Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

BÁO cáo BAO gói THỰC PHẨM đề tài các CÔNG đoạn và CÔNG NGHỆ TRONG ĐÓNG gói sản PHẨM bột mì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.04 KB, 18 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
-------  -------

BÁO CÁO BAO GĨI THỰC PHẨM
ĐỀ TÀI: CÁC CƠNG ĐOẠN VÀ CƠNG NGHỆ TRONG ĐĨNG GĨI SẢN
PHẨM BỘT MÌ
Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Thu Nga

Nhóm mơn học

: 04

Nhóm SV thực hiện

: 06

HÀ NỘI – 2021

download by :


1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM:06

ST
T


HỌ VÀ TÊN

MSV

LỚP

1

Vương Thị Minh Tâm

636657

K63CNTPD

2

Đồng Thị Tân

636450

K63CNTPD

3

Lê Văn Tấn

636658

K63CNTPD


4

Phạm Tiến Thành

636453

K63CNTPD

5

Đỗ Nam Thành

636452

K63CNTPD

6

Đỗ Thị Thơ

636660

K63CNTPD

7

Trần Thị Anh Thơ

636659


K63CNTPD

8

Dương Thị Thu

636456

K63CNTPD

9

Chu Thị Thu Thủy

636459

K63CNTPD

download by :


2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................3
PHẦN I:TỔNG QUAN............................................................................................4
1. Tổng quan về bột mì:......................................................................................4
2. Phân loại bột mì:.............................................................................................4
3. Thành phần hóa học của bột mì:...................................................................5

4. Ngun liệu:.....................................................................................................6
5. Bảo quản bột mì:.............................................................................................7
PHẦN II:BAO GĨI BAO BÌ...................................................................................7
1. Khái niệm........................................................................................................7
2. Cơng dụng của bao bì đóng gói.....................................................................8
3. Các loại bao bì đóng gói sản phẩm bột mì....................................................9
PHẦN III: QUY TRÌNH ĐĨNG GĨI..................................................................11
1. Sơ đồ quy trình :...........................................................................................11
2. Các cơng đoạn đóng gói:..............................................................................11
3. Thiết bị...........................................................................................................12
PHẦN IV: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ, THÀNH PHẨM.................16
1. Tiêu chuẩn bao bì, thành phẩm...................................................................16
2. Tiêu chuẩn ghi nhãn, in ấn..........................................................................16
PHẦN V: KẾT LUẬN...........................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................17
 Tài liệu sách:...................................................................................................17
 Tài liệu internet:..............................................................................................17

download by :


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bột mì là một nguyên liệu quan trọng và hầu như không thể thiếu trong căn bếp của
mọi gia đình. Hiện nay nhu cầu về các loại bột mì trong nước cũng như ở các nước
trên thế giới khơng ngừng tăng theo nhịp sống cơng nghiệp do đó khơng những các
loại bột mì ngày càng phong phú về chủng loại và nguồn nguyên liệu, mà chất
lượng các loại bột mì cũng khơng ngừng tăng lên. Nguồn ngun liệu để sản xuất
các loại bột mì rất đa dạng nhưng chủ yếu các sản phẩm bột mì hiện nay được sản

xuất với quy mô lớn là từ nguồn nguyên liệu chính là lúa mạch và một số loại ngữ
cốc khác. Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và tăng tính thuận tiện thì các loại
bột mì hiện nay được sản xuất với quy mô công nghiệp một cách cẩn thận,khắt khe
đặc biệt là trong khâu bao gói.Bao gói trở thành một cơng đoạn quan trọng của quy
trình sản xuất nhằm đem đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm tốt nhất.Hiểu
được vấn đề đó nên hơm nay chúng em xin trình bày tìm hiểu về các cơng đoạn và
cơng nghệ trong quy trình sản xuất,đóng gói sản phẩm bột mì.

download by :


