Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Báo chí và cơ quan lập pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.14 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, báo chí Việt Nam đóng vai trị hết sức
quan trọng trong cơng tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước. Báo chí cịn phản ánh kịp thời với Đảng, với Nhà
nước những tâm tư nguyện vọng, những nhu cầu cấp thiết của quần chúng và
nhân dân, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất ở nước ta, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của tồn thể
Nhân dân. Quốc hội có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt, điều đó cũng địi hỏi
những người trúng cử, tham gia Quốc hội phải gánh vác trọng trách lớn lao,
nhận sự ủy thác của toàn Đảng, toàn dân, họ được giao sứ mệnh quan trọng để
thực hiện trọng trách đó. Vai trị dại diện là một đặc thù của các cơ quan dân cử
nói chung và Quốc hội nói riêng, là trách nhiệm xuyên suốt mọi hoạt động của
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội nhằm thực hiện 3
chức năng quan trọng là: Lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nước. Làm thế nào để mỗi quyết định, mỗi chính sách và pháp luật
do Quốc hội ban hành đều đại diện cho quyền và lợi ích của người dân? Muốn
như vậy, Quốc hội phải bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân dể những mong
muốn và nguyện vọng của người dân đi vào chính sách và pháp luật. Ở đây, báo
chí góp một phần đắc lực vào sứ mệnh này.
Và như vậy, có thể khẳng định Báo chí có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ
với các cơ quan lập pháp. Báo chí Cách mạng Việt Nam vừa là tiếng nói của
Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, vừa là diễn đàn
tin cậy của nhân dân. Giữa Quốc hội và báo chí ln hiện hữu một mối quan hệ
đặc biệt.

1


Là một phóng viên được tổ chức phân cơng nhiệm vụ trực tiếp theo dõi,
đưa tin các hoạt động của các cơ quan lập pháp, tơi xin phân tích mối quan hệ


đặc biệt giữa hai loại hình này từ thực tiễn hoạt động, đồng thời cũng xin đưa ra
những biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nối quan hệ này.

2


NỘI DUNG
I. Vai trị của báo chí với cơ quan lập pháp (Quốc hội)
1. Tính đại chúng, một đặc thù của báo chí
Đối tượng phục vụ của báo chí là quảng đại quần chúng đủ mọi tầng lớp
và thành phần trong xã hội. Ai sẽ là mục tiêu hướng tới của báo chí nếu khơng
phải là cơng chúng? Cơng chúng chính là động lực, là tiền đề cho báo chí phát
triển. Tính đại chúng của báo chí và vai trị đại diện của Quốc hội đã làm cho
mối quan hệ giữa báo chí và Quốc hội trở thành mối quan hệ hữu cơ, gần gũi và
mật thiết. Ngày nay, với sự phát triển chóng mặt của các loại hình báo chí, đã
làm cho báo chí trở thành một cơng cụ hữu hiệu phục vụ tất cả các đối tượng.
Với khối lượng thơng tin đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, bao quát
hầu hết tất cả các lĩnh vực thuộc đời sống xã hội, báo chí đã góp phần tích cực
và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Chẳng hạn: Qua tiếp xúc cử tri, các đại biểu Quốc hội chỉ gặp gỡ được
một phần rất nhỏ những người đã tin tưởng trao quyền cho mình. Nhưng chỉ qua
báo chí, Quốc hội và đại biểu Quốc hội mới có thể nắm bắt kịp thời nhiều vấn đề
của thực tiễn đời sống, nguyện vọng của cử tri từ khắp các vùng miền, địa
phương của Tổ quốc.
Hay trong các kỳ bầu cử Quốc hội, báo chí cũng góp phần khơng nhỏ vào
sự thành cơng của ngày hội tồn dân. Trên các phương tiện thông tin đại chúng
3


