Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Luyện ngôn ngữ tiếng việt phần từ đề số 1 và 2 (file word kèm lời giải) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.42 KB, 18 trang )

ĐỀ LUYỆN THI NGÔN NGỮ - PHẦN TIẾNG VIỆT – ĐỀ SỐ 1
PHẦN TỪ
MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Ôn tập lại kiến thức về hệ thống từ loại, từ phân theo nguồn gốc.
- Ôn tập, rèn luyện kiến thức về nghĩa của từ trong câu.
- Không chỉ vậy, qua đề thi giúp học sinh rèn luyện, ôn tập các từ hay viết sai chính tả
1. Từ nào sau đây viết đúng chính tả?
A. chỉnh chu

B. cọ sát

C. giục giạ

D. kết cục

C. xán lạn

D. trau dồi

2. Từ nào sau đây viết sai chính tả?
A. chín mùi

B. san sẻ

3. Từ nào sau đây có nghĩa là giữ trọng trách, gánh vác, đảm đương một vị trí nào đó?
A. nhậm chức

B. nhận chức

C. đương nhiệm



D. đảm bảo

4. Chọn từ đúng chính tả để hồn thành đoạn thơ sau: “Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ/ Với buồn phơn
phớt, vắng trơ trơ/ Cây gì mảnh khảnh run cầm cập/ Điềm báo thu vàng gầy …………” (Cuối thu – Hàn
Mặc Tử).
A. xác sơ

B. sác sơ

C. xác xơ

D. sác xơ

C. tân thời

D. canh tác

5. Từ nào sau đây có nghĩa là đổi mới
A. canh tân

B. tân trang

6. Từ chu trong chu tất, chu tồn, chu đáo có nghĩa là gì?
A. chắc chắn, đảm bảo

B. đầy đủ, trọn vẹn

C. chia sẻ, phân tán


D. rộng rãi, to lớn

7. Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm từ Hán Việt?
A. phụ nữ, từ trần, kinh đô, tử thi, sông núi, mai táng
B. giáo sư, thạc sĩ, tiến sĩ, kĩ sư, hoạ sĩ, hoạ cụ
C. than thở, buồn rầu, nói cười, trân trọng, tha thiết
D. kính trọng, tơn thờ, u q, khát khao, hi vọng
8. Từ cố nào mang nghĩa khác với các từ còn lại?
A. cố chấp

B. cố thủ

C. chiếu cố

D. cố kết

9. Từ mặc khách có nghĩa là gì?
A. người im lặng

B. khách nơi xa

C. người sáng tác thơ ca

D. người tri kỉ

10. Từ nào sau đây có nghĩa là hiếm có, khó gặp
A. hữu hạn B. hạn mức C. hữu hiệu D. hãn hữu
11. “Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”. Trong câu trên có bao nhiêu từ phức?
A. 2 từ phức


B. 3 từ phức

C. 4 từ phức

D. 5 từ phức

12. Cho hai câu sau:
Trang 1


(1) Cây hoa hồng rung ring trong năng sớm.
(2) Trong vườn muôn hoa khoe sắc: hoa trắng, hoa hồng, hoa vàng, có cả bơng hoa màu tím.
Các chữ in đậm có đặc điểm gì?
A. Hai từ phức

B. Hai từ đơn

C. Một từ phức, hai từ đơn.

D. Khơng có phương án đúng.

13. Các từ: “sấm, sóng thần, gió mùa” là các danh từ chỉ:
A. Danh từ chỉ đơn vị

B. Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên

C. Danh từ chỉ hiện tượng

D. Danh từ chỉ khái niệm.


14. Nhóm từ nào dưới đây khác với các nhóm từ cịn lại?
A. Bồ hóng, ra-đi-ơ, chuồn chuồn, cà phê.

B. Cây cối, chùa chiền, xanh xanh, ồn ào.

C. Nhà cửa, quần áo, cha mẹ, sách vở.

D. Anh hùng, tự lập, trung hậu, hịa bình.

15. “Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oắm để hỏi mọi người,
tuy mất nhiều cơng mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc”. Các từ in đậm trong đoạn trên thuộc từ
loại nào?
A. Danh từ

B. Số từ

C. Lượng từ

D. Phó từ

16. “Mẹ tơi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tơi”
Từ “thế” được in đậm thuộc từ loại nào và có tác dụng gì?
A. Phó từ, bổ sung ý nghĩa cho động từ “thấy”
B. Đại từ, dùng để trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
C. Lượng từ, dùng để bổ sung ý nghĩa số lượng.
D. Chỉ từ, dùng để chỉ địa điểm.
17. “Vận nước suy thịnh, xã tắc an nguy đều do mệnh trời, con người có thể tu đức mà kéo dài thời
vận”. “Xã” và “tắc” trong câu trên được hiểu như thế nào?

