Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

(SKKN CHẤT 2020) tạo và sử dụng các đoạn phim plash trong dạy học sinh cấp THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 36 trang )

I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Thế giới hôm nay đang bước vào kỉ nguyên mới nhờ sự tiến bộ nhanh
chóng của việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin (CNTT) vào tất cả các lĩnh vực.
Cho đến nay phải nói rằng khơng nghi ngờ về vai trị to lớn và những tác dụng
kỳ diệu của CNTT trong đời sống. Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng đã
đem lại nhiều kết quả đáng kể và những chuyển biến lớn trong dạy học. CNTT
góp phần hiện đại hóa phương tiện, thiết bị dạy học, và đổi mới phương pháp
dạy học.
Hiện nay các trường phổ thơng điều trang bị phịng máy, phòng đa năng,
nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức. Một số trường cịn
trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim, máy quét hình (Scanner),
và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá
trình dạy học của mình.
Ngành giáo dục đang tiến hành đổi mới chương trình và sách giáo khoa
phổ thơng. Do đó, cần nghiên cứu tìm tịi những phương pháp và phương tiện
dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Một trong những hướng
nghiên cứu về phương pháp và phương tiện dạy học đó là: ứng dụng cơng nghệ
thơng tin thiết kế và sử dụng các đoạn phim, mô hình động (Flash) trong dạy
học.
Với mục đích góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học nói chung và dạy học mơn Sinh học nói riêng, tơi đã nghiên cứu
quy trình “Tạo và sử dụng các đoạn phim, flash trong dạy học môn Sinh học
lớp 6, 8 cấp THCS”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Trong dạy học sinh học, có những thí nghiệm hoặc những q trình khơng
thể thực hiện trực tiếp cho học sinh quan sát được. Ví dụ, khi trình bày hoạt
động nuốt thức ăn qua thực quản nếu trình bày bằng cách diễn giải học sinh rất
khó để hình dung nhưng nếu giáo viên sử dụng đoạn phim về hoạt động nuốt

download by :




thức ăn qua thực quản thì học sinh dễ dàng khắc sâu kiến thức. Vì vậy, tơi xây
dựng đề tài này với mục đích:
- Giúp giáo viên biết cách tạo và sử dụng các đoạn phim, flash trong dạy
học để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ở môn sinh học lớp 6, 8 ở trường
THCS.
- Gây hứng thú học tập ở học sinh, kích thích khả năng tư duy, phân tích
các đoạn phim, mơ hình để tìm ra kiến thức.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh 2 khối 6, 8 trường THCS Chu Văn An.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu qua các năm học 20142015, 2015-2016, 2016-2017
- Không gian nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện dựa trên quá trình vận
dụng dạy học thực tiễn ở 2 khối 6, 8 thuộc trường THCS Chu Văn An.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát các tiết dạy của giáo viên có sử dụng và khơng sử dụng phim,
flash trong q trình dạy và khả năng tiếp thu kiến thức của các em học sinh ở
trong quá trình học tập bộ môn sinh học lớp 6 và 8.
- Thống kê kết quả khảo sát được để tìm ra điểm khác nhau giữa các tiết có
sử dụng phim, flash và các tiết khơng sử dụng phim, flash.
- Phân tích, so sánh, giải thích sự khác nhau và chứng minh tại sao có sự
khác nhau đó.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận.

Phim thực chất là nhiều ảnh đặt lên một màn hình nhằm tạo ra ảo giác về
chuyển động. Flash là tên gọi tắt của từ Macromedia Flash do hãng Macromedia
phát triển. Flash được biết là 1 công cụ phát triển nhiều ứng dụng thiết kế, phần
mềm mô phỏng nhờ khả năng xử lí nhiều âm thanh, hình ảnh cùng lúc, có thể

tạo ra các tương tác và hoạt cảnh thú vị trong đoạn video.

download by :


