Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

(SKKN CHẤT 2020) tổ chức các hoạt động tự học của học sinh qua chủ đề phân bón hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 53 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PPCT
CNTT
GV
HS
GQVĐ
NL
KT-ĐG
PPDH
SGK
THPT
THCS
TN
TNSP

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Phân phối chương trình
Cơng nghệ thông tin


Giáo viên
Học sinh
Giải quyết vấn đề
Năng lực
Kiểm tra đánh giá
Phương pháp dạy học
Sách giáo khoa
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
Thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm

1

download by :


MỤC LỤC
ST

Tên mục

Trang

T
1
2
3
4
5

6
7

8
9
10
11
12

Lời giới thiệu
Tên sáng kiến
Tác giả sáng kiến
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Lĩnh vực sáng kiến
Ngày áp dụng hoặc dùng thử
Mô tả sáng kiến
Chương 1. Cơ sở lí luận của vấn đề tổ chức các hoạt động tự
học của học sinh
I. Một số vấn đề chung về tổ chức hoạt động học của học sinh
II. Kế hoạch bài học
III. Kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh
IV. Một số biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực tự
học.
Chương 2. Tổ chức các hoạt động tự học của học sinh qua
chủ đề Phân bón hóa học
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
Những thông tin cần được bảo mật (nếu có)
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến

Minh chứng dạy học
Tài liệu tham khảo

2

download by :

3
3
3
3
3
3
4
5
5
8
9
13
16
42
46
46
47
48
49


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội
dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được
cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất
định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến
thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ
sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh
giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt
động dạy học và giáo dục.
Ngày 01 tháng 8 năm 2018 sở giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc đã tập huấn bồi dưỡng thường xuyên
tới toàn bộ giáo viên trong tỉnh các nội dung: Dạy học Hóa học theo định hướng tiếp cận năng
lực và tổ chức các hoạt động tự học của học sinh ở trường trung học phổ thơng.
Một người được coi là có năng lực nếu như họ có tư duy độc lập, nhạy bén, ln đặt ra cho mình
những câu hỏi thích hợp, rõ ràng chính xác về mọi việc. Trong một hồn cảnh nhất định người
đó nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo để giải quyết vấn đề nhanh nhất, sáng tạo nhất và hiệu quả
nhất.
Bên cạnh đó,việc thực hiện giảm tải và tránh trùng lặp các chủ đề ở một số đơn vị kiến thức,
mơn học, cùng với đó là yêu cầu giảm tải chương trình cũng đang là vấn đề cần giải quyết.
Nhận thấy nội dung Phân bón hóa học trong chương trình Hóa học 11 là một phần học quan
trọng, không chỉ về kiến thức tổng quát mà còn gắn liền với thực tiễn sản xuất, nhất là đối với
nước ta khi mà sản xuất nông nghiệp vẫn đang chiếm một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc
dân. Chính vì vậy tơi chọn đề tài: “Tổ chức các hoạt động tự học của học sinh qua chủ đề:
Phân bón hóa học”
2. Tên sáng kiến
“Tổ chức các hoạt động tự học của học sinh qua chủ đề: Phân bón hóa học”.
3. Tác giả sáng kiến
Họ và tên: Trần Phương Nhung. Số điện thoại: 0973 293 480
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THPT Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
Email:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Họ và tên: Trần Phương Nhung - Giáo viên trường THPT Bình Xuyên – Bình Xuyên- Vĩnh
Phúc
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Q trình dạy học mơn hóa học chủ đề Phân bón hóa học thuộc chương trình cơ bản hố
học lớp 11, ơn thi THPT QG.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
3

download by :


Đề tài được nghiên cứu và áp dụng từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 11 năm 2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
Nội dung sáng kiến gồm 3 chương cụ thể như sau :
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tổ chức các hoạt động tự học của học sinh.
Chương 2. Tổ chức các hoạt động tự học của học sinh qua chủ đề Phân bón hóa học- Hố học
lớp 11.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.

4

download by :


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ TỔ CHỨC CÁC
HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
I. Một số vấn đề chung về tổ chức hoạt động học của học sinh
Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông
trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục: từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; từ nội dung nặng tính hàn lâm sang nội
dung có tính thực tiễn cao; từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích
cực; từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học trong
và ngồi lớp học, trong và ngoài nhà trường, trực tiếp và qua mạng; từ hình thức đánh giá tổng
kết là chủ yếu sang coi trọng đánh giá trên lớp và đánh giá quá trình; từ giáo viên đánh giá học
sinh là chủ yếu sang tăng cường việc tự đáng giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh. Như vậy,
khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là
tổ chức cho học sinh hoạt động học. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo
viên có vai trị tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý sao cho
học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của giáo
viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất giữa giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động
dạy học.
Đặc trưng của việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và học sinh là:
1. Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học sinh tự khám
phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Theo
tinh thần này, giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập như
nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình
huống học tập hoặc tình huống thực tiễn.
2. Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để họ biết cách đọc sách
giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để
tìm tịi và phát hiện kiến thức mới,... Các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy
trình, phương thức hành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có tính chất dự
đốn, giả định (ví dụ: các bước cân bằng phương trình phản ứng hóa học, phương pháp giải bài
tập tốn học,...). Cần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt
hố, khái qt hố, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo
của họ.
3. Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều

kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa, mỗi
học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong q trình tiếp
cận, phát hiện và tìm tịi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò –
5

download by :


trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các
nhiệm vụ học tập chung.
4. Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học
thơng qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn
nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác
định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự trao đổi, tranh
luận với nhau và sự trao đổi với giáo viên. Hành động học của học sinh với tư liệu hoạt động
dạy học là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình. Sự trao đổi, tranh luận
giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên nhằm tăng cường sự hỗ trợ từ phía giáo
viên và tập thể học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Thông qua các hoạt động của học
sinh với tư liệu học tập và sự trao đổi đó mà giáo viên thu được những thông tin phản hồi cần
thiết để có các giải pháp hỗ trợ hoạt động học của học sinh một cách hợp lí và hiệu quả.
Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao đổi, hỗ trợ
trực tiếp với học sinh. giáo viên là người tổ chức tư liệu hoạt động dạy học, cung cấp tư liệu
nhằm tạo tình huống cho hoạt động của học sinh. Dựa trên tư liệu hoạt động dạy học, giáo viên
có vai trị tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học của học sinh với tư liệu học tập và sự trao đổi,
tranh luận của học sinh với nhau.
Nhằm hình thành và phát triển năng lực của học sinh, hoạt động học tích cực, tự lực và
sáng tạo cho học sinh cần phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường,
ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải
quyết những vấn đề thực tiễn.

