Thu hút FDI cho phát triển bền vững các ngành
dịch vụ Việt Nam
Phạm Thanh Tuyền
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh Tế Thế Giới và Quan Hệ KT Quốc Tế; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Văn Hội
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Khái quát lý luận và thực tiễn về vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) cho phát triển bền vững khu vực dịch vụ, từ đó hình thành khung nội dung
nghiên cứu cho đề tài. Nghiên cứu tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
khu vực dịch vụ, chỉ ra những mặt thành công và hạn chế trong hoạt động thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực dịch vụ. Đề xuất một số biện pháp nhằm
tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để đáp ứng nhu cầu vốn và phát
triển bền vững khu vực dịch vụ Việt Nam.
Keywords: Kinh tế quốc tế; Vốn FDI; Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Ngành dịch vụ; Việt
Nam
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Từ thực tiễn, trong những năm qua đã chứng minh sự đóng góp tích cực của khu vực FDI
cho các mục tiêu kinh tế, xã hội đề tài đã tiến hành nghiên cứu thực trạng FDI ở Việt Nam, tìm ra
nguyên nhân vấn đề, tổng hợp kinh nghiệm thu hút FDI của các nước đi trước và từ đó đề xuất
những biện pháp nhằm thu hút FDI một cách có hiệu quả.
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một
phần ba tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ đem lại hiệu quả vô
cùng to lớn cho xã hội ở nhiều nước trên thế giới và khu vực
Mục tiêu của chiến lược phát triển dịch vụ trong tương lai là dịch vụ cơ bản trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện
đại, sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường… đưa Việt Nam trở thành điểm đến đẳng cấp trong khu
vực.
Muốn vậy, việc thu hút đầu tư FDI cho sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ là một yêu cầu
cấp thiết. Nhưng việc cạnh tranh thu hút bằng mọi giá đã dẫn đến tình trạng dòng vốn FDI chảy
vào một cách ồ ạt, không có kiểm soát, gây thiệt hại lớn như: đầu tư không đồng bộ, chỉ tập trung
vào một số lĩnh vực dịch vụ đã làm cho cơ cấu khu vực dịch vụ mất cân đối, gia tăng khoảng cách
giàu nghèo, sử dụng công nghệ lạc hậu cùng với việc quản lý môi trường yếu kém và xử lý chất
thải không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường trầm trọng… Do đó, thu hút dòng vốn FDI
nhằm phát triển khu vực dịch vụ một cách bền vững thực sự cần thiết đối với các nước đang phát
triển.
Trong bối cảnh đó, các vấn đề đang đặt ra là:
Tại sao cần gắn thu hút FDI với phát triển bền vững lĩnh vực dịch vụ? FDI trong lĩnh vực
dịch vụ của Việt Nam trong thời gian qua đã gắn với phát triển bền vững lĩnh vực dịch vụ hay chưa?
Việt Nam cần phải có chính sách như thế nào để thu hút FDI gắn với phát triển bền vững lĩnh vực
dịch vụ?
Và Đề tài “Thu hút FDI cho phát triển bền vững các ngành dịch vụ Việt Nam”chính là
nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu.
Cho đến nay, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về thu hút FDI nhằm phát triển bền
vững nền kinh tế Việt Nam nói chung:
1) Đề tài “Luận cứ khoa học cho phát triển lĩnh vực dịch vụ Việt Nam đến năm 2020” Đề
tài khoa học cấp Nhà nước, do PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn làm chủ nhiệm.
2) Bài “Thu hút FDI “sạch” cho phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam” của
PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Hoa, Trần Phương Hồng Hạnh, Bùi Anh Chính, Viện Nghiên cứu phát
triển, TP. Hồ Chí Minh.
3) Bài nghiên cứu “FDI và phát triển bền vững” của GS.TS. Nguyễn Mại.
4) Bài viết “Một số giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài đến năm
2020” của Th.S Nguyễn Đăng Bình – Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư được
in trên tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội.
5) Đề tài “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành du lịch Việt Nam” Luận
văn Thạc sỹ Kinh tế của Nguyễn Thanh Thủy.
Tóm lại: do yêu cầu và mục đích khác nhau nên mặc dù đã có tương đối nhiều đề tài
nghiên cứu, đánh giá về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói chung và đầu tư nước ngoài trong
một số ngành nói riêng, một số bài viết đã đi sâu vào nghiên cứu về thu hút FDI và phát bền
vững nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu thu hút FDI trên khía cạnh phát triển bền
vững cho lĩnh vực dịch vụ, thì chưa có công trình nào đề cập đến.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI cho phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam
nói chung và phát triển bền vững khu vực dịch vụ nói riêng trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Khái quát lý luận và thực tiễn về vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho
phát triển bền vững khu vực dịch vụ.
- Nghiên cứu và đánh tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực dịch vụ,
theo quan điểm phát triển bền vững.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút FDInhằm phát triển bền vững khu vực
dịch vụ Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho phát
triển bền vững khu vực dịch vụ của Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Về nội dung
FDI được giới hạn xem xét trong một số ngành dịch vụ cụ thể như:ngành Du lịch; ngành Y
tế; ngành Giáo dục…
Về phạm vi thời gian
Trong thời gian từ 2006 – 2011.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp diễn
giải – quy nạp, phương pháp so sánh.
6. Những đóng góp mới của luận văn.
- Phân tích và làm sáng tỏ những khái niệm về: phát triển bền vững, đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) gắn với phát triển bền vững.
- Phân tích, đánh giá thực trạng FDI vào một số lĩnh vực dịch vụ gắn với phát triển bền vững.
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững khu
vực Dịch vụ Việt Nam
7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc thu hút FDI cho phát triển bền vững các ngành dịch vụ
Việt Nam.
