Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Sử dụng hiệu quả dịch vụ tư vấn nước ngoài trong các dự án đầu tư xây dựng công trình tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.86 KB, 13 trang )

Sử dụng hiệu quả dịch vụ tư vấn nước ngoài
trong các dự án đầu tư xây dựng công trình
tại Việt Nam


Nguyễn Việt Cường


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: TS. Vũ Anh Dũng
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Trình bày một số lý luận chung về tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
Thực trạng việc sử dụng tư vấn xây dựng nước ngoài trong các dự án đầu tư xây
dựng tại Việt Nam: quy trình việc sử dụng tư vấn xây dựng nước ngoài, điều tra,
khảo sát về hoạt động tư vấn xây dựng nước ngoài trong các dự án đầu tư xây dựng
công trình tại Việt Nam; một số vấn đề rút ra từ việc đánh giá thực trạng sử dụng tư
vấn đầu tư xây dựng công trình; chính sách sử dụng tư vấn xây dựng của một số tổ
chức tài chính quốc tế trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ODA tại Việt
Nam. Giải pháp sử dụng hiệu quả dịch vụ tư vấn xây dựng nước ngoài trong các dự
án đầu tư xây dựng tại Việt Nam.

Keywords. Dịch vụ tư vấn; Nước ngoài; Dự án; Xây dựng công trình; Tư vấn đầu tư

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết:


Theo đà phát triển của nền kinh tế đất nước các dự án xây dựng được triển khai ngày
càng nhiều, đòi hỏi phải có lực lượng tư vấn đầu tư XDCT tương xứng, đáp ứng yêu cầu đặt
ra. Khi lực lượng tư vấn trong nước chưa đủ điều kiện đáp ứng, để nâng cao chất lượng, một
số bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư đã phải thuê các chuyên gia, tổ chức tư vấn nước
ngoài thực hiện một số dịch vụ tư vấn như: lập DAĐT XDCT, thiết kế công trình, giám sát
thi công, quản lý dự án
Nhiều DAĐT xây dựng sử dụng vốn NSNN đòi hòi phải sử dụng tư vấn nước ngoài
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn cũng như đáp ứng yêu cầu kỹ, mỹ thuật của công
trình. Như trong Công trình Trung tâm hội nghị quốc gia, Nhà Quốc hội và Hội trường Ba
Đình mới, Trụ sở Bộ Công an, Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Hà Nội….
Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2005-2010, tổng vốn ODA cam kết vào Việt Nam đạt
31,7 tỷ USD; các chương trình, dự án tài trợ ký kết trong thời kỳ này đạt 20,1 tỷ USD; vốn tài
trợ giải ngân giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng 13,8 tỷ USD. Nếu chỉ tính mức độ từ 5-10%
giá trị trên dành cho công tác tư vấn thì có thể nói đây là một khối lượng tiền vốn không nhỏ
nhằm thực hiện các dịch vụ tư vấn. Một đặc điểm gắn liền với việc sử dụng nguồn vốn ODA
này là nhà tài trợ thường yêu cầu sử dụng tư vấn nước ngoài hoặc đấu thầu quốc tế rộng rãi.
Từ số liệu trên cho thấy nhu cầu sử dụng tư vấn nước ngoài là rất lớn và cần thiết trong bối
cảnh ngành xây dựng nước ta phát triển mạnh mẽ.
Tại Việt Nam, vừa qua các dịch vụ do tư vấn nước ngoài thực hiện đã góp phần tạo ra
những sản phẩm xây dựng đáp ứng được yêu cầu đề ra về cả chất lượng và hiệu quả. Đồng
thời, thông qua các hoạt động phối hợp với tư vấn nước ngoài, năng lực của tư vấn trong
nước đã được nâng cao.
Tuy vậy, không phải cứ sử dụng tư vấn ngoại là cho sản phẩm tư vấn chất lượng cao và
phù hợp. Do chưa có đủ quy định liên quan đến việc thuê tư vấn nước ngoài, cũng do thiếu
thông tin và thiếu phương pháp nên các bộ, ngành, địa phương và các chủ đầu tư thường gặp
khó khăn, lúng túng trong việc xác định thẩm quyền thuê, lựa chọn hình thức thuê, đặc biệt là
khó khăn trong việc quản lý chi phí thuê tư vấn nước ngoài. Về phần các nhà thầu tư vấn,
việc thiếu một định hướng rõ ràng, minh bạch cũng làm cho việc đáp ứng yêu cầu của chủ
đầu tư trở nên khó khăn.
Để sử dụng tư vấn nước ngoài một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, phù hợp với

