Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư Hợp tác kinh tế Việt – Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.77 KB, 47 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH











LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


NGÀNH
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt tài chính tại Công ty cổ
phần Đầu tư Hợp tác kinh tế Việt – Lào















Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư Hợp
tác kinh tế Việt - Lào 3
1.1.1. Lịch sử hình thành 3
1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 4
1.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 6
1.1.3.1. Tổ chức lao động của công ty 6
1.1.3.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty 6
1.1.4. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty qua 3 năm (2009 - 2011). 8
PHẦN 2 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT - LÀO 11
2.1. Tình hình phân tích tài chính của công ty 11
2.1.1.Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty 11
2.1.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty 11
2.1.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty 14
2.1.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 17

2.1.2.1. Phân tích tình hình công nợ 17
2.1.2.2. Phân tích khả năng thanh toán 20
2.1.3. Phân tích tình hình tài trợ vốn 21
2.1.3.1. Vốn lưu động thường xuyên 21
2.1.3.2. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 22
2.1.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 22
2.1.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh của công ty 22
2.1.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
2.1.4.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua
bảng báo cáo kết quả kinh doanh. 24
2.1.5. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho - Vòng quay dự trữ 27
2.1.6. Phân tích khả năng độc lập tự chủ về tài chính 30
2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của công ty 31
2.2.1. Hiệu quả đạt được 31
2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân 32
2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty 33
2.3.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của
công ty 33
2.3.1.1. Giải pháp nâng cao năng lực thanh toán của của công ty 33
2.3.1.2. Giải pháp nâng cao năng lực cân đối vốn 35
2.3.1.3. Giải pháp nâng cao năng lực tuần hoàn vốn 36
2.3.1.4. Giải pháp nâng cao năng lực sinh lợi 36
2.2.3 Kiến nghị 39
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU


Trang
Sơ dồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 7
Bảng 1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 5
Bảng 1.2 Cơ cấu lao động của công ty 6
Bảng 1.3: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty năm 2009 - 2011 8
Bảng 2.1: cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm 2009 - 2011 12
Bảng 2.2: cơ cấu nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2009 – 2011 15
Bảng 2.3: Phân tích tình hình công nợ. 18
Biểu 2.4: Phân tích một số hệ số tài chính chủ yếu 20
Bảng 2.5: Tình hình vốn lưu động thường xuyên của công ty qua 3 năm 21
Bảng 2.6: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty. 22
Biểu 2.7: Biểu hiệu quả sử dụng vốn cố định 23
Biểu 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty 24
Biểu 2.9: Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2009, 2010, 2011 25
Bảng 2.10: Vòng quay hàng tồn kho 27
Biểu 2.11: Phân tích hàng tồn kho 28

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH

DANH MỤC VIẾT TẮT

1. CCDV : Cung cấp dịch vụ
2. HĐKD : Hoạt động kinh doanh
3. TSDH : Tài sản dài hạn
4. TSNH : Tài sản ngắn hạn
5. DN : Doanh nghiệp
6. XDCB : Xây dựng cơ bản
7. TSCĐ : Tài sản cố định

8. TCDH : Tài sản dài hạn
9. VCSH : Vốn chủ sỏ hữu
10. BQ : Bình quân
11. TT : Thanh toán
12.VCĐ : Vốn cố định
13. VLĐ : Vốn lưu động
14. Hệ số ĐNVCĐ : Hệ số đảm nhiệm vốn cố định
15. Tỷ suất SLVCĐ : Tỷ suất sinh lời vốn cố định
16. CPĐTHTKT : Cổ phần đầu tư hợp tác kinh tế
17. DTT : Doanh thu thuần
18. KDDD : Kinh doanh dở dang
19. NCVLĐTX : Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
20. CĐKT : Cân đối kế toán
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
1
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nước nhà từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp
và dịch vụ lớn. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi
cho các ngành kinh tế phát triển song nó cũng đặt ra cho các doanh nghiệp
những yêu cầu và thách thức mới. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự
mình vượt qua những thách thức trên thị trường, tránh nguy cơ bị đào thải bởi
các quy luật cạnh tranh của cơ chế thị trường.
Trong bối cảnh đó, yếu tố có tính chất quyết định đến khả năng ổn định
và phát triển trên thị trường của các doanh nghiệp là khả năng về tài chính.
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là một phương thức hiệu quả
cho việc quản lí và sử dụng tiềm lực tài chính, mặt khác việc phân tích tình
hình tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản lí thấy rõ thực trạng

hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp
làm căn cứ để hoạch định các phương án hoạt động phù hợp cho tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng của vần đề tài chính đối với sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiêp. Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần
Đầu tư Hợp tác kinh tế Việt - Lào, được sự cho phép của khoa Kinh tế trường
Đại học Vinh cùng sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Thu Cúc, em xin
chọn đề tài làm báo cáo thực tập tốt nghiệp là: “Nâng cao hiệu quả hoạt tài
chính tại Công ty cổ phần Đầu tư Hợp tác kinh tế Việt - Lào”.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Em kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
và tập thể phòng kế toán - tài chính của công ty để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Cảnh
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
2
* Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: trong 3 năm 2009 - 2011.
- Không gian: Tại Công ty cổ phần Đầu tư Hợp tác kinh tế Việt - Lào,
Số 1, đường Phan Bội Châu, TP Vinh, Nghệ An.
* Kết cấu bài báo cáo:
- Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Đầu tư Hợp tác kinh tế Việt-Lào.
- Phần 2: Nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty cổ phần
Đầu tư Hợp tác kinh tế Việt - Lào.




Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
3
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT - LÀO
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư Hợp tác
kinh tế Việt - Lào
1.1.1. Lịch sử hình thành
Tên công ty: Công ty cổ phần Đầu tư Hợp tác kinh tế Việt - Lào
Tên giao dịch quốc tế: Việt - Lào Investmenr and Economic
Cooperation Joint stock Company (VILACO).
Địa chỉ: số 1 - Phan Bội Châu - TP Vinh - Nghệ An.
Các đơn vị trực thuộc:
- Cửa hàng thương mại Việt - Lào.
- Trung tâm kinh doanh tổng hợp Việt - Lào.
- Xí nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng Việt - Lào.
- Khách sạn Việt - lào, Nhà hàng, khách sạn sinh thái Việt - Lào.
Ngày 25/09/1998, xí nghiệp đầu tư hợp tác kinh tế với CHDCND Lào
được thành lập theo quyết định số 3514/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghệ An.
Ngày 11/11/1999, theo quyết định số 3893/QĐ-UB xí nghiệp đổi tên thành
Công ty thương mại và dịch vụ tỉnh Nghiệ An để tiếp tục thực hiện dự án “
Phát triển kinh tế hợp tác với CHDCND Lào”, trực thuộc Sở Thương mại
Nghệ An quản lý.
Thực hiện quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 73/2003/QĐ-TT,
ngày 29/04/2003 phê duyệt “Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
nhà nước thuộc UBND tỉnh Nghệ An đến năm 2005”, công ty đã thực hiên
thủ tục tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp với trị giá cổ phần bán ra là 80%.
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo pháp luật Việt Nam, có con
dấu riêng, mã số thuế, tài khoản ở các ngân hàng (ngân hàng Ngoại thương

Vinh, ngân hàng Công thương Nghệ An, ngân hàng Đầu tư và phát triển Nghệ
An, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Vinh, ).
- Mã số thuế của công ty là: 2900329418
- Số đăng ký kinh doanh là : 2900329418
- Năng lực tài chính: tính đến năm 2011
.Vốn điều lệ : 22.785 Triệu đồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
4
. Vốn lưu động : 136.468 Triệu đồng
. Vốn cố định : 40.378 Trệu đồng
1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần Đầu tư Hợp tác kinh tế Việt - Lào hoạt động với các
ngành nghề chủ yếu là:
- Sản xuất chế biến, mua bán hàng lương thực, nông lâm hải sản, hàng
công nghệ phẩm, đồ điện gia dụng, đồ dùng cá nhân, hàng điện tử, điện lạnh.
- Mua bán xe ôtô, xe gắn máy, máy móc phụ tùng vật tư thiết bị điện,
hàng trang trí nội thất, hàng thủ công mĩ nghệ, vật liệu xây dựng, nhựa đường
các loại, vải thủy tinh, khí hóa lỏng (gas) và bếp ga, lâm sản.
- Khai thác, vận chuyển lâm sản, vật liệu xây dựng.
- Xây dựng công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,
trạm biến áp điện, lắp đặt điện nước; đầu tư xây dựng các công trình xử lý
nước và rác thải.
- Mua bán phân bón (lân, đạm), vật tư hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước
cấm), hàng thực phẩm (đường, bánh kẹo, thực phẩm đóng gói), rượu, bia,
nước giải khát, thuốc lá (đều sản xuất trong nước).
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
- Dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế; dịch vụ vật lý trị liệu.
- Dịch vụ môi giới, tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp trong nước,
dịch vụ tuyển dụng, cung ứng lao động cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

- Khai thác, chế biến, mua bán khoáng sản (thiếc, manggan, crôm, sắt,
chì, đồng, niken,…)
- Cho thuê kho, bãi và văn phòng làm việc
- Tư vấn quy hoạch, trồng rừng, lập dự án khu nguyên liệu phục vụ
công nghiệp chế biến.
- Trồng rừng và chăm sóc rừng trồng.
- Mua bán thiết bị y tế.
- Kinh doanh bất động sản (Không bao gồm hoạt động môi giới, định
giá và sàn giao dịch bất động sản).
- Kinh doanh xăng dầu.
- Dịch vụ sửa chữa ôtô.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
5
Từ bảng 1.1 ta thấy tỷ lệ giá trị tài sản cố định của công ty còn tương
đối mới với giá trị còn lại là 77,86%. Đa số tài sản chưa khấu hao đến 25%,
có thể nói công ty đã nhanh chóng đổi mới cơ sở vật chất phù hợp với xu thế
cạnh tranh trên thị trường, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng và
khách sạn. Mặt khác từ biểu 2.1 ta cũng thấy rõ công ty đã đầu tư mạnh cho
cơ sơ vật chất phương tiện vận tải và máy móc thiết bị quản lý. Đây cũng
chính là đặc thu của hình thức kinh doanh.

Bảng 1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
GT(trđ) T.Tr% GT(trđ) T.Tr% GT(trđ) T.Tr%
1.Nhà cửa, vật kiến trúc
24,253 82.98 4,861 20.04 19,392 79.96
2.Máy móc thiết bị
2,398 8.20 868 36.20 1,530 63.80
3.Phương tiện vận tải
2,296 7.86 625 27.22 1,671 72.78

4.Thiết bị quản lý
128 0.44 96 75.00 32 25.00
5.Cây lâu năm, súc vật
154 0.53 21 13.64 133 86.36
Tổng
29,229 100 6,471 22.14 22,758 77.86
Giá trị còn lại
Tài sản cố định
Nguyên giá Giá trị hao mòn

(Nguồn: báo cáo tài chính năm 2011)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
6
1.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
1.1.3.1. Tổ chức lao động của công ty
Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện qua:

Bảng 1.2 Cơ cấu lao động của công ty
Đại học Cao đẳng trung cấp Phổ thông
1. Khách sạn và nhà hàng sinh thái 20 3 3 5 9
2. Khách sạn Việt Lào 18 4 2 5 7
3. Xí nghiệp 58 11 10 7 30
4. Lữ hành 8 2 4 2 0
5. Văn phòng công ty 58 18 15 12 13
6. Tổng 162 38 34 31 59
7. Tỉ lệ (%) 100 23,5 21 19,1 36,4
Bộ phận Số lượng
Trình độ


( Nguồn: thuyết minh báo cáo tài chính năm 2011)
Từ bảng 1.2 cho ta thấy tình hình lao động của công ty như sau: Tỷ
lệ lao động có trình độ đại học chiếm 23,5% trong tổng số lao động của
công ty. Đây là một tỷ lệ cao đối với doanh nghiệp. Lao động có trình độ
cao đẳng và trung cấp chiêm phần lớn trong cơ cấu lao động của công ty
tới 40,1% tổng số lao động. Và lao động phổ thông chỉ chiếm 36,4%.
Điều đó cho thấy đội ngũ lao động nhất là nhà quản trị của công ty có
trình độ chuyên môn khá cao.
1.1.3.2. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty
Công ty tổ chức quản lý được thể hiện qua sơ đồ 2.1: Theo mô hình tổ
chức này tạo nhiều thuận lợi cho công ty trong việc quản lý và sử dụng nguồn
lực của công ty. Các phòng ban công ty và các đơn vị trực thuộc có quan hệ
chặt chẽ và thống nhất với nhau.
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.
- Đại hội cổ đông: gồm tất cả các thành viên có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của công ty.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
7
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
Sơ dồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty



























