Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

11 chuyên đề kinh tế mĩ tây âu, nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.67 KB, 10 trang )

CHUYÊN ĐỀ
KINH TẾ, KHOA HỌC KỸ THUẬT CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN SAU CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1945 - 2000 )
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. KINH TẾ MĨ.
1. Sự phát triển
Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Trong khoảng nửa
sau những năm 40, sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm tới hơn một nửa sản lượng cơng nghiệp
tồn thế giới (1948 hơn 56%). Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng hai lần sản lượng
của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. Mĩ nắm hơn
50% số tầu bè đi trên mặt biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40%
tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của
thế giới.
2. Nguyên nhân phát triển
Sở dĩ kinh tế Mĩ có được sự phát triển và sức mạnh to lớn như vậy là do một số yếu tố
sau:
1. Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lự dồi dào,
trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.
2. Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giầu, thu lợi nhuận từ bn bán vũ khí và phương tiện
chiến tranh.
3. Mĩ đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại để
nâng cao năng xuất lao động hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
4. Các tổ hợp công nghiệp - qn sự, các cơng ty tập đồn tư bản lũng đoạn có sức sản
xuất và cạch tranh lớn có hiệu quả ở cả trong và ngồi nước.
5. Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy
kinh tế Mĩ phát triển.
3. Sự khủng hoảng suy thoái.
Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới kinh tế Mĩ lâm vào
tình trạng khủng hoảng và suy thối kéo dài tới năm 1982. Năng xuất lao động từ 1974 đến
1981 giảm xuống cịn 0,43% /năm. Hệ thống tài chính - tiền tệ, tín dụng bị rối loạn; 1974, dự


trự vàng của Mĩ chỉ còn hơn 11 tỉ USD.
Từ năm 1983, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tuy vẫn là nước đứng
đầu thế giới về sức mạnh kinh tế - tài chính, nhưng tỉ trọng của nền kinh tế Mĩ trong nền kinh
tế thế giới giảm sút nhiều so với trước.
Trong suốt thập kỉ 90, tuy có trải qua những đợt suy thối ngắn, nhưng kinh tế Mĩ vẫn
đứng đầu thế giới. Năm 2000, GDP của Mĩ là 9765 tỉ USD, bình quân GDP đầu người là
34600 USD. Nước Mĩ tạo ra 25% giá trị tổng sản phẩm của tồn thế giới và có vai trị chi phối
trong hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế như tổ chức thương mại thế giới (WTO),
ngân hàng thế giới (WB),, quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)...
II. KINH TẾ NHẬT BẢN
1. Thời kì phục hồi và phát triển
Sự thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai, đã để lại cho Nhật Bản những hậu quả hết
sức nặng nề. Khoảng 3 triêu người chết và mất tích; 40% đơ thị, 80% tầu bè, 34% máy móc
cơng nghiệp bị phá hủy; 13 triệu người thất nghiệp, thảm họa đói rét đe dọa tồn nước Nhật.
Sau chiến tranh, Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng, với danh nghĩa lực lượng đồng
mình, chiếm đóng từ năm 1945 đến 1952, nhưng chính phủ Nhật Bản vẫn được phép hoạt
động.
Bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh đã thực hiện 3 cuộc cải cách lớn: một là, thủ
tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết là giải tán các "Daibátxư" (tức là các tập đồn, các cơng


ty tư bản lũng đoạn cịn mang nhiều tính chất dòng tộc); hai là, cải cách ruộng đất, quy định
địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 ha ruộng đất, số cịn lại chính phủ đem bán cho nơng
dân; ba là, dân chủ hóa lao động (thơng qua việc thực hiện các đạo luật lao động). Dựa vào sự
nỗ lực của bản thân và viện trợ của Mĩ, đến khoảng năm 1950 - 1951, Nhật Bản đã khôi phục
kinh tế đạt mức trước chiến tranh.
Sau khi phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển
nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển "thần kì".
Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là
10,8%; từ năm 1970 - 1973, tuy có giảm đi nhưng vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều

so với các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, Cộng hòa
Liên bang Đức, Italia và Canađa, vươn lên hàng thứ 2 trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài
chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).
2. Nguyên nhân phát triển.
Nhật Bản nhanh chóng vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ) là do một số
yếu tố sau: 1. Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng
đầu; 2. Vai trị lãnh đạo quản lí có hiệu quả của nhà nước; 3. Các cơng ty Nhật Bản năng động
có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao; 4. Nhật Bản biết áp dụng các
thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng xuất và chất lượng hạ giá thành sản
phẩm; 5. chi phí cho quốc phịng của Nhật Bản thấp (khơng q 1% GDP), nên có điều kiện
tập trung vốn cho kinh tế; 6. Nhật Bản đã biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển
như nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950-1953) và Việt Nam (19541975) để làm giầu...
Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản vẫn có hạn chế và gặp nhiều khó khăn: 1. Lãnh thổ
Nhật Bản khơng rộng, tài ngun khống sản rất nghèo nàn, nền công nghiệp của Nhật Bản
hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài; 2. Cơ cấu
vùng kinh tế của Nhật Bản mất cân đối, tập trung chủ yếu vào ba trung tâm là Tơkiơ, Ơxaca và
Nagơia, giữa cơng nghiệp và nông nghiệp mất cân đối; 3. Nhật Bản luôn gặp sự cạch tranh
quyết liệt của Mĩ và Tây Âu, các nước công nghiệp mới Trung Quốc...
3. Khủng hoảng suy thoái.
Do tác động khủng hoảng năng lượng, từ năm 1973 trở đi, sự phát triển kinh tế của
Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn. Tuy nhiên, từ nửa sau những năm
80, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường tài chính số một của thế giới với lượng dự trự vàng
và ngoại tệ gấp ba lần của Mĩ, 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức. Nhật Bản cũng là chủ nợ
lớn nhất thế giới.
Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thối, nhưng Nhật Bản vẫn
là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. Tỉ trọng của Nhật Bản trong nền
sản xuất của thế giới là 1/10. GDP của Nhật Bản năm 2000 là 4.746 tỉ USD và bình quân GDP
trên đầu người là 37408 USD
III.KINH TẾ TÂY ÂU

1. Thời kì phục hồi và phát triển
- Giai đoạn 1945 - 1950: đến năm 1950 nền kinh tế của hầu hết các nước Tây Âu đã cơ
bản phục hồi .
- Từ thập niên 50 đến đầu những năm 70, nền kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng và
đạt nhiều thành tựu:
+ Đến đầu thập niên 70, Pháp trở thành cường quốc công nghiệp thứ năm thế giới,
CHLB Đức có nền kinh tế ở vị trí thứ ba, Anh có nền cơng nghiệp đứng thứ tư trong thế giới
tư bản.
+ Từ năm 1957, Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) được thành lập, mở đầu q trình
liên kết kinh tế và chính trị khu vực.


+ Từ đầu thập kỉ 70 trở đi, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính
lớn nhất thế giới (Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu).
2.Nguyên nhân phát triển
+ Sự cố gắng của chính phủ, nhân dân từng nước.
+ Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Macsan (1948 - 1952).
- Nguyên nhân của sự phát triển nhanh:
+ Các nước Tây Âu đã áp dụng thành công các thành tựu của cách mạng KH-KT hiện
đại để tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.
+ Biết tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ của Mĩ, tranh
thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuân
khổ của Cộng đồng châu Âu.
3.Thời kì khủng hoảng suy thoái
- Từ 1973 đến đầu 1990: kinh tế Tây Âu lâm vào khủng hoảng, suy thoái, lạm phát
hoặc phát triển không ổn định. Sự phát triển thường diễn ra xen kẽ với suy thoái, khủng hoảng
và lạm phát, thất nghiệp.
- Năm 1994: kinh tế Tây Âu bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Năm 2000, mức tăng
trưởng của kinh tế Pháp là 3,8%; Đức là 2,9% và Italia là 3,0%. Tây Âu vẫn là một trong ba

trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Chỉ riêng 15 nước thành viên EU đã chiếm
khoảng 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới.
4.Liên minh châu Âu (EU)
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế tồn cầu hóa, khuynh hướng liên kết
khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
- Ngày 18/4/1951, sáu nước (Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua thành
lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” nhằm phối hợp đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ than,
thép của các nước thành viên.
- Ngày 25/3/1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rơma thành lập “Cộng đơng năng lượng
ngun tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).
- Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên đã được hợp nhất lại thành “Cộng đồng châu Âu”
(EC). Tháng 12/1991, các nước thành viên EC đã kí bản Hiệp ước Maxtrich, đổi tên thành
Liên minh châu Âu (EU) (có hiệu lực từ 1993). Từ 6 nước ban đầu, đến năm 1995 có 15 nước
thành viên và đến năm 2007, phát triển thành 27 nước thành viên.
- EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế,
tiền tệ mà cò liên minh trong lĩnh vực chính trị (chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến
pháp chung...).
- Tháng 6/1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên. Tháng 3/1995, bảy
nước EU hủy bỏ sự kiểm soát đối với việc đi lại của công dân các nước này qua biên giới của
nhau.
- Ngày 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) đã được phát hành thay cho đồng
bản tệ (năm 2002 chính thức được lưu hành).
- Ngày nay, EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế vào hàng lớn nhất hành
tinh, chiếm khoảng hơn ¼ GDP của toàn thế giới.
II. KHOA HỌC KỸ THUẬT
1. Mĩ
- Là nước khởi đầu CMKHKT hiện đại, đạt nhiều thành tựu
+ Đi đầu trong việc chế tạo công cụ sx mới, tạo ra vật liệu mới, năng lượng mới, sản
xuất vũ khí hiện đại, chinh phục vũ trụ, đi đầu trong cuộc "cách mạng xanh"
+ Đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học của Mĩ đông nhất thế giới. Mĩ chiếm 1/3 số lượng

bản quyền phát minh sáng chế trên toàn thế giới. Là nước dẫn đầu thế giới về số người được
nhận giải thưởng Nooben...


- Lí do:
+ Vì trong CTTG2, nhiều nhà KH lỗi lạc trên thế giới sang Mĩ vì ở đây có đk hịa bình
và đầy đủ phương tiện để nghiên cứu.
+ Chính phủ Mĩ có chính sách thu hút các nhà KH đến làm việc. Chính phủ đầu tư lớn
cho GD và KH-KT: cung cấp kinh phí thỏa đáng, xây dựng các phịng xí nghiệp hiện đại....
2. Khoa học kĩ thuật Nhật Bản
* Thành tựu:
- Đạt thành tựu lớn chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất phục vụ dân dụng: tivi, tủ lạnh, ơ
tơ....
- Đóng tàu chở dầu có trọng tải 1 triệu tấn
- Cơng trình xây dựng giao thơng lớn: đường ngầm dưới biển nối hai đảo Hôn-su và
Hốc-cai đô ( dài 53,8km)
- Trong nghiên cứu vũ trụ: 1992 phóng 49 vệ tinh, hợp tác có hiệu quả với Nga, Mĩ
trong các cơng trình vũ trụ. Là 1 trong 6 nước có khả năng thám hiểm khơng gian.
* Ngun nhân đạt được
- Nhà nước coi trọng phát triển và đầu tư cho KH-KT, GD
- Chính phủ tìm cách rút ngắn khoảng cách về sự phát triển KH-KT như mua bằng phát
minh sáng chế và chuyển giao cơng nghệ
- Chính phủ chi phí cho nghiên cứu, phát triển KH-KT đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ (tính
đến giữa thập kỉ 70)
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề, học sinh cần:
1. Kiến thức.
- Trình bày được sự phát triển về kinh tế của nước Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai, hiểu và phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó.

- Chỉ ra được nguyên nhân chung và nguyên nhân riêng dẫn đến sự phát triển nền kinh
tế Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu
2. Kĩ năng.
- Xác định vị trí của nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản trên lược đồ
- Kĩ năng khai thác kênh hình có liên quan đến chuyên đề
- Kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá liên hệ các sự kiện
3. Thái độ.
- Có nhận thức khách quan và toàn diện hơn về nước Mĩ và con người Mĩ (tính thực tế,
ý chí vươn lên vì sự phát triển của mỗi người và cộng đồng XH, tinh thần yêu chuộng tự do,
dân chủ…)
- Thấy được ý chí nghị lực của người Nhật từ những đổ nát hoang tàn sau ngày thất bại
họ đã xây dựng đất nước trở thành 1siêu cường KT đứng thứ 2 TG sau Mĩ.
4. Định hướng các năng lực
Thông qua chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực:
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Thực hành bộ mơn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chuyên đề,
sử dụng lược đồ để xác định vị trí của nước Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản.
+ Năng lực tổng hợp, liên hệ, so sánh đối chiếu, đánh giá, lập bảng biểu...
+ Vận dụng những kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn: tinh thần tự
lực tự cường, ý chí vươn lên của Nhật Bản...
+ Biết thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử như đánh giá sự phát triển
kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản...
II. CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN HỌC SINH