Flash có thể dùng để chế tạo các thí nghiệm mơ phỏng cho các mơn lý, hóa,
minh họa cho các bài giảng sinh, sử, địa. Đặc biệt có thể tạo ra các bài tập thí
nghiệm, ơ chữ, các bài tập dạng kéo thả, điền từ, nhanh tay, nhanh mắt… rèn
luyện được rất nhiều kỹ năng cho học sinh.
Trước kia, khi dạy học cho học sinh, giáo viên sử dụng tranh ảnh sẵn có ở
trường để giảng dạy thơng qua thơng tin trên kênh hình để truyền đạt kiến thức
cho học sinh hoặc dạy lý thuyết xuông làm cho học sinh khó tiếp thu nội dung
bài, hậu quả các em tiếp nhận kiến thức rời rạc, chắp vá từ đó làm cho các em tị
mị, tự tìm kiếm thơng tin theo hướng lệch lạc.
Để việc dạy học cho học sinh mang lại hiệu quả cao, người giáo viên cần
phải giải quyết vấn đề thật rõ ràng, không úp mở để học sinh khỏi phải thắc
mắc,tránh tiếp thu những luồng thông tin sai lệch…Vì vậy theo tơi sử dụng cơng
nghệ thơng tin để trình chiếu những hình ảnh động hay đoạn video-clip bao gồm
các quá trình dài ở những kiến thức hoặc các bài mang tính chất trừu tượng, khó
hiểu, học sinh khơng hình dung được, giúp cho việc ghi nhớ nội dung bài dễ
dàng, khắc sâu và mở rộng hơn, phát huy khả năng trực quan tìm tịi, xâu chuỗi
kiến thức qua những hình ảnh, đoạn video-clip của giáo viên.
Cơng nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương
pháp và hình thức dạy học. Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được
kết nối với nhau và với người sử dụng qua mạng internet … có thể được khai
thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi khơng thể thiếu để
học sinh được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và
sáng tạo.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Như ta đã biết sách giáo khoa mới chương trình bậc THCS hiện đang sử

dụng tại các trường gồm chủ yếu các kênh thông tin để truyền tải kiến thức cho
học sinh như: Kênh chữ, kênh hình, thí nghiệm thực hành ....Được trình bày với
màu sắc hấp dẫn, thu hút sự chú ý tìm tịi của học sinh. Nhưng bên cạnh đó vẫn

download by :


còn một số điểm hạn chế của sách giáo khoa trong việc mơ tả các hiện tượng,
q trình sinh học chưa thực sự trực quan.
Để truyền tải kiến thức một cách đầy đủ cho học sinh đòi hỏi người giáo
viên phải biết sử dụng các đoạn phim, flash nhằm mô tả các hiện tượng, quá
trình sinh học một cách trực quan hơn.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp lồng ghép các đoạn phim, flash vào bài
giảng là:
- Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, falsh được
trình bày theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa thơng qua q trình
dạy học giúp học sinh tiếp thu kiến thức.
- Các đoạn phim, flash có thể mơ phỏng nhiều q trình, hiện tượng sinh
học mà khơng thể xảy ra trong điều kiện nhà trường.
- Những đoạn phim dài và đa dạng được cắt ghép, kết nối với nhau thể hiện
trực quan nội dung kiến thức bài học tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và
nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập, phát huy được tính tích cực và
sáng tạo của học sinh.
- Đối với những thí nghiệm và những q trình sinh học khơng thể mơ tả
bằng các đoạn phim, hình ảnh thì giáo viên có thể tự thiết kế các mơ hình động
(flash) để giúp học sinh dễ tiếp thu, hiểu bài một cách sâu sắc hơn, đồng thời
nâng cao hứng thú học tập môn học, nâng cao niềm tin của học sinh vào khoa
học.
Tuy nhiên:
- Khả năng sử dụng máy tính và mạng Internet của một số giáo viên trong

tổ cịn hạn chế, cộng với tâm lí ngại soạn giảng bài giảng điện tử, nên các tiết
dạy sử dụng máy chiếu cịn hạn chế.
- Đa số giáo viên khơng có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học, lên lớp “dạy
chay” với những thí nghiệm mơ phỏng bằng lời nói, với những tranh vẽ trong
SGK, những hiện tượng thông qua lời kể của giáo viên.

download by :


