Hoàng Thị Tỵ - K43 F1 – ĐH Thương Mại
TÓM LƯỢC
Nghiên cứu về xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ
là vấn không mới, song đề tài ”Tác động của gia nhập WTO đối với thương
mại mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ” với tiếp cận của học
phần kinh tế thương mại cũng đã đạt được những thành công bước đầu. Tác
giả đã khái quát được một số lý luận cơ bản về thương mại hàng thủy sản xuất
khẩu: khái niệm mặt hàng thủy sản; quan niệm về thương mại hàng thủy sản
và các yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới thương mại hàng thủy sản;
vai trò của thương mại hàng thủy sản đối với sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân. Trên cơ sở thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các
quốc gia trên thế giới đặc biệt là sang thị trường Mỹ từ khi Việt Nam gia nhập
tổ chức kinh tế thế giới WTO, đề tài tập trung vào đánh giá những tác động
tích cực và tiêu cực của gia nhập WTO đối với thương mại hàng thủy sản của
Việt Nam sang thị trường Mỹ. Qua đó đề xuất ra những phương hướng và giải
pháp cho ngành thủy sản, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng như cho
chính phủ nhằm phát triển thương mại mặt hàng thủy sản Việt Nam sang thị
trường Mỹ trong thời gian tới.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng & Biểu Trang
Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2000-2006 16
Bảng 2. Doanh thu xuất khẩu thủy sản sang Mỹ 2001 - 2006 16
Bảng 3. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang Mỹ 2000 - 2004 17
Bảng 4. Danh sách các công ty có kim ngạch xuất khẩu thủy sản
lớn nhất vào Mỹ
23
Biểu 1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 7/2009 so với cùng
kỳ năm 2008
20
Biểu 2. Xuất khẩu thủy sản vào Mỹ 7 tháng năm 2009 theo mặt
hàng
22
2
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ .............................................1
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài ....................................................1
1.2. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu ....................................................2
1.3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...........................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................3
1.5. Kết cấu đề tài ........................................................................................3
CHƯƠNG II:TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỂ TÁC
ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY
SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ ..............................................4
2.1.Một số lý luận cơ bản về thương mại hàng thủy sản ..............................4
2.1.1. Mặt hàng thủy sản .................................................................................4
2.1.2. Đặc điểm thương mại hàng thủy sản ...................................................5
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng thủy sản ......................5
2.1.4. Vai trò của thương mại hàng thủy sản với sự phát triển kinh tế
xã hội Việt Nam ..............................................................................................7
2.2. Thị trường nhập khẩu thủy sản Mỹ .......................................................10
2.2.1. Đặc điểm nhu cầu thủy sản của thị trường Mỹ .................................10
2.2.2. Các thể chế của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu ...............................11
2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam ......................13
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO
VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG MỸ ......................................................................................15
3.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................15
3.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................15
3.1.2.Phương pháp phân tích dữ liệu ...........................................................15
3.2. Đánh giá khái quát thực trạng thương mại hàng thủy sản Việt Nam
sang thị trường Mỹ ........................................................................................15
3.2.1.Thực trạng thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường
Mỹ trước khi gia nhập WTO (2000 – 2006 ) ...............................................15
3
3.2.2. Đánh giá tác động của gia nhập WTO với thương mại hàng thủy
sản Việt Nam sang thị trường Mỹ ................................................................19
CHƯƠNG IV:CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ THỜI GIAN TỚI ................................................................26
4.1. Các kết luận và phát hiện qua đánh giá tác động của việc gia nhập
WTO với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ ..........26
4.2. Các dự báo triển vọng thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang
thị trường Mỹ thời gian tới ..........................................................................27
4.2.1. Những dự báo..................................................................................... 27
4.2.2. Định hướng phát triển thương mại hàng thủy sản giai đoạn
2010 – 2012 ...................................................................................................28
4.2.3. Định hướng phát triển thương mại hàng thủy sản đến năm 2020 ....29
4.2.4.Nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển thương mại hàng thủy sản Việt
Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới ................................................31
4.3. Một số giải pháp phát triển thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang
thị trường Mỹ ...............................................................................................32
4.3.1. Giải pháp về phía chính phủ ..............................................................32
4.3.2. Giải pháp đối với ngành thủy sản...................................................... 33
4.3.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản .........................35
4
CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA GIA NHẬP WTO
ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.
