của cốm.

-

Ẩn dụ chuyển tên gọi của con vật thành con người: Ví dụ : Cún con của mẹ, cún con của
anh,…

-


Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng: Ví dụ: hạt nhãn là cái cụ thể chỉ phần bên trong của quả
được dùng để chỉ trung tâm quan trọng nhất của một vấn đề.
7


1.2.4. Ẩn dụ tu từ:
Theo tác giả Nguyễn Đức Tồn, ẩn dụ tu từ là khi hai biểu vật có cùng nét nào đó như nhau, đều
vốn đã có tên gọi riêng nhưng trên cơ sở tư duy liên tưởng đồng nhất hố chúng có thể lấy tên
gọi của sự vật này thay thế lâm thời cho tên gọi của sự vật kia. Ẩn dụ loại này được sử dụng như
một biên pháp tu từ nhằm là tăng sức gợi hình, gợi cảm và giá trị thẩm mĩ cho sự diễn đạt.
Những ẩn dụ này được gọi là ẩn dụ lâm thời (ẩn dụ tu từ) và thường mang ý nghĩa biểu trưng.
Ẩn dụ tu từ được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong thơ ca dân gian, nó gắn liền với phong cách
thời đại và phong cách dân tộc. Cịn theo Cù Đình Tú, trên lý thuyết, nếu như có bao nhiêu khả
năng tương đồng thì có bấy
nhiêu khả năng cấu tạo ẩn dụ tu từ. Có thể nêu một số khả năng tương đồng được dùng làm cơ
sở để tạo ra các ẩn dụ tu từ:
-

Tương đồng về màu sắc:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lịe đâm bơng”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Lửa và hoa (lựu) có màu sắc như nhau (màu đỏ), lửa biểu thị của hoa.
-

Tương đồng về tính chất:

“Đất nước Việt Nam chìm trong bóng đêm kéo dài hàng thế kỉ bỗng bừng lên
buổi bình minh của thời đại”

(Lê Duẩn)
Bóng đêm và chế độ thực dân, phong kiến có tính chất như nhau (tăm tối), bóng đêm biểu thị
cho chế độ thực dân phong kiến.
-

Tương đồng về trạng thái:
“Cứ ngỡ hồn thơm lại tái sinh,
Ngơi sao ấy lặn hóa bình minh”
(Theo chân Bác - Tố Hữu)

8


Ngơi sao lặn và Bác Hồ qua đời có trạng thái như nhau (khơng cịn), sao lặn biểu thị Bác đã
mất.
-

Tương đồng về hành động:

“Thay mặt cho tất cả các tổ chức ấy chỉ có một mình anh ủy viên thường trực
trẻ tuổi. Con sơng nhỏ hứng đủ trăm dịng suối trút xuống.”
(Chu Văn)
Hứng đủ trăm dòng suối và nhận giải quyết mọi việc có hành động (tiếp nhận) giống nhau, hứng
đủ trăm dòng biểu thị giải quyết mọi việc.
-

Tương đồng về cơ cấu:

“Thầy quen nhẫn nại như một người đan rổ: tay bắt từng nan một, uốn nắn
cho khéo, vào khuôn vào khổ. Nhiều nan bị gãy nhưng rổ vẫn thành rổ”

(Chu Văn)
Rổ có nhiều nan có cơ cấu tương tự lớp có nhiều trị, rổ biểu thị lớp học trò.
Các nhà tu từ học khác như Định Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa phân loại ẩn dụ tu từ thành
những loại như: ẩn dụ, ẩn dụ bổ sung, nhân hóa, vật hóa, phúng dụ. Nguyễn Nguyên Trứ nêu ra
hai loại ẩn dụ tu từ là: nhân hóa và phúng dụ.
*** Tác giả Hữu Đạt cho rằng: Trong thực tế ngôn ngữ chúng ta thường gặp các kiểu ẩn
dụ khác nhau và cụ thể có 3 kiểu loại sau đây. Ẩn dụ nhân hoá, ẩn dụ tượng trưng và ẩn dụ ngụ
ngôn.
*** Các tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hồ gọi ẩn dụ nhân hố là kiểu ẩn dụ
được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa người với vật. Cụ thể đó là phép ẩn dụ được hình
thành dựa trên cơ chế chuyển nghĩa giữa trường về con người và trường về sự vật. Theo đó ẩn
dụ nhân hố bao gồm 2 quan hệ biện chứng đó là:
+ Gán cho con người những hành động cảm nghĩ như đồ vật
+ Gán cho đồ vật những hành động, cảm nghĩ giống con người
9


