Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

QUẢN TRỊ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO 100 NÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.92 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NI – THÚ Y

MƠN: QUẢN LÍ TRẠI CHĂN NUÔI

Đề tài: QUẢN TRỊ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO

GVHD: TS. Nguyễn Thị Kim Loan
NHÓM: 1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM
1. Nguyễn Đình Bão (Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Thị Ngân
3. Huỳnh Thị Thu Ngân
4. Lê Khánh Ngân
5. Nguyễn Thị Mỹ Duyên
6. Võ Phước Trai
7. Nguyễn Văn Nhật
8. Lưu Hồng Linh
9. Nguyễn Thị Hồng Phúc
10. Đinh Thái Thùy Trang

MSSV: 17112007
MSSV: 17112119
MSSV: 17112117
MSSV: 17112118
MSSV: 17112038
MSSV: 15111156
MSSV: 17112138


MSSV: 17112100
MSSV: 17112157
MSSV: 17112404

(0963844746)


I.

MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH

1. Tình hình chung
Heo là lồi gia súc có hằng số sinh lý khá tương đương với người. Ngoài giá trị
dinh dưỡng của thịt, người ta cịn cho rằng lồi heo có khả năng cung cấp những chất
sinh học cho người(như các loại hoocmon, mô bào, kể cả phủ tạng để ghép cho con người
trong tương lai...)
Thịt heo thuộc loại thịt ít gây dị ứng, là loại thịt được mọi người Việt Nam ưa
chuộng, là món ngon không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán, giổ quảy, hơn sự, tang
lễ... Vì vậy, mỗi heo con là tiềm năng cho 100kg cân sống, là 70kg thịt xẻ, là khẩu phần
của 700 người mỗi ngày góp phần giải bài toán suy sinh dưỡng trong khẩu phần của
người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Ni heo cũng là phương cách tiết kiệm trung hạn, giải quyết vấn dề tài chính cho
nơng hộ, hoặc ni qui mơ lớn kinh doanh thu lãi cao.
Để quản lý tốt trang trại ni heo, cần có kế hoạch sản xuất hằng năm, dự
đốn sản lượng, thu chi, ước tính giá thành sản xuất, tiết diện chuồng trại, nhân lực
và các rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất.

2. Mục tiêu về kinh tế kĩ thuật
2.1.


Về đực giống

-

Một đực sinh sản có thể dùng phối giống với 25 nái, nếu áp dụng gieo tinh

-

nhân tạo có thể lên đến 50 nái, tùy theo kĩ thuật pha chế bảo quản tinh.
Trong một trại giống cần có nhiều nhóm giống, sử dụng nhiều nọc thì tốn kém

-

hơn, nhưng sẽ hạn chế được hiện tượng đồng huyết trong quần thể heo nuôi.
Thời gian sử dụng đực giống là 3 năm, như vậy mỗi năm cần có biện pháp thay
thế 1/3 đàn đực sinh sản(hoặc 30%).


-

Đực giống phải đảm bảo cho phối giống đạt đậu thai ít nhất 75% số nái được
phối. Nếu kém hơn tỉ lệ này, phải kiểm tra phẩm chất tinh dịch của đực giống

-

và phẩm chất nái được phối.
Tỉ lệ chọn lọc heo đực hậu bị là 30%(loại thải 70%). Thường đực hậu bị bị loại
thải vì kích thước dịch hồn phát triển khơng đều, kích thước nhỏ bé, khơng có
tính hăng phủ nái...


2.2.

Về heo nái

-

Nái sinh sản phải đảm bảo đạt từ 1.8-2 lứa một năm, mỗi lứa đẻ phải đạt trung

-

bình 8-10 con.
Nái sinh sản thường sử dung trong 3 năm, đạt 5-6 lứa đẻ thì phải loại thải, như

-

vậy hằng năm phải thay thế 1/3 đàn(hoặc 30%).
Tỉ lệ chọn lọc nái hậu bị là 70%, tức loại thải 30%.

2.3.

Về heo con

-

Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh đối với heo ngoại, lai ngoại là 1 kg trở

-

lên, heo nội là 0,5kg trở lên.
Trọng lượng heo con quá lớn thường heo mẹ sẽ sinh ít con, heo mẹ khó sanh,


-

dễ dẫn đến tổn thương đường sinh dục sau sinh.
Cần có khẩu phần ăn thích hợp cho heo nái chửa, hoặc hạn chế cho ăn trong 15

-

ngày cuối để tránh heo con sơ sinh quá to.
Tỉ lệ heo con cai sữa đạt 90%, nguyên nhân chủ yếu do heo mẹ đè và tiêu chảy

-

cấp tính.
Sau cai sữa, người ta có thể ni heo con đến 60 ngày tuổi thì tách để nuôi
thương phẩm hoặc tuyển hậu bị.

2.4.

Về heo thịt

-

Heo thịt ni từ 2 tháng đến 6 tháng thì bán thịt, lúc này heo có thể đạt thể

-

trọng 80 – 100kg tùy giống, thức ăn, chăm sóc,...
Tỉ lệ hao hụt trong giai đoạn này là 3-5%
Chỉ số chuyển biến thức ăn là 3-1, nếu dùng thức ăn tạp có thể là 4-1, 5-1.



