Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 194 trang )

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
PGS. TS PHẠM VĂN LỢI (Chủ biên)







KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
(Sách chuyên khảo)










Hà Nội, 2011

1


THAM GIA BIÊN SOẠN

PGS. TS. Phạm Văn Lợi (chủ biên)


TS. Mai Thanh Dung
TS. Đỗ Nam Thắng
TS. Nguyễn Hải Yến
ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hương
ThS. Mai Thị Thu Huệ
ThS. Nguyễn Hoàng Mai
ThS. Bùi Hoài Nam
CN. Nguyễn Thị Thu Hoài
CN. Trần Bích Hồng
CN. Hàn Trần Việt


(Cuốn sách được biên soạn và in ấn với sự tài trợ của Hợp phần Kiểm soát ô
nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo - PCDA)
(This book is prepared and printed with support from “Pollution Control In
Poor Densely Populated Areas” Component)

2
LỜI GIỚI THIỆU
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không ngừng phát triển, kèm theo đó là
sự gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường. Vì vậy, hoạt động bảo vệ môi
trường (BVMT) là một trong những hoạt động cần được tiến hành song song,
đồng thời với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong giai đ
oan hiện
nay của nước ta khi nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý chặt chẽ của Nhà nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường hiệu quả trong công
tác quản lý môi trường, hướng tới mục tiêu BVMT và phát triển bền vững. Chủ
trương “kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường” được Ban cán sự Đảng Bộ

Tài nguyên và Môi trường xác định là chủ tr
ương lớn và lâu dài của ngành, cần
được đẩy mạnh trong thời gian tới.
Từ yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho ngành môi trường, với sự hỗ trợ của Hợp
phần Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA), nhóm tác
giả do PGS.TS Phạm Văn Lợi làm chủ biên đã nghiên cứu và biên soạn cuốn
sách chuyên khảo “Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường: Một số vấn đề lý luận và
thự
c tiễn” với hy vọng và mong muốn làm rõ hơn khái niệm, mục tiêu, nguyên
tắc và nội dung của kinh tế hóa lĩnh vực môi trường, đồng thời làm rõ những
vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, để từ đó có thể kiến nghị, đề xuất
những giải pháp nhằm đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực môi trường. Kinh tế hóa
lĩnh vực môi trường là một vấn đề mới, khó và còn nhiề
u ý kiến khác nhau. Do
vậy, nhóm tác giả mong nhận được nhiếu ý kiến đóng góp của các độc giả.
Hà Nội, tháng 7 năm 2011
Nhóm tác giả

3
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC
MÔI TRƯỜNG 6
I. Mối quan hệ giữa môi trường và kinh tế 6
II. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực môi
trường 9
III. Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và nội dung thực hiện kinh tế hóa lĩnh vực
môi tr
ường 15
1. Khái niệm kinh tế hóa lĩnh vực môi trường 15
2. Mục tiêu kinh tế hóa lĩnh vực môi trường 19

3. Nguyên tắc cơ bản để thực hiện kinh tế hóa lĩnh vực môi trường 20
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN TRIỂN KHAI KINH TẾ HÓA 24
LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG 24
I. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới liên quan đế
n kinh tế hóa lĩnh vực
môi trường 24
1. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 24
1.1 Nhóm công cụ tạo lập thị trường 31
1.1.1 Chi trả dịch vụ môi trường (chi trả dịch vụ sinh thái) 31
1.1.2 Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng 36
1.2 Nhóm công cụ nâng cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động bảo vệ môi
trường 39
1.2.1 Đặt cọ
c hoàn trả 39
1.2.2 Ký quỹ môi trường 43
1.2.3 Bồi thường thiệt hại môi trường 47
1.2.4 Nhãn sinh thái ( Nhãn môi trường) 53
2. Các công cụ hỗ trợ đổi mới cơ chế, chính sách quản lý môi trường phù hợp
với nền kinh tế thị trường 63
2.1 Định giá, lượng giá môi trường 63
2.2 Hạch toán môi trường 74
II. Thực tiễn triển khai các công cụ kinh tế trong quả
n lý môi trường tại Việt
Nam 87
2.1 Nhóm công cụ tạo nguồn thu trực tiếp cho ngân sách nhà nước 87
2.2. Nhóm công cụ tạo lập thị trường 101

4
2.2.1 Chi trả dịch vụ môi trường 101
2.2.2 Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng 104

2.3 Nhóm công cụ nâng cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động bảo vệ môi
trường 106
2.3.1 Đặt cọc hoàn trả 106
2.3.2 Ký quỹ môi trường 106
2.3.3 Bồi thường thiệt hại môi trường 108
2.3.4 Nhãn sinh thái 115
2. 4 Các công cụ hỗ trợ đổi mớ
i cơ chế, chính sách quản lý môi trường phù
hợp với nền kinh tế thị trường 116
2.4.1 Định giá, lượng giá giá trị môi trường 116
2.4.2 Hạch toán môi trường 121
CHƯƠNG III. YÊU CẦU, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KINH THẾ HÓA LĨNH
VỰC MÔI TRƯỜNG 127
I. Yêu cầu 127
1. Đảm bảo hệ thống quản lý đồng bộ với thể chế kinh tế
thị trường 127
2. Phát triển bền vững lĩnh vực môi trường 128
3. Tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia, nâng tầm đóng góp của lĩnh vực môi
trường đối với nền kinh tế quốc dân 129
II. Giải pháp 129
1. Nhóm các giải pháp chung 129
2. Nhóm các giải pháp cụ thể 136
2.1 Tăng cường hiệu quả áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi
trường 136
2.1.1 Nhóm công cụ tạo nguồn thu trực tiếp cho ngân sách nhà nước 136
2.1.2 Nhóm công cụ tạo lập thị trường 151
2.1.3 Nhóm công cụ nâng cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động bảo vệ môi
trường 153
2.2 Các công cụ hỗ trợ đổi mới cơ chế, chính sách quản lý môi trường phù
hợp với nền kinh tế thị trường 157