thường bám sát tiến độ bầu cử; mở các chuyên mục "Tiến tới bầu cử đại biểu

Quốc hội và HĐND các cấp"; "Tìm hiểu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật
Bầu cử đại biểu HĐND các cấp"; "Ý kiến cử tri"; Cập nhật tiểu sử tóm tắt những
người ứng cử đại biểu Quốc hội; Cập nhật lịch tiếp xúc và vận động bầu cử;
Tuyên truyền về vận động bầu cử, diễn biến và kết quả bầu cử.
Trong tuyên truyền bầu cử, báo chí đã thơng tin bảo đảm đúng luật, công
bằng, dân chủ; động viên được mọi tầng lớp nhân dân nêu cao tinh thần làm chủ,
ý thức tự giác đi bầu, phải làm sao thật sự là ngày hội của toàn dân. Để cho các
cuộc “hiệp thương” về nội dung và phương thức tiến hành cuộc bầu cử Quốc
hội, đảm bảo tiến trình dân chủ, nhà báo phải tham dự các cuộc “hiệp thương”
đó nhằm đưa tin một cách khách quan, trung thực về ý chí và nguyện vọng của
nhân dân được thể hiện trong các cuộc “hiệp thương”.
Rồi đến việc tiếp xúc cử tri của ứng cử viên, thực chất là cuộc vận động
bầu cử được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí
đưa tin khách quan, đảm bảo cơng bằng giữa các ứng cử viên, để bầu ra các Đại
biểu Quốc hội đủ đức, đủ tài để gánh vác trọng trách và xứng đáng với niềm tin
của nhân dân.
2. Báo chí giúp người dân tham gia tích cực vào quá trình hoạch định
chính sách cùng với Quốc hội
Báo chí là kênh thơng tin có giá trị phản biện xã hội rất cao. Thơng qua
báo chí, người dân góp ý với Quốc hội về những bất cập của chính sách, pháp
luật hiện hành để Quốc hội xem xét tiến hành bổ sung, sửa đổi, hoặc góp ý vào
các dự thảo đang trong q trình hồn thiện và thơng qua. Báo chí cịn là diễn
đàn tranh luận sơi nổi về những vấn đề thuộc chính sách, pháp luật mà xã hội
quan tâm. Ý kiến đóng góp nhiều chiều giúp phân tích, mổ sẻ làm sáng tỏ vấn
4


đề, góp phần nâng cao chất lượng chính sách và pháp luật Quốc hội ban hành.
Tham gia theo dõi đưa tin các kỳ họp của Quốc hội có hàng trăm phóng viên của
nhiều cơ quan thơng tấn báo chí khác nhau. Nhiều phiên thảo luận, bầu khơng

khí bên ngồi nghị trường dường như cũng nóng lên cùng với khơng khí sôi nổi
tại phiên họp của Quốc hội. Đặc biệt là những phiên thảo luận về kinh tế xã hội,
các phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Đây quả thực là sự thay đổi về chất trong
sinh hoạt chính trị của đất nước. Qua báo chí, nhiều ý kiến xác đáng về những lỗ
hổng của cơ chế, chính sách đã góp phần giúp cho nhà hoạch định chính sách
kịp thời khắc phục, hồn thiện.
Trong bối cảnh hiện nay, báo chí đã tập trung tuyên truyền quyết tâm
chính trị lớn nhất của toàn Đảng, toàn dân là ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì
tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ,
bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội. Nhiều cơ quan
báo chí đã thực sự đi trước, định hướng tư tưởng, tạo sự đồng thuận xã hội; thể
hiện sự nhạy bén, tỉnh táo, trách nhiệm trước nhiều vấn đề quan trọng của đất
nước. Từ việc thơng tin cảnh báo, báo chí đã phác họa được tồn cảnh tình hình,
cung cấp những thơng tin dữ liệu cho các cơ quan tham mưu, hoạch định chính
sách. Báo chí cịn thể hiện bản lĩnh trong phản biện, trong tranh luận có lý lẽ,
khoa học và giàu tinh thần xây dựng.
Đối với đại biểu Quốc hội, thơng tin báo chí cịn góp phần hình thành lý
luận và chính kiến của đại biểu tại các diễn đàn của Quốc hội . Báo chí là kênh
thơng tin giúp Đại biểu Quốc hội đưa ra những quyết định đúng đắn, nhất là đối
với những vấn đề lớn, còn nhiều ý kiến khác nhau như: Dự án đường sắt cao tốc
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh; Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà
Nội; các vấn đề Vinashin, Vinalines, bơxít Tây Ngun... Một số thơng tin trên
báo chí là nguồn tham khảo rất quý cho các đại biểu Quốc hội khi chất vấn các
thành viên Chính phủ như: Người dân vượt sông Pô Kô (tỉnh Kon Tum) bằng
5