A. “Xã” chỉ nền đất đắp cao để thờ thần Đất, “tắc” nền đất đắp cao để thờ thần Trời.
B. “Xã” chỉ nền đất đắp cao để thờ thần Lúa, “tắc” nền đất đắp cao để thờ thần Đất.
C. “Xã” chỉ nền đất đắp cao để thờ thần Đất, “tắc” nền đất đắp cao để thờ thần Lúa.
D. “Xã” chỉ nền đất đắp cao để thờ thần Cây, “tắc” nền đất đắp cao để thờ thần Đất.
18. “Rặt rặt xuống nhặt cho tao/ Ăn mất hạt nào, thì tao đánh chết”. Từ “rặt rặt” để chỉ loài chim
nào?
A. Chim sâu

B. Chim sẻ

C. Chim bồ câu

D. Chim sáo

19. “Nhặt thưa gương giọi đầu cành,/Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu” (Truyện Kiều). Từ
“nhặt” được hiểu là gì?
A. Thưa thớt

B. Dày

C. Rộng

D. Sáng

20. Từ “tao nhã” được hiểu là:
Trang 2


A. thanh cao và nhã nhặn


B. lịch sự và quý phái

C. thanh cao và sang trọng

D. thanh cao và lịch sự

BẢNG ĐÁP ÁN
1. D
11. B

2. A
12. C

3. A
13. C

4. C
14. A

5. A
15. D

6. B
16. B

7. B
17. C

8. C
18. B


9. C
19. B

10. D
20. D

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Luyện ngôn ngữ Tiếng Việt - Phần từ - Đề số 1
Câu 1: Đáp án đúng D
Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài chính tả đã học
Giải chi tiết:
- chỉnh chu: sai, từ đúng: chỉn chu
- cọ sát: sai, từ đúng: cọ xát
- giục giạ: sai, từ đúng: giục giã
Chọn D.
Câu 2: Đáp án đúng A
Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài chính tả đã học
Giải chi tiết:
- chín mùi: sai, từ đúng: chín muồi
Chọn A.
Câu 3: Đáp án đúng A
Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài chính tả đã học
Giải chi tiết:
- từ đúng: nhậm chức
- nhận chức: khơng có nghĩa
- đương nhiệm: nắm giữ chức vụ hiện tại
- đảm bảo: cam kết chắc chắn về một vấn đề nào đó
Chọn A.
Trang 3



Câu 4: Đáp án đúng C
Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài chính tả đã học
Giải chi tiết:
Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ
Với buồn phơn phớt, vắng trơ trơ
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập
Điềm báo thu vàng gầy xác xơ”
(Cuối thu – Hàn Mặc Tử).
Chọn C.
Câu 5: Đáp án đúng A
Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài chính tả đã học
Giải chi tiết:
- từ đúng: canh tân
Chọn A.
Câu 6: Đáp án đúng B
Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài về từ Hán Việt đã học
Giải chi tiết:
- chu: đầy đủ, trọn vẹn, không thiếu thốn
Chọn B.
Câu 7: Đáp án đúng B
Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài về từ Hán Việt đã học
Giải chi tiết:
A. từ sông núi không phải từ Hán Việt
C. chỉ có từ trân trọng là từ Hán Việt
D. từ yêu quý, khát khao không phải từ Hán Việt
Chọn B.
Trang 4



Câu 8: Đáp án đúng C
Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài về từ Hán Việt đã học
Giải chi tiết:
- từ cố trong cố chấp, cố thủ, cố kết nghĩa là vững bền
- từ cố trong chiếu cố nghĩa là đối nhìn
Chọn C.
Câu 9: Đáp án đúng C
Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài về từ Hán Việt đã học
Giải chi tiết:
- tao nhân, mặc khách là những người đúng mực, ý chỉ người đọc sách thánh hiền, các văn nhân thời xưa
Chọn C.
Câu 10: Đáp án đúng D
Phương pháp giải: Căn cứ vào những bài về từ Hán Việt đã học
Giải chi tiết:
- hữu hạn: có hạn
- hạn mức: giới hạn nhất định
- hữu hiệu: có ích
- hãn hữu: hiếm có, khó gặp
Chọn D.
Câu 11: Đáp án đúng B
Phương pháp giải: Căn cứ bài Từ và cấu tạo từ tiếng Việt
Giải chi tiết:
- Trong câu trên gồm có 3 từ phức: trồng trọt, chăn ni, ăn ở.
Chọn B.
Câu 12: Đáp án đúng C
Trang 5


