Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN dạy học theo dự án bài 19 ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường công nghệ nông nghiệp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC THEO DỰ ÁN: BÀI 19. ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC HOÁ
HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MÔI
TRƯỜNG (CÔNG NGHỆ 10) NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP, RÈN
LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT

Người thực hiện: Trịnh Thị Thịnh
Chức vụ: Tổ phó chun mơn
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Cơng nghệ NN

THANH HỐ NĂM 2019

download by :


MỤC LỤC
Trang

1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Lí do chọn đề tài……………………………………………….......

1


1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………….......

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………..

2

2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm…………………………..

3

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....

4

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề…………………...

7

2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị……………………………………..


7

2.3.1.1. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để học theo dự án đạt hiệu
quả …………………………

8

2.3.1.2. Thiết kế kế hoạch bài học theo dự án...........

8

2.3.2. Tổ chức cho học sinh học theo dự án…………………

10

2.3.2.1.Quyết định chủ đề dự án ……………………

10

2.3.2.2. Xây dựng kế hoạch………………………………..

12

2.3.2.3. Tổ chức cho học sinh học dự án…………………..

14

2.3.2.4. Báo cáo sản phẩm dự án……………………….

15


2.3.2.5. Đánh giá quá trình thực hiện…………………………..

17

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường………………………………
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

18
19

3.1. Kết luận…………………………………………………………....

19

3.2. Kiến nghị…………………………………………………………..

20

download by :


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết
sức bất ngờ và đổi mới một cách cực kì nhanh chóng chẳng hạn thành tựu cơng
nghệ 4.0 sẽ tạo ra sự đổi mới vô cùng lớn trong đời sống, kinh tế xã hội. Đây
chính là thách thức của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân thực theo
nhu cầu của thời đại. Đặc biệt là đối với giáo dục Việt Nam cũng cần phải tích

cực đổi mới nhằm đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,
tri thức, sức khoẻ, năng động sáng tạo trong học tập và lao động.
Từ việc dạy và học truyền thống, thầy là người chủ động truyền đạt kiến thức,
trị là người thụ động tiếp thu. Thì xu hướng giáo dục hiện đại: đối với người
học, khuyến khích học sinh lấy tự học là chính, học tập một cách chủ động, linh
hoạt. Trò tự khẳng định năng lực chun mơn, năng lực giải quyết vấn đề. Từ đó
đưa ra những quyết định sáng tạo mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế việc giáo
dục và nâng cao ý thức cho người học, xác định tâm thế chủ động điều khiển
quá trình học tập của bản thân, phát huy nội lực là việc làm cấp thiết của các nhà
giáo dục.
Trong các môn học và các hoạt động giáo dục ở trường THPT thì mơn Cơng
nghệ nơng nghiệp là bộ môn không tham gia thi THPT quốc gia, do tâm lý
chung của đa số học sinh, phụ huynh học sinh và thậm chí cả giáo viên thì mơn
Cơng nghệ vẫn là môn học phụ. Nên phần đa các em học sinh xem nhẹ, ngại
học. Đây cũng là một trong những lý do khiến giáo viên cũng chưa có sự đầu tư
cho mơn học, tiết học cịn diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, giờ học chưa
gây được hứng thú nên hiệu quả giáo dục của bộ môn chưa thực sự đạt được kết
quả như mong muốn. Song đây lại là một trong những môn học liên quan rất
nhiều đến các kiến thức trong thực tiễn đời sống sản xuất, có thể lồng ghép để
đưa một số kiến thức, kỹ năng trong thực tiễn, đời sống đến với học sinh.
Để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy theo yêu cầu
đổi mới phương pháp dạy học với định hướng “lấy học sinh làm trung tâm” và
nhằm mục đích phát triển năng lực cho học sinh. Là giáo viên dạy môn Công
nghệ nông nghiệp tôi luôn xác định rằng: Việc làm cho học sinh hiểu và mong
muốn tìm hiểu một số kiến thức, kỹ năng đặc trưng của môn học rồi ứng dụng
nó vào các hoạt động đời sống hàng ngày là một công việc hết sức cần thiết. Khi
giảng dạy bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể
sinh vật và môi trường ( Công nghệ nông nghiệp 10). Chủ đề bài học khá thuận
lợi để tơi thực hiện việc tích hợp một số kiến thức liên môn, với phương pháp
học theo dự án (là một trong 6 phương pháp dạy và học tích cực) một số kĩ kỹ

thuật dạy và học tích cực để học sinh tìm hiểu một số vấn đề cấp bách và cần
thiết trong cuộc sống đó là tình hình sử dụng thuốc hố học bảo vệ thực vật một
1

download by :


cách tràn lan, bảo quản một cách tuỳ tiện không tn thủ an tồn lao động và vệ
sinh mơi trường. Những tác động xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến
môi trường sống và hệ quả xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đế sức khoẻ con người.
Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Dạy học theo dự án: bài 19. Ảnh hưởng
của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường (Công
nghệ nông nghiệp 10) nhằm tạo hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống cho
học sinh lớp 10 ở trường THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình
trong năm học 2018-2019. Đây là vấn đề khiến tôi trăn trở rất nhiều từ ngay sau
khi được tập huấn bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông về dạy học tích cực.
Đề tài thực sự rất hữu ích trong dạy học mơn CNNN 10 hiện nay ở trường
THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tơi đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực: học theo dự án đối với bài
19. Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi
trường ( Công nghệ nông nghiệp 10), nhằm:
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh, rèn luyện kĩ năng sống cho các em
- Giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy hiệu quả làm việc theo nhóm
- Biết tìm tịi, khám phá kiến thức, tự giác tham gia xây dựng bài học
- Tập trung chú ý nhiệm vụ học tập, giúp đỡ nhau trong thực hiện nhiệm vụ dự
án
- Thực hiện tốt, có hiệu quả nội dung bài học
- Hiểu bài và trình bày bài theo cách hiểu của riêng mình
- Biết vận dụng kiến thức thu được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Qua đó giáo dục các em ý thức tự học, tự nghiên cứu, biết phân tích, so sánh
giữa lí thuyết và thực hành.
Từ việc đổi mới cách dạy và học kết hợp với sử dụng kiến thức liên mơn và
các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học đã tạo hứng thú học
tập cho học sinh, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến
giáo dục một số vấn đề cấp thiết trong cuộc sống, làm cho tiết học trở nên sôi
nổi, có ý nghĩa hơn. Qua q trình nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm tôi
đã thực hiện được ý tưởng mà trước đây khi dạy học tôi luôn trăn trở. Từ đó tạo
được niềm tin cho đồng nghiệp và học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Tôi sử dụng phương pháp học theo dự án, các phương pháp, kỹ thuật dạy
học tích cực, cùng với các kiến thức liên mơn liên quan đến bài học: mơn Hố
học, mơn Sinh học, môn Công nghệ NN, môn Giáo dục công dân. Học sinh tìm
hiểu về đặc điểm, tính chất, vai trị của thuốc hố học bảo vệ thực vật đối với
ngành nơng nghiệp. Tác động xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đối với
quần thể sinh vật và môi trường cũng như hệ quả xấu của chúng đối với sức
2