2.5.

Về chất thải

Trung bình mỗi heo đực giống hoặc nái sinh sản mỗi năm cho 1 tấn phân tươi, với
heo hậu bị hoặc heo thịt là 500kg phân tươi. Cần có biện pháp xử lý thích hợp dể tiết
kiệm chi phí, bảo vệ mơi trường chăn ni, hạn chế mầm bệnh và cải thiện thêm thu nhập
cho trang trại.

3. Kế hoạch sơ bộ
-

Qui hoạch tổng thể, lập trại
Qui hoạch hệ thống điện, nước sạch, nước thải
Phân khu chuyên biệt, vùng đệm, tường rào, khu chuồng nuôi,...
Quản lý vật tư nguyên liệu
Quản lý nhân lực
Quản lý sản phẩm
Chu chuyển đàn, nhập, xuất
Vệ sinh, phòng dịch


II. THÀNH LẬP TRẠI NUÔI 100 NÁI SINH
SẢN
1. Qui hoạch tổng thể
1.1.

Lập bản đồ thực địa


Từ thực địa mảnh đất ta phải đo đạc chính xác số đo các chiều của mảnh đất để lập
bản đồ giải thửa của trang trại. Dự kiến các cơng trình xây dựng chuồng trại và các cơ sở
hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi,...sẽ bố trí như thế nào.
Biết được phương hướng Đơng, Tây, Nam, Bắc của thực địa, hiểu được tác động
của ánh nắng mặt trời như thế nào lên thực địa. Xác định hướng gió, hướng mưa tạt, hạn
chế tác hại của thời tiết gây ra.
Trang trại cần bố trí khu sạch và khu bẩn để giảm tác hại của môi trường, giảm ô
nhiễm mùi, chất thải, lan truyền bệnh dịch, tiết kiệm đượ chi phí cho thú y. Cần chú ý
nguồn nước để bố trí khu bẩn tránh làm ơ nhiễm nguồn nước của khu trại à khu dân cư.

1.2.

Bố trí khu ở công nhân

-

Phải qui hoạch khung cán bộ điều hành, cán bộ cơng nhân để có được nhu cầu

-

nhà ở.
Qui hoạch nhà ở hợp lý sẽ giảm bớt được thời gian đi lại, chi phí sức khỏe, tạo

-

cảm giác thoải mái cho người ở.
Khu nhà ở phải cách li với khu chăn nuôi và khu bẩn, nhưng không quá xa khu

-


chăn nuôi để tiện đi lại.
Phải đáp ứng được những tiện nghi tối thiểu cho người ở, vì thường công nhân
sẽ ở lại trong tuần, cuối tuần hoặc ngày nghỉ mới về nhà riêng. Có tính tốn

-

phụ thu thích hợp để tránh lãng phí và hạn chế phần nào chi phí.
Có biện pháp an ninh, tạo mơi trường làm việc thoải mái, liên kết giữa các
thành viên trong trại, tạo an toàn cũng như tâm lý an tâm làm việc cho công
nhân. Tránh được mất cắp, tệ nạn, gây gỗ đánh nhau, kết bè phái,...


1.3.

Bố trí khu chuồng trại

1.3.1. Tổng thể
Chuồng ni nên xây theo hướng Nam hoặc Đơng Nam để tránh gió lạnh Đơng
Bắc, đảm bảo thống mát vào mùa hè, đủ ấm vào mùa đông, tránh được tạt mưa và đủ
sức chống chịu với giông bão.
Hạn chế tập trung lượng lớn vật nuôi để dễ quản lý, tránh ô nhiễm, lây lan dịch
bệnh. Nên chia ni theo khu riêng để có biện pháp chăm sóc cũng như thiết kế chuồng
trại thích hợp. Khu nuôi đực giống cần cách ly để tiện quản lý và phòng dịch, tránh ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng tinh dịch ảnh hưởng đến tồn đàn ni. Nhưng cũng
khơng bố trí q xa khu ni heo nái sinh sản, tạo điều kiện kích thích mùi qua lại, tăng
sinh tinh ở heo đực cũng như sự lên giống của heo nái.
Nên bố trí tồn trại có độ dốc 2-3% từ khu sạch sang khu nuôi và khu bẩn. Độ dôc
này tạo điều kiện cho nước thải cũng như nước mưa chảy tốt về khu bẩn, đồng thời cũng
giúp công nhân dễ vận chuyển thức ăn từ kho bãi về chuồng ni hay chất bẩn về khu

bẩn.
1.3.2. Ước tính nhu cầu chuồng trại cho đàn 100 nái
Cơ cấu đàn ước tính
- Đực sinh sản: 4 con
- Đực hậu bị: 3 con
- Nái sinh sản: 100 con
- Nái hậu bị: 43 con
- Heo con theo mẹ: 119 con
- Heo con cai sữa: 107 con
- Heo thịt: 412 con
- Tổng đàn: 788 con
1.3.2.1. Chuồng nuôi heo đực sinh sản
- Với 4 đực sinh sản cần 4 ô chuồng riêng, tường cao 1,4m, dầy 20-30cm.
- 3 đực hậu bị, 1 con được chọn làm đực giống cần 1 ô chuồng, 2 con bị loại thải
-

sẽ cần 1 ô chuồng sau khi thiến.
1 ô để lấy tinh
1 ơ để làm phịng pha chế bảo quản tinh