Ví dụ:

“ Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Vo viên bỏ lọ gánh chồng đi chơi”
(Ca dao)

Tác giả Hữu Đạt coi “ Ẩn dụ tượng trưng là ẩn dụ được dùng đi, dùng lại nhiều lần trở thành các
hình ảnh có giá trị hình tượng”.
Ví dụ: + “Tùng”, “cúc”, “trúc”, “mai” để biểu thị cho người quân tử và vẻ đẹp cao quý.
+ “Con ong”, “cái kiến”, “bèo mây” để biểu thị cho số phận con người nhỏ bé trong xã
hội.
+ “ Mắt phượng”, “mày ngài”….biểu thị cho vẻ đẹp và nét mặt người con gái.
+ “ Thắt đáy lưng ong”, “ dáng liễu” để biểu thị người on gái có dáng đẹp.

+ “ Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”
(Ca dao)
Ẩn dụ ngụ ngơn: Đây là loại ẩn dụ dùng cách nói để nêu ra những giá trị, giáo lý về đạo đức về
cách ứng xử giữa con người với con người trong xã hội. Một số tác giả gọi đó là phúng dụ. Ẩn
dụ ngụ ngôn là những triết lý nhân sinh đã được đúc rút từ nghìn năm. Ví dụ:
“ Cà cuống uống rượu la đà
Bao nhiêu ếch nhái nhảy ra chia phần”
(Ca dao)
Ẩn dụ ngụ ngôn tác động đến người đọc một cách rất thấm thía vì đó là sự kết hợp hài hồ giữa
yếu tố hiện thực của ngơn ngữ và chất suy tưởng. Tác giả Hữu Đạt từng nhận định rằng: “ Trong
thơ ca ẩn dụ ngụ ngôn xuất hiện chủ yếu trong ca dao. Ẩn dụ là phương pháp tu từ mở ra nhiều
cảm xúc và nhận thức cho con người”.
1.3.

QUAN NIỆM CỦA ĐINH TRỌNG LẠC:
10


Có rất nhiều tác giả với những quan niệm và có rất nhiều cách phân chia ẩn dụ khác nhau nên
trong đề tài này, chúng tôi chọn quan niệm của Đinh Trọng Lạc để đi sâu vào phân tích. Đinh
Trọng Lạc chia ẩn dụ thành các kiểu nhóm sau: ẩn dụ, ẩn dụ bổ sung và ẩn dụ tượng trưng.
Ngoài ra, ơng cũng coi nhân hóa và vật hóa là những biến thể của ẩn dụ.
-

Ẩn dụ hình tượng là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa. Ví dụ:
“Hoa thơm bán một đồng mười
Hoa tàn nhị rữa một bán đôi lạng vàng”
(Ca dao)
“Giá đành trong nguyệt trên mây

Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
“Nàng rằng khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
“Phượng những tiếc cao, diều hay liệng
Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi”
(Ở thế nhiều phen - Nguyễn Trãi)

Ở nghĩa gốc, từ hoa là tên gọi cơ quan sinh sản hữu tính của một loại thực vật thường có màu
sắc đẹp và hương thơm. Từ hoa khi thì dùng để ví người phụ nữ đẹp khi thì để ví người tình
nhân hào hoa phong nhã, khi thì lại dùng để ví người có phẩm chất cao đẹp. Như vậy, hoa đồng
nghĩa với tốt đẹp, cao quý…
Có thể nói, ẩn dụ hình tượng là phương thức bình giá riêng của cá nhân nhà văn, nhà thơ. Bằng
những sắc thái ý nghĩa, bằng ý nghĩa hình tượng tìm kiếm được, ẩn dụ hình tượng tác động vào
trực giác của người nhận và đem lại khả năng cảm thụ sáng tạo.

