Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

10 chuyên đề chính sách đối ngoại CNTB 1945 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.18 KB, 15 trang )

CHUYÊN ĐỀ

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ YẾU (1945 – 2000)
(2 TIẾT)
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI THỜI KÌ (1945-1991)
1. MĨ
Với tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã
triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Trong diễn văn đọc
trước Quốc hội Mĩ (12-3-1947), Tổng thống H.Truman đã công khai nêu lên “Sứ
mệnh lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản”.
Các đời Tổng thống Mĩ đều có những học thuyết cụ thể với những tên gọi khác
nhau, nhưng đều nhằm 3 mục tiêu chủ yếu:
• Một là, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ hồn tồn chủ nghĩa xã hội trên
thế giới.
• Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cơng nhân và cộng
sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hịa bình, dân chủ trên thế giới.
• Ba là, khống chế và chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Mĩ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau:
• Thiết lập các liên minh quân sự, chạy đua vũ trang, khởi xướng cuộc Chiến
tranh lạnh, gây tình trạng đối đầu căng thẳng với Liên Xơ và các nước xã hội
chủ nghĩa.
• Trực tiếp gây ra hoặc tiếp tay cho nhiều cuộc bạo loạn, đảo chính lật đổ ở nhiều
nơi, tiêu biểu là cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975) và dính líu
vào cuộc chiến tranh ở Trung Đơng.
Trước thắng lợi của nhân dân Việt Nam và chịu sức ép của phong trào phản chiến ở
Mĩ, chính quyền Ních xơn phải kí Hiệp định Pari (1973) chấm dứt chiến tranh xâm
lược Việt Nam và rút hết quân về nước.
Sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, các chính quyền Mĩ vẫn
tiếp tục triển khai chiến lược tồn cầu và theo đuổi Chiến tranh lạnh. Đặc biệt với Học


thuyết Rigân và chiến lược “Đối đầu trực tiếp”, Mĩ tăng cường chạy đua vũ trang, can
thiệp vào các công việc quốc tế ở hầu hết các địa bàn chiến lược và điểm nóng trên thế
giới.
Từ giữa những năm 80, Mĩ và Liên Xơ đều điều chỉnh chính sách đối ngoại. Xu
hướng đối thoại và hịa hỗn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới. Tháng 12-1989, Mĩ
và Liên Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, mở ra thời kì mới trên
trường quốc tế. Cùng với điều đó, Mĩ và các nước phương Tây cũng ra sức tác động
vào quá trình khủng hoảng, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước
Đông Âu và Liên Xô (1989-1991). Mĩ cũng đã giành được những thắng lợi trong cuộc
Chiến tranh vùng Vịnh chống Irắc (1990-1991).
1


2. TÂY ÂU
Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực Ianta, từ năm 1950
đến năm 1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt vẫn vẫn tiếp tục chính sách liên
minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại.
+ Chính phủ một số nước Tây Âu ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở
Việt Nam; ủng hộ Ixaren trong các cuộc chiến tranh Trung Đông. CHLB Đức đã gia
nhập khối NATO (5-1955), trở thành tâm điểm quan trọng của Mĩ và phương Tây
trong cuộc đối đầu căng thẳng với Liên Xô và phe XHCN. Nhiều vùng lãnh thổ và hải
cảng của Italia trở thành nơi đóng các căn cứ quân sự quan trọng của Mĩ.
+ Nhưng Pháp lại có những động thái khác. Trong thập niên 60, chính quyền
của Tổng thống Đờ Gơn đã phản đối việc trang bị vũ khí hạt nhân cho CHLB Đức;
phản đối Mĩ xâm lược Việt Nam; chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước xã
hội. Đặc biệt, năm 1966 Pháp đã rút ra khỏi Bộ chỉ huy khối NATO và yêu cầu rút trụ
sở NATO cùng tất cả các căn cứ quân sự ra khỏi lãnh thổ Pháp…
Trong giai đoạn 1950-1973, chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan đã
sụp đổ trên phạm vi tồn thế giới.
Trong xu thế hịa hỗn Đơng –Tây, tháng 11-1972, hai nước Đức kí Hiệp định

