Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối cho công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 79 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA THƢƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING







CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP




ĐỀ TÀI:

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
PHÂN PHỐI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN
HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE”









GVHD: TH.S ĐINH TIÊN MINH
SVTH: ĐÀO THỤY THÚY KIM SOAN


LỚP: MARKETING 1 – K31









NIÊN KHÓA 2008 – 2009

N
N
H
H


N
N


X
X
É
É
T
T



C
C


A
A


Đ
Đ
Ơ
Ơ
N
N


V
V




T
T
H
H


C
C



T
T


P
P





































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































































Tp HCM, ngày…tháng…năm 2009
Phòng kinh doanh nội địa Ban Tổng Giám Đốc




















LỜI CẢM ƠN



Qua thời gian thực tập tại Công ty, được sự giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa
Thương Mại – Du Lịch – Marketing đặc biệt là được sự hướng dẫn tận tình của
Thầy Đinh Tiên Minh, đã giúp em có những kiến thức vững vàng hơn khi thực hiện
chuyên đề này. Đồng thời, em lại được có cơ hội học hỏi, được áp dụng lý thuyết đã
học vào thực tiễn tại Công ty Cầu Tre, đó cũng chính là nhờ sự giúp đỡ chân thành
của tất cả các anh chị trong Công ty, đặc biệt là các anh chị trong phòng kinh doanh
nội địa. Em xin cám ơn thầy Đinh Tiên Minh và xin cám ơn anh Lập, anh Dũng,
anh Cao, chị Mẫn, chị Thảo, anh Thành và các anh chị khác trong công ty đã giúp
em rất nhiều trong quá trình thực hiện chuyên đề này




























M
M


C
C


L
L


C
C



Chƣơng I: Đặt vấn đề……………………………………………………………………..4
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………..4
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………...5
3. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………….5
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….5
5. Hạn chế đề tài………………………………………………………………..5
6. Kết cấu luận văn……………………………………………………………..6
Chƣơng II: Cơ sở lý luận ………………………………………………………….8
2.1. Khái niệm hệ thống phân phối hàng hóa……………………………………8
2.2. Chức năng của hệ thống phân phối………………………………………….9
2.3. Bản chất của hệ thống phân phối………………………..............................10
2.4. Cấu trúc và phân loại hệ thống phân phối………………………………….11
2.5. Các thành viên của hệ thống phân phối hàng hóa………………………….14
2.6. Các tổ chức bỗ trợ………………………………………………………….14
2.7. Các tác lực cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động phân phối………………15
Chƣơng III: Cơ sở thực tế………………………………………………………..16
3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre……………..16
3.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cầu Tre……………………..17
3.3. Phương châm hoạt động của Công Ty Cầu Tre……………………………….18
3.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công Ty Cầu Tre…………………...19
3.5. Lĩnh vực hoạt động của Công Ty Cầu Tre…………………………………….19
3.6. Cơ cấu tổ chức của Công Ty Cầu Tre…………………………………………20
3.7. Cơ cấu sản phẩm của Công Ty Cầu Tre………………………………………23
3.8. Các thị trường chính của Công Ty Cầu Tre…………………………………...25
3.8.1. Thị trường thế giới…………………………………………………...25
3.8.2. Thị trường nội địa……………………………………………………25
3.9. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cầu Tre……………..25
3.10. Đặc điểm thị trường tiêu thụ trong nước của Công Ty Cầu Tre …………….28
3.10.1. Đặc điểm của thị trường thực phẩm………………………………..28

3.10.2. Đặc điểm của thị trường trà………………………………………...29
3.11. Các hoạt động marketing của Công Ty Cầu Tre……………………………..29
3.11.1. Quan hệ công chúng (PR)…………………………………………..29
3.11.2. Quảng cáo…………………………………………………………..30
3.11.3. Chiến lược giá………………………………………………………31
3.11.4. Chiến lược sản phẩm……………………………………………….33
3.11.5. Các hoạt động chăm sóc khách hàng ………………………………34
Chƣơng IV: Thực trạng hệ thống phân phối của công ty Cầu Tre……………36
4.1. Tình hình chung của hệ thống phân phối thực phẩm hiện nay………………..36
4.1.1. Giới thiệu khái quát về ngành lương thực thực phẩm……………….36
4.1.2. Xu hướng người tiêu dùng về thực phẩm chế biến hiện nay………...37
4.1.3. Những ưu thế của Cầu Tre khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh ………………………………………………………………………………41
4.2. Tổng quan hoạt động phân phối của công ty Cầu Tre………………………...45
4.2.1. Mô hình kênh phân phối của công ty………………………………...45
4.2.2. Thị phần của công ty…………………………………………………47
4.2.3. Chính sách trong hoạt động phân phối của công ty………………….49
4.2.4. Chính sách chiết khấu, khuyến mãi của các đối thủ…………………51
4.3. Đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống phân phối tại công ty Cầu Tre…...52
4.3.1. Mật độ bao phủ………………………………………………………52
4.3.2. Đánh giá hoạt động trưng bày sản phẩm tại kênh phân phối………..54
4.3.2.1Đánh giá hoạt động trưng bày sản phẩm của công ty tại siêu thị...…54
4.3.2.2. Đánh giá hoạt động trưng bày sản phẩm của công ty tại đại lí…….55
4.3.2.3. Đánh giá hoạt động trưng bày sản phẩm của công ty tại Cửa hàng
phân phối của công ty………………………………………………............56
4.3.3. Những ưu điểm của hệ thống phân phối của công ty Cầu Tre………58
4.3.4. Những vấn đề còn tồn tại gây hạn chế hiệu quả hoạt động của hệ thống
phân phối của Công Ty Cầu Tre…………………………………………………...60
Chƣơng V: Các biện pháp hoàn thiện hoạt động phân phối, và những đề xuất
kiến nghị…………………………………………………………………………...60