thông lệ quốc tế cần có sự nghiên cứu đầy đủ, có cơ sở khoa học, chi tiết và cụ thể từ việc lập
dự toán chi phí tư vấn, hướng dẫn lựa chọn tư vấn, chọn hình thức hợp đồng, đánh giá kỹ
thuật, tài chính, hướng dẫn về đàm phán hợp đồng cũng như đề xuất các mẫu hợp đồng phổ
biến trong việc sử dụng dịch vụ tư vấn nước ngoài.
Để hoàn thiện các vấn đề thực tiễn đầu tư xây dựng đang đặt ra này, việc thực hiện đề
tài: "Sử dụng hiệu quả dịch vụ tư vấn nước ngoài trong các DAĐT xây dựng công trình ở
Việt Nam" là rất cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu:
Hiện tại trong lĩnh vực xây dựng, việc nghiên cứu về công tác sử dụng dịch vụ tư vấn
nước ngoài mới chỉ dừng lại ở mức độ tổng hợp từ các công trình sử dụng tư vấn nước ngoài
rồi rút kinh nghiệm cho những lần sử dụng sau ở các đơn vị, chủ đầu tư có liên quan. Các
thông tin về vấn đề sử dụng hiệu quả dịch vụ tư vấn nước ngoài thường đã được đề cập đến
trong bài báo Tư vấn thiết kế nước ngoài - Hiệu quả & Bất cập được đăng trên Tạp chí Kinh
tế Việt Nam số 09/2009 tuy nhiên mới chỉ đề cập đến một khía cạnh trong công tác tư vấn
xây dựng nước ngoài hay công trình nghiên cứu như Báo cáo kết quả thực hiện dự án sự
nghiệp kinh tế: Điều tra, thu thập số liệu về việc sử dụng tư vấn nước ngoài trong các DAĐT
xây dựng. Xây dựng tài liệu “hướng dẫn sử dụng dịch vụ tư vấn nước ngoài trong các DAĐT
xây dựng công trình” của Viện Kinh tế xây dựng trong năm 2010. Như vậy chưa có hệ thống
nghiên cứu bài bản từ các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành nhằm tạo thuận lợi cho các đơn
vị, các chủ đầu tư tham khảo để từ đó có kế hoạch sử dụng một cách hiệu quả dịch vụ tư vấn
nước ngoài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các vấn đề về việc sử dụng tư vấn nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư
XDCT của các chủ đầu tư sử dụng vốn NSNN Việt Nam (bao gồm vốn ODA) để từ đó rút ra
giải pháp sử dụng hiệu quả tư vấn nước ngoài và cách thức xác định chi phí trả cho tư vấn
nước ngoài hợp lý và tiết kiệm khi thực hiện các DAĐT xây dựng của quốc gia. Cũng như
đưa ra quy trình lựa chọn tư vấn nước ngoài trong các DAĐT XDCT ở Việt Nam để các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước tham khảo và vận dụng vào công việc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu việc sử dụng tư vấn nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư XDCT của các
chủ đầu tư sử dụng vốn NSNN Việt Nam (bao gồm vốn ODA)
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài giới hạn trong việc điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá việc sử dụng dịch vụ tư
vấn ĐTXD ở các dự án tại Việt Nam và xây dựng tài liệu sử dụng tư vấn nước ngoài trong
các DAĐT XDCT sử dụng vốn NSNN Việt Nam (kể cả vốn ODA).
Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu các quy định, hướng dẫn của Việt Nam và một số
các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ (WB, ADB, JBIC) trong việc sử dụng tư vấn nước ngoài
sau khi đã có quyết định sử dụng tư vấn nước ngoài trong các DAĐT XDCT của chủ đầu tư
hoặc cấp có thẩm quyền.
Đề tài cũng tập trung vào một số phương pháp xác định dịch vụ chi phí tư vấn nước
ngoài, quy trình đấu thầu và lựa chọn nhà thầu tư vấn, đề xuất một số mẫu hợp đồng tư vấn
nước ngoài.
Đề tài cũng chỉ giới hạn trong lĩnh vực tư vấn đầu tư XDCT mà không trình bày nhiều
nội dung liên quan đến thuê tư vấn nước ngoài lập quy hoạch xây dựng.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Điều tra, khảo sát thu thập số liệu về tình hình sử dụng tư vấn nước ngoài trong các
DAĐT XDCT (dự án sử dụng vốn NSNN cũng như dự án sử dụng nguồn vốn của các tổ chức
tài chính quốc tế như WB, ADB, JBIC và một số nguồn vốn khác).
- Sử dụng phương pháp điều tra thống kê, khảo sát số liệu tại các dự án thực tế, các tài
liệu dự toán, hợp đồng, thanh quyết toán… để thu thập số liệu.
- Dùng phiếu khảo sát thực tế:
+ Ứng dụng công nghệ thông tin, tạo phiếu khảo sát qua mạng Internet.
+ Viết bài, đặt câu hỏi trả lời hoặc gặp trực tiếp. Tạo các phiếu câu hỏi và gửi qua email
tới các chuyên gia để khảo sát.
+ Có thể đưa bài thảo luận trên các diễn đàn trong lĩnh vực xây dựng để khảo sát ý
kiến, thu thập số liệu từ các đồng nghiệp đang làm tư vấn ở các địa phương trong cả nước.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia: Tìm gặp và phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi thư khảo
sát lấy ý kiến.
5.2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá những đặc điểm của việc sử dụng tư vấn nước ngoài