4

PHẦN I:TỔNG QUAN
1. Tổng quan về bột mì:
Bột mì hay Bột lúa mì là một loại bột được sản xuất từ việc xay lúa mì và được sử
dụng làm nguyên liệu chủ yếu trong quy trình sản xuất bánh mì. Người ta sản xuất
bột mì bằng cách xay nghiền hạt lúa mì hoặc các loại ngũ cốc khác. Trong quá trình
này vỏ cám và phơi được tách ra và phần cịn lại của hạt lúa mì (nội nhũ) được
nghiền nhỏ tới độ mịn thích hợp (ra thành phẩm là bột mì). Ngồi ra, bột mì có thể
được bổ sung một số thành phần khác vì các mục đích cơng nghệ như:
 Các sản phẩm có hoạt tính enzym vốn được sản xuất từ hạt lúa mì, lúa mạch đen
hay từ hạt đại mạch, gluten tươi, bột đậu tương hay bột đậu khác có chất lượng
thực phẩm thích hợp.
 Các chất dinh dưỡng: Việc thêm các vitamin, các chất khoáng hoặc các axit
amin đặc hiệu nhưng phải phù hợp với pháp luật và quy chế thực phẩm an toàn
của nước tiêu thụ sản phẩm.
2. Phân loại bột mì:
Bột mì có rất nhiều loại khác nhau, tuy nhiên người ta thường phân loại theo màu
sắc thành 2 loại: bột mì đen (được làm từ lúa mì đen) và bột mì trắng (được làm từ

lúa mì trắng). Bên cạnh đó, người ta cịn phân loại bột mì theo cơng dụng của
chúng dựa vào hàm lượng protein trong bột. Theo đó, bột mì được chia thành các
loại như sau:
2.1: Bột mì đa dụng hay bột mì thường (All Purpose Flour)
Khơng chứa bột nổi và được các thợ làm bánh sử dụng thường xuyên trong các
cơng thức làm bánh quy, bánh mì, bánh ngọt, bánh gato.
2.2: Bột mì số 8 (Cake Flour/Pastry Flour)
Là loại bột mì có hàm lượng protein thấp: 8%, bột có màu trắng tinh, sờ vào rất
mịn và nhẹ. Cake flour được sử dụng để làm các loại bánh có kết cấu mềm, bông
xốp như bánh cupcake hay bánh bông lan…
2.3: Bột mì số 11 (Bread Flour/Bột Mì Cứng/Bột Bánh Mì)
Là loại bột mì có hàm lượng protein cao, cơng dụng để làm bánh mì gối, đế bánh pizza,
bánh mì baguette… bởi bột bánh này sau khi làm xong sẽ có độ dai hơn hẳn các loại khác.
Protein trong bột mì số 11 sẽ tương tác với men nở, phát triển và tạo nên kết cấu dai, chắc
cho bánh mì.
2.4: High – Gluten Flour (họ hàng với bột mì số 11)

download by :


5

Là loại bột mì chuyên dụng để làm các kiểu bánh mì có phần vỏ cứng, giịn như bagel hay
đế bánh pizza
2.5: Self – Rising Flour

Là loại bột trộn sẵn với bột nổi và đơi khi có cả muối. Bột này phù hợp để làm
cookies, cake nhưng ít khi được sử dụng.
2.6: Pastry Flour
Là loại bột có màu trắng kem, thích hợp để làm vỏ bánh pie, bánh cookies, muffins.

Đặc điểm của Pastry Flour là có hàm lượng protein thấp nhưng cao hơn bột mì số
8.
Ngồi cơng dụng làm bánh, bột mì cịn được ứng dụng vào nấu ăn, sử dụng như
một loại bột tẩm, bột chiên giòn, giúp tạo ra lớp vỏ giịn tan hấp dẫn cho các món
chiên như khoai tây chiên, tôm chiên, cá viên chiên…
3. Thành phần hóa học của bột mì:
-Glucid: Chiếm 70-75% gồm:





Đường đơn giản
Cellulose: 2-5% (tùy mức độ xay xát)
Tinh bột: Amylose 20% và Amylopectin 80%
Dextrin: 1-5% glucid (liên kết với nước kém)

-Protein: Hàm lượng protein trong bột mì với các hạng bột khác nhau thì khác
nhau, trung bình từ 8-14% gồm:






