Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH bia huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.46 KB, 32 trang )

LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình cố gắng tìm kiếm thông tin, điều tra xử lí, tổng hợp số liệu, nội
dung nghiên cứu một cách khách quan cuối cùng đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu
quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế” cũng đã hoàn thành. Để hoàn thành
đề tài nghiên cứu thực tế này, nhóm nghiên cứu đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ ,
động viên và góp ý từ nhiều phía, vì vậy kết thúc bài nghiên cứu nhóm muốn gửi lời
cảm ơn chân thành đến những người đã đồng hành cùng nhóm trong suốt quá trình
nghiên cứu của mình.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu muốn gửi lời cảm ơn đến quý Thầy cô Trường
ĐHKT Huế, đặc biệt là Ths. Nguyễn Lê Hiệp – Phó Bí thư Chi bộ, Ths. Lê Anh Quý,
Dương Thị Tuyên – Phó chủ tịch Công đoàn – Những nguời đã tận tình giảng dạy, chỉ
bảo, truyền đạt, hướng dẫn và đóng góp ý kiến, chia sẻ cho nhóm những kinh nghiệm
nghiên cứu vô cùng quý báu về quá trình thực hiện đề tài để bài nghiên cứu được hoàn
thiện hơn.
Đồng thời nếu không có sự giúp đỡ và hợp tác nhiệt tình từ phía Công ty TNHH
Bia Huế thì đề tài nghiên cứu này sẽ gặp không ít khó khăn, vì vậy một lần nữa nhóm
nghiên cứu muốn gửi lời cám ơn đến Công ty.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, vì chưa có kinh nghiệm thực tế chỉ dựa vào lý
thuyết đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ quý Thầy cô để đề tài thực
tế của nhóm được hoàn thiện hơn.
Kính chúc mọi người luôn vui vẻ, hạnh phúc, dồi dào sức khỏe và thành công
trong công việc.
MỤC LỤC
K44 Kế Hoạch Đầu Tư
…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của đề tài
Khi nói đến sản xuất kinh doanh thì cho dù dưới hình thức kinh tế xã hội nào vấn


đề được nêu ra trước tiên cũng là hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu phấn đấu
của nền sản xuất, là thước đo về mọi mặt của nền kinh tế quốc dân cũng như của từng
[Type text] 2

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
đơn vị sản xuất. Lợi nhuận kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là mục tiêu lớn nhất
của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường và nhất là trong xu thế hội nhập về
kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Các doanh nghiệp muốn đạt được
lợi nhuận mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt, giá thành hợp lý, đứng vững trên thị trường
cạnh tranh thì tất yếu phải không ngừng nâng cao trình độ, phải tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả tối đa. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp
để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề đang được rất nhiều các doanh
nghiệp quan tâm chú trọng.
Hiện nay, thị trường bia Việt Nam có nhiều Công ty tham gia vào sản xuất với rất
nhiều sản phẩm bia khác nhau, cả sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài.
Trong nước, nhiều doanh nghiệp xuất hiện từ rất sớm tham gia vào lĩnh vực này đã có
được thị trường rộng lớn, tạo uy tín trong tâm trí người tiêu dùng như: Tổng Công ty
Rượu- Bia- NGK Hà Nội (Habeco) thành lập 1890 hiện nay chiếm giữ 13.9% thị phần
bia toàn quốc; Tổng Công ty Rượu- Bia- NGK Sài Gòn (Sabeco) chiếm 51,40%; Công
ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam (VBL) chiếm 29,70% … Ngoài các thương hiệu bia
nội địa thì cũng không thiếu các nhãn hiệu bia nước ngoài xuất hiện, được nhiều người
tiêu dùng ưa chuộng và cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm trong nước. Các loại bia
như Corona, Budweiser, Bit Burger, Leffe Brown, Hoegaarden White, MOA, Cooper,
Bavaria xuất xứ Mexico, Đức, Bỉ, Hà Lan đã trở nên quen thuộc với nhiều người,
cho dù giá các loại bia này cao gấp 2-3 lần so với bia sản xuất trong nước. Thị trường
bia Việt Nam được xếp thứ ba tại châu Á về sản lượng tiêu thụ.
Công ty TNHH Bia Huế ra đời sau nhưng có sự phát triển vượt bậc trong thời gian
qua. Năm 1990, Nhà máy Bia Huế được thành lập. Từ sản lượng 3 triệu lít/năm ban
đầu, đến năm 2009 bia Huế đã tăng sản lượng lên 170 triệu lít/năm; theo kế hoạch,
năm 2012 sẽ là 220 triệu lít/năm, với sản phẩm truyền thống là bia Huda và Festival.

Mặc dù có sự phát triển lớn mạnh về sản lượng nhưng thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn
là một số tỉnh Miền Trung và cũng không ổn định, việc mở rộng ra thị trường khác vẫn
là một câu hỏi khó cho các nhà quản lý của Công ty.
Từ việc đánh giá tầm quan trọng của hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và qua
chuyến đi thực tế khảo sát, nhóm tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh tại CTTNHH Bia Huế”. Với mong muốn học hỏi và trao đổi, đề tài được thực
hiện nhằm tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế, qua phân
tích có thể thấy được những mặt tốt và những mặt còn hạn chế của Công ty. Từ đó đề
ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng như rút ra được những
kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời đề xuất một số kiến nghị giúp tổ chức nhận thức
rõ vai trò của việc đưa ra các biện pháp, các chiến lược đối với hiệu quả trong sản xuất
kinh doanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
[Type text] 3

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó đề xuất các giải pháp giúp Công ty
nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh, lợi thế cũng như điểm mạnh và điểm yếu của
mình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
 Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất trong kinh
doanh.
 Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong Công ty Bia Huế.
 Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về vấn đề hiệu quả sản xuất tại Công ty Bia Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Nội dung nghiên cứu: Nội dung đề tài chủ yếu là đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

.
 Về không gian nghiên cứu: CTTNHH Bia Huế.
 Về thời gian nghiên cứu : Phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty
Bia Huế giai đoạn 2009-2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Các loại thông tin cần thu thập
Các thông tin cần thu thập về Công ty TNHH Bia Huế giai đoạn 2009 – 2011:
 Bảng cân đối kế toán
 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
 Bảng tình hình lao động
4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Trực tiếp đến tại Công ty Bia Huế số 243 Nguyễn Sinh Cung, Phú Thượng, Phú
Vang, TT Huế để xin số liệu tại các phòng, ban.
4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
 Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan tới vấn đề sau: thực trạng hiệu quả sản xuất
kinh doanh tại Công ty từ bạn bè, người thân.
 Những số liệu liên quan thông qua cán bộ nhân viên Công ty
 Tìm hiểu thông qua sách báo, truyền hình, mạng internet
4.4. Phương pháp xử lý số liệu
 Phần mềm exel
 Biếu đồ, bảng biểu
[Type text] 4

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự so sánh tương đối giữa kết quả đầu ra và các yếu
tố đầu vào của quá trình sản xuất. Ta có thể đưa ra công thức tổng quát sau:

Hiệu quả SXKD =
Nói đến hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta nghĩ đến hiệu quả kinh tế vì đó là
khâu trung tâm có vai trò quyết định nhất, đồng thời là tiền đề thực hiện và là cơ sở
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng các hiệu quả chính trị - xã hội, an ninh quốc
phòng và hiệu quả trên các lĩnh vực khác.
1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nhìn một cách toàn diện trên cả hai mặt định tính và định lượng của phạm trù hiệu
quả kinh tế, ta thấy chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời riêng lẻ.
Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh sự cố gắng, nổ lực
của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế. Phản ánh trình độ năng lực quản lý sản
xuất kinh doanh và sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế,
mục tiêu chính trị xã hội.
Về mặt định lượng, hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế - xã
hội biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Xét trong tổng
lượng, người ta chỉ đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội biểu hiện mối tương quan giữa
kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Xét trong tổng lượng người ta chỉ đạt được hiệu quả
kinh tế khi nào kết quả thu được lớn hơn chi phí, chênh lệch này càng lớn chứng tỏ hiệu
quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Bản chất của hiệu quả phạm trù kinh tế cho thấy không có sự đồng nhất hiệu quả
kinh tế với kết quả kinh tế.
Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất. Trình độ sử
dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm
trù tương đối. Chênh lệch giữa kết quả và hao phí nguồn lực luôn là tương đối, phạm trù
này chỉ phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang bản chất là kết
quả của quá trình kinh doanh và không bao giờ phản ánh được trình độ sử dụng các
nguồn lực sản xuất.
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái gì thu được sau một quá trình kinh doanh
nào đó. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng
đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị cụ thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc
trưng của sản phẩm mà quá trình kinh doanh tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, lít….Các

đơn vị giá trị có thể là đồng, triệu đồng, ngoại tệ….Kết quả có thể phản ánh về mặt chất
[Type text] 5

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
lượng của sản xuất kinh doanh hoàn toàn định tính như uy tín, danh tiếng của doanh
nghiệp, chất lượng sản phẩm…
Vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực, phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh, phức tạp và khó tính toán
bởi các phạm trù kết quả và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó điều
khó xác định một cách chính xác.
1.2. Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.2.1. Phương pháp so sánh
Là phương pháp lâu đời nhất và được áp dụng rộng rãi nhất. So sánh trong phân tích
kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội
dung, một tính chất tương tự nhau.
Phương pháp so sánh có nhiều dạng:
- So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức hay kế hoạch.
- So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ các năm.
- So sánh các số liệu thực hiện với các thông số kỹ thuật – Kinh tế trung bình hoặc
tiên tiến.
- So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với số lượng của doanh nghiệp tương
đương hoặc doanh nghiệp của đối thủ cạnh tranh.
- So sánh các thông số Kỹ thuật - Kinh tế của các phương án kinh tế khác nhau.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp so sánh là cho phép tách ra được những nét
chung, nét riêng của các hiện tượng so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát
triển hay kém phát triển, hiệu quả để tìm các giải pháp quản lý hợp lý và tối ưu trong
mỗi môi trường cụ thể.
Đòi hỏi phải có tính nguyên tắc khi áp dụng phương pháp so sánh:
+ Các chỉ tiêu hay các kết quả tính toán phải tương đương nhau về nội dung phản
ánh và cách xác định.