Phương pháp giải: Căn cứ bài Từ và cấu tạo từ tiếng Việt

Giải chi tiết:
Hoa hồng (1) tên một loại hoa, giống như hoa cúc, hoa mai,… Hai tiếng trong tổ hợp từ này kết hợp chặt
chẽ với nhau nên chúng là từ phức
Hoa hồng (2) chỉ màu sắc của hoa, đó là những lồi hoa có màu hồng, giữa hai tiếng này ta có thể chêm
xen vào giữa thành “hoa màu hồng”. Hai yếu tố trong tổ hợp có sự gắn bó với nhau lỏng lẻo, bởi vậy
chúng là hai từ đơn.
Chọn C.
Câu 13: Đáp án đúng C
Phương pháp giải: Căn cứ bài Danh từ
Giải chi tiết:
- Các danh từ sấm, sóng thần, gió mùa là các danh từ chỉ hiện tượng.
Chọn C.
Câu 14: Đáp án đúng A
Phương pháp giải: Căn cứ bài Từ và cấu tạo từ tiếng Việt
Giải chi tiết:
- Bồ hóng, ra-đi-ơ, chuồn chuồn, cà phê: đây là các từ đơn đa âm.
- Các phương án còn lại là từ phức.
(Lưu ý: Từ “ồn ào” là từ láy khuyết phụ âm đầu)
Chọn A.
Câu 15: Đáp án đúng D
Phương pháp giải: Căn cứ bài Phó từ
Giải chi tiết:
- Phó từ là các từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tình từ.
- Các từ in đậm trong đoạn trên là phó từ.
+ phó từ “đã” bổ sung ý nghĩa cho động từ “đi”.
+ phó từ “cũng” bổ sung nghĩa cho động từ “ra”.
Trang 6


+ phó từ “vẫn chưa” bổ sung nghĩa cho động từ “thấy”.

+ phó từ “thật” bổ sung nghĩa cho tính từ “lỗi lạc”.
Chọn D.
Câu 16: Đáp án đúng B
Phương pháp giải: Căn cứ bài Đại từ
Giải chi tiết:
- Đại từ là những từ để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,…được nói đến trong ngữ cảnh nhất định
của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Từ “thế” trong câu trên là đại từ dùng để trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. Cụ thể, từ “thế” thay cho sự
việc: mẹ yêu cầu hai anh em chia đồ chơi.
Chọn B.
Câu 17: Đáp án đúng C
Phương pháp giải: Căn cứ bài Nghĩa của từ, vận dụng kiến thức học các bài trong thực tế (Truyện An
Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy)
Giải chi tiết:
- Xã” chỉ nền đất đắp cao để thờ thần Đất, “tắc” nền đất đắp cao để thờ thần Lúa. Với một nước sống chủ
yếu nhờ vào nông nghiệp thì xã tắc có thể hiểu là đất nước.
Chọn C.
Câu 18: Đáp án đúng B
Phương pháp giải: Căn cứ bài Từ địa phương và biệt ngữ xã hội, vận dụng kiến thức các bài đã học
(Tấm Cám)
Giải chi tiết:
- “Rặt rặt” đây là tiếng địa phương dùng để chỉ con chim sẻ.
Chọn B.
Câu 19: Đáp án đúng B
Phương pháp giải: Căn cứ bài Nghĩa của từ và kiến thức các bài đã học (Truyện Kiều)
Giải chi tiết:
Trang 7


- “Nhặt” được hiểu là: mau, dày. Cả câu thơ ý chỉ ánh trăng chiếu xuyên qua lá cây tạo thành những

khoảng sáng không đều nhau, chỗ sáng nhiều, chỗ sáng ít.
Chọn B.
Câu 20: Đáp án đúng D
Phương pháp giải: Căn cứ bài Nghĩa của từ
Giải chi tiết:
- “Tao nhã” được hiểu là thanh cao và lịch sự
Chọn D.