-

2 ơ để làm chuồng phịng cần khi chuyển heo qua lại để sửa chữa chuồng hay

-

có ý định nhập thêm đực giống.
Chiều dài chuồng: 3m chổ nằm có mái che, 2m sân nắng có vận động, 1m hành
lang sau để dọn vệ sinh, 1m hành lang trước để đi lại chăm sóc và dắt heo đực


đi.
- Vây diện tích chuồng đực giống gồm 10 ô chuồng là:
Rộng: 3 + 2 + 1 + 1 = 7m
Dài: 2,5 x 10 = 25m
Diện tích chuồng: 25 x 7 = 175 m2
1.3.2.2. Chuồng nái mang thai, nái hậu bị, nái khô chờ phối
100 nái sinh sản 1 năm sẽ có số lứa đẻ là 70% nái tốt đẻ 1,8 lứa/năm và 30% nái
xấu đẻ 1 lứa/năm = 70 x 2,2 + 30 = 156 lứa/năm
43 nái hậu bị vs 30 nái được chọn(70%) sẽ cho 1 lứa đẻ 1 năm 1 con
Vậy tổng số lứa đẻ trung bình 1 năm là 184 lứa. Chia đều cho 12 tháng ta có
khoảng 16 lứa đẻ/tháng. Tức là mỗi tháng có 16 nái đẻ ni con, 16 nái đã cai sữa chờ
phối.
-

18 nái khô chờ phối mỗi tháng, thời gian chờ là 7-15 ngày vậy cần 16 x 15/30

-

= 8 lồng nuôi.
43 nái hậu bị, 30 con được chọn cần 30 lồng nuôi, 13 con sẽ được chuyển qua

-

nuôi thịt binhh thường.
18 con nái khô chờ phối mỗi tháng, với tỉ lệ đậu thai là 80%, vậy sẽ có khoảng
15 con nái mang thai mỗi tháng. Thời gian nái mang thai khoảng 4 tháng, vậy

-


trong thời gian này luân chuyển cần 15 x 4 = 60 lồng ni.
3 nhóm nái này có thể ni chung 1 khu chuồng trong điều kiện quản lý chăm

-

sóc và dịch bệnh tốt. Vậy cần 98 lồng nuôi thường trực.
Dự trù thêm 10% số lồng nuôi cho nái ngoại cỡ(quá nhỏ hoặc quá lớn), 10%
lồng nuôi dự trù khi thiếu.

Vậy cần 130 chuồng nuôi.


Thường bố trí chuồng hở 2 dãy nóc đơi, hoặc chuồng kín có hệ thống thơng gió
làm mát. Mỗi dãy 65 chuồng(2,5x0,7m), 2 hành lang 2 bên để dọn vệ sinh rộng 1m, hành
lang chính giữa để đi lại và chăm sóc rộng 1,2m.
Vậy dài chuồng: 65 x 0,7 = 46m
Rộng: 1,2 + 2(2,5 + 1) = 8,2m.
Diện tích chuồng 377,2 m2.
1.3.2.3.

Chuồng heo nái nuôi con

Với 16 lứa đẻ một tháng, vậy có 16 ni con một tháng. Thực tế ta thường cai sữa
heo vào tuần thứ 3. Vậy số lồng ni cần có là 16 x 21/30 = 12 lồng.
Thêm số lồng cho heo ngoại cở và phòng thiếu lồng, vậy ta cần 20 lồng, chuồng 2
dãy mỗi dãy 10 lồng.
Dài: 10 x 1,3 = 13m
Rộng: 1,2 + 2(2,5+1) = 8,2 m
Vậy diện tích khu chuồng là 106,6 m2.
1.3.2.4.


Chuồng heo con cai sữa

Heo con cai sữa được nuôi 1 tháng trước khi tách đàn chọn thương phẩm hoặc
chọn làm hậu bị.
Có 107 heo con cai sữa mỗi tháng, mỗi ô chuồng nê nhốt từ 6 đến 10 con để tiện
theo dõi. Diện tích mỗi ơ có thể từ 6-10m2.
Vậy số ơ chuồng cần có là khoảng 11-18 ơ. Cộng với dự trữ 10%, rồi lấy trung
bình vậy ta cần 16 ơ chuồng thường trực.
Có thể thiết kế chuồng 1 dãy để tiện chăm sóc và theo dõi nhất, vì heo con giai
đoạn này chịu nhiều thay đổi từ môi trường nuôi đến thức ăn,...cần được đặc biệt quan
tâm.


Dài chuồng: 16x3 = 48m
Rộng: 1 + 3,3 + 1 = 5,3m
Diện tích khu chuồng 254,4 m2.
1.3.2.5.