5.1. Các biện pháp hoàn thiện hệ thống phân phối của công ty Cầu Tre…...60
5.2. Các đề xuất kiến nghị…………………………………………………..64
KẾT KUẬN……………………………………………………………………………….72
PHỤ LỤC………………………………………………………………………….74
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..78
CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Tên đề tài: “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE”

1. Lí do thực hiện đề tài.
Một cuộc chiến không cân sức đang diễn ra giữa các nhà phân phối trong
nước và các đại gia nước ngoài khi Việt Nam gia nhập WTO và thị trường bán lẻ
mở cửa. Các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài sẽ được liên doanh với doanh
nghiệp trong nước đầu tư kinh doanh bán sỉ và lẻ... Các tập đoàn Walmart (Mỹ) và
Carrefour (Pháp) với doanh số lên đến hàng trăm tỉ USD/năm, gấp nhiều lần GDP
của Việt Nam đã lập kế hoạch mở rộng các thị trường trọng điểm ở Việt Nam trong
thời gian tới. Dự án của Tesco (tập đoàn bán lẻ đứng thứ sáu thế giới có doanh số
hàng năm 40 tỷ USD của Anh) hay của tập đoàn Dairy Farm (Singapore) cũng đang
xin được cấp phép hoạt động… Đó là chưa kể Big C, Metro... đều tiếp tục mở thêm
nhiều trung tâm và siêu thị ở các thành phố lớn của Việt Nam. Người ta cho rằng
khi Walmart đặt địa điểm ở đâu, thì trong vòng bán kính 3 km sẽ không còn một
cửa hiệu bán lẻ nào tồn tại nổi, vậy kênh phân phối truyền thống như chợ, các tiệm
tạp hóa, cửa hàng bán sỉ, bán lẻ... Việt Nam sẽ đi về đâu khi các tập đoàn bán lẻ
nước ngoài nhảy vào thị trường nội địa? Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không
biết cách quản lý kênh phân phối vốn dĩ của mình thì điều này sớm muộn sẽ thuộc
về các tập đoàn nước ngoài.Vì vậy nỗi lo về số phận kênh phân phối đang diễn ra
day dẵng đối với các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Cầu Tre cũng
không ngoại lệ. Với mũi nhọn chính là thị trường xuất khẩu, Công Ty Cầu Tre đã đi
đầu trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm chế biến, giờ đây Công Ty cũng đang chú
trọng vào thị trường nội địa để thỏa mãn nhu cầu nhân dân trong nước. Tuy nhiên

cùng với xu hướng phát triển của thị trường, Công ty cũng đã gặp phải các vấn đề
về hệ thống phân phối trong mục tiêu mở rộng thị trường của mình.
Nhận thức được những vấn đề trên, và được sự hỗ trợ của công ty cổ phần
chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre, với sự hướng dẫn của thầy Đinh Tiên Minh, em
tiến hành thực hiện đề tài này: “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU
TRE” đề tài nhằm tìm hiểu những thành công và hạn chế trên bước đường xây dựng
và phát triển hệ thống phân phối của công ty Cầu Tre đồng thời góp phần mở ra một
hướng đi mới cho sự phát triển hệ thống phân phối của Công Ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu hệ thống phân phối của công ty trên thị trường nhằm đánh giá
hiệu quả, đồng thời tìm hiểu những ưu điểm và khuyết điểm của hệ thống phân
phối. Từ đó, có những đề xuất nhằm hoàn thiện, mở rộng và phát triển hệ thống
phân phối.
Khẳng định thương hiệu, uy tín của công ty ở thị trường trong và ngoài nước.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại công ty Cầu Tre, khảo sát tại
các siêu thị, cửa hàng, điểm bán lẻ trong thành phố.
Phạm vi thời gian: Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu ba năm gần đây nhất
là năm 2006, 2007, và 2008.
Phạm vi thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 19/2/2009 đến ngày 1/5/2009.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Thu thập số liệu thứ cấp tại phòng kinh doanh nội địa của công ty cổ phần
chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre
Phỏng vấn các chuyên gia trong công ty để bổ sung thông tin, số liệu, kiểm
chứng các số liệu thứ cấp và thu thập ý kiến đánh giá cũng như định hướng hoạt
động cho việc kinh doanh của công ty.
Quá trình nghiên cứu có khảo sát thực tế tại các cửa hiệu, siêu thị, quầy hàng
bán sản phẩm của công ty.
5. Hạn chế đề tài:

