Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm rừng xà nu của nguyễn trung thành và tác phẩm những đứa con trong gia đình của nguyễn thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.28 KB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tác phẩm văn xi chiếm một số lượng lớn trong chương trình Ngữ văn lớp
12. Vì vậy, việc tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn xi một cách đúng đắn, có hiệu
quả cao vẫn đang là một thử thách lớn với giáo viên và học sinh, nhất là học sinh
lớp 12 cần trang bị một vốn kiến thức vững chắc để thi tốt nghiệp và thi vào các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Có nhiều cách để tìm hiểu tác phẩm văn xi:
có thể đi từ cốt truyện, tình tiết, biến cố, nhân vật,... Nhưng trong mỗi tác phẩm văn
xuôi đều thể hiện những nội dung khác nhau thì sẽ có những cách khám phá, tìm
hiểu khác nhau. Có tác phẩm đi sâu vào miêu tả cuộc sống khổ cực của con người
mất quyền tự do, bị áp bức, bóc lột như: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt,... Có những tác
phẩm thể hiện cách nhìn khám phá về đời sống hằng ngày đa diện, đa chiều với
những mối quan hệ phức tạp như: Chiếc thuyền ngoài xa, Người Hà Nội, Mùa lá
rụng trong vườn,… Có những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương,
đất nước như: Người lái đò sơng Đà, Ai đã đặt tên cho dịng sơng,...
Có những tác phẩm ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong những năm
kháng chiến ác liệt của dân tộc ta. Hiện thực hào hùng của cách mạng nước ta giai
đoạn 1945 – 1975 làm cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng xuất hiện và phát triển,
đòi hỏi mọi người phải gắn kết lại một khối và mỗi người trong đó phải sống vượt
cao hơn khả năng mình hiện có. Sau Cách mạng tháng Tám, toàn Đảng và toàn
dân tộc ta ý thức điều đó rất rõ, tất cả đều hướng về Tổ quốc, dân tộc, kháng chiến
và mỗi người đều sống vượt mình. Nhờ thế họ lập được những thành tích phi
thường mà nếu trong hồn cảnh bình thường khó giải thích: Cù Chính Lan bị đạn
giặc bắn nát hai tay rồi hai chân, anh vẫn nói: cịn miệng cịn chiến đấu, chỉ đến khi
kiệt sức mới chịu ngã xuống; Ngơ Thị Tuyển vác hịm đạn nặng gấp đơi cơ thể
mình chạy ra trận địa giữa lúc máy bay giặc vẫn quần đảo trên bầu trời; Nguyễn
Viết Xuân bị thương rất nặng cả hai chân vẫn hiên ngang đứng dậy phất cờ cho
toàn đơn vị pháo “nhằm thẳng quân thù mà bắn”… Nhưng họ không phải là anh
hùng sử thi trong trong truyền thống mang tính chất huyền thoại, họ là những con
người bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Trong hoàn cảnh đặc biệt của thử
thách, họ đã huy động tận cùng sức lực, ý chí để vượt qua với một sức mạnh của lý


tưởng vì độc lập - tự do của dân tộc. Vì thế họ khơng phải là kiểu người anh hùng
cá nhân mà là những con người tiêu biểu nhất cho cộng đồng trong một thời đại
nhất định. Họ là anh hùng của quần chúng, từ trong quần chúng. Con người này
vốn gắn bó với đồng ruộng, q hương xứ sở nhưng vì đất nước có giặc, họ ra đi
quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, họ có mặt ở khắp mọi nẻo đường kháng chiến,
làm mọi việc khác nhau, miễn là góp sức cùng đất nước, tập thể, nhân dân để làm
nên chiến thắng vẻ vang của của Tổ quốc.
Như vậy, trong những năm kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ,
chủ nghĩa anh hùng cách mạng là nhân tố làm nên phong cách thời đại, là mảng đất
khơi nguồn đề tài cho văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã đạt nhiều thành
tựu lớn, đặc biệt là trong mảng tác phẩm thể hiện phẩm chất anh hùng của con

download by :

1


người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâm
lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn
Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là hai tác phẩm
đã thành công trong sự khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho chủ
nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, sức
mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm. Với những lí do trên
tác giả chọn đề tài: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm “Rừng xà nu”
của Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của
Nguyễn Thi làm sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua thực tế giảng dạy hai tác phẩm văn xi trong chương trình ngữ văn lớp
12, cách thức này đem lại nhiều mục đích thực tế có lợi cho thầy và trò:
- Học sinh nắm bắt được chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm,

nhận diện được thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Qua đó, thấy được chủ nghĩa anh
hùng cách mạng Việt Nam trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
- Thầy và trò tiết kiệm được thời gian, dễ ghi nhớ, ôn tập nắm vững được
kiến thức. Đồng thời cũng là cơ sở để vận dụng vào việc giảng dạy những tác phẩm
văn xi khác trong chương trình phổ thơng.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊM CỨU
Với đề tài này tác giả nghiên cứu trong diện hẹp: Hai tác phẩm văn xuôi ở
chương trình ngữ văn lớp 12. Cụ thể, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác,
quan niệm về nghệ thuật, tác phẩm của hai nhà văn Nguyễn Trung Thành và
Nguyễn Thi. Để từ đó hướng dẫn học sinh thực nghiệm cụ thể về cách tìm hiểu:
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm: Rừng xà nu (Nguyễn Trung
Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp tài
liệu, thể nghiệm thuyết trình và phát vấn trong quá trình giảng dạy.
- Từ việc tìm hiểu đặc điểm chung về tác phẩm văn xuôi giáo viên hướng
dẫn học sinh nắm vững tác phẩm văn học thơng qua việc phân tích chủ nghĩa anh
hùng cách mạng trong hai tác phẩm.
- Trong quá trình làm rõ chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm
“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Những đứa con trong gia
đình” của Nguyễn Thi, đặt trong tương quan so sánh với những bài viết khác liên
quan đến vấn đề nội dung của đề tài để làm rõ nội dung mà đề tài đang nghiên cứu.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Bằng con đường phân tích, tổng hợp và khái qt hóa tri thức, nội dung tác
phẩm, giáo viên định hướng cho học sinh đi vào thế giới nội dung, nghệ thuật của
tác phẩm, không phải là là để chia lẻ nội dung, kết cấu nghệ thuật ấy theo kiểu
điểm danh, kê cứu mà là quá trình đi tìm nội dung, nghệ thuật, chất kết dính chúng

download by :


2


lại với nhau theo cách nhìn sáng tạo nên vẻ đẹp mới để giãi bày cái độ gặp gỡ, cái
độ khó, độ sâu trong q trình khám phá tác phẩm.
Như vậy, để học sinh nắm vững về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai
tác phẩm, cần định hướng cho học sinh một cách cụ thể những vấn đề trọng tâm
như:
- Hướng dẫn học sinh hiểu thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Tìm hiểu hồn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Xây dựng hệ thống đơn vị kiến thức về chủ nghĩa anh hùng cách mạng
trong hai tác phẩm, cụ thể như:
+ Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện rõ ở những hình tượng nhân vật
mang phẩm chất anh hùng bất khuất, từ đau thương trỗi dậy để chiến đấu chống lại
kẻ thù xâm lược:
● Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia
đình, của quê hương, của dân tộc.
● Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau
thương mất mát của cả dân tộc.
● Họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt
Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
+ Chủ nghĩa anh hùng cách mạng còn thể hiện ở sức sống bất diệt của con
người Việt Nam trong cuộc chiến đấu ác liệt.
+ Những yếu tố sử thi trong hai tác phẩm.