11


-

Ẩn dụ bổ sung ( ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) là sự kết hợp của hai hay nhiều từ chỉ những
cảm giác sinh ra từ trung khu cảm giác khác nhau làm cho cảm giác phong phú, đa chiều, đa
vị, đa nghĩa. Ẩn dụ bổ sung được chia ra một số loại như sau:

+ Thị giác + nhiệt: Cái màu xanh này mát quá
+ Thính giác + vị giác: Câu chuyện nhạt phèo
+ Thị giác + khứu giác:Thấy thơm rồi đó
+ Khứu giác + vị giác: Một mùi đăng đắng

+ Thính giác + xúc giác: Một tiếng sắc nhọn
Ví dụ:

“Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn
Hãy tự buông cho khúc nhạc hường
Dẫn vào thế giới của du dương…”
(Huyền diệu - Xuân Diệu)

Khúc nhạc của nhà thơ không chỉ nghe bằng tai mà nghe bằng làn da, bằng lưỡi… thấm vào tâm
hồn. Lúc này mọi giác quan được huy động đến tột cùng và dẫn tới sự giao thoa, xuyên thấm.
Phải là nghệ sĩ mới có cái nghe kì diệu đến vậy! Dường như ngôn ngữ đưa ta vào một thế giới
mới, một thế giới huyền diệu hơn, phong phú hơn và đánh thức trong ta những cảm quan nghệ
thuật hằng ấp ủ trong lòng mỗi người.
-

Ẩn dụ tượng trưng là sự kết hợp của một khái niệm trừu tượng với một khái niệm về cảm
giác. Ví dụ:
“Cỏ cây một màu khổ não
Xanh xe mãi lên một niềm hoài vọng
Màu đỏ giận dữ”
(Nguyễn Tuân)

12


Ở đây có sự kết hợp của các từ ngữ: màu với khổ não, màu đỏ với giận dữ. Sự kết hợp đó thực
hiện trên cơ sở khác loại, bởi vì một khái niệm thì trừu tượng, một khái niệm thì cụ thể.
Ẩn dụ tượng trưng là đặc điểm của ngơn ngữ thơ. Nó trở thành một phương tiện tu từ đắc lực
trong việc bộc lộ tâm hồn sâu kín qua cái cảm quan kì diệu của con người. Ví dụ:

“Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn
Nghe đi trời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dặm mịn lẻ loi.”
(Buồn mưa đêm - Huy Cận)
-

Nhóm biến thể ẩn dụ:

+ Nhân hóa:
Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu
hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con người, nhằm
làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có
khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình. Ví dụ:
“Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối
Đêm bâng khng đơi miếng lẫn trong cành”
(Tương tư chiều - Xuân Diệu)
Về mặt hình thức nhân hóa được cấu tạo theo 2 cách. Thứ nhất là dùng từ ngữ chỉ tính chất hoạt
động của con người để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng khơng phải là con người.
Ví dụ:

“Giấy đỏ buồn khơng thấm
Mực đọng trong nghiên sầu”
(Ơng đồ - Vũ Đình Liên)

Thứ hai là coi đối tượng không phải là người như con người để trao gửi, trị chuyện, tâm sự.
Ví dụ:

“Núi cao chi lắm núi ơi?
13



Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”
(Ca dao)
+ Vật hóa
Vật hóa là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta dùng một hình thức di chuyển thuộc tính,
dấu hiệu ngược chiều lại với nhân hóa, tức là lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của
con người nhằm mục đích châm biếm, đùa vui, nhiều khi qua đó thể hiện tình cảm, thái độ sâu
kín của mình. Ví dụ:
“Gái chính chun lấy được chín chồng
Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi
Đến khi quanh đứt lọ rơi
Bỏ ra lốm ngốm chín nơi chín chồng”
(Ca dao)
Bài ca dao trên đem đến cho người đọc tiếng cười vui vẻ và sảng khối. Ở đó, hình thức di
chuyển thuộc tính, dấu hiệu ngược chiều lại với nhân hóa được thể hiện nhằm mục đích châm
biếm, đùa vui hóm hỉnh mà thâm thúy. Qua đó, người viết thể hiện tình cảm, thái độ của mình
trước hiện thực một cách sâu sắc và thấm thía.
Tóm lại, theo Đinh Trọng Lạc, nhóm ẩn dụ thực chất là phương thức chuyển nghĩa theo mối liên
tưởng tương đồng giữa hai sự vật, trong đó cái được so sánh gọi tên thay cho cái so sánh. Đó là
cơ chế chuyển từ trường nghĩa này sang một trường nghĩa khác. Cụ thể là:
(1). Từ trường thể chất sang trường tinh thần, ta có ẩn dụ và ẩn dụ tượng trưng.
(2). Từ trường sự vật sang trường con người, ta có nhân hóa, ngược lại ta có vật hóa.
(3). Từ trường cảm giác này sang trường cảm giác khác, ta có ẩn dụ bổ sung.
1.4.

VÀI NÉT VỀ PHƯƠNG THỨC ẨN DỤ:

Ẩn dụ thực chất là so sánh ngầm, trong đó vế so sánh giảm lược đi chỉ còn lại vế được so sánh.
Như vậy, phương thức ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một đối tượng này thay cho đối

14


tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng nào đó. Ví dụ:
“Thuyền đi để bến đợi chờ
Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau.”
(Ca dao)
Câu ca dao trên nói về thuyền mà khơng phải thuyền, về bến mà khơng phải bến.Vì theo quan
niệm của người xưa là “nam nhi chí tại bốn phương, cịn nữ nhi thì tề gia nội trợ”. Với hình ảnh
chiếc thuyền di động khắp nơi trên sơng, được ví như người con trai. Cịn trong tâm trí của
người bình dân xa xưa, hình ảnh “cây đa, bến cũ” thường gắn với cái gì đó khơng thay đổi, vẫn
cịn ngun vẹn. Người ta liên tưởng đến dấu hiệu tương tự như vậy, ở một con người con gái và
“bến” đã được ca dao lấy làm ẩn dụ chỉ người con gái. Trên cơ sở tạo lập được những hiểu biết
chung với tác giả nhân gian, chúng ta nắm bắt được thông điệp mà họ muốn gởi gắm trong
câu ca dao này để thấy được tình u đơi lứa thắm thiết.
Như đã nói trên ẩn dụ được dùng rất phổ biến. Vì thế, chúng ta đừng nghĩ rằng chỉ trong ca dao
hay trong thơ ca, đặc biệt là thơ trữ tình mới có ẩn dụ. Ẩn dụ xuất hiện trong ngơn ngữ khi nào
có sự so sánh ngầm, hoặc là tên gọi sự vật được chuyển đổi trên cơ sở so sánh nhưng thiếu các
từ so sánh. Trong cuộc sống hằng ngày ta hay nghe người mẹ nựng con bằng ẩn dụ với các hình
ảnh: con bồ câu, cục vàng, cún con… của mẹ. Và cịn nhiều nữa, hình ảnh ẩn dụ xuất hiện khắp
nơi trong cuộc sống hằng ngày. Các từ ẩn dụ không phải chỉ là danh từ, mà đôi khi chỉ cần
chuyển nghĩa một động từ (làm vị ngữ) là có thể kéo theo một loạt từ chuyển nghĩa. Điều đó
khiến ta nghĩ đến phương thức ẩn dụ của câu hoặc là cả một đoạn câu và như vậy có thể mở
rộng khả năng diễn đạt và cảm thụ đến một phạm vi rộng lớn hơn.
Ẩn dụ cịn dùng trong ngơn ngữ chính luận:
“Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu.”
(Tun ngơn độc lập - Hồ Chí Minh)
Ẩn dụ thể hiện hình ảnh cụ thể, tránh được lối nói khơ khan của văn chính luận, đồng thời tăng
sức mạnh biểu cảm trong lời nói. Chính vì vậy trong văn luận chiến, văn tuyên truyền người ta
sử dụng ẩn dụ như một phương tiện diễn đạt có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Nhưng nói đến ẩn dụ là