Hạn chế về không gian: Chỉ nghiên cứu trong phạm vi thị trường Tp.HCM
làm mẫu đại diện, nên em đã bỏ qua việc khảo sát tại các thị trường khác vì
vậy tính chính xác của đề tài chỉ là tương đối.
Hạn chế về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài rất ngắn nên em không thể
tiến hành điều tra khảo sát bảng câu hỏi thăm dò nhu cầu khách hàng để góp
phần làm tăng tính khả thi cho đề tài.
6. Kết cấu luận văn
Chƣơng 1: Đặt vấn đề
Phần này trình bày tính cấp thiết của việc quản lý hệ thống phân phối hiện
nay tại Việt Nam nói chung và tại Công Ty Cầu Tre nói riêng trong thời kỳ hội nhập
kinh tế. Đây chính là lý do em chọn đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT
KHẨU CẦU TRE” trong quá trình thực tập tại Công Ty.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận
Phần này trình bày những lý thuyết cơ bản về khái niệm phân phối hàng hóa,
chức năng, tầm quan trọng của hệ thống phân phối, bản chất của hệ thống phân
phối, cấu trúc và phân loại hệ thống phân phố, các thành viên của hệ thống phân
phối hàng hóa, các tổ chức bỗ trợ, các tác lực cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động
phân phối. Từ đó vận dụng những cơ sở lý luận trên áp dụng vào việc phân tích hệ
thống phân phối thực tiễn tại Công ty Cầu Tre.
Chƣơng 3: Cơ sở thực tế
Phần này giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu
Tre, quá trình hình thành và phát triển, phương châm hoạt động, chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, cơ cấu sản phẩm, các thị
trường chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm thị trường tiêu thụ
trong nước, và các hoạt động marketing của Công ty Cầu Tre. Đây là những bước
tìm hiểu tổng quan về Công ty từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức góp phần hỗ trợ cho việc phân tích sâu vào thực trạng hệ thống phân
phối tại Công ty Cầu Tre.
Chƣơng 4: Thực trạng của kênh phân phối tại công ty Cầu Tre.

Phần này trình bày chi tiết về tình hình chung của hệ thống phân phối thực
phẩm hiện nay, tổng quan hoạt động phân phối và đánh giá tình hình hoạt động của
hệ thống phân phối tại công ty Cầu Tre. Từ đó tìm ra ưu và khuyết điểm trong hệ
thống phân phối của Cầu Tre so với các đối thủ, nhận diện ra được những vấn đề
mà Cầu Tre đang gặp phải trong việc quản lý hệ thống phân phối của mình và
những giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối cho Công ty Cầu Tre.
Chƣơng 5: Các biện pháp hoàn thiện chiến lƣợc phân phối.
Phần này dùng phương pháp SWOT tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và
thách thức để đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống phân phối của Cầu Tre.
Đồng thời phần này cũng xin đưa ra các kiến nghị đối với nhà nước và với Công ty.
Mong rằng với những kiến nghị này sẽ góp phần nào thúc đẩy hệ thống phân phối
của Công ty Cầu Tre nói riêng và các Công ty trong ngành nói chung sẽ phát triển
và ngày càng hoàn thiện hơn.

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Khái niệm hệ thống phân phối hàng hóa
Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng
phải qua một chuỗi hoạt động mua và bán. Hệ thống phân phối (HTPP) hàng hóa là
một thuật ngữ mô tả toàn bộ quá trình lưu thông, tiêu thụ hàng hóa trên thị trường.
Đó cũng là những dòng chuyển quyền sở hữu hàng hóa qua các doanh nghiệp và
các tổ chức khác nhau tới người mua cuối cùng. Từ nhiều quan điểm khác nhau, có
thể có những quan niệm khác nhau về HTPP hàng hóa.
Theo quan điểm của các doanh nghiệp – chủ thể kinh doanh:
HTPP hàng hóa là các hình thức liên kết của các doanh nghiệp trên thị
trường để cùng thực hiện một mục đích kinh doanh. Người sản xuất (hay nhập
khẩu) phải qua các trung gian thương mại để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Vì
vậy HTPP hàng hóa là các hình thức lưu thông sản phẩm qua các trung gian khác
nhau.
Dưới quan điểm quản lý việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp:
HTPP hàng hóa là việc tổ chức hệ thống các quan hệ bên ngoài doanh nghiệp

để quản lý các hoạt động phân phối hàng hóa nhằm đạt các mục tiêu kinh doanh.
HTPP là công cụ kinh doanh trọng yếu của các doanh nghiệp trên thị trường.
Để phát triển HTPP hàng hóa của các doanh nghiệp cũng như toàn bộ HTPP
của quốc gia, chúng ta phải nắm vững qui trình của chúng. Mỗi HTPP hàng hóa
thông qua các dòng vận động (dòng chảy) để hàng hóa đảm bảo đến được các điểm
tiêu dùng. Các dòng chảy kết nối các thành viên với nhau.
Cơ chế “kéo đẩy”: Hàng hóa lưu thông trong HTPP thông qua cơ chế kéo
đẩy.
Cơ chế “kéo” nghĩa là các doanh nghiệp dùng các biện pháp tác động vào
nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng để tạo nên lực hút hàng hóa ra thị trường. Cơ
chế “đẩy” là việc doanh nghiệp sử dụng các biện pháp thúc đẩy HTPP tăng cường
hoạt động tiêu thụ, tạo thành lực đẩy hàng hóa ra thị trường.