download by :

3



2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong quá trình học học sinh thường lúng túng trong việc khai thác tác phẩm
văn xi. Nhất là khó khăn trong việc tìm hiểu các lớp nội dung, nghệ thuật trong
tác phẩm văn xuôi. Học sinh thường thể hiện cảm nhận một cách chung chung về
nội dung tác phẩm mà không làm nổi bật được những vấn đề được thể hiện trong
tác phẩm. Bởi cảm thụ, nắm vững tác phẩm văn học, nghệ thuật hoàn tồn khác với
việc phân tích các hiện tượng thiên nhiên, hố chất hay sinh học… mà cần có quan
điểm và phương pháp trong việc phân tích nội dung, tư tưởng, tính cách nhân vật,
tình tiết, ngơn ngữ... của tác phẩm, vì tác phẩm văn học vốn là một kiến trúc nghệ
thuật tinh vi, bởi nó có khả năng phản ánh bức tranh đời sống hết sức phong phú và
đa dạng. Vì thế, khơng được mơ hồ, hỗn độn, phi chân lý khi cảm nhận và khắc sâu
nội dung của tác phẩm. Muốn nắm vững, khắc sâu cái hay của tác phẩm bên cạnh
các phương pháp tiếp cận khác chúng ta không thể bỏ qua việc đi sâu vào các lớp
nội dung của tác phẩm, đến việc hình dung ra các chi tiết, sự kiện, hình ảnh, lớp
hình tượng nhân vật được miêu tả,... của tác phẩm. Việc tìm hiểu các lớp nội dung
tác phẩm là sự tái hiện lại nội dung, nghệ thuật tác phẩm, tái hiện lại những biến cố,
sự kiện, chi tiết, tình tiết, hình tượng nhân vật được tổ chức theo những mối liên hệ
nhất định nhằm tái hiện lại bức tranh đời sống được thể hiện trong tác phẩm. Bởi
mỗi tác phẩm là một cơng trình nghệ thuật khơng lặp lại, có tính độc đáo, thể hiện
sự sáng tạo riêng của tác giả.
Với đề tài này, tác giả muốn đưa ra một khía cạnh tìm hiểu về nội dung trong
tác phẩm văn xi. Từ đó, hướng dẫn học sinh tìm hiểu cụ thể nội dung tác phẩm
qua giờ học tác phẩm tự sự và giờ làm văn phân tích các khía cạnh nội dung trong
tác phẩm tự sự. Người viết sẽ cụ thể hoá vấn đề này trong hai tác phẩm văn xuôi
trong trường phổ thông: “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa
con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM

Đất nước đang ngày càng phát triển về mọi lĩnh vực, nhất là kinh tế, văn
hố…Các phương tiện thơng tin, giải trí ngày càng phong phú và đa dạng như
Internet, điện tử, truyền thông … Điều này chứng tỏ cuộc sống ngày càng phát triển
văn minh và tiến bộ hơn. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh sẽ kéo theo một thực
trạng mà chúng ta, người giáo viên cần phải quan tâm đó là sự lơ là, ham chơi, bỏ
học của một số học sinh. Thực tế hàng ngày cho thấy người giáo viên luôn tiếp xúc
với nhiều đối tượng học sinh (Học sinh giỏi, khá, TB, yếu, kém).
Trong trường THPT, GDNN - GDTX hiện nay, học sinh thường có những
quan niệm rất sai lệch trong việc học môn Ngữ văn. Nhất là đối với học sinh khối
12, các em rất chủ quan và xem nhẹ việc học môn Ngữ văn. Ở trên lớp, trong một
tiết học nhiều học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên một cách máy móc, thiếu tư
duy, suy nghĩ kỹ tuy các em có tham khảo bài học nhưng thiếu cơ sở, chưa hiểu cặn
kẽ vấn đề. Bên cạnh đó cũng có một số học sinh có thói quen thụ động, nghe, ghi

download by :

4


chép những gì giáo viên nói mà khơng tham gia vào tìm hiểu bài giảng, cịn lơ là
trong tiết học hoặc nói chuyện riêng… Từ chỗ khơng hiểu bài, học sinh sẽ chán
nản, bng xi việc học. Thậm chí trốn tiết đi chơi hoặc chơi các trò chơi ảnh
hưởng đến việc học tập. Khi chuẩn bị bài học hay làm văn, các em còn lệ thuộc vào
tài liệu hay làm theo một cách máy móc. Như vậy, thường lạc đề hoặc khơng trình
bày đúng nội dung u cầu.
Thực tế ở Trung tâm GDNN – GDTX Hậu Lộc đa số học sinh có học lực
trung bình, yếu, kém nên việc cảm thụ phân tích một tác phẩm văn học là một việc
hết sức khó khăn đối với các em. Ý thức học tập của các em rất chây lười, thụ động
trong q trình học, khơng chịu suy nghĩ sáng tạo mặc dù giáo viên cố gắng định
hướng cách tiếp cận khám phá tác phẩm cho các em. Mà học văn không phải chỉ

thụ động đọc chép mà là cả một quá trình cảm thụ nghệ thuật đầy sáng tạo để nắm
vững nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
Việc học sinh không thích thú với mơn văn cũng có nhiều lí do như đã nêu ở
trên tuy nhiên có một nguyên nhân đó là: Thầy cơ giáo chưa thực sự tạo ra sự cuốn
hút học sinh bằng bài giảng của mình mà điều quan trọng nhất là có những phương
pháp định hướng, hướng dẫn thích hợp trong một bài giảng văn.
Trước tình hình học tập như trên, qua thực tế giảng dạy thế nào góp phần
vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh
đối với bộ mơn Ngữ văn THPT nói chung và Ngữ văn 12 nói riêng. Tơi nghĩ rằng
đó cũng là điều kiện để học sinh u thích mơn học, biết việc học tập là cần thiết,
nhất là đối với những học sinh lớp 12 có học lực trung bình đặc biệt là học sinh
yếu, kém. Từ đó giúp các em có cơ hội phát huy tính sáng tạo năng động, chủ động
chuẩn bị bài, tham gia tốt vào nội dung bài học, biết khám phá tìm ra những tri thức
mới cho mình. Với sáng kiến kinh nghiệm: “Chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua
tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia
đình của Nguyễn Thi” một phần nào đó giúp các em lớp 12 nắm vững và khắc sâu
kiến thức tác phẩm văn học.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
* Giúp học sinh hiểu: “Thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn
học ?”
Dựa vào những khái niệm, định nghĩa của các nhà lý luận, phê bình, nghiên
cứu văn học Việt Nam, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh hiểu nội hàm khái
niệm này như sau: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học là sự thể hiện của
lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống
lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ Tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách
trong những hồn cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh
hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hồn cảnh ra đời của tác phẩm
- Truyện ngắn “Rừng xà nu”


download by :