phải nói đến thơ ca, đặc biệt là thơ trữ tình. Thơ trữ tình mới thật sự là “vương quốc của các ẩn
dụ”. Ở đây có thể là một đại hạt khai phá nghệ thuật khơng bao giờ cũ mịn bởi vì mỗi bài thơ là
một tâm trạng, mỗi bài thơ có mã riêng của nó và do vậy từ dùng phải mang ý nghĩa khác nhau.
15


Nếu như “thuyền” - “bến” trong ca dao lúc nào đó đã mịn sắc thái biểu cảm thì Chế Lan Viên
thì ngược lại:
“Để lịng anh hóa bến
Nghe thuyền em ra đi”
(Lòng anh làm bến thu)
Nếu Xuân Quỳnh lấy “thuyền” và “biển” làm ẩn dụ thì Xuân Diệu lại là “biển” và “bờ”:
“Cũng có lúc rào rạt
Muốn nghiến nát bờ em.”
(Biển)
Vậy cùng một đối tượng ta có nhiều cách diễn đạt khác nhau (thuyền - biển, mận - đào, thơn
đồi - thơn đơng) và một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. Ẩn dụ khơng những
có giá trị hình tượng, phương tiện xây dựng hình tượng mà cịn hàm chứa sức mạnh biểu cảm.
Bởi vì ẩn dụ thể hiện những hàm ý mà người đọc phải suy nghĩ ra mới hiểu được. Đúng là khi
nói tới thơ ca người ta không thể không nhắc tới phương thức ẩn dụ. Bởi vì hơn bất cứ thể loại
văn học nào khác, thơ ca là một thể loại văn học có hình thức ngơn ngữ đặc biệt khác hẳn với
văn xuôi, kịch hay điện ảnh. Ngôn ngữ thơ ca với số lượng hữu hạn các đơn vị từ ngữ vẫn phải
phản ánh mọi cung bậc tình cảm đa dạng của tư tưởng và sự phong phú nhiều mặt của các hoạt
động trong đời sống con người. Độ tập trung từ vựng với cùng với tính khái qt cao về hình
tượng là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của ngơn ngữ thơ ca. Nhờ có đặc điểm này mà
ngơn ngữ thơ ca mới thực hiện được cái gọi là “ý tại ngơn ngoại”. Nói một cách cụ thể ngơn
ngữ thơ ca phải ln vươn tới một tương quan có tính “nghịch lý”là lời ít mà ý phải nhiều. Để
có thể hiện thực hoá khả năng này, mỗi nhà thơ ln phải tìm tịi những con đường riêng để khai
thác triệt để tính đa trị của ngơn ngữ. Một trong những con đường ấy chính là phương thức ẩn
dụ. Ẩn dụ đem đến cho thơ ca những cái mới trong cảm nhận thế giới và mở ra cho con người

những khả năng tìm tịi, khám phá về các mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Nó
làm cho trí tưởng tượng thêm phong phú, bay bổng, thốt khỏi sự phản ánh các sự kiện bằng lối
cấu trúc ngôn ngữ thông thường. Thông qua ẩn dụ, người ta có thể nhận ra phong cách riêng của
nhà thơ.
1.5.
-

CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH ẨN DỤ TRONG CÂU:

Bước 1: Gạch chân những từ quan trọng, tìm nội dung chính trong câu.
16


-

Bước 2: Xác định phép tu từ có trong các từ đó (có phải phép ẩn dụ hay khơng, thuộc kiểu
nào của ẩn dụ)

