Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ và đáp án đề XUẤT THI học SINH GIỎI TỈNH môn sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.66 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2019- 2020

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Môn thi: Lịch sử – LỚP 11 THPT
Thời gian: 180 phút (khơng kể thời gian giao đề)
Đề thi này có 06 câu, gồm 01 trang

A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6,0 điểm)
Câu 1(3,0 điểm)
Bằng các kiến thức về các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV-XVI. Em hãy:
a) Trình bày nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.
b) Hãy nêu và phân tích những tác động của các cuộc phát kiến địa lý trên các
lĩnh vực: kinh tế, chính trị - xã hội, văn hố.
Câu 2 (3,0 điểm)
Vì sao trong những năm 1929 - 1933 lại nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới ? Tác động của cuộc khủng hoảng đến các nước tư bản và mối liên hệ với Chiến
tranh thế giới thứ hai ? Nêu và nhận xét về chính sách đối ngoại của nước Đức, nước
Mĩ trong thời kì này ?
B. LỊCH SỬ VIỆT NAM (12,0 điểm)
Câu 3 (4,0 điểm)
Kể tên các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm trong lịch sử dân
tộc từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Tại sao nhân dân ta thời kỳ này sẵn sàng
đồn kết với triều đình phong kiến để bảo vệ độc lập dân tộc?
Câu 4 (3,0 điểm)
Lập bảng so sánh về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào Cần


Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX theo các nội dung sau: mục tiêu, hình thức đấu
tranh, lãnh đạo phong trào, lực lượng tham gia, phong trào tiêu biểu, ý nghĩa.
Câu 5 (5,0 điểm)
Hoàn cảnh cuộc thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam?
Tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đến tình hình kinh tế
và xã hội nước ta? Mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và chuyển biến xã hội?
C. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ( 2,0 điểm)
Câu 6 (2,0 điểm)
Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Sự kiện này có ý nghĩa
gì.

...........…………HẾT………….............


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2019- 2020

HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn thi: Lịch sử – LỚP 11 THPT
(Hướng dẫn chấm có ............. trang)

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Câu
1


2

Nội dung cơ bản
Bằng các kiến thức về các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV-XVI. Em
hãy:
c) Trình bày nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.
d) Hãy nêu và phân tích những tác động của các cuộc phát kiến địa lý
trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị - xã hội, văn hố.
a) Trình bày ngun nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.
* Nguyên nhân:
- Bước vào thế kỷ XV do sản xuất phát triển nên nhu cầu về nguyên liệu,
vàng bạc, thị trường ngày một tăng...
- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A-Rập độc
chiếm, đòi hỏi phải tìm con đường khác để bn bán giữa Phương Đơng và Châu
Âu...
* Điều kiện:
- Các tiến bộ về khoa học kỷ thuật vào thời điểm đó là tiền đề cho các phát kiến
địa lí như các hiểu biết về đại dương, quan niệm đúng đắn về hình dạng trái đất,
vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất các hịn đảo có cư dân...
- Kỹ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được những tàu lớn có hệ thống
bánh lái và hệ thống buồm như tàu Caraven....
b) Hãy nêu và phân tích những tác động :
- Các cuộc phát kiến địa lý vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực
đến sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hơi, văn hoá và KHKT của nhân loại
+Kinh tế:
- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển…
- Thúc đẩy q trình cướp bóc, bn bán nơ lệ mang lại nguồn lợi lớn cho
thương nhân Châu Âu
+ Chính trị - xã hội:
- Thúc đẩy nhanh quá trình tan rã, khủng hoảng của quan hệ phong kiến và sự ra

đời của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu...
- Làm nảy sinh q trình xâm lược thuộc địa.....
+ Văn hố
- Khẳng định trái đất hình cầu, mở ra những con đường mới, vùng đất mới, dân
tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giáo lưu văn hoá giữa các châu lục
Vì sao trong những năm 1929 - 1933 lại nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới ? Tác động của cuộc khủng hoảng đến các nước tư bản và mối
liên hệ với Chiến tranh thế giới thứ hai ? Nêu và nhận xét về chính sách
đối ngoại của nước Đức, nước Mĩ trong thời kì này ?
* Vì sao trong những năm 1929 - 1933 lại nổ ra cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới

Điểm
3.0

0.5
0.5

0.25

0,25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
3,0



3

- Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận trong những năm 1924-1929 dẫn đến
hàng hóa ế thừa, cung vượt xa cầu...Khủng hoảng kinh tế thừa trầm trọng,
kéo dài nhất trong lịch sử của CNTB.
* Tác động của cuộc khủng hoảng đến các nước tư bản
+ Kinh tế : Tàn phá nặng nề nền KT của các nước TB....., đẩy người dân vào
tình trạng khốn khổ....
+ Chính trị-xã hội : Bất ổn định, những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra khắp
nơi....
+ Quan hệ quốc tế: Hình thành hai khối đế quốc đối lập Anh- Pháp- Mĩ và
Đức-Italia –Nhật Bản, ráo riết chạy đua vũ trang ....
=> Nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.
* Mối liên hệ với Chiến tranh thế giới thứ hai: Là nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
* Chính sách đối ngoại của nước Đức:
- 10.1933 Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.
Xây dựng nước Đức thành trại lính khổng lồ….

0.25

- Kí với Nhật Bản: “ Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản”. Hình thành khối
phát xít Đức - Ý - Nhật Bản

0,25

Nhận xét: Chính sách đối ngoại cực kì phản động và hiếu chiến với mục tiêu
phát động chiến tranh chia lại thế giới…
* Chính sách đối ngoại của nước Mĩ:
- Đề ra chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước

Mĩ la tinh
- Thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (11/1933)
- Thông qua các đạo luật trung lập với các cuộc xung đột qn sự ngi châu
Âu
* Nhận xét: Chính sách đối goại mềm dẻo, thiết thực, tuy nhiên chính sách
trung lập đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động...
Kể tên các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm trong lịch sử
dân tộc từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Tại sao nhân
dân ta thời kỳ này sẵn sàng đồn kết với triều đình phong kiến để bảo vệ
độc lập dân tộc?
* Kể tên các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm trong lịch
sử dân tộc từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
- Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê năm 981
- Kháng chiến chống Tống thời Lý năm 1077
- 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên thế kỉ XIII
- Kháng chiến chống quân xâm lược Minh thời nhà Hồ và Khởi nghĩa Lam
Sơn 1418-1427
* Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên
- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước và đoàn kết chống ngoại xâm bảo vệ độc
lập dân tộc: thực hiện vườn không, nhà trống, tự vũ trang đánh giặc. Tổ chức
dân binh, phối hợp với triều đình...hội nghị Diên Hồng...
- Nhà Trần có những biện pháp chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt cho cuộc

0,25

0.25
0.25
0.25
0,25

0,25

0.25
0,25
0,25
0,25
4.0

0,25
0,25
0,25
0,25

0,5
0,5


4

kháng chiến: chăm lo phát triển kinh tế...ra Hịch tướng sỹ...
- Vua Trần và Trần Quốc Tuấn chỉ huy tài giỏi với những nghệ thuật
quân sự độc đáo sáng tạo: rút lui khỏi thành Thăng Long...mở trận quyết
chiến chiến lược...
* Tại sao nhân dân ta thời kỳ này sẵn sàng đồn kết với triều đình để bảo
vệ độc lập dân tộc.
- Đấu tranh để bảo vệ quê hương đất nước là truyền thống của dân tộc,
không chịu khuất phục trước bất kỳ kẻ thù nào. Khi đất nước có ngoại xâm
sẵn sàng gác mối thù giai cấp để bảo vệ độc lập dân tộc...
- Triều đại nhà Trần có những chính sách tiến bộ quan tâm đến phát triển
kinh tế đất nước về mọi mặt... từ đó tạo niềm tin cho nhân dân quyết tâm bảo