2.2. Chức năng, tầm quan trọng của hệ thống phân phối
2.2.1. Chức năng hệ thống phân phối:
Hệ thống phân phối giúp hàng hóa lưu thông từ các nhà sản xuất đến người
tiêu dùng. Nhờ đó khắc phục được những ngăn cách về thời gian, địa điểm, quyền
sở hữu hàng hóa và dịch vụ mới với những người tham gia hệ thống. Các thành viên
của HTPP làm chức năng rất quan trọng:
Nghiên cứu thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạo thuận lợi cho
việc trao đổi.
Kích thích chiêu thị và quảng cáo, chiêu thị những thông tin về hàng hóa
Thiết lập, tạo dựng và duy trì mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng.
Phát triển sản phẩm làm cho hàng hóa đáp ứng được yêu cầu khách hàng.
Tiến hàng thương lượng, thỏa thuận với nhau về giá cả và những điều kiện
khác để thực hiện bước tiếp theo để chuyển quyền sở hữu.
Tổ chức lưu thông hàng hóa – vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hóa.
Đảm bảo kinh phí – tìm kiếm và sử dụng nguồn vốn để bù đắp chi phí cho
các hoạt động của hệ thống.
2.2.2. Tầm quan trọng hệ thống phân phối:

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh
của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường
sản phẩm gì, với giá bao nhiêu mà còn là đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào?
Đây chính là chức năng của kênh phân phối. Chức năng này được thực hiện thông
qua mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Các kênh phân phối tạo nên lợi thế cạnh tranh phân biệt giữa các doanh
nghiệp. Phát triển một chiến lược phân phối thành công trong môi trường cạnh tranh
khốc liệt ngày nay là một công việc hết sức khó khăn phức tạp. Việc đạt được lợi
thế về tính ưu việt của sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn. Các chiến lược cắt
giảm giá không chỉ nhanh chóng và dễ dàng bị sao chép bởi những đối thủ cạnh
tranh mà còn dẫn đến sự giảm sút hoặc bị mất khả năng có lợi nhuận. Các chiến
lược quảng cáo và xúc tiến sáng tạo thường chỉ có kết quả trong ngắn hạn và cũng
bị mất tác dụng trong dài hạn. Vì thế tập trung sự chú ý nhiều hơn vào các kênh
phân phối là một cơ sở cho sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường. Hàng ngàn
công ty đang thấy rằng để cạnh tranh thành công họ không phải chỉ cung cấp sản
phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà còn phải làm cho chúng có ở đúng
thời gian, địa điểm và phương thức mà người tiêu dùng mong muốn. Chỉ có qua
việc tổ chức và quản lý các kênh phân phối khoa học những khả năng này mới được
thực hiện.
2.3. Bản chất của hệ thống phân phối:
- Người sản xuất chấp nhận từ bỏ một số quyền kiểm soát đối với sản phẩm,
tránh được áp lực về tài chính khi tiến hành phân phối trực tiếp. Họ có điều
kiện tập trung vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh thay vì đầu tư cho
mạng lưới bán hàng trực tiếp.
- Việc sử dụng trung gian đem đến hiệu quả rộng khắp và đưa tới các thị
trường mục tiêu.
- Nhờ quan hệ tiếp xúc, kinh nghiệm, chuyên môn hóa, các trung gian thương
mại sẽ thực hiện tốt công tác phân phối hơn là công ty tự làm lấy.
Qua 2 sơ đồ dưới, ta thấy được số lần tiếp xúc của nhà sản xuất với khách hàng
giảm từ 9 xuống còn 6 khi có trung gian thương mại.















Hình 2.1: Trung gian phân phối giúp nhà sản xuất tiết kiệm công sức.

(Nguồn: “Quản Trị Kênh Phân Phối” Trương Đình Chiến)
2.4. Cấu trúc và phân loại hệ thống phân phối
- Hệ thống phân phối của doanh nghiệp có cấu trúc giống như hệ thống mạng
lưới, bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau.
Các thành viên của HTPP có liên quan mật thiết với nhau trong quá trình
hoạt động.
- Có 3 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến cấu trúc HTPP hàng hóa:
+ Chiều dài của kênh: được xác định bởi số cấp trung gian có mặt trong HTPP.
+ Chiều rộng của kênh: biểu hiện ở số lượng trung gian ở cấp độ trung gian.
+ Các loại trung gian ở mỗi cấp độ của HTPP.