Chương 2: Phân tích quá trình thu hút FDI trong các ngành dịch vụ trên quan điểm phát triển
bền vững.
Chương 3: Một số giải pháp thu hút dòng vốn FDI gắn với phát triển bền vững các ngành
dịch vụ Việt Nam.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THU HÚT FDI CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC
NGÀNH DỊCH VỤ VIỆT NAM
1.1. Khái quát về phát triển bền vững lĩnh vực dịch vụ
1.1.1. Khái niệm và lý thuyết về phát triển bền vững
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Brundtland: “Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của
hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Nếu xét một cách riêng rẽ thì các nội dung và tiêu chí xác định sự phát triển các trụ cột
của phát triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững về kinh tế, Phát triển bền vững về xã
hội,Phát triển bền vững về môi trường
1.1.1.2 Lý thuyết về phát triển bền vững
Xét một cách riêng rẽ các trụ cột của PTBV thì vấn đề không có gì phức tạp. Tuy nhiên,
tính phức tạp ở đây được thể hiện ở chỗ các trụ cột của PTBV có mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau.
Sự phát triển của trụ cột này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trụ cột kia và như vậy sẽ phá vỡ tính hài
hoà giữa chúng. Điều đó được thể hiện qua Mô hình phát triển bền vững của Jacobs và Sadler
(1990).
Theo mô hình này, phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc
lẫn nhau của ba hệ thống chủ yếu của thế giới: Hệ thống tự nhiên (bao gồm các hệ sinh thái tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường của trái đất); Hệ thống kinh tế (hệ
sản xuất và phân phối sản phẩm); Hệ thống xã hội (quan hệ của con người trong xã hội).
1.1.2. Khái niệm và nội hàm của phát triển bền vững các ngành dịch vụ
Dựa trên lý thuyết về phát triển bền vững, theo đó, dịch vụ bền vững là sự duy trì nhịp độ
tăng trưởng dịch vụ cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng dịch vụ ngày càng được nâng cao,
góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.
Theo định nghĩa này, dịch vụ bền vững là sự kết hợp hài hòa hai nội dung.
Nội dung thứ nhất là duy trì nhịp độ tăng trưởng dịch vụ cao và ổn định, đảm bảo chất
lượng tăng trưởng được nâng cao.
Nội dung thứ hai là đảm bảo yêu cầu về sự hài hòa giữa các mặt của PTBV: kinh tế, xã
hội, môi trường, đó là ổn định kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của các
tầng lớp dân cư và cải thiện môi trường sinh thái.
1.1.3. Quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững khu vực dịch vụ
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bổ sung một nguồn vốn hết sức quan trọng cho các
ngành dịch vụ, nó thúc đẩy tăng trưởng ngành dịch vụ, tạo việc làm cho nhiều lao động đang thất
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhưng FDI vào khu vực dịch vụ cũng gây ra thiệt hại lớn như: đầu tư không đồng bộ, chỉ
tập trung ở một số ngành dịch vụ, ở một số khu vực kinh tế phát triển đã làm cho cơ cấu khu vực
dịch vụ mất cân đối, gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng làm bất ổn nền kinh tế vĩ
mô; hay việc xử lý chất thải không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường trầm trọng,… và rất
nhiều hệ lụy khác xung quanh vấn đề này.
1.2. Sự cần thiết thu hút FDI cho phát triển bền vững các ngành dịch vụ
1.2.1. Yêu cầu của việc mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú;
phát huy được tiềm năng, lợi thế để phát triển, đặc biệt là phát triển các dịch vụ truyền thống,
như: dịch vụ du lịch, dịch vụ, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế …
Đồng thời, FDI mở ra và tạo dựng cơ hội cho các ngành dịch vụ hiện đại, sử dụng khoa
học và công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao phát triển, như: dịch vụ tài chính – ngân hàng – bảo
hiểm, dịch vụ luân chuyển vốn quốc tế (FDI, ODA…),….
1.2.2. Yêu cầu tăng trƣởng các ngành dịch vụ trong bối cảnh Hội nhập Quốc tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thúc đẩy kinh tế dịch vụ phát triển vượt bậc, từ chỗ dịch
vụ có mức tăng trưởng âm, sau 25 năm đổi mới đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Ngành dịch vụ
tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thúc đẩy tăng trưởng
với tốc độ cao các ngành nông nghiệp, công nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân; đồng
thời, tham gia tích cực làm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở nước ta.
1.2.3. Yêu cầu của việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ
Các nhà đầu tư nước ngoài đến với thị trường dịch vụ mới mẻ là Việt Nam không chỉ là
sự thăm dò, tạo dựng bước đi ban đầu cho sự phát triển mà trên hết đó là kỳ vọng vào mục tiêu
lợi nhuận và lợi nhuận cao. Để phát triển lĩnh vực dịch vụ hay kinh doanh một ngành dịch vụ cụ
thể, các nhà đầu tư phải chủ động, tích cực thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn đầu tư; phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng; thực hiện ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào kinh doanh; tiến
hành “chiêu mộ” nguồn nhân lực kỹ thuật, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh
dịch vụ…
1.3. Kinh nghiệm quốc tế thu hút FDI trong lĩnh vực dịch vụ
1.3.1. Thu hút FDI trong lĩnh vực dịch vụ của một số quốc gia trên Thế giới
1.3.1.1. Thu hút FDI trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc
Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm thu hút nguồn vốn đẩy mạnh phát triển
kinh tế dịch vụ. Đó là:
- Rà soát và điều chỉnh có nguyên tắc các văn bản liên quan đến phát triển các ngành
dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ quan trọng, định hướng phát triển toàn bộ nền kinh tế cũng như của
bản thân ngành dịch vụ.
