Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN TIN HỌC TIỂU HỌC CẤP HUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.45 MB, 13 trang )

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong giờ thực
hành của học sinh.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục tiểu học.
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
5. Tác giả:
Họ và tên:
Năm sinh:
Trình độ chuyên môn: Đại học tin học.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc:
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại:
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trong 8 năm công tác, tôi nhận thấy rằng ở lứa tuổi tiểu học các em còn
nhỏ, khả năng tiếp cận với CNTT gặp rất nhiều khó khăn, từ việc nhận thức lý
thuyết đến khả năng tự thực hành trên máy tính.
Tin học là một mơn học có những đặc thù riêng, liên quan chặt chẽ với sử
dụng máy tính, đặc trưng quan trọng của môn Tin học là kiến thức lí thuyết đi
đơi với thực hành. Thực hành là một phần quan trọng trong chương trình tin học.
Việc đổi mới cơng tác thực hành, là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực. Thực
hành sẽ tạo cơ hội cho học sinh bổ sung kiến thức, nắm vững các khái niệm về
lý thuyết và rèn luyện kỹ năng, làm sáng tỏ những giờ học tại lớp và học qua
sách vở. Việc đổi mới cơng tác thực hành, là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực.
Thực hành sẽ tạo cơ hội cho học sinh bổ sung kiến thức, nắm vững các khái
niệm về lý thuyết và rèn luyện kỹ năng, làm sáng tỏ những gì học tại lớp và học
qua sách vở, mặt khác còn giúp học sinh nắm bắt và tiếp cận với những công
nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống.
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học tôi nhận thấy rằng nhiều


học sinh yếu về kỹ năng thực hành trên máy. Các em chưa chủ động, tích cực
trong hoạt động thực hành, các em có thái độ ngại ngần khi thực hiện mà chủ
yếu quan sát các em khác trong nhóm thực hành (HS có năng khiếu) nên đơi khi
giờ thực hành không đạt hiệu quả như mong muốn.
1


Xuất phát từ những lý do trên tôi đưa ra sáng kiến: “Giúp học sinh phát
huy tính chủ động, sáng tạo trong giờ thực hành”. Nhằm mục đích hình thành
cho các em một số thói quen rất quan trọng này, uốn nắn sửa chữa những thói
quen khơng tốt khi làm việc với máy tính ngay từ khi các em bước đầu làm quen
với nó.
Thơng qua sáng kiến này, tơi muốn được góp một phần nhỏ bé của mình
giúp các em học sinh tiếp cận với CNTT. Qua đó góp phần quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục bậc tiểu học của địa phương trong thời gian tới.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp: Qua q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học, tôi thấy đề tài nghiên cứu khoa học này mang mục đích và
ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy sự hứng thú và tạo thói quen chủ động khi
các em sử dụng máy tính ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Khi hồn thành đề tài
này tơi nhận thấy lợi ích mà nó mang lại gồm:
Thứ nhất, bản thân tôi nâng cao hơn nữa những nhận thức về tầm quan
trọng của thói quen chủ động, sáng tạo trong việc học tập.
Thứ hai, thơng qua việc nghiên cứu tìm hiểu về hình thức tổ chức hoạt
động nhóm, giúp bản thân đúc rút kinh nghiệm sử phương pháp một cách có
hiệu quả trong quá trình dạy học.
- Nội dung giải pháp:
Để nâng cao hiệu quả dạy học, người giáo viên cần phải nắm vững trình độ
nhận thức của học sinh, từ đó có biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối
tượng học sinh. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát

chất lượng học sinh khối 3, 4, 5 do tôi giảng dạy.
Kết quả cụ thể như sau:

Tên trường

Khối
lớp

Thời điểm
đánh giá

TS
HS

Số HS thực hiện
Số HS chưa
Số học sinh hứng thành thạo các kĩ thực hiện thành
thú với giờ học
năng trên máy
thạo các kĩ
tính
năng trên MT
SL

