Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại ở việt nam và đề xuất giải pháp phù hợp để hoàn thiện về thể chế chính sách quản lý chất thải nguy hại ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.24 KB, 14 trang )

Đánh giá tình hình quản lý chất thải nguy hại
ở Việt Nam và đề xuất giải pháp phù hợp để
hoàn thiện về thể chế chính sách quản lý chất
thải nguy hại ở Việt Nam


Lê Thị Bích Thủy


Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường
Luận văn ThS. ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Yêm
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Đánh giá thực tế về tình hình quản lý Chất thải nguy hại (CTNH) trên địa
bàn toàn quốc, trong đó tập trung vào các tỉnh có phát sinh nhiều chất thải nguy hại
như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Bình Dương. Nghiên cứu, phân tích các mô hình quản lý CTNH hiện có trên thế giới
và khả năng áp dụng tại Việt Nam. Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp, bao gồm
cả nội dung xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật.

Keywords. Quản lý chất thải; Chất thải nguy hại; Chính sách quản lý; Khoa học môi
trường


Content
MỞ ĐẦU
Quản lý chất thải nguy hại (CTNH) là một vấn đề tương đối bức xúc trong công tác
bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2004, tổng lượng
CTNH phát sinh hàng năm của Việt Nam trong năm 2003 vào khoảng 160 ngàn tấn và sẽ


tăng lên khoảng 500 ngàn tấn vào năm 2010. Tuy nhiên, theo ước tính sơ bộ của Bộ Tài
nguyên và Môi trường tại 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2009 lượng CTNH
đã vượt con số này. Theo một điều tra khảo sát của JICA, tổng lượng chất thải phát sinh tại
Việt Nam năm 2010 là trên 31,5 triệu tấn, trong đó chất thải công nghiệp là 5,5 triệu tấn và
CTNH là 0,86 triệu tấn. Theo dự báo, tổng lượng chất thải phát sinh năm 2015 sẽ khoảng
43.6 triệu tấn (1,55 triệu tấn CTNH); dự báo lên đến 67,6 triệu tấn năm 2020 (2,8 triệu tấn
CTNH); và khoảng 91 triệu tấn năm 2025 (27,8 triệu tấn chất thải công nghiệp). Do lượng
phát sinh CTNH ngày càng gia tăng, nếu không có các biện pháp quản lý phù hợp sẽ dẫn đến
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bắt nguồn từ các hoạt động không kiểm soát
như vận chuyển trái phép hoặc xử lý không an toàn về môi trường.
Sau 5 năm thực hiện Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT chưa có báo cáo đánh giá tình
hình thực tế về công tác cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, cấp phép và quản lý nhà nước về
CTNH của các địa phương để tổng kết, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc thực
hiện và đưa ra giải pháp phù hợp.
Hiện nay, tổng công suất xử lý của các chủ hành nghề quản lý CTNH chỉ đáp ứng một
phần lượng CTNH phát sinh. Một số đơn vị còn thiếu hiểu biết hoặc chưa cập nhật đối với
các quy định về phương tiện vận chuyển CTNH chuyên dụng, các loại hình công nghệ xử lý
chất thải ở trong và ngoài nước, rất khó khăn cho việc lựa chọn công nghệ thích hợp để lắp
đặt tại cơ sở xử lý. Ngoài ra, các đối tượng hành nghề này chưa có các hướng dẫn kỹ thuật
đầy đủ liên quan đến các phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc hành nghề vận chuyển
và xử lý CTNH. Đồng thời các quy định/quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động hành
nghề vận chuyển và xử lý CTNH tuy đã được ban hành nhưng còn thiếu và chưa đầy đủ.
Thực tiễn đã xảy ra nhiều vấn đề nóng, bức xúc tại các địa phương về CTNH, Bộ Tài
nguyên và Môi trường phải trả lời trước Quốc hội, Chính phủ, báo chí … và phải có trách
nhiệm đôn đốc nhưng không có đầy đủ thông tin, số liệu về công tác quản lý CTNH của các
địa phương và các doanh nghiệp, ví dụ như Tổng cục Môi trường hiện không có đầy đủ thông
tin về tình hình thu phí quản lý chất thải rắn của các địa phương.
Từ những nhu cầu thực tiễn nêu trên, cho thấy đề tài “Đánh giá tình hình quản lý chất
thải nguy hại ở Việt Nam và đề xuất giải pháp phù hợp để hoàn thiện về thể chế chính sách
quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam” là nghiên cứu cần thiết sẽ đưa ra cái nhìn toàn diện về

tình hình quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam.
Luận văn được trình bày theo các chương, phần như sau:
- Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
- Chương 2. Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu;
- Kết luận và kiến nghị;
- Tài liệu tham khảo.


