Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS hiền kiệt, huyện quan hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THCS HIỀN KIỆT.

Người thực hiện: Lê Mạnh Hùng
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Hiền Kiệt
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA, NĂM 2019

download by :


MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Đặc điểm tình hình địa phương, nhà trường
2.2.2. Thực trạng cụ thể của vấn đề trước khi áp dụng đề tài
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Tăng cường quản lý hoạt động dạy - học trong nhà trường
2.3.2. Chỉ đạo công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán
bộ, giáo viên về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

2.3.3. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho
đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi
2.3.4. Chỉ đạo phát hiện và tuyển chọn đúng những học sinh có
năng lực, tố chất để bồi dưỡng trở thành học sinh giỏi
2.3.5. Lựa chọn những giáo viên có năng lực, có chuyên môn tốt
thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi
2.3.6. Chỉ đạo công tác lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
2.3.7.Chỉ đạo sự phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường và
chế độ ưu đãi đối với giáo viên bồi dưỡng và học sinh giỏi
2.3.8. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình
trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi
2.3.9. Tổ chức bồi dưỡng học sinh theo tính kế thừa mơn học và
mang tính liên tục từ năm học này sang năm học khác
2.3.10. Tạo không khí thi đua trong nhà trường, nâng cao chất
lượng hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.3.11.Thực hiện tốt công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất,
công tác xã hội hố giáo dục, cơng tác khuyến học khuyến tài
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

download by :

Trang
1
1
2
2
2

3
3
4
4
6
7
7
9
9
12
12
13
13
14
14
15
15
15
16
16
17


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Cùng với xu thế chung của tình hình thế giới, đất nước ta hiện nay đang
đẩy mạnh công cuộc đổi mới phương pháp dạy học sâu sắc trong phạm vi toàn
xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII khẳng định sự nghiệp giáo dục là
“Quốc sách hàng đầu” [1].Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá VIII cũng khẳng định rằng: “Muốn tiến hành cơng nghiệp hố,

hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn
lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững, để thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” [2].
Con người ở thời đại nào, xã hội nào cũng là chủ thể sáng tạo ra lịch sử,
con người là động lực của mọi sự phát triển xã hội. Con người càng có nhân
cách cao đẹp thì sự tác động của con người đến xã hội càng to lớn. Do đó khơng
thể xem nhẹ vai trò của giáo dục trong sự phát triển của xã hội.
Về chiến lược con người: Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn
coi trọng nguồn nhân lực, đầu tư cho chiến lược con người, bồi dưỡng nhân tài
nhằm đào tạo những thế hệ con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của cách
mạng. Giáo dục là một yếu tố cơ bản để thực hiện chiến lược con người. Giáo
dục có mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê
hương đất nước.
Về chiến lược nhân tài và bồi dưỡng nhân tài: Bước vào thế kỷ XXI - thế
kỷ của nền văn minh trí tuệ, thế kỷ mà sự “cạnh tranh chất xám” càng diễn ra
gay gắt, thì nhiều nước trên thế giới lại càng quan tâm đến chiến lược nhân tài.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI đã chỉ rõ: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải
được phát hiện và bồi dưỡng công phu, nhiều tài năng có thể mai một nếu khơng
được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ” [3].Trong chỉ thị số: 32/1999
CT-BGD&ĐT ngày 07/8/1999 của Bộ trưởng Bộ giáo dục cũng chỉ rõ: “Tổ
chức tốt kỳ thi chọn học sinh giỏi” [4]... Các Nghị quyết và Chỉ thị đó chứng tỏ
rằng Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến phát hiện và bồi dưỡng nhân tài nói
chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.
Trong bối cảnh chung của ngành giáo dục và đào tạo cả nước, sự nghiệp
giáo dục và đào tạo huyện Quan Hóa cũng đã có được những bước phát triển
mạnh mẽ và đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận. Đặc biệt Ban Thường vụ Huyện
ủy huyện Quan Hóa khóa XX đã có Nghị quyết số 01- NQ/HU ngày 09/8/2007
“Về nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong giai đoạn hiện nay” [5]. Sau
10 năm thực hiện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh

giá việc thực hiện Nghị quyết vào ngày 10 tháng 3 năm 2017. Trong giai đoạn
hiện nay, mục tiêu của ngành giáo dục huyện Quan Hóa là thực hiện Nghị quyết
số 08-NQ/HU ngày 23 tháng 3 năm 2017 “Về nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo giai đoạn 2017-2020 định hướng đến năm 2025” của Ban chấp hành
Đảng bộ huyện Quan Hóa [6]; tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất
1

download by :


lượng giáo dục các cấp học; xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động thực
hiện Nghị quyết số 29 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI ngày 04
tháng 11 năm 2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [7].
Cùng với sự phát triển của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Quan Hóa,
những năm qua chất lượng giáo dục của Trường THCS Hiền Kiệt đã có sự
chuyển biến mạnh mẽ: Chất lượng giáo dục toàn diện đảm bảo, chất lượng mũi
nhọn được nâng bậc so với các năm học trước, tỉ lệ học sinh thi đậu vào lớp 10
THPT luôn đạt mức cao... Mặc dù đã có những bước phát triển đáng kể, song
chất lượng giáo dục của nhà trường chưa đáp ứng mục tiêu đặt ra đối với giáo
dục và đào tạo huyện nhà. Hơn nữa trường THCS Hiền Kiệt đang nỗ lực phấn
đấu xây dựng trường chuẩn Quốc gia vào năm 2021.Việc nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung, chất lượng mũi nhọn nói riêng luôn là nhiệm vụ được ưu
tiên hàng đầu.
Bản thân công tác ở Trường THCS Hiền Kiệt đã đảm nhận nhiều nhiệm
vụ như: Trực tiếp giảng dạy, quản lý, Bí thư chi bộ…Trong q trình cơng tác,
bản thân thường xun trăn trở, suy nghĩ tìm mọi biện pháp để cùng tập thể sư
phạm nhà trường và lãnh đạo địa phương từng bước tháo gỡ khó khăn, khai thác
các điều kiện thuận lợi và các nguồn lực để áp dụng vào thực tế nhà trường,