download by :


khoẻ con người. Biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ
thực vật…
- Đề tài phân tích thực trạng học tập của học sinh đối với mơn Cơng nghệ
nơng nghiệp 10.
- Tìm hiểu ngun nhân làm học sinh chưa hứng thú, chưa đam mê với môn
học trong cách dạy- học truyền thống.
- Đề tài khảo sát, đánh giá được thực trạng việc học tập của học sinh một số
lớp được chọn làm đối tượng nghiên cứu trước và sau tác động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Tổ chức dạy học theo dự án với các phương pháp sau:
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu xây dựng cơ sở đề tài
Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu bồi dưỡng chuyên đề, giáo trình, các
văn bản, chỉ thị, nghị quyết liên quan đến nội dung đề tài. Trên cơ sở đó phân
tích, tổng hợp khái qt, rút ra những vấn đề cần thiết cho đề tài.
 Phương pháp điều tra khảo sát tình hình học tập của học sinh, khảo sát thực
tế sử dụng thuốc hoá học BVTV, thu thập thông tin
Từ thực tế giảng dạy bộ môn trong nhiều năm qua, tham gia thao giảng, dự
giờ của thầy cô trong nhóm chun mơn. Phân tích hạn chế của học sinh trong
việc sử dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.Tôi đã chủ động
đưa ra giải pháp về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, tích cực hóa hoạt
động học tập của học sinh. Xin ý kiến của các thầy, cơ trong nhóm chun mơn
để tiến hành xây dựng kế hoạch bài học liên quan đến nội dung đề tài.
 Phương pháp thực nghiệm
Tôi đã nghiên cứu áp dụng đề tài ở nhiều lớp 10 cấp THPT trong 2 năm học:
2017-2018 và 2018- 2019 đồng thời tiến hành tổ chức thực nghiệm, thực hiện ở
4 lớp 10 trường THPT Triệu Sơn 3 nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu và đề
xuất của đề tài.
 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Thông qua kết quả theo dõi quá trình xây dựng và thực hiện học theo dự án
của học sinh, phân tích, kiểm tra – đánh giá tinh thần thái độ thực hiện nhiệm vụ
và kết quả học tập của học sinh, xử lý thống kê toán học rồi rút ra những kết
luận cần thiết. [6]
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học là một quá trình nhận thức, là quá trình hoạt động của thầy – trị,
trong đó học sinh vừa là đối tượng của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt
động học. Nhiệm vụ của q trình dạy học là hồn thiện kỹ năng, khả năng nhân
thức của học sinh, phát hiện được khả năng trí tuệ tiềm ẩn của các em học sinh
ngay trong q trình dạy học. Bên cạnh đó vai trị của thầy cơ giáo là người tổ

3

download by :


chức, hướng dẫn, chỉ đạo cho học sinh phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp
với đối tượng học sinh, làm thế nào để mọi học sinh trong lớp đều được tham
gia hoạt động. Tạo điều kiện cho học sinh phát triển hết năng lực của bản thân.
Khi giảng dạy bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến
quần thể sinh vật và môi trường (Công nghệ nông nghiệp 10), nếu ta sử dụng
phương pháp truyền thống, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, các em sẽ được
biết rồi ghi nhớ kiến thức và rồi cũng sẽ lãng qn nhanh chóng. Cịn khi ta
chọn phương pháp dạy học theo dự án, thay cho cách học thiên về lí thuyết,
người học được trải nghiệm, khám phá kiến thức qua hành động, học qua “làm”,
kiến thức đó sẽ được khắc sâu và bền vững bởi: HỌC QUA “LÀM”
Nói cho tơi nghe- Tơi sẽ qn
Chỉ cho tơi thấy - Tôi sẽ nhớ
Cho tôi tham gia- Tôi sẽ hiểu
Hướng dẫn người khác- Sẽ là của tôi [3]
Để tăng cường hiệu quả giáo dục nói chung và hiệu quả cơng tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục các vấn đề cấp thiết trong cuộc sống của nhà trường
nói riêng, Khoản 2 - Điều 28 - Luật Giáo dục đã chỉ rõ: “Phương pháp dạy học
phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh,
phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [5]
Ở bộ môn Công nghệ nông nghiệp10 với nội dung được sử dụng để tuyên
truyền phổ biến, giáo dục một số kiến thức, kỹ năng về các vấn đề cấp thiết
trong cuộc sống cần phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ
bản gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống thường ngày của học sinh như vấn