Chuồng ni heo thịt

Với 107 heo con cai sữa đã được nuôi 1 tháng, vậy 1 năm ta có 1285 heo con 2
tháng tuổi. Trừ hao hụt 1% và tuyển hậu bị 46 con. Ta còn 1226 heo con 2 tháng tuổi.
Vậy mỗi tháng ta có 103 heo con 2 tháng tuổi, ni 4 tháng nữa thì xuất thịt, tức
lượng heo ni thịt hiện diện thường trực trong đàn là 412 con.
Mỗi chuồng nuôi khơng q 20 heo, đảm bảo mỗi con có từ 1-1,5m2 không gian
nằm. Cho mỗi chuồng nuôi 15 heo, cộng với dự trù thiếu chuồng, ta cần có 28 ơ chuồng,
mỗi chuồng khoảng 20m2, chia 2 dãy mỗi dãy 14 chuồng.
Dài chuồng: 14 x 4 = 56m
Rộng chuồng: 1,2 + 2(5 + 1) = 13,2 m

Diện tích khu chuồng là 739m2.
Cộng tất cả các diện tích chuồng để có diện tích xây dựng khu ni, ngồi ra
cịn tính tốn diện tích xây dựng cơng trình phụ và vùng đệm để có tổng diện tích
xây dựng. Có đơn giá xây dựng(chi phí trung bình cho 1m2 xây dựng từ kĩ sư
chun ngành) ta có thể ước tính được tổng vốn cần cho xây dựng trang trại.

1.4.

Hệ thống nước sạch

Nên có hai hệ thống nước sạch
-

Một dùng cho người lao động ăn uống, tắm rửa, với yêu cầu cao về chất lượng
không nhiễm vi sinh vật gây bệnh, kí sinh trùng và khơng chưa khống

-

độc(chì, thủy ngân,...), có độ ph thích hợp.
Một dùng cho tưới cây trồng, cây thức ăn gia súc, vệ sinh khu vực trại, làm mát
đường đi, thau rửa khu bẩn...


Qui hoạch đường ống dẫn nước theo các lối đi để dễ theo dõi và bảo trì, sửa chữa.
Phải có thủy đài(tháp nước) ở ngay nguồn nước chính để dự trữ nước, bố trí ở khu sạch
tránh nhiễm từ khu bẩn và phải có đủ độ cao để đảm bảo nước tự chảy xuống. Nên có các
thủy đài hay bồn chứa ở từng khu trại để trữ nước khi thiếu nước bất ngờ, hỏa hoạn.
Định kì 3 tháng kiểm tra chất lượng và trữ lượng nước, để biết nước có nhiễm
khuẩn, nhiễm độc, có đủ nước cho mùa khơ hay không, độ chua, mặn, pH, đô cứng...
Nên tận dụng nguồn nước mưa, cần kiểm tra và xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

Cần thống kê lượng nước dùng thường xuyên để kịp phát hiện các rò rĩ hay bể
đường ống, kịp thời sửa chữa giảm thất thoát. Phải bố trí van khóa-xả thích hợp cho từng
khu vực để tránh hao hụt và dễ sửa chữa. Hạn chế lắp đặt các ống đẻ tránh làm giảm áp
lực nước.
Cần có người chuyên trách hoặc hiểu biết về bảo trì sửa chữa hệ thống máy bơm,
đường ống, bể chứa...Cần chuẩn bị đủ vật tư, dụng cụ, kịp thời sửa chữa khắc phục sự cố.

1.5.

Hệ thống thoát nước thải

Hệ thống thoát nước thải bố trí song song với hệ thống nước sạch nhưng lưu ý
khơng lắp đặt phía trên để tránh rị rỉ làm ô nhiễm hệ thống nước sạch.
Nên làm đường mương có nắp đậy hơn là cống ngầm, khó phát hiện rị rỉ, khó sửa
chữa, chi phí đào lấp cao. Đường mương có phân phần bất lợi về mùi nhưng nếu thiết kế
nắp đậy kín sẽ hạn chế được đáng kể phát tán mùi.
Cần có các bể gạn lắng chất thải để giữ chất thải rắn, tránh tắc nghẽn, nước bẩn
theo độ dốc có sẵn của nền trại sẽ chảy về khu hầm biogas để xử lý. Phân rắn được giữ lại
ở các bể lắng nhờ các lá chắn, thường bố trí dạng chữ Z để đạt hiệu quả cao. Phần phân
thu được có thể đem ủ sinh học, ni trùn quế, nuôi cá, hoặc bán phân tươi.
Kiểm tra định kỳ để kịp thời phát hiện hư hỏng, sửa chữa kip thời tránh gây ô
nhiễm trại nuôi.


1.6.