PHỤ LỤC 159

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 188


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ môi trường
CAC Công cụ chỉ huy và kiểm soát
CERs Chứng chỉ giảm phát thải
CM Phương pháp lựa chọn
CVM
Phương pháp định giá phụ thuộc vào thị trường giả
định
CTR Chất thải rắn
EMA Hạch toán quản lý môi trường
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GEN Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu
ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
KTTT Kinh tế thị trường
NSNN Ngân sách nhà nước
PES Chi trả dịch vụ môi trường
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
TNMT Tài nguyên môi trường
UNEP Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc
XHCN Xã hội chủ nghĩa
WTP Sự sẵn lòng chi trả
WTA Sự sẵn lòng chấp nhận



6
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HÓA LĨNH
VỰC MÔI TRƯỜNG
I. Mối quan hệ giữa môi trường và kinh tế
Khái niệm về môi trường: Khái niệm về môi trường rất rộng lớn “Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết
với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản su
ất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên”
1
. Các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa
học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người. Yếu tố nhân tạo là tổng thể các nhân tố do con người tạo
nên làm thành tiện nghi cho cuộc sống của con người như máy bay, ô tô, nhà ở,
các khu vui chơi giải trí Tuy nhiên, khi xem xét mối quan hệ tương tác giữa
môi trường và kinh tế, người ta thường ngầm hiểu môi trường trên khía cạnh là
tổng hòa của các yếu tố tự nhiên bao gồm môi trường đất, môi trường nước, môi
trường không khí, môi trường biển, hệ động thực vật…
Khái niệm về hệ thống kinh tế: Hệ thống kinh tế là một quy trình bao gồm
sản xuất, phân bố các yếu tố đầu vào, phân phối các yếu tố đầu ra của sản xuất,
tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế
2
. Đây là một hệ thống mở,
bên cạnh mối quan hệ nội tại hình thành bên trong hệ thống kinh tế- mối quan hệ
chặt chẽ và thống nhất của các yếu tố, thành phần trong hệ thống kinh tế, còn tồn
tại mối quan hệ giữa toàn bộ hệ thống kinh tế với hệ thống bên ngoài. Trong hệ
thống kinh tế luôn luôn diễn ra quá trình khai thác tài nguyên, chế biến nguyên
liệu và phân phối tiêu dùng. Đầu tiên trong chu trình hoạ

t động của hệ thống
kinh tế là khai thác các tài nguyên từ môi trường, sau đó chế biến những tài
nguyên đó thành những sản phẩm có thể tiêu dùng được, và cuối cùng là thải ra
một khối lượng lớn các tài nguyên đã bị hao mòn hay đã bị biến đổi (còn gọi là
chất thải).
Khái niệm về phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế là quá trình cải thiện và

1
Luật Bảo Vệ Môi trường 2005, Điều 1.
2
NA, 2007, Economic Systems, The New Encyclopædia Britannica, v. 4, p. 357.

7
nâng cao chất lượng sống cho người dân của một quốc gia (bao gồm các điều
kiện sống về vật chất và tinh thần) với sự tăng trưởng bền vững từ nền kinh tế
đơn giản, thu nhập thấp sang nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao
3

4
. Phát triển là
xu thế chung của nhân loại, của loài người, là sự tăng tiến mọi mặt trong nền
kinh tế.
Mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế
Môi trường và hệ thống kinh tế có mối quan hệ tương tác, có sự gắn kết
chặt chẽ với nhau. Môi trường vừa là yếu tố đầu vào, vừa là yếu tố đầu ra của
quá trình sản xuất. Môi trường là nơ
i cung cấp các nguyên vật liệu, năng lượng
cho quá trình sản xuất (như khoáng sản, gỗ, dầu mỏ…), là không gian sống,
cung cấp các giá trị cảnh quan, vui chơi, giải trí phục vụ cho cuộc sống của con
người. Môi trường cũng là nơi chứa chất thải của các hoạt động trong nền kinh

tế như quá trình sản xuất, quá trình lưu thông và quá trình tiêu dùng. Các chất
thải ra môi trường tồn tại dưới nhiều dạng như
: dạng rắn, dạng khí, dạng lỏng.
Khi các chất thải với số lượng và chất lượng nhất định được thải ra môi tường
thì các quá trình lý, hóa, sinh của hệ tự nhiên sẽ tự phân hủy, làm sạch chúng.
Tuy nhiên, nếu chất thải vượt quá khả năng hấp thụ của môi trường chúng sẽ
làm thay đổi chất lượng môi trường, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con
người và sinh vật.

3
Alan Deardorff, Economic development, Deardorff's Glossary of International Economics
4
Hla Myint and Anne O. Krueger, 2009, Economic development, Encyclopædia Britannica.