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về chất thải nguy hại
1.1.1. Khái niệm chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại là gì?
Công ước Basel không đưa ra một định nghĩa cụ thể về CTNH mà đưa ra các phụ lục
trong Công ước, trong đó xác định những chất thuộc Phụ lục I và có ít nhất một thuộc tính
trong Phụ lục III, hoặc các chất do nước sở tại quy định trong luật pháp của nước đó, được
coi là CTNH.
Theo Luật BVMT 2005: “Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng
xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”.
Định nghĩa về CTNH trong Luật BVMT 2005 nhìn chung là đầy đủ và rất phù hợp
trong điều kiện luận án lấy bối cảnh nghiên cứu là Việt Nam. Vì vậy, ta thống nhất sử dụng
định nghĩa này làm định nghĩa chung cho CTNH trong luận án này. Đồng thời, cũng trong
phạm vi của luận án, CTNH được đề cập chủ yếu là CTNH dạng rắn. Để cụ thể hoá định
nghĩa này, Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT đã đưa ra danh mục các CTNH theo nguồn thải.
1.2. Khái niệm quản lý chất thải và quản lý CTNH
Quản lý chất thải là quá trình bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế hoặc tiêu
hủy, và quan trắc các loại chất thải. Mục đích của quản lý chất thải là nhằm làm giảm các
nguy cơ, tác động của chất thải tới sức khỏe con người và môi trường. Theo Luật BVMT
2005, quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng,

tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Cụ thể hơn, đối với chất thải rắn, theo Nghị định số
59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn, hoạt động quản lý chất thải rắn bao
gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt
động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.
1.3. Các thuật ngữ liên quan
1.3.1. Các tính chất và thành phần nguy hại của CTNH
1.3.2. Phân loại CTNH
1.3.2. Các giải pháp quản lý CTNH
1.3.3. Hệ thống quản lý chất thải
1.3.4. Yêu cầu về an toàn trong quản lý CTNH
1.3.5. Khái niệm về quản lý chất thải tổng hợp
1.3.6. Hệ thống quản lý tổng hợp CTNH
1.3.7.Một số mô hình quản lý chất thải cơ bản
- Mô hình vòng đời
- Mô hình dựa trên nguồn phát sinh
- Mô hình dựa trên quản lý
- Mô hình quản lý chất thải tổng hợp bền vững
1.3 Tổng quan về tình hình phát sinh và quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam
1.3.1. Tình hình phát sinh chất thải nguy hại tại Việt Nam
1.3.1.1. Các nguồn phát sinh chất thải nguy hại
a. Nguồn thải từ hoạt động công nghiệp
Chất thải công nghiệp tại Việt Nam chiếm khoảng 13% đến 20% tổng lượng chất thải.
Phần trăm chất thải công nghiệp nguy hại vào năm 2008 là khoảng 18% trong tổng số chất
thải công nghiệp. Việc phát sinh chất thải công nghiệp tập trung chủ yếu tại các khu công
nghiệp và ở miền Nam. Gần một nửa số chất thải công nghiệp phát sinh ở các vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam là thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Bình Dương.
Chất thải công nghiệp phát sinh tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải
Phòng) chiếm tỉ lệ 30%. Các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm hơn 70% lượng chất

thải công nghiệp nguy hại phát sinh tại Việt Nam.
Nguồn phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại của một số tỉnh, thành phố
Hiện trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) ở Việt Nam khá phức tạp và đa
dạng về chủng loại, với số lượng gia tăng không ngừng.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có 1.153 điểm tồn lưu hóa chất. Tổng cục
Môi trường đã phân loại được 240 điểm hóa chất thuộc danh mục gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, 95 điểm ở mức độ gây ô nhiễm. Nghệ An là địa
phương có nhiều điểm tồn lưu hóa chất nguy hại nhất - 193 điểm; sau đó phải kể đến các địa
phương là Hà Tĩnh 8 điểm; Thanh Hóa, Quảng Bình 7 điểm; Thái Nguyên 5 điểm Nhiều
địa phương mới chỉ thống kê 1- 2 điểm như Hà Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang,
Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang Còn rất nhiều địa phương chưa thực hiện thống kê nên
danh mục các điểm tồn lưu đang danh mục mở. Trong số các điểm tồn lưu hóa chất có nhiều
kho thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu từ những năm 1960, 1962, 1964 với các loại hóa chất độc
hại và khó phân hủy trong môi trường như Lindan, Endrin, Wofatox, Ethyl parathion,
Falisan…
1.3.2. Tình hình quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam
1.3.2.1. Khung thể chế trong việc quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam.
Để thực hiện thống nhất quản lý chất thải trên cả nước, trong đó có chất thải rắn và
chất thải nguy hại, cần có một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tương ứng từ trung ương
tới địa phương. Cần có sự phân công, phân cấp cụ thể giữa trung ương và địa phương, giữa
các bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan để tránh chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ. Mặt
khác, công việc này không chỉ có một cơ quan nào đó làm được mà đòi hỏi có nhiều ngành,
nhiều đơn vị cùng tham gia, phối hợp. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định trách
nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong đó có trách nhiệm quản lý chất thải rắn
và chất thải nguy hại thống nhất từ trung ương tới địa phương.
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường
Theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi
trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong đó có lĩnh vực quản
lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, gồm những nhiệm vụ cụ thể như sau: trình Chính phủ

dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế
hoạch xây dựng pháp luật hàng năm, các dự án, đề án theo phân công của Chính phủ; trình
Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng
năm, các chương trình, dự án quốc gia, các dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ; ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư; xây dựng, công bố các tiêu chuẩn cơ sở hoặc
trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố các tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban
hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau; chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải; hướng dẫn, kiểm tra việc thẩm định,
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; hướng dẫn việc kiểm tra, đánh giá và thẩm
định thiết bị, công trình xử lý chất thải trước khi đưa vào hoạt động; cấp giấy phép về môi
trường.
b) Các Bộ khác cũng được giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực ngành.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với chất
thải trong nông nghiệp.
Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp, trong
đó có chất thải công nghiệp (CTNH), việc tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu chất thải.
Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với các hoạt động xây dựng kết
cấu hạ tầng xử lý chất thải rắn.
Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm huy động lực lượng ứng phó, khắc phục
sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường, trong
đó có quản lý chất thải, trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý. Cục Cảnh sát