cách đu trên dây cáp; cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng ở một số
tỉnh... Riêng dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh trị giá
56 tỷ USD, ngoài ý kiến phản biện của các Đại biểu Quốc hội, cịn có ý kiến

phản biện mạnh mẽ từ các cơ quan báo chí. Do đó, Quốc hội đã cân nhắc và cuối
cùng khơng thơng qua.
Báo chí đã thơng tin tương đối tồn diện hoạt động của Quốc hội qua các
hình thức: Kỳ họp Quốc hội; hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của
Hội đồng Dân tộc; các ủy ban của Quốc hội, của các đoàn Đại biểu Quốc hội và
các Đại biểu Quốc hội. Nhiều nội dung hoạt động của Quốc hội được báo chí
thường xuyên cập nhật, phản ánh với tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch,
từng bước đáp ứng mong đợi của người dân. Những báo cáo, dự án, nội dung
quan trọng Quốc hội thảo luận đều được báo chí đưa tin nhanh và cơ bản là đưa
chính xác. Các phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với
thành viên Chính phủ đã thu hút sự quan tâm của người dân.
Chiều ngược lại, thơng tin từ báo chí giúp Đại biểu Quốc hội có thêm tư
liệu để nắm bắt hơi thở cuộc sống một cách tồn diện hơn, có thêm lập luận để
tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của
người dân chính xác, kịp thời hơn. Từ thơng tin báo chí, Đại biểu Quốc hội cũng
có thể truyền tải những thơng điệp của mình tới các đối tượng, qua đó xây dựng
hình ảnh của mình trước cơng chúng. Báo chí cũng là cơng cụ để giúp Đại biểu
Quốc hội thực hiện trách nhiệm giải trình; giúp người dân hiểu rõ hơn về hoạt
động của người đại diện cho mình và đó cũng là cách để cử tri giám sát lại các
Đại biểu Quốc hội. Báo chí đăng tải những ý kiến, những phản ứng của các vị
Đại biểu Quốc hội, của cử tri đối với việc trả lời chất vấn của các bộ trưởng.
Quốc hội là diễn đàn lớn nhất đất nước, lại nhận được sự hỗ trợ của diễn đàn báo
chí, sức cộng hưởng và độ lan tỏa rộng khắp của hai diễn đàn này sẽ đưa các vấn

6


đề mà Quốc hội cần giám sát đến đích nhanh hơn nhiều lần, đáp ứng nhanh nhạy
hơn lợi ích của quốc gia và của cử tri.
3. Báo chí góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện

xã hội
Giám sát là một chức năng quan trọng của Quốc hội nhằm đảm bảo rằng
các cơ quan nhà nước luôn thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình vì lợi
ích của nhân dân. Báo chí là một kênh thông tin hữu hiệu phát hiện những vấn
đề bức xúc của cuộc sống mà Quốc hội cần tập trung giám sát. Báo chí ln có
mặt và đưa tin rất kịp thời những hoạt động giám sát của Quốc hội và cá Đồn
đại biểu Quốc hội, góp phần tăng thêm hiệu quả các hoạt động giám sát, người
dân hiểu rõ các hoạt động của Quốc hội. Và tự họ cũng tìm đến báo chí để phản
ánh những bức xúc của mình cho Quốc hội.
Mới đây nhất là sự vào cuộc của báo chí trong vụ cưỡng chế thu hồi đất
tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phịng. Các thơng tin được báo chí
cung cấp đã giúp Chính Phủ giải quyết thấu tình đạt lý vụ việc mà cịn tạo điều
kiện để Quốc hội xem xét, chuẩn bị chương trình giám sát liên quan đến đất đai
cũng như việc hoàn thiện các chính sách, pháp luật về đất đai cho phù hợp với
yêu cầu thực tiễn.
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, thực hiện quyền giám sát tối cao
đối với mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội.
Vậy, ai là người giám sát Quốc hội. Nhờ báo chí, hoạt động của Quốc hội, các
cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội được cơng khai, minh bạch, từ đó
sinh hoạt chính trị của đất nước ngày càng dân chủ và cởi mở. Người dân theo
dõi được tốt hơn các hoạt động của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, đánh giá
được những người do mình bầu ra dã thực sự đại diện cho quyền và lợi ích của
7


mình chưa. Báo chí chính là tai, mắt của nhân dân, tạo áp lực xã hội để các Đại
biểu Quốc hội có trách nhiệm cao hơn trước dân. Báo chí đã phản ánh khơng ít ý
kiến đóng góp của người dân về lề lối làm việc và hiệu quả hoạt động của Quốc
hội, về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một số đại biểu Quốc hội cũng
như đưa ra các kiến nghị, những mong muốn của mình đối với các đại biểu đại

diện cho mình tại diễn đàn của Quốc hội.
Báo chí là một trong những kênh thơng tin quan trọng nhất để cử tri giám
sát lại đại biểu nhưng đồng thời cũng là kênh quan trọng để đại biểu nói lên suy
nghĩ của mình, bảo vệ những quyền lợi chính đáng của cử tri và người cử tri
cảm nhận được điều đấy thông qua công cụ là báo chí. Và phóng viên nghị
trường phải trở thành đối tác, bạn đồng hành của đại biểu, là người cung cấp
thêm cho đại biểu những thông tin khác và ở những khu vực khác mà đại biểu
chưa tìm thấy để mà cùng đại biểu tiếp tục trao đổi…
Nếu người đại biểu dân cử mà khơng gắn được với báo chí thì cử tri cũng
khơng biết đại biểu của mình làm gì. Báo chí là một trong những kênh thơng tin
quan trọng nhất để cử tri giám sát lại đại biểu nhưng đồng thời cũng là kênh
quan trọng để đại biểu nói lên suy nghĩ của mình, bảo vệ những quyền lợi chính
đáng của cử tri và người cử tri cảm nhận được điều đấy thơng qua cơng cụ là
báo chí.
Vấn đề phản biện xã hội trong một, hai nhiệm kỳ Quốc hội trước trở lại
đây được đặt ra tương đối rõ nét và vai trị báo trí là cầu nối giữa ý kiến phản
biện xã hội của xã hội đối với các cơ quan hoạch định chính sách cũng ngày
càng rõ nét. Nhưng cũng phải nói bên cạnh những mặt được thì chúng ta cũng
thấy rằng, phản biện xã hội thơng qua báo chí hiện nay cũng đang có lệch lạc. Ví
dụ về việc chất vấn 4 bộ trưởng của chúng ta trong Kỳ họp thứ Ba vừa qua.
Trong cả một buổi sáng chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương có rất nhiều vấn đề