1. Giáo viên: máy tính cá nhân, máy chiếu, tranh ảnh, lược đồ lịch sử theo chuyên đề,
phiếu học tập, giấy A0, A4; tư liệu có liên quan.
2. Học sinh: Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan, đọc trước SGK, bút dạ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

1. Giới thiệu
- Cho học sinh quan sát các hình ảnh sau và trả lời các câu hỏi sau đây:

+ Những hình ảnh đó gợi cho em liên tưởng đến nội dung gì của lịch sử thế giới?
+ Em biết gì về nội dung đó?
- Học sinh trao đổi, thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả với thầy, cơ giáo.
2. Xây dựng các hoạt động học tập.
Hoạt động 1. Tình hình phát triển kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ 1945 đến 1973.
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn thông tin và quan sát hỉnh ảnh sau:
Tư liệu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Trong
khoảng nửa sau những năm 40, sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm tới hơn một nửa sản lượng
cơng nghiệp tồn thế giới (1948 hơn 56%). Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng hai lần
sản lượng của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. Mĩ
nắm hơn 50% số tầu bè đi trên mặt biển, 3/4 dự trữ vàng của thế giới nền kinh tế Mĩ chiếm gần
40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của
thế giới.
Tư liệu 2.
Sự thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai, đã để lại cho Nhật Bản những hậu quả hết
sức nặng nề. Khoảng 3 triêu người chết và mất tích; 40% đơ thị, 80% tầu bè, 34% máy móc
cơng nghiệp bị phá hủy; 13 triệu người thất nghiệp, thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật.


Sau chiến tranh, Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng, với danh nghĩa lực lượng đồng
mình, chiếm đóng từ năm 1945 đến 1952, nhưng chính phủ Nhật Bản vẫn được phép hoạt
động.
Bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh đã thực hiện 3 cuộc cải cách lớn: một là, thủ
tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết là giải tán các "Daibátxư" (tức là các tập đoàn, các cơng
ty tư bản lũng đoạn cịn mang nhiều tính chất dòng tộc); hai là, cải cách ruộng đất, quy định

địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 ha ruộng đất, số cịn lại chính phủ đem bán cho nơng
dân; ba là, dân chủ hóa lao động (thơng qua việc thực hiện các đạo luật lao động). Dựa vào sự
nỗ lực của bản thân và viện trợ của Mĩ, đến khoảng năm 1950 - 1951, Nhật Bản đã khôi phục
kinh tế đạt mức trước chiến tranh.
Sau khi phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển
nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển "thần kì".
Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là
10,8%; từ năm 1970 - 1973, tuy có giảm đi nhưng vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều
so với các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, Cộng hòa
Liên bang Đức, Italia và Canađa, vươn lên hàng thứ 2 trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài
chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).
Tư liệu 3:
Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Tây Âu nhiều hậu quả nặng nề. Nhiều thành phố,
bến cảng, nhà máy, các trung tâm công nghiệp bị tàn phá. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc
bị tàn phế. Ở Pháp chỉ năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38%, nông nghiệp chỉ bằng
50% so với năm 1938, ở Italia khoảng 1/3 tài sản quốc gia bị tổn thất.
Sau giai đoạn phục hồi, từ thập kỉ 50 đến đầu thập kỉ 70, nền kinh tế các nước tư bản
chủ yếu của Tây Âu đều có sự phát triển nhanh.
- Học sinh thảo luận để trả lời các câu hỏi
+ Em hãy nêu tình hình kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
+ Em có nhận xét tình hình phát triển kinh tế Mĩ khoảng hai thập niên đầu sau chiến
tranh?
+ Em có đánh giá gì về tình hình phát triển kinh tế Tây Âu, Nhật Bản sau chiến tranh
thế giới thứ hai đến năm 1973
+ Sự phát triển nền kinh tế Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản có tác động như thế nào đối với thế
giới?
- Học sinh trao đổi thảo luận với nhau
- Học sinh báo cáo kết quả với giáo viên
- Giáo viên nhận xét và chốt ý:

- Mĩ:
+ Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (1948 – hơn
56%)
+ Nắm ¾ dự trữ vàng của thế giới
+ Chiếm 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới
-> Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ. Mĩ trở thành
nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
- Nhật Bản
+ Từ một nước thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật bản đã tập trung sức
phát triển kinh tế và đã đạt được những thành tựu to lớn được thế giới đánh giá là “thần kỳ”.
+ Từ năm 1952 – 1973, kinh tế nhật Bản có tốc độ phát triển cao liên tục, nhiều năm đạt
tới hai con số (1960 – 1969 là 10,8%)


