Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766 KB, 26 trang )

Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Lúa gạo là ngành sản xuất truyền thống của Việt Nam, xuất khẩu gạo chiếm vị trí
quan trọng trong nền Kinh tế quốc dân, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước vì
kim ngạch xuất khẩu gạo hiện đang đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản.
Sản phẩm gạo của nước ta do hàng triệu hộ nông dân sản xuất ra, là một mặt hàng có vị
trí hết sức quan trọng bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Từ chỗ là nước nhập khẩu
gạo, Việt Nam đã vươn lên sản xuất đủ ăn, có thừa để xuất khẩu và xuất khẩu với số
lượng đứng thứ hai trên thế giới. Do có những lợi thế cạnh tranh nên nhiều năm qua dù
phải đối mặt với những khó khăn thách thức nhưng ngành trồng lúa của Việt Nam, hạt
gạo của Việt Nam vẫn cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật; nhu cầu tiêu dùng của thị trường thế giới và thị trường
trong nước đòi hỏi ngày càng cao hơn về chất lượng, tiện lợi trong tiêu dùng; sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt . Thực tế ấy đã đặt ra cho mỗi chủ thể của nền kinh tế nói chung,
các chủ thể kinh doanh gạo nói riêng nếu muốn tồn tại, đứng vững và phát triển trong
cuộc cạnh tranh đó phải có chiến lược cạnh tranh thích hợp; phát huy lợi thế so sánh nâng
cao sức cạnh tranh… Đó là những yêu cầu bức xúc cả về lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải
Thị trường và giá cả 1
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
có lời giải đáp vừa mang tính khoa học vừa đảm bảo tính khả thi. Căn cứ vào tình hình và
yêu cầu thực tiễn, việc khai thác triệt để hơn nữa những tiềm năng to lớn của đất nước
trong sản xuất cũng như tìm kiếm cách thức tiếp cận thị trường, giữ vững và phát triển thị
phần mặt hàng gạo có hiệu quả tối ưu luôn là vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu và giải quyết.
Đó không chỉ là vấn đề mà xã hội đang quan tâm, là vấn đề cấp bách trước mắt mà còn là
vấn đề lâu dài bảo đảm sự sống còn của ngành; là vấn đề rất lớn của nông dân, nông
nghiệp, nông thôn khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm 2012 Việt Nam đã xuất khẩu được 7,72 triệu tấn đứng thứ hai thế giới, Ấn Độ
xuất khẩu 9,5 triệu tấn đứng thứ nhất, Thái Lan đứng thứ ba với 6,9 triệu tấn. Tuy nhiên,
với sản lượng gạo sản xuất và xuất khẩu từ năm 2005 đến 2012 năm sau cao hơn năm


trước nhưng thu nhập của người nông dân sản xuất lúa không tăng cùng tỷ lệ, thậm chí có
năm còn giảm, người nông dân sản xuất lúa Việt Nam nghèo vẫn hoàn nghèo. Theo dự
báo của VFA, với tình hình sản xuất lúa gạo như hiện nay, năm 2013 và những năm tiếp
theo xuất khẩu gạo Việt Nam còn gặp khó khăn và chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Với mục đích tìm hiểu những vấn đề liên quan đến xuất khẩu gạo trong giai đoạn
hiện nay và tìm một số giải pháp nhằm bảo đảm lợi ích của người nông dân sản xuất lúa
cũng như mong muốn tạo thương hiệu cho gạo Việt Nam để khẳng định vị thế trên thị
trường thế giới, chúng em đã quyết định lựa chọn chuyên đề : “Thực trạng và giải pháp
xuất khẩu gạo của Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tổng quan về cung cầu gạo trên thế giới
- Tìm hiểu thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam
- Nhận xét xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua và đưa ra các giải pháp
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập thông tin, tài liệu qua các bài báo, Internet, các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Thị trường và giá cả 2
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
NỘI DUNG
1. Tổng quan chung về cung, cầu gạo trên thế giới
1.1 Cung gạo trên thế giới
Tình hình cung gạo trên thế giới từ năm 2002 đến2012 luôn tăng trưởng cả về diện
tích gieo trồng và sản lượng (hình 1).
Hình 1: Diện tích thu hoạch và sản lượng lúa gạo toàn cầu từ năm 2002 đến
2011
Thị trường và giá cả 3
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
Nguồn: />Sản lượng gạo toàn cầu tăng 3% so với sản lượng năm 2010 dù một số nước có gặp
khó khăn về thiên tai do lũ lụt gây ra. Sự gia tăng này một mặt do diện tích thu hoạch
tăng 2,2% lên 164,6 triệu ha, mặt khác do năng suất tăng 0,8%, tương đương 4,38 tấn/ha.