môi trường được thành lập để giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thống nhất quản lý,
tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát môi trường trong cả nước thực hiện các chủ
trương, kế hoạch, biện pháp bảo vệ môi trường; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội
phạm và các vi phạm pháp luật khác về môi trường, trong đó có quản lý chất thải nguy hại.
Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) có nhiệm vụ giám sát, phòng ngừa việc vận chuyển
xuyên biên giới bất hợp phát đối với phế liệu, chất thải.
c) Cấp địa phương:
Tại các địa phương, theo quy định tại Điều 122, chương XIII, Luật Bảo vệ môi trường
2005 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các
cấp, trong đó có nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất thải rắn và chất thải nguy hại, thì Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó
có quản lý chất thải trên địa bàn toàn tỉnh; Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng,
nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện và Uỷ ban nhân dân cấp
xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn xã.
Tương tự như các Bộ, ngành khác, các Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở thuỷ sản, Công an tỉnh (phòng PC 36), Sở Giao
thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư … thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường, trong đó có quản lý chất thải thuộc lĩnh vực ngành tại địa phương.
1.3.2.2. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất thải nguy hại ở
Việt Nam.
Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định số 59/2007/ND-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của chính phủ ban hành quy
định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức
liên quan đến quản lý chất thải rắn.
Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về phí bảo
vệ môi trường đối với chất thải rắn.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/ NĐ-CP.

Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 do chính phủ ban hành
quy định quy chế xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.
Nghị định số số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường.
Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp và khu đô
thị đến năm 2020.
Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010.
Quyết định số 2149/2009/QD-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn
đến năm 2050
Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025.
Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về
đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và công nghiệp
Thông tư số 1817/1999/TT-BKHCNMT ngày 21 tháng 10 năm 1999 của Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn xác nhận các dự án đặc biệt khuyến khích đầu
tư quy định tại khoản 7 danh mục I phụ lục I Nghị định số 10/1998NĐ-CP ngày 23 tháng 01
năm 1998 của Chính phủ về về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam liên quan đến xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
Thông tư liên bộ số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001
hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn lựa địa điểm, xây dựng và
vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.
Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng
dẫn việc thi thành Nghị định số 174/2007/ND-CP ngày 29 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng
dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn

Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý CTNH
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực
hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Quyết định 60/2002/QD-BKHCNMT ngày 7 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học, công nghệ và môi trường về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải
nguy hại.
Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế ban hành quy chế
quản lý chất thải y tế.
TCVN 6696-2000 quy định về bảo vệ môi trường cho các bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
TCVN 6705:2009 quy định về phân loại chất thải rắn thông thường.
TCVN 6706:2009 quy định về phân loại chất thải nguy hại.
TCVN 6707:2009 dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa chất thải nguy hại.
TCVN 7380:2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 7381:2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Phương pháp đánh giá và thẩm định
TCXDVN 261:2001 Bãi chôn lấp – Tiêu chuẩn thiết kế
TCXDVN 320:2004 Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế.
QCVN 02:2008 về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế
QCVN 07:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại
QCVN 25:2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải
rắn đô thị.
QCVN 07:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật
đô thị, Chương 9 Hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn và nhà vệ sinh
công cộng
QCVN 30:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải

công nghiệp
QCVN 41:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý CTNH trong lò
nung xi măng
1.3.3. Tình hình đăng ký chủ nguồn thải và cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy
hại
Theo báo cáo hàng năm của các địa phương, số lượng đăng ký Sổ chủ nguồn thải ngày càng
gia tăng, đa dạng trong các lĩnh vực, cụ thể đối với một số tỉnh kinh tế phát triển như TP. Hồ
Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai thì con số này đã tăng từ hàng trăm năm 2009 đến hàng
nghìn năm 2011 (thành phố hồ chí minh tính đến năm 2011 khoảng 1.500 Sổ đăng ký chủ
nguồn thải), con số này vẫn tiếp tục gia tăng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Môi trường
tính đến tháng 5 năm 2012 toàn quốc có khoảng 98 Doanh nghiệp được Tổng cục Môi trường
cấp phép hành nghề Quản lý chất thải nguy hại. Số lượng các Doanh nghiệp được địa phương
cấp phép vào khoảng 70 Doanh nghiệp.
1.2.4. Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại
1.2.4.1. Thu gom chất thải nguy hại
a. Thu gom từ nguồn thải công nghiệp tại một số tỉnh, thành phố
Việc thu gom chất thải ở Việt Nam chủ yếu do các Công ty Môi trường đô thị cấp tỉnh
thực hiện, có trách nhiệm thu gom và xử lý rác đô thị, bao gồm chất thải công nghiệp và chất
thải rắn nguy hại. Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO), Huế, Đà Nẵng và
CITENCO Hồ Chí Minh đã được cấp phép để thu gom và vận chuyển chất thải công nghiệp
nguy hại. Lượng CTNH còn lại do các công ty/doanh nghiệp tư nhân được cấp phép đảm
trách việc thu gom, vận chuyển
Một số KCN có cơ sở hạ tầng và công ty dịch vụ thuộc Ban quản lý các KCN phụ
trách công tác thu gom chất thải. Tỷ lệ thu gom chất thải công nghiệp trung bình đang tăng
lên cả ở trong và ngoài KCN, nhưng vẫn còn thấp ở một số thành phố. Chưa có số liệu đầy đủ
về tỷ lệ thu gom chất thải công nghiệp ở từng thành phố của Việt Nam. Tỷ lệ thu gom tại các
KCN tương đối cao hơn so với bên ngoài KCN.
1.2.4.2. Thu gom từ nguồn thải nông nghiệp
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp, công nghiệp… vấn
đề ô nhiễm môi trường do sử dụng tùy tiện các loại hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) đang