và tư vấn trong nước trong các DAĐT XDCT và thống kê những tồn tại mâu thuẫn với các
quy định hiện hành.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp và nghiên cứu phân tích tài liệu về lý
thuyết. Dựa trên các tài liệu của nước ngoài (tham khảo các tài liệu về xác định chi phí tư vấn
của nước ngoài như: Anh, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…) và các tài liệu tiếng
Việt thu thập được từ các chủ đầu tư dự án, các cơ quan tư vấn đang thực hiện dự án ở Việt
Nam. Sưu tầm tài liệu từ các dự án đã sử dụng tư vấn nước ngoài ở Việt Nam.
5.3. Hệ thống các vấn đề, nội dung, trình tự thực hiện liên quan đến việc sử dụng tư vấn
nước ngoài giúp cho các chủ đầu tư, các nhà quản lý trong việc sử dụng tư vấn nước ngoài
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ tư vấn, tiết kiệm thời gian, chi phí và phù hợp với
thông lệ quốc tế.
Xử lý số liệu bằng cách dùng phương pháp nghiên cứu thống kê và phân tích hệ thống
để đưa ra các bảng số liệu và các phân tích, kết luận, đề xuất.
6. Đóng góp mới của luận văn:
- Đề xuất giải pháp sử dụng có hiệu quả dịch vụ tư vấn nước ngoài trong các DAĐT
xây dựng công trình ở Việt Nam, đưa ra quy trình lựa chọn tư vấn nước ngoài trong các
DAĐT XDCT ở Việt Nam để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham khảo và vận
dụng vào công việc.
- Trong giải pháp và quy trình trên có đề cập cách thức xác định chi phí trả cho tư vấn
nước ngoài hợp lý và tiết kiệm khi thực hiện các DAĐT xây dựng của quốc gia.
- Kết quả đề tài sẽ được chuyển thành tài liệu và công bố để các tổ chức, cá nhân hoạt
động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình tham khảo. Các số liệu, dữ liệu, thông tin,
phương pháp của đề tài sẽ được kiểm nghiệm tiếp trong quá trình thực tế sau này.

Chương 1: Một số lý luận chung về tư vấn đầu tư xây dựng
công trình

1.1. Khái niệm chung về tư vấn xây dựng:
Tư vấn là một dịch vụ trí tuệ, một hoạt động "chất xám" cung cấp cho khách hàng
những lời khuyên, giải pháp, chiến lược, chiến thuật, biện pháp thực hiện và giúp đỡ khách

hàng thực hiện những điều đó để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tư vấn đầu tư xây dựng công trình là hoạt động trí tuệ của những người có kiến thức
chuyên môn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư XDCT để cung cấp cho các khách hàng
(Chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước) với những lời khuyên; những đề xuất, kiến nghị và
các biện pháp thực hiện trong quá trình đầu tư XDCT nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho
dự án, công việc của khách hàng.
1.2. Các loại hình tư vấn xây dựng:
Trong đời sống hiện nay có nhiều loại hình tư vấn: từ tư vấn về pháp luật, tư vấn sức
khỏe, tư vấn về hôn nhân gia đình đến tư vấn về các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ cho các cá
nhân, công ty, doanh nghiệp… và cả tư vấn về chính sách, chiến lược cho chính phủ. Trong
đề tài luận văn đưa ra phân loại về tư vấn đầu tư XDCT để các Chủ đầu tư, các cơ quan quản
lý và các đối tượng có liên quan hình dung được về các loại tư vấn có thể sử dụng trong dự án
đầu tư xây dựng công trình từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc đưa dự án vào sử dụng.
Phân loại tư vấn theo thông lệ quốc tế
Giai đoạn chuẩn bị dự án
- Tư vấn đề xuất ý tưởng dự án
- Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
- Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi
Giai đoạn thực hiện dự án
- Tư vấn thiết kế Kỹ thuật, thiết kế Bản vẽ thi công
- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá HSDT
- Tư vấn Giám sát thi công
- Tư vấn Quản lý hợp đồng
Giai đoạn kết thúc dự án
- Tư vấn bảo hành, bảo trì
- Tư vấn đánh giá giá trị tài sản đưa vào sử dụng
- Tư vấn kỹ thuật vận hành dự án
Các hoạt động tư vấn khác có liên quan
- Tư vấn đánh giá hiện trạng công trình
- Tư vấn hỗ trợ pháp lý

- Tư vấn quản lý dự án
- Tư vấn quản lý xây dựng, chất lượng
- Tư vấn về tiêu chuẩn kỹ thuật
- Tư vấn kiểm soát chi phí
- Tư vấn thu xếp tài chính của dự án
- Tư vấn đào tạo, chuyển giao công nghệ
- Tư vấn kiểm toán giá trị
- Tư vấn đánh giá tác động môi trường của dự án
- Các hoạt động tư vấn khác

Chương 2: Thực trạng việc sử dụng tư vấn xây dựng nước
ngoài trong các dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam

2.1. Quy trình việc sử dụng tư vấn xây dựng nước ngoài:
2.1.1. Phạm vi sử dụng dịch vụ tư vấn nước ngoài, nguồn vốn sử dụng:
Theo quy định tại Quyết định số 131/2007/QĐ-TTg thì phạm vi công việc có thể thuê
tư vấn nước ngoài thực hiện bao gồm: “lập quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, lập
DAĐT xây dựng, thiết kế XDCT, quản lý DAĐT XDCT, giám sát thi công XDCT, lựa chọn
nhà thầu trong HĐXD và một số dịch vụ tư vấn khác”.
2.1.2. Cách thức thường sử dụng để lựa chọn tư vấn xây dựng nước ngoài:
Đối với vốn Ngân sách nhà nước
Theo Quyết định số 131/2007/QĐ-TTg thì “Việc lựa chọn tư vấn nước ngoài phải thực
hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu”. Như vậy nhà thầu tư vấn nước ngoài được lựa
chọn hoặc theo hình thức đầu thầu cạnh tranh quốc tế hoặc được chỉ định thầu theo quy định
của pháp luật về đấu thầu (Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn có liên quan).
Tuy nhiên, qua số liệu điều tra cho thấy hầu hết các DAĐT xây dựng, đặc biệt là đối
với các DAĐT XDCT công cộng việc sử dụng tư vấn nước ngoài đều thông qua hình thức chỉ
định thầu. Việc chỉ định thầu thường do các lý do chủ yếu sau:
- Nhà thầu có kinh nghiệm, năng lực trong lĩnh vực tư vấn cần thuê. Việc thuê nhà thầu
sẽ tiết kiệm được thời gian thực hiện (như nhà thầu tư vấn thiết kế Trục trung tâm Làng Văn