8


đã được giải quyết. Các báo thì đều giật tít không giống nhau và chỉ giật những
cái hạn chế chứ khơng giật được những cái thành tích.
II. Mối quan hệ giữa báo chí với Quốc hội hiện nay
Báo chí có tầm quan trọng đặc biệt đối với các hoạt động của Quốc hội,
tuy nhiên hiện nay vẫn cịn có việc một số Đại biểu Quốc hội ngại tiếp xúc với

báo chí. Ngun nhân là, các đại biểu chưa có nhiều kỹ năng trong tiếp cận và
làm việc với báo chí. Thế nhưng nếu nhìn nhận vấn đề đại biểu ngại tiếp xúc với
báo chí chúng ta thấy rằng là nó có từ hai phía. Một phía là bản thân đại biểu
trong quá trình tham gia hoạt động của Quốc hội có hàng loạt những vấn đề mới
đến và các đại biểu không cập nhật được thông tin và không nắm chắc được vấn
đề đấy cho nên họ khơng có chính kiến. Mà khi khơng có chính kiến thì ngại để
người khác hỏi mình. Bên cạnh đó, cũng phải nhìn nhận rằng, đối với các báo,
nhiều khi đại biểu phát biểu rồi lại bị báo chí cắt, dán, làm sai lệch ý của đại
biểu đi và nó gây ra những hậu quả khơng tốt. Điều đó cũng làm cho đại biểu
ngại khơng tiếp xúc với báo chí, và tốt nhất là đại biểu phát biểu trên hội trường
Quốc hội bằng văn bản, giấy trắng mực đen là an toàn nhất. Đấy cũng là xu thế
tất yếu của con người, bao giờ người ta cũng thu về những động tác mà người ta
có thể cho là an tồn nhất.
Ở Việt Nam mình hay nghĩ là nghị sỹ không phải là một nghề. Thế nhưng
ở các nước khác người ta nói nghị sỹ cũng là một nghề tức là nghề làm chính trị.
Hiện nay, cái quan trọng nhất của mình mình cứ “trách” đại biểu nhưng mình
cũng phải nhìn lại cái cơ chế của mình là mình khơng có cơ chế để bảo đảm an
toàn cho đại biểu. Đặc biệt, với những đại biểu ở vị thế mà cịn có thể phát triển
được và nếu bị những cái va chạm trong cái hoạt động đấy thì người ta sẽ cố
tránh.

9


III. Giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa báo chí và Quốc hội
Báo chí đã và đang trở thành kênh phản biện có ý nghĩa, giá trị đối với các
hoạt động của Quốc hội nói chung và của kỳ họp Quốc hội nói riêng. Quốc hội
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho báo giới trong việc tiếp cận các nguồn tin.
Ngược lại, báo giới có trách nhiệm truyền tải thơng tin một cách trung thực,
chính xác. Qua báo chí, nhân dân được tham gia nhiều hơn vào hoạt động của

nhà nước, góp phần đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Thơng qua báo
chí, Quốc hội và Đại biểu Quốc hội nắm bắt thêm nhiều vấn đề của thực tiễn
cuộc sống, nguyện vọng của cử tri; cũng như thấy được những vấn đề nổi lên
trong việc thực hiện các chính sách để đưa ra những quyết định giám sát kịp thời
và đúng đắn. Còn khi một vấn đề được Quốc hội đưa ra giám sát thì với sự trợ
giúp của các phương tiện truyền thơng, vấn đề đó được phổ biến rộng rãi, tạo
thành dư luận xã hội đối với các cơ quan bị giám sát. Như vậy, tính đại chúng
của báo chí và vai trị đại diện của Quốc hội ở phương diện nào đó là gặp nhau.
Do đó, các Đại biểu Quốc hội có thể sử dụng sức lan truyền của báo chí để nối
dài, truyền thêm xung lực cho những công cụ giám sát khác.
Theo ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phịng Quốc hội:
“Truyền thơng là phương tiện để xây dựng hình ảnh của Đại biểu Quốc hội, là
đầu mối dẫn dắt các Đại biểu Quốc hội đến các vấn đề đang đặt ra của cuộc
sống, phục vụ tốt hoạt động chất vấn. Báo chí cịn là nơi cung cấp nhiều thơng
tin, tri thức cho các Đại biểu Quốc hội, là công cụ tác động lên xã hội của Đại
biểu Quốc hội, lên việc soạn thảo chính sách của Chính phủ”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc lại cho rằng: “Báo chí là “chỗ dựa” để
các chính sách của Đảng, Chính phủ trở nên tồn vẹn hơn nhưng báo chí cũng
là “tai mắt” của nhân dân. Chính với nhiệm vụ “tai mắt” của nhân dân, các