Hệ thống tải điện

Phải dự toán nhu cầu sử dụng điện tồn trang trại, tổng hợp cơng suất các máy
móc thiết bị dùng điện, điện tiêu dùng cho nhà ở, văn phịng,...Có số liệu về tổng nhu cầu

điện, ta dự trù lắp đặt đường đây hạ thế, trung thế. Cần hiểu rõ đặc tính của máy móc
thiết bị điện để sử dung nguồn điện hợp lý, tránh hư hỏng, cháy nổ.
Hệ thống điện lắp đặt theo đường nội bộ, hành lang, tránh khu um tùm cành cây
gây ngã đổ, chập điện cháy nổ, cũng giúp bảo trì sửa chữa dễ dàng.
Đường điện trong chuồng tránh bố trí gần vật dễ dẫn điện, ướt nước hoặc dễ cháy,
dễ gây giật diện người, vật nuôi.
Nên lắp thiết bị tự ngắt điện, hệ thống thu lôi ở các điểm quan trọng để tránh chập
điện, sét đánh, hỏa hoạn.
Cần có hệ thống máy phát điện dự phịng để phong khi có sự cố mất diện, tránh
tổn thất.

1.7.

Khu văn phòng, khu chứa vật tư nhiên liệu, thức ăn và xưởng chế
biến thức ăn

Văn phòng làm việc bố trí cho các giao dịch đối ngoại, đối nội, tạo điều kiện tốt
cho công nhân, kĩ thuật viên,... hoạt động và khách hàng giao tiếp mua bán.
Cần quy hoạch hợp lý hóa cung đường vận chuyển vật tư, thức ăn chăn nuôi và
vận chuyển súc sản giao bán
Qui hoạch diện tích, kết cấu khu chế biến thức ăn, kho dự trữ thức ăn tránh biến
động, có thể dự trữ 1-3 tháng.
Khu chế biến à khu lưu trữ thức ăn phải gần chuồng trại và khu nguyên liệu để
giảm chi phí vận chuyển cũng như tránh ơ nhiễm.
Chủ động phòng trừ mỗi mọt, nấm mốc, kiểm tra chất lượng thức ăn và nguyên
liệu tồn kho trước khi cho vật nuôi ăn.


Nhà máy chế biến phải có cơng suất lớn hơn nhu cầu của vật ni để có thể dễ
dàng tăng đàn.


1.8.

Vùng đệm, tường rào

Vùng đệm là vùng chuyển tiếp giữa các khu của trại ni, có qng cách đủ
thống đảng để vệ sinh cách ly, sát trùng trước khi qua lại các khu. Phần đất này có thể
trồng thêm cây ăn quả hoặc rau củ để tăng sinh thêm lợi cho trại. Vùng đệm khơng q
lớn, gây lãng phí thời gian tiền bạc vận chuyển.
Tường rào quanh trại, tuy tốn kém nhưng rất cần thiết để tránh trộm cướp, phòng
dịch, hạn chế sự phá hoại của người hay thú hoang, cũng như tranh chấp đất đai,...

2. Quản lý chung
2.1.

Quản lý thức ăn

Số lượng: cần có hệ thống cân đo chính xác, tránh sai số lớn để không mất tiền
mua nguyên liệu hay bán sản phẩm. Cân nhập xuất phải có sổ lưu kế toán, tránh gian lận.
Giám sát kĩ lượng xe ra vào vận chuyển, bao thức ăn và trả vỏ bao hằng ngày cũng
là cách để tránh thất thoát.
Tường rào chắc chắn, đủ cao để tránh trộm cắp hoặc cơng nhân tuồng hàng ra
ngồi.

2.2.

Quản lý thuốc và dụng cụ thú y

Thuốc và dụng cụ thú y là các vật tư có giá trị kinh tế cao, dễ bị tiêu thụ do mất
cắp, tráo đổi hàng xấu. Sử dụng nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng, hết hạn sẽ ảnh

hưởng rất lớn đến sức khỏe vật ni.
Cần có hợp đồng rõ ràng với các nhà cung ứng uy tính, khơng sử dụng hàng trôi
nổi không rõ nguồn gốc.
Thuốc thú y phải được bảo quản đúng yêu cầu kĩ thuật, dụng cụ thú y không bị rỉ
sét, vấy bẩn.


Chai lọ, bao gói thuốc thú y hư hỏng, đã sử dụng cũng cần có biện pháp xử lý
thích đáng, tránh ô nhiễm khu vực trại nuôi.
Luôn cập nhật thông tin mới nhất về các loại thuốc, kháng sinh, hay chất cấm
trong sản suất, chăn nuôi.

2.3.

Quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt chuột – côn trùng, thuốc
tẩy trùng

Các loại thuốc này phải có kho chứa riêng biệt, tránh rị rỉ, nhầm lẫn, thất thốt
,mất trộm, hoặc dùng vào việc tự tử đầu độc,...
Cần kiểm tra đọc kĩ sử dụng đúng cách, đúng liều đúng đối tượng, tránh gây lãng
phí, ơ nhiễm cũng như tác dụng khơng mong muốn.
Vỏ chai, bao gói phải thu gom xử lý theo đúng qui định, tránh gây ô nhiễm đặc
biệt là tới nguồn nước sạch.
Không sử dụng các chất đã bị cấm như D.D.T, dipterex, xanh malachite,...
Bình phun cần được vệ sinh trước và sau sử dụng để tránh sự vấy nhiễm các loại
chất độc cũng như sự ăn mịn bình sau dùng. Nên có các loại bình chun dụng để tránh
nhầm lẫn và đạt hiệu quả tối đa khu sử dụng.
Cần có trang bị bảo hộ cho người sử dụng để tranh nhiễm độc khi phun thuốc. Cần
tìm hiểu rõ các biện pháp sơ cứu cho từng loại chất độc để có biện pháp cấp cứu thích
hợp, kịp thời tránh sự cố đáng tiếc.