hóa, nhà thầu thực hiện thiết kế bệnh viện đa khoa Đồng Nai, nhà thầu thực hiện bước 2 giai
đoạn I Trung tâm kỹ thuật truyền hình ).
- Nhà thầu được chỉ định theo quy định tại Quyết định số 48/2007/QĐ-TTg (như nhà
thầu tư vấn thực hiện thiết kế Trung tâm hội nghị Quốc gia, Trụ sở Bộ Công an, Trụ sở Bộ
Ngoại giao, Bảo tàng Hà Nội, Cung thi đấu thể thao trong nhà ).
Đối với các dự án sử dụng vốn ODA
Có thể phân thành 2 loại: ODA từ các tổ chức tài chính quốc tế đa phương như WB,
ADB hoặc song phương. Đối với các tổ chức tài chính quốc tế đa phương thì hình thức lựa
chọn nhà thầu tư vấn thường qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Còn đối với các dự án sử dụng
vốn vay hoặc tài trợ song phương thì hình thức lựa chọn nhà thầu thường là đấu thầu cạnh
tranh (hoặc chỉ định thầu) trong số các nhà thầu của nước tài trợ hoặc cho vay vốn (điển hình
là vốn vay hoặc tài trợ từ Đan Mạch, Hà Lan, Nhật Bản ).
Đối với các khoản vốn vay hoặc tài trợ, trong Hiệp định vay vốn thường quy định luôn
hình thức lựa chọn nhà thầu (tư vấn, xây dựng, lắp đặt, cung cấp vật tư, thiết bị). Các tổ chức
như WB, ADB, JBIC còn có hướng dẫn riêng về cách thức lựa chọn, sử dụng nhà thầu tư
vấn trong các DAĐT xây dựng sử dụng nguồn vốn của họ.
Thực chất với các quy định, hướng dẫn của các nhà tài trợ về sử dụng nhà thầu tư vấn
thông qua hình thức đấu thầu hạn chế hoặc mở rộng đều không hạn chế sự tham gia của các
nhà thầu tư vấn trong nước. Mặc dù có ưu thế về nguồn lực rẻ (đề xuất tài chính thường thấp)
nhưng các nhà thầu tư vấn Việt Nam thường lại bị hạn chế bởi năng lực, kinh nghiệm của cả
tổ chức lẫn cá nhân chuyên gia tư vấn. Do vậy thường không đáp ứng yêu cầu về năng lực
kinh nghiệm khi tham gia đấu thầu quốc tế và chỉ có thể tham gia với tư cách là nhà thầu liên
danh hoặc thầu phụ cho các nhà thầu tư vấn nước ngoài.
2.2. Điều tra, khảo sát về hoạt động tư vấn xây dựng nước ngoài trong các dự án
đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam:
2.2.1. Mục tiêu điều tra:
Điều tra làm rõ tình hình sử dụng tư vấn nước ngoài trong các DAĐT XDCT. Qua đó
xác lập các đặc điểm riêng của phương thức sử dụng tư vấn nước ngoài, làm rõ những điểm
còn chưa phù hợp giữa các quy định về quản lý tư vấn nước ngoài hiện hành với thực tế thực
hiện trong đầu tư XDCT có sử dụng tư vấn nước ngoài.

Thu thập các số liệu quá khứ từ các dự án, công trình đã và đang thực hiện. Lưu trữ làm
dữ liệu cơ sở cho việc thực hiện các dự án, công trình sau.
2.2.2. Phạm vi điều tra:
Các DAĐT XDCT sử dụng vốn ngân sách, các dự án sử dụng nguồn vốn của các tổ
chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Ngân hàng hợp
tác hải ngoại Nhật Bản và các nguồn vốn nhà nước khác.
2.2.3. Nội dung điều tra:
Thu thập các thông tin, số liệu có liên quan về sử dụng nhà thầu tư vấn nước ngoài tại
các DAĐT XDCT:
- Tên dự án, công trình có sử dụng tư vấn nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân hoạt động
với tư cách là chuyên gia).
- Thời gian thực hiện
- Nguồn vốn
- Thông tin tư vấn nước ngoài (tên, địa chỉ, thông tin về năng lực, uy tín…)
- Chi phí…
2.2.4. Các bước điều tra:
- Bước 1: Lập phiếu điều tra trên cơ sở xác định các yêu cầu, số liệu cần điều tra
- Bước 2: Điều tra các DAĐT xây dựng có sử dụng nhà thầu tư vấn nước ngoài thông
qua tìm hiểu, điều tra, thu thập các hợp đồng đồng tư vấn đã ký kết, các thông tin về đấu thầu
lựa chọn nhà thầu tư vấn nước ngoài…
- Bước 3: Xử lý số liệu và điền số liệu sau xử lý vào Phiếu điều tra.
- Bước 4: Căn cứ số liệu tại Phiếu điều tra và tài liệu thu thập tiến hành tổng hợp và
phân tích những đặc điểm của việc sử dụng tư vấn nước ngoài trong các DAĐT XDCT và các
tồn tại mâu thuẫn đối với các quy định hiện hành (thực trạng của việc sử dụng tư vấn nước
ngoài trong các dự án sử dụng vốn nhà nước).
2.2.5. Kết quả điều tra:
Kết quả điều tra cụ thể