Hình 2.2: Bốn kiểu HTPP phổ biến cho hàng hóa tiêu dùng cá nhân
M
M
M
C
C
C
C
C
C
M
M
M
TGTM
A
B
(A) số lần tiếp xúc:
M*C=3*3=9
M: nhà sản xuất C:
Khách hàng

(B) số lần tiếp xúc:
M+C=3+3=6
TGTM: Trung gian
thương mại



(Nguồn: “Quản Trị Kênh Phân Phối” Trương Đình Chiến)


- Hệ thống phân phối A: trực tiếp từ sản xuất đến tiêu dùng, do không có trung
gian. Trong phân phối trực tiếp, người sản xuất phải thực hiện tất cả các chức
năng của HTPP. HTPP trực tiếp rất thích hợp với những hàng hóa có đặc
điểm dễ hư hỏng, giá trị cồng kềnh, kỹ thuật phức tạp, khách hàng tập trung
ở một khu vực đại lý và một số khu vực khác.
- Hệ thống khu vực phân phối B: là HTPP một cấp, tức là sản phẩm từ người
sản xuất phải qua người bán lẻ để tới người tiêu dùng. HTPP này thường
được hình thành khi người bán lẻ có qui mô lớn, có được mua được một khối
lượng lớn từ người sản xuất.
- Hệ thống phân phối C: là HTPP hai cấp, trong đó có thêm người bán buôn.
Hệ thống này được sử dụng phổ biến cho các loại hàng hóa giá trị đơn vị
thấp, chi phí thấp, được người sử dụng mua thường xuyên như bánh kẹo, báo
tạp chí… đây cũng là những hàng hóa có số lượng người tiêu dùng lớn, phân
bố trên thị trường rộng.
Ngƣời sản xuất
Ngƣời tiêu dùng
Ngƣời bán lẻ
Ngƣời bán
buôn
Ngƣời bán lẻ
Đại lí
Ngƣời bán
buôn
Ngƣời bán lẻ
A B C D
- Hệ thống phân phối D: là HTPP dài nhất, có ba cấp trung gian, được người
sản xuất và bán nhỏ lẻ sử dụng. Ở đây đại lý được sử dụng để tập hợp hàng
hóa và phối hợp cung cấp các sản phẩm với số lượng lớn. Một số doanh
nghiệp lớn kinh doanh trên phạm vi thị trường rộng cũng có thể sử dụng đại

lí trên các khu vực thị trường để đảm bảo nhiệm vụ cung cấp hàng hóa cho
các khu vực thị trường đó.
Theo mức độ liên kết giữa các thành viên, các HTPP có thể chia ra thành 2 kiểu
tổ chức là HTPP truyền thống và HTPP liên kết dọc.
- Các HTPP truyền thống (HTPP hình thành ngẫu nhiên): là dòng vận động
của hàng hóa trên thị trường được hình thành ngẫu nhiên và tự phát. Các
doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào HTPP truyền thống không muốn phụ
thuộc nhau trong quá trình kinh doanh. Những người tham gia vào hoạt động
phân phối tự phát tìm kiếm lợi ích bất cứ khi nào, ở đâu và bằng mọi cách có
thể. Chính cơ chế thị trường tự do và tín hiệu giá cả đã tạo nên các HTPP
truyền thống.
- Các HTPP liên kết dọc: là các HTPP có chương trình trọng tâm và quản lý
chuyên nghiệp được thiết kế nhằm đạt hiệu quả phân phối cao và ảnh hưởng
tối đa đến thị trường. Thành viên có sự liên kết chặt chẽ với nhau và hoạt
động như một thể thống nhất. Doanh nghiệp sử dụng HTPP liên kết dọc có
thể kiểm soát được hoạt động của HTPP và chủ động giải quyết xung đột. Nó
mang lại hiệu quả kinh tế theo qui mô trong phân phối và xóa bỏ những công
việc trùng lặp. Do vậy các doanh nghiệp cần phát triển HTPP liên kết dọc.








2.5. Các thành viên của hệ thống phân phối hàng hóa
Các thành viên chính thức tham gia đàm phán phân chia công việc phân phối
và chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Các tổ chức bổ trợ cung cấp dịch vụ phân phối
chuyên môn hóa trên cơ sở ký hợp đồng với các thành viên của các hệ thống.

Các thành viên chính thức của HTPP trên thị trường bao gồm:
(1)Người sản xuất: là người khởi nguồn HTPP trên thị trường. Họ cung cấp
cho thị trường sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường tiêu dung.
(2)Người trung gian: bao gồm các doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh
thương mại độc lập trợ giúp người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng thực hiện
các công việc phân phối sản phẩm và dịch vụ. Có 2 loại trung gian phân phối là
trung gian bán buôn và bán lẻ.
Các trung gian bán buôn: gồm các doanh nghiệp và cá nhân mua hàng để bán
lại cho các doanh nghiệp và tổ chức khác. Trong thực tế, các doanh nghiệp vừa có
thể bán buôn, vừa bán lẻ.
Các trung gian bán lẻ: gồm các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng trực tiếp
cho người tiêu dùng. Vai trò của người bán lẻ trong các HTPP là phát hiện, tìm
kiếm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thường người bán lẻ được phân chia
thành nhiều loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Ví dụ. theo mặt hàng có thể chia
thành cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hóa, đại lý, siêu thị…các cửa hàng
trung gian bán lẻ khác nhau có quy mô phương thức kinh doanh và sức mạnh chi
phối thị trường khác nhau. Tất nhiên, họ cũng có khả năng điều khiển HTPP khác
nhau.
(3) Người tiêu dùng cuối cùng: là các cá nhân và tổ chức sử dụng, tiêu thụ
hàng hóa và dịch vụ. Chỉ khi nào hàng hóa tới người tiêu dùng quá trình phân phối
mới hoàn thành.
2.6. Các tổ chức bỗ trợ
Các tổ chức bổ trợ là các doanh nghiệp và nhà cung cấp cho các thành viên
của HTPP ngoài chức năng mua bán và chuyển quyền sở hữu như là: vận tải, kho
bãi, nghiên cứu thị trường, bảo hiểm…Họ góp phần quan trọng làm cho HTPP hoạt
động hiệu quả và thông suốt.
Chu kỳ sống của mỗi loại hình trung gian thương mại bán lẻ được chia làm 4
giai đoạn. (1) đổi mới, (2) phát triển, (3) bão hòa, (4) suy thoái. Giai đoạn đổi mới
được đặc trưng bỏi lượng bán hàng tăng lên nhanh chóng. Trong suốt giai đoạn phát
triển, lượng bán và lợi nhuận tăng vượt bậc. Giai đoạn bão hòa lượng bán hàng tăng