Bất chấp sản lượng lúa gạo tại Thái Lan, Pakistan, Philippines, Campuchia, Lào,
Myanmar bị ảnh hưởng do thời tiết không thuận lợi, nhưng châu Á vẫn sản xuất được tới
90,3%, tức 651 triệu tấn (hay 435 triệu tấn gạo). Kết quả này có được chủ yếu nhờ sản
lượng tăng mạnh tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Việt Nam, trong đó Việt Nam năm
2012 đạt 27,12 triệu tấn, xuất khẩu 7,72 triệu tấn đứng thứ hai sau Ấn Độ, các quốc gia
cung cấp gạo thuộc tốp 10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu còn lại là Pakistan, Brazil,
Thái Lan (Bảng 1) Do vậy, Tuy Việt Nam cung sản lượng gạo đứng thứ hai trong các
quốc gia xuất khẩu gạo nhưng cũng phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các quốc gia có
nguồn cung gạo còn lại.
Bảng 1: 10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm 2012
STT Quốc gia XK năm 2012 STT Quốc gia XK năm 2012
Thị trường và giá cả 4
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
1 Ấn Độ 8,0 6 Uraguay 0,85
2 Việt Nam 7,72 7 Campuchia 0,8
3 Thái Lan 7,5 8 Argentina 0,65
4 Pakistan 3,75 9 Myanmar 0,6
5 Brazil 0,9 10
Trung
Quốc
0,48
Nguồn: />1.2 Nhu cầu gạo trên thế giới
Năm 2012 các nước châu Phi nhập khẩu 10,5 triệu tấn, giảm 2% so với năm 2011.
Nguồn cung dồi dào là nguyên nhân khiến một số nước như Benin, Guinea, Sierra Leone
và Tanzania cắt giảm lượng gạo nhập khẩu. Tổ chức FAO (Tổ chức Nông-Lương Liên
hợp quốc) cũng cho biết lượng gạo nhập khẩu của Ai Cập năm 2012 là 100 nghìn tấn,
giảm so với mức 350 nghìn tấn năm 2011. Nigeria, quốc gia nhập khẩu nhiều gạo nhất tại
châu Phi, cũng giảm lượng gạo nhập khẩu 8%, ở mức 1,9 triệu tấn. Ngoài lý do sản lượng
năm 2011 tăng thì việc chính phủ áp đặt các biện pháp bảo vệ hoạt động sản xuất trong
nước cũng là nguyên nhân khiến nhập khẩu tại quốc gia này suy giảm. Nằm trong mục

tiêu đến năm 2015 trở thành quốc gia tự cung về gạo, Chính phủ Nigeria sẽ áp dụng mức
thuế suất 25% đối với lúa gạo nhập khẩu bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2012. Ngoài ra,
chính phủ có kế hoạch nâng thuế nhập khẩu gạo từ 20% lên 40%. Điều này có nghĩa là
mặt hàng sẽ có mức thuế nhập khẩu 50% và đến 31 tháng 12 năm 2012 sẽ tăng lên 100%.
Triển khai các biện pháp này sẽ đánh dấu một sự thay đổi trong chính sách hải quan của
Nige-ria, theo đó trong những năm gần đây quốc gia này đã có những điều chỉnh giảm về
thuế suất phù hợp với lộ trình của Chương trình thuế quan chung trong Cộng đồng Kinh
tế các quốc gia Tây Phi. Trong khi đó, một số thị trường lớn khác trong khu vực như
Senegal sẽ tăng 4% lượng gạo nhập khẩu lên ở mức 780 nghìn tấn. Cote d’Ivoire và Nam
Phi tăng lên ở mức tương ứng là 900 nghìn và 950 nghìn tấn. Các nước châu Mỹ Latinh
và vùng Caribe nhập khẩu gạo cũng tăng 6% lên 3,7 triệu tấn trong năm 2012. Brazil sản
lượng trong nước giảm nên phải tăng lượng gạo nhập khẩu lên 800 nghìn tấn, cao hơn
200 nghìn tấn so với năm 2011. Thiếu hụt sản lượng tại Haiti, Mê-xi-cô, Panama và Peru
cũng buộc các quốc gia phải nhập khẩu gạo nhiều hơn. Trong khi đó, sản lượng tại
Thị trường và giá cả 5
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
Colombia có những dấu hiệu phục hồi sẽ là yếu tố khiến lượng gạo nhập khẩu năm 2012
nước này trở về mức bình thường (khoảng 20 nghìn tấn). Đất nước Cuba, với sản lượng
giảm 5% nên lượng gạo nhập khẩu năm 2012 là 570 nghìn tấn. Phù hợp với mục tiêu tự
cung tựcấp, giới quan chức Cuba thông báo nước này đang hướng tới việc thay thế 117
nghìn tấn gạo nhập khẩu bằng lượng gạo sản xuất trong nước.
Tại các nước châu Âu, lượng gạo nhập khẩu của 27 nước EU khoảng 1,7 triệu tấn,
tăng 4,8% so với năm 2011. Tuy nhiên, kể từ tháng 1 năm 2013, châu Âu đã tăng cường
các biện pháp nghiêm ngặt hơn đối với gạo và các sản phẩm làm từ gạo có nguồn gốc từ
Trung Quốc, sau hàng loạt vụ phát hiện các loại gạo biến đổi gen (GMO) kể từ năm
2010. Theo quy định mới, tất cả các thương nhân phải gửi thông báo nếu nhập khẩu gạo
từ Trung Quốc, thời gian đến và địa điểm nhập hàng, tiến hành kiểm tra các lô hàng trước
và sau khi giao hàng xem có bất kỳ loại sinh vật biến đổi gen trái phép nào không. Quy
định này sẽ được tiến hành rà soát lại sau 06 tháng có hiệu lực và được coi là quy định có
giá trị cao nhất trong số các quy định tương tự có hiệu lực từ năm 2008, thời điểm lô