đề: thuốc hoá học bảo vệ thực vật, lợi ích cũng như tác động xấu của thuốc hố
học bảo vệ thực vật đối mơi trường, các nhân tố môi trường đã ảnh hưởng đến
sự phát sinh hàng loạt các tật, bệnh di truyền, ung thư…; Cần bảo vệ mơi
trường sống, chống ơ nhiễm khơng khí, nước, đất, thực hiện an tồn thực
phẩm…
Năm 1980, Tổ chức Mơi trường Quốc tế đã cơng bố “Chiến lược bảo vệ
tồn cầu”, các hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển
đã công bố 27 nguyên tắc, đề cập một cách toàn diện và hệ thống các vấn đề
nhằm phát triển bền vững về Trái Đất (1992). Luật bảo vệ môi trường của nước
ta ra đời là cơ sở pháp lí cao nhất để đáp ứng yêu cầu và các biện pháp bảo vệ
tốt môi trường Việt Nam
Vì thế, việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án (dạy và học tích cực)
cùng với việc sử dụng kiến thức liên môn và các phương pháp, kỹ thuật dạy học
tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh, nhằm tạo hứng thú học
4

download by :


tập, để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống. Tăng
cường hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục một số vấn đề cấp thiết
trong cuộc sống là việc làm thiết thực để góp phần thực hiện chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Nội dung kiến thức mơn Cơng nghệ 10 là những kiến thức lí thuyết trừu
tượng, mang nặng tính thuyết giáo. Do đó học sinh rất ngại học, lười tư duy để
tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức, gây ra sự nhàm chán đối với mơn học.
Cịn các em học sinh, có thói quen: quen nhìn, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và
tái hiện kiến thức một cách máy móc những gì mà thầy cô đã dạy và chỉ biết
những kiến thức mà cô đã cung cấp. Mặt khác xu hướng lựa chọn nghề nghiệp,

sức thuyết phục của chương trình mơn học khơng cao, tâm lí coi nhẹ mơn học
CNNN10 của nhiều học sinh... và cịn nhiều lí do khác nữa được đưa ra để biện
minh cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa đạt như mong
muốn. Song tôi thiết nghĩ mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người thầy
giảng dạy môn Công nghệ cũng đang xuôi theo sự ngại học của học sinh, chưa
tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang
bị kiến thức mà chưa chú ý đến khâu tổ chức thế nào để giúp học sinh tiếp nhận
một cách dễ dàng và hứng thú và biết áp dụng vào đời sống, thực tiễn sản suất.
[6]
Mặt khác, đứng trước thực trạng hết sức báo động về tình hình ơ nhiễm mơi
trường do tác động xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật
và môi trường, trực tiếp hoặc gián gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
Vậy, vì sao việc trang bị kiến thức, hiểu biết về đặc điểm tính chất, kĩ thuật
sử dụng thuốc hố học bảo vệ thực vật, cũng như tác động xấu của thuốc hoá
học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường. Biện pháp hạn chế ảnh
hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật và ứng dụng của chúng vào thực
tiễn đời sống sản suất…đã được đưa vào chương trình dạy học ở trường THPT.
Song học sinh vẫn khá thờ ơ cho rằng đây là nhiệm vụ của các Nhà giáo dục,
nhiều em không biết được tác hại khơn lường của thuốc hố học bảo vệ thực vật
trong đời sống hàng ngày, có tác động trực tiếp đến sức khoẻ con người là căn
nguyên gây ra các bệnh tật hiểm nghèo.
Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có
hứng thú học tập với bộ môn Công nghệ, thể hiện ở việc đầu năm trong tiết học
đầu tiên tôi đã tiến hành điều tra hứng thú học tập của học sinh với mơn Cơng
nghệ ở các lớp tơi dạy, tìm hiểu ngun nhân chính làm các em chưa có hứng
thú với các bài học của bộ môn, đồng thời điều tra hiểu biết kiến thức về môi
trường…và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống sản xuất
hiện nay đã đạt ở mức độ nào?
5


download by :


Cơ sở để thực hiện điều tra là các em đã được học môn công nghệ với
những nội dung liên quan ở cấp học dưới (THCS), qua đó để nắm bắt tình hình
chung về quan điểm thái độ học tập của học sinh đối với bộ môn và đưa ra được
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của bộ mơn. Nội dung phiếu
điều tra được trình bày ở (Phụ lục 1). (Phiếu điều tra không yêu cầu ghi tên
người được điều tra để đảm bảo tính khách quan). Kết quả điều tra như sau:
Bảng 2.2.1. Thống kê về hứng thú học tập của học sinh với môn học Công
nghệ nông nghiệp10 [6 ]
Năm học 2017 - 2018
Mức độ hứng
thú
Rất thích
Bình thường
Khơng thích
Tổng

Lớp 10E4

Lớp 10E5

SL
8
12
22
42

SL

7
16
19
42

%
19
28,6
52,4
100

Năm học 2018- 2019
Tổng
Lớp
Lớp 10G35
10K35
SL
%
SL
%
SL
%
4
9,8
9
21,4 28 16,8
17 41,7 16 38,1 61 36,5
20 48,9 17 40,5 78 46,7
41 100 42
100 167 100


%
16,7
38,1
45.2
100

Kết quả điều tra trên cho thấy: Chỉ 16,8% tổng số học sinh được điều tra là
có hứng thú khi học mơn Cơng nghệ; Trong khi đó có tới 46,7% tổng số học
sinh được điều tra khơng thích học mơn Cơng nghệ. Cho nên các em không
trang bị được kiến thức, kỹ năng để vận dụng vào trong cuộc sống với các nội
dung liên quan đến bài học. Vì vậy giáo viên gợi ý chủ đề cấp thiết trong cuộc
sống hiện nay cho học sinh điều tra đó là về thuốc hố học bảo vệ thực vật, có
ảnh hưởng nghiêm trọng đến mơi trường sống, có tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến sức khoẻ con người. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2.2. Thống kê kết quả điều tra về tình hình sử dụng và thu gom xử
lí phế thải sau khi sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật ở một số hộ gia
đình thuộc xã Hợp Lí- Triệu Sơn -Thanh Hố (trong năm 2018)
xóm 1
Đặc điểm

Tình hình sử
dụng

Sử dụng
thường
xun

Xóm 4


Tổng

SL

%

SL

%

162

85,7

170

27

14,3

22

SL

%

88,5

332


87,1

11,5

49

12,9

Khơng sử
dụng
6

download by :