Tiến trình dạy học phải thể hiện chuỗi hoạt động học của học sinh phù hợp với phương
pháp dạy học tích cực được vận dụng. Tùy theo đặc thù bộ môn và nội dung dạy học của chủ đề,
giáo viên có thể lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp dạy
học tích cực nói chung đều dựa trên quan điểm dạy học giải quyết vấn đề có tiến trình sư phạm
tương tự nhau: xuất phát từ một sự kiện/ hiện tượng/ tình huống/ nhiệm vụ làm xuất hiện vấn đề
cần giải quyết - lựa chọn giải pháp/xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề - thực hiện giải pháp/kế
hoạch để giải quyết vấn đề - đánh giá kết quả giải quyết vấn đề. Vì vậy, nhìn chung tiến trình tổ
chức hoạt động học của học sinh trong mỗi bài học/chủ đề như sau:
1. Đề xuất vấn đề
Để đề xuất vấn đề, giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề. Nhiệm
vụ giao cho học sinh có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: giải thích một sự
kiện/hiện tượng trong tự nhiên hay xã hội; giải quyết một tình huống trong học tập hay trong
thực tiễn; tiến hành một thí nghiệm mở đầu... Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh quan
tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tự nguyện thực hiện nhiệm vụ. Từ nhiệm vụ cần giải
quyết, học sinh huy động kiến thức, kĩ năng đã biết và nảy sinh nhu cầu về kiến thức, kĩ năng
cịn chưa biết, nhưng hi vọng có thể tìm tịi, xây d ự n g đ ư ợ c ; diễn đạt nhu cầu đó thành
câu hỏi. Lúc này vấn đề đối với học sinh xuất hiện, dưới sự hướng dẫn của giáo viên vấn đề đó
6

download by :


được chính thức diễn đạt.
Nhiệm vụ giao cho học sinh cần đảm bảo rằng học sinh không thể giải quyết trọn vẹn với
kiến thức, kĩ năng đã có mà cần phải học thêm kiến thức mới để vận dụng vào quá trình giải
quyết vấn đề.
2. Giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề
Sau khi đã phát biểu vấn đề, học sinh độc lập hoạt động, xoay trở để vượt qua khó khăn,
tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề. Trong q trình đó, khi cần phải có sự định hướng của
giáo viên để học sinh có thể đưa ra các giải pháp theo suy nghĩ của học sinh. Thông qua trao đổi,

thảo luận dưới sự định hướng của giáo viên, học sinh xác định được các giải pháp khả thi, bao
gồm cả việc học kiến thức mới phục vụ cho việc giải quyết vấn đề đặt ra, đồng thời xây dựng kế
hoạch hành động nhằm giải quyết vấn đề đó.
3. Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề
Trong quá trình thực hiện giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề, học sinh diễn đạt, trao
đổi với người khác trong nhóm về kết quả thu được, qua đó có thể chỉnh lý, hồn thiện tiếp.
Trường hợp học sinh cần phải hình thành kiến thức mới nhằm giải quyết vấn đề, giáo viên sẽ
giúp học sinh xây dựng kiến thức mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiến thức, kinh nghiệm
sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối/sắp xếp kiến thức cũ và kiến thức mới dựa trên việc phát
biểu, viết ra các kết luận/ khái niệm/cơng thức mới… Trong q trình đó, học sinh cần phải học
lí thuyết hoặc/và thiết kế phương án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm, thu lượm các dữ liệu
cần thiết và xem xét, rút ra kết luận. Kiến thức, kĩ năng mới được hình thành giúp cho việc giải
quyết được câu hỏi/vấn đề đặt ra.
Trong quá trình hoạt động giải quyết vấn đề, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hành động
của học sinh được định hướng phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học, giáo viên cần hướng
dẫn học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng mới học để giải quyết các tình huống có liên quan
trong học tập và cuộc sống hằng ngày; tiếp tục tìm tịi và mở rộng kiến thức thơng qua các nguồn
tư liệu, học liệu, khác nhau; tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ
thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác
nhau. Qua quá trình dạy học, cùng với sự phát triển năng l ự c g iả i quyết vấn đề của học sinh,
sự định hướng của giáo viên tiệm cận dần đến định hướng tìm tịi sáng tạo, nghĩa là giáo viên chỉ
đưa ra cho học sinh những gợi ý sao cho học sinh có thể tự tìm tịi, huy động hoặc xây dựng
những kiến thức và cách thức hoạt động thích hợp để giải quyết nhiệm vụ mà họ đảm nhận. Nghĩa
là dần dần bồi dưỡng cho học sinh khả năng tự xác định hành động thích hợp trong những tình
huống khơng phải là quen thuộc đối với học sinh.
4. Trình bày, đánh giá kết quả
Sau khi đã hoàn thành hoạt động giải quyết vấn đề, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học
sinh trình bày, tranh luận, bảo vệ kết quả thu được, giáo viên chính xác hoá, bổ sung, xác nhận,
phê duyệt kết quả, bao gồm những kiến thức mới mà học sinh đã học được thông qua hoạt động
giải quyết vấn đề, học sinh ghi nhận kiến thức mới và vận dụng trong thực tiễn cũng như trong

các bài học tiếp theo
7

download by :


II. Kế hoạch bài học
Tiến trình tổ chức hoạt động học của học sinh trong mỗi bài học cần được thiết kế thành
các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích cực như: dạy học
giải quyết vấn đề, dạy học tìm tịi nghiên cứu, phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương
pháp dạy học đặc thù bộ mơn… Tuy có những điểm khác nhau, nhưng tiến trình sư phạm của
các phương pháp dạy học tích cực đều tuân theo con đường nhận thức chung. Vì vậy, các hoạt
động của học sinh trong mỗi bài học có thể được thiết kế như sau: Tình huống xuất phát; Hình
thành kiến thức; Luyện tập; Vận dụng; Tìm tịi mở rộng.
1. Tình huống xuất phát
Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập học sinh, giúp học sinh ý thức được
nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy
động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong bài
học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học
sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ
và bộc lộ những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Vì vậy, các câu hỏi/nhiệm
vụ trong hoạt động khởi động là những câu hỏi/vấn đề mở, không nhất thiết HS phải có câu trả lời
hồn chỉnh. Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về nội dung kiến thức mà chỉ giúp học
sinh phát biểu được vấn đề để học sinh chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm bổ sung những
kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hồn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề.
2. Hình thành kiến thức mới
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mới và
đưa các kiến thức, kỹ năng mới vào hệ thống kiến thức, kỹ năng của bản thân. Giáo viên giúp
học sinh xây dựng được những kiến thức mới thông qua các hoạt động khác nhau như: nghiên
cứu tài liệu; tiến hành thí nghiệm, thực hành; hoạt động trải nghiệm sáng tạo... Kết thúc hoạt

động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của học sinh thể hiện ở các sản phẩm học tập mà
học sinh hoàn thành, giáo viên cần ”chốt” kiến thức mới để học sinh chính thức ghi nhận và
vận dụng.
3. Luyện tập
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa
lĩnh hội được. Trong hoạt động này, học sinh được yêu cầu áp dụng trực tiếp kiến thức vào giải
quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề trong học tập. Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo
viên có thể lựa chọn những vấn đề cơ bản về phương pháp, cách thức giải quyết các câu hỏi/bài
tập/tình huống/vấn đề để học sinh ghi nhận và vận dụng, trước hết là vận dụng để hoàn chỉnh
câu trả lời/giải quyết vấn đề đặt ra trong "Hoạt động khởi động".
4. Vận dụng, mở rộng
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã
học để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề trong cuộc sống ở gia đình, địa phương.
8

download by :