- Nhiều giáo viên khơng có điều kiện tìm hiểu thơng tin, yếu kỹ năng sử
dụng máy tính cũng như các ứng dụng hỗ trợ trên Internet…nhất là giáo viên
lớn tuổi.
Vì vậy, tơi thiết nghĩ cần phải có phương pháp sử dụng các đoạn phim,
flash để miêu tả các hiện tượng, q trình sinh học trong giảng dạy mơn Sinh
học. Vì một số q trình, hiện tượng sinh học khơng thể quan sát tại lớp. Nếu
mô tả bằng các kênh hình thì học sinh rất khó để hiểu được các q trình, hiện
tượng sinh học phức tạp. Do đó, nội dung chủ yếu của giải pháp này là một số
kinh nghiệm của bản thân tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy trực tiếp mơn
Sinh học tại trường THCS Chu Văn An.
Công tác giảng dạy môn sinh học được thực hiện trên 2 khối lớp tạo điều
kiện cho việc triển khai, khẳng định kết quả của giải pháp thêm chính xác.
Trong năm học 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017, tơi đã áp dụng giải
pháp này vào giảng dạy môn Sinh học ở 2 khối 6 và 8 mang lại nhiều hiệu ứng
tích cực. Chất lượng bài kiểm tra của học sinh được nâng cao, học sinh rất hào
hứng khi được học với phương pháp này.
Cụ thể:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT SỰ HỨNG THÚ Ở HỌC SINH
Đối tượng
áp dụng
Học

lớp 8 năm

Thái độ của HS khi học theo
phương pháp sử dụng mơ hình động,
video

Tỉ lệ

sinh
học

Rất hứng thú
Hứng thú

74.4 %
25.6 %

học

Không hứng thú

0%

2016 - 2017
(180
sinh)
Tổng số

100 %


Vì vậy, tơi cố gắng xây dựng đề tài này để giúp tất cả các giáo viên có thể
ứng dụng để thiết kế cho mình một bài giảng sinh động mục đích cuối cùng là
tạo hứng thú học tập và khả năng tư duy cho các em học sinh.

download by :


- Với kinh nghiệm này sẽ giúp tháo gỡ một số khó khăn, bất cập khi phải
mơ tả các q trình, các hiện tượng sinh học mà khơng thể biểu diễn trực tiếp
trong tiết dạy trên lớp.
- Giới thiệu giải pháp đến các môn học khác, khẳng định hiệu quả của
phương pháp lồng ghép các đoạn phim, flash trong dạy học, đưa phương pháp
này áp dụng rộng rãi trong khối THCS.
- Hướng dẫn cho HS một cách học, cách tiếp cận tri thức mới trực quan
hơn, phát huy năng lực bản thân, học tập suốt đời.
- Giúp thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đón đầu định hướng đổi mới giáo dục.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a, Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

- Giúp giáo viên biết cách tạo và sử dụng các đoạn phim, flash trong dạy
học để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học môn sinh học ở trường THCS.
- Nhằm tìm ra những phương pháp khác nhau để khai thác tính chủ động,
sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng.
- Rèn luyện và phát triển kỹ năng cho học sinh:
Nhận biết -> Suy nghĩ -> So sánh -> Kết luận.
Chú ý : Việc sử dụng hình ảnh động, video-clip để làm tư liệu trong
giảng dạy cần phải đảm bảo nguyên tắc sau:
+ Hình ảnh, video-clip phải phù hợp, đúng kiến thức trọng tâm.
+ Khơng nên q dài, chất lượng hình ảnh, âm thanh phải rõ ràng.

+ Không nên sử dụng video-clip không rõ nguồn gốc, nhạy cảm.
+ Liên kết với các file nội dung và video-clip, flash phải phù hợp với
nhau.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
b.1. Giải pháp chung:
b.1.1. Thiết kế mơ hình động (Flash) :
b.1.1.1. Phần mềm thiết kế flash:

download by :