về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức, theo đó, CHLB Đức & CHDC
Đức cam kết tơn trọng chủ quyền và quyền tự quyết của nhau, không đe dọa và xâm
phạm lẫn nhau. Tiếp đó, các nước Tây Âu tham gia Định ước Henxinki (1975) về an
ninh và hợp tác châu Âu. Tháng 11-1989, bức tường Béclin bị phá bỏ, hai siêu cường
Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (12-1989), sau đó khơng lâu nước Đức
tái thống nhất (10-1990). Trong năm 1991, 12 nước thành viên EC đã kí Hiệp ước
Maxtrich đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu
(EU).
3. NHẬT BẢN
Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với
Mĩ. Nhờ đó, nước Nhật sớm kí kết được Hiệp ước hịa bình Xan Phranxixcơ (8-91951), chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh (1952). Cùng ngày, Hiệp ước an
ninh Mĩ – Nhật được kí kết, đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước. Theo đó,
Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng
quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
Sau này, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được được gia hạn nhiều lần. Tuy vậy,
phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật,
chống chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam, cũng như các cuộc đấu tranh theo mùa (mùa
xuân và mùa thu) kể từ năm 1954 trở đi địi tăng lương, cải thiện đời sống ln diễn ra
mạnh mẽ. Năm 1956, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô và
tham gia Liên hợp quốc.
Với tiềm lực kinh tế- tài chính ngày càng lớn mạnh, từ nửa sau những năm 70,
Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa
(1977) & học thuyết Kaiphu (1991). Nội dung chủ yếu của các học thuyết trên là tăng
2


cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á & tổ chức
ASEAN.
Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 21-9-1973.
II. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI THỜI KÌ (1991-2000)

1. MĨ
Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới mới chưa định hình, ở
thập kỉ 90 Mĩ đã triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng” với ba trụ cột chính là:
o
Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng
chiến đấu cao.
o
Tăng cường khơi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền
kinh tế Mĩ.
o
Sử dụng khẩu hiệu “dân chủ” như một công cụ can thiệp vào công
việc nội bộ của các nước khác.
Với sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học – kĩ thuật vượt trội, trong bối cảnh
Liên Xơ tan rã, Mĩ có tham vọng thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ
là siêu cường duy nhất đóng vai trị chi phối và lãnh đạo. Tuy nhiên, thế giới không
chấp nhận một trật tự do Mĩ đơn phương sắp đặt.
Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 cho thấy nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và
chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong
chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI.
Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 11-7-1995.
2. TÂY ÂU
Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh đã kết thúc, trật tự thế giới hai cực Ianta
tan rã, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu có sự điều chỉnh quan trọng. Q
trình liên kết của các thành viên EU trở nên chặt chẽ hơn. Nếu như Anh vẫn duy trì
liên minh chặt chẽ với Mĩ, thì Pháp & Đức trở thành những đối trọng với Mĩ trong
nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. Tuy nhiên, tất cả các nước Tây Âu đều chú ý mở
rộng quan hệ quốc tế, không chỉ với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu
vực Mĩ Latinh cũng như với các nước Đông Âu và SNG.
3. NHẬT BẢN
Trong bối cảnh mới của thời kì sau Chiến tranh lạnh, Nhật Bản tiếp tục duy trì sự

liên minh chặt chẽ với Mĩ. Từ tháng 4-1996, Hiệp định an ninh Mĩ-Nhật kéo dài vĩnh
viễn. Mặc khác, Nhật Bản cố gắng thực hiện chính sách đối ngoại tự chủ hơn, với học
thuyết Miyadaoa (1-1993) & học thuyết Hasimôtô (1-1997), Nhật Bản coi trọng quan
hệ với Tây Âu, chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.
Ngày nay, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương
xứng với sức mạnh kinh tế (như đề nghị mở rộng số thành viên để trở thành ủy viên
thường trực Hội Đồng Bảo an Liên hợp quốc...).
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi học xong chuyên đề, học sinh:
3