Trang 8


ĐỀ LUYỆN THI NGÔN NGỮ - PHẦN TIẾNG VIỆT – ĐỀ SỐ 2
PHẦN TỪ
MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Ôn tập lại kiến thức về hệ thống từ loại, từ phân theo nguồn gốc.
- Ôn tập, rèn luyện kiến thức về nghĩa của từ trong câu.
- Không chỉ vậy, qua đề thi giúp học sinh rèn luyện, ôn tập các từ hay viết sai chính tả
1. Tìm từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: “Đúng như dự đốn, mọi việc đều diễn ra
một cách …..”
A. Sn sẻ.

B. Xuôn sẻ

C. Suông sẻ

D. Xuông sẻ

2. Trong câu sau từ nào mắc lỗi: “Con đường vừa nhỏ vừa quăn co”?
A. Nhỏ


B. Con đường

C. Quăn co

D. Vừa

3. Từ nào trong các từ sau đây không mắc lỗi?
A. Tựu chung.

B. Sáng lạng.

C. Xúc tích.

D. Xoay xở

4. Trong các câu sau câu nào chứa từ mắc lỗi?
A. Đoàn kết là sức mạnh làm nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta.
B. Sống không phải dành dật.
C. Đi bộ một quãng thật xa mới thấy quán sửa xe.
D. Ánh sáng của ngọn đèn dầu leo lét chỉ trực tắt.
5. Câu nào dưới đây viết đúng?
A. Đều như vắt chanh

B. Đều như cắt chanh

C. Đều như vắt tranh

D. Đều như cắt tranh.


6. Từ nào trong câu sau dùng sai: “Nhà em ở cách xa trường và em lúc nào cũng đi học đúng giờ”?
A. Cách xa

B. Đúng giờ

C. Và

D. Cũng

7. Câu nào sau đây dùng sai?
A. Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngồi mà nên đánh giá con người bằng những
hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.
B. Tuy đường rất khó đi nhưng chúng tơi vẫn quyết tâm tham gia chuyến tình nguyện.
C. Viện bảo tàng phải đóng cửa vì dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp.
D. Quá khứ càng đẹp bao nhiêu thì khi quay trở về thực tại cô càng cảm thấy tủi thân, đau đớn bấy nhiêu.
8. Câu văn sau mắc lỗi gì: “Với câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lý làm người là phải
giúp đỡ người khác”
A. Sai logic

B. Thiếu chủ ngữ

C. Sai chính tả

D. Thừa quan hệ từ.

9. Thay thế từ in đậm trong câu sau bằng một quan hệ từ thích hợp: “Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà
chất gỗ khơng tốt thì đồ vật cũng khơng bền được”.
Trang 9



A. Dù.

B. Nếu.

C. Mặc dù.

D. Càng.

10. Trường hợp nào sau đây có thể bỏ quan hệ từ?
A. Vợ của tơi vừa mới mua một cái tủ gỗ rất đẹp.

B. Hãy vươn lên bằng chính sức mình.

C. Nó thường đến trường bằng xe đạp.

D. Bạn Nam cao bằng bạn Minh.

11. Câu nào sau đây không mắc lỗi dùng từ?
A. Một màn sương bàn bạc bay trong không gian.
B. Thúy Kiều là con người tài sách vẹn toàn.
C. Cuộc họp sẽ kéo dài vì nhiều việc phải bàng bạc kĩ lưỡng.
D. Anh ấy thật sự là một tấm gương sáng để mọi người noi theo.
12. Xác định từ dùng sai trong câu sau: “Lễ nhận chức diễn ra vô cùng long trọng và đã thành công tốt
đẹp”.
A. Nhận chức

B. Long trọng

C. Thành cơng


D. Khơng có lỗi

13. Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi:
I. Nửa đêm, Thạch Sanh bị chằn tinh đánh bất ngờ nhưng Thạch Sanh không hề sợ hãi, Thạch Sanh lấy
búa đánh lại.
II. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong
dân gian.
III. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận.
IV. Mối duyên kì ngộ của những con người tuy khác nhau về địa vị nhưng đều có phẩm chất tốt đẹp.
A. I

B. II. IV

C. I. III

D. IV

14. Câu sau mắc lỗi gì: “Sau khi nghe cơ giáo kể câu chuyện ấy, chúng tơi ai cũng thích những nhân vật
trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp”.
A. Không mắc lỗi

B. Lỗi logic

C. Lỗi lặp từ

D. Lỗi dùng từ sai nghĩa

15. “Tuy nhiên, yêu cầu công việc của một người chắp bút khơng đơn giản. Ngồi khả năng viết, câu từ
không cần quá hoa mỹ, xuất sắc nhưng người chắp bút phải có khả năng diễn đạt, làm sao để rõ ràng,
truyền đạt được hết ý tưởng của tác giả sách” xác định từ dùng sai trong đoạn trên.

