Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

N10.TL3 - NHÓM 2 - NGUYỄN THỊ ĐOAN TRANG - 451211

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.62 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ

MÔN: LUẬT DÂN SỰ
ĐỀ BÀI: 09
Hãy chỉ ra những bất cập và định hướng
hoàn thiện các quy định về pháp nhân theo
Bộ luật Dân sự năm 2015

HỌ VÀ TÊN

:

Nguyễn Thị Đoan Trang

MSSV

:

451211

LỚP

:

N10 – TL3

NHÓM


:

02

Hà Nội, 2021
0


MỤC LỤC

1. Khái quát chung về pháp nhân............................................................2
1.1.

Định nghĩa........................................................................................2

1.2.

Các điều kiện của pháp nhân...........................................................2

1.3.

Các loại pháp nhân..........................................................................3

2. Những bất cập trong các quy định về pháp nhân theo Bộ luật dân
sự năm 2015..................................................................................................3
2.1.

Khái niệm pháp nhân.......................................................................3

2.2.


Pháp nhân thương mại...................................................................4

2.3.

Pháp nhân phi thương mại.............................................................5

2.4.

Đại diện của pháp nhân...................................................................5

2.5.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân......................................6

2.6.

Các quy định về thành lập, vận hành và tổ chức lại pháp nhân......6

3. Định hướng hoàn thiện các quy định về pháp nhân theo Bộ luật
dân sự năm 2015...........................................................................................7
3.1.

Về khái niệm pháp nhân.................................................................7

3.2.

Về pháp nhân thương mại................................................................7

3.3.


Về pháp nhân phi thương mại..........................................................9

3.4.

Về đại diện của pháp nhân...............................................................9

3.5.

Về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân................................10

3.6.

Về các quy định thành lập, vận hành và tổ chức lại pháp nhân....10

KẾT LUẬN.....................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................12

1


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, pháp luật Việt Nam về pháp nhân được quy định tại các ngành
luật khác nhau, bao quát các quan hệ pháp luật trong đời sống xã hội. Vì thế, khi
nhắc đến pháp nhân với tư cách chủ thể quan hệ pháp luật người ta thường nhắc
đến đầu tiên trong pháp luật dân sự theo nghĩa rộng bao gồm cả pháp luật kinh
doanh, thương mại, bên cạnh đó là những lĩnh vực luật chuyên ngành điều chỉnh
quan hệ pháp luật của chủ thể pháp nhân mang tính đặc thù hơn. Để hiểu rõ hơn
về vấn đề liên quan đến pháp nhân trong Bộ luật dân sự 2015, em xin lựa chọn
đề bài số 09: “Hãy chỉ ra những bất cập và định hướng hoàn thiện các quy định

về pháp nhân theo Bộ luật dân sự năm 2015.”
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về pháp nhân
1.1.

Định nghĩa
Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng

và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các
quan hệ pháp luật một cách độc lập.1
1.2.

Các điều kiện của pháp nhân
Theo khoản 1 điều 74 BLDS 2015, một tổ chức được cơng nhận là pháp

nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a, Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
b, Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này.
c, Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản của mình
d, Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

1

Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập I)”, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội, 2019, tr108.

2



1.3.

Các loại pháp nhân
Các điều kiện của pháp nhân là yếu tố bắt buộc để một tổ chức có tư cách

pháp nhân. Đó là những điều kiện cần và đủ để một tổ chức có tư cách chủ thể.
Một pháp nhân phải có các điều kiện nêu trên và ngược lại một tổ chức có đủ
các điều kiện nêu trên được coi là một pháp nhân. Tuy nhiên, các pháp nhân có
những nhiệm vụ, mục đích, cũng như hình thức sở hữu khác nhau cho nên có thể
phân loại pháp nhân theo những đặc tính riêng biệt của chúng. Pháp nhân có thể
chia làm 2 loại chính là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.
2. Những bất cập trong các quy định về pháp nhân theo Bộ luật dân sự năm
2015
2.1.