Trong đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà chúng ta
không thể không nhắc đến những thành tựu to lớn của ngành thủy sản cũng
như thương mại ngành thủy sản. Ngành thủy sản có vị trí, vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, nó giúp cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát
triển sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân trong nước cũng
như quốc tế ngày càng gia tăng, gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong
khi đó việc đánh bắt các sản phẩm tự nhiên ngày càng giảm đi do sự cạn kiệt
tài nguyên. Để đáp ứng kịp nhu cầu của con người thì ngành nuôi trồng thủy
sản đang ngày càng được chú trọng hơn; từ đó kéo theo sự phát triển không
ngừng của thương mại hàng thủy sản, giúp cho ngành thủy sản mở rộng thị
trường, đem lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản…
Trên thực tế, lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các quốc qia
như Mỹ, Nhật Bản, EU … là rất lớn (năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy
sản Việt Nam đạt 3,75 tỷ USD đưa nước ta nằm trong tốp mười nước xuất
khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của
Việt Nam, và theo thống kê thì hiện tại 70% thủy sản tiêu thụ ở Mỹ là từ
nguồn nhập khẩu, trong đó có đến 40% là sản phẩm nuôi trồng và có xu
hướng gia tăng mạnh trong tương lai.
Việc gia nhập WTO của Việt Nam đã có nhiều tác động đến thương
mại nói chung, thương mại ngành thủy sản nói riêng, những tác động tích cực
có thể kể đến như: thương mại hàng thủy sản có sự gia tăng về quy mô, sản
lượng; chất lượng thủy sản xuất sang các thị trường, trong đó có thị trường
Mỹ ngày được cải thiện; số lượng đối tác ngày càng nhiều, đem lại cho Việt
Nam nhiều sự lựa chọn; lợi nhuận thu được từ thương mại hàng thủy sản của
các doanh nghiệp tăng lên rõ rệt... Bên cạnh những thắng lợi thu được thì quá
trình gia nhập WTO cũng đem lại cho thương mại hàng thủy sản Việt Nam
nhiều khó khăn như: có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, có nhiều quy định hơn
5
về chất lượng mặt hàng,… đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cũng như
ngành thủy sản, chính phủ phải nỗ lực nhiều hơn trong quá trình khẳng định
chỗ đứng và phát triển thương mại ngành thủy sản trên thị trường thế giới.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu về
thương mại hàng thủy sản có ý nghĩa thiết thực và rất quan trọng cho sự phát
triển của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như cho sự phát triển của nền kinh
tế nước nhà. Từ đó tôi đã chọn đề tài: “Tác động của việc gia nhập WTO đối
với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ ” làm đề tài
nghiên cứu.
1.2. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu có những câu hỏi đặt ra như sau:
- Thực trạng của việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
Mỹ những năm gần đây như thế nào?
- Việc gia nhập WTO đã làm cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trường Mỹ có biến đổi như thế nào?
- Đâu là những tác động tiêu cực và những tồn tại?
- Cần có những giải pháp, phương hướng gì để giúp ngành thủy sản
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ được tốt hơn, tận dụng tốt hơn cơ hội
khi tham gia vào WTO?
…
1.3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Để trả lời cho những câu hỏi đã đặt ra trong quá trình nghiên cứu, đề tài
tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Về lý thuyết:
Làm rõ các vấn đề lý luận về hàng thủy sản, thương mại hàng thủy sản,
vai trò thương mại hàng thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam; thị trường
nhập khẩu thủy sản Mỹ và những quy định với hàng thủy sản nhập khẩu vào
thị trường Mỹ.
- Về thực tiễn:
Làm rõ các nội dung sau:
- Thực trạng xuất khẩu thủy sản sang Mỹ của Việt Nam trước khi Việt
Nam gia nhập WTO.
- Gia nhập WTO đã tác động như thế nào đến thương mại hàng thủy
sản sang thị trường Mỹ.
6
- Các giải pháp cho Chính phủ, ngành và các doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản nhằm phát triển thương mại hàng thủy sản của Việt Nam sang thị
trường Mỹ trong thời gian tới.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đề tài đi vào nghiên cứu những tác động tích cực và tác động tiêu cực
đối với thương mại hàng thủy sản sang Mỹ khi Việt Nam gia nhập WTO.
Hướng xem xét của đề tài là từ cơ sở thực trạng phát triển thương mại hàng
thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm
giúp thương mại hàng thủy sản sang Mỹ phát triển hơn.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại hàng thủy
sản sang thị trường Mỹ trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006 và đưa ra
các giải pháp vi mô, vĩ mô cho phát triển thương mại hàng thủy sản sang Mỹ
giai đoạn 2010 đến 2015.