với tốc độ giảm dần và lợi nhuận vẫn tiếp tục tăng. Trong giai đoạn suy thoái, cả
lượng bán và lợi nhuận đều giảm.
Tại thị trường Việt Nam, các trung gian thương mại bán lẻ đang ở những giai
đoạn khác nhau cần có những biện pháp quản lý khác nhau. Ví dụ: siêu thị đang
trong giai đoạn đổi mới, trong khi đó các bách hóa tổng hợp đang ở trong giai đoạn
bảo hòa, các hộ kinh doanh ở chợ đang ở trong giai đoạn suy thoái…

2.7. Các tác lực cạnh tranh ảnh hƣởng đến hoạt động phân phối:
Xác định các tác lực cạnh tranh nhằm xác định được các lợi thế, chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong một môi trường,
thể chế kinh doanh giống nhau. Doanh nghiệp khai thác được các điểm mạnh của
các tác lực cạnh tranh và hạn chế điểm yếu của mình. Đồng thời chống lại điểm
mạnh và khai thác điểm yếu của đối thủ.
Bao gồm các tác lực: Tác lực của chiến lược sản phẩm, tác lực của chiến
lược giá, tác lực chiến lược phân phối, tác lực chiến lược chiêu thị cổ động và quan
hệ công chúng.











CHƢƠNG 3:CƠ SỞ THỰC TẾ
3.1. Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Cầu
Tre

Tên tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU
CẦU TRE
Tên tiếng Anh:CAUTRE EXPORT GOODS PROCESSING JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: CTE JSCO
Tổng Giám đốc: Bà Trần Thị Hòa Bình
Địa chỉ : 125/208 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hòa, Q. Tân Phú, Thành
phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84-8) 39612293 - 38560640 - 38558297 - 39612086 -39612543
Fax: (84-8) 39612057 - 39615180.
Email: ; ;
Website : www.cautre.com.vn
3.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
3.2.1. Quá trình hình thành
Vào đầu những năm 1980, nền sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
của Thành Phố nói riêng và cả nước nói chung lâm vào tình trạng hết sức khó khăn,
gần như đình đốn do thiếu nguyên vật liệu, thiếu phụ tùng thay thế…Sau khi có
Nghị Quyết 06 của TW và Nghị Quyết 26 của Bộ Chính Trị, cuối tháng 8/1980
Thành ủy và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố chủ trương thành lập Công ty Xuất
Khẩu trực dụng Công nghiệp Sài Gòn DIREXMCO (tiền thân của công ty ngày
nay) thuộc Liên Hiệp Xã Tiểu Thủ Công Nghiệp Thành Phố, tận dụng mọi khả năng
của Thành Phố để xuất khẩu hàng hóa, chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ rồi nhập
khẩu lại nguyên liệu vật tư cho công nghiệp và hàng tiêu dùng thiết yếu cho thành
phố.
Sau khi có Nghị Quyết 01/NQTW ngảy 14/09/1982 của Bộ Chính Trị,
UBND Thành Phố ra Quyết Định số 73/QĐ – UB chuyển Công Ty xuất nhập khẩu
trực dụng Công nghiệp Sài Gòn DIREXIMCO thành Xí Nghiệp Quốc Doanh Chế
Biến Hàng Xuất Khẩu Cầu Tre.
Căn cứ vào Nghị Định số 388/HĐBT ngày 20/11/1986, UBND Thành Phố
ban hành quyết định số 16/QĐ – UB ngày 15/01/1993 thành lập Doanh nghiệp Nhà