A. chắp bút

B. hoa mỹ

C. rõ ràng

D. truyền đạt

16. Trong các câu sau, câu nào không mắc lỗi:
I. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh diễn ra rất ác nghiệt.
II. Đơi mắt của mẹ thâm quầng vì thức đêm.
III. Mẹ tức tốc đưa em đến bác sĩ và em đã say mê hai ngày trong bệnh viện.
IV. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều bàn linh đình; ốm khơng đi bệnh viện mà
ở nhà cúng bái,…
A. I

B. II

C. III

D. IV

17. “Con dao này cũ và mẻ nhiều quá, chắc phải mua một con dao mới khác”. Câu trên mắc lỗi gì?
Trang 10


A. Dùng sai quan hệ từ

B. Dùng từ sai nghĩa


C. Dùng thừa từ

D. Dùng từ không hợp logic

18. Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau: “………….tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không
thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình”
A. Khinh khỉnh

B. Khinh bạc

C. Khinh thường

D. Khinh bỉ

19. Xác định câu mắc lỗi trong các phương án sau:
A. Đây là vị trí yếu điểm trong cuộc chiến giữa ta và địch.
B. Điểm yếu lớn nhất của tơi là hay mềm lịng.
C. Mặc dù cịn một số yếu điểm, nhưng so với kì I lớp 6B đã co nhiều tiến bộ.
D. Yếu điểm của em là sự kiên trì.
20. “Để xây dựng chiếc cầu bắc qua sông Hồng, đây là phương án tối ưu nhất”. Câu văn trên thừa từ
nào?
A. Để

B. Chiếc

C. Nhất

D. Bắc

BẢNG ĐÁP ÁN

1. A
11. D

2. C
12. A

3. D
13. A

4. B
14. C

5. C
15. A

6. C
16. B

7. A
17. C

8. D
18. A

9. A
19. C

10. A
20. C


Trang 11


ĐỀ LUYỆN THI NGÔN NGỮ - PHẦN TIẾNG VIỆT – ĐỀ SỐ 2
PHẦN TỪ
Lời giải chi tiết
1. Tìm từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: “Đúng như dự đoán, mọi việc đều diễn ra
một cách …..”
A. Suôn sẻ.

B. Xuôn sẻ

C. Suông sẻ

D. Xuông sẻ

Phương pháp giải: Căn cứ bài rèn luyện chính tả
Giải chi tiết:
- sn sẻ (tính từ)
sn: thẳng liền một đường
sn sẻ: trơi chảy, liền mạch, khơng khó khăn, vấp váp.
2. Trong câu sau từ nào mắc lỗi: “Con đường vừa nhỏ vừa quăn co”?
A. Nhỏ

B. Con đường

C. Quăn co

D. Vừa


Phương pháp giải: Căn cứ bài Rèn luyện chính tả.
Giải chi tiết:
Từ dùng sai: Quăn co
Sửa lại: Quanh co
3. Từ nào trong các từ sau đây không mắc lỗi?
A. Tựu chung.

B. Sáng lạng.

C. Xúc tích.

D. Xoay xở

Phương pháp giải: Căn cứ bài Rèn luyện chính tả
Giải chi tiết:
A. Tựu chung: Mắc lỗi chính tả -> chữa lại: Tựu trung
B. Sáng lạng: Mắc lỗi chính tả -> chữa lại: Xán lạn
C. Xúc tích: Mắc lỗi chính tả -> chữa lại: Súc tích
4. Trong các câu sau câu nào chứa từ mắc lỗi?
A. Đoàn kết là sức mạnh làm nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta.
B. Sống không phải dành dật.
C. Đi bộ một quãng thật xa mới thấy quán sửa xe.
D. Ánh sáng của ngọn đèn dầu leo lét chỉ trực tắt.
Phương pháp giải: Căn cứ bài Rèn luyện chính tả
Giải chi tiết:
Câu sai: Sống không phải là dành dật.
Sửa lại: Sống không phải là giành giật.
Trang 12