trở nên nghiêm trọng. Trong thời gian qua công tác tổ chức thu gom, lưu giữ, vận chuyển và
xử lý các loại hóa chất, vỏ bao bì hóa chất BVTV tồn lưu đã bị cấm sử dụng, quá hạn và hỏng
đã được nhiều tỉnh, thành phố thực hiện như: Nghệ An, Tuyên Quang, Vĩnh Long
1.2.4.3. Thu gom từ nguồn thải y tế
Theo thống kê của Bộ Y tế, có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải y tế và
90,9% bệnh viện thực hiện thu gom hàng ngày.
Một cuộc khảo sát thực hiện vào năm 2006 bởi Viện Y học lao động và Vệ sinh môi
trường- Bộ Y tế cho thấy khoảng 50% các bệnh viện trên tổng số 1.042 bệnh viện đã thu gom
chất thải theo đúng quy định trong Quy chế quản lý chất thải ngành y tế. Tuy nhiên việc phân
loại và thu gom vẫn chưa được thực hiện đúng quy định, gây tốn kém trong việc xử lý và ảnh
hưởng đến môi trường. Tỷ lệ bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải y tế đảm bảo vệ sinh theo quy
định mới chỉ đạt 45,3% trong tổng số các bệnh viện trên toàn quốc.
Chất thải y tế phải được chứa trong các thùng đựng chất thải nhưng chỉ có một số ít
bệnh viện đáp ứng được quy định này. Kết quả điều tra của Bộ Y tế cho thấy có 53% bệnh
viện có xe vận chuyển chất thải y tế có nắp đậy, 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải y tế
có mái che, trong đó chỉ có 45,3% là đạt yêu cầu theo quy chế.
Đối với công tác thu gom chất thải y tế, hầu hết các bệnh viện sử dụng thùng nhựa có
bánh và/hoặc xe tay để thu gom và vận chuyển chất thải tại chỗ. Xe tay và thùng có bánh có
thể được sử dụng đồng thời tại một số bệnh viện. Chất thải được lưu giữ trước khi xử lỷ tại
chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên ngoài bệnh viện. Theo kết quả khảo sát của JICA đối với
172 bệnh viện trong cả nước năm 2010 cho thấy chỉ gần 1/3 các bệnh viện có khu vực lưu giữ
được trang bị điều hoà và hệ thống thông gió theo quy định, 31 bệnh viện sử dụng phòng
chung để lưu giữ chất thải tạm thời và 45 bệnh viện sử dụng phòng không có hệ thống điều
hoà và thông gió. Đáng chú ý hơn là 30 bệnh viện không có phòng lưu giữ chất thải riêng cho
chất thải y tế. Đặc biệt, một nửa trong số bệnh viện tại Thừa Thiên Huế không có khu vực lưu
giữ chất thải y tế. Kết quả này cho thấy mặc dù việc phân loại rác tại nguồn tương đối tốt,
nhưng bước quản lý tại chỗ tiếp theo như thu gom và lưu giữ còn bộc lộ nhiều hạn chế tại các
bệnh viện.
Hiện tại, hầu hết các bệnh viện trong cả nước đều ký hợp đồng xử lý chất thải y tế với
các công ty môi trường đô thị của tỉnh/thành phố từ khâu vận chuyển đến xử lý cuối cùng.

1.2.5. Tình hình xử lý và các công nghệ xử lý CTNH hiện đang áp dụng tại Việt Nam
1.2.5.1. Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn nguy hại
Xử lý chất thải công nghiệp nguy hại
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 80 doanh nghiệp hành nghề quản lý chất thải
nguy hại. Các doanh nghiệp này được Bộ TN&MT hoặc Sở TN&MT cấp tỉnh cấp giấy phép
hoạt động. Hầu hềt các doanh nghiệp thu gom và xử lý chất thải đều tập trung ở phía Nam.
Số lượng các đơn vị hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH được Bộ TN&MT cấp
phép gia tăng hàng năm. Tính đến tháng 6 năm 2011, Bộ TN&MT đã cấp được 80 Giấy phép
hành nghề vận chuyển CTNH và 43 Giấy phép hành nghề xử lý CTNH cho các cá nhân, tổ
chức đăng ký.
Số lượng CTNH xử lý cũng gia tăng theo các năm. Theo kết quả thống kê từ năm
2008 đến nay dựa trên báo cáo của các chủ xử lý, lượng CTNH được xử lý tăng từ 85.264 lên
đến 129.688 tấn/năm (tăng 34%).
Công nghệ xử lý CTNH của Việt Nam trong những năm vừa qua, đặc biệt sau khi có
sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường 2005 và các văn bản dưới Luật như Thông tư số
12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số
quản lý chất thải nguy hại và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm
2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại đã có
những bước phát triển đáng kể (Hai văn bản pháp quy nêu trên nay đã được thay thế bằng
Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về Quản lý chất thải nguy hại). Hầu hết các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp đều có quy
mô nhỏ và sử dụng lò đốt theo mẻ. Nhà máy xử lý chất thải Đại Đồng (Công ty URENCO Hà
Nội) đã đầu tư một lò đốt rác với công suất 20 tấn/ngày là một trong những công trình xử lý
chất thải công nghiệp lớn nhất tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đang trong quá trình vận
hành thử nghiệm để cấp phép.
Nhìn chung, các công nghệ hiện có còn chưa thực sự hiện đại, sử dụng các công nghệ
đa dụng cho nhiều loại CTNH và thường ở quy mô nhỏ, nhưng đã đáp ứng được phần nào
nhu cầu xử lý CTNH của Việt Nam.
1.2.5.2. Xử lý chất thải nông nghiệp nguy hại