%

SL

%


SL

%

3,4,5

Đầu năm
2019-2020

115

23

20%

11

10%

104

90%

3,4,5

Đầu năm
2020-2021

330


99

30%

66

20%

264

80%

Qua khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả chưa cao của học
sinh. Tôi xin đưa ra những giải pháp để giúp học sinh phát huy tính chủ động,
sáng tạo trong giờ thực hành.


a.1. Đề xuất một số giải pháp để giúp học sinh phát huy tính chủ động,
sáng tạo trong giờ thực hành
a.1.1. Giải pháp thứ nhất: Phân nhóm đối tượng học sinh
Sau một số giờ thực hành đầu năm, tiến hành khảo sát phân loại tơi thấy
học sinh cịn rất ngại thực hành, thao tác cơ bản trên máy còn chưa chuẩn, đa số
việc thực hành trên máy chỉ tập trung vào các em học sinh có năng khiếu, số cịn
lại các em chỉ quan sát, nên khi giáo viên hỏi thì khơng thực hiện được cơng
việc theo u cầu vì thế kết quả học tập còn thấp.
Để mang lại kết quả học tập cao hơn, tơi tiến hành phân nhóm đối tượng
học sinh trong lớp để theo dõi và tiến hành thực hiện giải pháp như sau:
+ Nhóm đối tượng 1: Những học sinh thực hành thành thạo các kĩ năng,
thao tác nhanh nhẹn, hứng thú và sáng tạo khi thực hành.
+ Nhóm đối tượng 2: Những học sinh thực hành thành thạo các kĩ năng,

thao tác nhanh nhẹn nhưng chưa hứng thú và sáng tạo khi thực hành.
+ Nhóm đối tượng 3: Những học sinh thao tác trên máy chưa thành thạo,
nhút nhát khi thực hành.
Để mọi học sinh trong lớp đều hứng thú, tự tin trong giờ học và thực hiện
thành thạo các kĩ năng trên máy giáo viên cần đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ
khác nhau để học sinh học tập tốt hơn.
Như vậy việc phân loại đối tượng học sinh giúp giáo viên cũng như học
sinh thuận lợi hơn trong tiết học. Giáo viên là người đưa ra những yêu cầu,
nhiệm vụ khác nhau để học sinh tự chọn, sau đó giáo viên sẽ lựa chọn phương
pháp cụ thể với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao kĩ năng thực hành và tạo
sự hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó học sinh có cơ hội sáng tạo và khám
phá được hết kiến thức mà mình đã được học trên lớp thơng qua bài thực hành,
có ý thức tự rèn ở lớp cũng như ở nhà. Trong khi học sinh thực hiện, giáo viên
theo dõi, kiểm tra từng cá nhân, từng nhóm. Sau đó đánh giá nhận xét kết quả
theo yêu cầu đã đặt ra.
Ví dụ: Bài 3: Chuột máy tính (Sách Hướng dẫn học tin học lớp 3). Ở bài này học
sinh cần phải đạt được mục tiêu là biết các bộ phận cơ bản của chuột máy tính,
biết cách cầm chuột đúng cách, thực hiện được các thao tác di chuyển, nháy,
nháy đúp và kéo thả chuột.
- Đối với các em có năng khiếu và thường xun hồn thành tốt nhiệm vụ
học tập tôi sẽ giao cho các em nhiệm vụ khởi động trò chơi luyện tập sử dụng
chuột và thực hành các thao tác nháy đúp chuột, kéo thả chuột.
- Đối với các em hoàn thành nhiệm vụ học tập tôi sẽ giao cho các em
nhiệm vụ thực hành thao tác nháy chuột, nháy nút phải thật thành thạo thì mới
chuyển sang thao tác nháy đúp chuột và kéo thả chuột.