5. Câu nào dưới đây viết đúng?
A. Đều như vắt chanh

B. Đều như cắt chanh

C. Đều như vắt tranh

D. Đều như cắt tranh.

Phương pháp giải: Căn cứ bài Rèn luyện chính tả
Giải chi tiết:
Ở nước ta, ngày trước mái nhà chủ yếu được lợp bằng cỏ tranh. Để có được những tấm tranh để lợp mái
hoặc dựng vách, các thợ lành nghề phải bện tranh thành từng tấm theo kích thước phù hợp với quy mô
của nhà. Mỗi khi “đánh” tranh phải dùng một tay nắm đống sợi tranh thành một vắt vì thế khi nói tới một
chuyện gì đều đặn giống nhau thì nói “Đều như vắt tranh”.
6. Từ nào trong câu sau dùng sai: “Nhà em ở cách xa trường và em lúc nào cũng đi học đúng giờ”?
A. Cách xa

B. Đúng giờ

C. Và

D. Cũng

Phương pháp giải: Căn cứ nội dung bài chữa lỗi quan hệ từ
Giải chi tiết:
“Nhà em ở cách xa trường và em lúc nào cũng đi học đúng giờ”
=> Mắc lỗi dùng sai quan hệ từ, quan hệ từ “và” không phù hợp trong trường hợp này.
Chữa lại: “Nhà em ở cách xa trường nhưng em lúc nào cũng đi học đúng giờ”
7. Câu nào sau đây dùng sai?

A. Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngồi mà nên đánh giá con người bằng những
hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.
B. Tuy đường rất khó đi nhưng chúng tơi vẫn quyết tâm tham gia chuyến tình nguyện.
C. Viện bảo tàng phải đóng cửa vì dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp.
D. Quá khứ càng đẹp bao nhiêu thì khi quay trở về thực tại cơ càng cảm thấy tủi thân, đau đớn bấy nhiêu.
Phương pháp giải: Căn cứ bài chữa lỗi về quan hệ từ
Giải chi tiết:
Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những
hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.
=> Dùng sai quan hệ từ.
Chữa lại: Không nên chỉ đánh giá con người qua hình thức bên ngồi mà nên đánh giá con
người qua những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.
8. Câu văn sau mắc lỗi gì: “Với câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lý làm người là phải
giúp đỡ người khác”
A. Sai logic

B. Thiếu chủ ngữ

C. Sai chính tả

D. Thừa quan hệ từ.

Phương pháp giải: Căn cứ bài chữa lỗi về quan hệ từ
Giải chi tiết:
- Câu văn trên mắc lỗi thừa quan hệ từ “với”
Trang 13


Chữa lại: Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã cho em hiểu đạo lý làm người là phải giúp đỡ người
khác.

9. Thay thế từ in đậm trong câu sau bằng một quan hệ từ thích hợp: “Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà
chất gỗ khơng tốt thì đồ vật cũng không bền được”.
A. Dù.

B. Nếu.

C. Mặc dù.

D. Càng.

Phương pháp giải: Căn cứ bài chữa lỗi về quan hệ từ.
Giải chi tiết:
Câu văn sử dụng quan hệ từ chưa phù hợp.
Chữa lại: Dù nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ khơng tốt thì đồ vật cũng khơng bền được.
10. Trường hợp nào sau đây có thể bỏ quan hệ từ?
A. Vợ của tôi vừa mới mua một cái tủ gỗ rất đẹp.

B. Hãy vươn lên bằng chính sức mình.

C. Nó thường đến trường bằng xe đạp.

D. Bạn Nam cao bằng bạn Minh.

Phương pháp giải: Căn cứ bài chữa lỗi về quan hệ từ
Giải chi tiết:
Câu “Vợ của tôi vừa mới mua một cái tủ gỗ rất đẹp” có thể bỏ quan hệ từ “của” mà khơng làm ảnh
hưởng đến ý nghĩa của câu văn.
11. Câu nào sau đây không mắc lỗi dùng từ?
A. Một màn sương bàn bạc bay trong không gian.
B. Thúy Kiều là con người tài sách vẹn toàn.