Ban kiểm soát
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc kiêm hội đồng
quản trị
Các đơn vị trực thuộc Các phòng ban
doanh nghiệp
Phòng hành chính
sự nghiệp
Phòng kế hoạch
Phòng kế toán tài vụ

Phòng nghiệp vụ
Cửa hàng thương mại

Xí nghiệp kinh
doanh vật liệu xây
dựng
Khách sạn Việt Lào
Nhà hàng, khách sạn
sinh thái Việt Lào
Phó giám đốc
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
8
- Ban kiểm soát: thực hiện giám sát hội đồng quản trị, giám đốc trong
việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ
đông, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm
- Giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, quyết định về tất cả hoạt
động hàng ngày liên quan đến hoạt động của công ty, tổ chức thực hiện các
quyết định của hội đồng quản trị và kế hoạch kinh doanh của công ty.
- Các phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc trong việc điều hành
công ty.
- Phòng kế toán tài vụ: chịu trách nhiệm về hạch toán kinh tế, tham
mưu cho giám đốc về tài chính
- Phòng nghiệp vụ: trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ mua bán, cung cấp
hàng hóa dịch vụ.
- Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu: Nghiên cứu thị trường, xúc tiến các
mối quan hệ đối ngoại nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về khách hàng
- Phòng tổ chức hành chính: giúp giám đốc quản lý nhân sự trong
công ty
- Cửa hàng thương mại Việt Lào: kinh doanh tổng hợp.

- Khách sạn Việt Lào, khách sạn, nhà hàng sinh thái Việt Lào, kinh
doanh dịch vụ ăn uống, phòng nghỉ
1.1.4. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty qua 3 năm (2009 - 2011).

Bảng 1.3: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty năm 2009 – 2011

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/ 2010
1. Tài sản bình quân Triệu đồng 61,993 119,752 170,882 57,759 51,130
2. Vốn chủ sỏ hữu bình quân Triệu đồng 16,032 24,374 32,807 8,342 8,433
3. Doanh thu thuần Triệu đồng 250,978 450,003 623,946 199,025 173,943
4. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 2,517 2,756 4,044 239 1,288
5. Tỷ suất sinh lời của DTT
ROS = (4)/(3)
% 1 0.61 0.65 -0.39 0.04
6. Số vòngquay của tài sản
SOA = (3)/(1)
Vòng 4.05 3.76 3.65 -0.29 -0.11
7. Tỷ suất sinh lời của tài sản
ROA= (5)*(6)
% 4.06 2.30 2.37 -1.76 0.07
8. Hệ số tài sản so với VCSH
AOE = (1)/(2)
Lần 3.87 4.91 5.21 1.05 0.30
9.Tỷ suất sinh lời của VCSH
ROE = (7)*(8)
% 15.70 11.31 12.33 -4.39 1.02

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH

9

Qua bảng phân tích 1.3 ta thấy: các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh
doanh của công ty qua các năm 2009, 2010, 2011 đều ở mức thấp, cụ thể là:
Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần năm 2010 là 0,61% giảm so với
năm 2009 là 0,39%; năm 2011 là 0,65% tăng so với 2010, nhưng tăng không
đáng kể (0,04%).
Tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2010 là 2,3% giảm so với năm 2009
là 0,29%; năm 2011 là 1,76% tăng so với năm 2010 là 0,07%; tăng
không đáng kể. Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả
năng sinh lợi của công ty qua một đồng vốn đầu tư, là chỉ tiêu quan trọng đối
với các nhà đầu tư. Các nhà quản lý phải luôn đưa ra các chính sách, chiến
lược kinh doanh nhằm tăng doanh lợi tài sản, cũng có nghĩa là tăng khả năng
sinh lợi cho công ty.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2010 là 11,31% giảm 4,39%
so với năm 2009; năm 2011 là 12,33% tăng so với năm 2010 là 1,02%.
Nguyên nhân của sự thay đổi chỉ tiêu ROE là do sự thay đổi của lợi nhuận sau
thuế là chủ yếu, vì thông qua bảng cân đối kế toán ta thấy vốn chủ sở hữu
bình quân qua các năm thay đổi không đáng kể. Chứng tỏ khả năng sinh lơi
của vốn chủ sở hữu tăng giảm chưa ổn định. Đây là một trong những vấn đề
mà các nhà đầu tư thường quan tâm nhất vì khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư
vào công ty, họ muốn tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu. Do đó, đây là một
mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty.
Giá vốn hàng bán trong 3 năm có xu hướng tăng dần. Năm 2010 tăng
191.287(trđ) so với năm 2009; năm 2011 tăng 162.925(trđ). Giá vốn hàng bán
qua các năm tăng là do sự biến động về giá cả của các nguồn hàng đầu vào
Do những biến động của doanh thu và giá vốn hàng bán nên dẫn đến
các chỉ tiêu về: doanh thu thuần, lợi nhuận gộp của công ty cũng biến đổi qua
các năm.
Lợi nhuận gộp của công ty tăng qua các năm: Năm 2009 lợi nhuận gộp