- Trình bày được những nét cơ bản về chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ
yếu trong thời kì 1945 - 2000.
- Giải thích được sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của các nước Mĩ, Tây Âu và
Nhật Bản qua hai thời kì.
- So sánh chính sách đối ngoại của các nước tư bản chủ yếu qua các thời kì để rút ra
những nét chung trong chính sách đối ngoại của các nước. Giải thích sự thay đổi trong
quan hệ giữa Mĩ và Nhật Bản trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Kĩ năng
Rèn cho học sinh các kỹ năng:
- Khai thác kênh hình, lược đồ lịch sử, tư liệu lịch sử, sử dụng SGK.
- Phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
- Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử.
- Liên hệ thực tiễn
3. Thái độ
- Nhận thức rõ những âm mưu của giới cầm quyền Mĩ trong việc thực hiện “chiến
lược toàn cầu” nhằm mưu đồ làm bá chủ thế giới, nhưng cuối cùng Mĩ đã vấp phải

nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
(1954 – 1975).
- Lên án chính sách xâm lược trở lại thuộc địa của các nước Tây Âu.
- Nhận thức rõ các mối liên hệ, những nguyên nhân đưa tới sự liên kết khu vực Tây
Âu và quan hệ giữa Mĩ với Tây Âu, Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Nhận thức rõ tinh thần, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ chủ quyền đất nước hiện nay.
4. Định hướng các năng lực hình thành
Thơng qua chun đề hướng tới hình thành các năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,
năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác...
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, xác định các mối quan hệ, xâu chuỗi
giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Tranh ảnh, lược đồ có liên quan
- Phiếu học tập/phiếu giao nhiệm vụ.
- Máy chiếu projector
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu
- Giấy khổ A0
- Bút dạ
4


III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Giáo viên giới thiệu:
HS quan sát lược đồ sau:

- Trả lời câu hỏi:

Lược đồ trên khái quát bối cảnh của thế giới sau Chiến tranh như thế nào?
- HS trao đổi, thảo luận với nhau
- HS báo cáo kết quả làm việc với GV.
-GV chốt ý, dẫn dắt vào bài.
2. Các hoạt động học tập:
I. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC NƯỚC TB CHỦ YẾU THỜI KÌ (19451991)
Hoạt động: Cá nhân - Nhóm – Cả lớp
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Mĩ
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ bước sang giai đoạn phát triển mới
với tiềm lực kinh tế - tài chính và lực lượng quân sự to lớn. Dựa vào đó, các giới cầm
quyền Mĩ theo đuổi mưu đồ thống trị toàn thế giới và nô dịch các quốc gia – dân tộc
trên hành tinh.
a) u cầu 4 HS/Nhóm đọc đoạn thơng tin (SGK, tr.44) kết hợp với quan
sát các hình sau:

5


Hình 1. Tổng thống Truman đọc diễn văn Hình 2. Tổng thống Truman ký Hiệp ước
Bắc Đại Tây Dương, đánh dấu sự ra đời
trước Quốc hội Mĩ ngày 12-3-1947
của khối NATO (4-1949)

Hình 3. Tổng thống Mĩ R.Níchxơn Hình 4. Tổng thống Mĩ R. Nichxơn sang
sang thăm Trung Quốc (tháng 2-1972) thăm Liên Xơ (tháng 5-1972)
- HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
+ Trước hết (Ở mức độ nhận biết) yêu cầu học sinh trình bày được: Chính sách
đối ngoại quán xuyến của Mĩ trong giai đoạn 1945-1991 là gì? Mục tiêu, biện pháp
của Mĩ trong Chiến lược toàn cầu.
+ Ở mức độ cao hơn yêu cầu học sinh: Nhận xét về Chiến lược toàn cầu của