1.5. Kết cấu đề tài
Ngoài những nội dung: tính cấp thiết của đề tài, xác lập và tuyên bố
vấn đề, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài thì đề tài được
chia làm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tác động cuả gia nhập WTO đối
với thương mại hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về tác động của gia nhập
WTO với thương mại hang thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng tác
động gia nhập WTO với thương mại hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường
Mỹ.
Chương 4: Các kết luận và giải pháp phát triển thương mại hàng thủy
sản Việt Nam sang thị trường Mỹ thời gian tới.
7
CHƯƠNG II.
TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỂ TÁC ĐỘNG
CỦA GIA NHẬP WTO VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG THỦY SẢN
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
2.1. Một số lý luận cơ bản về thương mại hàng thủy sản
2.1.1. Mặt hàng thủy sản:
Mặt hàng thủy sản bao gồm các loại như: cá, tôm, cua, mực, sò huyết…
chúng sống ở ao, hồ, biển, …và được dùng như một loại thực phẩm giàu chất
dinh dưỡng. Mặt hàng thủy sản có những đặc điểm chung sau đây:
- Rất đa dạng về chủng loại: tôm, cá, mực…và có thể chế biến được
nhiều loại thực phẩm có giá trị.
- Có giá trị kinh tế cao
- Có giá trị dinh dưỡng cao
- Sinh trưởng và phát triển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
- Là mặt hàng khó bảo quản tươi sống, mau hỏng.
- …
Ở mỗi nước, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn
lợi thủy sản và những điều kiện cho phát triển sản xuất, chế biến, xuất khẩu
hàng thủy sản có những điểm riêng biệt. Ở Việt Nam, những lợi thế này có
thể kể đến như:
- Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi: diện tích biển, ao, hồ… lớn
nên về chủng loại thì mặt hàng thủy sản ở Việt Nam rất đa dạng và phong
phú.
- Biển Việt Nam có khả năng tái tạo sinh học cao của vùng sinh thái
nhiệt đới và môi trường biển còn tương đối sạch do đó thủy sản được đánh giá
là an toàn cho sức khỏe.
- Thuỷ sản Việt Nam có nhiều lại có giá trị kinh tế cao như tôm hùm,
sò huyết, cá ngừ…
- Tuy nhiên cũng có một số loài mang tính chất ven biển chiếm 65 %,
sống rải rác, phân tán và có đặc điểm chung là kích cỡ nhỏ, cá tạp nhiều, và
biến động theo mùa vụ.
- Chu kỳ sinh sống của các loài cá biển Việt Nam tương đối ngắn, từ 3
đến 4 năm và có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh. Chính vì vậy mà chiều
8
dài các loài cá kinh tế ở biển nước ta hầu hết chỉ dài khoảng 15 đến 20 cm, cỡ
lớn nhất đạt 75 đến 80 cm.
2.1.2. Đặc điểm thương mại hàng thủy sản
Với những đặc thù về hàng thủy sản, thương mại hàng thủy sản có
những đặc trưng sau:
- Số lượng hàng cho xuất khẩu thủy sản sang các quốc gia không phải
tùy thuộc vào ý muốn của con người mà phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên (nguồn lợi tự nhiên, điều kiện thời tiết, khí hậu…). Điều kiện tự nhiên
thuận lợi thì sản lượng thủy sản nuôi trồng, đánh bắt có thể gia tăng, từ đó tạo
tiền đề gia tăng sản lượng thủy sản dành cho xuất khẩu.
- Việc nuôi trồng và chế biến thủy sản có ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của người dân, đến những khía cạnh kinh tế, xã hội… do đó chính phủ
các nuớc thương có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
thương mại hàng thủy sản.
- Thương mại ngành thủy sản không chỉ phải tuân thủ những quy định
trong nước mà còn phải tuân thủ các quy định khác nhau từ các quốc gia khác
nhau. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, để gia tăng quy mô, kim ngạch xuất
khẩu thì từ việc sản xuất đến chế biến thủy sản phải đảm bảo chất lượng.
- Xuất khẩu thủy sản không chỉ phụ thuộc vào các sản phẩm có trong
nước, những lợi thế về điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc nhiều vào nhu
cầu về thủy sản của nước ngoài.