Giáo viên cần gợi ý học sinh về những hoạt động, hiện tượng cần quan sát trong cuộc sống hàng
ngày, khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tịi và mở rộng kiến thức ngồi lớp học, mơ tả u cầu
về sản phẩm mà học sinh cần hoàn thành để học sinh quan tâm thực hiện. Hoạt động này không
cần tổ chức ở trên lớp và khơng địi hỏi tất cả học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần
quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến
khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
III. Kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Các bước tổ chức một hoạt động học
Mỗi hoạt động học của học sinh nói trên phải thể hiện rõ mục đích, nội dung, kỹ thuật tổ
chức hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành. Phương thức hoạt động của
học sinh thể hiện thông qua kĩ thuật học tích cực được sử dụng. Có nhiều kĩ thuật học tích cực
khác nhau, mỗi kĩ thuật có mục tiêu rèn luyện các kĩ năng khác nhau cho học sinh. Tuy nhiên,

dù sử dụng kĩ thuật học tích cực nào thì việc tổ chức mỗi hoạt động học của học sinh đều phải
thực hiện theo các bước sau:
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh phải rõ ràng
và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn
thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được
hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụ.
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập: học sinh được khuyến khích hợp tác với nhau khi thực
hiện nhiệm vụ học tập; giáo viên cần phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện
pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; khơng để xảy ra tình trạng học sinh bị "bỏ quên" trong quá trình
dạy học.
c. Báo cáo kết quả và thảo luận: yêu cầu về hình thức báo cáo phải phù hợp với nội
dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; giáo viên cần khuyến khích cho học
sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh
một cách hợp lí.
d. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: giáo viên tổ chức cho học sinh trình
bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ; nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập
của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo
luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
2. Ý nghĩa của mỗi loại hình hoạt động học của học sinh
a. Hoạt động cá nhân là hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện các bài tập/nhiệm vụ một
cách độc lập. Loại hoạt động này nhằm tăng cường khả năng làm việc độc lập của học sinh. Nó
diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là với các bài tập/nhiệm vụ có yêu cầu khám phá, sáng tạo hoặc
rèn luyện đặc thù. Giáo viên cần đặc biệt coi trọng hoạt động cá nhân vì nếu thiếu nó, nhận thức
của học sinh sẽ không đạt tới mức độ sâu sắc và chắc chắn cần thiết, cũng như các kĩ năng sẽ
không được rèn luyện một cách tập trung.
9

download by :



b. Hoạt động cặp đơi và hoạt động nhóm là những hoạt động nhằm giúp học sinh phát
triển năng lực hợp tác, tăng cường sự chia sẻ và tính cộng đồng. Thơng thường, hình thức hoạt
động cặp đơi được sử dụng trong những trường hợp các bài tập/ nhiệm vụ cần sự chia sẻ, hợp
tác trong nhóm nhỏ gồm 2 em. Ví dụ: kể cho nhau nghe, nói với nhau một nội dung nào đó, đổi
bài cho nhau để đánh giá chéo...; cịn hình thức hoạt động nhóm (từ 3 em trở lên) được sử dụng
trong trường hợp tương tự, nhưng nghiêng về sự hợp tác, thảo luận với số lượng thành viên
nhiều hơn.
c. Hoạt động chung cả lớp là hình thức hoạt động phù hợp với số đơng học sinh. Đây là
hình thức nhằm tăng cường tính cộng đồng, giáo dục tinh thần đoàn kết, sự chia sẻ, tinh thần
chung sống hài hoà. Hoạt động chung cả lớp thường được vận dụng trong các tình huống sau:
nghe giáo viên hướng dẫn chung; nghe giáo viên nhắc nhở, tổng kết, rút kinh nghiệm; học sinh
luyện tập trình bày miệng trước tập thể lớp… Khi tổ chức hoạt động chung cả lớp, giáo viên
tránh biến giờ học thành giờ nghe thuyết giảng hoặc vấn đáp vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả và
sai mục đích của hình thức hoạt động này.
d. Hoạt động với cộng đồng là hình thức hoạt động của học sinh trong mối tương tác với
xã hội. Hoạt động với cộng đồng bao gồm nhiều hình thức, từ đơn giản như: nói chuyện với bạn
bè, hỏi người thân trong gia đình..., đến những hình thức phức tạp hơn như: tham gia bảo vệ mơi
trường, tìm hiểu các di tích văn hố, lịch sử ở địa phương...
3. Vai trị của các thành viên trong hoạt động nhóm
Để tránh việc tổ chức hoạt động nhóm mang tính hình thức, trong khi thảo luận nhóm,
cần phân rõ vai trị của cá nhân, nhóm trưởng, thư ký, giáo viên.
Cụ thể là:
a. Cá nhân: tự đọc, suy nghĩ, giải quyết nhiệm vụ, có thể hỏi các bạn trong nhóm về
những điều mình chưa hiểu; khi các bạn cũng gặp khó khăn như mình thì yêu cầu sự trợ giúp
của giáo viên. Mỗi học sinh cần phải được hướng dẫn cụ thể để biết ghi chép những kết quả học
tập của mình vào vở học tập, thể hiện ở câu trả lời cho câu hỏi/lời giải của các bài tập/kết quả
thực hiện nhiệm vụ học tập.
b. Nhóm trưởng: thực hiện các nhiệm vụ của cá nhân như những bạn khác; phân công các
bạn giúp đỡ nhau; tổ chức cho cả nhóm thảo luận để thực hiện nhiệm vụ học tập; thay mặt nhóm

để liên hệ với giáo viên và xin trợ giúp; báo cáo tiến trình học tập nhóm.
c. Thư kí của nhóm: thực hiện các nhiệm vụ của cá nhân như các bạn khác; ghi chép lại
những nội dung trao đổi hoặc kết quả cơng việc của nhóm để trao đổi với các nhóm khác ...
4. Một số hình thức làm việc của học sinh trong hoạt động học
Trong quá trình học tập, không phải lúc nào học sinh cũng hoạt động theo nhóm. Trong
hoạt động nhóm, học sinh vẫn làm việc cá nhân hoặc theo cặp trong nhóm. Các hình thức làm
việc trong nhóm được thay đổi thường xuyên căn cứ vào yêu cầu của nội dung dạy học và thiết
kế hoạt động của giáo viên. Việc lựa chọn hình thức làm việc cá nhân, cặp đơi, nhóm hay cả lớp
phụ thuộc vào yêu cầu của các loại hình hoạt động và luyện tập. Tùy vào đặc điểm chung của
10

download by :