-

Bước 3: Xác định tác dụng của phép ẩn dụ đó

Ví dụ: Trong ca dao ta bắt gặp rất nhiều cách nói như sau:
“Tưởng giếng sâu nối sợi dây dài
Ai ngờ giếng cạn tiếc hoài sợi dây.”
(Ca dao)
Với bài ca dao hình ảnh được tri nhận như sau:
Giếng sâu => Thể hiện tình yêu sâu sắc
Giếng cạn => Thể hiện tình u nơng cạn, hời hợt
Nối sợi dây dài => đáp lại tình cảm thắm thiết

Sợi dây => tình yêu của chủ thể
Ở bài ca dao này, nội dung tình cảm mà chúng ta tiếp nhận khơng có trên bề mặt ngơn từ. Người
đọc tiếp nhận thêm thơng tin về mặt tình cảm thơng qua những hình ảnh: “giếng sâu”, “giếng
cạn”, “sợi dây”, “nối sợi dây dài” xuất hiện khiến ta liên tưởng đến những mối quan hệ tương
đồng với nó như đã chỉ ra ở trên. Cách sử dụng như thế gọi là ẩn dụ tu từ.
1.6.
-

SỰ KHÁC NHAU GIỮA ẨN DỤ TU TỪ, SO SÁNH TU TỪ, HOÁN DỤ:

So sánh tu từ là cách đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiên tượng khác có nét
tương đồng và thường dùng các từ nối giữa hai sự vật, hiện tượng khi so sánh: như, là,… Ví
dụ: “Người ta là hoa đất”
“Trẻ em như búp trên cành”

So sánh không phải là phương thức chuyển nghĩa, xuất hiện hai vế so sánh.
-

Ẩn dụ tu từ là phương thức chuyển nghĩa. Ẩn dụ khi hai biểu vật có cùng nét nào đó như
nhau, đều có tên riêng nhưng trên cơ sở tư duy liên tưởng đồng hóa nhất chúng có thể lấy tên
17


gọi của sự vật này thay thế lâm thời cho tên gọi của sự vật kia; ẩn dụ chỉ mang tính lâm thời,
gắn với ngữ cảnh, tình huống. Ví dụ:
“Ngày ngày Mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt trời trong lăng rất đỏ.”
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Mặt Trời ở câu thơ thứ hai ý chỉ Bác Hồ, chỉ trong ngữ cảnh này thì Mặt Trời mới được tác giả
sử dụng nhằm mục đích nói đến Người. Cịn Mặt Trời ở câu thứ nhất thì vẫn thuần túy là định

nghĩa về mặt Trời của vũ trụ, thiên nhiên.
-

Hoán dụ (metonymy): là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một
nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối tượng đó hay hoán dụ là hiện
tượng
chuyển nghĩa gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác dựa trên
mối quan hệ logic giữa các sự vật hoặc hiện tượng ấy. Hoán dụ được chia làm bốn loại: lấy
một bộ phận thay thế cho toàn thể; lấy vật chứa thay cho vật bị chứa; lấy dấu hiệu để thay
cho vật mang dấu hiệu; lấy cái cụ thể thay thế cho cái trừu tượng. Ví dụ:
“Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến q nửa thì chưa thơi”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Đầu xanh: là bộ phận cơ thể người (gần kề với người), được lấy làm hoán dụ chỉ người cịn trẻ
(ví dụ tương tự : đầu bạc- người già)
Má hồng: chỉ người con gái đẹp.
1.7.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA ẨN DỤ TU TỪ VÀ ẨN DỤ TỪ VỰNG:

Ẩn dụ từ vựng là ẩn dụ nghĩa chuyển đã được cố định hóa trong hệ thống ngơn ngữ, được đưa
vào trong từ điển và được toàn dân sử dụng. Trong khi đó, ẩn dụ tu từ mang tính sáng tạo riêng,
được dùng với ngữ cảnh và chuyển nghĩa lâm thời, có tính cá nhân, ẩn dụ tu từ nhằm tăng sức
gợi hình, gợi cảm và tăng giá trị thẩm mỹ cho sự biểu đạt. Ví dụ:
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
18


Lịng ta vẫn vững như kiềng ba chân.”