C. Cuộc họp sẽ kéo dài vì nhiều việc phải bàng bạc kĩ lưỡng.
D. Anh ấy thật sự là một tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Phương pháp giải: Căn cứ Chữa lỗi dùng từ.
Giải chi tiết:
Một số lỗi dùng từ thường gặp:
- Lỗi lặp từ.
- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Dùng từ khơng đúng nghĩa.
Trong các câu trên chỉ có câu D là dùng đúng, các câu còn lại dùng sai:
A. Một màn sương bàn bạc bay trong không gian.
=> sai từ “bàn bạc”
=> sửa lại: bàng bạc
B. Thúy Kiều là con người tài sách vẹn toàn.
=> sai từ “tài sách”
=> sửa lại: tài sắc
Trang 14


C. Cuộc họp sẽ kéo dài vì nhiều việc phải bàng bạc kĩ lưỡng.
=> sai từ “bàng bạc”
=> sửa lại: bàn bạc
12. Xác định từ dùng sai trong câu sau: “Lễ nhận chức diễn ra vô cùng long trọng và đã thành công tốt
đẹp”.
A. Nhận chức

B. Long trọng

C. Thành công

D. Khơng có lỗi


Phương pháp giải: Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
Trong câu trên từ bị dùng sai là “nhận chức”. Mắc lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm.
Sửa lại là: nhậm chức. Theo nghĩa của từ Hán Việt thì "nhậm" trong từ "nhậm chức" là một người sẽ gánh
vác công việc, nhiệm vụ để quản lý nhân viên; trong khi đó "chức" có nghĩa là chức trách, bổn phận,
nhiệm vụ. "Nhậm chức" chúng ta có thể hiểu nơm na đó là người sẽ gánh vác, đảm đương chức vụ do
những cấp trên bàn giao, bổ nhiệm cho họ.
13. Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi:
I. Nửa đêm, Thạch Sanh bị chằn tinh đánh bất ngờ nhưng Thạch Sanh không hề sợ hãi, Thạch Sanh lấy
búa đánh lại.
II. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong
dân gian.
III. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận.
IV. Mối duyên kì ngộ của những con người tuy khác nhau về địa vị nhưng đều có phẩm chất tốt đẹp.
A. I

B. II. IV

C. I. III

D. IV

Phương pháp giải: Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
Một số lỗi dùng từ thường gặp:
- Lỗi lặp từ.
- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa.
Trong các câu trên chỉ có câu A sai. Câu A mắc lỗi lặp từ “Thạch Sanh”

Chữa lại: Nửa đêm, Thạch Sanh bị chằn tinh đánh bất ngờ nhưng chàng không hề sợ hãi, chàng lấy búa
đánh lại.
14. Câu sau mắc lỗi gì: “Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tơi ai cũng thích những nhân vật
trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp”.
A. Khơng mắc lỗi

B. Lỗi logic

C. Lỗi lặp từ

D. Lỗi dùng từ sai nghĩa

Phương pháp giải: Căn cứ bài chữa lỗi dùng từ
Trang 15


Giải chi tiết:
Một số lỗi dùng từ thường gặp:
- Lỗi lặp từ.
- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa.
Câu trên mắc lỗi lặp từ: “câu chuyện, nhân vật” khiến cho câu thiếu mạch lạc, không hay.
Chữa lại: Sau khi nghe cô giáo kể chuyện, chúng tơi ai cũng thích những nhân vật có phẩm chất đạo đức
tốt đẹp.
15. “Tuy nhiên, yêu cầu công việc của một người chắp bút khơng đơn giản. Ngồi khả năng viết, câu từ
không cần quá hoa mỹ, xuất sắc nhưng người chắp bút phải có khả năng diễn đạt, làm sao để rõ ràng,
truyền đạt được hết ý tưởng của tác giả sách” xác định từ dùng sai trong đoạn trên.
A. chắp bút

B. hoa mỹ


C. rõ ràng

D. truyền đạt

Phương pháp giải: Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
Một số lỗi dùng từ thường gặp:
- Lỗi lặp từ
- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa
Từ bị dùng sai trong đoạn trên là “chắp bút”
Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của có giảng “Chấp: cầm, giữ, chịu lấy. Như vậy, “chấp bút”
có thể hiểu thuần là “giữ bút”, “chịu nhận bút”. Từ đây ta có thể suy ra nghĩa bóng là “phụ trách viết”. Từ
điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có ghi: “Chấp bút: viết thành văn bản theo ý kiến thống nhất của
tập thể tác giả”. Như vậy từ này không đơn thuần là “viết ra”, mà là “chịu trách nhiệm viết”, đặc biệt dễ
hiểu khi có nhiều người cùng lên nội dung cho một quyển sách.
Còn “chắp” chỉ có nghĩa là “làm cho liền lại bằng cách ghép vào nhau” hồn tồn khơng phù hợp với ngữ
cảnh.
16. Trong các câu sau, câu nào không mắc lỗi:
I. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh diễn ra rất ác nghiệt.
II. Đơi mắt của mẹ thâm quầng vì thức đêm.
III. Mẹ tức tốc đưa em đến bác sĩ và em đã say mê hai ngày trong bệnh viện.
IV. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều bàn linh đình; ốm khơng đi bệnh viện mà
ở nhà cúng bái,…
A. I