+ Trong phân tích so sánh có thể so sánh: Số tuyệt đối, số tương đối và số bình
quân.
Tuy nhiên, vẫn lưu ý rằng số bình quân phản ánh không tồn tại trong thực tế. Bởi
vậy khi sử dụng nó cần tính toán tới các khoản dao động tối đa.
1.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn
Thay thế liên hoàn là thay thế lần lượt số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng số liệu
thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo đúng quan hệ
logic giữa các nhân tố. Phương pháp thay thế liên hoàn có thể áp dụng được khi mối
quan hệ giữa các chỉ tiêu và các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể biểu thị bằng một
[Type text] 6

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
hàm số. Thay thế liên hoàn thường được sử dụng để tính toán mức ảnh hưởng của các
nhân tố tác động cùng một chỉ tiêu được phân tích. Trong phương pháp này nhân tố
thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn các nhân tố khác giữ nguyên, lúc đó
so sánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó và cái đã được thay thế sẽ tính được
mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế.
Trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn như sau:
+ Xác định số lượng các nhân tố, mối liên hệ của chúng với chỉ tiêu phân tích
+ Sắp xếp các nhân tố theo trình tự: nhân tố số lượng sắp xếp trước, nhân tố chất
lượng xếp sau; trường hợp có nhiều nhân tố thì nhân tố chủ yếu sắp trước, nhân tố thứ
yếu xếp sau, không đảo lộn thứ tự này.
+ Tiến hành lần lượt thay thế trình tự nói trên, mỗi lần thay thế chỉ thay thế một số
liệu cho một nhân tố và giữ nguyên số liệu đã thay thế ở các bước trước.
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố bằng cách: so sánh các số liệu mới
thay thế với các số ở các bước trước hay số liệu kế hoạch. Sau đó xác định mức độ ảnh
hưởng của tất cả các nhân tố bằng cách tương hợp mức độ ảnh hưởng của tất cả các
nhân tố.
1.2.3. Phương pháp đồ thị
Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế dưới dạng khác nhau của

đồ thị: biểu đồ tròn, các đường cong của đồ thị.
Ưu điểm của phương pháp này là có tính khái quát cao. Phương pháp đồ thị đặc biệt
có tác dụng khi mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế tổng quát, trừu tượng, ví dụ:
phân tích bằng đồ thị quan hệ cung cầu hàng hóa, quan hệ giữa chi phí và vi mô sản
xuất kinh doanh… Khi các mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế được biểu thị bằng
một hàm số (hoặc một hệ phương trình) cụ thể, phương pháp đồ thị cho phép xác định
các độ lớn của đối tượng phân tích cũng như sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng.
1.2.4. Phương pháp phân tổ
Là một phương pháp thống kê và được áp dụng trong phân tích kinh tế, đặc biệt
trong phân tích kinh tế vĩ mô. Phân tổ là sự phân chia các bộ phận cấu thành của hiện
tượng được nghiên cứu theo các dấu hiệu cơ bản của hiện tượng đó. Phương pháp phân
tổ cho phép nghiên cứu các hiện tượng trong mối liên kết tương quan hoặc phụ thuộc,
tách ra từ những tác dụng ảnh hưởng tới chỉ tiêu, tìm ra những quy luật và xu hướng
đặc trưng cho các hiện tượng kinh tế và diễn biến kinh tế… phương pháp này còn dùng
để thăm dò, nghiên cứu thị trường hàng hóa, phân nhóm bạn hàng, khách hàng…
1.2.5. Các phương pháp toán học ứng dụng khác
Hiện nay trong phân tích kinh tế áp dụng rất nhiều các phương pháp toán học ứng
dụng, số lượng các phương pháp toán học ứng dụng trong phân tích kinh tế ngày càng
tăng. Phổ biến là phương pháp quy hoạch tuyến tính, lý thuyết trò chơi, lý thuyết phục
vụ đám đông.
[Type text] 7

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
Tóm lại, tuỳ theo đối tượng phân tích và cách thể hiện thông tin trong từng trường
hợp cụ thể mà người ta lựa chọn một hay nhiều phương pháp kể trên để thực hiện phân
tích hoạt động kinh tế.
1.3. Các các nhấn tố ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD
1.3.1. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp
- Nhân tố về quy mô SXKD
Một doanh nghiệp muốn quyết định SXKD cái gì, số lượng bao nhiêu thì trước hết

họ phải nghiên cứu nắm bắt tình hình nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng nhu
cầu có khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng lớn thì lợi nhuận sẽ càng cao.
Quan hệ cung cầu về hàng hóa dịch vụ thay đổi sẽ làm cho giá cả hàng hóa thay đổi
nó ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy quyết định tối ưu về quy
mô SXKD chính là yếu tố quyết định tối ưu về hiệu quả của doanh nghiệp.
- Nhân tố về tổ chức SXKD
Sau khi lựa chọn quy mô (chủng loại, số lượng và chất lượng) các doanh nghiệp sẽ
tổ chức kinh doanh như thế nào. Các doanh nghiệp lựa chọn đầu vào: lao động, vật liệu
nguyên liệu,công nghệ máy móc thiết bị, các nhân tố phục vụ cho quá trình kinh doanh
với giá thấp nhất mà chất lượng cao. Vì vậy các nhân tố đầu vào sẽ được doanh nghiệp
lựa chọn một cách tối ưu kĩ càng nhằm tằng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm
Muốn kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp phải biết kết hợp các yếu tố trong sản xuất
cũng như tiêu thụ hàng hóa. Đây là một quá trình được tổ chức khoa học nhằm tăng
năng suất,chất lượng sản phẩm nhân tố quyết định giảm chi phí tăng hiệu quả cho
doanh nghiệp.
- Nhân tố về tổ chức quản lí hoạt động kinh tế quy mô của doanh nghiệp
Đây là một nhân tố rất quan trọng nó bao gồm các khâu: định hướng phát triển của
doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh doanh và các phương án kinh doanh tổ chức các
hoạt động kinh tế, kiểm tra điều chỉnh đánh giá các hoạt động kinh tế. Nếu các khâu này
làm tốt thì sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tăng sản lượng và hạ giá thành,
giảm chi phí quản lí cho doanh nghiệp.
1.3.2. Các nhân tố từ phía Nhà nước
Nhà nước là người kiểm soát hướng dẫn điều tiết các hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Thông qua các chính sách
nhà nước tạo hành lang môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động và hướng các kế
hoạch kinh tế theo quỹ đạo của kế hoạch vĩ mô.
- Với chính sách đòn bẩy nhà nước khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực,
ngành nghề có lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bởi vậy các chính
sách của nhà nước như: thuế,giá cả, chính sách tiền tệ có tác động trực tiếp tới hiệu
quả SXKD của doanh nghiệp.

