UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
==========
Đề chính thức
KÌ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH VỊNG LÝ THUYẾT
Năm học 2008 – 2009
Môn thi: Văn - THPT
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 12 tháng 02 năm 2009
==============
Câu 1 (2 điểm)
Sau nhiều năm liên tục được hướng dẫn, học tập, thực hiện chương trình
sách giáo khoa mới và đổi mới phương pháp dạy học, đồng chí hãy cho biết
những yêu cầu quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học ? Từ thực tế
giảng dạy mơn của mình, đồng chí hãy liên hệ để làm sáng tỏ những yêu cầu
trên ?
Câu 2. (3 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của khổ thơ sau:
“Tơi đi lính, lâu khơng về q ngoại
dịng sơng xưa vẫn bên lở, bên bồi
khi tơi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ cịn là một nấm cỏ thơi.”
(Đị Lèn – Nguyễn Duy)
(Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.127)
Câu 3. (5 điểm)
Nhận định về giá trị thẩm mĩ của văn học, Sách giáo khoa Ngữ văn 12
Nâng cao, tập 2 trang 122 có viết:
“Giá trị thẩm mĩ của văn học là vẻ đẹp do văn học tạo nên: những bức
tranh, những hình tượng sống động, độc đáo, giàu ý nghĩa, có sức lơi cuốn và
lay động tâm hồn con người”.
Anh (Chị) hãy chọn phân tích một tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ
văn lớp 11 hoặc lớp 12 để làm sáng tỏ nhận định trên.
=======Hết=======
( Đề này có 01 trang)
ThuVienDeThi.com
đáp án đề thi GVG tỉnh năm 2009
Mụn: Vn - THPT
Câu 1. Những yêu cầu : (6 ý nhỏ, mỗi ý cho 0,25 điểm)
+ Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên
+ Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế
hệ thống câu hỏi dẫn dắt hợp lý theo nội dung bài giảng và lôgic kiến thức.
+ Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách hợp lý.
+ Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động.
+ Dạy học sát đối tượng
+ Chú ý đến kiến thức thực tế và liên hệ thực tế theo từng bộ môn.
2. Phần liên hệ thực tế giảng dạy của từng bộ môn (0,5 điểm).
Câu 2. (3 điểm)
A. Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài viết thể hiện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ có đủ ba phần mở thân
kết, văn trong sáng có hình ảnh.
- Bố cục mạch lạc, văn viết đúng phong cách.
- Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ viết cẩn thận, bài làm sạch sẽ.
B. Yêu cầu về kiến thức:
Người viết có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính
sau:
- Trong phong trào thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thơ Nguyễn Duy có
sự kết hợp hài hịa giữa cái dun dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc, cảm xúc đầm ấm,
hồn hậu.
- “Đò Lèn”, được viết ngay sau ngày đất nước đã im tiếng súng (9 – 1983) đằm sâu
triết lí mà thanh thoát nhẹ nhàng trong hơi thở dân dã tự nhiên. Khổ cuối cùng của bài thơ kết
đọ
ng nỗi buồn sâu và một suy ngẫm phổ quát về những kiếp người bình dị vơ danh.
+ Cách kể “Tơi đi lính, lâu không về quê ngoại” tưởng như lời tự sự bình thường,
nhưng nó chất chứa trong đó cả một q khứ, nén dồn thời gian dằng dặc của cuộc chiến
tranh, những nén dồn tâm trạng, vì con người bị cuốn dồn theo dịng chảy lịch sử, khơng
được sống với đời thường.
+ Câu thơ “khi tơi biết thương bà thì đã muộn - bà chỉ cịn là một nấm cỏ thơi.” thể
hiện sâu sắc tình cảm của nhà thơ đối với người thân và đối với cả kiếp sống của con người.
Hình ảnh “nấm cỏ” đã gợi lên biết bao xúc cảm trong lòng người đọc và ám ảnh khi đặt vào
dòng thác cuộn chảy của lịch sử. Thiên nhiên vẫn vậy “dịng sơng xưa vẫn bên lở, bên bồi”,
chỉ con người trở thành hư vơ.