Albumin: tan trong nước
Globulin: tan trong nước muối
Prolamin (gliadin): tan trong cồn
Glutelin (glutenin): tan trong acid và kiềm lỗng
Protein cặn: khơng tan


-Lipid: Mặc dù chỉ có một lượng nhỏ chất béo (1 – 1,5%) dầu và chất nhũ có mặt
trong bột màu trắng, những hợp chất này có ảnh hưởng đến tính chất của gluten
chúng làm cho gluten đàn hồi hơn. Tuy nhiên, vì bản chất của nó, dầu lúa mì bị ôxi
hóa dễ dàng và biến ôi, hạn chế thời hạn sử dụng của bột.
-Vitamin và khoáng
-Các Enzyme : trong hạt lúa mì chứa nhiều enzym khác nhau đặc biệt là các phần
cạnh phôi và phôi, vì vậy trong bột hạng thấp chứa nhiều enzyme hơn bột hạng

download by :


6

cao.Các enzyme quan trọng trong bột mì gồm : hệ enzyme amylase và hệ enzyme
protease.Ngoài ra còn có lipase, polyphenoloxydase, … Các enzyme này nếu có sẽ
ảnh hưởng đến tính chất nướng bánh của bột.
Bảng : Thành phần hóa học của một số loại bột
Loại bột

Nước(%) Protid(%) Lipid(%) Glucid(%) Cellulose(%)

Bột mì loại 1

14,0

11,0

1,1


72,9

0,3

Bột mì loại 2

14,0

11,5

1,4

71,3

0,8

Bột gạo tấm

10,0

6,6

0,4

82,2

0,4

Bột nếp


10,01

8,2

1,6

78,8

0,6

Bột ngô

12,0

8,3

4,0

73,0

1,5

Bột sắn

14,0

2,4

0,5


79,6

2,2

4. Ngun liệu:
Lúa mì có nguồn gốc từ Tây Nam Á. Việc trồng trọt lúa mì đã bắt đầu lan rộng ra
ngoài khu vực. Vào khoảng năm 300 TCN, lúa mì đã xuất hiện tại Ethiopia, Ấn Độ,
Ireland và Tây Ban Nha. Khoảng một thiên niên kỷ sau nó tới Trung Quốc. Ngày
nay lúa mì được trồng ở nhiều nơi và là nguồn lương thực chính của nhiều quốc gia
trên thế giới. Sản lượng lúa mì hàng năm khoảng trên 550 triệu tấn, chiếm 28% sản
lượng lương thực. Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng lúa mì, tiếp theo là
Ấn Độ, Hoa Kì, Nga, Pháp, Ca-na-đa, Úc…..
 Họ:

Poaceae( Hịa thảo)

 Phân họ:

Poideae

 Tộc:

Triticeae( Hordeae)

 Chi(genus):

Triticum

 Lồi(species):


Triticum aestivum

download by :


7

Lúa mì là cây của miền ơn đới và cận nhiệt. Lúa mì ưa khí hậu ấm khơ.
Lúa mì được trồng ở tất cả các quốc gia ở vùng ôn đới và cận nhiệt (nhiều nhất là
các nước châu Âu, Bắc Mĩ, Tây bắc Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ…).
Do đặc thù thời tiết, khí hậu nóng ẩm, ở Việt Nam khơng trồng lúa mì. Hầu như
năm nào nước ta cũng phải nhập khẩu hoàn toàn nguồn nguyên liệu này.
5. Bảo quản bột mì:
Khoảng cách vận chuyển và hệ thống phân phối tương đối chậm đã vướng phải vấn
đề thời hạn bảo quản tự nhiên. Đồng thời thời hạn bảo quản tự nhiên lại bị hạn chế
do:
 Các axit béo của mầm ngũ cốc, phản ứng ngay từ khi chúng tiếp xúc với oxy.
Điều này xảy ra khi hạt được xay; các axit béo bị oxy hóa và bột bắt đầu bị ơi.
 Sự trao đổi khí trong khối bột là do: sự hô hấp của các hạt bột, sự hô hấp của
VSV có trong bột và các q trình oxi hóa
 Phải tìm ra phương pháp bảo quản và bao gói phù hợp.
PHẦN II:BAO GĨI BAO BÌ
1. Khái niệm
Là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán. Bao bì có thể bao gồm
nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín hồn tồn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm.
2. Cơng dụng của bao bì đóng gói
 Bao bì giúp bảo vệ hàng hóa và hạn chế những tác động của các yếu tố môi
trường
 Bao bì là một trong những phương tiện quan trọng nhất để bảo vệ hàng hóa
được an tồn về chất lượng và số lượng.

 Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản, tiêu dùng sản
phẩm, hàng hóa. Đây cũng là yếu tố góp phần nâng cao năng suất lao động.
 Góp phần đảm bảo an tồn lao động và sức khỏe cho người cơng nhân. Kể cả
cho những công tác xếp dỡ và giao nhận.

download by :


8

 Là phương tiện thơng tin về hàng hóa và là một hình thức văn minh phục vụ
khách hàng và buôn bán quốc tế, giúp xây dựng thương hiệu, tăng doanh thu sản
phẩm.
-Có nhiều cách phân loại bao bì:
-Theo sự tiếp xúc của bao bì với thực phẩm:
 Bao bì trực tiếp
 Bao bì vịng hai
 Bao bì vịng 3
-Theo độ cứng của bao bì:
 Bao bì cứng: thủy tinh, kim loại, gỗ, chai nhựa, lọ, ống …
 Bao bì dẻo: giấy và các loại màng mỏng, lá kim loại, vải…
-Theo loại thực phẩm:
 Bánh
 Kẹo cứng và mềm, mứt, socola...
 Nước ngọt có ga và nước ép quả
 Rượu bia
 Sữa tươi, sữa bột và các sản phẩm từ sữa
 Rau quả tươi sống, rau quả muối.
 Bột đường, ngũ cốc
 Thủy sản đông lạnh

 Dầu mỡ
 Trà , cà phê , ca cao
-Theo vật liệu làm bao bì
 Giấy và carton
 Gỗ và cellophan
 Thủy tinh
 Kim loại
 Chất dẻo (PE, PP, PS…)
3. Các loại bao bì đóng gói sản phẩm bột mì
3.1.Bao bì màng phức hợp chất dẻo - kim loại
-Cấu trúc: PET/PE/Al/PE, BOPP (PET)/Al/PE,
-Chất liệu: Lớp màng ngồi cùng dùng để in bao bì màng ghép PET, màng AL
(giữa), lớp PE (trong):

download by :


9

 Lớp PET ngồi tính chống thấm khí cao nhất trong các loại plastic, chống dầu
mỡ; khả năng in ấn cao; bền hóa học với muối, axit, kiềm, muối vơ cơ, …
 Lớp AL ngăn ánh sáng mặt trời, tia tử ngoại, gia cường cơ lý
 Màng PE trong cùng giúp hàn và dán nhiệt tốt; không tác dụng với axit, kiềm;
khơng hịa tan trong các loại rượi béo, aceton, ete etylic, glycerin và các loại dầu
thảo mộc dù ở nhiệt độ cao
-Ưu điểm:
+ Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
+ Đảm bảo chống thấm, chống ẩm rất tốt,
+ Giúp bảo quản tốt, giá rẻ. 
-Nhược điểm:

+ Chi phí vật liệu cao,dễ bị ăn mịn
3.2.Bao bì màng ghép phức hợp giấy - nhôm
-Cấu trúc: Giấy+ Al
-Ưu điểm:
+ Thuận tiện dễ sử dụng, giá thành rẻ
+ Có độ kín khí tốt,độ bền chống đâm thủng cao
+ Chống ăn mòn và chống thấm tốt
-Nhược điểm
+ Thời gian phân hủy lâu
3.3.Bao bì màng ghép phức hợp chất dẻo - giấy
-Cấu trúc: Giấy/PE/Nhôm/LDPE dùng cho thực phẩm khơ cần màng ngăn hơi
nước, khí và ánh sáng:
 Lớp LDPE trong cùng: Tính bền hóa học, chịu được tác dụng của axit, kiềm,
dung môi hữu cơ, ...; tính chống Oxi, CO2, N2 đều kém, có thể cho khí thấm
qua, chống nước và hơi nước kém; làm lớp lót trong cùng do nhiệt độ hàn dán
thấp nhất
 Lớp Nhơm giữa: có tác dụng chống tia cực tím, ngăn cản ánh sáng.
 Lớp PE giữa: giúp hàn và dán nhiệt tốt; khơng tác dụng với axit, kiềm; khơng
hịa tan trong các loại rượi béo, aceton, ete etylic, glycerin và các loại dầu thảo
mộc dù ở nhiệt độ cao
 Lớp giấy ngồi cùng: tăng độ dày, tính đứng vững, …
-Ưu điểm:

download by :