(Ca dao)
“Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Ở câu ca dao, chân trong cụm từ kiềng ba chân, nét nghĩa vị trí dưới cùng của chân (người)
được giữ lại. Nét nghĩa này đã được cố định hóa trong nghĩa của từ trên. Vì vậy, mọi người đều
có thể sử dụng và sử dụng trong mọi ngữ cảnh khi cần thiết.
Ở Truyện Kiều, Kim Trọng gọi mình là kẻ chân mây cuối trời tức là kẻ đi xa trong cuộc chia ly.
Như vậy, chân trọng cụm từ này được dùng để chỉ Kim Trọng, chỉ trong văn cảnh này mới cho
phép ta hiểu như vậy cịn nếu khi tách ra thì khơng cịn ý nghĩa đó nữa.
1.8.

TÁC DỤNG CỦA ẨN DỤ TU TỪ:

Ẩn dụ là biện pháp tu từ sử dụng trong văn học, thơ, ca dao… Tác dụng chính của biện pháp
này là nhằm giúp câu văn, câu thơ, cách nói trở nên biểu cảm, thú vị hơn. Nhờ có ẩn dụ, các câu
thơ, câu văn trở nên hấp dẫn, giúp người đọc, người nghe bị lôi cuốn. Ẩn dụ được đánh giá là có
tính hàm súc và giàu hình ảnh nên tạo sự trau chuốt cho câu văn, câu thơ.
Đặc biệt, ẩn dụ cịn có thể kết hợp cùng với những biện pháp tu từ khác như nhân hóa, so sánh,
nói giảm nói tránh, điệp ngữ… để giúp câu văn hàm súc, ý nghĩa hơn. Đồng thời, tăng tính hiệu
quả biểu đạt trong sáng tác thơ ca, nghị luận, miêu tả hay thuyết minh.
Ví dụ về tác dụng của ẩn dụ trong câu thơ:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
(Đêm nay bác không ngủ - Minh Huệ)
Người Cha: trong câu thơ trên nhằm để chỉ Bác Hồ. Bác Hồ giống như người cha, chăm sóc
tận tụy cho các chiến sĩ như những người con của mình. Vì thế, câu thơ trở nên hàm súc, ý
19



nghĩa và biểu cảm hơn rất nhiều.
Trong khi đó, nếu chúng ta sử dụng cách nói thơng thường, thay Người Cha bằng “Bác Hồ mái
tóc bạc” thì câu thơ sẽ giảm đi ý nghĩa và giá trị hình ảnh, biểu cảm rất nhiều. Đặc biệt, bài thơ
sẽ vô vị và cách đọc cũng không được trôi chảy, không lôi cuốn được người nghe.

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ẨN DỤ TU TỪ TRONG
TẬP THƠ “DƯỚI SAO VÀNG” CỦA XUÂN DIỆU
2.1.

VÀI NÉT VỀ CON NGƯỜI VÀ SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ XUÂN DIỆU:

Xuân Diệu (1916 – 1985) tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, ngồi bút danh Xn Diệu ơng cịn có
bút danh khác là Trảo Nha, quê của ông huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại quê mẹ
huyện Tuy Phước (Bình Định). Năm 1927, ơng đến Quy Nhơn học. Sau đó từ năm 1936 – 1937
ơng ra Huế học một năm sau đó tốt nghiệp tú tài. Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường
Luật và viết báo, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938 – 1940). Đến cuối năm 1940, ông
làm viên chức ở Mỹ Tho (Tiền Giang). Ông là đại biểu xuất sắc của phong trào thơ mới với hai
tập “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió”. Những bài thơ của ơng nhận được sự đón nhận rất nồng
nhiệt của cơng chúng, mọi người tơn xưng ơng là “ơng hồng thơ tình”. Bên cạnh việc sáng tác
thơ ca, ơng cịn tham gia viết báo, phê bình văn học, dịch sách,…Là cây đại thụ của nền thi ca
hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa
công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
Sau cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu có hướng đi mới trong phong cách viết thơ của mình đó
là ơng hướng vào đời sống thực tế, nó mang đậm tính thời sự. Ý thức được trách nhiệm của một
công dân, Xuân Diệu miệt mài sáng tác những bài thơ chào cách mạng bằng vần thơ yêu đời.
Xuân Diệu đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).
Tuy ông đã ra đi nhưng những cống hiến của ông cho nền văn học nước nhà luôn đáng quý và
lớn lao với một phong cách rất riêng, đặc biệt là hồn thơ đầy lãng mạn và nghệ thuật ngôn ngữ
điêu luyện.
2.2.