Kết quả điều tra từ tham khảo các tư liệu, báo cáo khoa học của các tổ chức uy tín
Từ năm 1990, tại Việt Nam đã có khoảng 93 văn phòng nghiên cứu (tư vấn) thuộc các

quốc tịch: Nhật Bản, Pháp, Bắc Âu, Australia và New Diland, Tây Âu (ngoài Pháp và Anh),
Anh, Mỹ và Canada, các quốc tịch khác (xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít hơn). Sự phân bố
này cũng thể hiện tương ứng mức viện trợ song phương cho Việt Nam của Pháp, Phần Lan,
Đan Mạch, Australia và dĩ nhiên là Nhật Bản, nước luôn dẫn đầu cung cấp ODA.
Tư vấn nước ngoài thường do các tổ chức lớn (tập đoàn trên 1.000 nhân viên) chi phối
hoặc trực tiếp (Systra, Jaakko Poyry, Luis Berger, GHD, Maunsell .v.v) hoặc gián tiếp thông
qua chi nhánh của họ, cũng thường có quy mô khá lớn (MVA, Soil and Water, Elektrowtt ).
Tham gia còn có nhiều văn phòng nhỏ (dưới 50 nhân viên) thực hiện các dự án đơn lẻ.
Nổi bật hơn cả là tư vấn Nhật Bản, dù có quy mô nhỏ hơn (có từ 500 - 1.500 nhân viên)
nhưng được hưởng quy chế của một thị trường “khép kín" nhờ hệ thống hợp tác của cơ quan
hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hay của ngân hàng quốc tế Nhật Bản (JIBIC). Tên tuổi của
Nippon Koei, Pacific Consultants, NJSC Consultants Co Ltd, Alme khá quen thuộc trong
các dự án có nguồn tài trợ từ Nhật Bản.
Phân bổ các dự án theo lĩnh vực ở Hà Nội, tư vấn quốc tế tham gia dự án quy hoạch
(4,7%); cảng (5%); sân bay (4,2%); giao thông (22,6%); môi trường (6%); rác thải (9,5%);
thoát nước (11,3%); cấp nước (23,8%), còn lại là dự án kết hợp.
Nếu như các cơ quan hợp tác và tư vấn Phần Lan, Đan Mạch và Australia hoạt động
khá năng động thì hầu hết tư vấn châu Á (không kể Nhật Bản) vắng mặt, chủ yếu là do ít viên
trợ song phương cho Việt Nam, cũng như năng lực của họ chưa đủ để các tổ chức đa phương
lựa chọn.

Kết quả điều tra tổng hợp lại từ các phiếu điều tra: Thể hiện chi tiết tại phụ lục gồm
các phiếu điều tra của đề tài thu thập và số liệu tham khảo.
Bảng 2.8 - Tổng hợp một số chỉ tiêu từ kết quả điều tra

TT
Nội dung chỉ tiêu
Giá trị
USD
1

Mức lương tháng trung bình:
- Chuyên gia nước ngoài

14.939
TT
Nội dung chỉ tiêu
Giá trị
USD
- Chuyên gia trong nước
- Nhân viên hỗ trợ
1.328
577
2
Mức lương tháng cao nhất:
- Chuyên gia nước ngoài
- Chuyên gia trong nước
- Nhân viên hỗ trợ

20.677
1.619
761
3
Mức lương tháng thấp nhất:
- Chuyên gia nước ngoài
- Chuyên gia trong nước
- Nhân viên hỗ trợ

11.236
991
364

4
Tỷ trọng chi phí tiền lương chuyên gia nước ngoài / Tổng chi phí
dịch vụ tư vấn đề xuất (%)
65
5
Tỷ trọng chi phí tiền lương chuyên gia trong nước / Tổng chi phí dịch
vụ tư vấn đề xuất (%)
14
6
Tỷ trọng chi phí khác (ngoài tiền lương) / Tổng chi phí dịch vụ tư vấn
đề xuất (%)
42
8
Chi phí quản lý / LCB (%)
107
9
Lợi nhuận / (LCB, CPXH và chi phí quản lý) %
12
10
Loại hợp đồng theo thời gian / Tổng các Hợp đồng (%)
26
11
Loại hợp đồng khoán gọn / Tổng các Hợp đồng (%)
74


Chương 3: Giải pháp sử dụng hiệu quả dịch vụ tư vấn xây
dựng nước ngoài trong các dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam

3.1. Các công việc có thể sử dụng tư vấn đầu tư xây dựng nước ngoài:

Chủ đầu tư các dự án cần biết các công việc tư vấn ĐTXD (phạm vi công việc trong
DAĐT XDCT) có thể sử dụng tư vấn nước ngoài để sử dụng tư vấn có hiệu quả và phù hợp.
Ở phần này tác giả khẳng định lại các việc có thể thuê tư vấn nước ngoài theo quy định hiện
hành của Việt Nam và ý kiến của tác giả là không phải loại công việc nào cũng phải thuê tư
vấn nước ngoài, mà “Công việc gì tư vấn trong nước không làm được thì mới nên thuê tư vấn
nước ngoài”.
Quy chế thuê tư vấn nước ngoài trong HĐXD tại Việt Nam theo QĐ 131/2007/QĐ-TTg
cũng xác định các công việc trong HĐXD có thể sử dụng tư vấn nước ngoài khi có đủ điều
kiện.
- Lập DAĐT xây dựng công trình.
- Khảo sát, thiết kế và giám sát thi công, lắp đặt thiết bị xây dựng công trình.
- Quản lý DAĐT xây dựng công trình.
- Đào tạo, vận hành và chuyển giao công nghệ.
- Các công việc tư vấn khác.
Có thể thấy hầu hết các công việc tư vấn đầu tư xây dựng được để mở cho việc sử dụng
tư vấn nước ngoài. Tuy nhiên, điều kiện đặt ra là “các dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng mà các
nhà thầu tư vấn trong nước không đủ năng lực đáp ứng” cũng như chi phí khá cao khi sử
dụng tư vấn nước ngoài có thể khiến các chủ đầu tư cần thận trọng khi cân nhắc tới việc sử
dụng tư vấn nước ngoài.
Chủ đầu tư cũng cần lưu ý rằng có những loại công việc sử dụng tư vấn nước ngoài
chưa chắc đã hiệu quả hơn so với tư vấn Việt Nam. Ví dụ: Công trình luồng cho tàu tải trọng
lớn vào Sông Hậu tại tỉnh Trà Vinh, hãng Nippon Koei của Nhật Bản được thuê làm tư vấn
thiết kế bản vẽ thi công. Theo ý kiến của tác giả và nhiều chuyên gia tư vấn Việt Nam, nhà
thầu thi công của Việt Nam, chắc chắn với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long, về địa hình,
địa mạo, sự sáng tạo, khắc phục vượt lên khó khăn trong thi công xây dựng của người công
nhân miền sông nước thì tư vấn Nippon Koei không thể hiểu được bằng tư vấn trong nước,
bằng người Việt Nam. Mặc dù quy định cho phép hầu hết các công việc đều có thể sử dụng
tư vấn nước ngoài, nhưng để dự án có hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tạo điều kiện nâng cao
sản xuất trong nước, giữ nguồn kinh phí tạo công ăn việc làm trong nước chủ đầu tư chỉ nên:
“Công việc gì tư vấn trong nước không làm được thì mới nên thuê tư vấn nước ngoài”.

3.2. Một số tiêu chí để quyết định lựa chọn thuê tư vấn xây dựng trong nước hay
tư vấn xây dựng nước ngoài:
Do tính đặc thù của các dịch vụ tư vấn xây dựng, việc định lượng tiêu chí hiệu quả hoặc
đánh giá khả năng thực hiện của tư vấn nước ngoài đối với một loại dịch vụ tư vấn cụ thể do
người có thẩm quyền xem xét quyết định tùy từng dự án. Đòi hỏi người quyết định lựa chọn
dịch vụ tư vấn nước ngoài phải chọn lựa trong các điều kiện:
- Khi lựa chọn nhà thầu tư vấn nước ngoài phải đối chiếu và tuân thủ các quy định của
pháp luật hiện hành.
- Thuê tư vấn nước ngoài phải đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, tiết kiệm chi phí và hiệu
quả.
- Chuyên gia tư vấn nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện về năng lực:
+ Có chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng,
+ Có ít nhất 05 năm hành nghề tư vấn xây dựng,
+ Đã tham gia hoàn chỉnh ít nhất 03 dịch vụ tư vấn xây dựng cùng loại công việc dự
kiến được thuê.
- Tổ chức tư vấn nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:
+ Có đăng ký hoạt động, có tư cách pháp nhân,
+ Có đủ năng lực về tài chính,
+ Có đủ số lượng, chất lượng chuyên gia,
+ Đã thực hiện hoàn chỉnh ít nhất 03 dịch vụ tư vấn xây dựng cùng loại với dịch vụ tư
vấn dự kiến được thuê với tư cách là nhà thầu chính.
3.3. Thẩm quyền việc quyết định sử dụng tư vấn đầu tư xây dựng nước ngoài:
Các văn bản đã đề cập tại chương 2, đã quy định về cấp có thẩm quyền quyết định việc
sử dụng tư vấn nước ngoài trong dự án đầu tư xây dựng công trình. Thực tế khi bắt tay vào
thực hiện thì Chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan có thể không biết cơ quan có thẩm quyền
là ai. Trong đề tài nêu lại vấn đề thẩm quyền quyết định như sau:
- Người quyết định đầu tư quyết định việc sử dụng tư vấn nước ngoài thực hiện các
dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thuê
và hình thức thuê tư vấn nước ngoài lập các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn của tỉnh,

thành phố.
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định thuê và hình thức thuê tư vấn nước ngoài lập các
đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