- Đối với các em tiếp thu chậm và kĩ năng thực hành máy tính chưa tốt,
tơi sẽ cho phép các em có năng khiếu đã hồn thành tốt nhiệm vụ được giao tiếp
cận hỗ trợ các em. Đây là cách mà các em dễ tiếp cận kiến thức và dễ trao đổi,

chia sẻ những khó khăn trong học tập.
a.1.2. Giải pháp thứ hai: Đổi mới thiết kế bài dạy thực hành “Dạy học
lấy học sinh làm trung tâm”.
Có thể nói rằng phần thực hành chiếm một vị trí quan trọng trong q
trình giảng dạy mơn Tin học, nó là nền móng cho việc học mơn Tin học ở các
lớp tiếp theo của bậc Tiểu học.
Đặc trưng chủ yếu và phương pháp dạy học mới trong giờ thực hành môn
tin học là “Coi học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học”. Nhờ cách
dạy học như vậy mà học sinh tiếp thu kiến thức một cách tích cực, giáo viên
nắm được khả năng của từng học sinh, từ đó có thể tạo điều kiện giúp học sinh
có thể tự tìm tịi, khám phá, sáng tạo và phát triển năng lực của cá nhân.
Để thiết kế được một bài dạy phù hợp với nhiều nhóm đối tượng học sinh,
nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh thì theo tơi nghĩ
người giáo viên cần làm được những công việc sau:
- Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kỹ năng,
thái độ, tình cảm. Tìm ra được những kỹ năng cơ bản dành cho học sinh chưa
hoàn thành nhiệm vụ học tập và những kiến thức kỹ năng nâng cao dành cho
học sinh có năng khiếu.
- Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, giúp
giáo viên nắm một cách tổng thể, giải thích cho học sinh khi cần thiết.
- Nắm được mục đích yêu cầu, chuẩn kiến thức của chương, của bài để thiết kế
các hoạt động học tập phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện dạy và học.
- Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy và học.
- Hồn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể.
Đây là một phần không thể thiếu đối với một giáo viên trước mỗi giờ dạy,
đặc biệt là với giờ thực hành với những đặc thù riêng. “Thiết kế trước bài dạy
giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, tiến
trình và tâm thế để đi vào một tiết dạy”. Nếu thực hiện tốt những việc này xem
như giáo viên đã chuẩn bị tốt tâm thế để bước vào một tiết dạy thực hành và
thành công bước đầu.

Ví dụ: Bài 5: Tập gõ bàn phím (Sách Hướng dẫn học tin học lớp 3).
Khi hướng dẫn học sinh tập gõ bàn phím bằng 10 ngón tay tơi đã chuẩn bị
bài hết sức chu đáo, nắm vững mục tiêu bài học, cẩn thận tìm hiểu kỹ yêu cầu
nội dung của bài học, dùng hình ảnh minh họa một cách dễ hiểu nhất đối với học


sinh, xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh tìm tịi khám phá kiến thức nhằm
phát huy được khả năng tư duy của học sinh, lấy "học sinh làm trung tâm".
Bên cạnh đó tơi đã thực hiện phương châm “Ôn cũ, học mới”, đặt các câu
hỏi giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học.
+ Hai phím có gai tên là gì và nằm ở hàng phím nào?
+ Hai ngón tay trỏ được đặt ở phím nào khi đặt tay lên bàn phím?
+ Hai ngón tay cái được đặt ở đâu?
+ Đặt xòe cả hai bàn tay lên bàn phím khi tập gõ có được khơng?

Minh họa vị trí đặt bàn tay trên bàn phím:

Thơng qua kiến thức đã học giáo viên giúp học sinh hình thành và nắm
bắt được kiến thức mới bằng cách giao nhiệm vụ cho học sinh để học sinh thực
hành. Trong quá trình thực hành các em sẽ tìm tịi và khám phá kiến thức mới
bằng nhiều cách khác nhau.