hàng đầu tiên của Trung Quốc bị phát hiện là thuộc loại gạo biến đổi gen. Theo số liệu
chính thức, năm 2012 là năm thứ hai liên tiếp lượng gạo nhập khẩu của châu Âu từ Hoa
Kỳ tăng 650.000 tấn, trong đó theo tổ chức FAO cho biết Liên bang Nga tiếp tục mua
thêm 180.000 tấn trong năm nay. (Bảng 2).
Bảng 2: Nhập khẩu gạo thế giới từ năm 2007 đến 2012
2007-2009
(Trung
bình)
2010
2011 2012 % thay đổi năm 2012
so với năm 2011
2012
Số liệu
trước
Điều chỉnh
Triệu tấn Triệu tấn % Triệu tấn
THẾ GIỚI 30,5 31,5 34,5 32,8 -1,7 -4,9 33,8 -1,1
Quốc gia đang phát triển 25,7 27 29,8 27,9 -1,8 -6,2 29 -1,1
Quốc gia phát triển 4,8 4,5 4,7 4,9 0,2 3,3 4,9 0,0
CHÂU Á 14,3 15,8 17,2 15,4 -1,8 -10,2 16,5 -1,0
CHÂU PHI 9,9 9,4 10,7 10,5 -0,2 -2,3 10,5 0,0
TRUNG MỸ VÀ CARIBE 2,2 2,1 2,2 2,2 0,0 0,1 2,2 -
NAM MỸ 1,0 1,3 1,3 1,5 0,2 14,9 1,5 -
BẮC MỸ 1,0 0,9 1,0 1,0 0,0 3,7 01 0,0
Thị trường và giá cả 6
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
CHÂU ÂU 1,8 1,6 1,7 1,7 0,1 4,8 1,7 -
Nguồn: />Theo tổ chức Lương nông Quốc tế FAO, sản lượng gạo thế giới năm 2012 đạt 484 triệu
tấn (tương đương 730,2 triệu tấn lúa) tăng 9% so với năm 2011 (723,7 triệu tấn). Con số
này phản ảnh năm 2013 xuất khẩu gạo gặp rất nhiều khó khăn, những nước nhập khẩu

gạo truyền thống ở châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Philippines đều
trúng mùa. Dự báo sang năm 2013 sản lượng gạo đạt 488,6 triệu tấn do ngoại trừ Ấn Độ
và Brazil, sản lượng gạo của các nước đều tăng (bảng 3)
Bảng 3: Sản lượng, xuất khẩu và dự trữ gạo của một số nước trên thế giới theo tổ chức
Lương nông Quốc tế FAO tháng 2/2013
Nguồn: Theo FAO tháng 2/2013
Thị trường và giá cả 7
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam
2.1 Sản lượng gạo xuất khẩu
Việt Nam từ một nước thiếu lương thực của những thập niên 80, 90 thế kỷ trước thì
những năm 2005 – 2008 sản lượng gạo xuất khẩu khá ổn định ở mức trên 4,5 triệu tấn và
có bước đột phá từ những năm 2009. Cụ thể, mùa vụ 2010/2011, Việt Nam xuất khẩu 7,1
triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 26,37 triệu tấn, so với 6,73 triệu tấn trong mùa vụ
2009/2010. Với sản lượng này, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất
khẩu gạo, sau Thái Lan. Mùa vụ 2011/2012, Việt Nam vẫn duy trì mức xuất khẩu gạo
trên 7 triệu tấn và đã đạt 7,72 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 3,45 tỷ USD. (Hình
2).
Thị trường và giá cả 8
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
Hình 2: Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ mùa vụ 2005 đến mùa vụ 2011 (Đvt: nghìn
tấn)
Nguồn: Nguồn thông tin thương mại, tính toán của USDA (2011)
Trong hai mùa vụ 2007 và 2008, Indonesia chỉ nhập khẩu một lượng gạo nhỏ từ
Việt Nam, thì đến mùa vụ 2009/2010, nước này đã tăng lượng nhập khẩu gạo lên 1,5
triệu tấn do lượng gạo dự trữ trong nước bị ảnh hưởng bởi thiên tai và tình trạng mất
mùa. Điều này đã đưa Indonesia thành quốc gia nhập khẩu nhiều gạo nhất của nước ta
trong mùa vụ 2010/2011. Tiếp theo là Philippines với 829 nghìn tấn, giảm so với mức
1,57 triệu tấn trong mùa vụ 2009/2010.
Thị trường và giá cả 9

Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
Hình 3: Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi từ mùa vụ 2005 đến mùa vụ 2010
(đơn vị: nghìn tấn)
Nguồn: Nguồn thông tin thương mại, tính toán của USDA
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc cũng tăng mạnh trong vài
năm trở lại đây. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu mùa vụ 2011/2012, lượng gạo xuất khẩu
đã tăng gấp gần 2 lần so với toàn bộ mùa vụ 2010/2011, và gấp hơn 4 lần so với mùa vụ
2009/2010. Đây chính là cơ hội để Việt Nam bù đắp lại nhu cầu đang có xu hướng giảm
tại các thị trường truyền thống.
Thị trường và giá cả 10
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
Hình 4: Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc từ mùa vụ 2009 đến 3
tháng đầu mùa vụ 2011
Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam
Triển vọng xuất khẩu gạo 9 tháng cuối mùa vụ 2011/2012 rất sáng sủa và đầy hứa
hẹn. Việt Nam có lợi thế so với Ấn Độ và Pakistan tại thị trường Hoa Kỳ nhất là đối với
loại gạo tấm 5%. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gạo Việt Nam phải đối
mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt đối với gạo tấm 25% của Ấn Độ. Xét về lượng, trung
bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi từ 1,2 đến 1,5 triệu tấn gạo. Mùa mua
sắm tại thị trường châu Phi không bắt đầu vào quý đầu tiên mà thường từ quý 2 trở đi.
Thị trường và giá cả 11
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
Gạo xuất sang châu Phi thường được bán theo cơ sở giá FOB; hàng hóa được chuyển
bằng tàu lớn và dừng lại ở nhiều cảng tại các quốc gia châu Phi khác nhau. Chính vì vậy,
rất khó để đưa ra con số chính xác về lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang châu lục
này. Nhu cầu từ các nước châu Á, thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam
như Philippines, Indonesia, và Malaysia vẫn còn rất tiềm năng nhưng xu hướng trong
thời gian tới có thể sẽ bão hòa.