5


Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết vào giữa năm 1965, lúc cuộc chiến
tranh giải phóng miền Nam ở vào một bước ngoặc chuyển từ chiến tranh “đặc biệt”
sang chiến tranh “cục bộ”, hàng chục vạn quân viễn chinh Mỹ ồ ạt đổ vào miền
Nam, lực lượng cách mạng phải đương đầu với những thách thức to lớn, nhưng vẫn
kiên trì mục tiêu và ý trí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nguyễn Trung Thành lúc ấy đang hoạt động báo chí trong lực lượng qn giải
phóng miền Trung Trung bộ, đã khịp thời viết bài tùy bút nổi tiếng “Đường chúng
ta đi”, được xem như một bài hịch của thời chống Mỹ. Tiếp đó, trước tình hình lịch
sử như dầu sơi lửa bỏng của chiến tranh, địi hỏi phải có tác phẩm kịp thời, động
viên cổ vũ nhân dân đứng dậy kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước, theo yêu cầu của tạp chí “Văn nghệ qn giải phóng
miền Trung Trung Bộ”, “bằng vốn hiểu biết và tình cảm sâu nặng với mảnh đất,
con người Tây Nguyên, nhà văn đã viết rất nhanh truyện “Rừng xà nu” cùng với tư
tưởng cơ bản là khẳng định con đường duy nhất để giải phóng của nhân dân miền
Nam là đứng lên cầm vũ khí chiến đấu, dùng bạo lực cách mạng để chống lại sự tàn
bạo của kẻ thù”[4;291]. Tác phẩm lần đầu in trên tạp chí Văn nghệ Qn giải
phóng, số 2, năm 1965, sau đó in trong tập “Trên hương những anh hùng Điện
Ngọc” xuất bản năm 1969.
- Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”
“Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với
khơng khí của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết liệt và hào hùng,
và tác phẩm đã ra đời trong hồn cảnh đó, năm 1966. Câu chuyện kể về những đứa
con trưởng thành trong gia đình lớn cách mạng, hun đúc những vẻ đẹp truyền thống
của quê hương. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện một cách đặc sắc

phẩm chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên cường, gắn bó với gia
đình, q hương, trung thành vối cách mạng.
- Hai truyện ngắn: “Rừng xà nu” (1965) và “Những đứa con trong gia đình”
(1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
khi đế quốc Mỹ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiến
một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống. Đó là bối cảnh lịch
sử để từ đó hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất sử thi
đậm đà.
* Định hướng phân tích, tìm hiểu về: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong
tác phẩm thể hiện rõ ở những hình tượng nhân vật mang phẩm chất anh hùng
bất khuất, từ đau thương trỗi dậy để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược
- Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia
đình, của quê hương, của dân tộc
+ Truyện ngắn “Rừng xà nu”
Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Bé Heng và những người dân làng Xô Man họ đều
sinh ra trên mảnh đất Tây Nguyên với những bản trường ca hùng tráng về chàng
Đăm San dũng mãnh, dám táo bạo đi tìm bắt nữ thần mặt trời về làm vợ, chàng
Xinh Nhã hiếu thảo kiên trì, quyết chí đi báo thù cho cha để cứu lấy người mẹ bất

download by :

6


hạnh bị kẻ quyền thế bắt làm nô lệ… Tây Nguyên ấy tất nhiên phải sinh ra những
con người anh hùng như Núp, mà Nguyên Ngọc đã miêu tả trong “Đất nước đứng
lên”, một mẫu người hết sức mới nhưng cũng rất có truyền thống ở Tây Nguyên,
họ sớm giác ngộ và đi theo cách mạng, gieo những hạt giống cách mạng đầu tiên
trên mảnh đất quê hương, để rồi từ những hạt giống đó, cách mạng đã mọc lên
thành cây, thành rừng xanh tốt. Tây Nguyên càng có thể đẻ ra những con người

chan chứa nhiệt tình cách mạng, trung thành với Đảng, với dân như các nhân vật
trong nhiều tác phẩm viết về Tây Nguyên ngày nay mà tác phẩm Rừng xà nu là tiêu
biểu.
Truyện ngắn này đã xây dựng cả một hệ thống nhân vật, thể hiện sự tiếp nối
của các thế hệ cách mạng của làng Xô Man ở Tây Nguyên. Các nhân vật trong tác
phẩm họ khơng phải ai khác mà chính là những anh hùng Núp của giai đoạn cách
mạng hiện tại nối tiếp truyền thống của quê hương, đất nước. Cụ Mết là gạch nối
giữa lịch sử và hiện tại, là thế hệ chiến đấu từ thời chống Pháp, anh Quyết là người
cán bộ cách mạng, người đã “gieo mầm” cách mạng trong đồng bào Tây Nguyên,
rồi Tnú, Mai và tiếp đó là Dít, cả bé Heng – các thế hệ nhân dân Tây Nguyên
truyền thống nối tiếp truyền thống, tiếp nối cuộc chiến đấu, càng về sau càng
trưởng thành mau lẹ.
Đặc biệt, Tnú là người con của dân làng Xô Man, cha mẹ mất sớm và được
dân làng cưu mang, nuôi dưỡng. Cũng như người dân làng "có cái bụng thương
núi, thương nước", Tnú đã sớm có lịng u thương nhân dân, làng xóm. Từ tấm
lịng này, Tnú đã mở rộng thành tình u gắn bó trung thành thủy chung sâu nặng
với Cách mạng, cán bộ Cách mạng. Bởi ngay từ khi cịn là một cậu bé, Tnú được
cụ Mết, người gìn giữ và truyền ngọn lửa Cách mạng từ thế hệ này sang thế hệ
khác cho hay: "Cán bộ là Đảng. Đảng cịn núi nước này cịn". Vì vậy ngay từ
chặng đầu của cuộc đời, Tnú đã xuất hiện với tư cách của người anh hùng Tây
Nguyên thời chống Mỹ. Dù cịn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra gan góc táo bạo, đầy quả
cảm như Kim Đồng, Lê Văn Tám, Vừ A Dính... Bất chấp sự vây lùng khủng bố dã
man của kẻ thù, chặt đầu những người đi nuôi cán bộ - đầu anh Xút, bà Nhan đang
bị chúng treo lủng lẳng đầu bản xóm, Tnú đã cùng với Mai xung phong vào rừng
bảo vệ anh Quyết, một cán bộ trung kiên của Đảng. Đây là một công việc vô cùng
khó khăn và đầy nguy hiểm nhưng Mai và Tnú đã làm rất tốt để dân làng Xô Man
mãi tự hào " Năm năm chưa hề có cán bộ bị giặc bắt hoặc bị giết ở trong rừng".
Tnú là người con của làng Xô Man, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng,
bảo vệ cán bộ “ Đảng còn, núi nước này còn” – Lời cụ Mết.
+ Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”

Chiến và Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống u nước, căm thù giặc:
Cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam Bộ kiên cường trong đấu tranh,
hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ. Là những đứa con trong một gia đình nơng
dân một lịng một dạ đi theo cách mạng và có những mối thù riêng đối với quân
giặc. Chiến và Việt - hai chị em đồng thời là hai nhân vật chính của tác phẩm
khơng cịn cha mẹ. Cha bị địch giết hồi chín năm (kháng chiến chống Pháp) còn mẹ

download by :