- Mở cửa có lộ trình, thận trọng đối với các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ có độ nhạy
cảm cao với nền kinh tế.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ trong nước, trên cơ sở tăng cường quản lý của
Nhà nước, gia tăng sức mạnh (nội lực) thực sự của ngành dịch vụ khi thực hiện mở cửa, hội
nhập thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
1.3.1.2. Thu hút FDI trong lĩnh vực dịch vụ của Ấn Độ
Ấn Độ đã không chọn lao động giản đơn hay tài nguyên làm lợi thế so sánh của mình mà
sử dụng tri thức là chất “xúc tác”, chọn dịch vụ làm thế mạnh để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó,
quốc gia này còn tập trung vào việc đào tạo một lực lượng lao động kỹ thuật lớn với tay nghề cao
đáp ứng tốt yêu cầu về trình độ cũng như ngoại ngữ của các nước đầu tư vào Ấn Độ.
Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thu hút phát triển các ngành năng
lượng sạch, ngành công nghiệp xanh, ít cacbon. Bên cạnh đó, quốc gia này vẫn kiên quyết từ
chối đối với những dự án FDI gây hại tới môi trường. Ngoài ra, nước này còn ngưng cấp giấy
phép hoạt động đối với các dự án không đảm bảo tiêu chuẩn xử lý chất thải, tác động xấu tới môi
trường.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra qua việc phân tích quá trình thu hút FDI trong lĩnh vực
dịch vụ của một số quốc gia trên Thế giới
- Mỗi quốc gia phải có định hướng thu hút FDI đối với lĩnh vực dịch vụ theo hướng phát
triển bền vững.
- Mỗi quốc gia cần xây dựng, đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho
kinh tế dịch vụ phát triển.
- Cần đào tạo, thu hút đội ngũ lao động tay nghề cao, có trình độ chuyên môn, thông thạo
ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu do các nhà đầu tư nước ngoài đề ra.
- Chính phủ các nước phải nghiêm ngặt, chủ động trong công tác chọn lựa đối tác đầu tư,
từ chối cấp phép cũng như thu hồi giấy phép đối với những dự án FDI vào khu vực dịch vụ
không bảo đảm tiêu chuẩn.
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH THU HÚT FDI TRONG CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN QUAN
ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1. Tổng quan tình hình vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2011
Quy mô đầu tư giai đoạn 2006 – 2011 tăng đáng kể so với giai đoạn trước liền kề 2000-
2005, số dự án tăng khoảng 1,76 lần trong khi đó số vốn thực hiện tăng hơn 3 lần và số vốn đăng
ký tăng gần 7 lần. Thời kỳ 2000 – 2005, tỷ trọng FDI trong vốn đầu tư xã hội bình quân là
16,53%, năm 2008 là 30.9%. Năm 2009, 2010, tỷ trọng vốn đầu tư xã hội lần lượt là 25,6% và
25,8%. Năm 2011, vốn thực hiện đặt 11 tỷ USD đã đóng góp 25,9% tổng vốn đầu tư toàn xã
hội. Trong bối cảnh thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ chặt chẽ, đầu tư của nhà nước tiếp
tục suy giảm, thì đây là một trong những nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển
2.2. Thực trạng thu hút FDI vào các ngành dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011
2.2.1. Thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ nói chung
Trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư vào khu vực dịch vụ đạt mức kỷ lục, tổng
vốn đầu tư trong năm của lĩnh vực dịch vụ đã lên đến hàng chục tỷ USD. Đặc biệt, nằm 2009
lĩnh vực dịch vụ đã thu hút được 27 tỷ USD với 544 dự án, sự gia tăng này một phần do Việt
Nam sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, các chính sách thu hút thông thoáng hơn,
một môi trường đầu tư cạnh tranh hơn. Nếu tính về tổng số đăng ký, tính đến cuối năm 2011, vốn
FDI đổ vào ngành dịch vụ khoảng 86.181,2 triệu USD, xếp thứ hai trong ba ngành kinh tế.
Nguồn vốn FDI tập trung chủ yếu vào các ngành dịch vụ có khả năng sinh lời lớn và
nhanh, như: dịch vụ bất động sản, dịch vụ thông tin, dịch vụ tài chính. Số vốn FDI đăng ký vào
các ngành dịch vụ mang tính sự nghiệp hay dịch vụ công (Văn hóa – Y tế - Giáo dục) còn ít, thể
hiện sức hấp dẫn của các ngành này rất hạn chế.
2.2.2. Thực trạng thu hút FDI trong một số ngành dịch vụ điển hình
2.2.2.1. Tình hình thu hút FDI vào ngành Du lịch
Từ năm 2000 đến nay, gần 9 tỷ USD vốn FDI đã giải ngân vào ngành du lịch Việt Nam.
Lượng vốn FDI này đã góp phần bù đắp cho sự thiếu hụt về vốn để phát triển ngành du lịch. Có
thể nói, FDI đóng một vai trò quan trọng, góp phần cải thiện đáng kể những mặt yếu kém của
ngành trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.
Hệ thống cơ sở lưu trú của Việt Nam không chỉ phong phú về số lượng mà chất lượng
cũng ngày càng được nâng cao. Hiện cả nước có 850 khách sạn được xếp hạng sao (chiếm 45%
tổng khách sạn toàn ngành), trong đó có khoảng 110 khách sạn được xếp hạng từ 3 đến 5 sao.
Trong số này có 13 khách sạn 5 sao, 19 khách sạn 4 sao và 78 khách sạn 3 sao, hầy hết các khách
sạn 4 sao, 5 sao đều thuộc về các doanh nghiệp có vốn FDI.