- Thương mại hàng thủy sản thế giới thời gian qua có tốc độ tăng
trưởng cao do nhu cầu và đòi hỏi ngày càng lớn từ các nước phát triển như
EU, Mỹ, Nhật.
- Ngoài rào cản về thuế quan thì thương mại hàng thủy sản còn chịu
ảnh hưởng nhiều của các biện pháp phi thuế quan, các biện pháp liên quan
đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng thủy sản.
a. Các nhân tố bên trong:
Thương mại hàng thủy sản chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Thời tiết: vì thủy sản là mặt hàng có đặc điểm là khó bảo quản sau khi
đánh bắt. Do đó, thời tiết xấu dẫn đến thời gian tươi sống của các mặt hàng
giảm đi nhanh chóng làm cho việc xuất khẩu các sản phẩm tươi gặp nhiều khó
khăn.
- Điều kiện tự nhiên, đặc biệt là diện tích sông hồ, ao, đầm phá…, biển
9
- Các quy định về nuôi trồng và đánh bắt và chế biến thủy sản như các
quy định về vệ sinh an toàn vệ sinh…
- Khoa học công nghệ kỹ thuật trong nước được đưa vào hoạt động,
ứng dụng đem lại hiệu quả cao trong công tác nuôi trồng và chế biến thủy sản
từ đó giúp cho chất lượng và số lượng thủy sản tăng, giúp cho thương mại
hàng thủy sản có nhiều thuận lợi hơn.
- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: điều kiện hạ tầng giao thông vận tải
có ảnh hưởng lớn đến thương mại hàng thủy sản. Giao thông thuận tiện sẽ
giúp cho thương mại hàng thủy sản diễn ra nhanh chóng hơn, và chớp được
nhiều thời cơ hơn.
- Ý thức của mỗi người dân trong việc bảo vệ môi trường tốt giúp cho
các cơ sở nuôi trồng thủy sản không bị ô nhiễm, từ đó nâng cao chất lượng
thủy sản từ đó nâng cao khả năng xuất khẩu thủy sản sang các nước khác.
- Khả năng khai thác và tiếp cận thị trường nước ngoài của các doanh
nghiệp trong nước: các doanh nghiệp tiếp cận được với các thị trường khác
trên thế giới từ đó sẽ tạo được nhiều đầu mối làm ăn, có nhiều sự lựa chọn
hơn trong xuất khẩu thủy sản.
-…
b. Các nhân tố bên ngoài:
Thương mại hàng thủy sản bên cạnh việc chịu những ảnh hưởng từ các
nhân tố bên trong, nó còn chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài
như:
- Các chính sách của chính phủ đối với ngành thủy sản và xuất khẩu
thủy sản như những ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước về nguồn vốn, về công nghệ
và về các chính sách, quy định…
- Chính sách hỗ trợ, viện trợ từ nước ngoài: các chương trình hỗ trợ
vốn, công nghệ cho ngành thủy sản từ các quốc gia, tổ chức khác trên thế
giới. Ví dụ như tại cuộc hội thảo giới thiệu quy trình an toàn thực phẩm các
nước trong khu vực do Công ty IBM tổ chức chiều 13-5 tại TPHCM, IBM
cho biết sẽ cùng với Tập đoàn FXA (Thái Lan) hợp tác với một số công
ty Việt Nam để cung cấp một hệ thống trong đó sử dụng công nghệ nhận dạng
bằng sóng vô tuyến (RFID) nhằm theo dõi hoạt động xuất khẩu thủy hải
sản…
- Thị trường nhập khẩu: các loại mặt hàng thủy sản nào được ưa
chuộng nhiều? quốc gia nào ưa chuộng loại mặt hàng nào?...
10
- Các quy định về nhập khẩu thủy sản của từng quốc gia, của từng vùng
trong quốc gia đó: các quy định này là khác nhau và các doanh nghiệp Việt
Nam muốn xuất khẩu được vào các quốc gia đó thì phải đảm bảo được các
quy định của các quốc gia đó.
- Tình hình kinh tế chính trị trong nước của các nước: nền kinh tế gặp
khủng hoảng, lạm phát hay là đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh, khủng
bố… thì xuất khẩu thủy sản cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
- Quan hệ kinh tế - chính trị giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên
thế giới: nếu quan hệ chính trị giữa các nước tốt thì hoạt động xuất khẩu nói
chung và xuất khâut thủy sản nói riêng sẽ được diễn ra thuận lợi hơn.