Việc tạo hình ảnh động, có các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, lập
trình để tạo ra các hoạt động mô phỏng và tương tác một cách sinh động trong
giảng dạy sinh học là cần thiết. Trong đề tài này tôi xin giới thiệu phần mềm
Macromedia Flash
Với phần mềm Macromedia Flash chúng ta có thể thiết kế các quá trình,
cơ chế, thí nghiệm...hoặc tất cả các yếu tố động để dạy học môn Sinh học cho
học sinh ở trường THCS.
Cách tải và cài đặt phần mềm:
Bước 1: Đầu tiên thầy cơ hãy tải chương trình cài đặt từ địa chỉ sau:
/>Bước 2: Khởi động chương trình vừa tải về và để cho chương trình tự
động chạy một lát cho tới khi dừng lại như hình dưới. Bấm Next để sang bước 3:

Bước 3: Bấm chọn "I accept the terms in the license agreement" và

bấm Next để sang bước 4.

download by :



Bước 4: Đánh dấu chọn "Create Shortcut on Desktop" để đặt biểu tượng
của chương trình trên desktop sau khi cài xong.

-Bấm Next để sang bước 5.
Bước 5: Tại bước này có thể chọn hoặc bỏ chọn việc có cài thêm Flash
Player hay khơng, nếu trước đó trên máy chưa được cài đặt Flash player thì
khơng nên bỏ chọn.

Tiếp tục bấm Next để sang bước 6.
Bước 6: Bấm nút Install để tiến hành cài đặt.
Bước 7: Chờ cho chương trình cài đặt xong các file cần thiết.
Bước 8: Sau khi hoàn tất, chương trình sẽ hiện lên bảng thơng báo như sau:

download by :


Bấm Finish để đóng chương trình.

b.1.1.2. Cách sử dụng phần mềm Macromedia
Bước 1: Khởi động Flash. Khi máy tính đã được cài Flash, có thể mở theo
2 cách:
+ Cách 1: Nháy kép chuột trái vào biểu tượng Macromedia Flash trên màn
hình.
+ Cách 2: Nhấn chuột vào Start -> Program -> Macromedia -> Macromedia

Flash.
Bước 2: Chọn màu nền. Vào File -> New (hoặc Ctrl+N) -> Flash
Document -> OK
Kich chuột vào Modify -> Document (Ctrl+J) rồi chọn màu ở
BackgroundColor -> OK.

Bước 3: Tạo các hình ảnh Bitmap (hình ảnh rời rạc phục vụ cho đoạn
phim).
+ Nhấn chuột vào Insert -> New symbol (Ctrl+F8)
Trên thẻ Name đặt tên cho Bitmap
Bước 4: Sau khi tạo đủ các Bitmap thì nhấn chuột vào Scene để trở về giao
diện chính của vùng làm việc.
Bước 5: Tạo các Layer. Đưa chuột vào 1 Layer bất kì, nhấn chuột phải rồi
chọn Insert Layer hoặc đưa chuột vào biểu tượng tạo Layer mới.
Bước 6: Đặt tên cho Layer. Kích đúp vào Layer, chọn tên cho Layer (tên
phù hợp với đối tượng hình ảnh xuất ra) -> Enter.

download by :


Bước 7: Tạo đoạn Frame tương ứng thời gian xuất ra: Nhấn chuột vào
Frame tương ứng với thời gian dự định xuất hình ảnh đó ra (cứ 12 Frame tương
ứng với 1 giây), rồi nhấn F5.
Bước 8: Làm việc trên mỗi Layer
+ Nhấn chuột vào vị trí đầu tiên của đoạn Frame (ví dụ Frame 1).
+ Kích chuột vào Window -> Library (Ctrl+L) để lấy thư viện Bitmap: Đưa
chuột vào tên của Bitmap muốn đưa ra, gắp ra và thả vào vùng làm việc ở vị trí
mong muốn trên Layer tương ứng .
+ Nhấn chuột phải vào đoạn Frame cần làm việc (ví dụ Frame 1) -> Creat
Motion Tween để tạo ra sự gắn kết liên tục trong các chuyển động nhỏ của hình
ảnh rồi nhấn chuột vào Frame nào mà bạn muốn (ví dụ Frame 30)-> F6-> dùng
chuột di chuyển đối tượng tuỳ ý. Khi đó chúng ta sẽ có một chuyển động của đối
tượng đó.
Bước 9: Xử lý hình ảnh. Đưa chuột vào vị trí đầu của đoạn Frame, chọn vị
trí và thuộc tính ban đầu cho hình ảnh trong hộp Properties, nhấn chuột vào vị trí
cuối cùng của đoạn Frame chọn vị trí và thuộc tính kế tiếp cho hình ảnh trong