7


thì chết vì trúng đạn đại bác Mỹ. Họ lớn lên trong sự dìu dắt, đùm bọc của ơng
Năm (người chú ruột) và sau này là của đoàn thể, đồng đội (một gia đình mới thân
thiết của họ). Tuy nói chuyện một gia đình nhưng tác phẩm của Nguyễn Thi có khả
năng ơm trùm hiện thực rộng lớn. Số phận của mấy chị em ở đây cũng như cảnh
ngộ gia đình họ khơng phải chỉ có ý nghĩa cá biệt. Có biết bao người, bao gia đình
cũng phải gánh chịu những mất mát và đã vượt lên như thế trong cuộc chiến tranh
khốc liệt này. Hình tượng cuốn sổ gia đình được nhắc tới mấy lần trong truyện có ý
nghĩa nghệ thuật rất quan trọng. Hé lộ cho ta thấy ý đồ nghệ thuật của nhà văn
muốn qua câu chuyện một gia đình mà đề cập những vấn đề khái quát hơn. Lời của
chú Năm trong truyện đã nói lên điều đó : "Chú thường ví chuyện gia đình ta nó
cũng dài như sơng, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú
kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc, nhiều phù sa,
vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lịng tốt của con người cũng sinh ra từ đó.
Trăm sơng đổ về một biển, con sơng của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì
rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước
ta". Thông thường, sự khái quát nghệ thuật của Nguyễn Thi là như vậy. Nó ln tự
nhiên như đời sống do bắt mạch thực sự được vào cuộc sống.
Trên một ý nghĩa khác, hình tượng cuốn sổ ngầm chứa chức năng lí giải

chiều sâu hành động hiện tại của các nhân vật. Cuốn sổ ghi chép đủ những sự việc
đáng nhớ xảy ra với gia đình lớn của chị em Chiến - Việt, từ chuyện người nào bị
giặc giết vào ngày nào đến chuyện ai bị chúng nhục mạ ra sao. Đặc biệt, cuốn sổ kể
khá tỉ mỉ từng chiến công đánh giặc của các thành viên gia đình, trong đó có chiến
cơng của Chiến và Việt theo du kích bắn tàu Mỹ trên sông Định Thuỷ. Cuốn sổ - ấy
là lịch sử một gia đình, nó cho thấy truyền thống và sự tiếp nối. Nó là một hình
thức giáo dục lòng tự hào về truyền thống mà chú Năm rất có ý thức xây dựng cho
thế hệ con cháu. Chú nói : "Chừng nào bây trọng trọng (lớn lớn) tao giao cuốn sổ
cho chị em bây". Câu nói ấy cũng rất mực tự nhiên mà chứa đầy ý nghĩa. Chính thế
hệ mới sẽ là người viết tiếp những trang mới, vẻ vang cho truyền thống.
- Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau
thương mất mát của cả dân tộc
+ Truyện ngắn “Rừng xà nu”
Mở đầu tác phẩm là hình ảnh “Làng ở trong tầm đại bác của giặc…”. Chỉ
chưa đầy mười chữ mà Nguyễn Trung Thành dựng lên được cả một tư thế của “sự
sống trong sự đối diện cùng cái chết”[13; 460], ngày nào cũng như ngày nào cả dân
làng Xô Man luôn hứng chịu làn bom đạn kẻ thù. Như vậy, “cái tồn sinh nằm trong
vòng đe dọa của sự hủy diệt bạo tàn”[13; 460]. Bên cạnh đó là một chuỗi dài của
những đau thương: Những quần chúng bị giặc giết vì ni cán bộ. Anh Xút bị treo
trên cây và đầu làng. Bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng. Tấm lưng Tnú –
khi đó cịn là một cậu bé – ngang dọc vết dao chém, máu chảy ra rồi đặc quệt lại,
tím như nhựa xà nu. Rồi chính người cán bộ, anh Quyết hi sinh. Rồi Mai gục
xuống, cả đứa con của hạnh phúc, của tình u cũng chết dưới địn đánh tàn bạo
của kẻ thù. Còn Tnú, anh chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản

download by :

8



thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay. Lửa xà nu đốt cụt mười ngón tay anh, lửa xà nu
như thiêu đốt trong lồng ngực, như cháy cả ruột anh…
Như vậy, những đau thương, mất mát của dân làng Xô Man nói riêng, của
Tây Ngun nói chung cũng chính là những nỗi đau mất mát của cả dân tộc.
Nhưng “lịch sử của làng Xô Man cũng là lịch sử của một sự sống không thể nào
dập tắt, của một tư thế sống không biết đến sự cúi đầu”[13; 463]. Thanh niên khơng
thể đi ni cán bộ thì đã có ơng bà già. Người già khơng thể đi thì những em thiếu
nhi tiếp tục. Anh Quyết hi sinh, nhưng Tnú có thể thay thế, Cịn Mai, hình ảnh của
Mai khơng chết, nhân vật này đã có một hậu thân, đó là Dít – em gái Mai, giống
Mai như hai giọt nước…như vậy người này ngã xuống thì có người khác tiếp nối.
Đối lập với sự mất mát, hủy diệt là ý chí sinh tồn, là sự vùng lên của dân làng Xô
Man trong cái đêm ngập tràn tiếng chiêng và ánh lửa.
+ Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”
Nếu những đau thương, mất mát do bọn đế quốc gây ra mà dân làng Xơ Man
gánh chịu khơng thể nói hết được bằng lời trong tác phẩm “Rừng xà nu” thì ở tác
phẩm “Những đứa con trong gia đình” cũng đầy những nỗi đau thương không thể
kể hết được. Trước hết, gia đình của Chiến và Việt có một hồn cảnh đặc biệt. Đây
khơng phải là một gia đình bình thường trong hồn cảnh của cuộc sống thời bình
mà là một gia đình đi suốt một mạch từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc
kháng chiến chống Mỹ (như Tố Hữu đã viết: “Miền Nam đi trước về sau”). Hai chị
em lớn lên mồ côi cha và mẹ. Nhưng họ không mất cha mẹ một cách bình thường.
Kẻ thù Pháp rồi Mỹ đã giết hại cha mẹ họ một cách dã man. Chiến và Việt chứng
kiến cái chết của ba má: Cha họ bị giặc Pháp chặt đầu, Má thì trúng đạn pháo giặc
Mỹ khi bà đi đấu tranh ở Mỏ Cày về bị giặc bắn đuổi theo. Nhưng trong gia đình
họ có một “cuốn sổ gia đình” do chú Năm biên chép, một nửa cuốn sổ chú chép
những đau thương, tổn thất do kẻ thù của đất nước gây ra ra cho gia đình này:
“Thím Năm bơi xuồng đi rọc lá chuối bị ca-nông Mỏ Cày bắn bể xuồng, chết còn
mặc cái quần mới, trong túi còn hai đồng bạc. Ông nội nghe súng nổ, sợ bò đứt dây
ra nắm giàm bị, lính tổng Phịng vào nói: “Mày là du kích!” rồi bắn vào giữa bụng
ơng nội…”. “Một lối chép sử biên niên gia đình thật nơm na, đơn giản mà sức tố

cáo thật lớn lao”[2; 245]. Tội ác của kẻ thù để lại dấu ấn sâu đậm trong trang sử cả
gia đình lớn. Ơng bà, cơ, bác, cha mẹ của Việt và Chiến bị kẻ thù giết hại hoặc lăng
nhục. Nhưng trong nỗi mất mát đau thương đó, có một sự mất mát đau thương gây
xúc động lòng người là nỗi mất mát của người mẹ hai chị em Chiến và Việt. Đó là
“chồng bị giặc chặt đầu, nỗi đau ấy khác gì dao cứa ngang tim”[13; 452], nhưng
người mẹ cố khơng để rơi nước mắt. “Chiều hơm đó, về tới nhà má mới khóc…Bao
nhiêu năm sau đó cũng vậy, lúc nào nói đến chuyện trên má cũng khơng khóc”. Và
nếu lệ cứ ứa ra, thì “má chỉ nằm khóc chứ khơng kể gì hết”. Đau thương ấy, “người
mẹ một mình nuốt sâu vào đáy lịng, để lặng lẽ một mình chịu đựng sức thiêu đốt
của nỗi đau âm ỉ cháy”[13; 452]. Đấy mới đúng là người mẹ Việt Nam, con người
vì tình yêu, sẵn sàng một mình chịu đau, chịu khổ. Như vậy, mối thù sâu nặng,

download by :

9


chồng chất cần được trả, đó là ý nghĩa đầu tiên mà “cuốn sổ gia đình” của chú Năm
nhắn gửi cho những đứa con của gia đình.
+ Có thể nói, những đau thương, mất mát trong hai tác phẩm đó đã hun đúc tinh
thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam. Biến đau
thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng
cách mạng: Tnú lên đường đi “lực lượng” dù mỗi ngón tay mất đi một đốt, Chiến
và Việt cùng vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước thù nhà là lẽ sống. Họ
chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là bởi sức mạnh của tình u
thương, vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể bảo vệ được những gì thiêng
liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Chân lí đó đã được minh chứng qua số phận
và con đường cách mạng của những người dân Nam Bộ trong hai tác phẩm trên,
chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đau thương mất mát nên nó càng có giá trị,
càng phải khắc sâu vào lịng người.

- Họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam
kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm
+ Truyện ngắn “Rừng xà nu”
“Rừng xà nu” là khúc ca hùng tráng về con người và mảnh đất Tây Nguyên.
Đó là “những con người bất khuất, kiên cường mà mới nhắc đến ta tưởng như nhà
văn vẫn cịn xúc động, khâm phục và kính trọng”[1; 199].
Đầu tiên là Cụ Mết – già làng, gợi liên tưởng vẻ đẹp của cây xà nu cổ thụ
tỏa rợp bóng mát, che chở, dẫn dắt dân làng, ni dưỡng, gìn giữ mạch nguồn, sức
sống cho mảnh đất quê hương. Một già làng tập trung mọi sức sống, tư tưởng, tình
cảm của cả làng, người chỉ huy bình tĩnh, khơn khéo, một chiến sĩ dũng cảm…Khi
gấp trang sách lại rồi, người đọc vẫn khó quên được cái dáng sừng sững của cụ
Mết: “Người ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn, râu dài tới ngực và đen
bóng, mắt sáng xếch ngược”. Cái bóng dáng ấy thấp thống hình ảnh của một
nhân vật huyền thoại.
Nhân vật Tnú – một cây xà nu trẻ khỏe, hiên ngang, kiên cường, bất khuất,
bất diệt trong đại ngàn xà nu của mảnh đất Tây Nguyên. Cuộc đời và số phận của
nhân vật này mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và phẩm chất của con người Tây
Nguyên. Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị giặc bắt được, tra tấn dã man vẫn
không khai. Anh vượt ngục trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man
chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn khơng kêu rên trước mặt kẻ thù. Đó chính là
tính cách của một con người “gan góc và táo bạo, dũng cảm và trung thực”, đó
cũng là một con người gắn bó và trung thành với cách mạng. Nhà văn dùng nhiều
chi tiết, hình ảnh, tình huống để dựng nên tính cách Tnú. Nhưng rõ ràng có một chi
tiết, một hình ảnh gây được ấn tượng sâu sắc và đậm nét nhất là chi tiết “hai bàn
tay”. Qua chi tiết này người đọc nhận ra cả một cuộc đời, cả một số phận và tính
cách của nhân vật này. Ở Tnú tốt lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây
Nguyên và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mỹ.
Nhân vật Dít - Một cây xà nu non tơ tràn trề sức sống, trong bão táp bom
đạn kẻ thù vẫn vươn lên, lớn lên phơi phới, toả nhiều nét tươi trẻ đáng yêu. Dít


download by :

10


cũng là hình ảnh của chị Mai năm nào sẽ nối tiếp con đường của Mai, noi theo cụ
Mết, Tnú, chống giặc, giữ làng bảo vệ quê hương.
Nhân vật bé Heng – Một cây xà nu mới mọc đang vươn lên hướng lấy ánh
nắng mặt trời. Một đại biểu của thế hệ măng non trưởng thành, đang bước vào con
đường đấu tranh cách mạng của các thế hệ cha anh. Hôm Tnú về phép, anh gặp
Heng ở con nước lớn nó dẫn anh vào làng. Nó thuộc từng hố chơng, từng ác chiến
điểm. Heng mang một khẩu trường mát...đội một cái mũ sụp xin được của anh giải
phóng quân nào đó, mặc một chiếc áo bà ba dài phê sát đít, vẫn đóng khố, súng
đeo ngang lưng ra vẻ một anh lính thực sự. Heng lớn lên, chắc chắn sẽ kế tục xứng
đáng truyền thống cách mạng của các thế hệ đi trước.
Còn biết bao con người Tây Nguyên khác đã hiện ra trong những trang
văn đầy thiết tha của Nguyễn Trung Thành, từ người bị giặc giết như là Mai, là bà
Nhan, là anh Xút, đến những người đang sống, từ cụ Pâng, anh Brôi và bao nhiêu
người không tên khác, ‘tất cả đều là những con người yêu đời, u q hương, biết
đồn kết gắn bó với nhau trong công cuộc chiến đấu chung[10 ;272]. Mỗi người
một nét, nhưng tất cả đều là hiện thân của một Tây Nguyên bất khuất kiên cường,
thắm thiết nghĩa tình cách mạng.
+ Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”
Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với khơng
khí của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết liệt và hào hùng. Câu
chuyện kể về những đứa con trưởng thành trong gia đình lớn cách mạng, hun đúc
những vẻ đẹp truyền thống của quê hương. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đã thể
hiện một cách đặc sắc phẩm chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên
cường, gắn bó với gia đình, q hương, trung thành với cách mạng.
Chú Năm thể hiện đầy đủ bản tính tự nhiên của người nơng dân Nam bộ

hiền lành chất phác, giàu cảm xúc mơ mộng nội tâm. Một người từng trải qua đắng
cay của cuộc đời làm mướn trước cách mạng, để thành bản tính ít nói. Đau thương
hằn sâu từ cuộc đời gian khổ và với tư cách chứng nhân của tội ác của thằng Tây,
thằng Mỹ và bọn tay sai phải chăng đã làm nên nét đa cảm trong gương mặt với đôi
mắt lúc nào cũng mở to, mọng nước. Chất Nam Bộ đặt trong con người ơng thể
hiện qua việc hay kể sự tích cho con cháu, và kết thúc câu chuyện thể nào cũng hò
lên mấy câu. Nét đặc biệt độc đáo ở người đàn ơng này là có sổ ghi chép chuyện
gia đình. Cuốn sổ ghi đầy đủ những chuyện thỏn mỏn của nhiều thế hệ, như minh
chứng cho tấm lòng thuần hậu của ơng. Đó cịn là những trang ghi chép tội ác của
kẻ thù gây ra, những chiến công của từng thành viên, như một biên niên sử. Bản
thân ông cũng chính là một trang sử sống, khi gửi gắm, nhắn nhủ cho hai chị em
Chiến và Việt: “chuyện gia đình ta nó cũng dài như sơng, để rồi chú sẽ chia cho
mỗi người một khúc mà ghi vào đó…”. Nhân vật đã thể hiện vẻ đẹp của tấm lòng
sắt son, ý thức trách nhiệm của thế hệ đi trước.
Má của Chiến và Việt là hội tụ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Nam
Bộ anh hùng trong kháng chiến. Những ấn tượng tác giả để lại đậm nét trong người
đọc về nhân vật này là về tính gan góc từ khi cịn là con gái. Người đàn bà hết lòng

download by :