học sinh và ý tưởng dạy học, giáo viên có sự thay đổi, điều chỉnh một cách linh hoạt song vẫn
phải phù hợp với mục tiêu bài học, đảm bảo tính hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh.
1. Làm việc cá nhân: Trước khi tham gia phối hợp với bạn học trong các nhóm nhỏ, cá
nhân ln có một khoảng thời gian với các hoạt động để tự lĩnh hội kiến thức, chuẩn bị cho các
hoạt động đóng vai hay thảo luận trong nhóm. Phổ biến nhất có thể kể đến các hoạt động như
đọc văn bản, giải bài tốn để tìm kết quả…
Cá nhân làm việc độc lập nhưng vẫn có thể tranh thủ hỏi hay trả lời bạn trong nhóm, vẫn
thực hiện các yêu cầu của nhóm trưởng (nếu có) để phục vụ cho các hoạt động cá nhân.
Tần suất của các hoạt động cá nhân trong nhóm rất lớn và chiếm ưu thế hơn so với các
hoạt động khác. Làm việc cá nhân giúp học sinh có thời gian tập trung tự nghiên cứu, tự khám
phá kiến thức, tự chuẩn bị những gì cần thiết trước khi sử dụng nó để có những hoạt động khác
cùng cả nhóm. Trong q trình làm việc cá nhân, gặp những gì khơng hiểu, học sinh có thể hỏi
bạn ngồi cạnh hoặc nêu ra trong nhóm để các thành viên khác cùng trao đổi và nếu nhóm khơng
giải quyết được vấn đề thì nhóm trưởng có thể nhờ giáo viên hỗ trợ.
2. Làm việc theo cặp (2 học sinh): Tùy theo hoạt động học tập, có lúc học sinh sẽ làm
việc theo cặp trong nhóm, do đó giáo viên cần lưu ý cách chia nhóm sao cho khơng học sinh nào

bị lẻ khi hoạt động theo cặp. Nếu không, giáo viên phải cho đan chéo giữa các nhóm để đảm bảo
tất cả học sinh đều được làm việc. Làm việc theo cặp rất phù hợp với các công việc như: kiểm
tra dữ liệu, giải thích, chia sẻ thơng tin; thực hành kĩ năng giao tiếp cơ bản (ví dụ như nghe, đặt
câu hỏi, làm rõ một vấn đề), đóng vai...
Làm việc theo cặp sẽ giúp học sinh tự tin và tập trung tốt vào cơng việc nhóm. Quy mơ
nhỏ này cũng là nền tảng cho sự chia sẻ và hợp tác trong nhóm lớn hơn sau này.
3. Làm việc chung cả nhóm: Trong các giờ học có các hoạt động cả nhóm cùng hợp tác.
Ví dụ, sau khi học sinh tự đọc một câu chuyện, trưởng nhóm sẽ dẫn dắt các bạn trao đổi về một
số vấn đề của câu chuyện đó; hoặc sau khi một cá nhân trong nhóm đã đưa ra kết quả của một
bài tốn, nhóm sẽ cùng trao đổi nhận xét, bổ sung về cách giải bài tốn đó; hoặc là học sinh
trong nhóm sẽ cùng thực hiện một dự án nhỏ với sự chuẩn bị và phân chia cơng việc rõ ràng,...
Nhóm là hình thức học tập phát huy rất tốt khả năng sáng tạo nên hình thức này dễ phù hợp với
các hoạt động cần thu thập ý kiến và phát huy sự sáng tạo. Điều quan trọng là học sinh cần phải
biết mình làm gì và làm như thế nào khi tham gia làm việc nhóm.
Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả, mỗi nhóm tốt nhất nên chỉ có 4 học sinh hoặc nhiều
nhất là 6 học sinh; mỗi lớp không nhất thiết chỉ tổ chức thành 6 nhóm.
Làm việc cả lớp: Kết thúc "Hoạt động hình thành kiến thức", thơng thường cần tổ chức
hoạt động chung cả lớp để học sinh được trình bày, thảo luận về kết quả hoạt động nhóm; giáo
viên “chốt” kiến thức cho học sinh ghi nhận và vận dụng. Trong quá trình tổ chức "Hoạt động
luyện tập", nếu phát hiện học sinh có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh một vấn đề hoặc có
những khó khăn mà nhiều học sinh không thể vượt qua, giáo viên có thể dừng cơng việc của các
nhóm lại để tập trung cả lớp làm sáng tỏ các vấn đề còn băn khoăn.
Giáo viên cần tránh dạy học đồng loạt theo hướng định lượng thời gian, bắt học sinh theo
11

download by :


kịp tiến độ một cách khiên cưỡng, thông báo chung hoặc ghi các nội dung trên bảng trong khi
hầu hết học sinh đã hiểu và làm được; chốt kiến thức trong từng phần nhỏ; cho học sinh giơ tay

phát biểu quá nhiều gây mất thời gian; hoặc thay vì dạy cả lớp như hiện hành thì lại dạy cho
nhiều nhóm nên việc giảng giải lặp đi lặp lại ở các nhóm khác nhau; sử dụng câu hỏi phát vấn
nhiều và vụn vặt...
5. Một số lưu ý
- Mỗi bài học/chủ đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể
được thực hiện ở trong và ngồi lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số
bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.
- Lớp học có thể được chia thành từng nhóm nhỏ. Tùy mục đích, u cầu của vấn đề học
tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi
trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.
Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, khơng thể ỷ lại vào một vài người
hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra
trong khơng khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết
quả học tập chung của cả lớp. Các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ được sử dụng trong tốt chức hoạt
động nhóm trên lớp để thực hiện các nhiệm vụ nhỏ nhằm đạt mục tiêu dạy học. Trong mỗi hoạt
động, giáo viên có thể sử dụng một kĩ thuật nào đó để giao cho học sinh giải quyết một nhiệm
vụ học tập được giao. Kết quả hoạt động của các nhóm học sinh được đưa ra thảo luận, từ đó
nảy sinh vấn đề cần giải quyết và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đó. Hoạt động
giải quyết vấn đề của học sinh có thể được thực hiện ngay trong giờ học trên lớp nhưng thường
thì phải thực hiện ở nhà, giữa hai giờ lên lớp kế tiếp nhau mới đạt được hiệu quả cao. Giai đoạn
này, các phương pháp quan sát, ôn tập, nghiên cứu độc lập cần được hướng dẫn cho học sinh sử
dụng. Các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ được tiếp tục sử dụng trên lớp trong giờ học sau đó để tổ
chức các hoạt động trao đổi, tranh luận của học sinh về vấn đề đang giải quyết nhằm đạt được
mục tiêu dạy học. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học như trên, vấn đề đánh giá của
giáo viên và đánh giá của học sinh về kết quả hoạt động (bao gồm tự đánh giá và đánh giá
đồng đẳng) được quan tâm thực hiện. Trong tồn bộ tiến trình tổ chức hoạt động dạy học như
trên, các phương pháp truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thực hành... vẫn còn
nguyên giá trị của chúng và cần phải được khai thác sử dụng một cách hợp lí, đúng lúc, đúng
chỗ để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động học theo nhóm như sau:

+ Xác định và giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm một cách cụ thể và rõ ràng. Mỗi
nhiệm vụ học tập phải đảm bảo cho học sinh hiểu rõ: mục đích, nội dung, cách thức hoạt động
(theo kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng) và sản phẩm học tập phải hoàn thành (Lưu ý tăng
cường các câu hỏi "Như thế nào?", "Tại sao?"…).
+ Quan sát, phát hiện những khó khăn mà học sinh gặp phải; hỗ trợ kịp thời cho từng học
sinh và cả nhóm. Khi giúp đỡ học sinh, cần gợi mở để học sinh tự lực hồn thành nhiệm vụ;
khuyến khích để học sinh hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập; giao
12

download by :


thêm nhiệm vụ cho những học sinh hoàn thành trước nhiệm vụ (yêu cầu nâng cao hoặc giúp đỡ
các bạn khác...).
+ Hướng dẫn việc tự ghi bài của học sinh: kết quả hoạt động cá nhân, kết quả thảo luận
nhóm, nhận xét của giáo viên và nội dung bài học vào vở; không "đọc – chép" hay yêu cầu học
sinh chép lại toàn bộ nội dung bài học trong sách.
+ Sử dụng hợp lý phịng học bộ mơn, thiết bị dạy học, học liệu và các công cụ hỗ trợ
trong lớp học, nhất là việc sử dụng bảng trong việc hỗ trợ tiến trình tổ chức hoạt động học của
học sinh như: ghi những nội dung cơ bản, cốt lõi của bài học; những gợi ý, hướng dẫn của giáo
viên; những kết quả hoạt động học của học sinh… Không nên in lại các phiếu học tập khi nội
dung đã có trong sách. Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong dạy học mỗi hoạt động
học phải đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu, nội dung học tập của học sinh. Việc sử dụng các
thiết bị dạy học và học liệu đó được thể hiện rõ trong phương thức hoạt động học và sản phẩm
học tập tương ứng mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học.
- Kiểm tra, đánh giá:
+ Phương án kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học phải đảm bảo sự đồng bộ với
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng. Cần tăng cường đánh giá về sự hình
thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thơng qua q trình thực hiện các nhiệm vụ
học tập, thông qua các sản phẩm học tập mà học sinh đã hoàn thành; tăng cường hoạt động tự

đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh. Để thực hiện được điều đó, đối với mỗi hoạt động
học trong cả tiến trình dạy học, cần mơ tả cụ thể các sản phẩm học tập mà học sinh phải hồn
thành cùng với các tiêu chí đánh giá cụ thể.
+ Việc đánh giá trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh tiến bộ thông qua từng hoạt
động học cụ thể; từng bước hoàn thiện những kiến thức, kĩ năng cịn hạn chế để có thể hồn
thành tốt các bài kiểm tra định kì; khơng so sánh học sinh này với học sinh khác. Trong quá
trình tổ chức hoạt động học của học sinh, giáo viên theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh vượt
qua khó khăn kết hợp nhận xét, đánh giá trước hết bằng lời nói; trong mỗi giờ học giáo viên cần
ghi nhận xét, đánh giá vào vở học của một số học sinh và luân phiên để mỗi học sinh đều được
ghi nhận xét, đánh giá trong mỗi học kì. Như vậy, đánh giá trong quá trình dạy học là hoạt động
đánh giá trong cả quá trình dạy học và kết quả học tập, rèn luyện, phản ánh phẩm chất và năng
lực của học sinh, không đơn thuần đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực.
IV. Một số biện pháp giúp học sinh phát triển năng lực tự học.
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn tiếp thu trong quá trình tập huấn, căn cứ vào tình hình
thực tế cơ sở vật chất tại trường THPT Bình Xun cá nhân tơi mạnh dạn đề xuất một số biện
pháp giúp học sinh phát triển năng lực tự học như sau:
Biện pháp 1: Phối hợp linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
Khơng có một phương pháp dạy học nào toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội
dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhựơc điểm và giới hạn sử
dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong tồn bộ
13

download by :


quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng
dạy và học.
Dạy học dự án tạo cơ hội cho học sinh trong việc xây dựng kiến thức, đặc biệt là kiến
thức liên môn và phát triển kĩ năng hợp tác làm việc của học sinh. Đây là một phương pháp dạy
học hướng người học đến việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng thơng qua q trình giải quyết một

bài tập tình huống. Tuy nhiên dạy học dự án cần nhiều thời gian để chuẩn bị các vấn đề liên
quan đến dự án học tập, cần có cơng cụ máy tính, mạng internet, kĩ năng tin học tốt.
Biện pháp 2: Tích hợp các nội dung mơn học tạo tình huống có vấn đề
Tình huống có vấn đề là tình huống mà khi đó mâu thuẫn khách quan của bài tốn nhận
thức được học sinh chấp nhận như một vấn đề học tập họ cần và có thể giải quyết được.
Biện pháp 3: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao tính tích cực trong dạy và học. Cơng nghệ
thơng tin đã hỗ trợ giáo viên mơ tả hiện tượng hóa học chính xác, có tính thuyết phục cao. Cơng
nghệ thơng tin giúp những phương pháp dạy học theo dự án, dạy học giải quyết vấn đề càng có
nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học mà học sinh có
điều kiện phát triển năng lực sáng tạo, năng lực tự học, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng
có thể tự tìm hiểu được các vấn đề, trao đổi các nội dung dự án qua hịm thư điện tử . Học sinh
khơng chỉ học ở lớp mà còn tự học ở nhà. Nhờ có cơng nghệ thơng tin hỗ trợ khơng chỉ có các
em học sinh khá giỏi mà cả học sinh trung bình cũng có thể tự học ở nhà.
Biện pháp 4: Sử dụng các bài tập gắn với bối cảnh thực tiễn và tình huống có vấn đề
Sử dụng bài tập hóa học đã là nguồn kiến thức để học sinh tìm tịi, là phương tiện để tích
cực hóa hoạt động của học sinh trong các bài dạy hóa học. Đó là những bài tập mở, tạo cơ hội
cho nhiều cách tiếp cận, nhiều cách giải quyết khác nhau góp phần hình thành cho học sinh các
năng lực như: Năng lực tính tốn xử lý thơng tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng
kiến thức vào thực tiễn... Các dạng bài tập có sử dụng sơ đồ, hình vẽ sẽ góp phần hình thành cho
HS năng lực quan sát,năng lực tư duy hóa học
Biện pháp 5: Tổ chức trò chơi
Tổ chức trò chơi giúp học sinh giảm bớt căng thẳng, có thêm hứng thú, niềm vui trong
học tập nâng cao, mở rộng kiến thức, kĩ năng sống, phát triển tính sáng tạo, trí thơng minh của
học sinh trong việc giải quyết nhanh các tình huống thực tiễn. Trong q trình dạy học chủ đề
tơi đã tiến hành tổ chức các trò chơi

14

download by :



Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tơi đã trình bày những vấn đề thuộc về cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy
học Hóa học theo định hướng tiếp cận năng lực ở trường THPT và tổ chức các hoạt động tự
học của học sinh được tôi tiếp thu trong đợt tập huấn bồi dưỡng thường xuyên hè 2018 của sở
giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc.
Kết hợp với việc học tập, tham khảo các tài liệu chuyên môn, văn bản hướng dẫn chuyên
môn và các đồng nghiệp. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề xuất biện pháp“Tổ chức các hoạt
động tự học của học sinh qua chủ đề: Phân bón hóa học” thuộc chương trình Hố học lớp 11.
Qua đó vận dụng được các cơ sở lí luận và thực tiễn trong đổi mới dạy học.