hộp Properties.
Với tất cả các Bitmap khác, việc xử lí hình ảnh thực hiện tương tự. Với các
Layer khác nhau, chọn các đoạn Frame thích hợp với thời gian hiển thị hình ảnh
tương ứng.
Bước 10: Tạo nút điều khiển bằng cách sử dụng nút nhấn có sẵn trong thư
viện
Bước 11: Kiểm tra lại đoạn phim bằng cách nhấn tổ hợp Ctrl+ Enter.
Bước 12: Tạo một File hoàn chỉnh . File -> Export -> Export Movie ->
trong ô File name đặt tên xong nhấn nút save.
b. 1.1.3. Quy trình tạo Flash mơ phỏng thí nghiệm và các q trình sinh

học:
Để thực hiện tạo flash mơ phỏng thí nghiệm, giáo viên phải thực hiện các
quá trình sau:
+ Xây dựng kich bản

download by :


+ Thể hiện kịch bản
+ Xử lí tư liệu
Ví dụ minh họa: Thí nghiệm mơ phỏng dùng phần mềm Flash trong
chương trình sinh học 6 “Thí nghiệm xác định chất khí thải ra trong q trình
lá cây chế tạo tinh bột” Bài 21: Quang hợp
Bước 1: Xây dựng kịch bản
Xác định mục tiêu thí nghiệm:
Về kiến thức : Qua thí nghiệm học sinh phải xác định được chất khí mà lá
cây thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột
Xây dựng hoạt cảnh và thể hiện kịch bản
- Sưu tầm tư liệu bằng cách sử dụng cơng cụ tìm kiếm google để tìm kiếm

hình ảnh
- Dùng phân mềm Macromedia Flash 8 để thiết kế, mơ phỏng theo kịch bản

- Đóng gói tập tin để chèn vào phần mềm trình chiếu
Các bước xây dựng hoạt cảnh cho thí nghiệm trên:
- Cảnh 1 (bắt đầu): Ống nghiệm đổ đầy nước, cành Rong Đi Chó được
bỏ vào ống nghiệm, sau đó bỏ ống nghiệm vào cốc nước

- Cảnh 2: Cốc nước có chứa ống nghiệm và cành Rong Đi Chó (giống
cảnh 1) xuất hiện

download by :


- Cảnh 3: Bóng tối xuất hiện bao trùm cốc thứ nhất, cốc thứ 2 được chiếu
sáng

- Cảnh 4: Đồng hồ xuất hiện chạy khoảng thời gian 6 giờ, ống nghiệm thứ
2 sủi bọt khí, mức nước hạ xuống

download by :


- Cảnh 5: Lấy ống nghiệm trong cốc thứ 2 ra, lấy que đóm đưa vào miệng ống
nghiệm que đóm bùng cháy

Bước 2: Xử lý dữ liệu:
- Sử dụng phần mềm PowerPoint để trình chiếu sản phẩm đã thiết kế
- Sử dụng phần mềm Flash để trình chiếu các cảnh theo trình tự thí
nghiệm b.1.2. Thiết kế các đoạn phim

b.1.2.1. Cách tìm kiếm và tải hình, phim trên internet
- Tìm kiếm hình ảnh:
+ Sử dụng cơng cụ google (google.com.vn) để tìm kiếm ảnh mà bạn
muốn tìm
+ Sử dụng địa chỉ web để tìm kiếm />- Tìm kiếm và download phim:
+ Để tìm kiếm phim q thầy (cơ) truy cập vào những trang web sau:
( để tìm kiếm được nhiều đoạn phim, q thầy
cơ nên nhập từ tìm kiếm bằng tiếng Anh)
/>+ Cách download phim: Quý thầy cô sử dụng các phần mềm download
sau: (Internet Download Manager hoặc YouTube Downloader)
b.1.2.2. Cách thiết kế lại các đoạn phim tương ứng với nội dung kiến
thức bài học:
b.1.2.2.1. Tải và cài đặt phần mềm Windows movie make:

download by :