Khái niệm pháp nhân
BLDS 2015 chưa đưa ra khái niệm chung nhất về pháp nhân mà chỉ nêu

ra các điều kiện để được coi là một pháp nhân. Tại điểm c khoản 1 Điều 74 quy
định điều kiện “pháp nhân có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự
chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình”, như vậy “cơng ty hợp danh”, “cơng ty
con” theo Luật Doanh nghiệp 2014 được coi là pháp nhân nhưng không đáp ứng
các điều kiện này. Bên cạnh đó điều kiện “pháp nhân nhân danh mình tham gia
các quan hệ pháp luật một cách độc lập” tại điểm d khoản 1 Điều 74 cũng được
xem là không cần thiết bởi điều kiện “Nhân danh mình tham gia các quan hệ
pháp luật một cách độc lập” là hệ quả tất yếu của pháp nhân, chỉ có sau khi
pháp nhân đã được công nhận chứ không thể là một trong những điều kiện để
hình thành và xem xét cơng nhận pháp nhân.
Điều này đặt ra một vấn đề là: có nhiều chủ thể (thực thể pháp lý) không
phải là pháp nhân nhưng cũng không đơn thuần là một cá nhân mà là một tổ

chức, gồm tập hợp một hoặc một số cá nhân. Chẳng hạn như Văn phòng luật sư,
hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp. Việc
Ngân hàng Nhà nước buộc các tổ chức trên phải chuyển tài khoản sang tài
khoản cá nhân nếu khơng sẽ bị đóng tài khoản tại ngân hàng (Ngân hàng Nhà
nước giải thích rằng việc yêu cầu các chủ thể trên phải thay đổi tên tài khoản là
3


để phù hợp với Thông tư 32/2016/TT-NHNN2) là một bất cập đáng kể, nếu ngân
hàng không cho doanh nghiệp tư nhân giao dịch tài khoản thì gần như đồng
nghĩa với việc phải xóa bỏ các doanh nghiệp tư nhân và nhiều thực thể pháp lý
khác. 3
2.2.

Pháp nhân thương mại
Thứ nhất, về định nghĩa pháp nhân thương mại
Căn cứ khoản 1 Điều 75 BLDS 2015: “Pháp nhân thương mại là pháp

nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các
thành viên.” Theo quy định trên, có thể hiểu pháp nhân thương mại là tổ chức có
mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và tổ chức này phải có từ 2 thành viên trở
lên (lợi nhuận được chia cho các thành viên). Như vậy, BLDS 2015 đã phủ nhận
công ty TNHH một thành viên không phải là pháp nhân thương mại. Bởi lẽ, theo
quy định của Luật doanh nghiệp 2014, công ty TNHH một thành viên do 1 cá
nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu và lợi nhuận thu được hoàn toàn do chủ sở
hữu quyết định. Quy định này của BLDS chưa thực sự chính xác, dẫn đến bỏ sót
1 pháp nhân thương mại phổ biến trên thực tế.
Thứ hai, về các thành phần trong pháp nhân thương mại
Theo khoản 2 Điều 75 BLDS 2015: “Pháp nhân thương mại bao gồm
doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.” Với cách quy định liệt kê này, dễ gây

hiểu nhầm rằng các nhà làm luật đang thừa nhận doanh nghiệp tư nhân và hộ
kinh doanh là pháp nhân. Điều này trái ngược với bản chất của một pháp nhân
và hoàn toàn phủ định lại quy định tại Điều 74 BLDS 2015. Theo Luật doanh
nghiệp 2014 quy định, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ sở hữu và
khơng có tư cách pháp nhân bởi vì tài sản của chủ sở hữu không độc lập với tài
sản của doanh nghiệp. Tương tự, hộ kinh doanh được xem là tổ chức kinh tế do
một cá nhân , một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ sở hữu nhưng
2

Xem: Thơng tư số 32/2016/TT-NHNN, ngày 26/12/2016
Xem: “Những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Bộ luật dân sự năm 2015”, Trang thơng tin điện
tử Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình, 31/7/2019, nguồn: />3

4


khơng có tư cách pháp nhân vì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn định đối
với nghĩa vụ của hộ kinh doanh. Do đó, cần có quy định sửa đổi nhằm tránh gây
hiểu nhầm trong quá trình giải thích và vận dụng.
Thứ ba, về việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại
Quy định này tuy đã phù hợp với xu hướng phổ biến của các nước trên thế
giới, nhưng kỹ thuật lập pháp và câu từ sử dụng trong quy định quá rườm rà, chi
tiết dẫn tới không cần thiết4: “…Luật doanh nghiệp và quy định của pháp luật
có liên quan”.
2.3.