11


thương yêu chồng con ấy đã phải trải qua thời khắc dữ dội khi kẻ thù chặt đầu
chồng, nhưng má đã vượt lên đau thương để nuôi dạy đàn con khơn lớn trưởng
thành. Hình ảnh người mẹ ấy bồng con cắp rổ đi theo thằng giặc đòi đầu chồng,
một người mẹ hiên ngang đối mặt với họng súng quân thù như gà mẹ xoè cánh che
chở đàn con, khiến kẻ thù phải run sợ trước đôi mắt của người vượt sơng vuợt biển.
Ni con và cả con của đồng chí, má là hiện thân của vẻ đẹp gan góc được tôi
luyện trong đấu tranh, với đức hy sinh vô bờ bến lặng thầm, tảo tần lam lũ, đau

thương chơn kín trong giọt nước mắt lặng lẽ kín đáo. Trong tâm hồn người phụ nữ
ấy là tình yêu lớn lao, ý chí bất khuất kiên cường và cả tinh thần dám hy sinh, đổi
mạng sống vì cách mạng.
Chị Chiến - Kí ức của Việt gắn với hình ảnh của chị Chiến, với kỷ niệm tuổi
thơ trong trẻo của hai chị em. Người con gái ấy có cá tính riêng, có những nét
giống má, gan góc, chăm chỉ, đảm đang tháo vát. Hai chị em kề tuổi nên có lúc cịn
rất trẻ con, nhưng bao giờ trong những lần cãi vã thì chị cũng nhường em: từ
chuyện đi bắt ếch đến chuyện thành tích bắn chết tên lính Mĩ “chị Chiến bao giờ
cũng nhường”. Đến khi tham gia công việc cách mạng, Chiến tỏ ra chín chắn hơn
Việt. Những mất mát đau thương đã khiến cô gái ấy sớm trưởng thành, nhưng
không hề làm chai sạn tâm hồn giàu nữ tính. Lúc nào Chiến cũng có cái gương nhỏ,
như những người con gái mới lớn nào cũng thích làm duyên. Câu chuyện của hai
chị em trước đêm tòng quân đã chứng tỏ khả năng quán xuyến, thay thế vai trò của
mẹ để chăm em, khiến cho bản thân cậu em thân thiết phải ngạc nhiên vì chứng
kiến một chị Chiến giống in như má, răm rắp nghe theo sự cắt đặt của chị. Chiến là
khúc sơng sau trong dịng sơng của gia đình, khúc sơng sau bao giờ cũng chảy được
xa hơn khúc sơng trước đó, Chiến đi bộ đội để trả thù nhà, với quyết tâm như dao
chém đá: “Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có
một câu: nếu giặc cịn thì tao mất vậy à”. Và một trong những tình tiết truyện tạo
được xúc động mạnh cho người đọc là hình ảnh hai chị em trước đêm tịng qn
khiêng bàn thờ má qua gửi chú Năm. Hai chị em đã làm cho người chú phải ngạc
nhiên vì sự trưởng thành trước tuổi. Đó là chi tiết cho thấy những đứa con trong gia
đình cách mạng này đã ý thức rõ chỉ có lên đường diệt giặc mới trả được mối thù
giặc Mỹ đè nặng hai vai. Việc nhà việc nước vẹn toàn, lời động viên của chú Năm
dành cho hai chị em đã thể hiện niềm tin tưởng vào thế hệ trẻ thời chống Mỹ.
Việt - Người chiến sĩ ấy vốn là đứa trẻ gan dạ từng chứng kiến cảnh kẻ thù
quăng đầu cha mà xông tới nhằm thằng liệng đầu mà đá. Được dìu dắt từ ấu thơ,
Việt cũng đã biết làm cảnh giới, chiếc ná cao su thành vật báo hiệu khi có động.
Bản tính hồn nhiên của một cậu bé mới lớn thể hiện ra ở sự hiếu thắng, lúc nào
cũng giành phần hơn, nhưng từ sâu thẳm là tình cảm yêu thương những người ruột

thịt, tự hào với truyền thống quê hương. Việt bị thương trong trận đánh lại lạc mất
đơn vị, vẫn chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Những lần ngất đi tỉnh lại của
Việt giữa bãi chiến trường ngổn ngang xác giặc đã giúp anh có thêm sức mạnh tình
thương vượt lên cái chết để trở về đội ngũ. Còn trước kẻ thù, Việt vụt lớn lên,
chững chạc trong tư thế người anh hùng. Nguyễn Thi đã thành công khi không

download by :

12


miêu tả vào những chiến công của anh chiến sĩ mà đã chỉ ra cho người đọc vẻ đẹp
nhân văn trong tâm hồn người cầm súng. Vẻ đẹp ấy là hội tụ của ý chí, quyết tâm
và trên hết là tình thương u sự gắn gó với người thân và sau này là tình cảm chan
hồ thân ái giữa cậu Tư với đồng chí đồng đội như trong một nhà.
Tất cả những con người ấy cùng giống nhau ở lòng căm thù giặc sâu sắc, vì
những tội ác mà chúng đã gây ra với người thân trong gia đình. Gắn bó với mảnh
đất q hương, những con người ấy cịn giàu tình nghĩa, trung thành với cách mạng
bởi cách mạng đã đem lại cho họ sự đổi đời thật sự. Dường như anh chiến sĩ Việt,
chị Chiến của Việt đã thừa hưởng được từ thế hệ đi trước, chú Năm và má, hành
động dũng cảm gan góc và lịng say mê khao khát được đánh giặc.
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ thể hiện ở từng nhân vật, mà còn thể
hiện ở tập thể nhân vật anh hùng, và mỗi nhân vật đều tượng trưng cho phẩm chất
của cả cộng đồng: Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Heng trong “Rừng xà nu”; ba, má, chú
Năm Chiến, Việt trong “Những đứa con trong gia đình”. Họ đều là những con
người u q hương đất nước, gắn bó với bn làng, với gia đình, với người thân
yêu. Tình yêu Tổ quốc của họ bắt đầu từ những tình cảm bình dị đó, cho nên nó
càng bền bỉ, càng có sức mạnh lớn lao khiến kẻ thù phải run sợ.
Tóm lại, các nhân vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch
cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ cũng chính là đau

thương của dân tộc trong những năm tháng thương đau của chiến tranh. Tinh thần
quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là
biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
* Chủ nghĩa anh hùng cách mạng còn thể hiện ở sức sống bất diệt của con
người Việt Nam trong cuộc chiến đấu ác liệt
- Trong tác phẩm “Rừng xà nu”, dân làng Xô Man từ người đã bị giặc giết như bà
Nhan, anh Xút, mẹ con Mai, anh Quyết đến những người đang sống, từ cụ Mết,
Tnú, Dít, cậu bé Heng…họ khác nào những cây xà nu của nhiều thế hệ đứng bên
nhau, vừa ham ánh sáng mặt trời, hướng tới lí tưởng, vừa sinh sơi nẩy nở khỏe để
tạo ra sức mạnh “ ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng” trước bom đạn
của kẻ thù che chở cho nhau và bảo vệ lấy chính mình. Mặt khác, họ cũng như rừng
cây xà nu mặc dù “ Trong rừng hàng vạn cây, không có cây nào khơng bị thương,
cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn,
hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Cũng như các thế hệ làng Xô Man, lớp
này tiếp lớp khác dứng lên, tiếp tục cuộc chiến đấu. Anh Quyết hi sinh thì có Tnú,
Mai ngã xuống giữa tuổi thanh xuân tràn đầy nhựa sống như cây xà nu bị chặt đứt
ngay giữa thân mình thì Dít vươn lên thay thế trở thành bí thư chi bộ, chính trị viên
xã đội, rồi những bé Heng thế hệ tiếp nối của Dít như cây xà nu non hứa hẹn trở
thành cây xà nu cường tráng tiếp nối cha anh. Tầng tầng, lớp lớp những người dân
Xô Man Tây Nguyên tiếp nối đứng lên kiên cường chiến đấu với quân thù để bảo
vệ quê hương đất nước mình. Rõ ràng, cả dân làng Xô Man là một tập thể anh
hùng. Dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng. Từ nền tảng vững chắc của chủ nghĩa
anh hùng ấy đã bừng sáng lên những tấm gương anh hùng.