10


thơng tin đến với người dân một cách chính xác đã tạo áp lực xã hội để các cơ
quan có trách nhiệm vào cuộc”.
Vì vậy, trong mối quan hệ giữa báo chí với Quốc hội, các phương tiện
thơng tin đại chúng cần chủ động, sáng tạo trong lĩnh vực thông tin - tun
truyền, đóng góp tích cực vào định hướng dư luận, tăng cường niềm tin trong
nhân dân với Đảng, Nhà nước và con đường phát triển đất nước. Thông tin trên
báo chí phải xuất phát từ cái tâm trong sáng của nhà báo vì lợi ích của quốc gia

dân tộc, vì quyền lợi chính đáng của nhân dân và phải nhằm tạo nên sự đồng
thuận cao trong xã hội.
Qua sự trao đổi giữa báo chí và ĐBQH có thể hình thành những nhận
thức, quan điểm, có thể lúc đầu mờ nhạt, nhưng rồi qua trao đổi sự vật, hiện
tượng được nhận chân rõ nét hơn đối với chính ĐBQH.
Từ đó báo chí tiếp nhận các quan điểm từ ĐB để hình thành nên những
bài báo có giá trị. Nhiều khi qua báo chí, ý kiến giúp đại biểu Quốc hội có cái
nhìn đa chiều, biện chứng, khách quan về một vấn đề còn gây tranh cãi.
Đấy cũng là cách để ĐBQH hình thành nên những nhận thức chung về
một vấn đề. Đặc biệt, khi QH thảo luận về một luật hoặc một nội dung gì thì báo
chí bám rất sát, thậm chí cịn cung cấp thêm thơng tin, ý kiến chun gia, giúp
ĐBQH có cơ sở thơng tin để trao đổi, quyết định.
Vì vậy, các phóng viên phải phản ánh trung thực ý kiến nhiều chiều về
một vấn đề được Quốc hội thảo luận lên trên mặt báo để cử tri và bạn đọc cả
nước thấy rằng trước khi quyết định một vấn đề quan trọng, mọi góc nhìn và tác
động cũng đã được cân nhắc, thảo luận chứ khơng phải là về vấn đề này thì
những ý kiến nào hợp với ý kiến của cá nhân phóng viên hay biên tập viên được
11


đưa lên mặt báo. Và như vậy, vơ hình trung các phóng viên báo chí và các biên
tập đã sử dụng tài sản, công cụ của nhà nước làm làm cơng cụ riêng của mình.
Và đây chính là một dạng tham nhũng thông tin. Khi đã trúng cử ĐBQH tức là
họ đã trải qua một quá trình thử thách, vận động nhất định. Trong q trình tranh
cử nếu nói các đại biểu khơng có kỹ năng nói trước đám đơng thì chắc tơi khơng
dám tin. Bởi vì ngay trong q trình đầu tiên khi đã có danh sách ứng cử thì Ban
cơng tác đại biểu đã có những buổi liên tiếp làm việc, tập huấn cho các ứng cử
viên cách đặt vấn đề, cách trình bày vấn đề và cách nói trước đám đơng.
Khi phóng viên trao đổi với đại biểu, thì đối với các thơng tin từ phía cử
tri lên là đại biểu đã có thơng qua các hoạt động theo luật định. Khía cạnh cần