2.1.4. Vai trò của thương mại hàng thủy sản với sự phát triển kinh
tế xã hội Việt Nam
Phát triển thương mại ngành thủy sản không chỉ đem lại nguồn lợi
nhuận lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, cho ngành thủy sản mà
nó còn có đóng góp rất lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
- Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt
Nam
50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40%
sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm
thực phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam. Nuôi trồng thuỷ sản phát
triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu
thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng
dồi dào. Từ các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ
đều được sử dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời
gian tới, các mặt hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực
phẩm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.
- Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
Ngành thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực
phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ
ngành kinh tế quốc dân, ngành thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương
thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin
cho thức ăn. Có thể nói ngành thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp thực phẩm cho người dân, không những thế nó còn là một ngành
kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở
những vùng nông thôn và vùng ven biển. Những năm gần đây, đặc biệt từ
11
năm 2001 đến năm 2004, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động
trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn người
nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giải
quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó, mô hình
kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho
nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và
Trung Bộ. Nghề khai thác thuỷ sản ở sông Cửu Long được duy trì đã tạo công
ăn việc làm cho 48.000 lao động ở 249 xã ven sông.
- Xoá đói giảm nghèo
Ngành thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng
việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa,
không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà
còn góp phần xoá đói giảm nghèo. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi
thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang
quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp
dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng
nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình
thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất
nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản. Hoạt động
nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã phát
triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trung
du miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa.
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền
kinh tế biển. Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng
của biển để mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông
nghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định
hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Trong những thập kỉ qua, nhiều công trình hồ thuỷ điện đã được xây
dựng, khiến nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven
biển. Đối với nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm
hoạ, nhưng với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được
nhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể cho
hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước. Một phần
lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi
12
trồng thuỷ sản. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản trên thị
trường thế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông
sản xuất khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi
cơ cấu diện tích giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấp
bách
- Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông
thôn Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng
đất đai và lao động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn
là nuôi quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng
các mặt nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống
nuôi bán thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao
như mè, trắm, các loại cá chép, trôi Ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tính.
- Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng
sâu, vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo
Ngành thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ
quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải
đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Năm 1997, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 393/TTg phê
duyệt Chương trình cho vay vốn tín dụng đầu tư đóng tàu khai thác hải sản xa
bờ. Thực hiện quyết định này, từ năm 1997 đến năm 1999, Tổng cục Đầu tư
và Phát triển đã cho vay 867.871 triệu đồng, tương đương với 802 con tàu.
Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 64/2000/QĐ-TTg về việc
sửa đổi quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt tàu dịch vụ và đánh bắt
hải sản xa bờ, tổng số vốn đã duyệt cho vay từ năm 2000 đến năm 2005 là
182.372 triệu đồng để đóng mới 166 con tàu. Việc gia tăng số lượng tàu lớn
đánh bắt xa bờ không chỉ nhằm khai thác các tiềm năng mới, cung cấp
nguyên liệu cho chế biến mà còn góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng trên
các vùng biển của nước ta. Tính đến nay, rất nhiều cảng cá quan trọng đã
được xây dựng theo chương trình Biển đông hải đảo, cụ thể là: Cô Tô (Quảng
Ninh), Bạch Long Vĩ và Cát Bà (Hải Phòng), Hòn Mê (Thanh Hoá), Cồn Cỏ
(Quảng Trị), Lí Sơn (Quảng Nam), Phú Quí (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-
Vũng Tàu), Hòn Khoai (Cà Mau), Nam Du, Thổ Chu và Phú Quốc (Kiên
Giang). Hệ thống cảng cá tuyến đảo này sẽ được hoàn thiện đồng bộ để phục
13
vụ sản xuất nghề cá và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển của tổ
quốc.
2.2. Thị trường nhập khẩu thủy sản Mỹ
2.2.1. Đặc điểm nhu cầu thủy sản của thị trường Mỹ
Thị trường Mỹ luôn là môt thị trường hấp dẫn không chỉ đối với các
nước châu Á (trong đó có Việt Nam) mà còn là mục tiêu của nhiều nước trong
các châu lục khác.Trong số các thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của Việt
Nam thì Mỹ là thị trường khá rộng lớn và giàu tiềm năng, chỉ đứng sau Nhật
Bản. Nước Mỹ với 280 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người vào loại cao
nhất thế giới, đời sống vật chất của người dân Mỹ ở mức rất cao nên nhu cầu
về các loại thực phẩm là rất lớn cả về số lượng và chất lượng, trong đó đặc
biệt là nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản. Sức mua của người dân Mỹ lớn, giá cả
ổn định, mặt hàng chất lượng càng cao, càng đắt giá thì lại càng dễ tiêu thụ.