Với cách thực hiện như thế, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng
mà đầy đủ kiến thức, được củng cố kiến thức có hệ thống, vận dụng vào thực
hành sẽ linh hoạt, khơng bị gị ép phụ thuộc, tạo cho học sinh có thói quen chủ
động tích cực trong giờ thực hành.
a.1.3. Giải pháp thứ ba: Sử dụng phương pháp dạy học đổi mới gây
hứng thú và phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh.
Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho học sinh ý thức

được lợi ích của việc học để tạo động cơ học tập. Ngoài việc khai thác sự lí thú
trong chính nội dung dạy học, hứng thú của học sinh cịn được hình thành và
phát triển nhờ các phương pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp
với sở thích của các em. Đó chính là cách tổ chức dạy học dưới dạng các trò thi
đố, các trò chơi, tổ chức hoạt động học theo nhóm…
* Tổ chức trị chơi học tập:
Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được
khơng khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Qua thực tế cho thấy, trò chơi
học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích
thích sự phát triển trí tuệ của các em, tạo cho các em sự say mê u thích mơn
học. Trị chơi học tập nhất thiết phải là một bộ phận của nội dung bài học, phải
là một phần cấu tạo nên bài học. Trò chơi sẽ cuốn hút học sinh hơn nếu có được
sự giả định từ tên gọi, từ người tham gia, từ tình huống đến kết quả chơi.
Ví dụ 1: Trị chơi “những bơng hoa may mắn” là một trị chơi thu hút được
nhiều học sinh tham gia, trò chơi được áp dụng sau giờ học để củng cố nội dung
bài học, giúp các em nhớ lại và khắc sâu kiến thức sau giờ học. Giáo viên đưa ra
các câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm, học sinh lựa chọn đáp án đúng.


Nếu học sinh lựa chọn đúng đáp án, sẽ được cả lớp thưởng một tràng
pháo tay.

Học sinh hứng thú tham gia chơi trò chơi học tập.
* Tổ chức hoạt động học theo nhóm:
Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của nhiều thành viên
trong lớp nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập chung. Được tổ chức một
cách khoa học, học theo nhóm sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực, sở
trường, tinh thần và kĩ năng hợp tác của mỗi thành viên trong nhóm. Trong giờ
học thực hành, tơi thường sử dụng hình thức làm việc theo nhóm, biện pháp này
đã tạo nên một mơi trường giao tiếp tự nhiên, thuận lợi, đó là hoạt động giao

tiếp nhằm trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của những người bạn.
Trong điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, với một giờ thực hành,
việc quan trọng là chia nhóm thực hành. Với việc chia thành từng nhóm học sinh
có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau- bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ
không chỉ là thụ động tiếp thu từ giáo viên. Với số lượng học sinh đông và số


máy là có hạn nên căn cứ vào hai số lượng này mà giáo viên có phương án chia
nhóm cho phù hợp. Có thể chia nhóm theo các cách sau đây:
- Chia nhóm một cách ngẫu nhiên.
- Chia nhóm theo đơi bạn cùng tiến.
- Chia nhóm theo lực học
- Chia nhóm đa dạng nhiều đối tượng
Ví dụ: Bài “Thư mục”. Ở nội dung này, tôi cho học sinh làm việc theo nhóm,
các em sẽ thảo luận và thực hành theo các bước thực hiện trong sách giáo khoa.
Trong quá trình thảo luận chắc chắn các em sẽ cùng nhau trao đổi và chia sẻ
kiến thức và kinh nghiệm của bản thân từ đó các em sẽ tạo ra được sản phẩm sau
khi thảo luận xong.
Tuy nhiên để việc thực hành theo nhóm có hiệu quả buộc giáo viên phải lựa
chọn nội dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh (Chia
nhóm 2 học sinh một máy), các học sinh có thể tự cử nhóm trưởng của nhóm mình.
Khi thực hiện chia nhóm và giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, giáo viên
thực hiện theo các bước sau:
- Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu nội dung thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng thao tác trong bài thực
hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát.
- Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến kích học sinh
tích cực hoạt động.
- Giáo viên quản lý, giám sát học sinh thực hành theo nhóm:
+ Trong q trình học sinh thực hành, giáo viên quan sát, theo dõi và bổ trợ khi cần.