8

Hình 1. Mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế
5

Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế
Quá trình phát triển kinh tế sẽ góp phần tạo ra nguồn tài chính hỗ trợ cho
quá trình cải tạo môi trường, phòng chống suy thoái, sự cố môi trường xảy ra…
Phát triển kinh tế tạo tiềm lực để BVMT. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế
diễn ra với tốc độ nhanh và mạnh cũng dẫn đến việc khai thác, sử dụng quá mức
các tài nguyên thiên nhiên và môi trường, gây nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô
nhiễ
m, suy thoái môi trường.
Môi trường cũng tác động đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển
kinh tế. Môi trường tạo ra các tiềm nằng tự nhiên mới cho công cuộc phát triển
kinh tế trong tương lai, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. Ngược

lại, môi trường cũng tác động tiêu cực, gây bất lợi cho quá trình phát triển kinh
tế. Ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra các hiện tượng thời tiết bất thường
(sương mù dày đặc, m
ưa đá, mưa axit…), các thảm họa và thiên tai (bão, lũ lụt,
hạn hán…). Điều này sẽ tác động đến tất cả các lĩnh vực, ngành nghề hoạt động
trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông, các hoạt động sản xuất
kinh doanh trong nền kinh tế như: làm ngừng trệ quá trình sản xuất; gây thiệt hại
về kinh tế (tài sản, của cải, vật chất…).

5
Nguyễn Thế Chinh, 2003, Kinh tế và quản lý Môi trường, tr.36-tr.38, Nhà xuất bản thống kê, Đại học
Kinh tế quốc dân.

9
Từ mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế, môi trường và phát
triển kinh tế ta thấy được vị trí và vai trò của môi trường trong hệ thống kinh tế,
trong quá trình phát triển kinh tế đó là yếu tố chủ yếu và không thể thiếu được
trong bất kỳ hoạt động nào của nền kinh tế. Vì vậy, trong chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, vùng, khu vực cần lồng ghép y
ếu tố môi
trường vào trong các chủ trương, chính sách đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi
ích kinh tế và lợi ích môi trường, vừa đáp ứng được nhu cầu của hiện tại trong
tăng trưởng và phát triển vừa không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ trong
tương lai và trong các chính sách quản lý và bảo vệ môi trường cũng nên lồng
ghép yếu tố kinh tế để đảm bảo những chính sách này phát huy
được tính hiệu
quả trong thực tiễn hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững.
II. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực
môi trường

Hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) tại Việt Nam chính thức được ghi
nhận từ năm 1993 khi Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày
27/12/1993 là văn b
ản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất của Nhà
nước Việt Nam về vấn đề BVMT (hiện nay được thay thế bởi Luật BVMT năm
2005). Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động BVMT đối với
việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trải qua gần 20 năm Nhà nước Việt
Nam đã ban hành nhiều chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh
vực môi trường và t
ổ chức thực thi khá hiệu quả các chương trình, dự án thực
hiện chiến lược BVMT.
Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25-6-1998 của Bộ Chính trị “Về tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”. Chỉ thị đã khẳng định BVMT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân; BVMT là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối,
chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tất cả các cấp, các ngành,
là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi của sự

10
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị cũng yêu cầu Ban cán sự
Đảng chỉ đạo việc xây dựng chiến lược quốc gia về BVMT, kiện toàn bộ máy
quản lý nhà nước về BVMT ở Trung ương và địa phương; các cấp ủy đảng và
chính quyền cần lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp việc kết hợp kế hoạch phát triển
kinh tế- xã hội với công tác BVMT.
Trong
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt
Nam và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 quan điểm phát triển bền
vững đã được tái khẳng định: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng
trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường”.

Đại hội đạ
i biểu toàn quốc lần thức XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp
tục khẳng định trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011- 2020: “Nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát
triển kinh tế xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào trong chiến lược, quy hoạ
ch, kế hoạch phát
triển ngành, lĩnh vực, vùng; vào các chương trình, dự án”
Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính Trị
về “bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị đặc biệt quan tâm tới
công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết nêu rõ: “Muốn bảo đảm phát triển
kinh tế - xã hội bền vững và hội nhập kinh tế thành công, nhất thiết phải quan
tâm đến vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường”.
Quyết định số 153/2004/QĐ-Ttg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở
Việt Nam (Chươ
ng trình Nghị sự 21 của Việt Nam) đã nêu nguyên tắc “chủ
động gắn kết và có chế tài bắt buộc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi tường trong
việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế- xã hội,
coi yêu cầu bảo vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát

11
triển bền vững”, một trong những công việc được ưu tiêu thực hiện là “ Rà soát
quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế- xã hội các vùng trọng điểm, quy hoạch
phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành tác động mạnh mẽ tới môi
trường, nhằm bảo đảm phát triển bền vững, bảo đảm sự dụng tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải có hiệu qu
ả”, “thể

chế hóa việc đưa yếu tố môi trường vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội hằng năm, 5 năm và dài hạn của cả nước, các bộ, ngành và địa phương từ
cấp Trung ương đến cấp cơ sở”.
Thấy rõ được tầm quan trọng của hoạt động BVMT trong tiến trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần phải xây dự
ng thể chế, chính sách quản
lý và bảo vệ môi trường đồng bộ với cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo hài hòa được cả lợi ích về kinh tế và
lợi ích về môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Từ đầu năm
2008, Ban cán sự Đảng bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định chủ tr
ương
“kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường” là nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài
của ngành trong thời gian tới. Đây là một chủ trương đúng đắn, góp phần thúc
đẩy đổi mới cơ chế quản lý và bảo vệ môi trường sao cho đồng bộ với thể chế
kinh tế thị trường (KTTT) theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động vận dụng
các quy luật khách quan, khả năng tự điều tiế
t của KTTT, tăng cường áp dụng
các cơ chế, công cụ kinh tế trong quản lý, nâng cao năng lực, tư duy, nghiên cứu
và phân tích kinh tế trong lĩnh vực môi trường.
Ngày 02 tháng 12 năm 2009, Ban Cán sự Đảng bộ Tài nguyên và Môi
trường đã ban hành Nghị Quyết số 27-NQ/BCSĐBTNMT về đẩy mạnh kinh tế
hóa ngành tài nguyên và môi trường. Nghị Quyết đã đưa ra quan điểm chỉ đạo
trong việc đấy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường như:
Th
ứ nhất, thực sự coi tài nguyên là nguồn lực khan hiếm, BVMT là thước
đo hiệu quả và tính bền vững của hoạt động kinh tế và có thể hạch toán toàn
diện và đầy đủ để phát triển bền vững đất nước;
Thứ hai, bảo đảm sự đồng bộ và nhất quán giữa phương thức quản lý tài