2.2.2.2. Tình hình thu hút FDI vào ngành Y tế
Giai đoạn 2005 – 2011 vốn đăng ký vào ngành y tế đạt hơn 400 triệu USD, gần bằng tổng
vốn đăng ký của cả giai đoạn trước đó (1989 – 2005). Điều này cho thấy vốn FDI đầu tư vào
ngành y tế của Việt Nam không bị bỏ ngoài, mà cũng có đóng góp nhất định vào sự tăng trưởng
vượt bậc về vốn FDI của cả nước. Bên cạnh đó, vốn thực hiện trong ngành này luôn đạt mức cao
(trên 60%) không chỉ xuất phát từ đặc thù của ngành là vốn đi kèm với công nghệ, máy móc, mà
còn thể hiện hiệu quả hoạt động thu hút FDI vào y tế.
Các dự án quy mô lớn ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là các dự án xây dựng, kinh doanh
bệnh viện, dịch vụ y tế chất lượng cao.
2.2.2.3. Tình hình thu hút FDI vào ngành Giáo dục
Năm 2006, Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), giáo dục Việt Nam
bước đầu mở cửa hội nhập, số dự án FDI vào giáo dục tăng lên. Năm 2007 là 13 dự án và năm 2008 là 15
dự án với tổng vốn đầu tư lần lượt là 11,6 triệu USD và 90,4 triệu USD.
Kể từ ngày 1/1/2009, Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết GATS mở cửa khu vực giáo dục đại
học tư thục. Tuy nhiên số dự án trong năm 2009 chỉ dừng ở con số 8 dự án và tổng vốn đầu tư giảm
xuống còn 28,9 triệu USD và năm 2011 là 14 dự án với tổng vốn đầu tư là 7,76 triệu USD.
Nhìn chung, so với các ngành khác, vốn FDI vào lĩnh vực giáo dục vẫn là một con số nhỏ, quy
mô đầu tư của mỗi dự án này còn nhỏ, kéo theo tổng vốn đầu tư và tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực này
thấp. Lý do chính khiến tỷ trọng vốn FDI vào giáo dục thấp hơn so với các ngành khác là do thị trường
giáo dục Việt Nam vẫn chưa thực sự mở đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
2.3. Đánh giá quá trình thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam theo quan điểm phát
triển bền vững
2.3.1. Xét trên góc độ tính bền vững về kinh tế
2.3.1.1. Những biểu hiện tích cực
Trường hợp ngành du lịch
- Vốn FDI góp phần tăng doanh thu ngành du lịch
- Chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến.
- Đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ tăng thu ngoại tệ.
Trường hợp ngành y tế
Xét trên góc độ kinh tế, vốn FDI đầu tư vào ngành y tế của Việt Nam đang ngày càng có
đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành, cụ thể là: các dự án FDI cung cấp khoảng 76% thiết
bị y tế, các bệnh viện có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại hầu hết có vốn đầu tư nước ngoài,
công nghệ, kỹ thuật chuẩn trị bệnh tiên tiến trên thế giới chủ yếu được du nhập vào Việt Nam
thông qua các dự án có vốn đầu tư nước ngoài,… Vốn FDI thực hiện trong ngành y tế chỉ chiếm
khoảng 0,54% tổng vốn FDI, tức là 0,14% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, nhưng những đóng góp
của nó tới kinh tế đất nước chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều.
Trường hợp ngành giáo dục
Tính đến 31/12/2011, tỷ trọng FDI vào ngành giáo dục chiếm 0,18% trong tổng nguồn
vốn FDI vào Việt Nam và đóng góp của khu vực giáo dục có vốn FDI vào GDP là 3,41%. Thực
tế cho thấy, giá trị sản phẩm ngành giáo dục tăng dần qua các năm. Năm 2005, tổng giá trị sản
phẩm của ngành này là 26.948 tỷ đồng; năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 38.261, 42.780, 50.495
tỷ đồng. Năm 2011, tổng giá trị sản phẩm của ngành này là 66.649 tỷ đồng, đóng góp 2,63% vào
tổng thu nhập quốc dân (GDP). Như vậy tỷ trọng của ngành giáo dục trong GDP tăng dần qua
các năm, so với năm 2005, giá trị sản phẩm của ngành giáo dục năm 2011 thu được gần gấp đôi.
2.3.1.2. Những biểu hiện thiếu bền vững về kinh tế
Trước hết đối với ngành du lịch
- Sử dụng vốn đầu tư mất cân đối
- Cơ cấu đầu tư giữa các vùng chưa hợp lý.
- Phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác chủ yếu.
- Hình thức đầu tư chưa phong phú, khả năng góp vốn của Việt Nam còn hạn chế.
- Trình độ công nghệ còn yếu kém và lạc hậu.
Trường hợp ngành y tế
Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ so với trước, nhưng vốn FDI đầu tư vào ngành y tế Việt
Nam nhìn chung còn ít cả về số lượng dự án và vốn đầu tư, tính đến tháng 7/2011, mới chỉ có 5
dự án được thu hút với số vốn đăng ký 1.019.196.437 USD và số vớn thực hiện 221.909.016
USD. Điều này cho thấy, quy mô thu hút được như vậy là còn rất nhỏ so với nhu cầu và tiềm
năng thu hút của ngành, chủ yếu là do tính chất phúc lợi xã hội của ngành nên Việt Nam thực
hiện bảo hộ ngành này tương đối chặt và lâu và mới chỉ bắt đầu mở rộng cửa đón các nhà đầu tư
nước ngoài mấy năm trở lại đây.