vệ độc lập để có được cuộc sống mới.
- Khi đất nước có ngoại xâm nhà Trần biết đồn kết vua tơi, đồn kết tướng
sỹ ... làm cơ sở để tập hợp đoàn kết nhân dân cả nước....
Lập bảng so sánh về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong
trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX theo các nội dung sau: mục
tiêu đấu tranh, hình thức đấu tranh, lãnh đạo phong trào, lực lượng tham
gia, phong trào tiêu biểu, ý nghĩa.
Nội dung so Phong trào Cần Vương
Phong trào yêu nước đầu thế
sánh
(Cuối thế kỉ XIX)
kỉ XX
Mục
tiêu Giúp vua cứu nước, khôi
Chống Pháp giành độc lập
đấu tranh
phục lại chế độ phong kiến. dân chủ.
Xây dựng một xã hội tiến bộ
hơn
Hình thức Khởi nghĩa vũ trang
Phong phú đa dạng: Bạo
đấu tranh
động vũ trang, đấu tranh
chính trị, ngoại giao, cải
cách…
Lãnh đạo
Sĩ phu, văn thân yêu nước
Sĩ phu yêu nước tiến bộ
còn mang ý thức hệ phong chịu ảnh hưởng tư tưởng dân
kiến… nông dân

chủ tư
Lực lượng
Sĩ phu, văn thân yêu nước , Sĩ phu yêu nước tiến bộ chịu
nông dân, dân tộc thiểu số
ảnh hưởng tư tưởng dân chủ
tư, nông dân, tư sản, tiểu tư
sản, binh lính...
Phong trào Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Phong trào Đông du, Duy
tiêu biểu
Khê, Bãi sậy
tân, Đông kinh nghĩa thục
Ý nghĩa
Chấm dứt con đường cứu
Thức tỉnh lòng yêu nước
nước, giải phóng dân tộc của nhân dân. Mở ra con
theo hệ tư tưởng phong đường cứu nước mới theo
kiến, làm chậm qua trình khuynh hướng dân chủ tư
bình định và thiết lập bộ sản.
máy cai trị của Pháp…
Nêu cao tinh thần yêu
nước, ý trí đấu tranh của
dân tộc, mở đường cho
những vận động cải cách

0,5

0,5
0,5
0,5
3,0


0.5
0,5
0,5
0,5

0,5

0,5


5

đầu thế kỉ XX..
Hoàn cảnh cuộc thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp ở Việt
Nam? Tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
đến tình hình kinh tế và xã hội nước ta? Mối quan hệ giữa chuyển biến
kinh tế và chuyển biến xã hội?
a. Hồn cảnh
- Sau khi đã cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự , Thực dân Pháp
bắt đầu tiến hành khai thác trên đất nước ta. Năm 1897, chính phủ Pháp cử
tướng Pơn Đume sang làm Tồn quyền Đơng Dương để hồn thiện bộ máy
thống trị thực dân và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa
- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất kéo dài từ năm 1897 đến
trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
* Tác động đến kinh tế:
- Tích cực
+ Chương trình khai thác của thực dân Pháp làm cho cơ cấu kinh tế nước ta
thay đổi, đã xuất hiện những cơ sở kinh tế công nghiệp, các hoạt động
thương nghiệp bắt đầu phát triển, thành thị mọc lên. Đây là những điểm mới

của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mà Pháp từng bước du nhập vào
VN
- Tiêu cực
+ Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, nông nghiệp dậm chân tại chỗ, cơng
thương nghiệp bị kìm hãm, thiếu hẳn công nghiệp nặng. Đời sống của nhân
dân, đặc biệt là công nhân, nông dân vô cùng cực khổ.
+ Nền kinh tế VN cơ bản vẫn là một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc
vào nền kinh tế Pháp
* Tác động đến giai cấp xã hội:
Sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc hơn, bên cạnh các giai cấp
XH cũ, cịn hình thành các giai cấp, tầng lớp xã hội mới
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Một bộ phận trong giai cấp địa chủ phong
kiến trở nên giàu có. Dựa vào thực dân Pháp họ ra sức chiếm ruộng đất của
làng xã, của nông dân; một số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít
nhiều có tinh thần chống Pháp
- Giai cấp Nông dân: đời sống khổ cực. Nông dân Việt Nam trở thành lực
lượng cách mạng to lớn, nhưng do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên họ chưa
phát huy được đẩy đủ sức mạnh của mình.
- Giai cấp cơng nhân: là những nông dân mất ruộng, xin được việc làm
trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền trở thành công nhân. Trước
chiến tranh thế giới thứ nhất, công nhân Việt Nam có khoảng 5 vạn người….
- Tầng lớp tư sản: Ngay từ đầu thế kỉ XX, đã có một tầng lớp người đứng ra
hoạt động công thương nghiệp, kêu gọi mở cửa hiệu buôn bán hoặc lập
xưởng sản xuất. Những hiệu buôn của người Việt ra đời như Hồng Tân Hưng
ở Hà Nội; Triệu Dương quán ở Vinh, Nam Đồng Hương ở Sài Gòn… Ngay
từ đầu họ đã bị thực dân Pháp khống chế, chèn ép nên số lượng nhỏ bé, thế
lực yếu ớt.
- Tầng lớp tiểu tư sản: họ là những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ,
viên chức trong các cơng sở, trí thức, học sinh, sinh viên…số lượng ngày
càng đông do sự mở rộng khai thác của thực dân Pháp.