Khi sử dụng
Đã chú ý
chú ý nguồn
Không chú ý
gốc, đúng
nồng độ, liều
lượng, thời
gian cách li
Sau khi sử
Thực hiện
dụng đã chú
đúng
ý thu gom và
Thực hiện
xử lí đúng qui

khơng đúng,
định
vứt bừa bãi

71

37,6

67

34,9

138

36,2

118

62,4

125

65,1

243

63,8

130


68,8

135

70,3

265

69,6

59

31,2

57

29,7

116

30,4

Kết quả điều tra trên cho thấy, các hộ dân cư trú tại xóm 1, xóm 4 xã Hợp LíTriệu sơn -Thanh Hoá được điều tra ở bảng trên đa số thường xun có sử dụng
thuốc hố học bảo vệ thực vật chiếm 81,7%. Khi sử dụng chưa chú ý tới nguồn
gốc, chưa quan tâm tới nồng độ, liều lượng, thời gian cách li chiếm tới 63,8%.
Sau khi sử dụng vẫn còn rất nhiều người chưa chú ý thu gom xử lí các phế thải,
cịn vứt bừa bãi chai lọ, bao bì…chiếm tới 30,4%. Từ những nguyên nhân trên
dẫn đến những hệ quả xấu khi sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến các
quần thể sinh vật có ích trên đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường, gây hậu quả
nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người, mắc nhiều bệnh hiểm nghèo như: ung

thư, quái thai, dị tật…Đây là vấn đề cấp thiết trong cuộc sống cần đến những
tuyên truyền viên với những kiến thức hiểu biết về thuốc hoá học bảo vệ thực
vật đến với mọi người nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của thuốc, hạn chế tối
đa tác hại của chúng gây ra
Xuất phát từ những lí do trên trong năm học 2017- 2018 tơi đã áp dụng
phương pháp dạy học theo dự án bài 19. Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ
thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường (CNNN 10), để tạo hứng thú học
tập cho học sinh đối với môn Công nghệ. Năm học 2018 - 2019, sau khi nghiên
cứu kỹ các nội dung tập huấn về việc dạy học tích cực theo định hướng phát
triển năng lực học sinh và cuộc thi dạy học tích hợp, vận dụng kiến thức liên
môn trong giải quyết các vấn đề thực tiễn tôi đã sử dụng kết hợp cả phương
pháp dạy học theo dự án, các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cùng với
sử dụng kiến thức liên mơn nhằm tạo hứng thú học tập đồng thời giúp học sinh
hiểu rõ nội dung bài học, một số vấn đề cấp thiết của cuộc sống có nội dung gần
gũi, thiết thực với học sinh trong các tiết học của môn Công nghệ và bước đầu
7

download by :


đã thu được những kết quả đáng khích lệ từ học sinh. Bởi ở đó, các em có cơ hội
được tự thể hiện sự hiểu biết, được bộ lộ khả năng, thế mạnh của mình và đặc
biệt các em có thể hiểu sâu nội dung kiến thức bài học để vận dụng vào thực tiễn
đời sống sản xuất và tự thấy mình cần có trách nhiệm tun truyền tích cực đến
người thân trong gia đình, bạn bè và những người xung quanh những kiến thức,
kỹ năng cần thiết trong cuộc sống về một môi trường sống trong sạch, lành
mạnh, không bị ơ nhiễm cho chính mình, người thân của mình và tất cả mọi
người.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trong sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã áp dụng “Dạy học theo dự án: bài 19.

Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi
trường (Công nghệ 10) nhằm tạo hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống
cho học sinh lớp 10 ở trường THPT”
2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị
2.3.1.1. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để học theo dự án đạt hiệu quả
*Ý tưởng của dự án:
Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc kích thích tăng trưởng, các loại phân bón hóa học, cộng với trình độ khoa
học kỹ thuật trong canh tác, chăn ni cịn thấp, vấn đề xử lý nguồn thải cịn
mang tính giản đơn là những ngun nhân gây nên tình trạng ơ nhiễm môi
trường ngày càng trầm trọng dẫn đến những hiểm hoạ về việc sử dụng thuốc
hoá học bảo vệ thực vật tràn lan là vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể: Hàng năm
nước ta sử dụng trung bình 100000 tấn thuốc bảo vệ thực vật. (Đây là con số
được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đưa ra tại Hội
nghị “Định hướng về công tác bảo vệ thực vật trong tình hình mới”. Tuy nhiên,
việc sử dụng khơng hợp lý, không tuân thủ theo đúng những quy định nghiêm
ngặt về quy trình sử dụng nên thuốc bảo vệ thực vật gây nhiều tác hại cho chính
người sử dụng và người tiêu dùng nơng sản, thực phẩm có chứa dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sống. Thực trạng này
khiến cho môi trường nông thôn đang phải gánh chịu những bất lợi từ hoạt động
sản xuất nông nghiệp. Nước ta nhập khẩu 130.000 - 150.000 tấn thuốc bảo vệ
thực
vật
(BVTV)/năm.
Tình trạng lạm dụng thuốc BVTV trong phịng trừ dịch hại, tùy tiện khơng
tn thủ quy trình kỹ thuật, khơng đảm bảo thời gian cách ly dẫn đến hậu quả:
Ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Với tỷ lệ vỏ bao bì 15% thì
hàng năm thải ra mơi trường 19.000 tấn bao bì, đây là loại rác thải nguy hại,
nhưng hầu hết không được xử lý do việc thu gom và gửi đi xử lý khơng thuận
tiện. Vì thế rất cần những giải pháp thiết thực cụ thể xử lý ô nhiễm mơi trường.