12

nguyên và bảo vệ môi trường với thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa;
Thứ ba, đổi mới các cơ chế chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường; đẩy mạnh cải cách hành chính là các nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh
kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường;
Thứ tư, con người là trung tâm, là nhân tố quyết định của quá trình đẩy
mạnh kinh tế hóa trong ngành tài nguyên và môi trường, chú trọng xây dựng
đội
ngũ cán bộ, công chức của ngành đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình
mới.
Nghị Quyết 27 cũng đưa ra các nhiệm vụ chung của ngành Tài nguyên và
Môi trường cần thực hiện trong thời gian tới. Đó là:
a) Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận, xác lập nguyên tắc, phương thức
thực hiện, mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp đột phá và lộ trình
thực hiện đẩy m
ạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường; xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu đồng bộ về tài nguyên và môi trường;
b) Hình thành nguyên tắc, phương pháp, cơ chế định giá, lượng giá,
hạch toán tài nguyên và môi trường phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, thiết lập hệ thống tài khoản quốc gia về tài nguyên và
môi trường;
c) Đa dạng hóa nguồn vốn, nâng hi
ệu quả đầu tư, tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin, công nghệ viễn thám trong điều tra cơ bản tài nguyên và
môi trường; hình thành cơ chế tài chính quản lý, khai thác và sử dụng thông tin,
dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường;
d) Đẩy mạnh công tác dự báo xu thế biến động tài nguyên và các vấn đề
môi trường, cung - cầu, cạnh tranh, xung đột về tài nguyên trên thế giới và tác
động đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta làm cơ sở
xây dựng chiến lược,

chính sách, cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường hợp lý và hiệu quả;
e) Rà soát, đề xuất chuyển đổi các cơ chế quản lý mang tính hành

13
chính, bao cấp kém hiệu quả trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường sang
cơ chế quản lý hiệu quả hơn dựa trên các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị
trường kết hợp với đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng minh bạch và hiệu
quả;
f) Nghiên cứu, xây dựng khung chính sách và lộ trình áp dụng các công
cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
g) Nghiên cứu, đề xuất khung chính sách, cơ ch
ế tạo nguồn thu ngân
sách từ tài nguyên và môi trường trên nguyên tắc: “Người sử dụng, hưởng lợi từ
tài nguyên và môi trường phải trả tiền”, “Người gây ô nhiễm môi trường và suy
thoái tài nguyên phải trả chi phí khắc phục và tái tạo”;
h) Thúc đẩy phát triển các đơn vị nghiên cứu, tư vấn, doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đáp ứng nhu cầu
trong nước, tiến tới mở rộ
ng cung ứng dịch vụ ra nước ngoài; hình thành các
quỹ tài nguyên, quỹ tài chính hỗ trợ quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường; đẩy mạnh sản xuất hàng hoá môi trường;
thực hiện thương mại hoá thông tin, số liệu về tài nguyên và môi trường;
i) Xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí hiệu quả kinh tế - xã hội - môi
trường trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; phát triển phân tích chi
phí - lợi ích thành công c
ụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
Ngày 09 tháng 04 năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành
Quyết định 675/QĐ-BTNMT về kế hoạch hành động thực hiện Nghị Quyết 27-
NQ/BCSĐTNMT đã đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy
mạnh kinh tế hóa ngành Tài nguyên và Môi trường. Mục tiêu tổng quát của việc

đẩy mạnh thực hiện kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường là hoàn thiện
thế chế quản lý tài nguyên và môi trường, thúc
đẩy ngành tài nguyên và môi
trường phát triển nhanh và bền vững, đồng bộ với tiến trình phát triển các thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng tầm đóng góp và vị thế
của ngành trong nền kinh tế quốc dân, vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

14
Mục tiêu cụ thế là:
Thứ nhất, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và thống nhất
hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể triển khai thành công các
nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường;
Thứ hai, hình thành khung chính sách tổng thể và hoàn thiện các công cụ
thực hiện chủ trương đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường vào
những năm
đầu và triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách cụ thể theo từng
lĩnh vực trong các năm tiếp theo của kế hoạch 5 năm 2011- 2015;
Thứ ba, tiếp tục phát huy và đổi mới thể chế quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường trên các nguyên tắc cơ bản của nền KTTT định hướng xã hội chủ
nghĩa, phát triển khoa học và công nghệ, đa dạng hóa nguồn thu cho ngân sách
nhà nước (NSNN), góp phần phát triển bề
n vững đất nước.
Quyết định cũng quy định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho từng lĩnh
vực trong ngành Tài nguyên và Môi trường. Đối với lĩnh vực môi trường, những
nhiệm vụ và giải pháp cụ thể sau:
a) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện xây dựng và ban hành hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về môi trường, thực hiện xây dựng Bộ Luật Môi trường theo
hướng xác l
ập cơ chế quản lý và bảo vệ môi trường đồng bộ với thể chế kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;

b) Rà soát, hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý các hoạt động quan
trắc, phân tích môi trường, lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, công nhận, chứng nhận về môi
trường, cung ứng dị
ch vụ môi trường phù hợp với cơ chế thị trường;
c) Đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường;
tiếp tục bổ sung, hoàn thiên các cơ chế thu ngân sách từ các hoạt động liên quan
đến môi trường; tổ chức thử nghiệm, tiến tới áp dụng cơ chế chuyển nhượng,
trao đổi quyền phát thải; thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác
khoáng sản; thí
điểm tiến tới nhân rộng các mô hình áp dụng cơ chế chi trả dịch