- Lời thơ nhỏ nhẹ, hình ảnh thơ quen thuộc (“dịng sơng”, “nấm cỏ”) nhưng chứa
đựng bao tâm sự của nhà thơ khi nghĩ về lịch sử về những con người bình thường như “bà
tơi” vơ danh, khiêm nhường, nhỏ bé mà vĩnh hằng.
- Khổ thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Duy: hướng tới cái đẹp của đời sống
giản dị, phát hiện trong thế giới quen thuộc ấy sự lắng kết của những giá trị vĩnh hằng.
C. Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng được yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
ThuVienDeThi.com
- Điểm 2: Trình bày được ba yêu cầu trên, cịn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Khơng đáp ứng được u cầu, hồn tồn sai lạc.
Câu 3. (5 điểm)
A. Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học gắn liền với vấn đề lý luận.
- Bố cục mạch lạc, văn viết đúng phong cách.
- Hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ viết cẩn thận, bài làm sạch sẽ.
B. Yêu cầu về kiến thức:
1. Giá trị thẩm mĩ của văn học.
- Giá trị thẩm mỹ là khả năng của văn học có thể phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của
cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận được và biết rung động một cách
tinh tế, sâu sẳc trước những vẻ đẹp đó.
- Giá trị thẩm mĩ của văn học được thực hiện trong một phạm vi hết sức rộng lớn, phong
phú.
+ Văn học mang đến cho con người những vẻ đẹp mn hình mn vẻ của cuộc đời: vẻ
đẹp trong thiên nhiên, trong cảnh vật của đất nước, trong cuộc sống đời thường, trong truyền
thống lịch sử…
+ Cái đẹp trong văn học không chỉ thể hiện trong nội dung mà cịn ở hình thức. Đó là
những thủ pháp nghệ thuật làm cho hình tượng trở nên sinh động, hấp dẫn, nghệ thuật kết cấu
tác phẩm một cách chặt chẽ, hợp lí, nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ một cách điêu luyện…
+ Sự kết hợp hài hòa giữa hình thức đẹp và nội dung đẹp, văn học ni dưỡng đời sống
tâm hồn con người làm cho con người thêm yêu cuộc sống, “làm cho lòng người được thêm
trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam)
Bản chất của giá trị thẩm mỹ là đề cập đến cái hay, cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật; sự
hấp dẫn, thú vị, dư âm mà tác phẩm để lại trong lòng bạn đọc; và đỉnh cao là sự kích thích
khả năng đồng sáng tạo ở độc giả.
2. Phân tích tác phẩm thơ:
- Chọn tác phẩm thơ trong chương trình Văn học lớp 11 hoặc lớp 12.
- Phân tích tác phẩm sát hợp, hướng tới làm rõ giá trị thẩm mỹ của tác phẩm.
- Làm rõ đặc trưng giá trị thẩm mĩ trong tác phẩm được chọn phân tích.
C. Cách cho điểm:
- Điểm 5:Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu, nắm chắc vấn đề, giải quyết đúng hướng, có
trọng tâm; chọn tác phẩm, phân tích sâu sắc, sáng tạo; văn giàu chất tư duy. Diễn đạt tốt, chữ
viết sạch, rõ.
- Điểm 4: Bài làm đảm bảo hiểu vấn đề, có định hướng đúng, có những phân tích sâu sắc.
Tuy nhiên ý có thể chưa thật toàn diện. Văn viết khá, chữ viết sạch.
- Điểm 3: Bài làm tỏ ra hiểu định hướng, chỉ ra được các biểu hiện của tiêu chuẩn thẩm
mỹ, tuy nhiên chưa đầy đủ và phân tích chưa thật sát hợp. Văn viết được, chữ rõ ràng.
- Điểm 2: Chưa thật nắm chắc định hướng, có sự lệch ý, sa đà vào phân tích tác phẩm
tràn lan. Văn vụng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa hiểu chính xác vấn đề, diễn xuôi thơ, văn vụng, chữ xấu.
- Giám khảo phát hiện và trân trọng những bài làm tuy chưa toàn diện nhưng tỏ ra
độc đáo, sáng tạo.
(Hướng dẫn chấm này có 02 trang)
ThuVienDeThi.com