- Với chính sách thuế: thuế là một phần chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy chính sách thuế
thấp ưu đãi sẽ có lợi cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh.
[Type text] 8

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
- Với chính sách lãi suất: đây là yếu tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất kinh doanh. Thông
thường để SXKD thì các doanh nghiệp thường vay vốn từ bên ngoài và phải trả lợi tức
cho các khoản vay, và đó là chi phí vay vốn. Nếu lãi suất tăng thì lợi tức vay vốn tăng
và chi phí sẽ tăng và ngược lại.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
1.4.1. Các tỷ số khả năng sinh lời
- Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nó phản ánh sự biến động về hiệu quả. Tỷ
suất lợi nhuận trên doanh thu càng cao chứng tỏ hiệu quả càng lớn, lợi nhuận sinh ra
càng nhiều từ doanh thu, cho thấy doanh nghiệp càng thành công trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình.
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu =
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:
Phản ánh một đồng vốn kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này hiệu
quả trong việc quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức
thực lãi do một đồng vốn mang lại.
Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản =
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:
Phản ánh một đồng chi phí đầu vào bỏ ra trong sản xuất kinh doanh thì thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Công ty càng lớn.
Tỷ suất lợi nhuận/ Chi phí =
1.4.2. Các tỷ số về hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản
1.4.2.1. Các tỷ số về hiệu quả sử dụng vốn

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu này chỉ rõ một trăm đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này, bởi họ quan tâm đến lợi
nhuận thu được so với vốn họ bỏ ra để đầu tư.
Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu =
- Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh cần các chỉ tiêu
sau:
+ Vòng quay vốn lưu động:
[Type text] 9

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng hoạt động từ vốn tiền tệ sang vốn dự
trữ, vốn sản xuất, vốn thành phẩm rồi trả vốn tiền tệ.
Vòng luân chuyển của vốn lưu động là tổng số thời gian vốn đó dừng lại trong lĩnh
vực sản xuất và lĩnh vực lưu thông và đó được coi là thời gian cần thiết để thay đổi hình
thái của mình và chỉ tiêu khi tiêu thụ sản phẩm và thu tiền bán hàng về.
Vòng quay vốn lưu động =
Tỉ số này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, cho biết cứ một đồng vốn sử
dụng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số này cũng là vòng quay vốn lưu động
trong một kỳ hoạt động và từ đây ta xác định được số ngày của một vòng luân chuyển.
+ Số ngày của 1 vòng luân chuyển
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để hoàn thành một số vòng luân chuyển. Xác
định chỉ tiêu này giúp ta biết được hiệu quả sử dụng có hợp lý hay không để có biện
pháp xử lí kịp thời.
Số ngày của một vòng luân chuyển =
Số ngày quy ước: 1 tháng là 30 ngày, 1 quý là 90 ngày và 1 năm là 360 ngày.
+Sức sinh lời của vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết một lượng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh đã đem lại bao nhiêu lợi nhuận cho đơn vị.
Sức sinh lời của vốn lưu động=

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản xuất là giá trị ứng
trước về tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản
phẩm. Đặc điểm của nó là tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất và hoàn thành một
vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng. Quá trình tuần hoàn của nhóm
cố định được thể hiện qua các giai đoạn tính khấu hao lập quỹ khấu hao cho sửa chữa
lớn và đầu tư cho việc tái sản xuất tài sản cố định.
+ Sức sản xuất của vốn cố định:
Chỉ tiêu này biểu hiện cứ 100đ vốn cố định bình quân tham gia sản xuất sẽ tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu tạo ra càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng
vốn càng cao.
Sức sản xuất của vốn cố định =
+ Sức sinh lời của vốn cố định
[Type text] 10

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
Chỉ tiêu này biều hiện cứ 100đ vốn cố định tham gia sản xuất thì tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận tạo ra càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
Sức sinh lời vốn cố định =
1.4.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Năng suất lao động =
Lợi nhuận/ một lao động=
Doanh thu bình quân trên một lao động =
1.4.3. Các tỷ số về khả năng thanh toán
- Tỷ số thanh toán hiện hành:
Tỷ số thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và
các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ số thanh toán hiện hành =
Tỷ lệ này cho thấy khả năng có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Theo nguyên
tắc nếu tỷ số này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ

ngắn hạn, tình hình tài chính bình thường. Một tỷ lệ thanh toán hiện hành quá thấp sẽ
trở thành nguyên nhân lo âu, vì các vấn đề rắc rối về dòng tiền mặt chắc chắn sẽ xuất
hiện. Một tỷ lệ thanh toán hiện hành quá cao có thể nói rằng đơn vị không quản lý được
các tài động của mình.
- Tỷ số thanh toán nhanh:
Tỷ số thanh toán nhanh cho thấy Công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi
thành tiền mặt trừ hàng tồn kho, để đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn trong tình huống
kém nhất.
Tỷ số thanh toán nhanh =
Tỷ lệ thanh toán nhanh> 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp khả quan,
ngược lại nếu hệ số thanh toán nhanh < 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp gặp
nhiều khó khăn.
Chương 2. Phân tích thực trạng hiệu quả SXKD tại Công ty Bia Huế
2.1. Giới thiệu về Công ty Bia Huế
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1. Quá trình hình thành
Nhà máy Bia Huế được thành lập vào ngày 20-10-1990 theo quyết định số
402QĐ/UB của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm đáp ứng nhu cầu bai tại khu vực
miền Trung. Nhà máy ra đời với hình thức xí nghiệp liên doanh có vốn góp từ các đơn
vị Quốc doanh và ngoài Quốc doanh trong tỉnh và vay vốn Ngân hàng, với số vốn đầu
tư ban đầu là 2,4 triệu USD. Công suất ban đầu là 3 triệu lít/năm. Sau 10 tháng xây
dựng, từ tháng 02/1990 đến tháng 11/1990, đến cuối tháng 11/1990 sản phẩm đầu tiên
của nhà máy Bia Huế - Bia Huda ra đời. Bia Huda được sản xuất theo quy trình công
[Type text] 11

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
nghệ tiên tiến nhất của hãng DANBREW CONSULT, Đan Mạch, cung cấp thiết bị và
công nghệ kỹ thuật hiện đại, tiến tiến. Năm 1994, Nhà máy tiến hành liên doanh với
hãng bia Tuborg International (TIAS) và quỹ công nghiệp Đan Mạch dành cho các
nước phát triển (IFU) tại giấy phép số 835/GP ngày 6/4/1994 với tỷ lệ góp vốn: Việt

Nam 50%, Đan mạch 50%. Đây thực sự là một bước ngoặt trọng đại trong quá trình
phát triển cúa đơn vị. Từ đây, nhà máy Bia Huế chính thức mang tên: Công ty Bia Huế.
Tên và địa chỉ cụ thể của Công ty như sau:
 Tên Công ty: Công ty TNHH Bia Huế Tên thường gọi: Công ty Bia Huế
 Tên nước ngoài: HUE BREWERY. LTD
 Tên giao dịch: HBL
 Loại hình: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
 Địa chỉ: 243 Nguyễn Sinh Cung – Thành phố Huế
 Điện thoại: 054 850 164, Fax: 054 850 771
 Email:
 Website:
2.1.1.2. Quá trình phát triển
Nhà máy bia Huế thành lập ngày 20 tháng 10 năm 1990, với công suất ban đầu là 3
triệu lít/năm. Công suất lại tiếp tục mở rộng gấp đôi năm trước trong những năm tiếp
theo.
Năm 1994, Công ty Bia Huế với sản phẩm: Hue beer là một trong những sản phẩm
của Việt Nam đầu tiên tự tin vào thị trường Hoa Kỳ. Đến nay, các sản phẩm của Công
ty Bia Huế là Hue beer và Huda beer đã có mặt trên nhiều châu lục: từ châu Á (chủ yếu
ở các thị trường như Malaysia, Indonesia, Lào, Nhật Bản) sang Châu Âu (Pháp, Bồ Đào
Nha, Anh), từ Australia sang Hoa Kỳ đến Canada…
Đến năm 1998, năng lực sản xuất của Công ty Bia Huế đã được nâng lên 50 triệu
lít/năm, đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong quá trình hình thành và phát triển của
Công ty.
Năm 2008, Công ty bia Huế xây dựng thêm một cơ sở sản xuất mới tại khu công
nghiệp Phú Bài, Nhà máy Bia Phú Bài giai đoạn 1 của Công ty Bia Huế đi vào hoạt
động đã đưa công suất của Công ty Bia Huế lên 150 triệu lít/ năm.
Sau một năm hoạt động, nhà máy Bia Phú Bài chạy hết công suất, và không đủ cung
ứng cho nhu cầu trong mùa cao điểm. Vì vậy Tháng 11/2009, Nhà máy Bia Phú Bài giai
đoạn 2 được khởi công và hoàn thành đã nâng tổng công suất của Công ty lên 230 triệu
lít/ năm vào tháng 5/2010. Công suất của nhà máy không ngừng tăng, với tốc độ tăng

trưởng như sau:
Bảng 2.1.1: Công suất của nhà máy Bia Huế qua các năm
STT Năm Triệu lít
1 1991 3
2 1992 6
3 1993 12
4 1994 30
5 1995 50
6 1998 150
7 2008 170
[Type text] 12

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
8 2009 230
9 2010 240
10 1011 290
(Nguồn: Phòng tiêu thị và tiếp thị CTB)
Các liên kết hiện tại của DN: Công ty Bia Huế là thành viên của Hiệp hội Rượu,
bia, nước giải khát Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp Thừa Thiên Huế, Hiệp hội doanh
nghiệp trẻ Việt Nam, Hiệp hộidoanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Hiệp hội các nhà
đầu tư nước ngoài, hội viên của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI)