15
vụ hệ sinh thái; đồng thời sử dụng các công cụ thuế, phí môi trường để điều tiết
vĩ mô các hoạt động kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường;
d) Đẩy mạnh hoạt động định giá, lượng giá và hạch toán môi trường,
dự báo cung cầu và xu thế biến động môi trường, tổ chức xác lập, hoàn thiện và
đưa yếu tố môi trường vào trong giá thành sản phẩm;
e) Xây dựng, ban hành và tổ
chức thực hiện “Chính sách phát triển
kinh tế môi trường Việt Nam”;
f) Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và ban hành Nghị định về bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên gây ra;
g) Tiến hành quy hoạch, tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia. Thúc đẩy hợp
tác quốc tế, đáp ứng các cam kết với cộ
ng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường;
h) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi
trường. Vận hành hệ thống quản lý thông tin, đảm bảo cung cấp thông tin chất
lượng môi trường kịp thời, chính xác cho cộng đồng và các cấp quản lý, tiến tới

xây dựng đề án thương mại hóa thông tin, số liệu về môi trường phù hợp với cơ
chế thị
trường.
III. Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và nội dung thực hiện kinh tế hóa lĩnh
vực môi trường
1. Khái niệm kinh tế hóa lĩnh vực môi trường
Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế hóa lĩnh vực môi
trường, có thể hiểu kinh tế hóa trên một số các khía cạnh sau:
Kinh tế hóa có nghĩa là sự thay đổi các cơ chế, chính sách quản lý môi
trường sao cho đồng bộ v
ới thể chế của nền kinh tế thị trường. Kinh tế hóa
không làm thay đổi bản chất, mục tiêu chủ đạo xuyên suốt trong các chính sách
quản lý và bảo vệ môi trường, đó là bảo đảm cho sự phát triển bền vững.
“Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có
tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ


16
thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên
quan đến con người xuất phát từ quan điểm định hướng, hướng tới phát triển bền
vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”
6
. Quản lý môi trường được thực hiện bởi
tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp
nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội
quốc gia.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mà mọi hoạt động mua bán và trao
đổi diễn ra trên thị trường đều vận hành theo quy luật cung- cầu; giá cả và số
lượ
ng hàng hóa, dịch vụ thị trường được xác định trên cơ sở giá trị của hàng

hóa, dịch vụ đó và thông qua mối quan hệ giữa cung và cầu
7
. Khi lượng cầu về
hàng hóa lớn hơn lượng cung thì có xu hướng làm tăng giá cả hàng hóa, nhóm
người tiêu dùng có khả năng chi trả cao hơn và đẩy giá của thị trường lên.
Ngược lại, khi lượng cung vượt quá lượng cầu về hàng hóa thì giá cả hàng hóa
có xu hướng giảm. Cơ chế điều chỉnh về giá và lượng này giúp thị trường đạt
đến điểm cân bằng, tại đó người sản xuất sẽ s
ản xuất ra đúng bằng lượng mà
người tiêu dùng muốn mua.
Từ cơ chế tự điều tiết của thị trường, giá cả sẽ là tín hiệu để người sản
xuất và người tiêu dùng tự điều chỉnh hành vi. Nó đưa ra tín hiệu cho người tiêu
dùng về chi phí của việc sản xuất ra một sản phẩm nào đó là bao nhiêu và tín
hiệu cho người sản xuất về sự đánh giá t
ương đối về sự chi trả của người tiêu
dùng sản phẩm là bao nhiêu Giả sử, một loại hàng hóa có nhu cầu cao sẽ làm
tăng giá, giá tăng sẽ tạo động lực để người sản xuất gia tăng sản lượng để đáp
ứng nhu cầu, qua đó nguồn lực trong xã hội sẽ được huy động để đáp ứng cho
nhu cầu này. Ngược lại, nếu một loại hàng hóa có nhu cầu th
ấp, giá sẽ giảm,
người sản xuất sẽ giảm bớt sản lượng để dịch chuyển nguồn lực sang những lĩnh
vực khác có hiệu quả hơn. Thông qua quá trình vận động như vậy, những nguồn
lực của xã hội sẽ được phân bổ một cách tối ưu, đáp ứng một cách tốt nhất nhu
cầu xã hội.