B. II

C. III


D. IV

Phương pháp giải: Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
Một số lỗi dùng từ thường gặp:
Trang 16


- Lỗi lặp từ.
- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa.
Trong các câu trên chỉ có câu số II là đúng, các câu cịn lại đều mắc lỗi:
I. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh diễn ra rất ác nghiệt.
Từ dùng sai: ác nghiệt
Sửa lại: ác liệt
III. Mẹ tức tốc đưa em đến bác sĩ và em đã say mê hai ngày trong bệnh viện.
Một số lỗi dùng từ thường gặp:
- Lỗi lặp từ.
- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Dùng từ khơng đúng nghĩa.
Trong các câu trên chỉ có câu số II là đúng, các câu còn lại đều mắc lỗi:
I. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh diễn ra rất ác nghiệt.
Từ dùng sai: ác nghiệt
Sửa lại: ác liệt
III. Mẹ tức tốc đưa em đến bác sĩ và em đã say mê hai ngày trong bệnh viện.
Từ dùng sai: say mê
Sửa lại: hơn mê
IV. Vùng này cịn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều bàn linh đình; ốm khơng đi bệnh viện mà
ở nhà cúng bái,…

Từ dùng sai: thủ tục
Sửa lại: hủ tục
=> Các câu này đều mắc lỗi lẫn lộn giữa các từ gần âm trong quá trình sử dụng.
17. “Con dao này cũ và mẻ nhiều quá, chắc phải mua một con dao mới khác”. Câu trên mắc lỗi gì?
A. Dùng sai quan hệ từ

B. Dùng từ sai nghĩa

C. Dùng thừa từ

D. Dùng từ không hợp logic

Phương pháp giải: Căn bài chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
Câu trên mắc lỗi dùng thừa từ. Giữa hai từ mới và khác chỉ chọn một từ.
18. Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau: “………….tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ khơng
thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình”
A. Khinh khỉnh

B. Khinh bạc

C. Khinh thường

D. Khinh bỉ

Phương pháp giải: Căn cứ Nghĩa của từ
Trang 17


Giải chi tiết:

“Khinh khỉnh tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình
19. Xác định câu mắc lỗi trong các phương án sau:
A. Đây là vị trí yếu điểm trong cuộc chiến giữa ta và địch.
B. Điểm yếu lớn nhất của tơi là hay mềm lịng.
C. Mặc dù cịn một số yếu điểm, nhưng so với kì I lớp 6B đã co nhiều tiến bộ.
D. Yếu điểm của em là sự kiên trì.
Phương pháp giải: Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
Một số lỗi dùng từ thường gặp:
- Lỗi lặp từ
- Lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Dùng từ không đúng nghĩa.
Để làm được bài tập này chúng ta cần phân biệt nghĩa từ “yếu điểm” và “điểm yếu”
- Yếu điểm: điểm quan trọng.
- Điểm yếu: điểm hạn chế.
Từ việc hiểu nghĩa của hai từ này, ta có thể xác định được câu dùng từ sai là câu C: Mặc dù còn một số
yếu điểm, nhưng so với kì I lớp 6B đã có nhiều tiến bộ.
Sửa lại: Mặc dù còn một số điểm yếu, nhưng so với kì I lớp 6B đã có nhiều tiến bộ.
Chọn C.
20. “Để xây dựng chiếc cầu bắc qua sông Hồng, đây là phương án tối ưu nhất”. Câu văn trên thừa từ
nào?
A. Để

B. Chiếc

C. Nhất

D. Bắc

Phương pháp giải: Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ

Giải chi tiết:
“Để xây dựng chiếc cầu bắc qua sông Hồng, đây là phương án tối ưu nhất”.
Câu trên sử dụng thừa từ “nhất”. Bởi từ “tối ưu” đã có nghĩa là: tốt nhất, đưa lại hiệu quả tốt nhất. Nên
không cần sử dụng thêm từ “nhất” sau từ “tối ưu”.

Trang 18



×