2.1.1.3. Các thành tích mà doanh nghiệp đã đạt được trong hoạt động sản xuất
kinh doanh và công tác xã hội
Trong thời gian qua, Bia Huế liên tiếp nhận được các bằng khen, cúp, danh hiệu,…
do Đảng và Nhà nước, các cơ quan – ban ngành trao tặng và người tiêu dùng bình chọn
như: Thương hiệu Việt bền vững năm 2012, Top 20 Sản phẩm và Dịch vụ tin cậy vì
người tiêu dùng, Chứng nhận Tin và Dùng do người tiêu dùng bình chọn, Top 100
Doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam… Đây chính là sự khích lệ, cổ vũ, động viên
Bia Huế tiếp tục nỗ lực hơn nữa trên chặng đường dài phía trước.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty Bia Huế như sau:
- Hội đồng thành viên: có quyền lực cao nhất do Hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm
kỳ 3 năm. Với nhiệm vụ là hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển ngắn hạn và
dài hạn cho Công ty, đề cử các chức danh chủ chốt trong Công ty. Các thành viên của
Hội đồng thành viên nhiệm kỳ VI (2010- 2012) là Ông Henrik Tuel Andersen).
- Tổng Giám Đốc: là thành viên của Hội đồng thành viên do Hội đồng thành viên
đề bạt và được UBND Tỉnh chấp nhận.
Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và đúng với pháp luật hiện
hành. Tổng giám đốc do người Việt Nam nắm giữ. (Tổng giám đốc hiện nay của Công
ty là Ông Nguyễn Mậu Chi).
- Giám đốc tài chính: quản lý phòng kế hoạch vật tư và phòng tài chính của Công
ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc. (Giám đốc tài chính
hiện nay là Ông Mai Xuân Hùng).
- Giám đốc kỹ thuật: quản lý hoạt động sản xuất của Công ty, chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. (Ông Nguyễn Minh Châu).
- Giám đốc tiếp thị và tiêu thụ: quản lý phòng tiếp thị và phòng tiêu thụ, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.(Ông Nguyễn Tiến Bộ).
- Bộ phận marketing: nghiên cứu thị trường, đề ra các chiến lược tiếp thị
- Bộ phận quan hệ công chúng (PR): đề ra và thực hiện các hoạt đông quan hệ cộng
đồng nhằm xây dựng hình ảnh của Công ty đối với công chúng.
- Bộ phận bán hàng: tổ chức, quản lý lực lượng bán hàng, theo dõi quản lý mạng
lưới phân phối, mở rộng quan hệ khách hàng…
[Type text] 13

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
- Phòng Nhân Sự: tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề
liên quan.
- Phòng Hành Chính: chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan hành chính

- Phòng Văn Thư: soạn thảo, in ấn,đóng dấu và lưu giữ văn thư của Công ty.
Mức độ phân cấp quản lý trong các phòng ban tương đối cao, bảo đảm tính tự chủ,
linh hoạt cho các bộ phận. Tạo điều kiện nâng cao tính chuyên môn của từng bộ phận
và gắn trách nhiệm với kết quả cuối cùng đạt được. Mỗi bộ phận đều có chức năng
riêng biệt, tuy nhiên chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau cùng
tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc ra quyết định, nhằm thúc đẩy hoạt động sản
xuất kinh doanh phát triển, mang lại lợi nhuận cho Công ty.
2.2. Phân tích hiệu quả SXKD tại Công ty Bia Huế
2.2.1 Phân tích chung kết quả hoạt động
 Tình hình doanh thu trong giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 2.2.1: Doanh thu của Công ty TNHH Bia Huế giai đoạn 2009-2011
Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
So sánh
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
1.Doanh thu thuần 974.323 1.356.449 1.424.807 382.124 39,22 68.359 5,04
2.Doanh thu từ hoạt
động tài chính
11.210 26.518 38.573 15.308 136,55 12.055 45,46
3.Thu nhập khác 460 3.753 977 3.292 715,22 -2.776 -73,96
4.Tổng doanh thu 985.993 1.386.720 1.464.357 400.727 40,64 77.637 5,6
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: phòng kế toán Công ty TNHH Bia Huế)
Qua bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của Công ty từ năm 2009 đến năm 2011 liên
tục có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể, năm 2010 tổng doanh thu 1.386.720 triệu, tăng
400.727 triệu đồng, tương ứng tăng 40,64% so với năm 2009 là 985.993 triệu đồng.
Năm 2011, tổng doanh thu là 1.464.357triệu đồng, tăng 77.637 triệu đồng, tương ứng
tăng 5,6% so với năm 2010. Doanh thu tăng do doanh thu từ hoạt động tài chính và
doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong những năm qua tăng mạnh. Tổng doanh thu

không ngừng tăng qua các năm thể hiện tình hình tiêu thụ của Công ty ngày càng phát
triển với tốc độ nhanh. Công tác hoạt động xúc tiến bán hàng của Công ty có kết quả và
hiệu quả tốt. Đồng thời, doanh thu tăng cũng thể hiện quy mô công suất của nhà máy
liên tục được mở rộng và khai thác hết công suất.
 Tình hình chi phí trong giai đoạn 2009 - 2011
Bảng 2.2.2: Chi phí của Công ty TNHH Bia Huế giai đoạn 2009-2011
[Type text] 14

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
So sánh
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
1.Giá vốn hàng bán 543.027 716.143 748.090 173.116 31,88 31.947 4,46
2.Chi phí tài chính 4.862 11.947 26.385 7.086 145,75 14.437 120,84
3.Chi phí bán hang 153.988 214.717 245.631 60.370 39,44 30.913 14,4
4.Chi phí quản lý
doanh nghiệp
42.297 43.759 32.016 1.462 3,46 -11.743 -26,84
5.Chi phí khác 4.083 8.049 5.794 3.966 97,13 -2,255 -28,02
6. Tổng chi phí 748.257 994.615
1.057.91
6
246.358 132,92 63.301 106,36
(Nguồn: phòng kế toán Công ty TNHH Bia Huế)
Qua bảng trên ta thấy, chi phí của Công ty cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể là
năm 2010, tăng 246.358 triệu đồng, tương ứng tăng 32,92% so với năm 2009 với

748.257 triệu đồng. Năm 2011 tăng 63.301 triệu đồng, tương ứng tăng 6,36% so với
năm 2010 là 994.615 triệu đồng. Để phân tích rõ hơn tình hình sản xuất và kinh doanh
sản phẩm của Công ty, ta phân tích doanh thu thuần và giá vốn hàng bán qua 3 năm. Ta
thấy rằng tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần cao hơn so với tốc độ tăng của giá
vốn bán hàng. Đối với doanh thu thuần thì năm 2010 tăng 39,22%, năm 2011 tăng là
5,04%. Trong khi đó, giá vốn bán hàng năm 2010 tăng 31,88% và năm 2011 tăng
4,46%. Điều này một phần thể hiện tuy giá thanh sản xuất ngày càng tăng cao nhưng
Công ty luôn chú trọng vào việc giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất để đảm bảo
lợi nhuận.
 Lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn 2009 – 2011
Bảng 2.2.3: Lợi nhuận của Công ty TNHH Bia Huế giai đoạn 2009-2011
Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
So sánh
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
1.Lợi nhuận trước
thuế (trđ)
237.736 392.103 406.442 154.364 64,93 14.339 3,66
2. Thuế TNDN hiện
hành (trđ)
40.441 82.199 106.059 41.758 301,26 23.860 29,03
[Type text] 15

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
3.Lợi nhuận sau thuế
TNDN (trđ)
197.295 309.904 299.855 112.606 57,07 -10.050 -3,24
(Nguồn: phòng kế toán Công ty TNHH BiaHuế)
Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận trước thuế của Công ty qua 3 năm tăng lên điều này

thể hiện việc Công ty kinh doanh rất hiệu quả trong năm này. Bên cạnh đó doanh thu tài
chính tăng rất mạnh cụ thể năm 2010 doanh thu từ hoạt động tài chính 26.518 triệu so
với năm 2009 là 11.210 triệu, tăng 15.308 triệu, tương ứng tăng 136,55%. Đến năm
2011 doanh thu hoạt động tài chính 38.537 triệu so với năm 2010, tăng 12.055 triệu,
tương ứng tăng 45,46%. Điều này chứng tỏ bên cạnh việc sản xuất kinh doanh, Công ty
còn hoạt động đầu tư tài chính rất hiệu quả.
Năm 2010 lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng 112.606 triệu đồng ( tương ứng tăng
57,07%) so với năm 2009, con số rất lớn này cho thấy một năm hoạt động khá tốt của
Công ty.
2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD
2.2.2.1 Các tỉ số về khả năng sinh lời
Bảng 2.2.4: Một số chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Năm
2009
Năm 2010 Năm 2011
So sánh
2010/2009 2011/2010
Doanh thu thuần Trđ 974.323 1.356.449 1.424.807 39,22 5,04
Lợi nhuận sau thuế Trđ 197.298 309.904 299.855 57,07 -3,24
Tổng tài sản Trđ 910.938 1.009.581 1.175.338 10,83 16,42
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ Trđ 739.312 974.619 1.025.737 31,83 5,24
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 20,25 22,85 21,05 12,82 -7,88
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản
%
21,66 30,70 25,51 41,73 -16,89
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi

phí sản xuất và tiêu thụ
%
26,69 31,80 29,23 19,15 -8,06
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Bia Huế)
• Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua 3 năm biến động
thất thường, nhưng nhìn chung thì tỷ số này vẫn có xu hướng tăng lên qua 3 năm.
Năm 2010 tỷ số này tăng so với năm 2009 với mức là 12,82%, mức tăng này cũng có
thể xem là khá lớn. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của năm 2010 so với năm
2009 tăng lên nhiều hơn doanh thu thuần. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2010 so với
2009 tăng lên 57,07%, còn doanh thu thì chỉ tăng lên 39,22%. Điều này đã dẫn đến tỷ
suất lợi nhuận trên doanh thu tăng lên. Đây là một kết quả tốt, cho thấy Công ty kinh
doanh có hiệu quả.
Nhưng đến năm 2011 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lại giảm so với năm 2010
với tỷ lệ là 7,88%, nguyên nhân là do lợi nhuận trong năm 2011 giảm so với năm 2010
3,24%. Doanh thu thì tăng lên nhưng do lợi nhuận giảm nên đã làm cho tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu giảm xuống. Đây là một kết quả chưa tốt vì doanh thu tăng nhưng
[Type text] 16