Hình 5: Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý đầu tiên từ mùa vụ 2006 đến

mùa vụ 2011 (đơn vị: tấn)
Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nguồn thông tin thương mại, dự báo của USDA
2.2 Thị trường xuất khẩu chính
Mùa vụ 2011/12, nước ta xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 27,15
triệu tấn, tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Ấn Độ. Thị trường
xuất khẩu chính của Việt Nam trong mùa vụ 2011/2012 là các quốc gia châu Á chiếm
77,7% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (tương đương 6 triệu tấn). Indonesia,
Thị trường và giá cả 12
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
Philippines và Malaysia vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền thống. Tiềm năng
tiêu thụ gạo của các thị trường này vẫn còn khá lớn, tuy nhiên, theo USDA, trong vài
năm tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này sẽ bị thu hẹp dần.
Mùa vụ 2011/12, Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam với kim
ngạch hơn 2 triệu tấn. Dự báo xuất gạo của Việt Nam sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng
trong mùa vụ 2012/13. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ
Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan và Myanmar khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.
Đối với thị trường châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Ấn Độ và
Pakistan nhất là với loại gạo tấm 5%; nhưng lại phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay
gắt từ Thái Lan vì các nhà xuất khẩu Thái Lan có thể hạ thấp giá bán để cạnh tranh tại thị
trường quan trọng này. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan lại có
lợi thế cạnh tranh đối với thị trường gạo chất lượng thấp (đặc biệt là gạo tấm 25%).
Xét về lượng, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi từ 1,2 đến 1,5
triệu tấn gạo. Mùa mua sắm tại thị trường châu Phi không bắt đầu vào quý đầu tiên của
năm mà thường từ quý 2 trở đi. Gạo xuất sang châu Phi thường được bán theo cơ sở giá
FOB; hàng hóa được chuyển bằng tàu lớn và dừng lại ở nhiều cảng tại các quốc gia châu
Phi khác nhau. Chính vì vậy, rất khó để đưa ra con số chính xác về lượng gạo xuất khẩu
của Việt Nam sang châu lục này. (Bảng 4).
Bảng 4: Xuất khẩu gạo của Việt Nam mùa vụ 2011/2012
5% 10% 15% 25% 100%
Glutinou

s
Jasmin
e
Các loại
khác
Tổng
Châu Á
2.684.81
5
-
1.505.76
7
793.31
3
15.925 309.434 433.707 5.832 5.748.797
Châu Phi 821.826 - 75.947 98.407
365.61
0
- 104.162 52.356 1.518.308
Châu Âu và các
nước CIS
39.828 24.699 756 - - - 24.564 - 89.847
Châu Mỹ 32.014 - 213.090 2.901 55.883 - 25.445 - 329.333
Châu Úc 19.235 - - - - - 11.036 - 30.271
Tổng
3.597.71
8
24.699
1.795.56
0

894.62
5
437.41
8
309.434 598.914 58.188 7.716.556
Nguồn: Thông tin thương mại/Tổng cục Hải quan Việt Nam/Hiệp hội lương thực
Việt Nam (2012)
Thị trường và giá cả 13
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
Theo báo cáo của USDA, Việt Nam đang muốn tiếp cận thị trường mới để đẩy
mạnh xuất khẩu. Việt Nam đã xuất khẩu gạo đến Chile và Haiti trong năm ngoái và đang
tìm cách mở rộng thị phần tại Tây bán cầu. Cũng theo báo cáo, sản lượng lúa gạo Việt
Nam năm 2013 ước tính 27,65 triệu tấn, tăng so với khoảng 27,15 triệu tấn năm trước.
Tiêu thụ lúa gạo trong nước dự kiến sẽ tăng nhẹ, từ khoảng 19,65 triệu tấn năm 2012 lên
20,1 triệu tấn năm 2013.
2.3 Giá gạo xuất khẩu
Năm 2012, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7,72 triệu tấn, trị giá FOB
đạt 3,45 tỷ USD. Theo VFA năm 2012 lượng gạo xuất khẩu gạo của Việt Nam vượt năm
2011 nhưng thua về giá trị. Nguyên nhân căn bản được lý giải là do giá gạo xuất khẩu
giảm. Năm 2011 cả nước xuất khẩu đạt 7,105 triệu tấn, nhưng giá FOB là 3,507 tỷ USD.
Khoảng 70% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là gạo có phẩm cấp thấp (gạo 25%
tấm), gạo có phẩm cấp cao (5% tấm) thì vẫn chưa cạnh tranh được với gạo của Thái Lan.
Gạo có phẩm cấp thấp thị trường tiêu thụ ngày càng bị thu hẹp và chịu sự cạnh tranh gay
gắt từ các nước Ấn Độ, Pakistan và Myanmar.
Giá gạo xuất khẩu trung bình theo giá FOP năm 2012 khoảng 456USD/tấn. Mặc dù
quý I/2013 giá xuất khẩu gạo trung bình tăng đạt 468USD/tấn (tăng 2% so với năm
2012). Mức giá này thấp hơn mức giá xuất khẩu trung bình năm 2011 là 39USD/tấn (giá
trung bình năm 2011 là 495USD/tấn).
Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan thường nằm ở vị trí hàng đầu trong
những nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới. Tuy nhiên, xét về góc độ giá trị xuất