Pháp nhân phi thương mại
Theo khoản 1 Điều 76: “Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân khơng

có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng khơng được

phân chia cho các thành viên.” Việc quy định “không phân chia lợi nhuận cho
các thành viên” sẽ trở thành rào cản lớn cho các pháp nhân phi thương mại khi
hoạt động phát sinh có lợi, khiến cho mục tiêu xã hội hóa các hoạt động cơng
ích ngày càng trở nên khó khăn trong xu hướng phát triển các hoạt động cơng
ích theo hướng diện chi ngân sách nhà nước đang dần được thu hẹp, hệ thống
doanh nghiệp hoạt động công ích với nguồn vốn xã hội hóa ngày càng tăng.
Ngồi ra, điều khoản này cũng không bao quát được những pháp nhân hoạt động
để tìm kiếm lợi nhuận nhưng sử dụng lợi nhuận đó vì những mục tiêu, lợi ích
chung hay lợi ích cơng, quy định này đồng nhất việc tìm kiếm lợi nhuận với mục
tiêu hoạt động của pháp nhân trong khi việc tìm kiếm lợi nhuận và việc sử dụng
lợi nhuận tìm kiếm được là hai vấn đề hoàn toàn khác.
2.4.

Đại diện của pháp nhân
Về vấn đề pháp nhân là đại diện: Theo điều 138 BLDS 2015: “Cá nhân,

pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập thực hiện giao
dịch dân sự.” Với quy định này thì chỉ 2 loại chủ thể được đại diện là cá nhân và
4

Điều này đã đi trái ngược lại với một trong những nguyên tắc ban hành văn bản được Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật 2015 quy định tại điều 8 và Điều 5, cụ thể: “…đảo bảo tính khả thi, tiết kiệm, hiệu
quả, kịp thời, dễ tiếp cận, ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông,
cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu…”

5


pháp nhân, thiếu vắng tư cách uỷ quyền của các tổ chức không phải là pháp
nhân. Hơn nữa, pháp luật hiện tại không quy định cụ thể nếu pháp nhân là đại

diện thì có đương nhiên những người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó
phải thực hiện việc đại diện hay không. Hơn nữa, trường hợp pháp nhân là đại
diện thì có bắt buộc phải đăng ký ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực đại diện
hay không? Như vậy, việc quy định pháp nhân là đại diện chưa cụ thể rõ ràng
nên thực tiễn áp dụng có thể xảy ra nhiều vướng mắc và bất cập.
Về vấn đề pháp nhân có nhiều người đại diện: Khoản 2 điều 137 BLDS
2015 quy định: “Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật
và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều
140 và Điều 141 của Bộ luật này.” Như vậy, BLDS chưa xác định cụ thể rõ vai
trò, trách nhiệm, phạm vi đại diện của mỗi người. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động của pháp nhân không ghi cụ thể phạm vi đại diện cụ thể của mỗi đại diện
mà chỉ ghi chung chung là đại diện. Mặt khác, việc pháp nhân có nhiều đại diện
dẫn đến phiền hà cho đối tác mỗi khi ký kết hợp đồng giao dịch.
2.5.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
Quy định tại khoản 2 Điều 86 BLDS 2015 đã tiến bộ hơn khi quy định

“Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân
phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh
từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký”, quy định phân định rõ thời điểm phát sinh
năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân bởi trên thực tế có pháp nhân được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc cho phép thành lập, có pháp nhân
chỉ đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy định này vẫn còn bỏ sót đối với
những pháp nhân vừa được cơ quan nhà nước có quyết định thành lập, vừa phải
đăng ký doanh nghiệp.
2.6.