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
không làm tăng lợi nhuận cho Công ty. Như vậy, Công ty cần phải phát huy hơn nữa để
tăng lợi nhuận cho những kì sau.
• Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:
Nhìn chung, qua 3 năm thì tỷ số này có xu hướng tăng lên, tuy nhiên vẫn còn biến
động, hay nói cách khác là tỷ suất lợi nhuận qua các năm vẫn chưa ổn định.
Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2010 tăng lên 41,73% so với năm
2009. Nguyên nhân là vì năm 2010 lợi nhuận ròng của Công ty tăng khá cao so với
năm 2009, tăng 57,07%. Tổng tài sản tuy là tăng nhưng mức tăng của nó nhỏ hơn rất
nhiều so với mức tăng của lợi nhuận ròng, tổng tài sản chỉ tăng lên 10,38%. Điều này
cho thấy, năm 2010 Công ty đã sử dụng rất hiệu quả những đồng vốn bỏ ra, mang lại

cho Công ty lợi nhuận rất lớn dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của năm này
tăng cao so với năm 2009.
Nhưng đến năm 2011 thì tỷ số này lại có xu hướng giảm xuống so với năm 2010 là
16,89%. Nguyên nhân là do năm 2011, lợi nhuận thì giảm 3,24% so với 2010, trong
khi tổng tài sản thì lại tăng 16,42%, do đó tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm. Cho
thấy Công ty đã không sử dụng hiệu quả đồng vốn bỏ ra. Đầu tư cho tài sản tăng lên
nhưng không những lợi nhuận không tăng mà còn bị giảm. Trong năm này cần phải
tìm ra nguyên nhân vì sao lợi nhuận lại bị giảm sút so với năm 2010, để từ đó đưa ra
biện pháp khắc phục cho những kì sau.
• Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ:
Về tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ thì ta thấy, ở năm 2009 tỷ
số này là 26,69% đến năm 2010 thì tăng lên thành 31,80%, như vậy năm 2010 tăng
19,15% so với năm 2009. Đây là kết quả đáng mừng, cho thấy Công ty đã sử dụng có
hiệu quả những khoản chi phí bỏ ra, năm 2009 cứ 100 đồng chi phí thì tạo ra được
26,69 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2010 thì cứ 100 đồng chi phí tạo ra 31,80 đồng
lợi nhuận.
Năm 2011, cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì sẽ có 29,23 đồng lợi nhuận, con số này cho
thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ của năm 2011 giảm 8,06%
so với năm 2010. Nguyên nhân cũng là do trong năm này lợi nhuận giảm so với năm
2010, trong khi chi phí xuất và tiêu thụ thì lại tăng lên, dẫn đến tỷ số này bị giảm đi.
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ cũng giống hai chỉ số
trên, cũng đều tăng lên ở năm 2010 nhưng rồi lại giảm xuống ở năm 2011. Nhưng vẫn
may là cả 3 chỉ số đều có xu hướng là tăng trong giai đoạn 2009 – 2011. Điều này cho
thấy các chỉ số trên vẫn còn nhiều bất ổn, Công ty cần phải tìm ra hướng giải quyết để
tránh tình trạng những năm sau các chỉ số đó sẽ thấp hơn giai đoạn này.
2.2.2.2 Các tỷ số về hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản
 Hiệu quả sử dụng vốn
Chỉ tiêu
Năm
2009


Năm
2010
Năm
2011
So sánh


ĐVT
2010/2009 2011/2010
Doanh thu thuần
Trđ
974.323 1.356.449 1.424.807
39,22 5,04
Lợi nhuận sau thuế
Trđ
197.298 309.904 299.855
57,07 -3,24
Vốn chủ sở hữu
Trđ
573.257 585.863 563.329
2,20 -3,85
Vốn lưu động bình quân
Trđ
426.375 457.271 516.775
7,25 13,01
[Type text] 17

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
Vốn cố định bình quân

Trđ
478.449 549.331 657.869
14,81 19,76
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
%
34,42 52,90 53,23
53,69 0,63
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
%
41,24 56,41 45,58
36,81 -19,21
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
%
46,27 67,77 58,02
46,46 -14,38
Bảng 2.2.5: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Bia Huế)
• Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm có xu hướng tăng lên, năm 2009 tỷ
suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là 34,42%, năm 2010 tỷ số này là 52,90% tăng những
53,69% so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2010 lợi nhuận sau thuế tăng 57,07%
so với năm 2009. Vốn chủ sở hữu năm 2010 tuy cũng tăng lên nhưng mức tăng là
không đáng kể, chỉ với 2,02%. Chính vì vậy nên tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
của năm 2010 tăng cao so với năm 2009. Kết quả trên cho thấy năm 2010 Công ty đã sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn tự có của mình.
Năm 2011 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 53,23%, tăng 0,63% so với năm
2010. Tuy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng
mức tăng này là rất thấp, chỉ với 0,63%. Ta thấy, năm 2011 lợi nhuận sau thuế giảm
3,24% so với năm 2010, vốn chủ sở hữu năm 2011 so với 2010 cũng giảm 3,85%.
Chính vì vốn chủ sở hữu giảm với tốc độ lớn hơn lợi nhuận sau thuế nên làm cho tỷ

suất lợi nhuân trên vốn chủ sở hữu năm 2011 tăng so với năm 2010. Điều này cho thấy
sự tăng lên của tỷ số này vẫn chưa phải là điều đáng mừng.
• Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Năm 2009, cứ 100 đồng vốn cố định sẽ tạo ra được 41,24 đồng lợi nhuận, năm 2010
tỷ lệ này là 100:56,41. Điều này cho thấy năm 2010, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
tăng lên so với năm 2009 và tăng với mức là 36,81%. Nguyên nhân làm cho tỷ số này
tăng cao như vậy là vì lợi nhuận năm 2010 tăng so với 2009 là 57,07%, vốn cố định
năm 2010 so với năm 2009 tăng 14,81%. Mức tăng của vốn cố định thấp hơn nhiều so
với mức tăng của lợi nhuận nên dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố đinh năm 2010
tăng so với năm 2009.
Tuy nhiên, năm 2011 so với năm 2010 thì tỷ số này lại giảm xuống 19,21%. Cũng
giống như những chỉ tiêu khác thì việc lợi nhuận sau thuế giảm chính là nguyên nhân
làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm đi.
• Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Nhìn chung qua 3 năm, hiệu quả sử dụng vốn lưu động có xu hướng tăng lên nhưng vẫn
chua ổn định. Năm 2010 so với năm 2009 thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng rất
cao, tăng 46,46%. Nhưng đến năm 2011 thì lại có xu hướng giảm so với năm 2010,
giảm 14,38%. Và nguyên nhân cũng là do lợi nhuận sau thuế của năm 2011 bị sụt giảm
so với năm 2010. Qua đó cho thấy, lợi nhuận sau thuế là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh
hưởng đến nhiều chỉ tiêu, đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Vậy nên cần phải có
biện pháp nhằm khắc phục để đạt hiểu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho
Công ty.
 Hiệu quả sử dụng lao động
[Type text] 18

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
Bảng 2.2.6: Hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu
ĐVT Năm
2009