đạt 17.762(trđ) trong khi đó năm 2010, 2011 đạt lần lượt là 25.501(trđ) và
36.974(trđ). Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô và phạm vi kinh doanh của
công ty ngày càng được mở rộng với nhiều lĩnh vực mới, đồng thời do biến
động về giá cả đầu vào tăng nhanh đã ảnh hưởng mạnh tới hai chỉ tiêu này.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng qua các năm:
Năm 2009 chi phí bán hàng là 4.935 (trđ), đến năm 2010 chi phí bán hàng
tăng lên 7.739 (trđ), sang năm 2011 chi phí bán hàng tăng 14.173 (trđ). Chi
phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng giảm không đều, năm 2009 là 6.870 (trđ),
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
10
năm 2010 thì giảm còn 6.496 (trđ), nhưng sang năm 2011 chi phí này tăng lên
9.504 (trđ).
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh qua 3 năm: Năm 2009 lợi
nhuận thuần đạt 2.727(trđ) trong khi đó năm 2010, 2011 đạt lần lượt là 3.110
(trđ) và 4.566 (trđ).
Ngoài những hoạt động kinh doanh buôn bán, công ty còn có các khoản
thu khác từ hoạt đông tài chính. Mặc dù lợi nhuận từ những hoạt động này
không cao nhưng cũng góp phần xây dựng hình ảnh công ty, giới thiệu công
ty với nhiều lĩnh vực hoạt động đa dạng
Nhìn chung qua 3 năm, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty vẫn
phát triển, mặc dù trong tình trạng nền kinh tế suy thoái nhưng công ty vẫn giữ
được sự ổn định tương đối tốt và đưa lại lợi nhuận sau thuế năm sau cao hơn so
với năm trước.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
11
PHẦN 2
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT - LÀO


2.1. Tình hình phân tích tài chính của công ty
2.1.1.Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty
2.1.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty
Qua bảng 2.1 cho ta thấy: Năm 2009 tổng tài sản doanh nghiệp đang
quản lý và sử dụng là 74.588(trđ), trong đó TSNH 52.801(trđ) chếm 69,82%;
TSDH là 22.507 (trđ) chiếm 30,18%. Xem xét từng loài tài sản: TSCĐ
19.741(trđ) chiếm 87,71% thể hiện DN đã đầu tư một khoản tiền lớn để mua
sắm máy móc thiết bị mới để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa và cung cấp
sản phẩm dịch vụ. Chi phí XDCB 238(trđ) chiếm 1,21% thể hiện DN đang
tiến hành xây dựng một số công trình để mở rộng DN và bàn giao đưa vào sử
dụng làm tăng giá trị TSCĐ vào năm 2010, 2011. Khoản đầu tư tài chính dài
hạn 230(trđ) thể hiện DN đã bước đầu đầu tư tài chính dài hạn hy vọng tìm
kiếm nguồn lợi tức lâu dài, điều đó cũng phù hợp với xu thế chung là đa dạng
hóa các hoạt động để giảm rủi ro tài chính. Doanh nghiệp không đầu tư tài
chính ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền 2.447(trđ) chiếm 4,7%
chiếm tỷ lệ nhỏ, lượng tiền dữ trữ không lớn, điều này chưa hẳn là không tốt
bởi vì dự trữ tiền mặt quá nhiều và quá lâu thì cũng làm mất khả năng sinh lời
của nguồn vốn DN. Các khoản phải thu ngắn hạn 27.101(trđ) chiếm 52.04%
thể hiện doanh nghiệp đã tiêu thu được hàng hóa, sản phẩm dịch vụ của DN
được thị trường chấp nhận, tuy nhiên cần tích cực thu hồi vốn để giảm bớt ứ
đọng vốn trong khâu thanh toán, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn lớn
trong thời gian dài. Hàng tồn kho 12.305(trđ) chiếm 23,63% chiếm tỷ lệ lớn,
DN đã dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho để tạo điều kiện cho hoạt
động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục, tránh rủi ro trong
việc nguồn hàng không ổn định, nhưng DN cũng cung cấp thêm dịch vụ như:
nhà hàng, khách sạn, du lịch lữ hành cho nên cần xem lại giá trị hàng tồn
kho cho hợp lý để tránh rủi ro biến động giá trên thị trường.





Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
12

Bảng 2.1: cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm 2009 - 2011
ĐVT: Triệu đồng
Số tiền T. Tr% Số tiền T. Tr% Số tiền T. Tr% Số tiền T.Lệ% T. Tr% Số tiền T.Lệ% T. Tr%
A. Tài sản ngắn hạn
52,081
69.82
133,441
80.91
136468
77.17 81,360 156.22 90.07 3,027 2.27 25.38
I. Tiền và các khoản TĐT
2,447
4.70
929
0.70
2967
2.17 -1,518 -62.04 -1.87 2,038 219.38 67.33
II. Các khoản phải thu ngắn hạn
27,101 52.04
56,267
42.17
69930
51.24 29,166 107.62 35.85 13,663 24.28 451.37
1. Phải thu của khách hàng 9,374 34.59 22,607 40.18 23445 33.53 13,233 141.17 45.37 838 3.71 6.13

2. Trả trước cho người bán 10,959
40.44
12,679
22.53 27879 39.87 1,720 15.69 5.90 15,200 119.88 111.25
3.Các khoản phải thu khác 6,766 24.97 20,981 37.29 18606 26.61 14,215 210.09 48.74 -2,375 -11.32 -17.38
III. Hàng tồn kho
12,305
23.63
68,113
51.04
56796
41.62 55,808 453.54 68.59 -11,317 -16.62 -373.87
1. Hàng tồn kho 12,305 100 68,113 100 56796 100 55,808 453.54 100 -11,317 -16.62 100
IV. Tài sản ngắn hạn khác
10,227 19.64
8,132
6.09
6775
4.96 -2,095 -20.48 -2.57 -1,357 -16.69 -44.83
1.Thuế GTGT được khấu trừ 10,227 100 2,508 31 938 14 -7,719 -75.48 368 -1,570 -62.60 116
2. Tài sản ngắn hạn khác 6,074 5837 86 6,074 - - -237 -3.90
B. Tài sản dài hạn
22,507
30.18
31,476
19.09
40378
22.83 8,969 39.85 9.93 8,902 28.28 74.62
I.Các khoản phải thu dài hạn
2,517