- Tải phần mềm tại địa chỉ:
/>Lưu ý: Chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành của máy tính.
- Quá trình cài đặt sẽ tiến hành trực tuyến nên yêu cầu máy tính phải kết
nối mạng Internet. Các bước cài đặt được hướng dẫn bằng tiếng Việt (việc cài
đặt rất dễ thực hiện)
b.1.2.2.2. Cách sử dụng phần mềm Windows movie make để tạo các
đoạn phim:
Sử dụng phần mềm Windows movie make để cắt, ghép các đoạn phim lại
với nhau để mô tả theo đúng nội dung kiến thức cần truyền đạt.
Cách bước sử dụng phần mềm:
Bước 1: Nháy kép chuột trái vào biểu tượng Windows movie make trên
màn hình để khởi động chương trình
Hình: Giao diện chương trình


download by :


Bước 2: Đưa phim, hình ảnh vào để tiến hành biên tập

Bước 3: Sử dụng menu chỉnh sửa để tiến hành cắt, ghép các đoạn phim,
hình ảnh lại với nhau để tạo thành đoạn phim mong muốn

download by :


Bước 4: Lưu các đoạn phim (Xuất phim) với định dạng avi hoặc mp4 để dễ
dàng chèn vào powerpoint

b.2. Giải pháp cụ thể.
b.2.1. Sử dụng các đoạn phim, flash trong khâu kiểm tra kiến thức học
sinh (kiểm tra bài cũ)
Việc kiểm tra kiến thức học sinh của giáo viên được tiến hành đầu tiết dạy.
Khi kiểm tra, giáo viên cần hạn chế việc bắt buộc học sinh thuộc lòng nội dung
bài học một cách máy móc mà cần tăng cường kiểm tra kiến thức thơng qua việc
phân tích, giải thích, rút ra kết luận. Hoặc có thể sử dụng các đoạn phim, flash
để học sinh trình bày kiến thức đã học theo các nội dung đã thể hiện. Như vậy
để trả lời được câu hỏi của giáo viên, trong quá trình học bài mới, học sinh phải
phân tích các lĩnh vực, đồng thời suy nghĩ và phải tập trung quan sát, chú ý nghe
thầy cô giảng bài nên hiệu quả của quá trình dạy và học được nâng cao.
VD 1: Khi kiểm tra bài cũ ( bài 17: Tim và mạch máu – Sinh học 8). GV
yêu cầu học sinh quan sát đoạn phim sau để nêu cấu tạo ngoài của tim.

download by :



b.2.2. Sử dụng các đoạn phim, flash trong khâu giảng bài mới.
Việc hình thành các khái niệm, giải thích các thí nghiệm và hồn thành

các lệnh trong bài là một trong những nhiệm vụ chính của q trình dạy học.
Nhiệm vụ này khơng thể hồn thành trọn vẹn nếu khơng có sự hỗ trợ của các
phương tiện thiết bị dạy học và quan trọng nhất là kênh hình trong sách giáo
khoa và các đoạn phim, flash. Khi các em quan sát các đoạn phim, flash mơ
phỏng các q trình sinh học các em sẽ dễ dàng nắm được nội dung kiến thức
bài học.
VD 1: Quan sát đoạn phim em hãy cho biết cấu tạo trong của tim có bộ
phận nào giúp máu vận chuyển theo 1 chiều. (Sinh học 8)

download by :


VD 2: Khi dạy bài “Vận chuyển máu trong hệ mạch – Sinh học 8”.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát đoạn flash mô tả sự vận chuyển máu
trong hệ tuần hồn.

u cầu học sinh viết sơ đồ vịng tuần hoàn máu trong cơ thể người
b.2.3. Sử dụng các đoạn phim, flash để mơ phỏng các thí nghiệm:

Việc thiết kế các đoạn phim, flash là một công cụ quan trọng để mơ phỏng
các thí nghiệm một cách trực quan nhất. Học sinh phân tích hình ảnh để phân
tích, so sánh rút ra kết luận.
VD 1: Khi giảng dạy bài “Phần lớn nước vào cây đi đâu – Sinh học 6”.
Giáo viên thiết kế flash mơ phỏng thí nghiệm mơ tả q trình thốt hơi
nước qua lá.