nước mang tên Xí Nghiệp Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Cầu Tre.
Từ năm 1995, theo phân cấp của UBND Thành Phố, Xí Nghiệp là thành viên
của Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn (SATRA).
Ngày 14/04/2006 theo quyết định số 1817/QĐ – UB ngày 15/01/1993 Thành
Phố và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005762 do Sở kế hoạch và
Đầu tư cấp ngày 21/12/2006 chuyển Xí Nghiệp Chế Biến HXK Cầu Tre thành Công
Ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Cầu Tre.
3.2.2. Các giai đoạn phát triển
Từ năm 1983 – 1989: Giai đoạn sản xuất và kết hợp với kinh doanh, xuất
nhập khẩu là một vòng khép kín. Do hàng nhập lậu lan tràn, ứ đọng phải bù lỗ để có
vốn tiếp tục trực tiếp sản xuất. Xí nghiệp thiếu vốn do phải thanh toán số nợ nhập
chịu cho nước ngoài trong khi đó nợ chưa thu hồi của hàng tồn kho giải tỏa chậm.
Xí Nghiệp lỗ gần 1 tỷ kéo dài đến năm 1990.
Từ 1990 – 1999: Giai đoạn tập trung đi vào tinh chế xuất khẩu, không huy
động hàng xuất khẩu thô từ bên ngoài vào. Nhanh chóng giảm và đi đến chấm dứt
hàng nhập không cần thiết để kinh doanh dồn sức vào hàng xuất khẩu. Ngoài những
mặt hàng thủy hải sản, công ty còn sản xuất những mặt hàng mới như trà, nấm tinh
chế…
Từ năm 2000 đến nay: Giai đoạn tập trung đẩy mạnh xuất khẩu và tìm kiếm
thị trường nội địa, đồng thời đưa mục tiêu cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường trong
và ngoài nước lên hàng đầu.
3.3. Phƣơng châm hoạt động của công ty:
Thực hiện phương châm “ Cầu Tre sản xuất, chế biến và cung cấp các sản
phẩm đảm bảo chất lượng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi”
Thực hành 7 đặc trƣng của Cầu Tre:
Phục vụ khách hàng với phương châm “khách hàng là thượng đế”
Đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm
Đánh giá khách quan, trung thực, công bằng giá trị của người lao
động
Làm việc chuyên cần đóng góp hết mình

Đoàn kết nhất trí, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ
Luôn giữ môi trường xanh, sạch, đẹp, hợp vệ sinh
Củng cố nâng cao vị trí trên thị trường trong và ngoài nước
3.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
3.4.1. Chức năng
Sản xuất chế biến thủy hải sản, súc sản (đông lạnh và khô), nông sản
và khô phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Nhập khẩu thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Cải tiến mẫu mã cùng nâng cao chất lượng hàng sản xuất để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của thị trường, tăng khả năng cạnh tranh trong
nước cũng như xuất khẩu nước ngoài.
3.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động và vốn cố định của công
ty, đồng thời bảo tồn và phát triển nguồn vốn của Nhà Nước. Đảm bảo
nhu cầu sản xuất và bù đắp được chi phí đã bỏ ra.
Được quyền khai thác và mở rộng thị trường trong cũng như ngoài
nước nhằm đem lại lợi nhuận cho Công Ty.
Công ty được phép thiết kế riêng những mẫu mã, bao bì cho sản phẩm
do mình làm ra và có quyền tự do buôn bán trên thị trường.
Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê theo đúng với những chủ trương,
chính sách của Nhà Nước và các cơ quan chủ quản là Tổng Công Ty
Thương Mại Sài Gòn.
Được quyền tự chủ về mặt tài chình, tuyển chọn lao động theo quy
định của pháp luật.
3.5. Lĩnh vực hoạt động:
Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre sản xuất, chế biến, bảo
quản thịt và sản phẩm từ thịt. Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản.
Ngoài ra công ty Cầu Tre còn sản xuất và mua bán trà các loại. Sản xuất và
mua bán các loại bánh, kẹo, thực phẩm, nước giải khát (không sản xuất nước giải
khát tại trụ sở). Mua bán thủy sản và sản phẩm từ thủy sản, nông lâm sản nguyên

liệu, động vật sống (trừ kinh doanh động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước
Quốc tế và Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật quý hiếm
khác cần được bảo vệ), lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điếu sản xuất
trong nước, vật liệu xây dựng, đồ dùng cá nhân và gia đình, máy móc thiết bị và phụ
tùng ngành chế biến thực phẩm - ngành xây dựng. Trang trí nội thất. Cho thuê kho
bãi, văn phòng nhà ở. Kinh doanh nhà hàng ăn uống (không kinh doanh tại trụ sở).
kinh doanh bất động sản. Đào tạo nghề. Dịch vụ hỗ trợ trồng trọt. Môi giới thương
mại. Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa. Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.
Tư vấn đầu tư (trừ tư vấn tài chính kế toán). Tư vấn xây dựng ( trừ thiết kế công
trình, khảo sát xây dựng, giám sát thi công).