8
-
- 2,517 - - - -
II. Tài sản cố định
19,741 87.71
28,710
91.21
32098
79.49 8,969 45.43 100 3,388 11.80 38.06
1. Nguyên giá 23,760 120.36 31,579 109.99 35835 111.64 7,819 32.91 87.18 4,256 13.48 125.62
2. Giá trị hao mòn luỹ kế -4,257 -21.56 -5,133 -17.88 -6604 -20.57 -876 20.58 -9.77 -1,471 28.66 -43.42
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 238 1.21 2,264 7.89 29231 91.07 2,026 851.26 22.59 26,967 1191.12 795.96
III. Các khoản đầu tư TCDH
230 1.02
230
0.73
8280
1.02 0 0 0 8,050 3500 90.43
1. Đầu tư tài chính dài hạn khác 230 100 230 100 8280 100 0 0 0 8,050 3500 100
IV. Tài sản dài hạn khác
2,536
11.27
18
0.06
-
- -2,518 -99.29 -28.07 - - -
1. Phải thu dài hạn 2,517 99.25 -2,517 -100 99.96 0 - -
2. Tài sản dài hạn khác 19 0.75 18 100 - - -1 -5.26 0.04 - - -
Tổng cộng tài sản
74,588 100

164,917
100
176846
100 90,329 121.10 100 11,929 7.23 100
2010/2009 2011/2010
Chỉ tiêu
Năm2009 Năm 2010 Năm 2011
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
13
Năm 2010: Tổng tài sản DN đang quản lý và sử dụng là 164.917(trđ)
trong đó TSNH 133.441(trđ) chiếm 80,91%; TSDH là 31.476(trđ) chiếm
19,09%. So với năm 2009: tổng tài sản tăng 90.329(trđ) với tỷ lệ tăng
121,1% (TSDH tăng 8.969(trđ), TSNH tăng 81.360(trđ)). Như vậy quy mô
vốn DN tăng lên theo hướng chủ yếu tăng tài sản ngắn hạn.
Năm 2011: Tổng tài sản DN đang quản lý và sử dụng 176.846(trđ)
trong đó: TSNH là 136.468(trđ) chiếm 77,17%; TSDH là 40.378(trđ) chiếm
22,83%. So với năm 2010 tổng tài sản tăng 11.929(trđ) với tỷ lệ tăng 7,23%
(TSNH tăng 3.027(trđ), TSDH tăng 8.902(trđ)), quy mô vốn trong năm tăng:
tốc độ tăng của TSDH lớn hơn tốc độ tăng của TSNH. Đi xem xét từng loại
tài sản ta thấy:
Trong TSNH: Năm 2010 tỷ trọng các khoản phải thu, hàng tồn kho
(các khoản phải thu tăng 29.166(trđ), hàng tồn kho tăng 55.80 (trđ) nhưng vẫn
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSNH (các khoải thu phải thu chiếm 42,17%,
hàng tồn kho chiếm 51,04%). Năm 2011: các khoản phải thu tăng 13.663(trđ),
hàng tồn kho giảm 11.317 (trđ) vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSNH (các
khoải thu phải thu chiếm 51,24% hàng tồn kho chiếm 41,64%). Điều này cho
thấy DN đã bị chiếm dụng vốn, mất đi chi phí sử dụng vốn trong khi đó DN
phải đi vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất trong kỳ. Tuy nhiên xét

trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay việc chiếm dụng vốn là chuyện bình
thường. Mặt khác DN mở rộng quy mô kinh doanh nên việc tăng tín dụng cho
khách hàng là chiến lược của DN để thu hút khách hàng. Các khoản phải thu
ở đây là các khoản phải thu chưa đến hạn mà DN bán cho khách hàng theo
phương thức trả chậm. Tuy vậy DN phải kiểm soát chặt chẽ các khoản này để
tránh tình trạng ứ đọng vốn, gây khó khăn cho khả năng thanh toán của DN,
hơn nữa nó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vì đây là các khoản vốn chết
không có khả năng sinh lời.
Vốn bằng tiền: Năm 2010 là 929(trđ) giảm 1.518(trđ), tỷ lệ giảm
62,04%; so với nợ ngắn hạn 131.949(trđ) thì lượng tiền mặt hơi ít, điều đó sẽ
gây khó khăn trong thanh toán khi phải đối mặt với các khoản nợ sắp đến hạn.
Năm 2011 là 2.967(trđ) tăng 2.038(trđ) với tỷ lệ tăng 219,38%; tạo điều kiện
thuận lợi hơn khi thực hiện các giao dịch cần tiền, nhưng so với khoản nợ
ngắn hạn là 142.900(trđ) thì lượng tiền mặt đó cũng không phải là nhiều. Khi
DN cần tiền mặt thì có thể bán một số TSNH khác có khả năng thanh khoản
cao mà DN đang đầu tư.
Trong TSDH thì TSCĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu (năm 2010 chiếm
91,21%, năm 2011 chiếm 79,49%), năm 2010 là 28.710(trđ) tăng 8.969(trđ)
với tỷ lệ tăng là 45,43%, thể hiện TSCĐ của DN được trang bị mới và được
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
14
nâng cấp thường xuyên để chú trọng vào việc mở rộng và tăng năng lực sản
xuất. Năm 2011 là 32.098(trđ) tăng 3.388(trđ) tỷ lệ tăng 11,8% nhưng tốc độ
tăng chậm hơn so với năm trước.
CPXDCB năm 2010 là 2.264(trđ) chiếm 7,89% tăng 2.026(trđ) với tỷ lệ
tăng 851,26%, cho thấy chi phí này tăng mạnh, thể hiện DN đang tiến hành
xây dựng các công trình chưa hoàn thành, năm 2011 là 29.231(trđ) tăng
26.967(trđ) với tỷ lệ tăng là 1.191,12% thể hiện khối lượng công trình năm
2011 tăng mạnh vì vậy công ty cần cố gắng hoàn thành đúng hoặc sớm thời

hạn đưa vào sử dụng và làm tăng tổng giá trị TSCĐ.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: năm 2010 là 230(trđ) chiếm 0,73%
không thay đổi so với năm 2009, năm 2011 là 8.280 (trđ) tăng 8.050(trđ) với
tỷ lệ 3.500%
Thể hiện doanh nghiệp đang quan tâm vào hoạt động tài chính với kỳ
vọng thu lại lợi nhuận lớn.
2.1.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Tài sản là chỉ tiêu biểu hiện về mặt hiện vật còn nguồn vốn là chỉ tiêu
biểu hiện về mặt giá trị. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty cho ta biết
được tình hình phân bổ nguồn vốn có hợp lý hay không, tình hình độc lập tự
chủ về vốn của doanh nghiệp.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
15