Năm
2010
Năm
2011
So sánh
2010/2009 2011/2010
Doanh thu thuần Trđ 974.323 1.356.449 1.424.807 39,22 5,04
Lợi nhuận sau thuế Trđ 197.298 309.904 299.855 57,07 -3,24
Số lao động Người 546 551 558 0,92 1,27
Mức sinh lợi trên một lao động Trđ 361,35 562,44 537,37 55,65 -4,46
Doanh thu bình quân trên 1 LĐ Trđ 1784,47 2461,79 2553,42 37,96 3,72
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Bia Huế)
• Mức sinh lời trên một lao động:
Mặc dù năng suất lao động qua các năm đều tăng lên nhưng mức sinh lời trên một
lao động thì lại có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2009 cứ 1lao động sẽ tạo ra
được 361,35 triệu đồng lợi nhuận, năm 2010 thì cứ 1 lao động tạo ra 562,44 triệu đồng
lợi nhuận, tăng 55,56% so với năm 2009.
Năm 2011 thì cứ 1 lao động là có 537,37 triệu đồng lợi nhuận, giảm 4,46% so với
năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng giảm thất thường trên cũng là xuất phát từ sự
không ổn định của lợi nhuận. Lợi nhuận tăng giảm thất thường nên kéo theo mức sinh
lời trên một lao động cũng tăng giảm thất thường. Vậy nên, để khắc phục tình trạng này
thì cần phải tìm ra nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng trưởng một cách ổn định, góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
• Doanh thu bình quân trên một lao động:
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết cứ một lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu.Nhìn vào bảng số liệu ta thấy qua các năm doanh thu bình quân trên một lao động
có xu hướng tăng lên. Năm 2010 tăng 37,69% so với năm 2009, năm 2011 tăng 3,72%
so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh thu trong giai đoạn này tăng nhiều hơn so
với mức tăng của số lao động. Cụ thể là doanh thu năm 2010 tăng 39,22% so với năm
2009, trong khi số lao động chỉ tăng lên 0,92%. Năm 2011 thì doanh thu tăng so với

năm 2010 là 5,04%, còn số lao động thì tăng 1,27%.
2.2.2.3 Các tỷ số về khả năng thanh toán
Bảng 2.2.7: Khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
ĐVT Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
So sánh
2010/2009 2011/2010
Tài sản lưu động Trđ 426.375 457.271 516.775 7,25 13,01
Nợ ngắn hạn Trđ 302.529 367.792 568.649 21,57 54,61
Hàng tồn kho Trđ 86.774 117.002 122.512 34,84 4,71
Tỷ số thanh toán hiện hành Lần 1,41 1,24 0,91 -11,78 -26,91
Tỷ số thanh toán nhanh Lần 1,12 0,93 0,69 -17,58 -25,06
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Bia Huế)
• Tỷ số thanh toán hiện hành:
Người ta dùng tỉ số này để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty.
[Type text] 19

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
Ta thấy qua 3 năm tỷ số này có xu hướng giảm xuống, năm 2009 tỷ số thanh toán
hiện hành là 1,41 tức là có 1,41 đồng tài sản lưu động tính cho 1 đồng nợ ngắn hạn phải
trả. Như vậy năm 2009 Công ty vẫn có đủ khả năng để thanh toán cho các khoản nợ
ngắn hạn khi đến hạn trả. Năm 2010 thì tỷ số này là 1,24, giảm so với năm 2009 là
11,78%, tuy tỷ số thanh toán hiện hành năm 2010 có giảm so với năm 2009 nhưng nó
vẫn lớn hơn 1 nên Công ty vẫn đủ khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn trả.
Năm 2011 tỷ số này giảm xuống còn 0,91, giảm 26,91% so với năm 2010. Với tỷ số

thanh toán hiện hành là 0,19 nhỏ hơn 1 thì Công ty không đủ khả năng trả các khoản nợ
ngắn hạn khi đến hạn trả. Nguyên nhân làm cho tỷ số thanh toán hiện hành trong giai
đoạn này giảm xuống là do nợ ngắn hạn tăng quá cao, trong khi tài sản lưu động tăng
với mức thấp hơn nhiều so với nợ ngắn hạn. Cụ thể năm 2010 nợ ngắn hạn tăng
21,57%, tài sản lưu động chỉ tăng 7,25%, năm 2011 nợ ngắn hạn tăng 54,61%, trong khi
tài sản lưu động chỉ tăng 13,01%. Chính chì mức tăng của tài sản lưu động nhỏ hơn
mức tăng của nợ ngắn hạn nên đã làm cho tỷ số thanh toán hiện hành giảm trong giai
đoạn này.
Điều này cho thấy Công ty vẫn còn chiếm dụng vốn của khách hàng quá nhiều và
vay ngắn hạn để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó đã làm
giảm tỷ số thanh toán hiện hành. Đây là một tình trạng đáng báo động, một biểu hiện
không tốt về khả năng trả nợ của Công ty và cần phải khắc phục ngay.
• Tỷ số thanh toán nhanh: Ngoài tỷ số thanh toán hiên hành người ta còn sử dụng tỷ số
thanh toán nhanh để đo lường khả năng trả nợ trong trường họp xấu nhất.
Năm 2009 tỷ số thanh toán nhanh là 1,12, năm 2010 tỷ số này giảm xuống còn
0,93, giảm 17,58%. Như vậy năm 2010 tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, điều này nói
lên rằng Công ty không có đủ khả năng để trả các khoản nợ ngắn hạn trong điều kiện
kém nhất. Năm 2011 chỉ số này lại tiếp tục giảm mạnh, còn 0,69, tức là giảm 25,06%
so với năm 2010. Như vậy, trong giai đoạn này tỷ số thanh toán nhanh có xu hướng
giảm và giảm mạnh.
Với tỷ số thanh toán thấp như vậy thì thật đáng lo ngại cho Công ty, nếu khách
hàng đồng loạt thu hồi vốn thì Công ty không có khả năng để trả nợ. Đây là một vấn đề
đặt ra cho Công ty, cần phải có đủ vốn chủ sở hữu để hoạt đông kinh doanh và giảm
bớt các khoản phải trả.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng hiệu quả SXKD tại Công ty Bia Huế
2.3.1. Ưu điểm
- Công ty bia huế là Công ty chuyên sản xuất bia với các nhãn hiệu bia nỗi tiếng như
Huda, Festival, Huebeer, Carlsberg duy nhất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thừa
hưởng bề dày kinh ngiệm hơn 20 năm. Được sự quan tâm, hỗ trợ của đảng, nhà nước,
địa phương, được sự chỉ đạo của hội đồng quản trị nên định hướng kịp thời hoạt động

sản xuất kinh doanh của Công ty, góp phần đáp ứng nhu cầu lao động của tỉnh.
- Ban giám đốc lãnh đạo toàn thể cán bộ nhân viên Công ty đoàn kết, nhất trí cao, cùng
thực hiện mục tiêu chung là hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà Công ty
đã đề ra. Đặc biệt có ngân sách tỉnh hỗ trợ hỗ trợ khi cần thiếtgiúp Công ty tận dụng
được cơ hội nằmtrong địa bàn của một Tỉnh có tiềm năng rất lớn về du lịch.
- Với doanh thu hằng năm hơn 1000 tỷ đồng và đóng góp hơn 25% cho GDP của tỉnh,
Công ty bia Huế bằng những cố gắng vượt bậc đã từng bước khẳng định vị thế của
mình trên thị trường. Là một trong mười Công ty liên doanh làm việc có hiệu quả nhất
Việt nam, với đội ngũ nhân viên đều là người Việt, Công ty bia Huế đã chứng tỏ năng
[Type text] 20

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
lực làm việc, khả năng điều hành, đã chiếm được niềm tin của khách hàng, với việc
không ngừng đẩy mạnh phát triển thương hiệu, Công ty bia Huế hiện là một trong
những thương hiệu hàng đầu Việt Nam.
- Bên cạnh đó Công ty có mặt bằng khá lý tưởng với nhà máy sản xuất nằm ở trung tâm
thuận lợi cho việc mua bán,đem lại sự uy tín, hài lòng với khách hàng trong và ngoài
nước.
- Do chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo, giá thành hợp lý, được khách hàng ưa chuộng
nên mặc dù sản lượng cung ứng của Công ty Bia Huế luôn tăng mạnh nhưng vẫn không
đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Từ công suất ban đầu của thị trường là 3 triệu
lít/năm, đến năm 2011 công suất đã lên đến gần 290 triệu lít/năm. Vì ngay từ năm 2005
dự báo được nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng, nhất là trong những thời điểm
“nóng” như: lễ hội festival, mùa hè, mùa tết, ngày lễ, mùa đá bóng Công ty đã tiến
hành xây dựng thêm một nhà máy bia tại Khu công nghiệp Phú Bài với công suất 80
triệu lít/năm. Ngày 29/4/2008, Nhà máy chính thức được khánh thành và những mẽ bia
đầu tiên đậm đà phong vị Huế đã ra đời trong sự đón chào của tất cả những người tiêu
dùng.
- Không chỉ tập trung vào việc chiếm lĩnh thị trường trong nước như miền trung, mà còn
vươn tới các tỉnh thành phía nam, phía bắc và tây nguyên. Xa hơn nữa, đó là công tác