+ Về nhu cầu thủy sản: Khi đời sống lên cao thì nhu cầu về thủy sản
của người dân Mỹ cũng tăng lên. Hàng năm, số lượng thủy sản mà người
dân Mỹ tiêu thụ là rất lớn và rất nhiều chủng loại khác nhau. Tuy ngành thủy
sản trong nước của Mỹ vẫn phát triển rất mạnh mẽ nhưng vẫn chưa đủ để
đáp ứng được nhu cầu của người dân trong nước, do đó hàng năm Mỹ phải
nhập khẩu thủy sản từ các quốc gia khác với số lượng lớn để thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng trong nước. Nghiên cứu sức mua hàng năm được tiến hành với
1.170 người tiêu dùng ở Mỹ cho thấy, 28% người tiêu dùng thường xuyên
mua thủy sản và 52% người tiêu dùng thỉnh thoảng mua thủy sản để cải
thiện thói quen ăn uống của mình. Ngoài ra, ở độ tuổi khác nhau, người tiêu
dùng cũng có cái nhìn khác nhau về lợi ích của thủy sản. 40% người tiêu
dùng ở độ tuổi 65 và trên 65 thích ăn thủy sản, trong khi đó chỉ có 16%
người tiêu dùng ở độ tuổi 18 đến 24 thích ăn thủy sản.
+ Yêu cầu về chủng loại thủy sản: Nhu cầu thủy sản của người dân Mỹ
là rất lớn, và họ đòi hỏi sự đa dạng của các chủng loại thủy sản, một số loại
thủy sản điển hình được người dân Mỹ ưa chuộng và tiêu dùng nhiều nhất là
tôm, cá phile, cá ngừ, cá basa, cá bơn lưỡi ngựa…trong đó tôm vẫn được tiêu
dùng nhiều nhất.
+ Yêu cầu về chất lượng thủy sản: Thị trường Mỹ cũng là một thị
trường khá khắt khe và khó tính trong nhập khẩu thủy sản. Một sản phẩm
thuỷ sản phải đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng, độ an toàn thực phẩm và
hàm lượng chất dinh dưỡng thì mới có đủ khả năng xuất hiện và cạnh tranh
14
trên thị trường Mỹ. Nếu không có đủ tất cả các yêu cầu về chất lượng, chủng
loại thì sản phẩm đó sẽ bị các sản phẩm của các hãng khác cạnh tranh loại bỏ,
hoặc bị chính người tiêu dùng Mỹ tẩy chay, khả năng tồn tại và phát triển của
sản phẩm đó là rất khó khăn. Đó là về phía những người tiêu dùng còn về
phía Chính phủ Mỹ cũng có rất nhiều những qui định đặt ra cho các sản phẩm
thuỷ sản nhập khẩu. Khi đưa sản phẩm thuỷ sản vào thị trường Mỹ, chúng ta
phải quan tâm và hiểu được hệ thống pháp luật của Mỹ. Hệ thống luật của Mỹ
khá phức tạp, chặt chẽ và mới lạ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam. Vì vậy nếu không nghiên cứu tìm hiểu rõ thì các doanh nghiệp sẽ phải
gánh chịu những thua thiệt nặng nề trong kinh doanh. Có thể đơn cử một số
luật: i) Luật chống độc quyền đưa ra các chế tài hình sự khá nặng đối với
những hành vi độc quyền hoặc cạch tranh không lành mạnh trong kinh doanh,
cụ thể là phạt tiền đến 1 triệu USD đối với các công ty,100.000 USD hoặc tù
3 năm đối với cá nhân; ii) Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm, theo đó
người tiêu dùng bị thiệt hại có thể kiện nhà sản xuất về mức bồi thường thiệt
hại quy định gấp nhiều lần thiệt hại thực tế; iii) Luật liên bang và các tiểu
bang của Mỹ được áp dụng cùng một lúc trong lĩnh vực thuế kinh doanh đòi
hỏi ngoài việc nắm vững luật của tiểu bang mà các doanh nghiệp có quan hệ
kinh doanh còn phải nắm vững luật của Liên bang nữa. Vì vậy có thể nói chưa
có sự phù hợp cao giữa việc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam với yêu cầu
nhập khẩu của thị trường Mỹ.