2.4.

Quản lý vật rẻ mau hỏng

Chổi, xô, xẻng xúc,... là các vật liệu rẻ tiền có thời gian sử dụng ngắn, khơng ó chi
phí khấu hao mà trực tiếp tính vào giá thành, cúng cần được dự trù để có đủ số lượng
phục ụ sản xuất.
Các thiết bị bảo trì sửa chữa điện nước cần có đầy đủ để kịp thời khắc phục sự cố
khi cần thiết.


Các vật liệu xây dựng và dụng cụ thi công cơ bản như kiềm, kẽm búa, đinh, cát đá
bàn chà,...cần được trang bị đầy đủ để khi cần là có ngay. Phục vụ sửa chủa kịp thời các
cơng trình hay vật liệu khác.

2.5.

Quản lý dụng cụ phịng cháy chữa cháy

Ln có đủ trang bị phịng cháy chữa cháy và bảng điều lệnh các cơng việc phải
thực hiện ngay khi có cháy.
Dụng cụ chữa cháy phải còn hạn sử dụng, cần là dùng được ngay.
Nên tập huấn định kì cho mọi người cách phòng cháy chữa cháy, thao tác nhanh
nhẹn, hiệu quả tức thì.

2.6.

Quản lý sản phẩm


Sản phẩm chính của trại chăn nuôi là súc sản, mỗi loại vật nuôi cần có kế hoạch
quản lý đàn thú (chu chuyển đàn), quản lý chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, quản lý thu chi để biết
lỗ lãi trong 1 năm sản xuất. Cần có thống kê để biết được số đầu con vật và lượng súc sản
mà nó tạo ra để tránh thất thốt. Hoạch tính giá thành sản xuất, ước tính giá bán sao cho
hợp lý, có lãi và phù hợp với mặt bằng chung của xã hội.
Trang trại nuôi gia súc thường nó ni thêm các động vật khác thủy sản hay trồng
rau áp dụng VAC. Cần có biện pháp quản lý chặt chẻ các sản phẩm phụ này để tránh hao
hụt thất thốt và góp phần tăng thu nhập cho trại.
Phân chuồng, chất độn chuồng là phân bón cho cây trồng, là nguồn thu nhập
không nhỏ cho trang trại. Phân ủ biogas vừa dùng để đun nấu, đốt sửi ấm, chạy máy phát
điện, thậm chí có thể bán khí gas cho các hộ dân gần trại.

2.7.

Vệ sinh phòng dịch trong trại ni

Hằng ngày phải quan sát tồn đàn vật ni, kịp thời phát hiện những con chớm
bệnh để có biện pháp xử lý thích hợp.
Sau khi đã phát hiện thú bệnh phải nhanh chóng điều trị bằng thuốc hữu hiệu ngay
từ đầu, tránh tình trạng dùng liều thấp thúc đầu rồi tăng dần liều, làm mầm bệnh mau lờn


thuốc. Có thể dùng liều cao lúc đầu, sau vài ngày bệnh thun giảm có thể hạ liều để kích
thích miễn dịch của thú và ít gây độc.
Khống chế bệnh bằng cách dùng thuốc hữu hiệu ngay từ đầu, phải bồi dưỡng thú
để tăng sức chống chịu và tăng miễn dịch, phải tích cực tiêu độc tẩy uế chuồng trại, tiêu
hủy chất thải do thú bệnh thải ra.
Cần có biện pháp cách ly thú bệnh để tránh lây lan cho đàn thú khỏe mạnh. Nếu
thú chết, việc khám tử sẽ rất hữu ích cho cơng tác chẩn đốn điều trị sau này.
Có những bệnh xẩy ra trên vật ni gây hậu quả rất nghiêm trọng, hoặc khơng có

thuốc điều trị, cần được tiêm phịng đúng cách. Ở nơi chưa có dịch nên dùng vaccin chết
mà không nên dùng vaccin sống nhược độc. Cần tạo môi trường thoải mái nhất cho vật
ni sau tiêm phịng để thú đạt hiệu quả cao nhất trong việc đáp ứng miễn dịch và han
chế stress.

3. Quản lý nhân lực
Trí năng và thể năng của con người ln là nguồn vốn q nhất, Cơng nhân là
những nhân tố vơ cùng quan trọng. Chi phí để đầu tư cho nhân viên bao giờ cũng rơi vào
khoảng 6-7% tổng chi phí sản xuất của tồn trại. Tuy nhiên ngược trở lại, nếu các nhân
viên làm việc tốt, họ có thể tác động lên 100% năng suất chăn ni vì gần như mọi hoạt
động trong trại đều được kiểm sốt và thực hiện bởi các nhân viên này. Chính vì vậy mà
việc giúp họ phát huy hết khả năng của mình là việc người quản lí hết sức chú trọng.
Tạo động lực cho nhân viên, đào tạo nhân viên, cung cấp thông tin và môi trường
làm việc thân thiện cho họ chính là mục tiêu của người quản lí.