xuất khẩu cũng được Công ty quan tâm ngay từ những năm đầu tiên thành lập. Sản
phẩm Bia Huda đã có mặt tại thị trường Mỹ từ năm 1994. Đến nay, thị trường xuất
khẩu của Công ty đã được mở rộng ra nhiều nước khác nhau trên thế giới như: Anh,
Pháp, Tây Ban Nha, Úc, Canada, Indonesia, Malaysia, Campuchia, CHDCND Lào
- Trong nhiều năm trở lại đây, Công ty Bia Huế luôn là đơn vị dẫn đầu các phong trào
đền ơn đáp nghĩa, các chương trình từ thiện như: xây nhà tình nghĩa cho gia đình chính
sách, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đồng bào nghèo; hỗ trợ học bổng “Niềm hi vọng” cho
các em học sinh nghèo học giỏi vượt khó, hỗ trợ bệnh nhân nghèo mổ mắt, mổ tim, bị
dị tật bẩm sinh; ủng hộ Quỹ vì người nghèo (riêng trong tháng 10/2011 tại Huế, Công
ty đã ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 540 triệu đồng), ủng hộ chương trình “Góp đá xây
Trường Sa” do báo Tuổi trẻ phát động (750 triệu đồng), ủng hộ chương trình “1 triệu
cuốn vở” do Báo Dân trí thực hiện, các chương trình xã hội ý nghĩa khác như: Khởi
nghiệp, tiếp sức đến trường, Chinh phục, Những trái tim đồng cảm, v.v Ngoài ra,
hàng năm Huda cũng luôn là DN tích cực nhất tham gia khắc phục những thiệt hại do
thiên tai, bão lũ gây ra.
- Với sự phấn đấu không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên, Công ty TNHH Bia
Huế đã được ghi nhận bằng phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng:
Huân chương lao động hạng Nhì, Huân chương lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ
tướng chính phủ trao tặng, Bằng khen của Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam
trao tặng Bên cạnh đó còn có sự tín nhiệm của khách hàng: Giải thưởng Sao vàng Đất
Việt, Giải thưởng chất lượng vàng, Giải thưởng “vì sự phát triển cộng đồng”, nhiều
năm liền được bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, được xếp hạng top 100 thương
hiệu Việt Nam ưa chuộng nhất, được xếp hạng top ten các liên doanh làm ăn có hiệu
quả ở Việt Nam.
- Không ngừng nghiên cứu, thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng
cao công suất sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ, giảm thiểu chi phí, nhằm mục đích cuối cùng
là mang lại lợi ích ngày càng cao cho Công ty. Công ty đã khẳng định được vai trò và vị
trí của mình trên thương trường, tốc độ phát triển của Công ty rất nhanh cụ thể theo
[Type text] 21


…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
báo cáo kết qả hoạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua ta thấy doanh thu năm 2009
đạt 974.323 triệu đồng, sang năm 2010 đạt 1.356.449 triệu đồng và năm 2011 lên
1.424.807 triệu đồng, tăng 46,23% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh
doanh của Công ty làm ăn ngày càng hiệu quả và phát triển. Nhờ năng động, linh hoạt,
sáng tạo, biết nắm bắt các cơ hội đầu tư kinh doanh nhằm đi tắt, đón đầu, có sự phân
chia định hướng tốt về lô ngành hàng, mặt hàng của ban lãnh đạo. Đồng thời Công ty
cũng đặt được nhiều mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, trình độ cán bộ nhân viên
được cải thiện trong những năm vừa qua nên Công ty có những bước tiến đáng kể.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của của nững hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những mặt đạt được Công ty còn tồn tại 1 số mặt hạn chế, chính những
yếu tố này đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty:
- Lợi nhuận sau thuế của Công ty còn nhiều bất ổn, năm 2010 lợi nhuận cao so với năm
2009 nhưng đến năm 2011 thì lợi nhuận lại có xu hướng giảm xuống so với năm 2010.
Chính vì lợi nhuận năm 2011 giảm nên kéo theo các chỉ số đánh giá hiệu quả sản xuất
kinh doanh của Công ty Bia Huế giảm so với năm 2010.
- Tỷ số thanh toán hiện hành giai đoạn trên có xu hướng giảm, và giảm xuống nhỏ hơn 1,
giảm tỷ số thanh toán hiện hành. Đây là một tình trạng đáng báo động, một biểu hiện
không tốt về khả năng trả nợ của Công ty và cần phải khắc phục ngay.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Việc thay đổi các văn bản thường xuyên, việc chấp hành các văn bản mới của Trung
Uơng, khiến các cơ quan quản lí chưa điều chỉnh kịp thời và trong việc thực hiện gây
khó khăn, thiệt thòi cho Công ty. Chính điều này nên lợi nhuận của Công ty có sự biến
động mạng qua các năm.
- Thực tế chiến lược hiện tại thiếu tính bền vững vì chưa khai thác hết triệt để các nền
tảng cốt lõi mà Công ty đang nắm giữ. Công tác tìm kiến việc làm của Công ty chủ yếu
do các hợp đồng lớn với đối tác, nên công còn phụ thuộc nhiều.
- Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ tăng dần qua các năm,tuy nhiên năm 2011 tốc độ tăng
nhanh hơn so với mức tăng của doanh thu thuần, điều này đã làm giảm phần nào lợi

nhuận của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do không quản lí chặt 2 khoản chi phí, tránh
việc chi cho những khoản không cần thiết trong kinh doanh.
- Sản phẩm của Công ty có nhiều mức giá khác nhau phục vụ cho nhiều đối tượng khách
hàng. Tuy nhiên, do phải tập trung cho chất lượng sản phẩm tốt nên giá các sản phẩm
của Công ty vẫn chưa thể là tốt nhất trên thị trường so với sabeco, habeco và bia Việt
Nam.
- Hai tỷ số thanh toán nhanh và thanh toán hiện hành có xu hướng giảm qua giai đoạn
trên và giảm còn nhỏ hơn một làm cho khả năng trả nợ của Công ty giảm. nguyên nhân
là do nợ ngăn hạn tăng quá cao, trong khi tài sản lưu động tăng với mức thấp hơn nhiều
so với nợ ngắn hạn.
Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD
[Type text] 22

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
3.1. Phương hướng và chiến lược kinh doanh
3.1.1. Phương hướng
Phải khẳng định lại một lần nữa, bên cạnh thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu
luôn được Công ty Bia Huế chú trọng để tập trung khai thác và phát triển sao cho hiệu
quả. Điều này cũng nằm trong chiến lược mang tính lâu dài với sự định hướng từ phía
Tập đoàn Carlsberg. Đáng chú ý là ngay từ những năm đầu hoạt động, các sản phẩm
của Bia Huế đã được xuất khẩu sang một số thị trường ở nước ngoài. Vì vậy việc mở
rộng thị phần ở thị trường quốc tế mang tính kế thừa, tiếp bước những thế hệ đi trước đã
mở đường.
Trong năm 2011, Bia Huế không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu
mã, áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất kinh doanh của mình như: hệ
thống robot ABB Thụy Sỹ, dây chuyền chiết với công suất 48.000 lon/giờ. Điều này đã
góp phần nâng cao sản lượng, tiết kiệm chi phí, sản xuất thân thiện với môi trường.
Tổng sản lượng tiêu thụ của Bia Huế trong năm 2011 tăng 19% so với năm trước, đạt
xấp xỉ 200 triệu lít. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động an sinh xã hội, vì cộng đồng đã và
đang được đẩy mạnh, tạo hiệu ứng xã hội tích cực, được người tiêu dùng ủng hộ

Tính đến hết tháng 11/2012, tổng sản lượng xuất khẩu của Bia Huế tăng gần 17% so với
năm 2010. Đây là bước tiến quan trọng trên con đường khẳng định vị thế ngày càng lớn
mạnh của Bia Huế. Trong năm 2012, Bia Huế đề ra mục tiêu tăng sản lượng ít nhất là
20% so với năm 2011. Đồng thời có nhiều hoạt động nhằm củng cố các thị trường
truyền thống như Singapore, Malaysia, Indonesia, Anh, Mỹ, Úc ; phát triển các thị
trường mới mở như Lào, Đông Timor, Myanmar; thâm nhập các thị trường tiềm năng
như Campuchia
Về mặt thương hiệu, chúng tôi sẽ đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu
của Bia Huế và sản phẩm đến rộng rãi các thị trường quốc tế thông qua các công cụ như
website, hội chợ, triển lãm, tài trợ POS, POSM
3.1.2. Hình thành chiến lược kinh doanh
Chiến lược dẫn đạo chi phí ( Phương án 1): với ý tưởng là tạo lập sức mạnh cạnh
tranh thiên về giá, dựa vào khả năng có thể huy động được nguồn vốn lớn từ một nguồn
tài chính dồi dào sau khi chuyển giao 100% vốn cổ phần cho tập đoàn Carlberg. Công
ty sẽ tập trung toàn bộ cho mục đích hạ giá thành xuống mức thấp nhất để từ đó tạo ra
lợi thế cạnh tranh bằng giá và thu về lợi nhuận cao cho mình.
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm (Phương án 2): với ý tưởng là tạo lập sức
mạnh cạnh tranh thiên về sản phẩm dựa vào uy tín, tầm ảnh hưởng của Công ty kết hợp
với dây chuyền, công nghệ tiên tiến để tạo ra những sản phẩm mới trên thị trường nhằm
vượt qua những thách thức, đe dọa từ đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế.
Chiến lược tập trung ( Phương án 3): Phương án 3 thể hiện chiến lược tập trung
của Công ty sẽ mang lại kết quả tốt khi khai thác được cơ hội Thừa Thiên Huế là một
trong những tỉnh luôn có các sự kiện, lễ hội tập trung đông khách du lịch trong và ngoài
nước hàng năm.
3.2. Giải pháp
[Type text] 23