Ngày 22 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Cho đến nay đã có 12/15 kho thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng đã được
xử lý không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chiếm 80%; 03 kho thuốc bảo vệ
thực vật đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để, chiếm 20%. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy
nhiều kho chứa thuốc bảo vệ thực vật tuy đã được xử lý, xây hầm bê tông chôn thuốc tồn lưu,
nhưng nhiều điểm có hiện tượng lún sụt, mùi thuốc bảo vệ thực vật bốc lên khi thời tiết thay
đổi gây ô nhiễm môi trường. Số lượng các kho thuốc bảo vệ thực vật được xử lý chỉ chiếm
5% trong tổng số 240 điểm hóa chất tồn lưu cần được ưu tiên xử lý từ nay tới năm 2015, nếu
không sẽ tiếp tục phát tác ô nhiễm nặng nề tới môi trường sống và sức khỏe của người dân.
1.2.5.3. Xử lý chất thải y tế nguy hại
Theo thống kê có 73,3% bệnh viện xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng phương pháp
thiêu đốt trong các lò đốt chuyên dụng, còn lại 26,7% bệnh viện thiêu đốt thủ công ở ngoài trời
hoặc thực hiện phương pháp chôn lấp.
Hiện nay, tại Việt Nam tồn tại một số mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại như
sau:
 Thiêu đốt:
 Chôn lấp:
 Chôn lấp sau khi đóng gói:
 Hóa rắn:
Công nghệ phổ biến để xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại Việt Nam là thiêu đốt. Có khoảng
73,3% bệnh viện tuyến tỉnh, huyện đã xử lý chất thải bằng lò đốt tại chỗ hoặc lò đốt tập trung
cho cụm bệnh viện hoặc cả thành phố. Tuy nhiên chỉ có 42,7% bệnh viện có lò đốt 2 buồng
đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường




CHƢƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện trên phạm vi toàn quốc, tập trung chủ yếu vào một số thành phố
lớn, kinh tế phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa
– Vũng Tàu, Bình Dương.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2012.
2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
2.3.2. Phương pháp điều tra - khảo sát:
2.3.3. Phương pháp thống kê và ngoại suy toán học:


CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá tổng quan về tình hình quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam
Nhìn chung sau khi triển khai Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký,
cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT
ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về danh mục CTNH (nay được
thay thế bằng Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý CTNH), Tổng cục Môi
trường và các Sở Tài nguyên và Môi trường trong cả nước đã từng bước quản lý được các
nguồn phát sinh CTNH, kiểm soát được quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH. Hoạt
động cấp phép đã đi vào nề nếp cùng với việc đẩy mạnh công tác quản lý về CTNH từ trung
ương đến địa phương đã giúp cảnh sát môi trường và thanh tra môi trường phát hiện, xử lý
các vụ vi phạm về quản lý CTNH.
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 100 doanh nghiệp hành nghề quản lý CTNH.
Các doanh nghiệp này được Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi
trường cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động. Số lượng các đơn vị hành nghề vận chuyển và xử lý

CTNH được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép gia tăng hàng năm. Tính đến tháng 10
năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp được 93 Giấy phép hành nghề vận chuyển
CTNH, 47 Giấy phép hành nghề xử lý CTNH và 06 Giấy phép hành nghề quản lý CTNH cho
các cá nhân, tổ chức đăng ký. Hàng năm, Tổng cục Môi trường và các Sở Tài nguyên và Môi
trường địa phương đều thành lập các đoàn kiểm tra/thanh tra các cá nhân, tổ chức được cấp
phép để đảm bảo việc thực thi và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý chất thải
nguy hại, tuy nhiên thực tế cho thấy hiệu quả giám sát việc thực thi pháp luật của các doanh
nghiệp còn thấp, chưa tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và chưa đưa ra những hướng
dẫn cụ thể để các doanh nghiệp thực hiện nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực
của chất thải đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.
3.1.1. Tình hình cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải
Tính đến năm 2011, số lượng các chủ nguồn thải CTNH đăng ký với Sở Tài nguyên
và Môi trường để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải tăng lên rõ rệt tại các địa phương có
phát triển các hoạt động công nghiệp, điển hình như Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.Hồ Chí
Minh, tính từ năm 2007 đến nay, đã cấp khoảng hơn hai nghìn Sổ đăng ký chủ nguồn thải so
với con số vài chục trước khi có Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và
Môi trường
3.1.2. Về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại
Số lượng CTNH được thu gom, xử lý cũng gia tăng theo các năm. Theo kết quả thống
kê từ năm 2008 đến nay dựa trên báo cáo của các chủ xử lý (không tính các chủ xử lý do địa
phương cấp phép), lượng CTNH được xử lý tăng từ 85.264 tấn trong năm 2008 lên đến
129.688 tấn trong năm 2010 (tăng 34%), tính đến năm 2011, tổng lượng chất thải nguy hại
được thu gom là chiếm số lượng chất thải nguy hại phát sinh (bảng ). Việc xử lý chất thải
nguy hại hiện nay được thực hiện theo các hình thức
- Chôn lấp có kiểm soát tại các bãi chôn lấp,hầm chôn lấp, thường áp dụng đối với các
Công ty môi trường đô thị, công ty của nhà nước nơi có mặt bằng rộng, phù hợp quy hoạch
lâu dài như Công ty môi trường đô thị Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xử lý bằng các công nghệ xử lý chất thải nguy hại tại các Công ty được cấp phép
hành nghề xử lý chất thải nguy hại.
- Lưu giữ và xử lý tại các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại (thường hay áp dụng đối