15

download by :


CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
QUA CHỦ ĐỀ PHÂN BÓN HÓA HỌC- HÓA HỌC LỚP 11
GIỚI THIỆU CHUNG:
* Chủ đề “Phân bón hóa học” bao gồm các nội dung:
- Khái niệm về phân bón hóa học.
- Giới thiệu một số loại phân bón hóa học về thành phần, vai trị, tính chất, điều chế, ứng dụng:
+ Phân đạm.
+ Phân lân.
+ Phân ka li.
+ Một số phân bón hỗn hợp, phức hợp, vi lượng.
- Vận dụng kiến thức bài học vào trả lời các câu hỏi, bài tập và giải quyết các vấn đề liên
hệ đến thực tiễn trong đời sống.
* Bài giảng được thiết kế theo hướng: Tổ chức các hoạt động tự học theo hướng

phát triển năng lực của học sinh.
- Giáo viên tổ chức, định hướng các hoạt động học tập, còn học sinh thực hiện các nhiệm
vụ do giáo viên chuyển giao một cách chủ động, tích cực, sáng tạo.
- Giáo viên theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh, hỗ trợ kịp thời những khó
khăn, vướng mắc từ đó giúp học sinh giải quyết vấn đề học tập một cách hiệu quả, phù hợp với
mục tiêu phát triển năng lực của học sinh.
- Thời lượng: 3 tiết (gồm 2 tiết trên lớp: 1 tiết theo PPCT và 1 tiết chuyên đề tự ch ọn, 1
tiết ngoài giờ).
Dự kiến: Tiết 1 sẽ kết thúc sau khi các nhóm hoàn thành phiếu học tập, giáo viên nhận
xét đánh giá kết quả hoạt động, chuẩn hóa kiến thức. Tiết 2 bắt đầu từ hoạt động luyện tập đến
hết. Thời gian thực hiện các hoạt động linh hoạt theo đặc điểm của lớp học.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Kiến thức
- Biết được:
+ Khái niệm và phân loại phân bón hóa học.
+ Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và phân vi lượng.
- Phân tích được vai trị của phân bón hóa học đối với sản xuất nơng nghiệp.
- Sử dụng phân bón cho cây trồng đúng kỹ thuật.
b. Kĩ năng
- Quan sát mẫu vật, làm được thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học.
- Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng. Ứng dụng
được kiến thức vào các tình huống thực tiễn.
- Vận dụng kiến thức vào trả lời các câu hỏi và bài tập.
c. Thái độ
16

download by :



- Có ý thức bảo vệ mơi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tuyên truyền và thuyết phục những người xung quanh sử dụng phân bón khoa học, hiệu quả,
góp phần bảo vệ mơi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ Hóa học.
- Năng lực tính tốn Hóa học.
- Năng lực thực hành Hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Mẫu bao bì các loại phân bón hóa học.
- Phiếu học tập, video, hình ảnh, máy tính, máy chiếu…
2. Học sinh
- Nhóm 1: Thu thập các mẫu phân đạm, ghi tên các mẫu.
- Nhóm 2: Thu thập các mẫu phân lân, ghi tên các mẫu.
- Nhóm 3: Thu thập các mẫu phân kali, phân vi lượng, ghi tên các mẫu.
- Nhóm 4: Thu thập các mẫu phân NPK, ghi tên các mẫu.
- Ôn lại kiến thức cũ: các hợp chất của nitơ, phot pho.
- Chuẩn bị nội dung bài Phân bón hóa học.
III. Thiết kế, tổ chức hoạt động học
1. Giới thiệu chung
- Tình huống xuất phát: Khai thác kiến thức thực tiễn và kiến thức được học ở THCS của
học sinh về phân bón hóa học. Kích thích học sinh tư duy vận dụng kiến thức bài học để giải
quyết các tình huống thực tiễn.
- Hoạt động hình thành kiến thức:
+ Phương pháp chủ yếu: Nêu vấn đề, trực quan, hoạt động nhóm. Qua các hoạt động
như quan sát mẫu vật, thảo luận, tra cứu sách vở, tài liệu… học sinh rút ra được thành phần, tính

chất, điều chế cũng như vai trị và cách sử dụng các loại phân bón hóa học. Đánh giá được các
mặt tích cực và tiêu cực của việc sử dụng phân hóa học đối với mơi trường, sức khỏe con người
và hiệu quả sản xuất.
- Hoạt động luyện tập: Qua các trò chơi, hệ thống câu hỏi nhằm củng cố, khắc sâu kiến
thức trọng tâm của bài học.
- Hoạt động vận dụng, mở rộng tìm tịi kiến thức: thiết kế cho các nhóm học sinh tìm hiểu
tại nhà nhằm phát triển các năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào giải quyết các vấn đề thực
tiễn, kết nối học sinh làm việc hợp tác, phát huy khả năng vận dụng công nghệ thông tin…
2. Tổ chức các hoạt động cho học sinh
17

download by :


HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát
a. Mục đích hoạt động
- Học sinh huy động các kiến thức đã học, kinh nghiệm chăn ni, trồng trọt trong gia
đình về các loại phân bón hóa học, tạo hứng thú học tập và nhu cầu tìm hiểu thêm những kiến
thức mới.
b. Nội dung hoạt động
Học sinh xem video, nêu những điều đã biết và những điều mình muốn biết thêm về
phân bón hóa học.
c. Phương thức tổ chức hoạt động
Giáo viên cho học sinh xem video và trả lời các câu hỏi:
1. Đoạn video trên nói về vấn đề gì trong sản xuất nơng nghiệp?
2. Em đã từng trồng, chăm sóc cây xanh từ lúc cây còn nhỏ cho đến khi cây trưởng thành
cho thu hoạch chưa? (Nếu đã từng trồng và chăm sóc cây thì em đã phải lưu ý những điều