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
Xác định việc tiết kiệm năng lượng (TKNL) là yếu tố then chốt trong giảm chi phí
sản xuất, bình ổn giá sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh và đời sống cho CBCNV,

nhiều năm qua, Công ty TNHH Bia Huế đã áp dụng các giải pháp TKNL hiệu quả.
3.2.1. Giảm chi phí sản xuất
Những giải pháp TKNL hiệu quả phải kể đến đó là: Cải tạo hệ thống cấp nước ở bẫy
bọt CO
2
tại khu vực thùng lên men và hệ thống thu hồi CO
2
; cải tạo hệ thống làm mát
nước ở hệ thống hóa lỏng CO
2
và hệ thống lạnh với thiết bị hiện có; tận dụng nước rửa
cuối tại thùng lọc và bã hoa tại thùng lắng xoáy trong; thay thế toàn bộ bóng đèn cao áp
bằng bóng đèn Compact có công suất tiêu thụ điện năng thấp. Mới đây, Công ty còn áp
dụng phương pháp mua hơi đốt từ vỏ trấu thay thế hơi đốt sử dụng dầu FO.
Theo các tiêu chí sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, việc sản xuất bia của Công
ty TNHH Bia Huế tiêu hao năng lượng tương đối tốt, tức là nằm trong giới hạn cho
phép hoặc thấp hơn so với các nhà máy bia sử dụng công nghệ tiên tiến. Song, giai đoạn
trước khi áp dụng các giải pháp tiết giảm năng lượng, mỗi năm lượng điện, dầu, nước
tiêu thụ không nhỏ. Từ 2008-2009, mỗi năm, Công ty TNHH Bia Huế sử dụng từ hơn
10-12 triệu kWh điện; 4-4,6 triệu lít dầu FO; gần 900.000m
3
nước cho sản xuất. Sau khi
áp dụng các sáng kiến TKNL trên, hiện nay, mỗi năm lượng điện tiêu thụ giảm từ 2-2,2
triệu kWh; nước hơn 58.000m
3
; nhiên liệu hơn 220.000kg. Nhờ vậy, Công ty TNHH
Bia Huế tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm. Riêng sáng kiến TKNL từ việc tối ưu hóa hệ
thống lạnh tại Nhà máy Bia Phú Bài, hàng năm tiết kiệm hơn 185.000 USD. Nhờ tiết
kiệm chi phí, Công ty TNHH Bia Huế đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh
và nâng cao đời sống cho CB-CNV.


3.2.2. Nâng cao sức cạnh tranh

Anh Nguyễn Thái Hà, Phó giám đốc kỹ thuật Công ty TNHH Bia Huế cho biết, để
quán triệt chủ trương TKNL của đơn vị đến từng CB-CNV, hàng năm, Công ty đều đặt
chỉ tiêu TKNL cho từng bộ phận cụ thể. Sau đó, các bộ phận triển khai đến từng CB-
CNV. Cuối năm, Ban giám đốc có thưởng phạt xứng đáng cho tập thể và cá nhân thực
hiện tốt hoặc không tốt tiêu chí này. Bên cạnh việc xây dựng tiêu chí, Công ty TNHH
Bia Huế còn thường xuyên lồng ghép tuyên truyền TKNL trong các buổi họp, tập huấn
để nâng cao ý thức cho CB-CNV trong việc TKNL.

Mục tiêu của Công ty TNHH Bia Huế là tiết kiệm càng nhiều chi phí sản xuất càng
tốt. Tiết kiệm được chi phí sản xuất có nghĩa là ngoài bình ổn giá sản phẩm, nâng cao thu
nhập cho CB-CNV, còn góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm của bia Huế trên thị
trường nội địa và xuất khẩu. Với ý nghĩa đó, Công ty TNHH Bia Huế đề ra các kế hoạch
TKNL cả trước mắt cũng như lâu dài. Theo đó, xây dựng các định mức tiêu thụ năng
lượng cụ thể hàng năm, theo phương châm năm sau ít hơn năm trước. Phát động phong
trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Ưu tiên thực hiện các giải pháp mang tính đầu tư thấp,
chủ yếu hiệu chỉnh quy trình vận hành. Bảo trì, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị máy móc trên
dây chuyền sản xuất một cách hợp lý. Hoàn thiện việc kiểm soát năng lượng một cách cụ
thể và chính xác nhất. Bổ sung lắp đặt thiết bị đo điện, nước, hơi, khí nén tại những hộ
tiêu thụ chính trong từng công đoạn sản xuất của nhà máy.
[Type text] 24

…Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại CTTNHH Bia Huế…
Xác định con người là yếu tố then chốt trong việc thực hiện TKNL, Công ty TNHH
Bia Huế luôn quan tâm tổ chức đào tạo, tham quan học tập về kinh nghiệm và mô hình
quản lý tối ưu hóa sản xuất tại Nhà máy Bia Malaysia trong hệ thống Tập đoàn Bia
Carlsbreg. Công ty TNHH Bia Huế cũng xác định, TKNL cũng đồng nghĩa với việc bảo
vệ môi trường bằng việc giảm lượng khí thải từ các nhà máy ra môi trường. Vì vậy,

trong thời gian tới, Công ty TNHH Bia Huế sẽ tiếp tục ứng dụng các tiến bộ của khoa
học kỹ thuật trong việc TKNL, nhằm giảm thiểu tối đa lượng khí thải từ việc đun nấu
để sản xuất bia. Trong đó, việc sử dụng hơi đốt từ trấu thay dầu FO tại Nhà máy Bia
Phú Thượng trong tháng 7 tới là một minh chứng cụ thể cho vấn đề này.
3.2.3. Nâng cao trình độ nhân lực
Nâng cao trình độ nhân lực được coi là nhân tố quyết định, là nền tảng quan trọng
trong chiến lược phát triển của Công ty Bia Huế. Do vậy Công ty Bia Huế cần có các
giải pháp nhằm nâng cao trình độ nguồn nhân lực của Công ty mình:
- Bắt đầu từ khâu tuyển dụng nhân viên, đặt ra các yêu cầu nhất định như:
+ Đối với nhân viên bình thường thì phải có trình độ văn hóa 12/12, có các kĩ năng
cần thiết,… đáp ứng đúng vị trí cần tuyển. Ưu tiên những người có hiểu biết về bia
cũng như các vấn đề về thị trường bia, các đối thủ cạnh tranh…
+ Đối với các kĩ sư thì cần có bằng đại học, thạc sĩ và các kinh nghiệm, đúng
chuyên ngành cần tuyển như các kĩ sư về bộ phận máy móc cho các bộ phận điều hành
dây chuyền sản xuất bia.
- Mở các lớp đào tạo giúp nhân viên hiểu rõ hơn về Công ty bia Huế cũng như cách thức,
phương thức làm việc, và điều quan trọng nhân viên hiểu về bia. Vị bia cũng như hình
ảnh bia mà Công ty muốn truyền đạt tới khách hàng, người tiêu dùng bia. Vì có hiểu
được như vậy họ mới có tâm huyết với Công ty, với công việc hiện tại của họ.
- Công ty cần ý thức được rằng mỗi một con người đều có những ưu điểm, nhược điểm
nhất định. Là người quản lí nguồn nhân lực cần phải quan tâm để phát huy những điểm
mạnh và hạn chế nhược điểm. Bố trí và sắp xếp nguồn nhân lực hợp lý để phát huy
được thế mạnh, đúng với sở trường, sở thích của mỗi nhân viên.
- Xây dựng chính sách tiền lương hợp lý
- Có các chính sách đãi ngộ nhân viên như chính sách thưởng cho những nhân viên có cố
gắng trong công việc. Bên cạnh đó phải có chính sách phạt đối với những nhân viên
không hoàn toàn thành công việc cũng như không có trách nhiệm với công việc của
Công ty.
3.2.4. Hiện đại hóa công nghệ
Ngày nay yếu tố công nghệ là một yếu tố rất quan trọng không chỉ đối với ngành

Bia mà là đối với tất cả các ngành. Tại sao khách hàng phải chọn loại bia này chứ
không chọn loại bia khác? Tất nhiên điều đó là do nhiều yếu tố quyết định nên có thể là
do giá cả, thói quen tiêu dùng, chất lượng, mùi vị,…những điều đó quan trọng nhất thu
hút khách hàng vẫn là chất lượng và điều đó liên quan đến dây chuyền sản xuất bia. Do
vậy Công ty Bia Huế phải thường xuyên dành một khoản ngân sách vào việc đầu tư
công nghệ mới. Phải phát triển công nghệ để không bị lạc hậu so với trình độ công nghệ
của các Công ty khác trong nước và trên thế giới. Trong thời gian tới việc phát triển
công nghệ giúp đa dạng hóa kênh phân phối, hoàn thiện sản phẩm bằng cách tiêu chuẩn
[Type text] 25

×