2.2.2. Các thể chế của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu
- Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ (FDA) là một cơ quan của
Bộ Y tế (DHHS) và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (PHS). Tất cả các thực
phẩm phải được sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn của Cơ quan thực phẩm
và dược phẩm Hoa kỳ. FDA chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm (trừ thịt,
thịt gia cầm, trứng sấy khô và đông lạnh, các loại đồ uống có cồn, thuốc lá,
mỹ phẩm, dược phẩm, các chế phẩm sinh học, các dụng cụ y tế và các sản
phẩm X-quang). FDA có nhiệm vụ đảm bảo rằng các thực phẩm nhập vào Mỹ
phải là các sản phẩm an toàn, sạch, không độc hại, đúng nhãn mác với đầy đủ
các thông tin về sản phẩm. FDA đã triển khai một số chương trình an toàn
thực phẩm. Năm 1994, FDA đề xuất các quy định về Hệ thống điểm kiểm
soát tới hạn và phân tích mối nguy (HACCP). ngành cá ở Mỹ và từ khi có đạo
luật về thị trường nông nghiệp năm 1946, NMFS cung cấp dịch vụ giám định
chuyên ngành tự nguyện. Chương trình giám định sản phẩm thuỷ sản của
15
NMFS cung cấp một loạt các dịch vụ giám định chuyên ngành nhằm đảm bảo
sự tuân thủ các quy định áp dụng đối với thực phẩm. Hơn nữa, cơ quan này
còn cung cấp các dịch vụ chứng thực, phân loại và đánh giá chất lượng sản
phẩm.
Ngoài ra còn có các quy định khác liên quan đến hàng thuỷ sản nhập
khẩu:
- Luật thực phẩm: Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối
tượng chịu thuế nhập khẩu mà còn phảI đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng
và phẩm cấp để đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn.
- Đạo luật chống khủng bố sinh học năm 2002 (BTA). Việc ban hành
đạo luật này tạo điều kiện cho FDA phản ứng nhanh chóng trước các nguy cơ
khủng bố và ra các báo hiệu khẩn cấp liên quan đến việc cung cấp thực phẩm.
Đạo luật này quy định rằng FDA và Hải quan cửa khẩu (CBP) có thể cấm
nhập các thực phẩm nhập khẩu không đăng ký theo quy định và các sản phẩm
không có đủ những thông tin cần thiết. FDA và CBP đã ban hành hướng dẫn
thực hiện trong đó giải thích các cơ quan chức năng làm thế nào để thực thi
các quy định này. Theo bản hướng dẫn, trong tám tháng đầu thực hiện, các cơ
quan chức năng tập trung vào việc đào tạo hướng dẫn cho các bên có liên
quan thay vì từ chối tiếp nhận các lô hàng không đạt yêu cầu. Đạo luật bắt đầu
có hiệu lực từ 12/8/2004 và được áp dụng rộng rãi
- Luật về nhãn hiệu hàng hóa ở Mỹ tồn tại nhiều quy định do các cơ
quan chức năng khác nhau ban hành nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu
về nhãn hiệu, tên thương mại, tác quyền và sáng chế. Đạo luật về Nhãn hiệu
năm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhái theo những thương hiệu
đã được đăng ký tại Hoa kỳ, hoặc gây tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Đạo
luật Thuế quan năm 1930 cho phép các cơ quan hảI quan Mỹ cấm nhập các
sản phẩm từ nước ngoàI mang nhãn hiệu đã đựơc các tổ chức, công dân Mỹ
đăng ký tại Hoa kỳ. Các quy định của Mỹ cũng cho phép các chủ sở hữu
những đối tượng như nhãn hiệu hàng hóa và tác giả nộp đơn xin bảo hộ tại cơ
quan có thẩm quyền và nộp phí đăng ký theo quy định.
- Hệ thống đăng ký quốc gia Hoa kỳ. Có hai đạo luật quy định về chức
năng cơ bản của hệ thống đăng ký quốc gia và phạm vi ban hành các quy
phạm pháp luật liên quan là Đạo luật về đăng ký toàn liên bang và Đạo luật về
các thủ tục hành chính. Đạo luật về về các thủ tục hành chính ban hành năm
1934 thiết lập một hệ thống đồng bộ các quy định cho các cơ quan quản lý
16