KẾT LUẬN
1. Tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã cố gắng thể hiện một bức tranh toàn cảnh về tình hình sử dụng tư vấn nước
ngoài trong đầu tư XDCT tại Việt Nam từ đó xác lập các đặc điểm riêng của việc sử dụng tư
vấn nước ngoài, làm rõ những vấn đề còn tồn tại, bất cập giữa các quy định hiện hành của
Nhà nước về quản lý tư vấn nước ngoài với thực tiễn.
Đề tài đã tổng hợp các vấn đề qua việc đánh giá thực trạng sử dụng tư vấn nước ngoài
trong đầu tư XDCT, từ phạm vi sử dụng tư vấn đến hình thức hợp đồng làm cơ sở để đưa các
giải pháp, đề xuất có tính khả thi, nhằm hệ thống hóa lại các nội dung, quy trình, trình tự thực
hiện các công việc có liên quan đến sử dụng tư vấn nước ngoài, giúp chủ đầu tư, cơ quản
quản lý nhà nước và các đối tượng có liên quan nâng cao hiệu quả sử dụng tư vấn nước ngoài
qua đó có các sản phẩm tư vấn chất lượng cao, tiết kiệm thời gian, chi phí, phù hợp với thông
lệ quốc tế.
Đề tài cũng lược khảo chính sách sử dụng tư vấn của các tổ chức tài chính quốc tế như
ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ngân hàng thế giới (World Bank), ngân hàng Hợp tác
phát triển quốc tế Nhật Bản (JBIC) cùng những đúc kết kinh nghiệm, chính sách lựa chọn
và sử dụng tư vấn thông qua các quy định, hướng dẫn của các tổ chức đó tại các DAĐT xây
dựng công trình sử dụng nguồn vốn của họ. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để có
thể vận dụng vào công tác quản lý, sử dụng lực lượng tư vấn nước ngoài phù hợp với thị
trường đầu tư xây dựng ở Việt Nam và làm cơ sở khoa học cho các đề xuất giải pháp sử dụng
tư vấn có hiệu quả.
- Trong đề tài cũng đề cập đến các nội dung hướng dẫn sử dụng dịch vụ tư vấn nước
ngoài thể hiện các điều kiện cần và đủ thích hợp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình,
đưa ra các ví dụ cụ thể minh họa cách xác định chi phí trả cho tư vấn nước ngoài hợp lý và
tiết kiệm khi thực hiện các DAĐT xây dựng của quốc gia, cách thức chuẩn bị các gói thầu
dịch vụ tư vấn hợp lý, rõ đặc điểm, tính chất và các yêu cầu cụ thể đặt ra, phương thức lựa

chọn nhà thầu tư vấn theo trình tự, xác định kỹ thuật, đánh giá HSDT, các vấn đề có liên quan
đến đàm phán, ký kết, hình thức hợp đồng, giám sát hoạt động tư vấn Nếu được đưa vào
thực tế triển khai thực hiện sẽ tạo điều kiện để các chủ đầu tư có cơ sở vững chắc và thuận
tiện khi quyết định lựa chọn loại công việc tư vấn đầu tư xây dựng công trình cần sử dụng tư
vấn nước ngoài, qua đó giúp chủ đầu tư nâng cao hiệu quả, thời gian, chất lượng, chi phí sản
phẩm tư vấn do mình lựa chọn.
2. Kết luận:
Đề tài nghiên cứu và đề xuất giải pháp lựa chọn và sử dụng dịch vụ tư vấn nước ngoài có
hiệu quả trong các DAĐT XDCT phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế là một
công việc khó, bởi đây vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu mới ở nước ta. Tác giả đã cố gắng
nghiên cứu vấn đề mới được đánh giá là mang tính thực tiễn cao này với mong muốn có đóng
góp một phần hữu ích vào việc nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng, quá trình đổi
mới và nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với công tác tư vấn ở nước ta.
Trong luận văn tác giả cũng đã cố gắng tổng hợp thực trạng sử dụng tư vấn nước ngoài
của Việt Nam và một số tổ chức tài chính quốc tế. Từ đó làm bài học tham khảo và làm cơ sở
cho việc đề xuất các giải pháp sử dụng dịch vụ tư vấn nước ngoài hiệu quả. Thông qua kết
quả nghiên cứu tác giả đã tổng hợp, đánh giá chung, phân tích đánh giá các nội dung cụ thể
gắn với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động tư vấn, thể
hiện khá đầy đủ tình hình sử dụng tư vấn nước ngoài trong các dự án đầu tư xây dựng công
trình, từ đó xác lập các đặc điểm riêng của phương thức sử dụng tư vấn nước ngoài, làm rõ sự
tồn tại của các quy định về quản lý tư vấn nước ngoài hiện hành với thực tế thực hiện trong
đầu tư xây dựng công trình có sử dụng tư vấn nước ngoài. Đề tài đã rút ra các vấn đề từ việc
đánh giá thực trạng sử dụng tư vấn nước ngoài trong đầu tư xây dựng công trình, từ phạm vi
sử dụng dịch vụ tư vấn nước ngoài đến hình thức hợp đồng làm cơ sở để đưa ra các giải pháp,
đề xuất có tính khả thi, nhằm tạo dựng hệ thống các nội dung, trình tự thực hiện các công
việc có liên quan đến sử dụng tư vấn nước ngoài, giúp chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước
nâng cao hiệu quả sử dụng tư vấn nước ngoài, tiết kiệm thời gian, chi phí và phù hợp với
thông lệ quốc tế.
Đề tài cũng trình bày một số số liệu thu thập được và đề xuất cách thức xác định chi phí
trả cho tư vấn nước ngoài hợp lý và tiết kiệm để tham khảo. Công tác chuẩn bị các gói thầu