khẩu thì Việt Nam cho đến nay hầu như đứng sau cùng trong nhóm 4 nước này. Cho ví
dụ, số liệu hiện có năm gần nhất của FAO, năm 2009 về mặt số lượng gạo xuất khẩu Việt
Nam đứng sau Thái Lan kế đến Pakistan và Ấn Độ. Tuy nhiên về giá trị Việt Nam đứng
cuối khi so sánh giá đơn vị 1 tấn gạo cùng năm 2009 như sau: Ấn Độ 1.083 USD, kế đến
Pakistan 704 USD, thứ ba là Thái Lan 626 USD và sau cùng là Việt Nam 475 USD cho 1
Thị trường và giá cả 14
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
tấn gạo xuất khẩu. Rõ ràng giá trị đi đôi với chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng
kém nhất so với nhóm 4 nước này.
Một số liệu khác gần đây giá gạo trong tháng 4 năm 2012, theo nguồn USDA (Bộ
Nông nghiệp Mỹ) chưa tính giá gạo thơm, gạo các loại khác, chỉ tính gạo trắng có tỷ lệ
tấm khác nhau là sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam như sau:
Bảng 5: Giá gạo xuất khẩu tháng 4 năm 2012
Giá xuất khẩu (USD/tấn)
Loại gạo Thái Lan Việt Nam Ấn Độ
100% phẩm cấp B 570
5% tấm 555 428 445
10% tấm (Thái Lan)
15% tấm (Việt Nam)
555 410
20% và 25% tấm 555 380 385
Tấm siêu hạng A1 550 340
Nguồn: Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA)
Theo bảng giá trên, những loại gạo trắng hạt dài chất lượng trung bình của nước ta
cũng chỉ bán với giá thấp nhất so với cùng loại của Thái Lan và Ấn Độ. Đối với xuất
khẩu gạo thơm, chúng ta mới xuất khẩu gạo thơm sản phẩm chung chung, chưa có
thương hiệu cho từng giống, gọi là gạo thơm 5% tấm (gạo mới), giá chỉ 620 USD/tấn.
Trong khi đó gạo thơm có thương hiệu của Thái Lan như Hom Mali 100% phẩm cấp B
(mới và cũ) giá 1.000 USD/tấn, Hom Mali siêu A1 605 USD/tấn và gạo thơm
Pathumthani 100% phẩm cấp B là 910 USD/tấn. Chưa kể gạo thơm của Ấn Độ hay

Pakistan như Basmati có giá còn cao hơn rất nhiều.
Chất lượng gạo kém, giá trị xuất khẩu thấp, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu cũng thấp
và chắc chắn thu nhập của những đối tượng tham gia đều thấp, nhất là người nông dân
Thị trường và giá cả 15
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
sản xuất lúa cho xuất khẩu. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng và giá trị gạo Việt Nam
thấp: Một là, Việt Nam chưa xuất khẩu được nhiều những giống có chất lượng gạo thơm
ngon nổi tiếng trong nước như: Nàng thơm Chợ Đào, Nàng Nhen thơm, Tài nguyên, Một
bụi đỏ, Huyết rồng… Ngoài ra cũng có những giống lúa thơm/thơm nhẹ do các nhà khoa
học chọn tạo nhưng chưa được khai thác cho xuất khẩu, ví dụ OM 3536, OM 4900, OM
7347, OM 6162, ST 3, ST 5, MTL 495… Gạo thơm chúng ta đang xuất khẩu hầu hết đều
có nguồn gốc từ nước ngoài ví dụ: Jasmine 85, Khaodak Mali, DS 10, DS 20… nên nếu
xây dựng thương hiệu cũng gặp nhiều khó khoăn; Hai là, chúng ta chưa xây dựng được
thương hiệu cho gạo trắng cũng như gạo thơm nói riêng cho từng giống như các nước
Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đã có. Chúng ta chỉ có thương hiệu chung là gạo trắng, hạt dài
bao nhiêu phần trăm tấm cho cả gạo thơm và gạo trắng thường. Vì vậy, gạo chất lượng
kém do lẫn tạp nhiều giống khác nhau, trong đó có những giống chất lượng thấp. Qua
nghiên cứu, chúng tôi được biết một nguyên nhân chính mà các giống chất lượng thấp
như IR 50404 còn được trồng với tỷ lệ khá cao do thương lái hay các nhà máy thu mua
xay chà trộn chung với các giống gạo trắng hạt dài với mức độ nhất định để trở thành gạo
5, 10…25% tấm (vì hạt gạo IR 50404 ngắn hơn, xem như là tấm). Chúng ta chưa có tên
thương hiệu cho từng giống như của Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ. Các nước này tên
thương hiệu hầu như là tên của giống lúa đã tạo nên chất lượng gạo đặc thù của giống và
giá cũng theo chất lượng từng loại giống quyết định; Ba là, chúng ta chưa đa dạng sản
phẩm gạo xuất khẩu mà hầu hết chỉ là gạo trắng phẩm cấp trung bình, ít gạo thơm và
chưa nhiều dạng gạo đồ (parboiled rice), hay nếp. Trong lúc Thái Lan xuất khẩu rất đa
dạng sản phẩm gạo xuất khẩu có thương hiệu riêng.
Theo nhận định của giới chuyên môn và các nguồn tin cậy, Việt Nam có thể chiếm
vị trí xuất khẩu hàng đầu của Thái Lan trong năm 2012. Tuy nhiên, cũng có nhiều thông
tin cho rằng, hiện nay Ấn Độ nổi lên như là một nhà xuất khẩu gạo đáng gờm. Từ nay,