VÀI NÉT VỀ TẬP THƠ “DƯỚI SAO VÀNG” CỦA XUÂN DIỆU:

Tập “Dưới sao vàng” được ra đời năm 1949, được sáng tác sau Cách mạng tháng Tám, khi mà
hướng thơ của Xuân Diệu đã thay đổi, lúc này Xuân Diệu tập trung vào sáng tác thơ Cách
mạng, ý thức được trách nhiệm của một người công dân. Nhắc đến ông, ai ai cũng sẽ nghĩ đến

20


những áng thơ trữ tình về tình yêu và là “ơng hồng thơ tình”, nhưng bên cạnh đó ơng đã để lại
cho đời những tác phẩm đáng kể viết về kháng chiến đầy thi vị và dũng cảm.
“Dưới sao vàng” là một tập thơ mang dấu ấn thơ của Xuân Diệu viết về Cách mạng, kháng
chiến, những người mẹ, người lính, tình cảm của nhân dân hai miền Bắc – Nam,…Tập thơ bao
gồm 27 bài thơ với nhiều nội dung khác nhau, song đều thể hiện sự đồng lòng, bất khuất, hi sinh
của kháng chiến, của nhân dân, của người lính và đầy lãng mạn, thi vị.
Tập thơ “Dưới sao vàng” không những ghi nhận dấu ấn làm thơ với nội dung hướng đến nhân
dân, tổ quốc, kháng chiến của Xuân Diệu mà nghệ thuật thơ ca, ngôn ngữ trong tập thơ cũng rất
đặc sắc. Không thể đọc qua là có thể hiểu được tồn bộ nội dung bên trong mà tác giả gửi gắm,
phải qua các phân tích thì mới có thể hiểu hơn về cái hay và chiều sâu của “Dưới sao vàng”.
2.3.

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ẨN DỤ TU TỪ TRONG TẬP THƠ “DƯỚI SAO VÀNG”
CỦA XUÂN DIỆU:

2.3.1. Thống kê, phân loại ẩn dụ tu từ trong tập thơ “Dưới sao vàng”:
2.3.1.1.

Số lượng phép ẩn dụ tu từ trong tập thơ “Dưới sao vàng”:


Trên cơ sở khảo sát qua tập thơ “Dưới sao vàng” của Xuân Diệu với 27 bài thơ, tơi xác định
được có 159 lần xuất hiện phép ẩn dụ tu từ.
2.3.1.2.

Các kiểu ẩn dụ tu từ thường gặp trong tập thơ “Dưới sao vàng”:

Ở chương 1 tơi đã trình bày các cách phân loại ẩn dụ tu từ theo quan niệm của các nhà ngôn ngữ
học khác nhau. Trong bài tiểu luận lần này, tôi sử dụng chủ yếu tiêu chí phân loại ẩn dụ tu từ
của tác giả Đinh Trọng Lạc để khảo sát và thống kê ẩn dụ tu từ trong tập “Dưới sao vàng” của
Xuân Diệu. Sau khi khảo sát qua 27 bài thơ nằm trong tập thơ với các kiểu ẩn dụ tu từ được
Xuân Diệu sử dụng rất đặc sắc và đa dạng thì tơi đã thống kê được kết quả khảo sát như bảng
sau:
Bảng 2.3.1.2. Bảng khảo sát tần số xuất hiện phép ẩn dụ tu từ trong
tập thơ “Dưới sao vàng” của Xuân Diệu

21


×