Xuất phát từ những lí do trên tơi đã gợi ý cho các em lựa chọn chủ đề: Ảnh
8

download by :


hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường,
bài 19. Công nghệ NN 10- phương pháp học theo dự án.
*Loại dự án:
- Dự án học tập liên mơn, dành cho nhóm học sinh.
- Dự án học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.
*Thời gian thực hiện dự án: 2 tuần (6 tiết qui đổi) theo phân phối chương trình
và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2.3.1.2. Thiết kế kế hoạch bài học theo dự án
*Xác định mục tiêu học tập
+ Kiến thức
Qua các nội dung kiến thức sử dụng ở bộ mơn Cơng nghệ 10, Hóa học, Sinh
học tích hợp vào bài dạy, học sinh sẽ đạt được các mục tiêu kiến thức sau:
- Hiểu được đặc điểm, tính chất của thuốc hoá học bảo vệ thực vật
- Hiểu được tác dụng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đối với ngành nông
nghiệp
- Nêu được ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh
vật và môi trường.
- Nêu được biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật
+ Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, tính cẩn thận, khéo léo.
- Rèn luyện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước tập thể.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy suy luận và vận dụng vào thực tiễn đời sống sản
xuất.
- Kĩ năng làm việc theo nhóm, năng lực hợp tác.

- Năng lực tư duy, năng lực thu thập và xử lí thơng tin, năng lực phân tích sơ
đồ.
- Kĩ năng tự học, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
- Kĩ năng tự giải quyết vấn đề, hợp tác để giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn
đề gắn với thực tiễn bảo vệ môi trường sống.
- Kĩ năng tự học, tự liên hệ các nội dung kiến thức có tính chất liên mơn, liên hệ
các vấn đề gắn với thực tiễn đời sống và sản xuất.
- Biết vận dụng kiến thức đã học trong việc thực hiện, tuyên truyền hạn chế
ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật .
+ Thái độ
- Ham học, hứng thú học tập với bộ môn
- Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong học tập khi làm việc cá nhân và làm việc
nhóm.

9

download by :


- Thấy được ý nghĩa, các ứng dụng của kiến thức về đặc điểm, tính chất, tác
dụng của thuốc hố học bảo vệ thực vật đối với ngành nông nghiệp, trong đời
sống thực tiễn và có ý thức chủ động vận dụng vào thực tiễn đời sống, sản xuất.
- Có thái độ đúng đắn trong công tác hạn chế tác hại của thuốc hóa học bảo vệ
thực vật.
+ Về sản phẩm
Báo cáo của các nhóm về thuốc hố học bảo vệ thực vật.
+ Nhóm 1: Trình chiếu power-point về đặc điểm, tính chất, tác dụng của thuốc
hố học bảo vệ thực vật đối với ngành nơng nghệp
+ Nhóm 2: Trình bày trên giấy A0 về ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ
thực vật đến quần thể sinh vật

+ Nhóm 3: Trình bày trên giấy A0 về ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ
thực vật đến mơi trường.
+ Nhóm 4:
-Trình bày trên giấy A0 về biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa
học bảo vệ thực vật.
- Tuyên truyền đến mọi người về tác động xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực
vật- ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người.
* Lập kế hoạch đánh giá
Thứ tự
Nội dung
1
Đánh giá kiến thức bài học
2

Kĩ năng sử dụng CNTT

3

Kĩ năng làm việc theo nhóm

4

Kĩ năng tự học

5

Kĩ năng giải quyết vấn đề

Hình thức đánh giá
Bài kiểm tra 15 phút – hình thức tự

luận
Đánh giá quá trình sử dụng CNTT
của học sinh
Đánh giá cả quá trình hoạt động của
nhóm
Đánh giá chất lượng làm việc cá
nhân
Hiệu quả của quá trình thực hiện dự
án

*Hệ thống các câu hỏi định hướng
+ Câu hỏi khái quát:
H1. Em hiểu những gì về thuốc hố học bảo vệ thực vật ?
H2.Tình hình bảo quản và sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật của người dân
hiện nay như thế nào ?
+ Các câu hỏi bài học :
H1. Nêu đặc điểm, tính chất của thuốc hoá học bảo vệ thực vật ?
10

download by :


H2. Tác dụng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật  đối với ngành nông nghiệp?
H3. Cho biết những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đối với
quần thể sinh vật ?
H4. Cho biết những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đối với
môi trường và con người ?
H5. Khi bảo quản và sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật cần chú ý điều gì ?
H6. Nêu các biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực
vật đến quần thể sinh vật, môi trường và con người ?

+ Các câu hỏi nội dung:
H1. Tại sao khi sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật làm xuất hiện các quần
thể sinh vật hại kháng thuốc?
H2. Sưu tầm tranh ảnh mơ tả ảnh hưởng xấu của thuốc hố học bảo vệ thực vật
đế quần thể sinh vật  và môi trường ở địa phương em?
H3. Thống kế số ca ngộ độc thực phẩm liên quan đến thuốc hoá học bảo vệ
thực vật ở địa phương em trong năm 2018.
H4. Sưu tầm những hình ảnh mơ tả hoạt động góp phần hạn chế ảnh hưởng xấu
của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật, môi trường và con
người?
*Thiết kế các hoạt động
Hoạt
độn
g

Nội dung

Phương pháp, kĩ thuật

1

Hoạt động khởi động: Tìm hiểu Phương pháp sử dụng sơ đồ tư
đặc điểm, tính chất, tác dụng của duy
thuốc hố học bảo vệ thực vật đối
với ngành nơng nghiệp

2

Hình thành dự án, lập đề cương


Hoạt động nhóm, giáo viên hỗ trợ

3

Thực hiện dự án

Học sinh tự nghiên cứu, hoạt động
nhóm

4

Tìm hiểu về tình hình sử dụng Gặp gỡ cán bộ phụ trách nơng
thuốc hố học bảo vệ thực vật và nghiệp và cán bộ y tế ở địa
hậu quả của chúng ở địa phương.
phương. Tìm hiểu trên thực tế
đồng ruộng.

5

Bổ túc kĩ năng sử dụng CNTT

Giáo viên bộ môn hỗ trợ
11

download by :


6

Báo cáo tiến trình thực hiện dự án


Các nhóm trình chiếu và thuyết
trình trước lớp và giáo viên bộ
mơn

7

Đánh giá, nghiệm thu

Cá nhân, nhóm, giáo viên phụ
trách.