Ấn Độ đã dỡ bỏ rào cản cấm xuất khẩu gạo trắng thường (non-basmati rice) vì trước đây
họ chỉ xuất khẩu gạo thơm Basmiti với giá rất cao, mà không xuất khẩu gạo thường vì lý
do an ninh lương thực trong nước. Với việc sản xuất lúa phát triển rồi dỡ bỏ rào cản cấm
Thị trường và giá cả 16
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
xuất khẩu gạo thường, Ấn Độ trở thành là đối thủ cạnh tranh xuất khẩu gạo thường với
Thái Lan và Việt Nam. Từ đó, cũng có nhiều nhận định rằng Ấn Độ có thể thay thế Việt
Nam và Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất trong năm 2012.
Theo chúng tôi, vấn đề không chỉ cạnh tranh ngôi vị xuất khẩu, cần mà gia tăng giá
trị thông qua tăng chất lượng và phát triển thị trường xuất khẩu cho từng loại gạo với
thương hiệu riêng của Việt Nam là điều quan trọng nhất nhằm gia tăng kim ngạch xuất
khẩu cho đất nước, doanh nghiệp tham gia và nhất là cải thiện đời sống người nông dân.
Song, việc cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường về chất lượng và giá trị vô cùng
phức tạp cần có sự linh hoạt giữa chất lượng và giá trị để đạt được mục tiêu xuất khẩu
được với số lượng nhiều và giá cả hợp lý và nhất là tìm được đầu ra cho lúa chất lượng
cao để mở rộng phát triển sản xuất nguồn nguyên liệu gạo phẩm chất cao mà chúng ta có
tiềm năng, thu hẹp sản lượng lúa chất lượng thấp để xuất khẩu đạt giá trị cao hơn. Sắp
đến chúng ta sẽ gặp khó khăn về xuất khẩu gạo phẩm chất thấp vì sự cạnh tranh xuất
khẩu mạnh từ Ấn Độ, chứ không phải Thái Lan. Ấn Độ có thể cạnh tranh với giá thấp
hơn cả giá của nước ta và Thái Lan. Vì thực chất, trong năm 2012, Ấn Độ đã được hưởng
lợi từ việc chính phủ Thái Lan quyết định tăng giá thu mua lúa gạo cho nông dân cao hơn
giá thị trường khiến sản lượng xuất khẩu của Thái Lan chậm lại và xuất khẩu của Ấn Độ
đang tăng lên vì giá thấp cạnh tranh. Hiện giá gạo của Ấn Độ thấp hơn khoảng 100 USD
so với gạo cùng loại của Thái Lan. Giá gạo 25% tấm FOB của nước này chỉ khoảng 385
USD/tấn, thấp hơn nhiều so với mức 520 USD/tấn của Thái Lan.
Từ đó, để giảm bớt diện tích sản xuất giống lúa chất lượng thấp cần phải liên
kết “bốn nhà” theo kinh nghiệm của nước Uruguay là tổ chức hệ thống liên kết dọc và
minh bạch giữa nông dân, các doanh nghiệp chế biến, các nhà nghiên cứu và chính phủ.
Minh bạch nghĩa là giá xuất khẩu cuối cùng được công khai và nông dân được hưởng
thích đáng khi bán sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến chính thức qua việc ký kết hợp

đồng hàng năm. Doanh nghiệp chế biến gạo đầu tư cho nông dân ứng trước vốn lên đến
70% nhu cầu vốn cho máy móc nông nghiệp và các đầu vào sản xuất khác và có kế hoạch
Thị trường và giá cả 17
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
bảo hiểm tập thể với nông dân nhằm bảo vệ nông dân phòng khi tổn thất do thiên tai gây
hại. Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo hợp tác chặt chẻ với các nhà nhập khẩu gạo
quốc tế để cung cấp thông tin định kỳ đến những nhà khoa học chọn tạo giống lúa ở trong
nước nhằm đảm bảo ưu tiên chọn tạo những giống có chất lượng hợp với yêu cầu thị
trường và mang thương hiệu là “Uruguayan”. Uruguay phấn đấu tăng khả năng đối phó
với sự canh tranh dữ dội từ các nước láng giềng như Brasil và Achentina, cũng như Mỹ,
Thái Lan…
Chính phủ Việt Nam vừa quyết định tăng 6% lượng gạo xuất khẩu từ 7,5 triệu tấn
lên 8 triệu tấn năm 2013. Xuất khẩu gạo Việt Nam tăng mạnh năm 2013, đã đạt 1,45 triệu
tấn trong quí 1 năm 2013, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2012. Chủ tich Hội Lương thực
Việt Nam (Vietnam Food Association -VFA) cho biết mục tiêu xuất khẩu quí 2 là 2,2
triệu tấn, giảm nhẹ so với 2.5 triệu tấn năm 2012.
Đến cuối tháng 3/2013 hợp đồng được 3,57 triệu tấn gạo xuất khẩu. Nhiều hợp
đồng được ký sau khi VFA quyết định giảm giá sàn cho gạo 5% tấm vào cuối tháng
3/2013. Các nhà xuất khẩu Việt Nam đang cố gắng kiềm giá trong hợp đồng xuất khẩu
trước khi chính phủ Thái Lan tung lượng gạo tồn kho với giá rẽ. Năm 2012, Việt Nam
xuất khẩu gạo đứng hạng nhì thế giới đạt 7,7 triệu tấn. Giá gạo tại Việt Nam hiện rẽ nhất
trong khu vực. Theo tạp chí “Global food price monitor” (Giá lương thực toàn cầu) của tổ
chức Lương nông Quốc tế FAO xuất bản 11/3/2013, giá gạo tại An Giang chỉ có 7.156
đồng/kg so với 8600 đồng/kg ở Myamar, 9.438 đồng/kg ở Cambodia, 9.900 đồng/ kg ở
Ấn Độ, 17.960 đồng/kg ở Philippines, 18.052 đồng/kg ở Indonesia và 19.190 đồng/kg ở
Trung Quốc. Giá gạo ở Philippines, Indonesia và Trung Quốc quá cao, vượt quá khả năng
của người nghèo nên những quốc gia này cần nhập gạo Việt Nam để phân phối cho dân
nghèo.
Nhìn chung, chính sách thu mua lúa với giá cao ở các nước trồng lúa châu Á như
Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Philippines đã khuyến khích nông dân các nước này