Bảng 2.2: cơ cấu nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2009 – 2011
ĐVT: Triệu đồng
Số tiền T.Tr% Số tiền T.Tr% Số tiền T.Tr% Số tiền T.Lệ% T.Tr% Số tiền T.Lệ% T.Tr%
A. Nợ phải trả 57.509 77,1 133.249 80,80 142.900 80,80 75.740 131,70 83,85 9.651 7,24 80,90
I. Nợ ngắn hạn
56.178 97,69 131.949 99 136.236 95,34 75.771 134,88 100,04 4.287 3,25 44,42
1. Vay ngắn hạn 31.033 55,24 84.300 63,89 75.732 55,59 53.267 171,65 70,30 -8.568 -10,16 -199,86
2. Phải trả cho người bán 1.595 2,84 9.452 7,16 12.179 8,94 7.857 492,60 10,37 2.727 28,85 63,61
3. Người mua trả tiền trước
9.360 16,66 15.956 12,09 23.005 16,89 6.596 70,47 8,71 7.049 44,18 164,43
4. Thuế và các khoản phải nộp NN
947 1,69 193 0,15 1.070 0,79 -754 -79,62 -1 877 454,40 20,46
5. Phải trả cho người lao động
146 0,26 0 0 72 0,05 -146 -100 -0,19 72 - 1,68

6. Chi phí phải trả 476 0,85 1.471 1,11 1.902 1,40 995 209,03 1,31 431 29,30 10,05
7. Các khoản phải trả ngắn hạn 12.621 22,47 20.577 15,59 22.756 16,70 7.956 63,04 10,50 2.179 10,59 50,83
II. Nợ dài hạn
1.331 2,31 1.300 1 6.664 4,66 -31 -2,33 -0,04 5.364 412,62 55,58
1. Vay và nợ dài hạn
1.331 100 1.300 - 6.664 - -31 -2,33 100 5.364 412,62 100
B. Vốn chủ sở hữu 17.079 22,90 31.668 19,20 33.946 19,20 14.589 85,42 16,15 2.278 7,19 19,10
I. Vốn chủ sở hữu
16.675 97,63 31.466 99,36 33.585 98,94 14.791 88,70 101,38 2.119 6,73 93,02
1. Vốn đầu tư của chủ sở hứu 7.929 47,55 20.690 65,75 22.785 67,84 12.761 160,94 86,28 2.095 10,13 98,87
2. Thặng dư vốn cổ phần 509 3,05 1.965 6,24 1.989 5,92 1.456 286,05 9,84 24 1,22 1,13
3. Cổ phiếu quỹ
-260 -1,56 0 - - - 260 -100 1,76 - - -
4. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
8.497 50,96 8.811 28,00 8.811 - 314 3,70 2,12 0 0 0
II. Quỹ khen thưởng phúc lợi 403 2,36 201 0,63 361 1,06 -202 -50,12 -1,38 160 79,60 7,02
Tổng cộng nguồn vốn
74.588 100 164.917 100 176.846 100 90.329 121,10 100 11.929 7,23 100
Tăng giảm
(2010 - 2009)
Tăng giảm (
2011 - 2010)
Chỉ tiêu
Năm2009 Năm 2010 Năm 2011

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
16
Số liệu qua bảng 2.2 cho thấy: trong năm 2009 tổng nguồn vốn của doanh

nghiệp là 74.588(trđ) trong đó: VCSH là 17.0799(trđ) chiếm tỷ trọng 22,9%, nợ
phải trả là 57.509(trđ) chiếm tỷ trọng 77,1% thể hiện số tiền vay nợ và phải trả
chiếm dụng được của khách hàng là rất lớn. Năm 2010 tổng nguồn vốn của
doanh nghiệp là 164.917(trđ) tăng 90.329(trđ) với tỷ lệ tăng 121,1% (VCSH là
31.668(trđ) tăng 14.589(trđ), nợ phải trả là 133.249 (trđ) tăng 75.740(trđ). Năm
2011 tổng nguồn vốn của DN là 176.846(trđ) tăng 11.929(trđ) với tỷ lệ tăng là
7,23% (VCSH 33.946(trđ) chiếm tỷ trọng 19,2%; nợ phải trả 142.900(trđ) chiếm
80,8%). Qua đó cho thấy chính sách tài trợ của DN là sử dụng nguồn vốn từ bên
ngoài là chủ yếu nhưng vẫn chú trọng khai thác VCSH (nguồn vốn bên trong).
Tốc độ tăng của nợ phải trả lớn hơn VCSH (năm 2010 là 131,7% > 85,42%;
năm 2011 là 7,24% > 7,19%) thể hiện chính sách tài trợ của công ty là tăng sử
dụng vay nợ hay sử dụng đòn bẩy tài chính bên cạnh việc mở rộng quy mô khai
thác VCSH. Chứng tỏ sự tăng trưởng của DN hai năm vừa qua dựa vào bên
ngoài là chủ yếu, đó là sự tăng trưởng kém bền vững vì vậy DN cần tăng thêm
nguồn VCSH. Nhưng để đánh giá chính sách này có hợp lý hay không cần phải
đi sâu vào phân tích. Cụ thể:
Nợ phải trả tăng nhưng năm 2010 tăng mạnh, tăng 75.740(trđ) với tỷ lệ
tăng 131,7%. Trong đó: nợ ngắn hạn 131.949(trđ) tăng 75.771(trđ) với tỷ lệ tăng
là 134,88%, còn nợ dài hạn giảm 31(trđ), với tỷ lệ giảm là 2,33% thể hiện tốc
độ tăng của nợ ngắn hạn lớn hơn nợ dài hạn. Năm 2011: nợ ngắn hạn là
136.236(trđ) tăng 4.287(trđ) với tỷ lệ tăng là 3,25%, nợ dài hạn là 6.664 tăng
5.364(trđ) với tỷ lệ tăng 412,62% nhưng tốc độ tăng của nợ dài hạn tăng nhanh
hơn so với nợ dài hạn nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với nợ ngắn hạn. Điều
này cho thấy DN có nợ ngắn hạn quá nhiều so với nợ dài hạn, đây là tình hình
bất lợi cho doanh nghiệp nếu chủ nợ đòi trả tiền thì DN ứng phó không kịp, bởi
nợ ngắn hạn lớn trong khi nợ dài hạn lại rất ít. Nguyên nhân tăng nợ ngắn hạn là
do vay ngắn hạn tăng nhanh, năm 2010 tăng 52.367(trđ) đến năm 2011 giảm
8.568(trđ), vay để trả nợ như: phải trả cho người lao động, nộp thuế, phải trả
ngắn hạn khác Tuy nhiên theo tìm hiểu được biết ở công ty không có khoản nợ
quá hạn phải thanh toán, song điều này cũng làm giảm tính tự chủ, tăng sự căng