2.3.2. Xét trên góc độ bền vững về xã hội
2.3.2.1. Những biểu hiện tích cực
Trường hợp ngành du lịch
Với thu nhập hơn 1,5 tỉ USD/năm, du lịch Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước, tạo ra việc làm cho hơn 250.000 lao động trực tiếp và trên 450.000 lao động gián
tiếp, chiếm khoảng 6% lao động trong cả nước. Mặt khác, thông qua việc tham gia vào các hoạt
động du lịch, các cộng đồng dân cư mà đặc biệt là người nghèo sẽ có nhiều cơ hội hơn để tăng
thu nhập và cải thiện cuộc sống, đồng thời góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn và gìn giữ
các giá trị văn hóa truyền thống. .
Trường hợp ngành y tế
Tác động xã hội lớn nhất mà các dự án FDI trong ngành y tế mang lại đó là nâng cao chất
lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và giải quyết một phần nhu cầu khám chữa bệnh của người
dân.
Ngoài ra, đội ngũ y bác sỹ làm việc cho các bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài cũng
được nâng cao trình độ thông qua các khoá đào tạo thêm ở nước ngoài; Nhờ đó, đội ngũ nhân lực
y tế của Việt Nam không ngừng phát triển về chất lượng và cả số lượng.
Trường hợp ngành giáo dục
- Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực Việt Nam, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ và tin học của người Việt Nam.
- Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo môi trường cạnh tranh
cho các cơ sở giáo dục trong nước phát triển.
- Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng cao cho nền kinh tế.
- Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có những đóng góp tích cực cho xã hội
Việt Nam.
2.3.2.2. Những biểu hiện thiếu bền vững về xã hội
Trường hợp ngành du lịch
các dự án FDI khi tham gia khai thác dịch vụ du lịch lại chưa chú ý đến việc đảm bảo các
lợi ích về kinh tế - xã hội của nước nhận đầu tư, chưa quan tâm đến các chương trình phát triển
cộng đồng, cũng như phát triển nguồn nhân lực…Bên cạnh đó họ cũng không quan tâm đến hậu
quả về mặt xấu xã hội khi đầu tư, khai thác các dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí
Trường hợp ngành y tế
Thứ nhất,các bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài là những bệnh viện từ cơ sở hạ tầng
đến chất lượng khám bệnh tốt nhưng lại chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, T.P Hồ
Chí Minh – nơi dân cư có mức sống cao hơn. Những dự án bệnh viện FDI hầu như chỉ phục vụ
cho tầng lớp dân cư Việt Nam ở thành phố có thu nhập cao và người nước ngoài.
Thứ hai,các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế có vốn đầu tư nước ngoài thường rất
“hút” đội ngũ y bác sỹ giỏi, dày dạn kinh nghiệm với chế độ đãi ngộ, mức lương, và cơ hội học
tập ở nước ngoài, môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh. Chính vì thế vấn đề thiếu nhân lực
y tế chất lượng cao ở các cơ sở y tế trong nước, đặc biệt là các cơ sở ở nông thôn, vùng sâu vùng
xa đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Trường hợp ngành giáo dục
Xét trên khía cạnh thu hút và sử dụng vốn FDI gắn với phát triển bền vững của ngành
giáo dục Việt Nam, thì vẫn còn một số điểm tồn tại cần khắc phục:
Trước hết, FDI vào lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam còn khiêm tốn, mặc dù số lượng và
vốn các dự án đầu tư vào giáo dục tăng.
Thứ hai, chất lượng và nội dung giáo dục ở một số cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước
ngoài còn chưa đảm bảo.
Thứ ba,vẫn còn có tình trạng lừa đảo học viên ở một số trung tâm giáo dục có vốn đầu tư
nước ngoài.
2.3.3. Xét trên góc độ bền vững về môi trƣờng
2.3.2.1. Những biểu hiện tích cực
Trường hợp ngành du lịch
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh
quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới,
cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ
sinh công cộng, đường sá thông tin, năng lượng, nhà cửa, xửa lý rác và nước thải được cải thiện,
dịch vụ môi trường được cung cấp. Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư do
các giải pháp hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ được áp dụng.
2.3.2.2. Những biểu hiện thiếu bền vững về môi trường
Trường hợp ngành du lịch
Một số doanh nghiệp FDI chưa thực sự chú ý tới những biện pháp phòng ngừa ô nhiễm.
Mặt khác, quy mô và số lượng các khu du lịch tại Việt Nam ngày càng gia tăng, nhu cầu tăng
trưởng kinh tế đòi hỏi nhanh chóng mở rộng các khu du lịch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất
và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và tạo sức ép lớn lên môi
trường. Trong khi đó, trình độ công nghệ và sản xuất trong nước vẫn còn khá lạc hậu. Đây là
thách thức lớn đối với hoạt động quản lý bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên nhằm giữ gìn
và bảo tồn bền vững các di sản thiên nhiên và văn hoá của đất nước.
Trường hợp ngành y tế
Một vấn đề đáng lưu tâm khác đó là tình trạng rác thải y tế không được xử lý triệt để tại
các bệnh viện, các cơ sở sản xuất dược phẩm, thiết bị y tế có vốn đầu tư nước ngoài gây ô nhiễm
môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và sản xuất của người dân xung quanh.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT DÒNG VỐN FDI GẮN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÁC NGÀNH DỊCH VỤ VIỆT NAM
3.1. Triển vọng thu hút FDI vào khu vực dịch vụ Việt Nam trƣớc xu thế phát triển các
ngành dịch vụ trên Thế giới
3.1.1. Xu hƣớng FDI vào ngành dịch vụ
Xu hướng FDI vào ngành dịch vụ tăng nhanh xuất hiện từ những năm 1990 do các nhà
cung cấp dịch vụ tăng cường thiết lập sự “hiện diện thương mại” tại các thị trường nước ngoài.