2.3.2. Giai đoạn 2. Tổ chức cho học sinh học theo dự án
2.3.2.1. Quyết định chủ đề dự án
-Với kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm đối với môn Công nghệ NN10
cũng như đứng trước thực trạng hết sức báo động về tình hình ô nhiễm môi
trường do tác động xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật
và môi trường, trực tiếp hoặc gián gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Giáo viên đưa ra một số hình ảnh và các thơng tin về bệnh tật của con người
liên quan đế thuốc hoá học bảo vệ thực vật từ đó gợi ý cho các em lựa chọn chủ
đề.
 Đây

là bài học gắn liền với thực tiễn sản xuất và đời sống mà mọi người rất
quan tâm.
Từ chủ đề lớn, giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh phát triển tìm các chủ đề
nhỏ (tiểu chủ đề) từ những nghiên cứu cụ thể đó đặt tên cho dự án.
* Xây dựng tiểu chủ đề
Sử dụng sơ đồ tư duy (dạng mở) yêu cầu học sinh hoàn thiện sản phẩm
-Tập hợp ý kiến của các thành viên trong lớp

- Xây dựng cấu trúc kiến thức
-Xác định quy mô nghiên cứu
- Kết hợp các ý tưởng
- Xác định các nhiệm vụ học tập cần thực hiện.

*Sơ đồ tư duy.

Thuốc hoá học bảo vệ
thực vật

12

download by :


- Sau khi lập được sơ đồ tư duy tìm được các tiểu chủ đề, giáo viên yêu cầu học
sinh lựa chọn tiểu chủ đề theo sở thích và những em có cùng sở thích về một
tiểu chủ đề tạo thành một nhóm.

Giáo viên làm việc với các nhóm học sinh thực hiện học theo dự án
2.3.2.2. Xây dựng kế hoạch: theo nhóm- lớp 10 G35, 10 K35 năm học 20182019 ( Trong phần xây dựng kế hoạch và báo cáo sản phẩm tôi chỉ đề cập đến
lớp 10 G35) - Thực hiện trong 1 tiết học chính khố
- Hoạt động khởi động- Nhóm 1: Chúng em u hố học
Tìm hiểu về: Đặc điểm, tính chất và tác dụng của thuốc hố học bảo vệ thực vật
đối với ngành nơng nghiệp. (Xem cụ thể tại phụ lục 2)
Tên thành
viên

Nhiệm vụ


Phương tiện

Thời gian
hoàn
thành

Dự kiến sản
phẩm

13

download by :


Nhóm nhỏ 1
Nhóm nhỏ 2.
Nhóm nhỏ 3
Nhóm nhỏ 4

- Hoạt động hình thành kiến thức: Nhóm 2, 3: Vàng anh và Sáo nâu
Tìm hiểu về: Ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đối với quần
thể sinh vật và môi trường. (Xem cụ thể tại phụ lục 3)
Nhóm 4: Mơi trường sống thân thiện
Tìm hiểu về: Biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực
vật đối với quần thể sinh vật và môi trường. (Xem cụ thể tại phụ lục 5)
Học sinh làm việc theo kế hoạch đã xây dựng và tham vấn GV bộ môn để
thực hiện dự án đi đúng hướng
2.3.2.3. Tổ chức cho học sinh học theo dự án
-Tìm kiếm và thu thập dữ liệu
-Xử lí và tổng hợp thơng tin

Tranh ảnh sưu tầm của nhóm 1.

14

download by :


( Ảnh: Sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật đối với nông phẩm)
2.3.2.4. Giới thiệu sản phẩm dự án
Nội dung

Hoạt động của thầy

Báo cáo Tổ chức cho các nhóm
kết quả
báo cáo kết quả và phản
(30 phút) hồi

GV. Theo dõi đại diện
nhóm 2, 3 trình bày

GV. Theo dõi đại diện

Hoạt động của trị
-Các nhóm báo cáo kết
quả :
+ Nhóm 1: Trình chiếu
power-point hình ảnh
minh hoạ về đặc điểm,
tính chất, tác dụng của

thuốc hố học bảo vệ
thực vật đối với ngành
nơng nghệp
+ Nhóm 2: Trình bày
trên giấy A0 về ảnh
hưởng xấu của thuốc
hóa học bảo vệ thực vật
đến quần thể sinh vật
+ Nhóm 3: Trình bày
trên giấy A0 về ảnh
hưởng xấu của thuốc
hóa học bảo vệ thực vật
đến mơi trường.
+ Nhóm 4:
-Trình bày trên giấy A0
về biện pháp hạn chế

Đồ dùng
-Máy
vi
tính,
máy
chiếu.
-SP
thu
hoạch trên
giấy A0

-Bản trình
bày

của
nhóm trên
giấy A0

Tranh

cổ
15

download by :


nhóm 4 trình bày

ảnh hưởng xấu của
thuốc hóa học bảo vệ
thực vật.
- Tuyên truyền đến mọi
người về tác động xấu
của thuốc hố học bảo
vệ thực vật- ý thức bảo
vệ mơi trường và sức
khoẻ con người
Xem lại Kết luận, tuyên dương Lắng nghe, phát biểu
q trình nhóm, cá nhân
cảm nghĩ, những cảm
thực hiện
nhận được sau tiết học
dự án
(10 phút)

*Báo cáo: nhóm chúng em yêu hoá học, cụ thể tại (Phụ lục 7)

động, tun
truyền
về
giữ gìn vệ
sinh
mơi
trường

*Báo cáo: nhóm vàng anh (Phụ lục 8)
Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật

*Báo cáo nhóm: Sáo nâu
(Phụ lục 9)
Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường

16

download by :


*Báo cáo- Nhóm 4.- mơi trường sống thân thiện
- Sơ đồ tư duy. (Phụ lục 10)

2.3.2.5. Đánh giá quá trình thực hiện dự án
2.3.2.5.1. Các em đã học được rất nhiều kiến thức về thuốc hoá học bảo vệ
thực vật:
- Đặc điểm, tính chất của thuốc hố học bảo vệ thực vật
- Tác dụng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đối với ngành nông nghiệp