phải khai thác của phóng viên nghị trường đối với các Đại biểu Quốc hội là khai
thác những vấn đề mới mà đại biểu phát biểu, nói ra nhưng Quốc hội khơng làm
được hoặc chưa làm.
Như vậy để chúng ta thấy rằng, giữa đại biểu với các cơ quan, tạm gọi là
các cơ quan trong đó có báo của Quốc hội, bao gồm cả báo viết, báo điện tử và
bây giờ còn thêm báo hình nữa cũng khơng sát cánh cùng với đại biểu trong
những sáng kiến, đề xuất của đại biểu.
Điều đầu tiên là chúng ta phải tạo được niềm tin giữa phóng viên với các
đại biểu đặc biệt là các ĐBQH chuyên trách, chuyên trách ở đây là bao gồm cả
đại biểu chuyên trách trung ương và cả địa phương, để làm sao đại biểu thấy
rằng là khi đại biểu nói điều đấy với phóng viên thì phóng viên hơn ai hết sẽ là
người cung cấp thêm cho đại biểu những thông tin khác và ở những khu vực
khác mà đại biểu chưa tìm thấy để mà cùng đại biểu tiếp tục trao đổi lại. Và
phóng viên phải trở thành một Partner của đại biểu chứ không phải là người đi
săn tin.

12


IV. Những vấn đề cần xem xét để tiếp tục phát huy vai trị hoạt động báo
chí của Quốc hội
Cơng tác thông tin tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội cịn thiếu sự
cân dối. Hiện nay báo chí là kênh thông tin quan trọng về hoạt động của Quốc
hội, nhưng hoạt động của báo chí mới chỉ tập trung chủ yếu ở các kỳ họp Quốc
hội. Còn hoạt động của Quốc hội giữa hai kỳ họp, đặc biệt là hoạt động của Hội
đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chưa được quan tâm đúng mức, mực
dù hầu hết các công việc đảm bảo cho sự thành công của kỳ họp được thực hiện
giữa hai kỳ họp tại các cơ quan của Quôc hội. Điều này làm hạn chế người dân
tham gia vào quá trình hoạch định chính sách cũng như giám sát các hoạt động
của Quốc hội. Các cơ quan của Quốc hội có vai trị quyết định đến hiệu quả

hoạt động của Quốc hội . Mỗi một Ủy ban của Quốc hội phụ trách một lĩnh vực
quan trọng, gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân. Mọi công việc của
Quốc hội được bắt đầu từ Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội chiếm
phần lớn thời lượng của Quốc hội, trong khi thông tin về hoạt động của các Ủy
ban tới người dân chưa được nhiều, tiếp cận của báo chí cịn hạn chế. Để cơng
tác báo chí của Quốc hội ngày càng có hiệu quả hơn, hoạt động của các cơ quan
của Quốc hội cần được mở ra nhiều hơn nữa cho các cơ quan báo chí.
Thời lượng phát thanh và truyền hình trực tiếp về hoạt động của Quốc hội
cần được tăng lên. Việc phát thanh và truyền hình trực tiếp các hoạt động của
Quốc hội được người dân rất hoan nghênh. Thông tin phát trực tiếp vừa sống
động, vừa kịp thời và đầy đủ, tạo điều kiện cho tất cả những ai ở bất kỳ đâu có
quan tâm đều có thể theo dõi; làm cho tương tác giữa đại biểu và người dân như
gần lại. Ngoài ra, nó cịn có tác dụng tăng cường tinh thần trách nhiệm của cá
đại biểu và những thành viên của Chính phủ. Tuy nhiên, hiện nay việc phát
thanh và truyền hình trực tiếp chủ yếu mới chỉ tập trung vào phiên chất vấn hoặc
phiên thảo luận về kinh tế, xã hội. Các phiên thảo luận về chính sách và pháp
13