trong
q

trình
chăm
bón?)
3. Em có hiểu biết gì về phân bón hóa học (có những loại phân nào, loại phân đó thường
bón cho cây trồng gì, bón vào giai đoạn nào của cây, lưu ý gì khi sử dụng, phân đó được
sản xuất như thế nào,…)
d. Dự kiến sản phẩm của học sinh
1 - Video nói về vấn đề sử dụng phân bón trong trồng trọt để nâng cao năng suất cây
trồng, đem lại lợi ích kinh tế.
2 - Có những học sinh chưa từng trồng và chăm sóc cây; những học sinh đã từng thực
hiện sẽ trả lời: chọn giống, cải tạo đất trồng, tưới nước, bón phân cho cây.
3 - Có các loại phân như: phân đạm, phân lân, phân kali, phân tổng hợp, phân vi sinh,
phân hữu cơ…
Ví dụ: + Phân đạm thường bón cho rau, lúa, ngơ, khoai,…khi cây còn nhỏ và trong
giai đoạn đang sinh trưởng.
+ Phân lân thường bón lót cho lúa, ngơ, khoai, đậu tương,… hoặc giai đoạn cây
chuẩn bị ra hoa.
+ Phân kali thường bón cho cây lấy tinh bột, đường như lúa, khoai sắn, mía… ở
giai đoạn cây ra hoa, kết quả, củ…hoặc thời tiết lạnh.
* Dự kiến những khó khăn, vướng mắc của học sinh
- Học sinh có thể chưa phân biệt được phân bón hóa học với phân hữu cơ, phân vi sinh,…
Còn lúng túng trong cách gọi tên, thành phần của mỗi loại phân bón. Cây sử dụng phân bón như
thế nào, tiêu chuẩn nào để đánh giá hàm lượng dinh dưỡng của phân, cách điều chế, sản xuất.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động
- Qua quan sát giáo viên đánh giá được mức độ tích cực của các nhóm hoạt động, những
học sinh hoạt động tích cực, những học sinh cịn chưa tập trung, ý thức nhóm chưa tốt để kịp
thời điều chỉnh, nhắc nhở.
- Giáo viên nhận xét sơ bộ về kết quả hoạt động của học sinh rồi dẫn dắt vào bài học.
18


download by :


HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu hoạt động
- Nêu được khái niệm phân bón hóa học, các nguyên tố dinh dưỡng.
- Biết thành phần hóa học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân
phức hợp, phân vi lượng… cách điều chế, vai trị của mỗi loại phân bón này.
- Biết cách tính độ dinh dưỡng của các loại phân bón hóa học.
b. Nội dung hoạt động
Nội dung 1: Tìm hiểu về khái niệm Phân bón hóa học, các nguyên tố dinh dưỡng cần
thiết cho cây trồng.
Nội dung 2: Tìm hiểu về một số loại phân bón hóa học, thành phần, điều chế, vai trò và
cách sử dụng chúng trong trồng trọt.
c. Phương thức tổ chức hoạt động
Nội dung 1: Tìm hiểu về khái niệm Phân bón hóa học, các nguyên tố dinh dưỡng cần
thiết cho cây trồng.
*Giáo viên:
Các bạn hãy quan sát bức tranh minh họa!

Như vậy, để một cây non lớn lên, sinh trưởng và cho thu hoạch thì cần rất nhiều
yếu tố dinh dưỡng. Trong số đó, cây đồng hóa được các ngun tố C, H, O từ khơng khí và nước
(tức là thơng qua q trình quang hợp), cịn lại các nguyên tố dinh dưỡng khác được lấy từ đất.
- Quá trình canh tác diễn ra liên tục làm cho đất trồng trọt bị nghèo dần các nguyên tố
dinh dưỡng. Vì vậy, cần bón phân để bổ sung cho đất các nguyên tố đó.
Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón
cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
Các loại phân bón phổ biến đó là:
+ Phân đạm
19


download by :


+ Phân lân
+ Phân kali
+ Một số loại phân bón khác
Mỗi loại phân bổ sung nguyên tố dinh dưỡng gì cho cây và vai trị của ngun tố đó
đối với cây như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay!
* Giáo viên chia lớp học thành các nhóm hoạt động.
* Chuẩn bị 3 bàn:
- Bàn 1: Máy tính kết nối mạng internet.
- Bàn 2: Các mẫu phân bón hóa học
- Bàn 3: Các bao bì của các loại phân bón hóa học
* Nhiệm vụ của các nhóm: chuẩn bị trong thời gian 10 phút; trình bày trên giấy A0;
mỗi nhóm báo cáo và thảo luận trong 5 phút.
+ Nhúp phiếu học tập.
+ Lấy nguyên liệu ở bàn 2, bao bì tương ứng ở bàn 3 theo PHT về vị trí của nhóm.
+ Tra cứu thơng tin ở bàn 1 khi cần thiết.
+ Sau khi các nhóm hồn thành nhiệm vụ, giáo viên lấy từ mỗi nhóm 1- 2 học sinh lập 1
nhóm mới: Nhóm tổng hợp.
+ Báo cáo kết quả PHT của nhóm.
+ Thảo luận nội dung trình bày của các nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Phân đạm
1. Phân đạm là gì? Vai trị của phân đạm đối với cây trồng? Độ dinh dưỡng được
đánh giá bằng hàm lượng nào trong phân?
2. Tìm hiểu về các loại phân đạm và điền thông tin vào bảng sau:
So sánh
Đạm amoni
Đạm nitrat

Đạm ure
Thành
phần
Tính
chất
Điều chế
Ưu,
nhược điểm
khi sử dụng
3. Phân tích các thuật ngữ, chỉ số ghi trên bao bì phân bón?

20

download by :


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Phân lân
1. Phân lân là gì? Vai trị của phân lân đối với cây trồng? Độ dinh dưỡng được
đánh giá bằng hàm lượng nào trong phân?
2. Tìm hiểu về các loại phân lân và điền thông tin vào bảng sau:
So sánh
Phân lân supephotphat
Phân lân
Supephotphat
Supephotphat nung chảy
đơn
kép
Thành phần
Điều chế
Tính chất

Ưu, nhược
điểm khi sử dụng
3. Phân tích các thuật ngữ, chỉ số trên bao bì phân bón?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Phân kali
1. Phân kali là gì? Vai trò của phân kali đối với cây trồng? Cách đánh giá độ dinh
dưỡng của phân kali?
2. Tại sao người ta lại dùng tro để bón cho cây trồng?
3. Phân tích thuật ngữ, chỉ số trên bao bì phân bón?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4: Một số loại phân bón khác
1. Thế nào là phân hỗn hợp, phân phức hợp?
2. Phân vi lượng là gì? Vai trị của phân vi lượng đối với cây trồng?
3. Phân tích thuật ngữ, chỉ số trên bao bì phân bón?

PHIẾU HỌC TẬP NHĨM TỔNG HỢP
Lập sơ đồ tư duy về các loại phân bón hóa học.