thẳng về tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cho thấy công
ty đã quan hệ tốt có uy tín với phía nhà cung cấp nên chiếm dụng được nhiều
vốn hơn. Tuy đây là nguồn vốn hoạt động từ bên ngoài làm tăng sự phụ thuộc tài
chính của công vào bên ngoài song đây là nguồn vốn công ty chiếm dụng hợp
pháp nên trong kỳ tới DN cần tiếp tục tận dụng khai thác nguồn vốn này trên cơ
sở vẫn đảm bảo không vi phạm kỷ luật thanh toán.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
17
Nguồn VCSH tăng dần lên qua từng năm do vốn đầu tư của chủ sở hữu
tăng lên, năm 2010 tăng 12.761(trđ) với tỷ lệ tăng 160,94%; năm 2011 tăng
2.095(trđ) với tỷ lệ tăng 10,13% làm tăng khả năng tự chủ; thặng dư vốn cổ
phần tăng qua các năm (năm 2010 tăng 1.456 9(trđ), năm 2011 tăng 24(trđ)) và
các quỹ thuộc VCSH cũng tăng. Trong khi các khoản phải trả ngắn hạn đang
còn nhiều nên sự gia tăng của các quỹ này công ty nên điều chỉnh giảm xuống
để trả bớt nợ ngắn hạn.
Quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2010 giảm 202(trđ) với tỷ lệ giảm là
50,12%; năm 2011 tăng 160(trđ) với tỷ lệ tăng là 79,6% nhưng vẫn thấp hơn cả
năm 2009, doanh nghiệp đã điều chỉnh giảm quỹ này xuống để trả bớt nợ ngắn
hạn nhưng tỷ lệ giảm phải phù hợp vì quỹ này dùng để khen thưởng, động viên
các cá nhân có đóng góp cho công ty, khuyến khích người lao động làm việc
hăng say và nhiệt tình.
2.1.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
2.1.2.1. Phân tích tình hình công nợ
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hợp Tác Kinh Tế Việt – Lào là công ty kinh
doanh trong nhiều lĩnh vực nên có rất nhiều mỗi quan hệ kinh tế giữa nhà đầu tư,
nhà cung cấp, khách hàng, Nhà nước nghĩa là thường xuyên phát sinh các
khoản phải thu, khoản phải trả. Do đó việc bị chiếm dụng vốn cũng như công ty
đi chiếm dụng vốn của các chủ thể kinh tế khác là điều không thể tránh khỏi,
nhưng nhất thiết phải tránh hiện tượng nợ quá hạn khó đòi. Bởi vì nếu bị chiếm

dụng vốn quá lâu, với số lượng lớn thì đồng vốn ấy không có khả năng sinh lời
hay còn gọi là đồng vốn chết, trong lúc đó DN cần vốn để tái đầu tư sản xuất
kinh doanh thì sẽ gặp khó khăn làm hoạt động kinh doanh bị đình trệ, khả năng
thanh toán gặp khó khăn điều này gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Để
khắc phục tình trạng thiếu vốn thì doanh nghiệp phải đi vay, mà đi vay thì phải
trả lãi (lại thêm gánh nặng nợ). Vì vậy để tránh tình trạng rủi ro trong thanh toán
công ty phải làm tốt công tác thu hồi nợ.










Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
18
Bảng 2.3: Phân tích tình hình công nợ.

























( Nguồn: báo cáo tài chính các năm)
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền T.Lệ % Số tiền T.Lệ %
1. Doanh thu bán hàng và ccdv 250,978 450,003 623,946 199,025 79.30 173,943 38.65
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 28 27 201 -1 -3.57 174 644.44
3. Doanh thu thuần 250,950 449,976 634,744 199,026 79.31 184,768 41.06
4. Giá vốn hàng bán 233,188 424,475 586,770 191,287 82.03 162,295 38.23
5. Lợi nhuận gộp 17,762 25,501 36,974 7,739 43.57 11,473 44.99
6. Doanh thu hoạt động tài chính 1,492 2,122 2,865 630 42.23 743 35.01
7. Chi phí tài chính 5,775 10,276 11,595 4,501 77.94 1,319 12.84
trong đó: chi phí lãi vay 1,916 6,455 9,342 4,539 236.90 2,887 44.73
8. Chi phí bán hàng 4,395 7,739 14,173 3,344 76.09 6,434 83.14
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,870 6,496 9,504 -374 -5.44 3,008 46.31
10. Lợi nhuận thuần từ hđkd 2,727 3,110 4,566 383 14.04 1,456 46.82
11. Thu nhập khác 122 232 951 110 90.16 719 309.91

12. Chi phí khác 90 345 115 255 283.33 -230 -66.67
13. Lợi nhuận khác 31 -113 836 -144 -464.52 949 -839.82
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 2,758 2,997 5,403 239 8.67 2,406 80.28
15. Thuế TNDN phải nộp 241 241 1,358 0 0.00 1,117 463.49
16. Lợi nhuận sau thuế 2,517 2,756 4,044 239 9.50 1,288 46.73
Chỉ tiêu
2010 / 2009 2011 / 2010