+ Tới năm 1968 kinh tế Nhật vươn lên là cường quốc kinh tế tư bản, đứng thứ hai sau
Mỹ ; Đầu thập niên 1970 Nhật trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới
(cùng với Mỹ và EU)
-Tây Âu:
*Từ thập niên 50 đến đầu những năm 70, nền kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng và
đạt nhiều thành tựu:
+ Đến đầu thập niên 70, Pháp trở thành cường quốc công nghiệp thứ năm thế giới,
CHLB Đức có nền kinh tế ở vị trí thứ ba, Anh có nền cơng nghiệp đứng thứ tư trong thế giới
tư bản.
+ Từ năm 1957, Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) được thành lập, mở đầu q trình
liên kết kinh tế và chính trị khu vực.
+ Từ đầu thập kỉ 70 trở đi, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính
lớn nhất thế giới (Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu).
Hoạt động 2. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ, Tây
Âu, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai
Học sinh đọc đoạn thông tin và quan sát hình ảnh

Tư liệu 1:
Sở dĩ kinh tế Mĩ có được sự phát triển và sức mạnh to lớn như vậy là do một số yếu tố
sau:
1. Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lự dồi dào,
trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.
2. Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giầu, thu lợi nhuận từ bn bán vũ khí và phương tiện
chiến tranh.
3. Mĩ đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại để
nâng cao năng xuất lao động hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
4. Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ty tập đồn tư bản lũng đoạn có sức sản
xuất và cạch tranh lớn có hiệu quả ở cả trong và ngồi nước.
5. Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trị quan trọng thúc đẩy
kinh tế Mĩ phát triển.
Tư liệu 2:
Nhật Bản nhanh chóng vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ) là do một số
yếu tố sau: 1. Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng
đầu; 2. Vai trò lãnh đạo quản lí có hiệu quả của nhà nước; 3. Các cơng ty Nhật Bản năng động
có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao; 4. Nhật Bản biết áp dụng các
thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng xuất và chất lượng hạ giá thành sản
phẩm; 5. chi phí cho quốc phịng của Nhật Bản thấp (khơng q 1% GDP), nên có điều kiện
tập trung vốn cho kinh tế; 6. Nhật Bản đã biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển
như nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950-1953) và Việt Nam (19541975) để làm giầu...
- Tư liệu 3: Nguyên nhân của sự phát triển nhanh chóng của Tây Âu sau chiến tranh là
do: Các nước Tây Âu đã áp dụng thành công các thành tựu của cách mạng KH-KT hiện đại để
tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Nhà nước đóng vai trị
quan trọng trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế. Biết tận dụng tốt các cơ hội bên
ngoài để phát triển như nguồn viện trợ của Mĩ, tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước
thuộc thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuân khổ của Cộng đồng châu Âu.
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tóm tắt những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật

Bản.
+ Rút ra nguyên nhân chung và nguyên nhân riêng dẫn đến sự phát triển nền kinh
tế Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?


- Học sinh báo cáo kết quả với thầy, cô việc em đã làm
- Giáo viên nhận xét, chốt các ý chính.
Hoạt động 3. Biểu hiện khủng hoảng suy thối của nền kinh tế Mĩ, Tây Âu và Nhật
Bản từ 1973 - 2000
- Học sinh đọc đoạn thông tin
Thông tin 1.
Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới kinh tế Mĩ lâm vào
tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài tới năm 1982. Năng xuất lao động từ 1974 đến
1981 giảm xuống còn 0,43% /năm. Hệ thống tài chính - tiền tệ, tín dụng bị rối loạn; 1974, dự
trự vàng của Mĩ chỉ còn hơn 11 tỉ USD.
Từ năm 1983, kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tuy vẫn là nước đứng
đầu thế giới về sức mạnh kinh tế - tài chính, nhưng tỉ trọng của nền kinh tế Mĩ trong nền kinh
tế thế giới giảm sút nhiều so với trước.
Trong suốt thập kỉ 90, tuy có trải qua những đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mĩ vẫn
đứng đầu thế giới. Năm 2000, GDP của Mĩ là 9765 tỉ USD, bình quân GDP đầu người là
34600 USD. Nước Mĩ tạo ra 25% giá trị tổng sản phẩm của tồn thế giới và có vai trị chi phối
trong hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế như tổ chức thương mại thế giới (WTO),
ngân hàng thế giới (WB),, quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)...
Thông tin 2.
Do tác động khủng hoảng năng lượng, từ năm 1973 trở đi, sự phát triển kinh tế của
Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn. Tuy nhiên, từ nửa sau những năm
80, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường tài chính số một của thế giới với lượng dự trự vàng
và ngoại tệ gấp ba lần của Mĩ, 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức. Nhật Bản cũng là chủ nợ
lớn nhất thế giới.
Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thối, nhưng Nhật Bản vẫn