Các quy định về thành lập, vận hành và tổ chức lại pháp nhân

Về thành lập pháp nhân, khoản 2 Điều 74 BLDS 2015 có vẻ như khơng

quan tâm tới việc thành lập pháp nhân dù là pháp nhân dân sự hay pháp nhân phi
6


lợi nhuận, theo đó mọi cá nhân và pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân,
trừ khi pháp luật quy định khác. Theo Điều 77 BLDS 2015, điều lệ của pháp
nhân được xem như một cách thể hiện ý chí trong thành lập pháp nhân. Tuy
nhiên những yêu cầu bắt buộc trong điều lệ quy định tại Điều 77 BLDS 2015
khá nhiều với 11 yêu cầu bắt buộc thực hiện.
Về tổ chức lại pháp nhân, các điều luật từ Điều 88 đến Điều 91 của BLDS
2015 chỉ giải quyết mối quan hệ giữa pháp nhân cũ và pháp nhân mới khi hợp
nhất, sáp nhập, chia tách và chuyển đổi mà chưa đề cập đến giải quyết mối quan
hệ giữa pháp nhân cũ và pháp nhân mới đối với quyền và lợi ích đã được xác
định trước thời điểm trên giữa các pháp nhân này đối với bên thứ ba. Mặt khác,
các quy định liên quan đến tổ chức lại pháp nhân của BLDS 2015 cũng chưa đưa
ra khái niệm về tổ chức lại cũng như khái niệm về khi hợp nhất, sáp nhập, chia
tách và chuyển đổi pháp nhân.5
3. Định hướng hoàn thiện các quy định về pháp nhân theo Bộ luật dân sự
năm 2015
3.1.

Về khái niệm pháp nhân
Những nhà làm luật nên định hướng đưa ra một khái niệm chung về pháp

nhân thay vì chỉ nêu các điều kiện của pháp nhân như hiện nay. Điều này sẽ giúp
BLDS 2015 có những quy định khái quát hơn về chủ thể trong pháp luật dân sự
Việt Nam, đồng thời giải quyết được thực tế là một chủ thể được coi là pháp
nhân nhưng không đáp ứng được các điều kiện luật quy định (như trường hợp

công ty hợp danh, công ty con đã nêu ở trên).
3.2.

Về pháp nhân thương mại
Thứ nhất, thay đổi định nghĩa pháp nhân thương mại thành: “Pháp nhân

thương mại là pháp nhân chuyên tiến hành các hành vi thương mại và có mục
tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận” Bởi lẽ, để xác định pháp nhân thương mại,
chúng ta chỉ cần xác định 2 tiêu chí: Một là chuyên tiến hành các hành vi thương
mại (hành vi có tính chất thương mại – lợi nhuận, bao gồm hợp đồng và hành vi
5

Lưu Thị Bích Hạnh, “Bình luận về chế định pháp nhân trong Bộ luật dân sự 2015”, Tạp chí Kinh tế đối
ngoại, số 86 (10/2016), tr73.

7


pháp lý đơn phương), hai là có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Cách định
nghĩa này đã đáp ứng được việc phân loại pháp nhân dựa vào mục tiêu tìm kiếm
hay khơng tìm kiếm lợi nhuận theo tinh thần của BLDS 2015.
Ngồi ra, định nghĩa mới này cịn giúp mở rộng nội dung điều chỉnh của
quy phạm đối với loại hình cơng ty TNHH một thành viên, khắc phục được
những thiếu sót tại khoản 1 Điều 75 BLDS 2015. Bởi lẽ, theo giải pháp đề xuất
thì để xác định pháp nhân thương mại, chỉ cần dựa vào 2 tiêu chí đã nêu trên làm
chính. Dựa vào 2 tiêu chí này cho phép chúng ta khẳng định, loại hình công ty
TNHH một thành viên là pháp nhân thương mại. Hơn nữa, theo giải pháp đề
xuất thì pháp nhân thương mại phải là pháp nhân đảm bảo điều kiện theo quy
định tại điều 74 của BLDS 2015, do đó doanh nghiệp tư nhân khơng phải là
pháp nhân vì khơng đáp ứng được các điều kiện của một pháp nhân. Giải pháp