Xu thế của các công ty cung ứng dịch vụ mở rộng đầu tư nước ngoài nhằm tăng doanh số
khi thị trường nội địa bão hòa, đặc biệt là xu thế tăng cường đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ của các
công ty xuyên quốc gia (TNCs) thông qua tham gia và các dự án liên doanh, thỏa thuận hợp tác
và liên minh, mua lại và sáp nhập với các đối tác nước ngoài.
3.1.2. Triển vọng thu hút FDI vào khu vực dịch vụ Việt Nam
Với nguồn lực hạn chế và yêu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế, Việt Nam cần chú
trọng ưu tiên thu hút FDI phát triển ba ngành dịch vụ là ngành dịch vụ ngân hàng và chứng
khoán và ngành dịch vụ giáo dục đại học và sau đại học và ngành dịch vụ khoa học – công nghệ
(trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội).
Việt Nam có thể nắm lấy cơ hội nhận được FDI nhiều hơn vào lĩnh vực dịch vụ, ngoài
việc, cải thiện khung khổ luật pháp và chính sách trong nước thì cần đào tạo nguồn lao động có
tay nghề để làm việc trong các nghành dịch vụ nên ngành giáo dục đại học và sau đại học cần
được ưu tiên phát triển để đáp ứng tốt yêu cầu này.
3.2. Quan điểm và định hƣớng của Việt Nam về thu hút FDI cho phát triển bền vững khu
vực dịch vụ
Thứ nhất:Thu hút FDI nhằm phát triển đa dạng các ngành dịch vụ nhưng có trọng tâm
trọng điểm.
Thứ hai:Thu hút FDI nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ; gắn
chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả
và bền vững.
Thứ ba:Nâng cao sức cạnh tranh của ngành dịch vụ thông qua thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), trên cơ sở đó nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ.
Thứ tư:Thu hút FDI nhằm thâm nhập, giữ vững, mở rộng và phát triển thị trường dịch
vụ, bảo đảm chủ động hội nhập quốc tế về lĩnh vực dịch vụ cũng như của toàn bộ nền kinh tế.
3.3. Một số giải pháp thu hút FDI hƣớng tới phát triển bền vững khu vực dịch vụ Việt Nam
3.3.1. Các giải pháp vĩ mô
3.3.1.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý, khuyến khích dòng vốn FDI.
3.3.1.2. Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước với sự tham gia của xã hội.
3.3.1.3. Thúc đẩy, khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội trong bảo vệ môi trường đầu tư.
3.3.1.4. Thu phí hoặc thuế các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.
Để hạn chế ô nhiễm môi trường, chính phủ cần đưa ra các biện pháp lồng ghép chi phí
môi trường vào tài khoản quốc gia dưới hình thức là thuế và phí môi trường hay phí tài nguyên,
các công cụ kinh tế này hoạt động theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và nhằm
hai mục đích chủ yếu đó là tăng nguồn thu ngân sách cho chính phủ và khuyến khích người gây
ô nhiễm giảm bớt lượng chất thải ra môi trường.
3.3.1.5. Quy định giới hạn ô nhiễm.
Nhà nước có thể sử dụng phương pháp ban hành các mức hạn ngạch ô nhiễm, quy định
lượng khí thải được thải ra môi trường đối với các doanh nghiệp. Công cụ được sử dụng là giấy
phép xả thải. Giấy phép này do nhà nước phát hành, số lượng phụ thuộc vào phạm vi tổng hạn
mức phát thải cho phép.
3.3.1.6. Giải pháp trong quy trình đầu tư FDI.
Trong công tác lựa chọn đối tác thì sẽ phải tập trung vào chất lượng FDI theo hướng chọn
lọc hơn với trọng tâm là thu hút các dự án cơ sở hạ tầng, dự án sử dụng công nghệ cao, công
nghệ sạch và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh, dự án có khả năng tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu. Cần phải ưu tiên chọn những đối tác doanh nghiệp FDI từ những nước
phát triển có tiêu chuẩn môi trường cao, nơi có qui định chặt chẽ về công tác bảo vệ môi trường.
3.3.1.7. Giải pháp về xúc tiến đầu tư.
Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư trong nước với bộ phận xúc tiến đầu
tư của Việt Nam tại nước ngoài và đưa công tác xúc tiến đi vào chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.
Cần đưa ra các hướng dẫn giúp các địa phương hoàn chỉnh danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với
mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài và nhu cầu phát triển địa phương, đề nghị các địa
phương nên chọn các dự án có tính khả thi cao nhất, cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà đầu
tư.
3.3.2. Một số giải pháp thu hút FDI hƣớng tới phát triển bền vững trong một số ngành dịch
vụ điển hình
3.3.2.1. Giải pháp đối với ngành du lịch
a) Coi trọng công tác quy hoạch phát triển các dịch vụ du lịch – xây dựng kế hoạch thu
hút vốn đầu tư (FDI) và tổ chức quản lí giám sát.
b) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách khuyến khích đầu tư vào du lịch.
c) Quản lý thống nhất chính sách thu hút vốn FDI vào dịch vụ du lịch.
d) Khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch.
e) Tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du
lịch.
3.3.2.2. Giải pháp đối với ngành y tế
a) Thống nhất nhận thức và quan điểm thu hút FDI vào phát triển ngành y tế.
Ở Việt Nam, phần đông người dân và cả những người hoạt động trong ngành y tế đều coi
ngành này là một ngành phúc lợi xã hội, hoạt động theo nguyên tắc phi thương mại. Tuy nhiên,
sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết thực hiện Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
đối với tất cả 12 ngành dịch vụ, trong đó có y tế. Như vậy, ngày nay ta cần nhìn nhận y tế là một
hoạt động thương mại, và hoạt động này cần được tự do hóa.
b) Nhóm giải pháp về luật pháp chính sách.