Mĩ; Giải thích tại sao (dựa vào cơ sở nào) Mĩ có thể triển khai chiến lược tồn cầu với
tham vọng bá chủ thế giới?; Cho biết hệ quả tất yếu của việc triển khai Chiến lược
tồn cầu và dự đốn ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Mĩ, đến quan hệ quốc tế; Liên
hệ với Việt Nam cho biết ảnh hưởng của Chiến lược này đến Việt Nam.
- HS báo cáo với thầy/cô kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt ý: (Trong quá trình hướng dẫn học sinh
chốt ý G/V có thể kết hợp các phương pháp như: gợi mở, giảng giải, thuyết trình,
cung cấp thêm tư liệu minh họa giúp học sinh làm rõ những vần đề đã đặt ra)

6


- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu nhằm
mưu đồ thống trị thế giới. Ba mục tiêu của chiến lược toàn cầu là:
1. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa
2. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cơng nhân, phong trào
hịa bình dân chủ trên thế giới.
3. Khống chế, nơ dịch các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ
- Để thực hiện các mục tiêu trên, Mĩ đã:
+ Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh.
+ Tiến hành nhiều cuộc bạo loạn, đảo chính và các cuộc chiến tranh xâm lược,
tiêu biểu là cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài tới hơn 20 năm (1954 – 1975)
+ Năm 1972, Mĩ thực hiện sách lược hịa hỗn với hai nước lớn để chống lại
phong trào cách mạng của các dân tộc.
Câu hỏi vận dụng : Yêu cầu HS nhận xét những thành công và thất bại của Mĩ trong
việc thực hiện chiến lược tồn cầu.
b) HS đọc đoạn thơng tin (SGK, tr.45) kết hợp với quan sát các hình để trả
lời câu hỏi.

Hình 6. Tháng12-1989, tại đảo Manta

(Địa Trung Hải), M. Goocbachơp &
G. Busơ cùng tuyên bố chấm dứt
Chiến tranh lạnh
- HS trả lời câu hỏi : Cuộc Chiến tranh lạnh đã chấm dứt như thế nào? Vì sao Liên
Xơ và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
-GV nhận xét và chốt ý :
+Từ thập niên 80, trong xu thế hòa hỗn Đơng-Tây, tháng 12-1989, Mĩ và Liên
Xơ đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
+Sự đối đầu Xô-Mĩ làm suy giảm vị trí kinh tế và chính trị của Mĩ trong khi
Tây Âu và Nhật Bản có điều kiện vươn lên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu
- GV cho HS đọc sách giáo khoa tìm hiểu chính sách đối ngoại của các nước Tây
Âu để trả lời các câu hỏi sau đây:
+ Chính sách đối ngoại của các nướcTây Âu trong thời kì 1945 - 1991?
Hình 5. M. Goocbachơp và R. Rigân ký Hiệp
ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung tại
Nhà Trắng năm 1987

7


+ Nhận xét đặc điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu?
- HS báo cáo kết quả làm việc với GV.
- GV nhận xét và hướng dẫn chốt ý những nội dung cơ bản trong chính sách đối
ngoại của các nước Tây Âu:
- Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, với mưu đồ khôi phục chế độ
thuộc địa, các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan...đã tiến hành các cuộc chiến
tranh tái chiếm thuộc địa, nhưng cuối cùng họ đã thất bại.
- Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh đối đầu giữa hai phe, nét nổi bật trong chính
sách đối ngoại của các nước Tây Âu là liên minh chặt chẽ với Mĩ.