này đã giúp hiểu thống nhất quy định giữa Điều 74 và Điều 75 BLDS 2015,
đồng thời không làm thay đổi bản chất của pháp nhân, nhưng lại cho phép Nhà
nước có những điều chỉnh phù hợp đối với hành vi của chủ thể vì mục đích lợi
nhuận trong đó có loại hình cơng ty TNHH một thành viên theo tinh thần của
BLHS 2015.6
Thứ hai, bỏ những quy định mang tính liệt kê khơng cần thiết tại khoản 2
Điều 75 BLDS 2015. Bởi lẽ, với đề xuất này, cho phép chúng ta khi xác định
pháp nhân thương mại chỉ cần căn cứ vào khoản 1 Điều 75 để làm rõ 2 tiêu chí
đã nêu. Với cách quy định như vậy, một pháp nhân nào đó hội tụ 2 tiêu chí nâu
trên, cho phép kết luận đó là pháp nhân thương mại, thay vì quy định liệt kê
khơng cần thiết như cũ.
Thứ ba, loại bỏ cụm từ “Luật doanh nghiệp” trong khoản 3 Điều 75
BLDS 2015: “Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại
được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có
liên quan.” Cách quy định này giúp chủ thể thực thi hoàn toàn hiểu được ý đồ
của nhà làm luật, cũng như vai trò của BLDS 2015 và các văn bản pháp luật
khác có liên quan khi điều chỉnh hành vi của pháp nhân thương mại. Hơn nữa,
6

ThS. Mai Xuân Hợi, “Một số bất cập trong quy định về pháp nhân thương mại của Bộ luật Dân sự 2015 và
kiến nghị hồn thiện”, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, Số 4/2018, tr.40.

8


làm cho câu văn trở nên xúc tích, dễ hiểu, phù hợp với nguyên tắc của Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
3.3.

Về pháp nhân phi thương mại

Xét thấy, việc phân chia pháp nhân phi thương mại nên dựa theo tiêu chí

phân mục đích hoạt động chính sẽ hợp lý hơn. Theo đó “Pháp nhân phi thương
mại hoạt động với mục đích chính là hoạt động cơng ích, tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình hoặc do mình quản lý”, pháp nhân vừa có mục đích hoạt
động cơng ích, vừa có mục đích lợi nhuận thì phần kinh doanh có lợi nhuận sẽ
được áp dụng các quy định như pháp nhân thương mại để tránh trường hợp một
số doanh nghiệp cơng ích lợi dụng các ưu đãi của Nhà nước để thực hiện các
hoạt động kinh doanh có lợi nhuận nhưng lại được hưởng các quy chế tài chính,
thuế như loại hình kinh doanh phi lợi nhuận.
3.4.

Về đại diện của pháp nhân
Về vấn đề pháp nhân là đại diện, cần phải xem xét là tổ chức khơng phải

là pháp nhân có được là đại diện khơng vì chỉ khi tổ chức có đủ một số tiêu chí
nhất định thì mới được xác định là pháp nhân và chỉ khi là pháp nhân mới được
là đại diện. Nếu tổ chức khơng được thì doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã,..
không được đại diện cho tổ chức cá nhân khác. Đồng thời, Toà án nhân dân tối
cao cần có hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể với trường hợp pháp nhân là đại diện bên
cạnh hướng dẫn về thủ tục cơng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự để quy định này được áp dụng thống nhất trong thực tiễn xét xử.
Về vấn đề pháp nhân có nhiều người đại diện, pháp luật cần quy định
phương án giải quyết đối với trường hợp 2 đại diện cùng đại diện cho 1 pháp
nhân mà có 2 quan điểm khác nhau thì quan điểm của đại diện nào là chính thức.
Có như vậy thì vụ việc mới giải quyết được nhanh chóng, khách quan và đúng
pháp luật. Đồng thời, nên có quy định hướng dẫn thống nhất trong trường hợp
có nhiều đại diện mà có sự mâu thuẫn về quan điểm giữa các đại diện thì quan
điểm của đại diện nào là chính thống, bởi khi ký văn bản uỷ quyền đại diện bên


9


uỷ quyền buộc phải xác định quan điểm của đại diện nào là chính thống nhằm
tránh tranh chấp về quan điểm của đại diện.7
3.5.