là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. Tỉ trọng của Nhật Bản trong nền
sản xuất của thế giới là 1/10. GDP của Nhật Bản năm 2000 là 4.746 tỉ USD và bình quân GDP
trên đầu người là 37408 USD.
- Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
+ Tóm tắt biểu hiện khủng hoảng suy thoái của kinh tế Mĩ, Tây Âu va Nhật theo
bảng sau:
Giai đoạn

Tây Âu
Nhật Bản
1973 - 1991
1991 - 2000
+ Học sinh báo cáo với thầy, cô giáo kết quả những việc em đã làm
+ Giáo viên nhận xét và chốt ý chính sau:
C. XÂY DỰNG BẢNG MƠ TẢ CÁC U CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI BÀI
TẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ.

1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi, bài tập trong chuyên
đề
Kinh


tế - Trình bày được
sự phát triển
kinh tế Mĩ từ
1945 – 2000

- Giải thích
được nguyên
nhân dẫn đến

sự phát triển
kinh tế Mĩ

- Lập được
bảng theo yêu
cầu: (nguyên
nhân chung

nguyên

Rút ra được những bài học
kinh nghiệm từ sự phát triển
kinh tế của Mĩ, Tây Âu và
Nhật bản đối với công cuộc


Sự phát triển
của kinh tế Tây
Kinh tế Âu từ 1945 đến
Tây Âu
2000. Liên minh
châu Âu

Nguyên nhân nhân
riêng xây dựng và phát triển đất
phát
triển. dẫn đến sự nước ta hiện nay.
Vai trò của phát
triển Nêu được những hiểu biết
EU và mối kinh tế Mĩ, của học sinh về:

quan hệ với Tây Âu và + Tình hình kinh tế Mĩ Tây
Việt Nam
Nhật Bản)
Âu và Nhật Bản trong giai
đoạn hiện nay.
- Trình bày được - Giải thích
+ Quan hệ hợp tác về kinh tế
sự phát triển được nguyên
giữa Việt Nam với Mĩ , Tây
Kinh tế kinh tế Nhật nhân dẫn đến
Âu và Nhật Bản hiện nay.
Nhật
Bản từ 1945 - sự phát triển
Bản
2000
"thần kì" của
nền kinh tế
Nhật Bản.
2. Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực.
2.1 Câu hỏi mức độ biết
Câu 1: Trình bày sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 2: Trình bày sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 3: Trình bày tình hình kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản theo mẫu:
Giai đoạn

Tây Âu
Nhật Bản
1945-1973
1973-1991
1991-2000

2.2 Câu hỏi mức độ hiểu
Câu 1. Vì sao Mĩ giúp Nhật Bản và Tây Âu khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 2: Những nhân tố nào thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển?
Câu 3: Những yếu tố nào khiến Nhật bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính của
thế giới vào nửa cuối của thế kỉ XX?
Câu 4: Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của Tây Âu
2.3 Câu hỏi mức độ vận dụng thấp
Câu 1. Lập bảng thống kê chính sách đối ngoại của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000).
Câu 2: Hãy chỉ ra những nguyên nhân chung và nguyên nhân riêng dẫn đến sự phát triển nền
kinh tế Mĩ, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất? vì
sao?
2.4 Câu hỏi mức độ vận dụng cao
Câu 1: Từ 1952 - 1973 nền kinh tế nào được thế giới đánh giá là "thần kì"? Hãy chứng minh
sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế đó.
Câu 2: Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, Việt Nam có thể học tập
được gì từ sự phát triển của nền kinh tế Mĩ, Nhật Bản.
Câu 3: Hãy nêu những hiểu biết của em về nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản trong giai đoạn hiện
nay?
Câu 4: Phân tích mối quan hệ giữa Việt Nam và liên minh châu Âu EU




×