thâm canh mở rộng diện tích trồng lúa, dẫn đến việc tiêu thụ gặp khó khăn. Đây là cơ hội
Thị trường và giá cả 18
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
để các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phát triển màu trên đất lúa để giảm áp lực tìm kiếm
đầu ra cho hạt gạo của nông dân làm ra.
Hình 6: Lượng gạo và giá bán xuất khẩu của Việt Nam hàng tháng từ 2010 - 2013
Nguồn: Theo FAO, 3/2013
Hình 7: Giá gạo Việt Nam so với các nước châu Á (FAO, 3/2013)
Thị trường và giá cả 19
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
Nguồn: Theo FAO, 3/2013
3. Nhận xét một số giải pháp
3.1 Nhận xét về xuất khẩu gạo thời gian qua
Trong những năm qua xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tạo được một số thành tựu
nổi bật là: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên (năm 2012 đạt 7,72
triệu tấn, kim ngạch đạt 3,5 tỷ USD); Kết cấu chủng loại gạo đặc biệt là các loại gạo
thơm giá trị cao đã có nhiều cải thiện; Thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng;
Xuất khẩu gạo đã góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, tạo sự ổn
định về kinh tế, chính trị, xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo; Xuất khẩu gạo có
vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp nông thôn, tạo thêm việc làm, tăng thu
nhập, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nói riêng và cả nước nói chung; Xuất khẩu gạo
góp phần hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.
Bên cạnh đó vẫn có những nhược điểm là: Chất lượng gạo xuất khẩu còn thấp; giá
xuất khẩu thấp so với các nước Thái Lan, Ấn Độ; Năng lực cạnh tranh trên thị trường
quốc tế yếu…
Thị trường và giá cả 20
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
3.2 Một số giải pháp
Qua phân tích ở trên, t có thể đưa ra một số giải pháp nhằm có thể cải thiện được
giá và nâng chất lượng gạo nhằm giữ được thị trường truyền thống và phát triển thị

trường mới trong những năm tiếp theo.
Một là, phải tuyên truyền sâu rộng về mối quan hệ giữa sản xuất và xuất khẩu
Năm 2012 sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7,72 triệu tấn đứng thứ hai
thế giới, nhưng giá trị chỉ đạt được 3,45 tỷ USD. Sản lượng tăng 8,3% nhưng giá trị thấp
hơn 1,98% so với năm 2011 (thấp hơn 70 triệu USD). Điều này cho thấy một nghịch lý
người nông dân sản xuất càng nhiều thì giá bán càng rẻ và lợi nhuận giảm. Nếu chúng ta
so sánh với Thái Lan, diện tích đất trồng lúa của Việt Nam chỉ khoảng 3,5 triệu ha và
diện tích này có khuynh hướng giảm do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, sân gôn
hóa… trong khi đó Thái Lan có đến 10 triệu ha đất trồng lúa. Do vậy, việc Việt Nam
đứng thứ hai thế giới trong xuất khẩu gạo vượt qua Thái Lan là không bền vững nếu
chúng ta không chú ý tới chất lượng mà chỉ chạy theo số lượng.
Như vậy, trong sản xuất lúa gạo, Nhà nước và chính quyền địa phương phải có định
hướng, tuyên truyền, khuyến cáo người nông dân muốn xuất khẩu bền vững thì phải chú
ý đến chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng cường sản xuất lúa thơm jas-mine
hoặc gạo Homali là những loại gạo đang được thị trường ưa chuộng và có giá cả hợp lý
bên cạnh đó sản xuất giống lúa IR50404 ở mức độ vừa phải (dưới 20%), từ đó người
nông dân sẽ thấy được hiệu quả và lợi nhuận mang lại từ việc sản xuất các giống lúa
thơm, nhận thức được sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ (xuất khẩu).
Bên cạnh đó, Nhà nước và chính quyền địa phương cần có một sự đầu tư thỏa đáng
cho việc tuyển chọn những giống lúa chủ lực, phù hợp với thổ những từng vùng, miền
cho năng suất và giá trị cao phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước (thấu
hiểu chiết lý “sản xuất cái mà thị trường cần”) và không nên chạy theo số lượng để có vị
trí thứ nhất hay thứ hai về số lượng, đã đến lúc phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng đế
có giá trị cáo vì năng suất lúa và diện tích trồng lúa không thể tăng mãi được.
Thị trường và giá cả 21
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
Hai là, Xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam
Năm 2012 giá gạo Việt Nam rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh nên hiệu quả
xuất khẩu và đời sống của người trồng lúa không được cải thiện là mấy. Chúng ta sản
xuất ra lúa, gạo nhưng cái chúng ta cần bán là thương hiệu gạo. Có thương hiệu không