Hiện nay, số lượng các văn bản pháp luật liên quan đế việc quản lý nguồn vốn FDI trong
ngành y tế của Việt Nam còn chưa nhiều, đó là còn chưa nói đến thiếu nhiều văn bản quy định về
những vấn đề cụ thể của vốn đầu tư nước ngoài nói chung. Điều này gây khó khăn cho các nhà
đầu tư nước ngoài khi tiếp cận vào thị trường, vùng miền, hình thức đầu tư mới ở Việt Nam
trong ngành y tế. Việc cải thiện hệ thống luật pháp chính sách là hết sức cần thiết, nhưng nếu
thay đổi quá nhanh chóng, không có bước đi dần dần, hợp lý sẽ có thể gây tâm lý hoang mang
cho nhà đầu tư. Vậy, một mặt cần thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, mặt khác phải thận
trọng, và làm từng bước.
c) Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực.
Đối với ngành y tế, chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề sống còn, bởi một bác sỹ không đủ
kiến thức thì không thể khám chữa bệnh hiệu quả, trong thời gian tới, Việt Nam chắc chắn phải cải
thiện vấn đề nguồn nhân lực nếu không muốn nguồn vốn FDI vào ngành y tế trong tương lai ngày
càng giảm và hiệu quả sử dụng cũng không cao.
d) Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài trong ngành y tế.
i) Về công tác thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Theo quy định hiện hành, việc cấp giấy Chứng nhận đầu tư đã được phân cấp cho các địa
phương. Tuy nhiên, theo điều 50 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một
số điều của Luật Đầu tư, y tế mà cụ thể là lĩnh vực kinh doanh bệnh viện, phòng khám là lĩnh
vực đầu tư có điều kiện nên trong quá trình thẩm tra, cấp giấy phép địa phương phải lấy ý kiến
của Bộ Y tế. Bộ Y tế cần trả lời trong thời gian hạn định của pháp luật và trả lời trực tiếp vào
những vấn đề thuộc trách nhiệm, phạm vi quản lý của mình.
ii) Về công tác quản lý sau cấp giấy phép.
Các địa phương muốn thực hiện tốt chức năng quản lý của mình cần xây dựng cơ chế
phối hợp giữa các cơ sở ban ngành có liên quan (Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Y tế, Sở Tài nguyên
Môi trường, Sở Lao động thương binh và Xã hội, Sở tài chính…), trong đó phải quy định rõ
trách nhiệm của từng đơn vị để làm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc theo dõi,
quản lý, giám sát tình hình hoạt động của các cơ sở y tế FDI.
iii) Về quản lý chất lượng và giá cả dược phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Để bình ổn thị trường ngành y tế, đảm bảo lợi ích cho người dân, nhà nước cần ban hành
các cơ chế quản lý chất lượng và giá cả dược phẩm cũng như dịch vụ y tế. Các cơ chế này có thể
được thực thi thông qua hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, thanh tra, kiểm tra, giám sát.
3.3.2.2. Giải pháp đối với ngành giáo dục
a) Cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào
lĩnh vực giáo dục.
b) Về công tác hướng dẫn thủ tục, kêu gọi đầu tư vào các dự án giáo dục đào tạo.
c) Có biện pháp “che chắn” để bảo vệ và tăng tính cạnh tranh của giáo dục nước nhà.
d) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động FDI trong giáo dục.
e) Thúc đẩy phát triển xã hội hóa giáo dục.
KẾT LUẬN
Luận văn đã phân tích và làm sáng tỏ những khái niệm: về phát triển bền vững, phát triển
bền vững lĩnh vực dịch vụ. Luận văn cũng tìm hiểu quan hệ giữa FDI và phát triển bền vững lĩnh
vực dịch vụ và chỉ ra sự cần thiết phải thu hút FDI cho phát triển bền vững lĩnh vực dịch vụ. Bên
cạnh đó, Luận văn cũng tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm thu hút đầu tư FDI để phát triển lĩnh
vực dịch vụ của một số quốc gia có hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phát triển, trên cơ sở đó rút
ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực trong quá trình huy động các nguồn lực FDI để phát
triển lĩnh vực dịch vụ Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ Việt Nam, FDI vào một
số ngành dịch vụ điển hình, Luận văn đã đưa ra một bức tranh khái quát về tình hình thu hút FDI
vào lĩnh vực dịch vụ trong thời gian 2006 – 2011. Từ đó đưa ra những đánh giá, phân tích về
thực trạng tình hình thu hút dòng vốn FDI gắn với phát triển bền vững một số ngành dịch vụ tại
Việt Nam trong thời gian qua cũng như nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm tạo lập và
thúc đẩy quá trình thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững lĩnh vực dịch vụ nói riêng, nền kinh
tế Việt Nam nói chung trong tương lai.
References
TIẾNG VIỆT.
1. Đinh Văn Ân (2004), Việt Nam tích cực chuẩn bị gia nhập WTO trong một số lĩnh vực dịch
vụ, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.
2. Nguyễn Tấn Dũng (2009), “Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta”, Kinh tế và Dự báo, (14), Tr. 1 – 5.
3. Hoàng Sỹ Động (2010), “Xây dựng Cluster với việc phát triển cản biển, du lịch khu vực
miền trung”, Kinh tế và Dự báo, (15), Tr. 14 – 16.
4. Trương Văn Đạo (2010), “Phát triển Du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt
Nam”, Kinh tế và Dự báo, (14), Tr. 33 – 35.
5. Hà Văn Hội (2009), “Một số gợi ý hạn chế bất cập trong hoạt động xuất khẩu dịch vụ của
Việt Nam trong thời gian qua”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (8), Tr. 14 –
23.