+ Chỉ rõ những kỹ năng, thao tác nào được dành cho hoc sinh thao tác chậm
trong nhóm, những kỹ năng, thao tác nào dành cho học sinh có năng khiếu.
+ Phát hiện những nhóm thực hành khơng có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh.
+ Ln có ý thức giáo viên chỉ trợ giúp, tránh việc đi sâu can thiệp làm
hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh.
+ Trong quá trình thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực
hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kỹ năng.
- Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả bằng cách chỉ định một học sinh bất
kỳ trong nhóm thực hiện các yêu cầu đặt ra của nội dung thực hành. Hoặc cho
nhóm trưởng kiểm tra kết quả thực hành lẫn nhau giữa các thành viên trong
nhóm và các nhóm kiểm tra nhau theo vòng tròn. Làm như vậy các em sẽ có ý
thức hơn trong thực hành.


Học sinh các nhóm chia sẻ nội dung thực hành
* Kiểm tra, nhận xét, đánh giá kết quả học tập:
- Kiểm tra là quá trình nhằm cung cấp cho thầy và trị những thơng tin về
kết quả dạy học được thực hiện thường xuyên và xen lẫn trong quá trình dạy
học. Tại thời điểm nào đó, giáo viên dùng một biện pháp nào đó (thường là các
câu hỏi trắc nghiệm kèm theo phương án trả lời) để nắm được ngay kết quả
kiểm tra làm căn cứ cho các bước tiếp theo của tiết học.
Việc kiểm tra không chỉ yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đã học mà
cần yêu cầu học sinh chỉ ra mối liên hệ giữa các kiến thức và vận dụng nó vào
các tình huống mới.
Việc kiểm tra nhằm đánh giá năng lực thực hiện các bài tập thực hành tin
học của học sinh, đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh, đánh giá về thái độ
trung thực độc lập, hợp tác, tính kiên trì, thận trọng trong khi thực hành, gây
hứng thú cho học sinh trong việc học tin học.
- Nhận xét, đánh giá sau mỗi giờ thực hành:
Giáo viên tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành:

+ Nhóm trưởng điều hành – nhận xét về kỹ năng, thái độ học tập của các
bạn trong nhóm.
+ Tổ chức cho các nhóm trưởng nhận xét kết quả thực hành của các nhóm khác.
+ Giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ xung kiến thức.
Giáo viên cũng có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm
để kịp thời động viên, khuyến kích các nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm
đối với các nhóm kết quả chưa cao.


Học sinh tham gia trả lời câu hỏi trắc nghiệm củng cố bài học
3. Khả năng áp dụng giải pháp
Qua q trình nghiên cứu và thực hiện giải pháp, tơi thấy giải pháp này
mang mục đích và ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy sự hứng thú và tạo thói
quen chủ động khi các em sử dụng máy tính ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Khi
hoàn thành giải pháp này tơi nhận thấy lợi ích mà nó mang lại gồm:
Thứ nhất, bản thân tơi nâng cao hơn nữa những nhận thức về tầm quan
trọng của thói quen chủ động, sáng tạo trong việc học tập.
Thứ hai, thơng qua việc nghiên cứu tìm hiểu về hình thức tổ chức hoạt
động nhóm, giúp bản thân đúc rút kinh nghiệm sử dụng phương pháp một cách
có hiệu quả trong quá trình dạy học.
Thứ ba, biện pháp trên rất khả thi, có thể áp dụng tại các lớp, khối lớp trong
đơn vị và các đơn vị trường trong huyện cũng như trong tỉnh, các trường nội trú,
bán trú, các trường chuẩn…
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
Qua thời gian áp dụng giải pháp, tôi nhận thấy giờ thực hành thực sự thu
hút các đối tượng học sinh hơn chứ khơng cịn là giờ học của các đối tượng học
sinh khá giỏi. Học sinh hoạt động tích cực hơn. Các đối tượng học sinh hỗ trợ
được cho nhau để cùng học, cùng tiến bộ. Tôi đã tiến hành đánh giá kĩ năng thực
hành của các em, kết quả như sau:



BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Tên trường

TH&THCS
Bảo Hưng

Tiểu học
Thị Trấn

Khối
lớp

3,4,5

3,4,5

Thời điểm
đánh giá

Đầu năm
2019-2020
Cuối năm
2019-2020
Đầu năm
2020-2021
Cuối học
kỳ I


TS
HS

Số học sinh hứng
thú với giờ học

Số học sinh thực
hiện thành thạo
các kĩ năng trên
máy tính

Số học sinh
chưa thực hiện
thành thạo các
kĩ năng trên
máy

SL

%

SL

%

SL

%


23

20%

11

10%

104

90%

115

100%

92

80%

23

20%

99

30%

66


20%

264

80%

330

100%

248

75%

82

25%

115

330

Từ bảng kết quả trên cho thấy các giải pháp được áp dụng vào việc dạy
học đã giúp cho học sinh thích thú với mơn học, tạo cho các em niềm hăng say
học tập tự mình tìm tịi, khám phá và tiếp thu kiến thức, vận dụng kiến thức vào
việc tạo ra cho mình các sản phẩm đơn giản phục vụ bản thân như viết nhật ký,
có các bài báo tường, hay thời khóa biểu học tập…
Các em còn tự tin tham gia các kỳ thi trên mạng như Hội thi trạng nguyên
Tiếng Việt, trạng nguyên toàn tài các cấp.


Các em HS tham gia Hội thi trạng nguyên Tiếng Việt
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu


Trình
độ
chun
mơn

Nội
dung
cơng
việc
hỗ trợ

1

Giáo
viên

ĐH Tin

Áp
dụng
thử

2

Giáo
viên


ĐH Tin

Áp
dụng
thử

STT

Họ và tên

Năm
sinh

Đơn vị

Chức
danh

(Có xác nhận của người tham gia áp dụng sáng kiến đính kèm)
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
a. Với học sinh
Học sinh có trách nhiệm bảo quản máy tính tại vị trí của mình cũng như
các trang thiết bị tại phòng thực hành.
b. Đối với giáo viên
Phải thực sự tâm huyết với nghề, yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ học
sinh nhất là những học sinh có điều kiện khó khăn khơng có máy tính ở nhà.
Ln tìm tịi, sáng tạo và chuẩn bị tốt mỗi tiết học, mỗi giờ lên lớp dù chỉ
là một tình huống nhỏ.
Xác định dạy học Tin học, nhất là giờ thực hành cho các em học sinh phải

khai thác và sử dụng tối đa ứng dụng công nghệ vào dạy học.
Xây dựng cho các em thói quen làm việc, học tập chuyên nghiệp, đam mê
và sáng tạo. Hãy khám phá, học hỏi và say mê nhất định sẽ thành công.
Thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
Giáo viên phải nắm bắt đối tượng học sinh về kĩ năng thực hành và phân
loại đối tượng rõ ràng, chính xác.
Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp.
Giáo viên cần đưa ra hệ thống bài tập thực hành, yêu cầu về các kĩ năng
sát với từng đối tượng học sinh.
Điều hành các hoạt động của học sinh một cách linh hoạt, tạo cơ hội cho
các đối tượng học sinh được thực hành.


Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đố/i tượng học sinh, khen
những học sinh thực hành tốt, nghiêm túc, nhắc nhở những học sinh thực hành
chưa tốt, chưa nghiêm túc.
c. Đối với chuyên môn nhà trường
Chuyên môn, nhà trường cần tăng cường các buổi sinh hoạt chuyên môn,
để các giáo viên cùng được chia sẻ kinh nghiệm trong việc tổ chức học tập sao
cho hiệu quả nhất.
Thường xuyên sửa chữa, nâng cấp máy tính, mua bổ sung thay thế các
máy hỏng, thì hiệu quả thực hành mới được nâng cao.
Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp quản lý giáo dục
để tăng cường hơn nữa các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giáo dục.
Trong các buổi họp phụ huynh ban lãnh đạo nhà trường cũng như các thầy
cô giáo chủ nhiệm động viên, khuyến khích phụ huynh trang bị cho con em
mình một chiếc máy vi tính để tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập ở nhà.
III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam kết nội dung sáng kiến: “Phát huy tính chủ động, sáng tạo
trong giờ thực hành của học sinh" là sản phẩm của cá nhân, không sao chép

hoặc vi phạm bản quyền.
, ngày 22 tháng 2 năm 2022
Người viết báo cáo

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TẠI ĐƠN VỊ



×