21

download by :


d. Dự kiến sản phẩm của học sinh, giáo viên chuẩn hóa kiến thức cơ bản .
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. Phân đạm
Phân đạm là loại phân hóa học cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+).
- Phân đạm có vai trị kích thích q trình sinh trưởng của cây, làm tăng tỉ lệ protein thực vật, giúp cây trồng phát triển
nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả…
- Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N trong phân.
- Có 3 loại phân đạm chính: phân đạm amoni; phân đạm nitrat; phân đạm ure

So sánh
Đạm amoni
Đạm nitrat
Đạm ure
Thành
NH4Cl; (NH4)2SO4;
NaNO3; Ca(NO3)2…
- Phân ure là một hợp chất hữu cơ có cơng
phần
NH4NO3…
thức là: (NH2)2CO
- Ure là loại phân đạm có độ dinh dưỡng
cao nhất, khoảng 46% N.
Tính chất
Hút ẩm mạnh, dễ hòa tan.
Hút ẩm mạnh, dễ hòa tan.
- Chất rắn màu trắng, tan nhiều trong
nước, q trình hịa tan hấp thu nhiệt
mạnh.
Điều chế
Cho ammoniac tác dụng
Cho axit nitric tác dụng với muối cacbonat
Trong công nghiệp, người ta điều
với các axit tương ứng.
của các kim loại tương ứng.
chế ure bằng cách cho amoniac tác dụng
Ví dụ:
Ví dụ:
với khí CO2 ở 180- 2000C, dưới áp suất
2NH3+H2SO4 → (NH4)2SO4

Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 + H2O 200 atm, theo phương trình phản ứng sau:
NH3 + HCl → NH4Cl

Ưu, nhược + Dễ tan nên cây hấp thụ
điểm khi sử nhanh, nhưng dễ bị rửa trôi.
dụng
+ Ion amoni trong nước
thủy phân cho môi trường
axit nên làm chua đất:

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

- Đạm nitrat tan nhiều trong nước nên có tác
dụng nhanh, tạo mơi trường trung tính nên
thích hợp với nhiều loại đất.
-Nhược điểm là hút ẩm mạnh nên dễ chảy
rữa, tan nhiều nên dễ bị rửa trôi.

2NH3 + CO2

(NH2)2CO + H2O

- Khi bón vào đất, các vi sinh vật trong đất
phân hủy ure giải phóng NH3 hoặc muối
(NH4)2CO3 giúp cây hấp thu được.
- Ure được sử dụng phổ biến nhất vì có
những ưu điểm như dễ tan, phù hợp với
nhiều loại đất và độ dinh dưỡng cao.

22


download by :


N

Cần lưu ý việc bảo quản vì ure hút ẩm
mạnh, dễ chảy rữa và khơng bón cho cây
khi thời tiết quá lạnh.

NH3 + H+

Do đó khi bón phân đạm
amoni cần lưu ý: chỉ bón
cho đất ít chua hoặc đã
được khử chua, khơng bón
cùng với vơi, và đặc biệt khi
có dấu hiệu mưa, nước
ngập…

Như vậy 3 loại phân đạm trên đều cung cấp nguyên tố dinh dưỡng N cho cây trồng nhưng chúng khác nhau ở thành phần hóa
học, do đó tùy thuộc vào loại cây trồng và điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu mà chúng ta sử dụng chúng một cách phù hợp.

23

download by :


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. Phân lân
Đối với người sản xuất nơng nghiệp thì phân lân là loại phân bón gắn liền với các loại cây hoa màu.

- Phân lân cung cấp nguyên tố dinh dưỡng phot pho cho cây trồng dưới dạng ion photphat.
- Vai trò của phân lân đó là làm cho cành, lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.
- Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá qua tỉ lệ % P2O5. Do vậy, khi tính độ dinh dưỡng của phân lân chúng ta phải
chuyển từ số mol của Ca(H2PO4)2 sang P2O5.
Ca(HPO 4)2
P2O5
- Ưu, nhược điểm: phân lân thích hợp cho thời kì sinh trưởng của cây do thúc đẩy các q trình sinh hóa, trao đổi chất và năng
lượng của thực vật.
+ Do quá trình hịa tan chậm nên lân thường được dùng để bón lót.
- Nguyên liệu để sản xuất phân lân gồm 2 loại quặng:
Apatit: 3Ca3(PO4)2.CaF2
Photphorit: Ca3(PO4)2
- Mỏ quặng apatit ở miền Bắc lớn nhất là ở Lào Cai. Tại đây, quặng được khai thác và vận chuyển về các nhà máy sản xuất phân
bón như: Supephotphat Lâm Thao; Phân lân Văn Điển…
- Dựa vào quy trình sản xuất và thành phần của lân, người ta chia thành 2 loại: supephotphat và phân lân nung chảy.
So sánh
Phân lân supephotphat
Phân lân nung chảy
Supephotphat đơn
Supephotphat kép
Thành
-Hỗn hợp 2 muối: Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
Chỉ chứa muối Ca(H2PO4)2, do đó độ
Hỗn hợp photphat và silicat
phần
-Độ dinh dưỡng thấp từ 14- 20% P2O5.
dinh dưỡng cao: 40- 50% P2O5.
của canxi và magie.
Độ dinh dưỡng 12- 14% P2O5.
Điều chế

Sản xuất qua 1 giai đoạn đó là cho bột quặng Quá trình điều chế diễn ra qua 2 giai
Được sản xuất từ những
apatit hoặc photphorit tác dụng với H2SO4
đoạn:
nguyên liệu là quặng apatit
đặc.
+ Giai đoạn 1: Điều chế axit
(hoặc photphorit); đá xà vân;
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 đặc →Ca(H2PO4)2 +2CaSO4
photphoric
than cốc.
Ca3(PO4)2 +3H2SO4đặc → 2H3PO4+3CaSO4
Toàn bộ nguyên liệu được
+ Giai đoạn 2: Cho axit photphoric tác trộn và nung trong lò đứng ở
24

download by :


dụng với quặng apatit hoặc photphorit
4H3PO4 + Ca3(PO4)2 → 3Ca(H2PO4)2

Tính

Tan một phần trong nước.

Dễ tan trong nước.

10000C, tạo sản phẩm nóng
chảy được làm nguội, sấy khơ

và nghiền thành phân thành
phẩm.
Khơng tan trong nước.

chất
Ưu,
nhược
điểm khi
sử dụng

Khi bón vào đất, cây dễ dàng đồng hóa
Ca(H2PO4)2, cịn CaSO4 rắn, khơng tan, làm
rắn đất.
+ Supephotphat còn chứa lưu huỳnh, gần đây
người ta nhận thấy lưu huỳnh cũng là một
nguyên tố dinh dưỡng.

- Ưu điểm của phân supephotphat là dễ
hòa tan, hiệu quả nhanh hơn các loại
phân lân khác. Dùng để bón lót hoặc
bón thúc cho cây trồng.
+ Thích hợp nhất cho các vùng đất khơ
cằn, hạn hán, đất kiềm.

-Ưu điểm chính của lân nung
chảy là loại phân kiềm tính nên
có khả năng khử chua, cải tạo
đất chua, đất phèn.
-Không tan trong nước nhưng
tan trong mơi trường aixt yếu

do cây tiết ra nên có hiệu quả
lâu hơn, thích hợp với bón lót.

Như vậy các loại phân lân đều cung cấp nguyên tố dinh dưỡng P cho cây trồng, tuy nhiên chúng khác nhau về tính chất, phân
supephotphat thì có tính axit nên thích hợp với loại đất kiềm, cịn lân nung chảy lại có tính kiềm nên thích hợp để bón cho đất chua,
phèn.

25

download by :


×