6
Lưu Đức Hải, 2006, Cẩm nang quản lý môi trường, Nhà xuất bản giáo dục.
7



17
Dựa trên cơ sở những nguyên lý của nền kinh tế thị trường, vận dụng các
quy luật trong phát triển kinh tế vào trong các công tác quản lý môi trường góp
phần hỗ trợ cho các nhà hoạch định đưa ra được các chính sách hợp lý và các
công cụ kinh tế thích hợp để điều chỉnh hành vi của các đối tượng trong nền
kinh tế, phân bổ hợp lý các tài nguyên thiên nhiên, định hướng hoạt động sản
xuất và tiêu dùng có lợi cho công tác bảo vệ môi trườ
ng. Nền kinh tế Việt Nam
là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đó là nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước
pháp quyền XHCN hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh
8
. Đây là một nền kinh tế hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế
thị trường với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, vừa có sự điều
tiết chặt chẽ của Nhà nước. Nhà nước XHCN quản lý nền kinh tế bằng chiến
lược, chính sách, pháp luật đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các
hình thức kinh tế và phươ
ng pháp quản lý của kinh tế thị trường để hạn chế và
khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, hay những thất bại của thị
trường. Chính vì thế, các cơ chế, chính sách trong quản lý môi trường phải áp
dụng các quy luật vận động của nền kinh tế thị trường kết hợp với sự quản lý
chặt chẽ của Nhà nước
để tăng cường tính hiệu trong việc thực thi những cơ chế,
chính sách này.
Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường có nghĩa là làm cho hoạt động quản lý
môi trường đạt hiệu quả hơn từ góc độ kinh tế thông qua việc lồng ghép các yếu
tố kinh tế, vận dụng các quy luật phát triển kinh tế vào trong các hoạt động quản
lý môi trường trên cơ sở coi bảo vệ môi trường là thước đo hiệu quả
và bền

vững của hoạt động kinh tế. Trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường cần áp
dụng đồng bộ các công cụ luật pháp, hành chính, kỹ thuật với các công cụ kinh
tế để tăng cường trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi
trường, đảm bảo tính hiệu quả trong việc thực thi quy định, chính sách pháp luật
quản lý môi trường; góp phần làm cho hoạt động bảo vệ môi trườ
ng phát triển
song song, đồng hành cùng với sự phát triển và tăng trưởng của kinh tế. Ngoài

8
Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X

18
việc đẩy mạnh áo dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, để công
tác quản lý môi trường đạt hiệu quả dưới góc độ kinh tế thì việc hình thành các
cơ chế định giá, lượng giá giá trị môi trường cũng đóng vai trò quan trọng, hỗ
trợ cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định để phân bổ hợp lý, hiệu quả tài
nguyên này, tránh việc khai thác và sử dụng bừa bãi làm suy giảm chất lượng
môi trường vì hầu hế
t môi trường thường mang giá trị phi thị trường (tức là
không có giá trên thị trường, không có sự mua bán trao đổi trên thị trường).
Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường cũng có nghĩa là việc xây dựng các cơ
chế làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các hoạt động quản
lý và bảo vệ môi trường. Cụ thể, kinh tế hóa lĩnh vực môi trường là đẩy mạnh
việc áp dụng công cụ thuế/phí môi trường. Thuế/phí môi trường là công cụ v
ừa
góp phần điều chỉnh hành vi của người gây ô nhiễm, điều tiết vĩ mô các quan hệ
xã hội theo hướng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường
vừa góp phần tạo thêm nguồn thu trong ngân sách nhà nước (NSNN), tái đầu tư
vào các hoạt động bảo vệ môi trường, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, suy thoái
môi trường. Thuế/phí môi trường là một trong những công cụ dựa vào th

ị trường
(Market Based Instruments) hay các công cụ kinh tế (Economic Instruments), nó
sẽ giúp người gây ô nhiễm đưa ra lựa chọn phù hợp, hiệu quả nhất để tuân thủ
pháp luật và đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn về môi trường. Như vậy, Kinh tế
hóa lĩnh vực môi trường không những góp phần hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm,
suy thoái môi trường, làm cho công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả mà nó
còn góp phần tăng nguồn thu cho NSNN và tăng tỷ tr
ọng đóng góp của lĩnh vực
trong tổng thu nhập quốc nội (GDP), khẳng định vị thế của lĩnh vực môi trường
trong sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường cũng có nghĩa là việc hình thành, tạo lập
và phát triển đồng bộ các loại thị trường hàng hóa và dịch vụ về môi trường (thị
trường chuyển giao giấy phép x
ả thải, thị trường chi trả dịch vụ môi trường…);
phát triển ngành công nghiệp môi trường như ngành sản xuất, chế tạo các thiết
bị, máy móc xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải, ngành chế tạo ra các thiết bị đo

19
lường, quan trắc môi trường… Kinh tế hóa coi môi trường như là một thị trường
mới có thể khai thác, tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho các bên liên quan, vì thế
cần thiết lập môi trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi, đưa ra các cơ chế,
chính sách đồng bộ thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường này phát
triển, tạo nguồn thu cho nền kinh tế, đóng góp và sự tăng trưởng kinh tế.
Tổng quát lại, Kinh tế
hóa lĩnh vực môi trường có thể được hiểu là sự đổi
mới cơ chế, chính sách trong quản lý môi trường để phù hợp, đồng bộ với cơ
chế của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm làm cho công
tác quản lý môi trường trở nên hiệu quả hơn với mục tiêu bảo vệ môi trường;
tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế
.