Về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
Vì quy định tại khoản 2 điều 86 BLDS 2015 về năng lực pháp luật dân sự

của pháp nhân vẫn cịn bỏ sót đối với những pháp nhân vừa được cơ quan nhà
nước có quyết định thành lập vừa phải đăng ký doanh nghiệp, những pháp nhân
dạng này năng lực pháp luật dân sự sẽ phát sinh khi nào? Cho nên, cần phải có
quy định hướng dẫn cụ thể đối với các pháp nhân dạng này về thời điểm phát
sinh năng lực pháp luật dân sự nhằm tránh sự tùy tiện trong quá trình vận dụng
luật.
3.6.

Về các quy định thành lập, vận hành và tổ chức lại pháp nhân
Về thành lập pháp nhân, về bản chất, thành lập pháp nhân là hành vi

pháp lý. Nếu pháp nhân được thành lập bởi ý chí của một người thì hành vi
thành lập đó là hành vi pháp lý đơn phương. Nếu pháp nhân được thành lập bởi
sự thống nhất ý chí của nhiều người thì hành vi thành lập đó là một hợp đồng và
thơng thường pháp luật địi hỏi ý chí đó phải biểu lộ bằng văn bản. Vì thế, cần
có sự thống nhất giữa khoản 2 Điều 74 và Điều 77 BLDS 2015.
Về tổ chức lại pháp nhân, BLDS 2015 cần đề cập đến việc giải quyết mối
quan hệ giữa pháp nhân cũ và pháp nhân mới đối với quyền và lợi ích đã được
xác định trước thời điểm trên giữa các pháp nhân này đối với bên thứ ba. Ngoài
ra, cần đưa ra khái niệm về tổ chức lại cũng như khái niệm về khi hợp nhất, sáp

nhập, chia tách và chuyển đổi pháp nhân. Điều này là hết sức quan trọng vì sẽ
đảm bảo tính ổn định và mang tính chất điều chỉnh chung của pháp luật dân sự.

7

ThS. Nguyễn Văn Hành, “Đại diện của pháp nhân – Điểm tương đồng và khác biệt giữa Bộ luật Dân sự và

luật chuyên ngành có liên quan”, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, Số 12/2020, tr24.

10


KẾT LUẬN
Chế định pháp nhân trong Bộ luật dân sự là một chế định pháp lý có vai
trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù trong BLDS 2015 đã
có những điểm tiến bộ so với BLDS 2005 về các điều khoản về pháp nhân, tuy
nhiên vẫn tồn tại những bất cập, vướng mắc đáng kể. Hi vọng rằng bộ luật dân
sự sắp tới khi sửa đổi sẽ giải quyết được những tồn tại cũ, khắc phục được
những hạn chế nêu trên, giúp cho quy định pháp lý được bao quát, dễ thực hiện
và dễ áp dụng hơn.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Văn bản pháp luật
1. Bộ luật dân sự 2015
2. Luật Doanh nghiệp 2014
3. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

4. Thông tư số 32/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư
số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh tốn
II.

Giáo trình

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập I)”,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2019.
III.

Bài viết tạp chí, báo online

1. “Những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Bộ luật dân sự năm
2015”, Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình, 31/07/2019, nguồn:
/>2. Lưu Thị Bích Hạnh, “Bình luận về chế định pháp nhân trong Bộ luật dân
sự 2015”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 86 (10/2016).
3. ThS. Mai Xuân Hợi, “Một số bất cập trong quy định về pháp nhân thương
mại của Bộ luật Dân sự 2015 và kiến nghị hồn thiện”, Tạp chí Nghề luật, Học
viện Tư pháp, Số 4/2018.
4. ThS. Nguyễn Văn Hành, “Đại diện của pháp nhân – Điểm tương đồng và
khác biệt giữa Bộ luật Dân sự và luật chuyên ngành có liên quan”, Tạp chí
Nghề luật, Học viện Tư pháp, Số 12/2020.

12




×