- Các nước Tây Âu tham gia “Kế hoạch Mácsan”; gia nhập Liên minh quân sự
Bắc Đại Tây Dương (NATO, 4/1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN;
đứng về phía Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam; ủng hộ Ixaren trong cuộc
chiến tranh Trung Đông. Tuy nhiên, quan hệ giữa Mĩ và các nước Tây Âu cũng đã
diễn ra những “trục trặc”, nhất là quan hệ Mĩ – Pháp....
- Tháng 8/1975, các nước Tây Âu cùng Liên Xô, các nước XHCN châu Âu và
hai nước Mĩ, Canađa ở Bắc Mĩ đã kí Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu
Âu. Tình hình căng thẳng ở châu Âu dịu đi rõ rệt.
- Vào cuối năm 1989, ở châu Âu đã diễn ra những sự kiện to lớn mang tính đảo
lộn: bức tường Béclin bị phá bỏ (11/1989), hai siêu cường Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt
Chiến tranh lạnh (12/1989), sau đó khơng lâu nước Đức tái thống nhất (10/1990).
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Nhật Bản
- GV cho HS đọc đoạn thơng tin, kết hợp với quan sát hình sau:

Hình 7. Thủ tướng Fukuda

Đến năm 1977, một chính sách Đơng Nam Á mới
của Nhật Bản chính thức được Thủ tướng Nhật Bản
Takeo Fukuda đưa ra tại Manila (Philippin). Học
thuyết nhấn mạnh đến ba trụ cột:
“Thứ nhất, Nhật Bản một quốc gia tơn trọng hồ
bình, khơng chấp nhận vai trị của một cường quốc
quân sự và trên cơ sở đó, quyết tâm đóng góp vào
hồ bình và thịnh vượng của Đông Nam Á và thế
giới.
Thứ hai, Nhật Bản là một người bạn thật sự của
các nước Đông Nam Á, sẽ làm hết sức mình để
củng cố mối quan hệ cùng tin cậy lẫn nhau dựa
trên sự hiểu biết thành thật với những nước này,
trong nhiều lĩnh vực rộng lớn bao gồm khơng chỉ

chính trị và kinh tế mà cả xã hội và văn hoá.
Thứ ba, Nhật Bản sẽ là một bạn hàng bình đẳng
của ASEAN và các nước thành viên của nó và sẽ
hợp tác tích cực với những nước này để tăng cường
tình đồn kết và sức phát triển của họ cùng với các
8


quốc gia khác có suy nghĩ tương tự ở ngồi khu
vực, để thúc đẩy mối quan hệ dựa trên sự hiểu biết
lẫn nhau với các quốc gia Đông Dương và do vậy
sẽ đóng góp vào việc xây dựng hồ bình và thịnh
vượng trên tồn khu vực Đơng Nam Á”
- HS trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:
+ Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là gì?
+ Em nhận xét gì về học thuyết Phucưđa và Kaiphu?
- HS báo cáo kết quả làm việc với GV.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt ý:
+ Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt
chẽ với Mĩ. Nhờ đó, Nhật Bản đã kí hiệp ước hịa bình Xan Phranxixco và Hiệp ước
an ninh Mĩ – Nhật (9/1951). Sau này, Hiệp ước an ninh Mĩ –Nhật được được gia hạn
nhiều lần và từ năm 1996 kéo dài vĩnh viễn.
+Học thuyết Phucưđa (1977) nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội với các nước Đơng Nam Á và tổ chức ASEAN
II. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC NƯỚC TB CHỦ YẾU THỜI KÌ
(1991-2000)
Hoạt động: Cá nhân - Nhóm – Cả lớp
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Mĩ
- GV cho HS quan sát hình Tổng thống B.Clintơn kết hợp với đọc đoạn thông tin
sau:

Là Tổng thống đầu tiên của nước Mĩ
trong thời kì 1991 - 2000, B.Clintơn đã
có tham vọng để lại dấu ấn trong lịch sử
nước Mĩ bằng một chiến lược mới thay
thế cho chiến lược “ngăn chặn” của thời
kì 1945 - 1991.
Chính quyền B.Clintơn đã thực thi
chiến lược “Cam kết và mở rộng” để
thực hiện mục tiêu lâu dài và xun suốt
là duy trì vị trí “siêu cường số một thế
giới” của Mĩ, từng bước thực hiện tham
vọng lãnh đạo thế giới.
Chính sách đối ngoại của Mĩ được
coi là một phần rất quan trọng trong
quan hệ quốc tế.
Hình 8. Tổng thống B.Clinton
9


- Trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm để trả lời các câu hỏi sau :
+ Những mục tiêu cơ bản trong chiến lược Cam kết và Mở rộng của Mĩ?
+ Mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Tổng thống B.Clintơn có
điểm gì giống so với các đời Tổng thống trước đó?
- HS báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc em đã làm.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt các nội dung sau:
- Sau Chiến tranh lạnh, chính quyền Tổng thống Clintơn đã đề ra chiến lược
Cam kết và Mở rộng với ba mục tiêu:
1. Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẳn sàng chiến đấu.
2. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền
kinh tế Mĩ.

3. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ
của nước khác.
- Mục tiêu bao trùm của Mĩ là muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” trong
đó Mĩ trở thành siêu cường duy nhất, đóng vai trị lãnh đạo thế giới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Tây Âu
- HS đọc thông tin trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau:
+ Em có nhận định về chính sách đối ngoại của Tây Âu thời kì 1991 - 2000?
- HS báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc em đã làm
- GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt ý chính sau:
+ Có sự phân hóa trong chính sách đối ngoại của Tây Âu: Anh thì vẫn duy trì
liên minh chặt chẽ với Mĩ, cịn Pháp và Đức trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều
vấn đề quan trọng.
+Các nước Tây Âu chú ý mở rộng quan hệ với các nước Á-Phi-Mĩ Latinh, các
nước Đông Âu và SNG.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Nhật Bản
- HS đọc đoạn thông tin sau và kết hợp SGK,tr.57
Nhật Bản rất chú trọng đến quan hệ song phương
Nhật – Mĩ. “Tuyên bố chung Nhật – Mĩ về an ninh:
Đồng minh cho thế kỉ XXI” được Tổng thống Mĩ
B.Clintơn và Thủ tướng Nhật Hashimoto kí ngày 17-41996 khẳng định rằng quan hệ an ninh Nhật -Mĩ vẫn là
hòn đá tảng nhằm đạt được các mục tiêu an ninh
chung. Điều đó chứng tỏ quan hệ an ninh Nhật –Mĩ
thời kì 1991 - 2000 khơng hề suy giảm mà ngược lại
phát triển lên tầm cao mới.
Hình9.Thủtướng Hashimoto

10


HS trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi sau:

Nêu nét chính trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kì 1991 - 2000?
HS báo cáo Thầy/Cơ kết quả thảo luận.
GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt ý:
+ Trong bối cảnh mới của thời kì 1991 - 2000, Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì
liên minh chặt chẽ với Mĩ, Hiệp ước an ninh Mĩ –Nhật kéo dài vĩnh viễn. Đồng thời,
Nhật vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu, chú trọng quan hệ với các nước châu Á và
Đông Nam Á.
+ Ngày nay, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để
tương xứng với sức mạnh kinh tế (như đề nghị mở rộng số thành viên để trở thành ủy
viên thường trực Hội Đồng Bảo an Liên hợp quốc...).
3. Sơ kết bài học
GV chia lớp thành 3 nhóm. Dựa vào nội dung bài học, HS hoàn thành bảng
thống kê những nét chính về chính sách đối ngoại của Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản
GV phát phiếu bài tập cho HS:
Nhóm 1: Trình bày những nét chính và rút ra nhận xét về chính sách đối ngoại
của Mĩ trong hai thời kì 1945 - 1991 và 1991 - 2000
Nhóm 2: Trình bày những nét chính và rút ra nhận xét về chính sách đối ngoại
của Tây Âu trong hai thời kì 1945 - 1991 và 1991 - 2000
Nhóm 3: Trình bày những nét chính và rút ra nhận xét về chính sách đối ngoại
của Nhật Bản trong hai thời kì 1945 - 1991 và 1991 - 2000
Thời kì
1945 - 1991
1991 - 2000
Nhận xét