3.1.

Bố trí nhân lực và sự liên kết giữa các cơng nhân

Mỗi khu vực trong trang trại cần có một tổ đội riêng để chịu trách nhiệm về khu
vực đó, tùy thuộc vào cơng việc ở mỗi khu vực để có số lượng cơng nhân hợp lý. Khơng
nên q ít để tránh tạo áp lực cho họ, cũng không nên dư để tránh lãng phí về mặc tài
chính, quỹ lương.


-

Gắn kết các thành viên trong trại chăn nuôi bằng cách:

Hằng ngày: vào giờ ăn trưa, chủ trại và công nhân ngồi lại với nhau và mỗi người

sẽ kể về những gì đã diễn ra trong khu vực của mình phụ trách ngày hơm đó.
Hàng tuần: mỗi tuần 1 lần vào thứ 6 hoặc thứ 2 chủ trại có một cuộc họp ngắn với
tồn bộ cơng nhân trong trại. Qua đó chủ trại có thể nắm bắt được tình hình của từng khu
vực trong tuần trước đó thơng qua biểu đồ theo dõi các chỉ số chăn nuôi nhất định.
Hàng tháng: mỗi tháng chủ trại tổ chức một cuộc họp dài hơn. Nó có thể diễn ra
cùng với một bữa ăn trưa hoặc bữa tiệc do các chủ trại tổ chức. Tại đó, chủ trại để cho
các cơng nhân lần lượt trình bày về:
+ Kết quả chăn ni khu vực mình phụ trách.
+ Những lý do dẫn đến kết quả đó.
+ Chiến lược tiếp theo để cải thiện tình hình.

3.2.

Thúc đẩy cơng nhân làm việc có trách nhiệm

Có quản lý phụ trách từng khu vực để sát sao công việc cũng như đánh giá năng
lực của công nhân một cách cơng bằng, từ đó đề ra các chương trình kích thích cơng nhân
làm việc hăng say hơn, có trách nhiệm hơn.
Cần nâng cao tinh thần trách nhiệm và chế độ thưởng phạt trong trại bằng cách:
- Chủ trại, nhà quản lý phải quan sát tình hình của trang trại ở từng khu vực, đánh
giá năng lực của từng công nhân để đưa ra hình thước thưởng phạt hợp lý.
- Cần phải có quỹ thưởng riêng của trang trại để đề ra mức thưởng cho cơng nhân
dựa theo mức độ hồn thành công việc của họ trong mỗi tháng. Mỗi tháng cần phải đề
mục tiêu để công nhân phấn đấu.


3.3.

Đào tạo, tuyển dụng công nhân phù hợp với tiềm năng mỗi người


Mỗi công nhân khi vào trại cần được xem xét chun mơn, tính cách làm việc của
họ để phân phối vào vị trí, tổ đội phù hợp. Trại cần có cơng tác đào tạo, tập huấn cho
cơng nhân định kì.
Đối xử tốt với những cơng nhân lâu năm, có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng
việc bằng cách thông qua lương thưởng và chế độ đãi ngộ như hỗ trợ xe về quê ăn tết,
chăm lo một phần cho gia đình của họ, hỗ trợ gia đình của cơng nhân đó khi họ gặp khó
khăn…
Cần có chính sách hỗ trợ cơng nhân có hồn cảnh khó khăn hay gặp nạn, bệnh tật
trong quá trình làm việc.

III. Chu chuyển đàn và kế hoạch dự thu sản phẩm
1. Chu chuyển đàn
Nếu trại nuôi 100 nái đẻ, hằng năm phải biết được khả năng sản xuấ bao nhiêu heo
con, cơ cấu đàn hiện diện thường xuyên, chuẩn bị hậu bị thay thế và tất cả nguồn thu cho
trại.
-

Đực sinh sản: 100 : 25 = 4 con
Đực hậu bị: với 4 đực sinh sản mỗi năm thay 30% là khoảng 1 con, tỉ lệ chọn
lọc đực sinh sản từ đực hậu bị là 30%.

Vậy cần (1 x 100)/30 = 3 đực hậu bị.
3 đực này chỉ có 1 con trở thành đực giống, còn 2 con sẽ bị loại thải bán thịt.
-

Nái sinh sản:

Mỗi năm loại thải 30% đàn, nên cơ cấu đàn nái sẽ có 3 nhóm tuổi.
Với khoảng 30% heo nái già mỗi năm chỉ cho 1 lứa và 70% heo nái trẻ mỗi năm
cho 1,8 lứa.