Giáo viên u cầu học sinh nêu kết luận về sự thoát hơi nước của cây.

download by :


VD 2: Khi giảng dạy bài “ Quang hợp - Sinh học 6”. Giáo viên yêu cầu
học sinh quan sát đoạn flash mơ tả thí nghiệm cây xanh nhả ra khí oxi khi
quang hợp. Yêu cầu học sinh rút ra kết luận.

b.2.4 Sử dụng các đoạn phim, flash để rèn thái độ cho học sinh:
Thông qua các đoạn phim, flsah giáo viên giáo dục ý thức của học sinh từ
đó các em có thái độ tích cực với cuộc sống, với môi trường. Để rèn được kỹ
năng này các đoạn phim, flash phải mang tính minh hoạ và có tính thuyết phục
cao vì thế nên sử dụng các đoạn phim mang tính thực tế.

download by :


VD: Cho HS xem phim tác hại của thuốc lá để giáo dục ý thức bảo vệ
sức khỏe cho học sinh. (sinh học 8)
b.2.5. Vận dụng các đoạn phim, flash để củng cố kiến thức.
Việc củng cố kiến thức cho học sinh có thể tiến hành ngay sau khi dạy
xong một nội dung trong bài học hoặc cuối tiết học khi dạy xong toàn bộ nội
dung bài học. Thời gian một tiết học ngắn, nội dung kiến thức nhiều, do đó khi
mới tiếp thu xong học sinh chưa nhớ ngay kiến thức vừa học. Vì vậy ngay khi
củng cố kiến thức cho học sinh, giáo viên không nên yêu cầu học sinh trả lời nội
dung lý thuyết thuộc lòng ngay mà cần củng cố kiến thức qua các bài tập hoặc
dưạ vào các đoạn phim, flash để nêu câu hỏi và học sinh làm việc để giải quyết
các yêu cầu mà giáo viên đặt ra.
VD: Sau khi dạy xong bài “Hoạt động hô hấp - sinh học 8” cho HS

quan sát đoạn phim sau để trình bày lại cơ chế trao đổi khí ở phổi (Sinh học
8)

download by :


b.2.6. Sử dụng các đoạn phim, flash trong các buổi học ngoại khóa,
tham quan thiên nhiên:
Buổi tham quan thiên nhiên sẽ giúp học sinh củng cố và mở rộng kiến thức.
Quan sát, nhận xét các sinh vật trong thiên nhiên giúp học sinh yêu quý và có ý
thức bảo vệ môi trường tự nhiên. Trong điều kiện học sinh không thể đi học
ngồi thiên nhiên, giáo viên có thể thay đổi nội dung bài thực hành bằng cách tổ
chức cho học sinh tìm hiểu thơng qua xem băng hình.
VD: Khi dạy bài “Thực hành: Tìm hiểu mơi trường và ảnh hưởng của
một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật – Sinh học 9” Trong điều kiện
học sinh khơng thể đi học ngồi thiên nhiên, giáo viên có thể thay đổi bằng cách
cho học sinh xem băng hình về các môi trường sống của sinh vật để giúp học
sinh tìm hiểu mơi trường sống của các lồi sinh vật.
 Giáo án tiết dạy minh họa cho giải pháp:

download by :


Sử dụng các đoạn phim và flash trong giảng dạy bài “Hoạt động hơ
hấp” chương trình Sinh học 8
Bài 21: HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.
- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm: khí lưu thơng,

khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn).
- Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ kênh hình.
- Rèn kỹ năng họat động nhóm.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn hệ hơ hấp của bản thân mình
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to sơ đồ hình 21.1; 21.2;21.3
- Đoạn flash mô tả cử động của xương sườn và cơ hồnh khi hít vào và thở
ra
- Đoạn flash mơ tả sự trao đổi khí ở phổi và tế bào
- Đoạn flash mơ tả tồn bộ hoạt động hơ hấp
- Đoạn phim: Tác hại hút thuốc lá tới phổi
2. Học sinh:
- Soạn trước bài 21
- Các câu hỏi phần ▼
- Bảng phụ
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:

download by :