3.6. Cơ cấu tổ chức của cơng ty
























Đại hội đồng cổ đơng: Bao gồm tất cả các Cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của Cơng ty Cổ phần có quyền và nhiệm vụ:
- Quyết định loại Cổ phần và tổng số Cổ phần được quyền chào bán của từng
loại, quyết định mức Cổ tức hàng năm của từng loại Cổ phần.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội Đồng Quản Trị, thành viên Ban
kiểm sốt.
Phòng
xuất-nhập
khẩu
Xưởng
hải
sản

Xưởng
TPCB
xuất
khẩu
Xưởng
TPCB
nội
tiêu
Xưởng
phục
vụ-cấp
đông
Xưởng
trà
Xưởng
7
(bánh
tráng)
Xưởng
nông
sản
Xưởng
C-H-M
Xưởng

điện
Chi
nhánh
Bảo
Lâm

Phòng kế
hoạch đầu

HĐ Thi đua-khen
thưởng-kỷ luật
Ban CĐ PCCC-
PCBL
Ban CĐ BHLĐ-
TL-TC
Ban CĐ ATVSTP
Ban chỉ huy tự vệ
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ



BAN TỔNG GIÁM ĐỐC




Ban ISO



Đội HACCP




Tổ trợ lý



Ban CĐTH
các DT
Hội đồng QL
Tài sản
Tổ pháp chế
Tổ Ktra nội bộ
Phòng kinh
doanh nội
đòa
Phòng tài
chính-kế
toán
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng
QLCL &
CNCB
Phòng
cung ứng
Phòng kỹ
thuật cơ
điện
- Thông qua Báo cáo Tài chính hàng năm.
- Thông qua định hướng phát triển của Công ty.
Hội Đồng Quản Trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh để

quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty. Trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội Đồng Cổ Đông, có quyền và nghĩa vụ sau:
- Quyết định chiến lược phát triển của Công ty, quyết định phương án đầu tư.
- Kiến nghị loại Cổ phần và tổng số Cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức Giám Đốc (Tổng Giám Đốc) và Cán Bộ
quan trọng khác của Công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của các Cán Bộ
quản lý đó.
- Trình Báo cáo quyết toán Tài chính hàng năm lên Đại Hội Đồng Cổ Đông.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty, quyết định
thành lập Công ty con, lập chi nhánh văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua Cổ
phần của các Doanh nghiệp khác …
Ban Tổng Giám Đốc: Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, ký hợp đồng,
chỉ đạo các phòng ban hoạt động theo quy định, đồng thời bổ nhiệm một số chức
danh, tuyển dụng lao động …
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Phòng tổ chức hành chính:
Là một phòng nghiệp vụ chuyên môn, thực hiện các công tác hành chính quản
trị và thanh tra pháp chế như: lưu trữ, soạn thảo công văn, đón tiếp khách hàng, xây
dựng kế hoạch tuyển dụng lao động, chính sách tiền lương và các chính sách khác
đối với người lao động, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban Giám Đốc về nhiệm vụ
được phân công.
Phòng Tài chính – Kế toán:
Nắm tình hình tài chính, chịu sự chỉ đạo toàn diện trực tiếp của Ban Giám Đốc,
đồng thời chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ kế toán của Kế toán trưởng. Có nhiệm
vụ hạch toán kế toán tổng hợp, cung cấp thông tin, số liệu và các báo cáo kế toán
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời và đầy đủ cho BGĐ Công ty,
cung cấp thông tin, các Báo cáo ra bên ngoài theo quy định của pháp luật.
Phòng kinh doanh nội địa:
Tham mưu cho BGĐ về chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường kinh doanh
các sản phẩm của Công ty, xây dựng và trình duyệt chiến lược kinh doanh, kế hoạch

kinh doanh tiếp thị hàng năm, hàng quý, hàng tháng của Công ty. Có nhiệm vụ tổ
chức mạng lưới tiêu thụ, thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa giữa nhu cầu thị
trường và điều kiện sản xuất của Công ty. Chủ động tìm kiếm khách hàng, đối tác
kinh doanh tổ chức đàm phán với khách hàng hoặc đối tác về nội dung liên quan
đến hoạt động kinh doanh tiếp thị.
Phòng Xuất – Nhập khẩu:
Có nhiệm vụ điều độ sản suất, tham mưu cho BGĐ về chiến lược phát triển, đầu
tư hợp tác liên doanh liên kết trong và ngoài nước.
Phòng kiểm tra chất lƣợng và công nghệ chế biến:
Có nhiệm vụ kiểm soát chất lượng sản phẩm và nguyên liệu về vệ sinh an toàn
thực phẩm sản phẩm, công nghệ sản xuất chế biến thực phẩm, thiết kế sản phẩm
mới.
Phòng cung ứng:
Giúp việc cho BGĐ trong lĩnh vực quản lý và tổ chức hoạt động thiết kế mẫu mã
bao bì, cung ứng vật tư, giao nhận, quản lý kho, bảo quản nguyên vật liệu đầu vào,
bao bì bán thành phẩm, sản phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của
Công ty.
Phòng kế hoạch đầu tƣ:
Là phòng nghiệp vụ chuyên ngành kinh tế, có nhiệm vụ tham mưu cho BGĐ về
chiến lược đầu tư xây dựng căn bản và kế hoạch phát triển của Công ty.
Phòng kỹ thuật cơ điện:
Bảo trì, sửa chữa máy móc, thiết bị cho toàn Công ty, cung cấp các thông tin để
BGĐ có quyết định trang bị những máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất và duy
trì hoạt động của Công ty.
Các phân Xƣởng trực thuộc:
* Xưởng Hải sản 1 (có 2 phân Xưởng): Chế biến nhóm sản phẩm cá và ghẹ.

×