10

+ Chi phí rẻ
+ Dễ sử dụng

-Nhược điểm:
+ Khơng thể tái sử dụng
+ Dễ bị rách
3.4.Bao bì màng phức hợp chất dẻo – chất dẻo
-Cấu trúc: Các loại túi bánh snack thường được ghép từ PET/PE, OPP/PE,
PET/CPP, OPP/CPP, BOPP/PE:
 Lớp PE trong cùng: giúp hàn dán nhiệt tốt, không tác dụng với axit, kiềm;
khơng hịa tan trong các loại rượi béo, aceton, ete etylic, glycerin và các loại dầu
thảo mộc dù ở nhiệt độ cao
 PET lớp ngồi: tính chống thấm khí cao nhất trong các loại plastic, chống dầu
mỡ; khả năng in ấn cao; bền hóa học với muối, axit, kiềm, muối vô cơ, …
-Ưu điểm:
+ Thuận tiện và dễ dàng sử dụng với người tiêu dùng
+ Dễ dàng in ấn, trang trí.
+ Giá thành rẻ
-Nhược điểm:
+ Khơng thể tái sử dụng nhiều lần
+ Chỉ sử dụng 1 lần
3.5.Bao PP dệt + PE
-Cấu trúc: Bao PP dệt (tráng keo PP/ghép màng OPP) + Túi lồng.
-Bao PP dệt bên ngoài có tác dụng chịu tải, in ấn + túi lồng bên trong có tác dụng
chống thấm, chống ẩm, chống xì sản phẩm dạng bột
-Túi lồng PE được làm từ hạt nhựa Poly Ethylene (PE) là những túi trong suốt,
dạng ống hàn đáy với kích thước và độ dày phù hợp với quy cách bao pp dệt bên
ngồi.
-Ưu điểm:
+ Có tính bền chắc,khả năng chịu lực tốt
+ Sử dụng được nhiều công nghệ in ấn
+ Mẫu mã đa dạng,gọn nhẹ,tiện lợi
-Nhược điểm:

+ Thời gian phân hủy lâu

download by :


11

PHẦN III: QUY TRÌNH ĐĨNG GĨI
QUY TRÌNH ĐĨNG GĨI
1. Sơ đồ quy trình :
Chuẩn bị
Nạp ngun liệu
Ghép kín
Hồn thiện
Bảo quản sản phẩm
2. Các cơng đoạn đóng gói:
2.1.Chuẩn bị :
-  Ngun liệu:  
+ Nhận nguyên vật liệu vào kho.
+ Chuyển nguyên vật liệu đã được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn vào xưởng bằng
máy móc chuyên dụng.
+Tính trọng lượng thể tích cho một gói bột mì
- Bao bì:  
+Kiểm tra chất lượng và tiến hành làm sạch bao bì 
+Phun sấy bao bì đóng gói theo tiêu chuẩn vệ sinh của nhà sản xuất.
2.2. Nạp nguyên liệu:
+Bao bì được chuyển đến khu vực đóng gói, mỗi gói sẽ có trọng lượng đúng với
mức cài đặt sẵn nhằm đảm bảo độ đồng đều. 
+Đảm bảo bột bên trong khơng rót q đầy hoặc q ít dẫn đến sản phẩm khơng đạt
chuẩn.