Tây Âu

Nhật Bản


HS hoàn thành phiếu bài tập và báo cáo kết quả.
4. Dặn dò, hướng dẫn HS học ở nhà
- Học bài cũ.
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan đến chuyên đề.
- Tìm hiểu, liên hệ chính sách đối ngoại của Mĩ trong việc giải quyết những
vấn đề xung đột ở một số nơi trên thế giới hiện nay.
C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU
HỎI, BÀI TẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi / bài tập trong
chuyên đề
Nội dung

Nhận biết
(Mô tả yêu

Thông hiểu
(Mô tả yêu

Vận dụng
(Mô tả yêu

Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu
11


cầu
cần đạt)
- Trình bày

được những nét
chính
trong
chính sách đối
ngoại của Mĩ,
Tây Âu, Nhật
Bản thời kì
Chiến
tranh
lạnh.

Chính
sách
đối ngoại của
Mĩ, Tây Âu,
Nhật Bản thời
kì (1945-1991)

Chính
sách
đối ngoại của
Mĩ, Tây Âu,
Nhật Bản thời
kì (1991-2000)

cầu cần đạt)

cầu cần đạt)

-Khái

quát
được chính sách
đối ngoại của
các nước Mĩ,
Tây Âu, Nhật
Bản trong thời
kì Chiến tranh
lạnh.

- Phân tích
được tác động
Chiến lược tồn
cầu của Mĩ đối
với tình hình thế
giới.

- Lý giải được
nền tảng trong
chính sách đối
ngoại của Nhật
Bản và các nước
Tây Âu sau
Chiến tranh thế
giới thứ hai là
liên minh chặt
chẽ với Mĩ.

-Liên hệ được
việc triển khai
chiến lược toàn

cầu của Mĩ ở
Việt Nam trong
những
năm
-Xác định được 1954-1975.
việc triển khai - Rút ra được
chiến lược tồn điểm
chung
cầu của Mĩ ở các trong chính sách
nước Tây Âu đối ngoại của
trong
những Mĩ, Tây Âu,
năm 1947-1949. Nhật Bản.
-So sánh được
điểm giống và
khác nhau trong
chính sách đối
ngoại của Nhật
Bản và các nước
Tây Âu trong
thời kì Chiến
tranh lạnh.

- Giải thích
được vì sao Mĩ
giúp Nhật Bản
và Tây Âu khơi
phục kinh tế sau - Lập được
Chiến tranh thế bảng thống kê
giới thứ hai.

chính sách đối
ngoại của Mĩ,
Tây Âu, Nhật
Bản thời kì
Chiến
tranh
lạnh.

- Trình bày
được những nét
chính
trong
chính sách đối
ngoại của Mĩ,
Tây Âu, Nhật
Bản thời kì sau

- Giải thích
được sự thay
đổi trong chính
sách đối ngoại
của Mĩ, Tây Âu,
Nhật Bản thời kì
sau Chiến tranh

cần đạt)

-Xác định được
điểm giống nhau
về mục tiêu cơ

bản giữa Chiến
lược “Cam kết
và mở rộng” của
Tổng
thống

- Nhận xét được
những
thành
công và thất bại
của Mĩ trong
việc thực hiện
chiến lược toàn
cầu.
- Nhận xét được
sự thay đổi mối
quan hệ Mĩ –
Nhật trong và
sau Chiến tranh
thế giới thứ hai.
-Nhận xét được
sự thay đổi trong
chính sách đối
ngoại của Nhật
Bản từ sau chiến
tranh thế giới
thứ hai đến năm
2000.
-Liên hệ được
việc cải thiện

quan hệ Mĩ-Việt
Nam từ thập
niên 90.
- Nhận xét được
thái độ của các
12


Chiến
lạnh.

tranh lạnh.