- Hơ hấp là gì? Hơ hấp gồm có mấy giai đoạn? Các giai đoạn này có mối
liên quan như thế nào?
3.Hoạt động dạy học:
*Giới thiệu bài mới: Từ việc kiểm tra bài cũ với câu hỏi trên, vào bài với

câu hỏi dẫn: Sự thơng khí và sự trao đổi khí ở phổi, tế bào diễn ra như thế nào?
Bài hơm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vần đề này.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1: Thơng khí ở phổi
- Học sinh tự đọc mục 1 của bài để
thu thập thơng tin.
- Giáo viên treo tranh phóng to hình

Hoạt động của học sinh
- Học sinh đọc thông tin.
- Nghiên cứu thông tin trên tranh

21.1 kết hợp với đoạn flash mô tả hoạt h21.1 và quan sát đoạn flash
động của cơ hồnh và cơ liên sườn trong
động tác hít vào và thở ra

- Học sinh thảo luận
+ Khi hít vào : cơ liên sườn ngồi
co, cơ hồnh co thể tích lồng ngực
- GV u cầu HS thảo luận nhóm mơ tả
hoạt động của cơ hoành và cơ liên sườn
trong hoạt động hít vào và thở ra.

tăng khơng khí từ ngồi vào phổi
+ Khi thở ra: cơ liên sườn ngoài
dãn, cơ hoành dãn thể tích lồng ngực
giảm khơng khí từ phổi ra ngoài
- HS rút ra kết luận: Nhờ hoạt

download by :



động của cơ lồng ngực (cơ liên sườn,
cơ hoành) mà thể tích lồng ngực thay
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về
q trình thơng khí ở phổi

đổi →khơng khí trong phổi thường
xuyên được đổi mới
- HS quan sát
- HS tự rút ra khái niệm:

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình
21.2; Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
(?) Dung tích sống là gì?Các yếu tố

+ Dung tích sống là thể tích khơng
khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít
vào và thở ra.

tác động dung tích sống?

Yếu tố tác động: tổng dung tích
phổi và dung tích khí cặn -> cách rèn
luyện.
- Dung tích phổi phụ thuộc vào:
Giới tính, tầm vóc, tình trạng sức khoẻ,
luyện tập...

- Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra

kết luận

- Học sinh rút ra kết luận

Tiểu kết:
- Nhờ hoạt động của cơ lồng ngực (cơ liên sườn, cơ hoành) mà thể tích
lồng ngực thay đổi →khơng khí trong phổi thường xun được đổi mới
+ Khi ta hít vào thở ra tích cực sự lưu thơng khí trong phổi cịn nhờ sự
phối hợp hoạt động của một số cơ vùng ngực, bụng..
- Dung tích sống là thể tích khơng khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít
vào và thở ra.
- GV yêu cầu HS quan sát bảng 21
“thành phần không khí hít vào và thở ra”
(?) Tại sao lại có sự chênh lệch tỉ lệ %
khí oxi, cacbonic khi hít vào và khi thở ra?

- Quan sát hình.
+ Do có sự trao đổi khí ở phổi
và ở tế bào:

- Gv yêu cầu HS quan sát đoạn flash mô

download by :


tả sự trao đổi khí ở phổi

+ Yêu cầu học sinh thảo luận nêu cơ
chế, q trình tra đổi khí ở phổi
- HS thảo luận : Nêu cơ chế

trao đổi khí ở phổi
- Gv yêu cầu HS quan sát đoạn flash mơ
tả sự trao đổi khí ở tế bào

+ Theo cơ chế khuếch
tán O2 từ phổi -> máu.
CO2 từ máu -> phổi.

+ Yêu cầu học sinh thảo luận nêu cơ
chế, q trình tra đổi khí ở phổi

- GV u cầu HS nêu mối liên hệ giữa
trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận

- HS thảo luận : Nêu cơ chế
trao đổi khí ở tế bào
+ Theo cơ chế khuếch
tán O2 từ máu -> tế bào
CO2 từ tế bào -> máu.
- HS nêu mối liên hệ
- HS kết luận về sự trao đổi khí
ở phổi và tế bào

Tiểu kết:

download by :



×