luật cũng cần được phát thanh truyền hình trực tiếp. Chính sách và pháp luật
cũng được ban hành để cả xã hội áp dụng, do vậy, nếu được càng nhiều người
biết và đóng góp ý kiến thì chính sách và pháp luật đó càng có tính khả thi cao.
Cần xây dựng thơng tin cơng chúng của Quốc hội. Chính sách thông tin
công chúng là cơ chế và phương thức cung cấp thông tin cho người dân cũng
như tiếp nhận phản hồi ý kiến từ người dân. Báo chí với Quốc hội là một phần
thông tin công chúng của Quốc hội. Mặc dù chúng ta đã thu được nhiều kết quả
nhưng chưa phát huy hết sức mạnh và tiềm năng vốn có của thơng tin cơng
chúng phục vụ hoạt động của Quốc hội, một phần vì chúng ta chưa có một chính
sách thơng tin cơng chúng.
Cùng với tiến trình đổi mới đất nước và q trình dân chủ hóa đời sống

chính trị, xã hội, hoạt động báo chí thơng tin về Quốc hội ngày càng có vai trị
quan trọng trong việc tăng cường mối quan hệ thông tin hai chiều và sự gắn kết
giữa Quốc hội với cử tri. Người dân ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, kỳ vọng nhiều
hơn vào những người mà mình đã trao quyền. Ngược lại, các đại biểu cũng nhận
thức rõ hơn vai trò trách nhiệm của mình trước nhân dân.
Với những đặc điểm của Báo chí là một kênh thơng tin dễ tiếp cận, nhanh
nhậy và kịp thời; khả năng bao phủ hết sức rộng lớn; sức lan tỏa của báo chí
cũng rất mạnh, báo chí đã trở thành một kênh thơng tin khơng thể thiếu được của
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và mỗi đại biểu Quốc hội và là cầu nối
quan trọng giữa Quốc hội với người dân.

14


KẾT LUẬN
Báo chí là kênh thơng tin có giá trị phản biện xã hội rất cao. Thơng qua
báo chí, người dân góp ý với Quốc hội về những bất cập của chính sách, pháp
luật hiện hành để Quốc hội xem xét tiến hành bổ sung, sửa đổi hoặc góp ý vào
các dự thảo đang trong q trình hồn thiện, thơng qua. Đặc biệt, báo chí là kênh
thơng tin quan trọng phát hiện những vấn đề bức xúc của cuộc sống mà Quốc
hội cần tập trung giám sát. Báo chí ln có mặt và đưa tin kịp thời những hoạt
động giám sát của Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội, góp phần nâng cao
hiệu quả các hoạt động giám sát, người dân hiểu rõ hơn các hoạt động của Quốc
hội. Thơng qua báo chí, hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các
đại biểu quốc hội được cơng khai minh bạch; từ đó sinh hoạt chính trị của đất
nước ngày càng dân chủ và cởi mở.
Theo TS. Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phịng Quốc hội, hoạt
động báo chí thơng tin về Quốc hội ngày càng có vai trị quan trọng trong việc
tăng cường mối quan hệ thông tin hai chiều và sự gắn kết giữa Quốc hội với cử
tri. Người dân ngày càng đòi hỏi nhiều hơn, kỳ vọng nhiều hơn vào những người

mà mình đã trao quyền. Báo chí giúp người dân theo dõi được tốt hơn các hoạt
động của Quốc hội; đánh giá được những người do mình bầu ra đã thực sự đại
diện cho quyền lợi và lợi ích của mình chưa. Báo chí đã trở thành kênh thơng tin
khơng thể thiếu của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và mỗi đại biểu Quốc
hội. Đồng thời, các đại biểu Quốc hội cũng không nên ngần ngại tiếp xúc với
báo chí để thể hiện đúng tính dân chủ, minh bạch, công khai của cơ quan lập
pháp.

15



×