+Để một phần trên cùng của bao bì cho công đoạn ghép kín.
2.3. Ghép kín:
Ghép kín bao bì bằng cách hàn nhiệt theo 3 phương pháp
+ Hàn nhiệt bằng bánh xe nóng

download by :


12

+ Hàn nhiệt bằng xung lực 
+ Hàn nhiệt bằng khí nóng 
2.4. Hồn thiện:
+ Từng gói bột sẽ chuyển sang khu vực dập khn, đóng hộp thành phẩm.
+ Lấy mẫu thành phẩm đã đóng gói để kiểm nghiệm xem đã đạt tiêu chuẩn về khối
lượng, mẫu mã, dán nhãn, chất lượng sản phẩm và độ an toàn.
2.5. Bảo quản sản phẩm:
Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ mang vào lưu kho, bảo quản với nhiệt độ thích hợp
và sau đó phân phối ra thị trường.
3. Thiết bị.
3.1.Nguyên lý hoạt động của máy đóng gói bao bì tự động
Máy đóng gói bột chun dụng được thiết kế theo dạng máy đứng, điều khiển
bằng NC và màn hình LCD, mắt hồng ngoại. Sử dụng để đóng gói bao bì cà phê
hịa tan, bột dinh dưỡng, bột giải khát, đường, thuốc bảo vệ thực vật….Kiểu đóng
gói đa dạng từ đóng gói 1 ép 4 biên, 2 ép - 3 biên, 3 ép - 3 biên gói ngang, năng
suất từ 30 - 65 gói/phút.

Hình ảnh máy đóng gói tự động SV-L Series V2.0
+Sử dụng cơ chế hoàn toàn tự động, máy đóng gói bao bì tự động, khi sản phẩm
được chế biến xong và đưa tới dây chuyền máy đóng gói, máy sẽ tự động cấp túi và


download by :


13

gắp túi, mở miệng túi sau đó nạp đầy nguyên liệu vào bên trong. Cuối cùng là hàn
ép miệng túi, cho ra sản phẩm bao bì đóng gói đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.  
+Hệ thống khay chứa túi của dàn máy này được trang bị rất nhiều ngăn, nhờ đó có
thể đặt vào khay chứa số lượng túi lớn, tiết kiệm thời gian, hoàn toàn thay thế sức
lao động của con người và vẫn đảm bảo được năng suất chất lượng cao hơn. 
3.2.Một số thiết bị thực tế.
-DP214: MÁY ĐÓNG GĨI BỘT TRỤC VÍT TÚI SẴN

Thơng số kỹ thuật máy đóng gói bột trục vít túi sẵn
 Model: DP214.
 Tốc độ đóng gói: 20-50 túi/phút.
 Cơng suất điện nguồn: 4.5 KW/ 380V.
 Kích thước túi: 140-250/150-380mm.
 Trọng lượng máy: 900kg   .
 Kích thước thiết bị (L*W*H): 1950*1750*1650 mm.
 Dung tích: 500-2000g.

download by :


14






Tiêu thụ khí nén: 0.7m3/min.
Nhiệt độ hàn: 100~190℃(có thể điều chỉnh).
Chất liệu màng: màng phức hợp(≥0.06mm.
Hình thức mở túi: Tự động gắp, mở túi.

-DP213:
Đây là dịng máy đóng gói bột tốc độ cao. Máy tự động hoàn thiện các khâu tạo
túi, định lượng, chiết và hàn miệng túi với cơ cấu cấp liệu trục vít servo
Thiết kế tiêu chuẩn đóng gói, hiệu suất đóng gói có độ chính xác cao, giảm thiểu tối
đa tỉ lệ hao hụt nguyên liệu. Hiệu quả hàn miệng túi chắc chắn, đẹp mắt. Đồng thời
với thiết kế bắt mắt nhưng thao tác, điều chỉnh lại rất dễ dàng, trình độ tự động hóa
cao.
Với nhiều ưu điểm vượt trội dòng máy này đang là lựa chọn hàng đầu cho các nhà
máy sản xuất, đóng gói thuốc, hóa mỹ phẩm, thực phẩm

Thông số kỹ thuật:
 Model: DP213.

download by :