2. Mục tiêu kinh tế hóa lĩnh vực môi trường
Căn cứ theo Quyết định 675/QĐ- BTNMT ngày 9 tháng 4 năm 2010 của
Bộ Tài Nguyên và Môi trường về kế hoạch hành động thực hiện Nghị Quyết 27-
NQ/BCSĐTNMT, mục tiêu của việc đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực môi trường
là:
- Đổi mới, hoàn thiện thể chế quản lý và bảo vệ môi trường dựa trên
nguyên tắc của nền KTTT theo
định hướng XHCN. Nâng cao năng lực phân tích
kinh tế, vận dụng các quy luật phát triển kinh tế vào trong quản lý môi trường
- Thúc đẩy lĩnh vực môi trường phát triển nhanh và bền vững, đồng bộ
với tiến trình phát triển các thể chế KTTT theo định hướng XHCN.
- Nâng tầm đóng góp và vị thế của lĩnh vực môi trường trong nền kinh
tế quốc dân vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Nhữ
ng lợi ích của việc thực hiện kinh tế hóa lĩnh vực môi trường mang lại:
 Kinh tế hoá lĩnh vực môi trường góp phần làm cho mục tiêu bảo vệ môi
trường được thực hiện một cách hiệu quả hơn thông qua việc coi bảo vệ môi
trường là thước đo hiệu quả và có tính bền vững của hoạt động kinh tế.
 Kinh tế hóa đảm bảo những quyết sách được
đưa ra dựa trên những đánh
giá định lượng và không bị bất cập so với quy luật vận động của nền kinh tế thị

20
trường. Kinh tế hóa góp phần hoàn thiện thể chế chính sách trong quản lý và bảo
vệ môi trường đồng bộ với tiến trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường theo
định hướng XHCN nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước
trong lĩnh vực môi trường thông qua việc áp dụng đồng bộ các công cụ luật
pháp, hành chính với các công cụ kinh tế trong thực tế, tăng cường tính hiệu quả
c
ủa các công cụ này.

 Kinh tế hóa góp phần làm tăng trách nhiệm tuân thủ các quy định về bảo
vệ môi trường. Kinh tế hóa điều chỉnh hành vi của người gây ô nhiễm thông qua
các quy luật của thị trường, các mối quan hệ thị trường trong nền kinh tế, từ đó
hạn chế, giảm thiểu được ô nhiễm, suy thoái môi trường hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững.
 Kinh tế hóa lĩ
nh vực môi trường định giá, lượng hóa các giá trị hàng hóa
và dịch vụ môi trường, hạch toán chúng vào trong các hoạt động, quy trình của
nền kinh tế, từ đó tăng cường hiệu quả của việc khai thác và sử dụng bền vững
tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu những thiệt hại kinh tế do suy thoái và ô
nhiễm môi trường, hỗ trợ Chính phủ trong việc cân đối được những chính sách
vĩ mô trong nền kinh tế.
 Kinh tế hóa phát huy tiềm n
ăng, nâng tầm đóng góp và vị thế của lĩnh
vực môi trường trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường
nâng cao mức đóng góp từ hoạt động bảo vệ môi trường cho ngân sách nhà
nước, tăng nguồn vốn tái đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường, khắc
phục, phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và các sự cố về môi trường.
 Kinh tế hóa lĩnh vực môi trường thúc
đẩy việc hình thành và phát triển
của ngành công nghiệp và dịch vụ môi trường, tạo môi trường pháp lý thông
thoáng, thuận lợi cho loại hình hoạt động này phát triển.
3. Nguyên tắc cơ bản để thực hiện kinh tế hóa lĩnh vực môi trường
Để đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực môi trường, làm cho các cơ chế, chính
sách trong quản lý môi trường phù hợp với thể chế vận hành của nền kinh tế thị
trường theo
định hướng XHCN cần dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản sau:

21
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

Việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như lao động và các
nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất sẽ dẫn tới thải các chất thải vào môi
trường đất, nước, không khí. Do không có giá chính xác và đặc tính mở của tài
nguyên và môi trường nên sẽ dẫn đến việc khai thác và sử dụng quá mức, gây ô
nhiễm, suy thoái và cạn kiệt tài nguyên, do đó cần phải “nội hóa” những chi phí
củ
a việc sử dụng và làm suy thoái tài nguyên và môi trường. Nguyên tắc người
gây ô nhiễm phải trả tiền ra đời.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP- Poluter Pays Principle)
bắt nguồn vào năm 1972 từ đề xuất của Hội đồng OECD (Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế) về hướng dẫn những nguyên tắc liên quan đến khía cạnh kinh
tế quốc tế của các chính sách môi trường.
“Nguyên tắc người gây ô nhiễm phả
i trả tiền là nguyên tắc mà theo đó
những người gây ô nhiễm phải chịu chi phí cho các biện pháp nhằm giảm thiểu
ô nhiễm do những thiệt hại gây ra cho xã hội hoặc vượt quá mức độ (tiêu chuẩn)
ô nhiễm cho phép”
9
.
Theo nguyên tắc này, tất cả những ai gây ô nhiễm môi trường, tác động
tiêu cực đến môi trường thì đều phải nộp phí. Nguyên tắc này xuất phát từ
những luận điểm của Pigow về nền kinh tế phúc lợi. Theo đó, thì giá cả của các
loại hàng hóa, dịch vụ trên thì trường phản ánh đầy đủ tổng chi phí sản xuất bao
gồm chi phí của tất cả các nguồn lực được sử dụng. Ví d
ụ: một người chủ sở
hữu đất lựa chọn phương án thoát nước ở vùng đất ngập nước tự nhiên trên khu
đất của họ ấy để tăng tính hiệu quả của tài sản của họ, do đó họ ấy phải chịu toàn
bộ chi phí cho việc làm đó. Tổng chi phí có thể bao gồm chi phí cá nhân và
những thiệt hại gây ra cho xã hội do sự giảm hệ sinh thái đó.
Nguyên tắc này đư

a ra các giải pháp bảo vệ môi trường thông qua việc
buộc những người gây ô nhiễm môi trường phải tiếp thu đầy đủ các chi phí sản