dịch vụ tư vấn, các bước cụ thể cho công tác lập kế hoạch đấu thầu và phân chia gói thầu tư
vấn. Phần đánh giá HSDT cũng được đề cập một cách khá chi tiết, đây là một phần quan
trọng trong công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn nước ngoài.
Trong đề tài cũng đã nêu được một số vấn đề thường gặp trong việc đàm phán hợp đồng
tư vấn, cơ cấu tiền lương, CPXH, lợi nhuận và nhân lực làm việc. Đưa ra được vấn đề xác
định cơ cấu tiền lương chuyên gia tư vấn, đây là một trong những bất cập nổi cộm nhất hiện
nay trong công tác sử dụng dịch vụ tư vấn nước ngoài.
Mặc dù có thể có những hạn chế không thể tránh khỏi, nhưng với thời gian ngắn và mục
tiêu đề ra cho một luận văn cao học, tác giả cho rằng đề tài đã thực hiện theo đúng mục tiêu
đề ra. Kết quả của đề tài là các tài liệu, số liệu cần thiết và hữu ích giúp các chủ đầu tư và các
cơ quan quản lý nhà nước tham khảo, nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư xây
dựng công trình của nước ngoài. Góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả của các dự án
đầu tư xây dựng công trình.
3. Kiến nghị:
Nhà nước cần tổ chức nghiên cứu soạn thảo ban hành thêm các văn bản hướng dẫn chi
tiết về lựa chọn và sử dụng tư vấn nước ngoài.
Bộ Xây dựng cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý
chi phí thuê tư vấn nước ngoài trong HĐXD tại Việt Nam (Thông tư 09/2007/TT-BXD ngày
12/11/2007).
Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch đầu tư và các tổ chức hội ngành nghề nên công bố các mẫu
HSMT, mẫu Hợp đồng, quy trình lựa chọn và sử dụng tư vấn nước ngoài về đầu tư xây dựng
công trình.
Cho phép biên tập nội dung của đề tài này thành tài liệu “Hướng dẫn lựa chọn và sử
dụng dịch vụ tư vấn nước ngoài có hiệu quả trong các DAĐT xây dựng công trình” để chủ
đầu tư, các đơn vị có liên quan, các nhà thầu tư vấn nước ngoài tham khảo.
Vì nội dung của đề tài là rất cần thiết cho các DAĐT XDCT có sử dụng tư vấn nước
ngoài, nên cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Rất cần có nguồn kinh phí hỗ trợ từ phía Nhà
nước để tiếp tục công việc dịch thuật tài liệu, khảo sát thu thập thêm các số liệu, tài liệu, kinh
nghiệm và phương pháp sử dụng tư vấn nước ngoài ở các nước trong khu vực (Indonesia,
Thái Lan, Malaysia, Singapore…) từ đó hoàn thiện thêm các giải pháp sử dụng có hiệu quả tư

vấn nước ngoài trong các DAĐT XDCT tại Việt Nam.

References
Tiếng Việt
1. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI.
2. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội khóa XI.
3. Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên
quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.
4. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý DAĐT xây
dựng công trình.
5. Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình.
6. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật
Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
7. Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động
xây dựng.
8. Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
9. Thông tư số 09/2007/TT-BXD ngày 02/11/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và
quản lý chi phí thuê tư vấn nước ngoài.
10. Quyết định số 131/2007/QĐ-TTg ngày 09/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế
Thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
11. Thông tư số 18/2010/TT- BLĐTBXH ngày 10/06/2010 của Bộ Lao động thương binh và
xã hội quy định tiền lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước thực hiện gói thầu tư vấn và
áp dụng hình thức và hợp đồng theo thời gian thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước.
12. Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp
dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt
Nam.
13. Quyết định sô 49/2007/QĐ-TTg ngày 11/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ quyết định
Về các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 101 của

Luật Xây dựng
14. Viện Kinh tế xây dựng (2010), Báo cáo kết quả thực hiện dự án sự nghiệp kinh tế: Điều
tra, thu thập số liệu về việc sử dụng tư vấn nước ngoài trong các DAĐT xây dựng. Xây dựng
tài liệu “hướng dẫn sử dụng dịch vụ tư vấn nước ngoài trong các DAĐT xây dựng công
trình”.
15. Lê Quang Huy (1998), Điều cần biết khi sử dụng tư vấn, NXB Xây dựng, Hà Nội.
16. Tạp chí Kinh tế Việt Nam (số 09/2009), Tư vấn thiết kế nước ngoài - Hiệu quả & Bất
cập, Hà Nội.
17. Ngân hàng Thế giới (World Bank) (05/2004, sửa đổi 01/10/2006), Hướng dẫn tuyển chọn
và thuê tư vấn do bên vay của Ngân hàng thế giới thực hiện, Hà Nội.
Tiếng Anh
18. Asian Development Bank (April 2006), Procurement Guidelines.
19. FIDIC (2005), Conditions of Contract for construction.
20. George J.Ritz (1994), Total Construction Project Management, McGraw-Hill, Inc.
Website
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.



×