với chất thải y tế)
- Tái chế, tái sử dụng hoặc chuyển giao cho các cơ sở tái chế làm nguyên liệu đầu vào
cho hoạt động sản xuất.
3.1.3. Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
- Việc thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại được
các cơ quan quản lý môi trường địa phương và trung uơng tiến hành định kỳ, hàng năm.
Trong những năm gần đây, chất thải nguy hại là một trong những vấn đề khá nóng bỏng và
được dư luận quan tâm, do vậy, công tác này thường được thực hiện trên cơ sở phối hợp chặt
chẽ giữa các Bộ, ngành (Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi
trường) các cấp. Theo kết quả báo cáo của địa phương, những vấn đề thường gặp trong công
tác này gồm:
+ Không thực hiện công tác đăng ký Sổ chủ nguồn thải hoặc không thực hiện việc
đăng ký cấp lại khi có thay đổi về loại, số lượng, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh.
+ Không thực hiện báo cáo định kỳ, sao gửi chứng từ theo quy định.
+ Lưu giữ chất thải nguy hại sai quy định: để lẫn với chất thải thông thường, lưu giữ
quá thời gian quy định xử lý, không đóng gói, bảo quản theo, dán nhãn theo đúng quy định.
+ Chuyển giao chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện quản lý
theo quy định.
+ Việc quan trắc, giám sát thực hiện không thường xuyên, đầy đủ đối với các thông số
theo quy định.
3.1.4. Các vấn đề khác
- Về công tác quy hoạch xử lý chất thải nguy hại: quy hoạch xử lý chất thải nguy hại nằm
trong quy hoạch xử lý chất thải rắn, tuy nhiên, tính đến hiện nay hầu hết các địa phương chưa
có quyết định phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn (trong đó có chất thải nguy hại) trừ một
số địa phương có hoạt động công nghiệp phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu
3.1.5. Các thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý CTNH
- Thuận lợi:
+ Hệ thống các Văn bản quy định về công tác quản lý chất thải nguy hại ngày càng
thực tế và cụ thể đặc biệt là Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011

của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại
+ Có sự phối hợp tích cực giữa các Bộ, ngành các cấp trong việc triển khai các quy
định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với công tác quản lý chất thải nguy hại.
- Khó khăn:
+ Thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về chất thải nguy hại
+ Công tác kiểm tra, kiểm soát lượng chất thải nguy hại phát sinh phần lớn dựa trên
chứng từ, sổ đăng ký chủ nguồn thải được thống kê thủ công do rất tốn thời gian và nhân lực,
thiếu chính xác.
+ Các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại chưa cụ
thể, chi tiết nên việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn.
+ Hầu hết tại các địa phương, năng lực thu gom xử lý của các đơn vị hành nghề quản
lý chất thải nguy hạ mới chỉ đáp ứng một phần lượng chất thải nguy hại phát sinh.
+ Chưa có các hướng dẫn, khuyến cáo về loại hình công nghệ xử lý chất thải nguy hại
khiến cho việc đầu tư còn manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả xử lý chưa cao.
+ Chưa có quy hoạch chi tiết cho công tác quản lý chất thải nguy hại.
+ Chưa có đơn giá xử lý đối với các nhóm,mã chất thải nguy hại với phương pháp xử
lý cụ thể; chưa có các chính sách ưu tiên đối với công tác quản lý chất thải nguy hại.
+ Nhận thức và ý thức về bảo vệ môi trường và quản lý CTNH còn hạn chế: Công tác
phố biến thông tin, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng, cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, làng nghề, y tế cũng như công tác thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế chưa
được triển khai toàn diện để tạo sự chuyển biến rõ rệt dẫn đến việc chưa hình thành được ý
thức bảo vệ môi trường của toàn thể nhân dân.
+ Đầu tư tài chính cho quản lý CTNH chưa tương xứng: Việc thu gom, xử lý CTNH
nói chung và CTNH công nghiệp nguy hại nói riêng cần được đầu tư thỏa đáng về công nghệ
và vốn. Đầu tư cho công tác quản lý CTR còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Cho đến nay nguồn kinh phí đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn ODA.
Trong khi đó, mức phí thu gom, xử lý CTNH còn tương đối thấp, vì vậy việc thu gom, vận
chuyển và xử lý CTNH còn manh mún, tự phát và không hiệu quả.
+ Xã hội hóa trong thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH chưa được thực hiện một cách
đồng bộ và có hiệu quả: Hiện nay việc xã hội hóa cho thu gom, xử lý CTR sinh hoạt và y tế