15











Phạm vi đóng gói: 0.5-20g.
Độ chính xác: ±2%.
Tốc độ: 300-400 túi/1 phút.
Nguồn điện: 220V 50Hz.
Cơng suất: 5KW.
Nguồn khí: 0.6Mpa.
Lượng khí tiêu hao: 50L/1 phút.
Kích thước máy: 2500x750x1950mm.
Trọng lượng máy đóng gói sản phẩm: 1800kg.
PHẦN IV: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ, THÀNH PHẨM

1. Tiêu chuẩn bao bì, thành phẩm
Chỉ tiêu

Nội dung

Kĩ thuật

- Khả năng chống thấm, chống ẩm tốt dễ dàng chống chọi với
nhiệt độ thấp và mùa ẩm ướt.
- Không bị hở, rách. Khả năng chống rách tốt và bền
- Thiết kế dễ xé, thuận tiện cho người tiêu dùng khi mở
- Bao bì khơng thải ra các chất độc và mùi vị lạ bám vào sản
phẩm

Vi sinh vật


- Sản phẩm không hư hỏng do hoạt động của vi sinh vật, khơng
có vi sinh vật gây bệnh
- Khơng làm cho thực phẩm bị biến đổi về chất lượng , mùi vị ,
màu sắc

Hóa học

- Khơng vượt q chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng

Cảm quan

- Mẫu mã đa dạng phong phú, nhãn hiệu nguyên vẹn

2. Tiêu chuẩn ghi nhãn, in ấn
- Chất lượng in ấn tốt, khơng bị nhịe hoặc sai thông tin của sản phẩm.
- Tên của sản phẩm phải được ghi rõ ràng là BỘT MÌ hoặc tên thích hợp với yêu
cầu của các nước khác.

download by :


16

- Cần phải ghi đầy đủ thông tin bắt buộc theo yêu cầu của pháp luật: thành phần
dinh dưỡng, ngày sản, hạn sử dụng, tên sản phẩm ,...
- Phẩm màu được sử dụng để in ấn trên bao bì: Phẩm màu cũng quyết định tới an
tồn vệ sinh bao bì thực phẩm. Loại phẩm màu và mực được sử dụng để in trên
bao bì sản phẩm phải tuyệt đối an tồn, khơng chứa các chất độc hại có khả
năng gây nhiễm độc thực phẩm. Đặc biệt, không được phép in vào mặt trong

của bao bì là phần tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Trừ trường hợp loại mực in
này đã được kiểm tra, phê duyệt và cho phép sử dụng của các cơ quan chức
năng
3. Sự cố và các phương pháp khắc phục
Các sự cố

Phương pháp khắc phục

Bao bì không đạt yêu
cầu: chữ bị mờ, lệch

- Loại bỏ và in lại

Bao bì bị hở, khơng
kín

- Thu hồi sản phẩm lỗi và đóng gói lại
- Kiểm tra máy móc và khắc phục

Phát hiện vật thể lạ
trong sản phẩm

- Kiểm tra lại tồn bộ quy trình tìm ngun nhân gây
xuất hiện vật thể lạ
- Loại bỏ vật thể lạ hoặc loại bỏ sản phẩm hồn tồn
nếu khơng sử dụng được nữa
PHẦN V: KẾT LUẬN

Bao gói là một cơng đoạn của quy trình sản xuất, ngồi mục đích chứa đựng, bảo
quản, bao gói cịn tăng tính thẩm mĩ, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Việc lựa

chọn phương pháp đóng gói và loại bao bì cho sản phầm bột mì tùy thuộc và loại
sản phẩm và mục đích, điều kiện của nhà sản xuất. Tuy nhiên xu hướng của thế
giới ngày nay là sử dụng bao bì phức hợp bới nhiều tính ưu việt của nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tài liệu sách:
 Bài giảng Bao gói thực phẩm – ThS. Nguyễn Thị Thu Nga
 Bài giảng Bao gói thực phẩm - Nguyễn Trọng Thăng

download by :


17

 Tiểu luận khoa học công nghệ sản xuất bột mỳ của Đại học công nghệ
TPHCM
 Tài liệu internet:
 />fbclid=IwAR1ZgspxmVYjsF0L0vBOLKaXWUZhpeVLDFhO7kNEcqItYk3OpoNjHLiUOk
 /> />
download by :



×