Ta có mỗi năm 70 x 1,8 + 30 = 156 lứa đẻ.
-

Nái hậu bị

Mỗi năm cần 30 nái hậu bị đạt để chuyển thành nái sinh sản, tỉ lê chọn lọc nái hậu
bị là 70%
Vậy cần 30/70% = 43 con
43 nái này sẽ có 30 nái được chọn làm nái sinh sản, 13 con sẽ được loại thải bán
thịt.
-

Về số lứa đẻ

Nái già cung cấp 30 lứa đẻ
Nái tơ cung cấp 126 lứa đẻ
Nái hậu bị chuyển thành nái sinh sản cung cấp 30 lứa đẻ
Vậy hằng năm trại có tổng cộng 186 lứa đẻ.
-

Về số heo con sơ sinh

Nái già cung cấp 30 x 7(con/lứa) = 210 con
Nái tơ cung cấp 126 x 8 = 1008 con
Nái hậu bị cung cấp 30 x 7 = 210 con
Tổng cộng trong năm có 1428 heo con sơ sinh
Số heo con sơ sinh mỗi tháng 1428/12 = 119 con
Số heo con hao hụt đến khi cai sữa là 10% x 1428 = 143 con

Số heo con cai sữa cả năm là 1428 – 143 = 1285 con
Số heo con cai sữa mỗi tháng là 1285/12 = 107 con.


Số heo con hao hụt đến khi tuyển hậu bị hoặc nuôi thúc thịt là 1285 x 1% = 13
con.
Số heo con tuyển hậu bị là 43 + 3 = 46 con
Số heo con thúc bán thịt là 1285 – 13 – 46 = 1226 con
Số heo con chuyển thúc bán thịt mỗi tháng là 1226/12 = 103 con.
Số heo thịt hao hụt là 1226 x 1% = 13 con
Số heo thịt xuất chuồng 1226 – 13 = 1213 con
Số lứa đẻ mỗi tháng 186/12 = 16 lứa
Mỗi tháng sẽ có 16 ni con, 16 nái cai sữa chờ phối
Heo con ni thúc thịt 4 tháng nữa thì xuất bán vậy số heo thịt thường trực là 103
x 4 = 412 con.
Vậy cơ cấu đàn thường xuyên của trại heo là:
-

Đực sinh sản:
Đực hậu bị:
Nái sinh sản:
Nái hậu bị:
Heo con theo mẹ:
Heo con cai sữa:
Heo thịt:
Tổng đàn:

4 con
3 con
100 con

43 con
119 con
107 con
412 con
788 con.

2. Dự thu
-

Đực sinh sản loại thải: 1 x 200kg x 36.000đ/kg = 7.200.000đ
Đực hậu bị loại thải: 2 x 100kg x 42.000đ/kg = 8.400.000đ
Nái sinh sản loại thải: 30 x 180kg x 38.000đ/kg = 205.200.000đ
Nái hậu bị loại thải: 13 x 100kg x 42.000đ/kg = 54.600.000đ
Heo thịt: 1213 x 100kg x 42.000đ/kg = 5.094.600.000đ
Phân chuồng: {(100 + 4) x 1000 + (43 + 3 + 1213) x 500} x 100đ/kg =

-

73.350.000đ
Vậy tổng thu: 5.388.750.000đ


3. Dự chi
3.1.

Cơ cấu giá thành

Thức ăn

70%


Lương công nhân và phụ cấp

10%

Khấu hao cơ bản

10%

Thuốc thú y, điện, nước, nghiên cứu, quản lý,...

10%

Thức tế cho thấy chi phí thức ăn chiếm khoảng 80% giá thành, còn lại chiếm 20%
giá thành.

3.2.
-

Dự trù chi phí thức ăn

Thức ăn cho heo đực sinh sản

4 x 365 x 2,5kg/ngày x 7000đ/kg = 25.550.000đ
-

Thức ăn heo hậu bị: 3 giai đoạn nuôi với 3 loại thức ăn

(46 x 30 x 1,5kg/ngày x 8000đ/kg) + (46 x 30 x 2 x 7000) + (46 x 30 x 2,5 x 6000)
+ ( 46 x 30 x 3 x 6000) = 81.420.000đ

-

Thức ăn cho nái khô và nái chửa

(100 x 365 – 186 x 28) x 2,5kg/ngày x 7000đ = 547.610.000đ
-

Thức ăn nái đẻ

186 x 28ngay x 4,5kg/ngày x 9000đ/kg = 210.924.000đ
-

Thức ăn heo con theo mẹ

1428 x 18 ngày x 0,05kg/ngày x 15000đ/kg = 19.278.000đ
-

Thức ăn heo con cai sữa

1285 x 30 x 1 x 15000 = 578.250.000đ


-

Thức ăn heo thịt

(412 x 30 x 1,5kg/ngày x 8000đ/kg) + (412 x 30 x 2 x 7000) + (412 x 30 x 2,5 x
6000) + ( 412 x 30 x 3 x 6000) = 729.240.000đ
Tổng chi phí thức ăn: 2.192.272.000đ
Tổng chi phí sản xuất cho trại heo cả năm 2.192.272.000/80% =

2.740.340.000đ
Như vậy lãi được
5.388.750.000 – 2.740.340.000 = 2.648.410.000đ



×