còn ở mức độ thấp, vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước. Việc thu gom, xử lý CTNH
công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại đã có sự tham gia khá tích cực của khu vực tư
nhân, tuy nhiên vẫn còn ở quy mô nhỏ lẻ. Mặc dù đã có quy định trong việc xã hội hóa công
tác bảo vệ môi trường trong đó có việc xử lý CTNH, tuy nhiên quá trình để triển khai vay vốn
thực hiện các dự án xử lý CTNH còn nhiều thủ tục và khó khăn, số dự án xử lý CTNH được
vay từ các nguồn vốn ưu đãi là rất ít.
3.2. Đề xuất giải pháp quản lý để hoàn thiện thể chế và chính sách quản lý chất thải
nguy hại ở Việt Nam
Xuất phát từ những khó khăn bất cập trong công tác quản lý chất thải nguy hại, đặc
biệt là những bất cập chồng chéo trong công tác quản lý giữa các Bộ ngành, để hoàn thiện
hơn nữa về khung pháp lý trong quản lý chất thải nguy hại, trong khuôn khổ luận văn học
viên xin đề xuất một số giải pháp:
3.2.1. Nghiên cứu chỉnh sửa Luật Bảo vệ môi trƣờng (đối với phần quản lý chất thải
nguy hại)
- Sửa đổi trên tinh thần giữ nguyên bố cục và các nội dung về phần quản lý CTNH, trong đó
có bổ sung những điều khoản mới và sửa đổi những điều khoản cũ như sau:
a. Các điều bổ sung
- Quy định về xuất khẩu chất thải nguy hại cho phù hợp với Công ước Basel mà Việt Nam là
thành viên.
- Khuyến khích áp dụng phương pháp đồng xử lý CTNH trong lò nung xi măng, lò hơi; các
cơ sở sản xuất đã đưa vào hoạt động có nhu cầu bổ sung hoạt động đồng xử lý CTNH mà
không thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ thì không cần phải lập báo cáo ĐTM mới
mà chỉ cần có văn bản chấp thuận của cơ quan đã phê duyệt ĐTM.
- Quy định về việc ghép thủ tục kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nội dung Báo cáo đánh giá
tác động môi trường và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM đối với dự án
đầu tư cơ sở xử lý CTNH vào nội dung cấp phép hành nghề quản lý CTNH.
- Quy định rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban
nhân dân tỉnh cấp phép hành nghề quản lý CTNH đối với các cơ sở vận chuyển, xử lý cho các
chủ nguồn thải trên địa bàn 2 tỉnh trở lên; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hành nghề quản lý CTNH

đối với các cơ sở vận chuyển, xử lý cho các chủ nguồn thải trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Quy định đối với các cơ sở tái chế quy mô nhỏ hoặc loại hình tái chế ít gây ô nhiễm môi
trường thì không cần phù hợp với quy hoạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết
về các quy mô và các loại hình này.
- Quy định Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quy định về việc
thu gom, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế để giải quyết đặc thù của
từng địa phương.
- Quy định khuyến khích việc chuyển giao CTNH từ địa phương này sang địa phương khác
để xử lý đạt các yêu cầu về môi trường.
b. Các điều sửa đổi
Điều khoản
trong Luật
BVMT 2005
Đề xuất sửa đổi,
bổ sung trong
Luật BVMT
Lý do đề xuất
Khoản 1, Điều
70



Bỏ nội dung yêu
cầu bên tiếp nhận
quản lý CTNH
phải lập hồ sơ,
đăng ký với cơ
quan chuyên môn
về BVMT cấp
tỉnh.

Thực tế, có những đơn vị hành nghề liên tỉnh được Bộ
TN&MT cấp phép, do vậy nếu phải thực hiện theo yêu
cầu này thì đơn vị này lại phải thực hiện việc đăng ký
lại với cơ quan MT cấp tỉnh, gây tăng các thủ tục hành
chính không cần thiết.
Khoản 2 Điều
72
- Bỏ nội dung yêu
cầu CTNH phải
được vận chuyển
theo tuyến đường
và thời gian do cơ
quan nhà nước có
thẩm quyền quy
định;
- Sửa “giấy phép
vận chuyển chất
thải nguy hại”
thành “giấy phép
hành nghề quản
lý chất thải nguy
hại”
- Trên thực tế, hiện nay không có địa phương nào quy
định về tuyến đường vận chuyển CTNH riêng nên các
đơn vị hành nghề quản lý CTNH nhiều khi gặp phải sự
sách nhiễu của một số cá nhân có thẩm quyền.


- Sửa thuật ngữ cho phù hợp với tình hình hiện nay giấy
phép vận chuyển và giấy phép xử lý CTNH đã được

gộp lại thành giấy phép hành nghề quản lý CTNH
Khoản 4 Điều
73
- Bỏ nội dung xác
nhận của cơ quan
chuyên môn về
BVMT cấp tỉnh
về hợp đồng
chuyển giao trách
nhiệm xử lý
- Thực tế việc này không cần thiết do các đơn vị hành
nghề quản lý CTNH có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ





CTNH giữa chủ
có hoạt động làm
phát sinh chất thải
và bên tiếp nhận
trách nhiệm xử lý
chất thải.