17

download by :


- Biết được ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh
vật và môi trường
- Biết và áp dụng nhiều biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo
vệ thực vật.
2.3.2.5.2. Các em đã phát triển được các kĩ năng
- Kĩ năng quan sát, tính cẩn thận, khéo léo, kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Kĩ năng phát hiện và tự giải quyết vấn đề
- Kĩ năng tìm kiếm, khai thác và xử lí thơng tin - Rèn luyện sự tự tin khi trình
bày ý kiến trước tập thể.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy suy luận và vận dụng vào thực tiễn đời sống sản
xuất.
- Biết vận dụng kiến thức đã học trong việc thực hiện, tuyên truyền hạn chế ảnh
hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật
2.3.2.5.3. Học sinh đã xây dựng được nhiều thái độ tích cực:
- Ham học, hứng thú học tập với bộ môn.
- Nghiêm túc, tự giác, tích cực trong học tập khi làm việc cá nhân và làm việc
nhóm.
- Hiểu rõ được ý nghĩa, các ứng dụng của kiến thức về đặc điểm, tính chất, tác
dụng của thuốc hố học bảo vệ thực vật đối với ngành nông nghiệp, trong đời
sống thực tiễn và có ý thức chủ động vận dụng vào thực tiễn đời sống sản xuất.
- Có thái độ đúng đắn trong công tác hạn chế tác hại của thuốc hóa học bảo vệ
thực vật.
2.3.2.5.4. Đa số các em rất hài lòng với các kết quả nghiên cứu của dự án vì đã
giúp các em hiểu rõ và khắc sâu kiến thức bộ môn, rèn luyện được nhiều kĩ
năng sống: Làm việ khoa học, tự tin hơn trong cuộc sống, biết vận dụng kiến

thức đã học vào thực tiễn đời sống sản xuất.
2.3.2.5.5. Khi thực hiện dự án các em đã gặp những khó khăn đó là:
- Thời gian: do phải đi học cả tuần, về nhà còn phải giúp bố mẹ nên việc bối trí
đi khảo sát thực tế và thu thập thơng tin theo nhóm là tương đối khó khăn.
- Phương tiện và thiết bị sử dụng thiếu.
-Thao tác chưa được thành thạo
2.3.2.5.6. Chúng em đã giải quyết những khó khăn đó như sau:
- Thời gian: nhóm trưởng các nhóm phải lên kế hoạc từ đầu tuần để các thành
viên trong nhóm sắp xếp kế hoạch học tập của mình và xin phép bố mẹ để thực
hiện kế hoạch theo nhóm.
- Phương tiện và thiết bị sử dụng thiếu, chúng em phải mượn điện thoại của bố,
mẹ để sử dụng thay thế.
-Thao tác chưa được thành thạo chúng em phải nhờ cô giáo trợ giúp và làm đi
làm lại nhiều lần.
18

download by :


2.3.2.5.7. Quan hệ giữa các thành viên trong nhóm là rất tốt, mỗi bạn được giao
một nhiệm vụ và luôn cố gắng hồn thành nhiệm vụ mà nhóm phân cơng.
2.3.2.5.8. Những vấn đề quan trọng khác trong dự án được cơ giáo nhấn mạnh
đó là:
- Ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, sự đoàn kết, phối hợp trong hợp tác
- Tính kĩ luật trong cơng việc
- Ảnh hưởng của cá nhân đối với tập thể…
2.3.2.5.9. Nhìn chung đa số các em đều rất thích dự án bởi tính thiết thực và
hiệu quả của dự án. Giúp các em có thể trở thành những “ chuyên gia”, biết vận
dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống sản xuất.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với

bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục: Qua quá
trình hướng dẫn, theo dõi học sinh học theo dự án tôi nhận thấy các em đã chủ
động sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện dự án. Tất cả các
nhóm đều có những sản phẩm hay, thể hiện thành quả lao động và kết quả học
tập của nhóm mình. Qua đó giúp các em khắc sâu kiến thức, có thể vận dụng
vào giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn đời sống. Điều đó khẳng định
hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục là rất lớn. Học
sinh đã học được rất nhiều kiến thức về thuốc hoá học bảo vệ thực vật, các em
đã phát triển được nhiều kĩ năng sống cần thiết. Học sinh đã ham học, hứng thú
học tập với bộ môn. Đa số các em đều rất thích dự án bởi tính thiết thực và hiệu
quả của dự án mang lại. Như vậy dự án đã đạt được mục tiêu đề ra, điều đó cịn
được thể hiện trong tiết học ơn tập cuối năm tôi lại sử dụng phiếu điều tra một
lần nữa để kiểm tra hứng thú học tập bộ môn, kết quả như bảng sau:
Bảng 2.4. Thống kê về hứng thú học tập của học sinh với môn học Công
nghệ nông nghiệp10
Năm học 2017 - 2018
Năm học 2018- 2019
Tổng
Lớp
Mức độ hứng Lớp 10E4 Lớp 10E5
Lớp 10G35
10K35
thú
SL
%
SL
% SL
%
SL

%
SL
%
Rất thích
25 59,5 23 54,8 25 60,1 24
57
97 58,1
Bình thường
12 28,5 13 30,1 12 29,3 14 33,3 51 30,5
Khơng thích
5
12
6 14,3 4
9,8
4
9,5 19 11,4
Tổng
42 100 42 100 41 100 42
100 167 100
Sau khi nhận được kết quả tôi cho học sinh so sánh với kết quả điều tra ở đầu
năm học. Các em đều vui mừng nhận thấy số lượng học sinh có hứng thú học
tập đối với môn học tăng lên rõ rệt ( từ 16,8% lên 58,1% ), số học sinh không
19

download by :


hứng thú với học tập bộ môn giảm rõ rệt (46,7% xuống còn 11,4%). Chứng tỏ
phần lớn các em đã có hứng thú với học tập bộ mơn.
Và một điều khơng thể phủ nhận đó là các em đã trưởng thành hơn, tự tin hơn,