download by :

13


- Trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”, Ông nội bị giặc giết, cha của

Chiến và Việt trở thành cán bộ Việt Minh, cha bị giết hại dã man, má Việt tiếp tục
nuôi con và chiến đấu, đến khi má ngã xuống thì anh em Chiến và Việt lại tiếp nối
con đường chiến đấu, thực hiện lí tưởng của gia đình, và trong dịng sơng truyền
thống của gia đình, họ là khúc sơng sau nên hứa hẹn đi xa hơn cả thế hệ trước.
Tác phẩm thành công khi đã đem lại cho người đọc sự hình dung về mảnh
đất Nam Bộ anh dũng và đau thương trong những ngày kháng chiến chống Mỹ.
Đặc biệt, bằng sự am hiểu sâu sắc bản chất của người dân Nam Bộ yêu nước, tác
giả đã dựng nên những con người vừa bình thường giản dị nhưng lại có vẻ đẹp, tầm
vóc phi thường của con người thời đại chống Mỹ cứu nước. Giọng kể chuyện giản
dị, xây dựng đối thoại tự nhiên và nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật đặc sắc
đã để lại ấn tượng khó quên về những đứa con trong gia đình cách mạng. Đồng thời
cịn phát hiện sâu sắc về sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến đấu.
Vẻ đẹp ấy kết tinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, sức mạnh làm nên
chiến thắng của nhân dân Việt Nam, một phẩm chất cao q cịn để lại những tấm
gương cho thế hệ sau noi theo.
Sự tiếp nối và kế thừa đó đã làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con
người Việt Nam thời chống Mỹ, là sức sống bất diệt giúp họ vượt qua bao đau
thương do kẻ thù gây ra để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng. Họ tiêu biểu cho tuổi
trẻ của thành đồng Tổ quốc lớn lên trong khói lửa bom đạn và đã trưởng thành
vững vàng, xứng đáng, tỏa sáng chủ nghĩa anh hùng Cách mạng.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về yếu tố sử thi trong hai tác phẩm
Là hai truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam 1945 1975, “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình”
của Nguyễn Thi hiển nhiên mang đậm tính sử thi và giàu cảm hứng lãng mạn, góp
phần thể hiện thành cơng chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nghệ thuật sử thi đòi hỏi
tác phẩm tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của
đất nước; phản ánh được chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, được thể hiện
ở chỗ:
-  Cả hai tác phẩm đều viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hào hùng và
bi tráng của dân tộc. Trong đó, “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành viết về quá
trình trưởng thành trong nhận thức cách mạng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên,

đó là nhận thức về một chân lĩ tất yếu: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm
giáo" - phải lấy bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Cịn
“Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi tập trung ca ngợi tinh thần yêu
nước và truyền thống cách mạng của một gia đình nơng dân Nam Bộ. Như vậy đề
tài có giống nhau nhưng chủ đề ở mỗi tác phẩm lại khác nhau. Cả hai tác phẩm đều
viết về những vấn đề lớn, liên quan đến vận mệnh dân tộc, đó là về cuộc kháng
chiến giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
- Cả hai tác phẩm đều khắc họa được những nhân vật có cuộc đời và số phận bi
tráng: chịu nhiều mất mát, đau thương bởi chiến tranh, sớm gắn bó với cuộc chiến
đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nhân vật Tnú đi làm liên lạc từ những ngày

download by :

14


còn bé. Việt xung phong đi bộ đội khi chưa đầy 18 tuổi. Tnú bị kẻ thù giết hại cả
vợ và cậu con trai chưa đầy tháng tuổi. Việt chứng kiến cái chết bi thương của cha,
mẹ do bàn tay kẻ thù và bom thù. Tnú bị kẻ thù quấn giẻ tẩm nhựa cây xà nu đốt
cụt 10 đầu ngón tay. Việt bị thương nặng giữa chiến trường. Cuộc đời và số phận bi
tráng của hai nhân vật điển hình cho cuộc đời và số phận của cả dân tộc trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Cả hai tác phẩm đều ca ngợi tinh thần yêu nước ngời sáng của con người Việt
Nam trong chiến đấu chống quân thù. Đau thương, mất mát không đè bẹp được tinh
thần và ý chí của con người Việt Nam. Vượt qua những nỗi đau và những vết
thương lớn, đồng bào miền Nam và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên mang theo
mối thù sâu nặng ra chiến trường và lập được những chiến công lớn trả mối thù
nhà, nợ nước. Với hai bàn tay thương tật, mỗi ngón cụt một đốt, Tnú vẫn lập chiến
công và được thưởng phép về thăm làng. Còn rất trẻ nhưng Việt đã dũng cảm bắn
cháy xe bọc thép của quân thù. Các nhân vật trong cả hai tác phẩm đều điển hình

cho truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.
- Cả hai tác phẩm đều khắc dựng những chi tiết nghệ thuật bi tráng có ý nghĩa biểu
tượng cao. Ở truyện ngắn “Rừng xà nu” là hình ảnh những cánh rừng xà nu bị bom
dội "hàng vạn cây khơng có cây nào khơng bị thương". Có những cây bị đạn đại
bác chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương
nhựa ứa ra ... rồi bầm lại thành từng cục máu lớn. Và đôi bàn tay Tnú  cháy rừng
rực như những bó đuốc lớn... Ở truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” là
hình ảnh Việt và má chạy theo thằng giặc xách lủng lẳng cái đầu của ba Việt để địi
đầu ba mang về chơn cất. Đó là những chi tiết tố cáo tội ác của kẻ thù và khắc họa
một cách sống động về những đau thương của dân tộc Việt Nam.
- Giọng điệu tác phẩm mang cảm hứng ngợi ca rõ nét. Ngợi ca sự bất diệt của thiên
nhiên và con người trên mảnh đất Tây Nguyên: Cứ thế hai, ba năm nay, rừng xà nu
ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng... Nhìn ra xa đến hút tầm mắt vẫn khơng
thấy gì khác ngoài những cánh  rừng xà nu nối tiếp đến chân trời…  Ngợi ca truyền
thống cách mạng của gia đình, của quê hương và nhân dân Nam Bộ: “Truyền thống
gia đình ta dài như sơng... mỗi đứa một khúc mà ghi vào... Trăm sông đổ về một
biển. Mà biển nước ta thì rộng vơ cùng...”
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC, BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG
Sau khi giúp học sinh đi vào tìm hiểu vấn đề chủ nghĩa anh hùng cách mạng
trong hai tác phẩm, thơng qua việc định hình đơn vị kiến thức cụ thể cần khai thác
nội dung tác phẩm trong giờ học tôi đã tiến hành kiểm tra việc hiểu bài của học
sinh bằng những câu hỏi kiểm tra như sau :
* Lớp 12 B1: - Cảm nhận của anh, chị về chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Việt Nam trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành ?
* Lớp 12 B2: - Cảm nhận của anh, chị về chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Việt Nam trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi ?
- Kết quả đạt được cụ thể như sau :

download by :