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
19
Qua bảng phân tích 2.3 trên cho thấy: Năm 2009 công nợ phải thu là
27.101 (trđ), trong đó: trả trước cho người bán là lớn nhất 10.959(trđ), sau đó
là các khoản phải thu của khách hàng 9.374(trđ) và các khoản phải thu khác
6.7669trđ); công nợ phải trả 56178(trđ) (lớn nhất là vay ngắn hạn 31.033(trđ),
sau đó là các khoản phải thu ngắn hạn khác 12.621(trđ) và người mua trả tiền
trước 9.360(trđ)). Chứng tỏ trong năm công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn.
Năm 2010 công nợ phải thu và phải trả đều tăng (công nợ phải thu tăng
29.166(trđ) với tỷ lệ tăng 107,62% và phải trả tăng 75.7719(trđ) với tỷ lệ tăng
134,88%); năm 2011 công nợ phải thu và phải trả đều tăng (công nợ phải thu
tăng 13.663(trđ) với tỷ lệ tăng 24,28% và phải trả tăng 4.287(trđ) với tỷ lệ
tăng 3,25% ), không có các khoản nợ quá hạn thanh toán.
Trong các khoản phải thu tăng do: phải thu của khách hàng tăng (năm
2010 tăng 13.233 (trđ) với tỷ lệ tăng là 141,17%; năm 2011 tăng13.663(trđ)
với tỷ lệ tăng 24,28%) nguyên nhân là hàng hoá bán ra và dịch vụ cung cấp
cho khách hàng tăng lên, giá trị hàng hoá lớn nên chưa thu hồi được hết, công
ty cần chú ý công tác thu hồi nợ. Phải trả trước cho người bán tăng (năm 2010
tăng 1.720(trđ) với tỷ lệ tăng 15,69%; năm 2011 tăng 15.200(trđ) với tỷ lệ
tăng 119,88%) do thị trường cung cấp đầu vào khó khăn nên hàng hoá mua
vào phải đặt tiền trước. Các khoản phải thu khác năm 2010 tăng 14.215 (trđ)

với tỷ lệ tăng là 210,09%, thu nợ khác, cho vay mượn có tính chất tạm thời;
năm 2011 giảm 2.375(trđ) với tỷ lệ giảm 11,32% công ty đã thu được một
khoản nợ khác góp phần tăng khả năng thanh toán.
Các khoản phải trả năm 2010 tăng chủ yếu là do: vay ngắn hạn tăng
53.267(trđ) với tỷ lệ tăng là 171,65%, người mua trả tiền trước tăng 6.596(trđ)
với tỷ lệ tăng là 70,74%, các khoản phải trả ngắn hạn khác tăng 7.956(trđ) với
tỷ lệ tăng là 63,4%. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước giảm 754(trđ)
do thuế đã được khấu trừ; năm 2011 tăng nhưng với tỷ lên nhỏ là 3,25% do:
người mua trả tiền trước tăng 7.049(trđ) tỷ lệ tăng 44,18% lượng tiền chiếm
dụng được tăng, thuế và các khoản phải nộp tăng 887(trđ) với tỷ lệ tăng
454,4%; phải trả cho người bán tăng 2727(trđ) tỷ lệ tăng 28,85% .
Công nợ phải trả năm 2010 (không kể vay ngắn hạn) tăng nhưng bé
thua công nợ phải thu (công nợ phải trả 47.640(trđ), công nợ phải thu
56.267(trđ)) chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn.
Công nợ phải trả năm 2011 (không kể vay ngắn hạn) tăng nhưng bé
thua công nợ phải thu (công nợ phải trả 60.504(trđ), công nợ phải thu
69.930(trđ)) chứng tỏ trong năm công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn. Qua
năm thì công ty vẫn bị chiếm dụng vốn nhiều hơn, vì vậy công ty cần xem xét
lại và có biện pháp thu hồi các khoản nợ tốt hơn.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại học Vinh
SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH
20
2.1.2.2. Phân tích khả năng thanh toán
Dựa vào bảng CĐKT ta tính toán được số liệu bảng 2.4
Biểu 2.4: Phân tích một số hệ số tài chính chủ yếu
Đơn vị tính
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
2010/ 2009
2011/2010

1
Nợ ngắn hạn
Triệu đồng
56,178 131,949 136,236 75,771 4,287
2
Nợ dài hạn
Triệu đồng
1,331 1,300 6,664 -31 5,364
3
Nợ phải trả
Triệu đồng
57,509 133,249 142,900 75,740 9,651
4
Tài sản ngắn hạn
Triệu đồng
52,081 133,441 136,468 81,360 3,027
5
Tiền,các khoản TĐT
Triệu đồng
2,447 929 2,967 -1,518 2,038
6
Tài sản dài hạn
Triệu đồng
22,507 31,476 40,378 8,969 8,902
7
Tổng tài sản
Triệu đồng
74,588 164,917 176,846 90,329 11,929
8
Vốn chủ sở hữu

Triệu đồng
14,619 14,985 17,079 366 2,094
I
Hệ số TT tổng quát (8)/(3)
Lần
1.30 1.24 1.24 -0.06 0.00
II
Hệ số TT nhanh (5)/(1)
Lần
0.04 0.01 0.02 -0.04 0.01
III
Hệ số TT nợ ngắn hạn (4)/(1)
Lần
0.93 1.01 1.00 0.08 -0.01
IV
Hệ số TT nợ dài hạn(7)/(2)
Lần
16.91 24.21 6.06 7.30 -18.15
TT
Chỉ tiêu
( Nguồn: báo cáo tài chính các năm)
Chất lượng của công tác tài chính của doanh nghiệp được phản ánh
thông qua khả năng thanh toán. Nhóm một số hệ số tài chính quan trọng là
nhóm hệ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Phân tích khả năng
thanh toán qua các hệ số tài chính cho ta biết được khả năng thanh toán hiện
tại, trong thời gian tới, khả năng thanh toán lâu dài và xu hướng trong tương
lai của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cho biết tổng tài sản hiện có của
doanh nghiệp trang trải được bao nhiêu lần tổng số nợ phải trả. Từ bảng số
liệu trên cho thấy: hệ số khả năng thanh toán tổng quát qua 3 năm có xu

hướng giảm nhưng vẫn lớn hơn 1 chứng tỏ DN có thừa khả năng thanh toán
tổng quát, cụ thể là: năm 2009 là 1,3 (lần) và năm 2010,2011 giảm xuống còn
1,24(lần).
Hệ số khả năng thanh toán nhanh qua 3 năm là 0,04; 0,01; 0,02(lần)
tăng giảm không đều và ở mức thấp, nghĩa là tiền và các khoản tương đương
tiền không đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến
hạn. Nếu để tình trạng này kéo dài thì rủi ro tài chính xuất hiện làm ảnh

×