9
Glossary of Environment Statistics, 1997, Studies in Methods, Series F, No. 67, United Nations, New
York.

22
xuất (bao gồm các chi phí môi trường). Nó góp phần khắc phục những thất bại
của thị trường, giảm những tổn thất về phúc lợi xã hội.
Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền
Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền (BPP- Benefit Pays Pricnciple)
tương tự như nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền (UPP- User Pays Principle)
được hiểu là những người s
ử dụng hay được hưởng lợi từ việc sử dụng hàng
hóa dịch vụ đều phải chịu chi phí chi việc cung cấp chúng
10
. Cụ thể là, tất cả
những ai hưởng lợi do có được môi trường trong lành, không bị ô nhiễm đều
phải nộp phí. Ví dụ, người chủ sở hữu khu đất bảo tồn những vùng đất ngập
nước tự nhiên nhằm mục đích môi trường thì chi phí được chia sẻ cho tất cả
những ai được hưởng lợi từ hệ sinh thái đất ngập nước đó.
Nguyên tắc này chủ trươ
ng việc phòng ngừa và cải thiện môi trường cần
được hỗ trợ từ phía những người muốn thay đổi hoặc những người không phải
trả giá cho các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện nguyên tắc BPP
nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường hay phục hồi môi trường thông qua
các khoản thu từ cộng đồng.
Trên thực tế, việc kết hợp các nguyên tắc này gặp phải khó kh
ăn. Khó

khăn chủ yếu đó là việc xác định đối tượng chính hưởng lợi. Ví dụ: Việc duy trì
đa dạng sinh hoặc và giảm thiểu biến đổi khí hậu sẽ mang lại lợi ích cho mọi
người dân Úc và tất cả mọi người trên thế giới, tuy nhiên nhiều biện pháp bảo
tồn như thiết kế mô hình giảm thiểu những tác động của độ mặn thì chủ yếu
mang lạ
i lợi ích cho một khu vực cụ thể hoặc một bang. Do đó, việc áp dụng
nguyên tắc BPP không đảm bảo được tính công bằng trong thực tế, bởi lẽ nó
không đòi hỏi tất cả mọi người phải trả đầy đủ chi phí cho các hàng hóa và dịch
vụ mà họ sử dụng.

10
David Pannell, 2004, The University of Western Australia, Who should pay for the environment?
/>

23
4. Nội dung của đẩy mạnh thực hiện kinh tế hóa lĩnh vực môi trường
Thực hiện kinh tế hóa lĩnh vực môi trường bao gồm nhiều nội dung cụ thể
khác nhau. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở những đặc thù riêng của quản lý trong lĩnh
vực môi trường, trong phạm vi nghiên cứu này, đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực
môi trường gồm 2 nội dung chủ đạo, cốt lõi sau:
Thứ nhất, đẩy mạ
nh áp dụng các nhóm công cụ kinh tế trong công tác
quản lý môi trường như nhóm công cụ tạo nguồn thu trực tiếp cho ngân sách nhà
nước (thuế, phí môi trường), nhóm công cụ tạo lập thị trường (chi trả dịch vụ
môi trường, giấy phép xả thải), nhóm công cụ nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội
trong hoạt động BVMT (đặt cọc hoàn trả, bồi thường thiệt hại môi trường, ký
quỹ môi trường, nhãn sinh thái).
Thứ hai, xây dựng và áp dụng nhóm công cụ hỗ tr
ợ cho việc đổi mới các
cơ chế, chính sách quản lý môi trường phù hợp với nền KTTT như: định giá,

lượng giá, hạch toán môi trường.

24
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN TRIỂN KHAI KINH TẾ HÓA
LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
Như nội dung đã trình bày trong chương I, đẩy mạnh thực hiện kinh tế
hoá lĩnh vực môi trường trong nghiên cứu này bao gồm hai nội dung chính đó là
đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong công tác quản lý môi trường, hình
thành và áp dụng các công cụ hỗ trợ cho việc đổi mới các cơ chế, chính sách
quản lý môi trường phù hợp với nền KTTT. Tại chương II, chúng tôi tậ
p trung
làm rõ hai nội dung này dựa trên thực tiễn triển khai tại một số quốc gia trên thế
giới và tại Việt Nam.
I. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới liên quan đến kinh tế hóa
lĩnh vực môi trường
1. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
Các công cụ kinh tế đã phát huy vai trò quan trọng trong việc thực hiện
quá trình kinh tế hóa lĩnh vực môi trường và đang trở thành nhóm chính sách
được áp dụng ngày càng rộng rãi trong nhữ
ng thập kỷ vừa qua trong bảo vệ môi
trường. Ngay từ đầu những năm 1970, các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu sử
dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. Đến nay, các loại công cụ
này đã được sử dụng rộng rãi ở các cấp độ khác nhau từ quốc gia đến địa
phương nhằm kiểm soát ô nhiễm và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên.
Công cụ kinh tế
hay các công cụ dựa vào thị trường được định nghĩa là
“biện pháp khuyến khích kinh tế, được xây dựng dựa trên nền tảng của các quy
luật kinh tế thị trường. Công cụ kinh tế có thể được hiểu là các công cụ chính
sách sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong các hoạt động của cá
nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các

tác nhân kinh tế theo hướng có l
ợi cho môi trường”
11
.
So với công cụ chỉ huy và kiểm soát (CAC- Command and Control) là
công cụ chính sách trong quản lý môi trường, bao gồm “chỉ huy” tức là đặt ra

11
Nguyễn Thế Chinh, 2003, Giáo trình Kinh tế và quản lý Môi trường, Nhà xuất bản Thống Kê

×