15


Lớp

Sĩ Số

Chưa áp dụng
Loại
SL
Tỉ lệ

Khi thực hiện
Loại
SL
Tỉ lệ

Giỏi
1
4,3%
Giỏi
2
8,6%
Khá
8
34,8%
Khá
15
65.4%

12B1
23
Tb
12
52,3%
Tb
6
26%
Yếu
2
8,6%
Yếu
0
0%
Kém
0
0%
Kém
0
0%
Giỏi
1
3,7%
Giỏi
02
7,2%
Khá
10
35,7%
Khá

19
67,8%
12B2
28
Tb
13
46,4%
Tb
07
25%
Yếu
04
14,2%
Yếu
0
0%
Kém
0
0%
Kém
0
0%
- Học sinh dễ nhớ, nhớ sâu, có cảm xúc mạnh - đó cũng là cơ sở để học sinh
tự lực sáng tạo khi khơng có thầy cơ hướng dẫn trong q trình nắm bắt tác phẩm.
- Tạo hứng thú cho học sinh, chứng minh cho các em thấy rằng: Tác phẩm
văn học là đứa con tinh thần của nhà văn. Nhưng khi nó được “cắt rốn” thì nó là
sinh thể độc lập với tác giả sáng tạo ra nó. Tác phẩm văn học chỉ thực sự là tác
phẩm văn học và có giá trị nghệ thuật khi được bạn đọc tiếp nhận.
Giảng dạy theo cách này phải luôn kết hợp chặt chẽ với việc chống lối học
thụ động, chống bệnh "lười suy nghĩ" phải luôn tổ chức lớp học, bao quát từ đầu

đến cuối.

download by :

16


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Qua việc định hướng, tìm hiểu hai tác phẩm, giúp học sinh nhận thấy được:
- Tác phẩm “Rừng xà nu”, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã khắc họa hình
ảnh con người Việt Nam anh hùng thật kiên cường, dũng cảm, bất khuất trước kẻ
thù nhưng cũng hết sức giản dị trong đời thường. Đó là những con người có lịng
u nước nồng nàn, có lịng căm thù giặc sâu sắc, có tinh thần chiến đấu kiên
cường, bất khuất, có tình cảm phong phú và trong sáng. Họ đã đem lại vẻ đẹp cho
đất nước cũng nhu đem lại niềm tự hào cho dân tộc. Họ đã kế thừa một cách xứng
đáng truyền thống bốn ngàn năm lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, dân tộc.
Hình ảnh anh hùng của họ mãi mãi là tấm gương sáng cho thế hệ hôm nay và mai
sau.
- “Những đứa con trong gia đình” - tác phẩm thành cơng khi đã đem lại cho
người đọc sự hình dung về mảnh đất Nam Bộ anh dũng và đau thương trong những
ngày kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt, bằng sự am hiểu sâu sắc bản chất của người
dân Nam Bộ yêu nước, tác giả đã dựng nên những con người vừa bình thường giản
dị nhưng lại có vẻ đẹp, tầm vóc phi thường của con người thời đại chống Mỹ cứu
nước. Đồng thời còn phát hiện sâu sắc về sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam
trong chiến đấu. Vẻ đẹp ấy kết tinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, sức
mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam, một phẩm chất cao q cịn để
lại những tấm gương cho thế hệ sau noi theo.
- Có thể nói, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại chống Mỹ
hiện diện trên khắp mọi miền đất nước. Từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược

đến miền xuôi, từ đồng bằng đến miền núi. Tất cả tạo nên một sức mạnh long trời
lở đất để “nhấn chìm lũ bán nước và quân cướp nước”. Cuộc đời và sự hi sinh của
những con người Việt Nam anh hùng mãi mãi là bản anh hùng ca tuyệt đẹp cho các
thế hệ Việt Nam noi theo.
- Mặt khác, đề tài này không phải là một hướng đi mới mà chỉ là một phương
pháp cụ thể hoá vấn đề để khám phá, nắm vững tư tưởng chủ đề, nội dung của tác
phẩm một cách đúng đắn, hiệu quả cao. Giúp học sinh 12 hiểu sâu về tác phẩm văn
xuôi cũng như nắm vững về kiến thức văn học. Vì vậy, phải biết tận dụng sức mạnh
của mỗi phương pháp để từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập và giảng dạy. Bản
thân tơi tự thấy có hiệu quả khi giảng dạy nên chân thành bày tỏ cùng đồng nghiệp.
3.2. KIẾN NGHỊ
Với sáng kiến kinh nghiệm: “Giúp học sinh nắm vững chủ nghĩa anh hùng
cách mạng qua tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa
con trong gia đình của Nguyễn Thi” qua thực tế giảng dạy khi áp dụng hình thức
này rất hữu dụng và tiết kiệm được thời gian cho học sinh lớp 12 trong quá trình
nắm vững, khắc sâu các đơn vị kiến thức của hai tác phẩm văn học.

download by :

17


Qua sáng kiến kinh nghiệm này tôi mong rằng các đồng nghiệm cũng sẽ áp dụng
như tơi trong q trình giúp học sinh nắm vững về tác phẩm văn xuôi trong chương
trình học.
Thanh Hóa, ngày 18/04/ 2019
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
ĐƠN VỊ
mình viết, không sao chép của người

khác.
TÁC GIẢ

Lê Thị Tuyết

download by :

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Tiến Dũng (2004). Giờ văn ngồi lớp. Nxb Trẻ, TP HCM.
2. Hữu Đạt (2000). Ơn luyện Văn – Tiếng Việt. Nxb ĐHQG Hà Nội.
3. Nguyễn Thanh Hùng (2000). Hiểu văn – dạy văn. Nxb Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Long (chủ biên) (2000). Giảng văn văn học Việt Nam hiện đại.
Nxb ĐHQG Hà Nội.
5. Mã Giang Lân (1998). Văn học Việt Nam (1945 – 1954). Nxb ĐHQG Hà Nội.
6. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2008). Ngữ văn 12, tập 1. Nxb Giáo dục. HN.
7. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2008). Ngữ văn 12, tập 2. Nxb Giáo dục. HN.
8. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1990). Văn học Việt Nam 1945 -1975, tập 1.
NXN Giáo dục. Hà Nội.
9. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (1990). Văn học Việt Nam 1945 -1975, tập 2.
NXN Giáo dục. Hà Nội.
10. Nguyễn Đăng Mạnh (1996). Để dạy tốt văn học Việt Nam lớp 12. Nxb Giáo
dục. Hà Nội.
11. Nguyễn Đức Nam (1985). Truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1985. Nxb Giáo dục.
Hà Nội.
12. Vũ Dương Quỹ (2002). Tác phẩm văn chương trong trường phổ thông - Những
con đường khám phá, tập 3. Nxb Giáo dục. HN.
13. Vũ Tiến Quỳnh (1995). Phê bình-bình luận văn học: Nguyễn Thi, Chính Hữu,

Nguyễn Khoa ĐIềm, Vũ Thị Thường. Nxb Văn nghệ TP HCM.
14. Vũ Tiến Quỳnh (1995). Phê bình-bình luận văn học: Nguyễn Trung Thành, Bùi
Hiển, Trần Đăng, Kim Lâm, Nguyễn Minh Châu. Nxb Văn nghệ TP HCM.
15. Trần Đình Sử (chủ biên) (1998). Giảng văn chọn lọc văn học Việt Nam. Nxb
Hà Nội.
16. Trần Đình Sử (2008). Lý luận và phê bình văn học. Nxb Giáo dục.Hà Nội.

download by :

19



×