Khoản 2 Điều
74
Bỏ

Tránh chồng chéo. Từ khi Luật BVMT 2005 có hiệu
lực đến nay, Bộ Xây dựng chưa bao giờ thực hiện chức
năng này. Trách nhiệm quy định tiêu chuẩn kỹ thuật,
hướng dẫn, kiểm tra, cấp phép hành nghề xử lý CTNH
được Bộ TN&MT thực hiện từ khi có Luật BVMT đến
nay
Điều 76
Chỉ quy định Bộ
xây dựng và
UBND cấp tỉnh
quy hoạch về địa
điểm và quy mô
của cơ sở xử lý
CTNH; các nội
dung khác thuộc
trách nhiệm của
Bộ Tài nguyên và
Môi trường
Thực tế từ khi Luật BVMT 2005 ra đời đến nay, vấn đề
cấp phép và quản lý các đơn vị hành nghề quản lý
CTNH đều do Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách
nhiệm, bao gồm nội dung xác lập phương thức thu gom,
lưu giữ, công nghệ xử lý, tái chế, tiêu hủy CTNH.

3.2.2. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tích hợp chất thải nguy hại
Kinh nghiệm tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất thải, đặc biệt là
chất thải nguy hại ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới cho thấy, để kiểm soát được một cách
nghiêm ngặt và hiệu quả nhất, các chất thải nguy hại cần phải được theo dõi, giám sát một
cách chặt chẽ ngay từ các nguồn phát sinh. Để làm được việc này, việc áp dụng các công
nghệ mới về thông tin và truyền thông đã được đẩy mạnh tại nhiều nước như Mỹ, EU, Nhật

Bản và Hàn Quốc. Theo đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, là chủ các nguồn thải
CTNH sẽ buộc phải đăng ký và khai báo cáo thông tin liên đến tình hình sản xuất và phát
sinh CTNH của mình cho cơ quan chức năng về quản lý môi trường để phục vụ các mục tiêu
quản lý chất thải theo luật định


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Nhiệm vụ sẽ tạo ra thông tin cơ bản, toàn diện về tình hình quản lý CTNH trong cả
nước để từ đó xây dựng các giải pháp, chính sách phù hợp, thúc đẩy hoạt động xử lý CTNH
theo hướng thân thiện với môi trường.
Kết quả của nhiệm vụ sẽ góp phần hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp quy trong
lĩnh vực quản lý CTNH ở các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương.
Trong khuôn khô
̉
cu
̉
a luâ
̣
n văn na
̀
y , tác giả đã tổng hợp, phân tích về và có cnhững
đánh giá cơ bản về tình hình quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam, Cụ thể, các kết quả đạt
được của luâ
̣
n văn như sau:
1. Để có cách nhìn tổng quát, khách quan và các thong tin cơ bản về công tác quản lý
CTNH, tác giả đã tổng hợp các thông tin trong nước và quốc tế về các khái niệm pháp lý và
cách hiểu thông thường về chất thải nguy hại, quản lý chất thải nguy hại; hiện trạng thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại, công tác đăng ký chủ nguồn thải, hiện trạng công nghệ
áp dụng, tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.

2. Các quy định về điều kiện hành nghề quản lý chất thải nguy hại cho thấy Việt Nam
đã có hành lang pháp lý chặt chẽ và khá rõ ràng để quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, vẫn
tồn tại những hạn chế về nội dung cũng như việc triển khai áp dụng, dẫn đến khó khăn cho
công tác quản lý và thiếu đồng thuận trong xã hội.
3. Với mục tiêu đề xuất các giải pháp quản lý, trên cơ sở kết quả tổng hợp về kinh
nghiệm quốc tế và đánh giá hiện trạng thực tế công tác quản lý chất thải nguy hại, tác giả đã
đề xuất các biện pháp quản lý như sau:
- Đề xuất sửa đổi một số điều trong Luật bảo vệ môi trường 2005 với mục đích hoàn
thiện về khung pháp lý trong quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói
riêng, làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định quản lý chuyên ngành để hoàn thiện, đồng
bộ hành lang pháp lý và quản lý những vấn đề cụ thể: Các quy chuẩn kỹ thuật ; Hướng dẫn
kỹ thuật về công nghệ xử lý chất thải nguy hại phù hợp với điều kiện Việt Nam
4. Trên cơ sở kết quả nêu trên, và áp dụng với góc nhìn tổng quan hơn, tác giả đã đề
xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thong tin, cụ
thể xây dựng một hệ thống kê khai điện tử quản lý tích hợp chất thải nguy hại tại Việt Nam
Như vậy, luận văn này đã mang lại những kết quả về tổng hợp, phân tích thông tin về
tình hình quản lý chất thải nguy hại; đưa ra những đề xuất pháp lý cụ thể phù hợp với thực
tiễn về quản lý chất thải nguy hại.



References
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội, 2003.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia,
2009.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia,
2010.
4. Nguyễn Thành Yên, Đánh giá công nghệ xử lý chất thải nguy hại hiện đang áp
dụng tại Việt Nam, Hà Nội, 2010.

5. Trung Tâm Môi trường Đô thị và Công nghiệp. Số liệu điều tra năm 2009.
6. Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
7. Báo cáo định kỳ của các Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương gửi Tổng Cục
Môi trường.








×