B.Clintơnvới
nước Mĩ, Tây
các chiến lược Âu, Nhật Bản
trước đó.
đối với tình hình
- Chứng minh Biển Đơng hiện
được trong thời nay.
kì sau Chiến
tranh lạnh, Nhật
Bản đã thực hiện
chính sách đối
ngoại tự chủ
hơn.
-So sánh được
điểm giống và
khác nhau trong
chính sách đối

ngoại của Nhật
Bản và các nước
Tây Âu trong
thời

sau
Chiến
tranh
lạnh.
- Chứng tỏ
được mối quan
hệ giữa Mĩ và
Việt Nam từ
những năm 90
ngày càng được
cải thiện.
- Lập được
bảng thống kê
chính sách đối
ngoại của Mĩ,
Tây Âu, Nhật
Bản thời kì sau
Chiến
tranh
lạnh.

Định hướng năng lực cần hình thành:
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, giao tiếp,
sáng tạo, tự học.
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, xác định quan hệ giữa các sự kiện, hiện

tượng lịch sử, lập được bảng biểu, vẽ sơ đồ, nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tế.
13


2.Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực
NHẬN BIẾT
Câu 1. Trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ thời kì Chiến
tranh lạnh.
Câu 2. Nêu những mục tiêu cơ bản của Chiến lược “Cam kết và mở rộng” dưới thời
Tổng thống B.Clintơn.
Câu 3. Trình bày những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước Tây
Âu thời kì Chiến tranh lạnh.
Câu 4. Trình bày những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của các nước Tây
Âu trong thời kì sau Chiến tranh lạnh.
Câu 5. Trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kì
Chiến tranh lạnh.
Câu 6. Trình bày những nét chính trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kì sau
Chiến tranh lạnh.

THÔNG HIỂU
Câu 1. Tại sao từ năm 1991 trở đi Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản lại thay đổi chính sách đối
ngoại?
Câu 2. Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kì 1945 - 1991.
Câu 3. Khái quát những nét lớn trong chính sách đối ngoại của Mĩ, Nhật Bản và các
nước Tây Âu thời kì 1945 - 1991.
Câu 4. Vì sao Mĩ giúp Nhật Bản và Tây Âu khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới
thứ hai?
Câu 5. Liên minh Nhật – Mĩ được biểu hiện như thế nào từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai?


VẬN DỤNG
Câu 1. Chiến lược toàn cầu của Mĩ được triển khai như thế nào ở các nước Tây Âu
trong những năm 1947 – 1949? Chứng minh trong thời kì 1991 - 2000, Nhật Bản đã
thực hiện chính sách đối ngoại tự chủ hơn.
Câu 2. Mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng” có điểm gì giống và
khác so với chiến lược tồn cầu trước đó?
14


Câu 3. Chứng minh trong thời kì 1991 - 2000, Nhật Bản đã thực hiện chính sách đối
ngoại tự chủ hơn.
Câu 4. So sánh điểm giống và khác nhau trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
các nước Tây Âu qua hai thời kì : 1945 - 1991, 1991 - 2000.
Câu 5. Lập bảng thống kê chính sách đối ngoại của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (19452000).
VẬN DỤNG CAO
Câu 1. Hãy nhận xét về những thành công và thất bại của Mĩ trong việc thực hiện
chiến lược toàn cầu?
Câu 2. Nhận xét chung về chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000.
Câu 3. Nhận xét về sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.
Câu 4. Rút ra những điểm chung trong chính sách đối ngoại của Mĩ, Nhật Bản và các
nước Tây Âu trong thời kì 1945 - 1991.
Câu 5. Nhận xét sự thay đổi mối quan hệ Mĩ – Nhật trong và sau Chiến tranh thế giới
thứ hai.
Câu 6. Chiến lược toàn cầu của Mĩ được triển khai như thế nào ở Việt Nam trong
những năm 1945 – 1975? Mối quan hệ giữa Mĩ và Việt Nam từ những năm 90 của thế
kỉ XX được cải thiện ra sao?
Câu 7: Nhận xét về thái độ của các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản đối với tình hình Biển
Đơng hiện nay?
---------------------------------


15



×