6. Nguyễn Đắc Hưng (2009), “Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp tài chính – tiền tệ của Việt
Nam nhằm kích cầu ngăn chặn suy giảm kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng bền vững”, Những
vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (4), Tr. 53 – 60.
7. Vũ Quốc Huy (2009), “Một số đánh giá về tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài
chính hiện nay đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới”, Những vấn đề Kinh
tế và Chính trị Thế giới, (2), Tr. 70 – 78.
8. Phạm Thị Khanh (2012), Phát triển kinh tế dịch vụ Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc
tế, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Thanh Minh (2010), “Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ vận tải biển Việt
Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (10),
Tr. 59 – 67.
10. Nguyễn Mại (2012), „Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển bền vững ở Việt Nam”,
Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011 – 2012, Tr. 39 –
48.
11. MUTRAP (2009), Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 (CSSSD và
tầm nhìn tới năm 2025”, Hà Nội.
12. Phùng Xuân Nhạ (2009), “Nhìn lại vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh
phát triển mới của Việt Nam”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (2), Tr. 70 – 78.
13. Nguyễn Nhâm (2010), “Học thuyết nào cho sự phát triển cân bằng và bền vững nền kinh tế
thế giới”, Nghiên cứu kinh tế, (387), Tr. 3 – 8.
14. Nguyễn Văn Nam (2012), “Phát triển bền vững ở nước ta”, Chính sách thương mại nhằm
phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011 – 2012, Tr. 76 – 85.
15. Chu Phương Quỳnh (2010), “Mô hình quản lý cảng biển: Kinh nghiệm Singapore và Hồng
Kông”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (12), Tr. 41 – 49.
16. Nguyễn Hồng Sơn, Lê Văn Chiến, Nguyễn Mạnh Hùng (2009), “Phát triển ngành dịch vụ ở
các nền kinh tế chuyển đổi và hội nhập”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (4),
Tr. 28 – 37.
17. Nguyễn Hồng Sơn, Lê Văn Chiến, Nguyễn Mạnh Hùng (2009), “Phát triển ngành dịch vụ ở
Mỹ: Những thay đổi của nền kinh tế và điều chỉnh chính sách”, Những vấn đề Kinh tế và
Chính trị Thế giới, (8), Tr. 24 – 34.
18. Nguyễn Hồng Sơn (2010), “Tái cấu trúc khu vực dịch vụ Việt Nam thời hậu khủng hoảng
tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu”, Nghiên cứu kinh tế, (388), Tr. 47 – 56.
19. Nguyễn Hồng Sơn, Lê Văn Chiến,, Nguyễn Mạnh Hùng (2009), “Phát triển nền kinh tế do
dịch vụ dẫn dắt ở Singapore: Những điều chỉnh chiến lược, các điều kiện thúc đẩy và giải
pháp cơ bản”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (5), Tr. 35 – 43.
20. Đinh Văn Sơn (2010), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới sự phát triển thị
trường chứng khoán Việt Nam”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (2), Tr. 71 –
80.
21. Nguyễn Danh Sơn (2012), “Đảm bảo yêu cầu bền vững trong phát triển thương mại ở nước
ta”, Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011 – 2012, Tr.
63 – 74.
22. Trần Văn Tùng, Vũ Đức Thanh (2010), “Luận cứ lý thuyết và thực tiễn về phát triển bền
vững”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (11), Tr. 3 – 12.
23. Trần Văn Tùng (2009), “Tác động của xu hướng tự do hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tới
hệ thống giáo dục Việt Nam”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (3), Tr. 62 – 73.
24. Nguyễn Lương Thanh (2012), “Phát triển xuất khẩu bền vững: Những vấn đề từ nhận thức
đến thực tiễn ở nước ta hiện nay”, Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt
Nam thời kỳ 2011 – 2012, Tr. 169 – 185.
25. Bùi Tất Thắng (2010), “Phát triển kinh tế nhanh và bền vững – một số vấn đề lý luận”,
Nghiên cứu kinh tế, (386), Tr. 3 – 14.
26. Phạm Tất Thắng (2012), “Dự báo xu hướng biến đổi của thị trường thế giới ảnh hưởng đến
phát triển bền vững ở Việt Nam”, Chính sách thương mại nhằm phát triển bền vững ở Việt
Nam thời kỳ 2011 – 2012, Tr. 133 – 150.
27. Trần Minh Tuấn (2010), “Thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO:
Thực trạng và giải pháp”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, (12), Tr. 55 – 60.
28. Tổng Cục Thống Kê (2011), Niên giám thống kê, NXB Thống Kê, Hà Nội.
TIẾNG ANH.
29. United Nations Conference of Trade and Development,Investing in a low-Carbon
Economy, World Investment report 2010.
30. Ministry of Planning & Investment Portal (2006), Impact of Basic Public Services
Liveralization on the poor and Marginalized people: The Case of Health, Education and
Electricity in Viet Nam,United Nations Development Programme published.
31. OECD (1999b),Promoting Innovation and Growth in Services.
32. OECD (1999a), Strategic Business Service, Paris
33. Rostow Walt Whitman (2009), The stages of Economic Growth, Economic History
Review.
34. Wolfben, Seymour (2010) America’s Service Economy, VRI Vocational Research
Institute. Monograph. Vol.1 (4).
35. Manafnezhad, Parisa (2006), Foreign Direct Investment and Steady Shift to Services
(Trade Offs and Challenges).
36. UNDP (2011), Viet nam Human Development Report: Economic growth driving Viet
ná’s human development progress, more emphasis needed on health and education, Ha
Noi.
Website:
37.
38.
39.
40. www.khoadaotao.vn
41.
42.
43.
44. />tng-cao.html
45.
46. www.Vietnamtourism.gov