chủ động sáng tạo hơn trong các tiết học nhất là các tiết thực hành và những bài
học gắn liền với thực tiễn đời sống và sản xuất. Nhiều em thực sự đã trở thành
những chuyên gia trong lĩnh vực tuyên truyền những kiến thức đã học vào đời
sống. Thành cơng đó được khẳng định một cách cụ thể ở: (bước 5. Đánh giá quá
trình thực hiện dự án)
-Hiệu quả của sáng kiến đối với bản thân và đồng nghiệp:Từ hiệu quả của
sáng kiến kinh nghiệm học theo dự án trên một lần nữa chúng ta ghi nhận tính
ưu việt của phương pháp học theo dự án, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
cực. Bản thân sẽ tiếp tục đầu tư, nghiên cứu, hướng dẫn học sinh xây dựng và
thực hiện nhiều dự án liên quan đến các vấn đề cấp thiết trong cuộc sống để có
thể vận dụng vào thực tiễn sản xuất.
Như vậy, có thể khẳng định rằng việc ứng dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm
vào dạy học môn học là một trong những biện pháp có hiệu quả trong việc nâng
cao hứng thú học tập của học sinh và góp phần chuyển biến về chất lượng giáo
dục về công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục một số vấn đề cấp thiết của
cuộc sống, xã hội trong nhà trường phổ thông hiện nay.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với những giải pháp mà tôi vận dụng trong thực hiện chuyên đề về thuốc
hoá học bảo vệ thực vật học theo dự án tại các lớp 10 ở Trường THPT Triệu
Sơn 3 tôi thấy đã mang lại hiệu quả rõ rệt: Thông qua những kiến thức, kỹ năng
về các vấn đề cấp thiết trong cuộc sống, liên quan đến nội dung bài học học sinh
hiểu được, biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. Điều quan
trọng hơn đó là học sinh có hứng thú trong giờ học mơn Cơng nghệ NN10, các
em học tập hăng say và tích cực hơn, nhiều em đã phát huy tối đa được tính sáng
tạo và nhạy bén trong tư duy, tự tìm tịi kiến thức, có sự say mê trong học tập và
nghiên cứu, tự bản thân các em thấy đây là môn học thực sự bổ ích, giúp các tự
tin hơn trong mọi hoạt động của cuộc sống thường ngày.
3.2. Kiến nghị
Đối với giáo viên, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để phát triển năng lực

chun mơn. Tích cực áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
vào giảng dạy để thay đổi cách học của học sinh đáp ứng nhu cầu đào tạo con
người thời đại công nghệ 4.0. Tích cực học tập nâng cao hiểu hiểu biết về cơng
nghệ thơng tin, biết khai thác, xử lí thơng tin một cách hiệu quả.
Đối với nhóm chun mơn, trong các buổi sinh hoạt CM cần dành nhiều
thời gian cho việc xây dựng các chuyên đề có thể thực hiện học theo dự án
20

download by :


Đối với các cấp lãnh đạo, cần quan tâm hơn về cơ sở vật chất như: Trang
thiết bị máy tính có nối mạng, máy chiếu Projector...tại các phịng học của học
sinh khối 10.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trịnh Thị Thịnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng-NXB Đại học quốc gia
Hà Nội
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT về dạy học tích cực- Hà
Nội năm 2018
3. Dạy và học tích cực- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học- nhà xuất

bản Đại học sư phạm
4. Lê Nguyên Long (1998), Thử đi tìm những PPDH hiệu quả, NXB Giáo
Dục.
5. Trần Thị Lan Hương, GV Trường THPT Đồn Kết - Đồng Nai “Tổ chức
trị chơi trong dạy và học Địa Lý ở trường THPT”. SKKN năm học: 2014
– 2015.
6. Trịnh Thị Hậu, GV Trường THPT Triệu Sơn 3- Thanh hố “Ứng dụng
các trị chơi truyền hình kết hợp với sử dụng kiến thức liên mơn, các
phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, nhằm tạo hứng thú học tập, tăng
cường hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục một số vấn đề
cấp thiết trong cuộc sống cho học sinh qua dạy học một số bài môn công
nghệ 11,12 ở trường THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình
trong năm học 2016-2017.
7. Nguyễn Văn Khôi, Trần Văn Chương, Vũ Thuỳ Dương, Công nghệ Nông
lâm, Ngư nghiệp- Nhà xuất bản giáo dục
21

download by :


8. Văn lệ Hằng, vũ văn hiển, Trần Văn Chương - Sách giáo viên công nghệ
10- NXB Giáo Dục.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả:Trịnh Thị Thịnh
Chức vụ: Tổ phó chun mơn, nhóm trưởng nhóm Sinh

Đơn vị cơng tác: trường THPT Triệu sơn 3

TT

1.

2.

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Giám đốc
sở GD& ĐT
C
2010-2011
Thanh Hố

Giải pháp phụ đạo học sinh
yếu kém mơn Sinh học lớp
12C9 trường THPT Triệu

Sơn 3
Hướng dẫn học sinh xây dựng Giám đốc
công thức tổng quát để áp
sở GD& ĐT
dụng giải bài tập về quần thể Thanh Hoá

C

2013-2014

22

download by :


tự phối

PHỤ LỤC
Phụ lục 1
1. Phiếu điều tra về mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với môn
CNNN10
Đánh dấu X vào mức độ hứng thú học tập của em đối với mơn Cơng nghệ.
Rất thích
Bình thường
Khơng thích

2 . Phiếu điều tra về tình hình sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật ở địa
phương
Đánh dấu X vào các ơ tương ứng.
Có sử dụng thường xun

Khơng sử
dụng
Khi sử dụng chú ý nguồn gốc, đúng
Không chú
nồng độ, liều lượng, thời gian cách li
ý
Sau khi sử dụng đã chú ý thu gom
Khơng chú
và xử lí đúng qui định
ý
Phụ lục 2:Bảng phân cơng nhiệm vụ nhóm 1- Chúng em u hoá học
23

download by :


×