+ Các sĩ phu nho học cũng chuyển biến tư tưởng chính trị. Họ khơng đọc

5.0

0,5
0,5

0,5

0,25
0,25
0,5
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25


6

sách Nho giáo mà còn đọc các sách mới của châu Âu và Trung Quốc, họ hô
hào mở trường học và dạy học theo lối mới, mở các cơ sở sản xuất kinh
doanh.
c. Mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và chuyển biến xã hội
- Do sự du nhập của phương thức sản xuất TBCN đã dẫn đến sự ra đời của
các giai cấp, tầng lớp mới: giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản

- Tuy nhiên, Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến, kinh tế VN
chủ yếu vẫn là nơng nghiệp, vì thế hai giai cấp địa chủ và nông dân vẫn cịn
tồn tại nhưng có sự biến đổi, phân hóa
Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Sự kiện này có
ý nghĩa gì.
* Sự ra đời:
- Tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Sau khi ra đời,
Xứ ủy Bắc kỳ rất quan tâm đến việc thành lập tổ chức cộng sản ở Thanh
Hóa. Được sự chỉ đạo của Xứ ủy, đồng chí Nguyễn Dỗn Chấp trở về Thanh
Hóa liên hệ với các chiến sỹ cách mạng trong tổ chức Thanh niên, tiến hành
xây dựng Đảng bộ Thanh Hóa. Được đồng chí Lê Cơng Thanh giới thiệu,
đồng chí Nguyễn Dỗn Chấp đã liên lạc được với một số hội viên tổ chức
Thanh niên ở khu vực Đơng Sơn, Thiệu Hóa, Thọ Xn... và xúc tiến thành
lập các chi bộ cộng sản.
- Cuối tháng 6 - 1930, Chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hàm
Hạ (nay thuộc xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn) do đồng chí Lê Thế Long
làm Bí thư.
- Đầu tháng 7 năm 1930, Chi bộ cộng sản thứ hai ra đời ở Phúc
LộcThiệu Hóa vào ngày 10 tháng 7 năm 1930, tại làng Phúc Lộc ( nay là xã
Thiệu Tiến, Thiệu Hóa), cử đồng chí Vương Xn Cát làm Bí thư.
- Giữa tháng 7 – 1930, tại làng Yên Trường (Thọ Lập, Thọ Xuân) Chi
bộ cộng sản thứ ba ra đời.
Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn ở Thanh Hóa đã có 3 chi bộ cộng sản
ra đời.
- Ngày 29 tháng 7 năm 1930, dưới sự chỉ đạo của xứ ủy Bắc Kỳ, Hội nghị
thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Tỉnh Thanh Hóa được tổ chức tại nhà đồng
chí Lê Văn Sĩ ( làng Yên Trường - Thọ Xn) do đồng chí Lê Dỗn Chấp
chủ trì. Đại hội tiếp thu và thảo luận cương lĩnh chính trị của Đảng cộng sản
Việt Nam; bầu BCH Tỉnh Đảng bộ lâm thời, đồng chí Lê Thế Long được bầu
làm bí thư Tỉnh Đảng bộ

* Ý nghĩa:
Sự ra đời của Đảng bộ Đảng Cộng Sản Thanh Hóa đã chứng tỏ sự trưởng
thành về ý thức chính trị của quần chúng cơng nơng. Từ đây trở đi nhân dân
Thanh Hóa đã có một tổ chức chân chính trực tiếp lãnh đạo, mở ra thời kỳ
phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong tỉnh. Đánh dấu một
bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của cách mạng tỉnh nhà.
Tổng điểm
------------HẾT------------

0,25

0,5
0,5
2.0

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5
20,0




×