chỉ là việc bán được giá cao mà còn ghi dấu ấn vào thị trường với những sản lượng và giá
trị ổn định. Thương hiệu không chỉ là nhãn hiệu, tên gọi mà nó còn hàm chứa sở hữu trí
tuệ khác như bao bì, mẫu mã, kiểu dáng, quảng bá, tiếp thị giới thiệu sản phẩm… chúng
ta chưa có được loại gạo nào mà khi nhắc đến tên gạo là nhắc đến Việt Nam. Trong khi
đó, nhắc đến Thái Lan, ai cũng có thể kể tên những giống gạo ngon nổi tiếng của nước
này, như gạo jas-mine, gạo Homali. Những sản phẩm này của Thái Lan có mặt ở nhiều
quầy kệ của các siêu thị, nhà bán lẻ trên khắp các châu lục.
Như vậy, để có thương hiệu gạo Việt Nam ngoài việc khuyến cáo nông dân quan
tâm hơn đến giống lúa có chất lượng cao, chúng ta còn phải tổ chức các hoạt động xúc
tiến thương mại giới thiệu sản phẩm gạo và cố gắng ký được các hợp đồng tiêu thụ dài
hạn với các nước có tiềm năng. Mặc khác, chúng ta phải sắp xếp và quy hoạch lại sản
xuất nông nghiệp, nhất là vùng trồng lúa. Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp
kinh doanh về xuất khẩu gạo cũng phải tham gia tích cực hơn vào việc quảng bá và giúp
cho người nông dân nhận thức được những chủng loại gạo nào đáp ứng yêu cầu của thị
trường để hướng dẫn nông dân trồng và giúp nông dân tiêu thụ.
Việc tham gia vào các chuỗi cung ứng, các chuỗi giá trị toàn cầu của Việt
Nam còn yếu, nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất ra bên ngoài nhưng lại bị
dùng nhãn mác của nước khác, đây là một yếu kém, một sự tồn tại trong vấn đề quảng bá
và xúc tiến thương mại. Để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, chúng ta cần chú vào
bốn khâu sau:
- Chọn, tạo và phổ biến cho nhân dân các giống lúa có chất lượng cao hơn, năng
suất cao hơn.
Thị trường và giá cả 22
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
- Tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn cũng như những hình thức tổ
chức để có sản lượng hàng hóa lớn và đồng đều với giá thành rẻ hơn.
- Hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân xây dựng kho, dự trữ, bảo quản đảm bảo chất
lượng ổn định.
- Xúc tiến thương mại.
Cả bốn khâu trên cần phải thực hiện đồng bộ thì hạt gạo Việt Nam mới dần có

thương hiệu trên thị trường thế giới.
Ba là, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu mua gạo tạm trữ xuất khẩu và
chính sách trợ giá cho nông dân.
Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó khăn về vốn trong thu mua gạo
tạm trữ cũng như áp lực trả nợ ngân hàng, nên các doanh nghiệp không thể thu mua lúa
kịp thời vào thời điểm thu hoạch của người nông dân, cũng như phải hạ giá bán gạo để
đáo hạn nợ ngân hàng gây ra sự biến động giá gạo.
Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp xuất khẩu mua
gạo xuất khẩu như giãn nợ cho các doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn để ổn định giá gạo
trong nước cũng như xuất khẩu.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) cho biết phần lớn người trồng lúa ở
Việt Nam có quy mô nhỏ. Tại Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 4 triệu hộ trồng lúa,
với quy mô khoảng 4,4 nhân khẩu/1 hộ, với lợi nhuận thu được từ sản xuất lúa khoảng
230USD/người-năm. Qua số liệu này cho thấy, phần lớn người nông dân sản xuất lúa ở
Việt Nam là nghèo. Như vậy, Nhà nước phải có sự quan tâm kịp thời khi giá lúa giảm để
trợ giá cho người nông dân đảm bảo cho họ luôn có mức lợi nhuận định mức từ 30% trở
lên, để họ tái sản xuất và yên tâm, gắn bó với nghề nông của mình.
Thị trường và giá cả 23
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
KẾT LUẬN
Nhu cầu nhập khẩu gạo của thị trường thế giới dù có những những biến động thăng
trầm trong từng thời kỳ, song nhìn chung vẫn có xu hướng tiếp tục tăng cả về số lượng
và chất lượng. Mức tăng trưởng cung lúa gạo đã bắt đầu có dấu hiệu giảm. Đó là thuận
lợi để Việt Nam có thể yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo đến năm 2010
và trong những những năm tiếp theo.
Các tiềm năng, nguồn lực và lợi thế của Việt Nam trong sản xuất, xuất khẩu gạo đã
phát huy một cách có hiệu quả và được minh chứng rõ nhất trong suốt 14 năm liên tục
vừa qua cả về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia lẫn đẩy mạnh xuất khẩu – Việt Nam
trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới. Thắng lợi này cả thế
giới không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, sản xuất và sản xuất hàng hoá lúa gạo xuất

khẩu của ta vẫn cơ bản phát triển theo chiều rộng, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất
và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu còn thấp hơn so với nhiều nước xuất khẩu khác.
Nguyên nhân chủ yếu do nền nông nghiệp nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất hàng hoá
Thị trường và giá cả 24
Thực trạng và giải pháp xuất khẩu gạo của Việt Nam
nhỏ lẻ, manh mún và lạc hậu. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách đầu
tư phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.
Tóm lại, với xu thế phát triển của đất nước, tương quan với tình hình thị trường và
các nước cạnh tranh xuất khẩu gạo bên ngoài, có thể nhận định chung: Việt Nam vẫn là
một trong các nước có nhiều khả năng, cùng với Thái Lan, thuộc những nước xuất khẩu
gạo lớn nhất trong vòng 10 năm tới. Hương thơm lúa gạo Việt Nam vẫn sẽ lan toả rộng
hơn trên thị trường gạo thế giới
Do thời gian và trình độ có hạn, nên bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết.
Chúng em mong được sự góp ý của thầy để bài viết của chúng em được hoàn thiện.
Chúng em xin chân thành cám ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đại học Kinh tế tài chính TP. Hồ Chí Minh, 2013,“ Xuất khẩu gạo Việt Nam năm
2012 & định hướng năm 2013”, Tạp chí Phát triển và hội nhập, tháng 3-4/2013.
/> /> /> />giam/45/10140883.epi.
/> /> />Thị trường và giá cả 25

×