không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài:“Một số
giải pháp quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường
THCS Hiền Kiệt” để nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đưa
ra một số giải pháp quản lý cụ thể trong công tác chỉ đạo đổi mới, nâng cao hiệu
quả công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy học
nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng của nhà trường, đáp ứng yêu cầu
của sự phát triển đất nước và phù hợp với xu thế chung của thời đại.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi
dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Hiền Kiệt, đề xuất các biện pháp tăng
cường quản lý để từng bước nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi của
nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý, chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Hiền
Kiệt huyện Quan Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài, bản thân sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết;
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn;
- Phương pháp điều tra; Phương pháp toán học;
2

download by :


- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nhân loại đang bước vào những thập niên đầu của thế kỷ XXI với sự phát

triển mạnh mẽ không ngừng của khoa học và công nghệ nhất là cuộc cách mạng
công nghệ 4.0. Trước yêu cầu của thực tế khách quan, mỗi nước đều thực hiện
đổi mới trong mọi lĩnh vực để tiến những bước vững chắc.
Với nước ta, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí; đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài”, thực
hiện thành công sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để đẩy
mạnh sự phát triển của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao
chất lượng giáo dục là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Hội nghị Trung ương 4
(khoá VIII) đã khẳng định một lần nữa “những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết
định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sự sáng tạo, mọi nguồn của cải vật
chất và văn hoá, mọi nền văn minh của mỗi quốc gia…Con người phát triển cao
về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức
là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của
CNXH”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khoá XI đã xác định là phải “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Muốn hoàn thành nhiệm vụ trên đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục tập trung
chỉ đạo thực hiện đổi mới quyết liệt công tác quản lý giáo dục - một trong những
nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện làm cơ sở nâng cao chất lượng mũi nhọn; tăng cường giáo dục đạo đức, rèn
luyện kĩ năng sống cho học sinh; nâng cao nhận thức, trách nhiệm nghề nghiệp
của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường để mỗi thầy cô
giáo thực sự là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo.
Để nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn yêu cầu phải có nhiều biện
pháp đổi mới mang tính đồng bộ, chú trọng nhiều khâu then chốt như: công tác
quản lý, công tuyển chọn và bồi dưỡng, công tác quản lý và tổ chức các hoạt
động chuyên môn, công tác phối hợp với đồn thể…Vì chỉ khi thực hiện đồng
bộ các biện pháp thì mới có thể nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện trong
một đơn vị trường học. Trong đó việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn là

một địi hỏi cấp bách và mang tính thường xun được đặc biệt coi trọng, phải
làm sao những học sinh có năng khiếu, tố chất đều được phát hiện và chăm sóc,
bồi dưỡng để trở thành học sinh giỏi, trở thành những tài năng của nhà trường,
của huyện của tỉnh và của đất nước, nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục là
nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, phát triển nhân tài.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Đặc điểm tình hình địa phương, nhà trường
a) Đặc điểm tình hình địa phương
3

download by :


Hiền Kiệt là một trong những xã nghèo, xã biên giới duy nhất của huyện
Quan Hoá. Đời sống nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, địa bàn trải
rộng, dân số tương đối đông so với các xã miền núi, thu nhập đầu người thấp, cơ
sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn chưa theo kịp các xã miền xuôi. Nhưng Hiền
Kiệt lại là một xã có truyền thống hiếu học, nhiều người con của nhân dân trong
xã đã thành đạt bằng con đường học hành, nhiều người có chức vụ, vị thế trong
xã hội. Là một xã giàu truyền thống cách mạng, đặc biệt trong công cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước, nhân dân địa phương xã Hiền Kiệt đã có những đóng
góp rất lớn vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước.
Trong công cuộc phát triển kinh tế hiện nay, xã Hiền Kiệt ln đạt nhiều
thành tích, là một địa phương có nhiều thế mạnh và tiềm năng để phát triển
kinh tế trồng trọt và chăn nuôi trong huyện. Đặc biệt Đảng, chính quyền và các
tổ chức đồn thể địa phương ln quan tâm sâu sắc đối với công tác giáo dục
của các nhà trường trên địa bàn xã nói chung, trường THCS Hiền Kiệt nói riêng.
Nhận thức của các tầng lớp nhân dân đối với công tác giáo dục đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh nhà trường hoạt động
tích cực, có hiệu quả góp phần cùng với nhà trường hồn thành nhiệm vụ chính

trị, nhiệm vụ chun mơn tại đơn vị.

(Ảnh: Công sở xã Hiền Kiệt)

b) Đặc điểm tình hình nhà trường
Tổng số học sinh: Năm học 2018-2019, nhà trường có 08 lớp với 265 học
sinh gồm 03 dân tộc: Thái - Mường - Kinh. Nhưng học sinh người dân tộc Thái
chiếm đa số 260/265 học sinh.
4

download by :


Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên của đơn vị: 11 đồng chí. Trong đó:
Ban Giám hiệu 02 đồng chí; Giáo viên 09 đồng chí; Nhân viên: 01 đồng chí (kế
tốn liên trường).

(Ảnh: Lễ khai giảng năm học 2018-2019)

c) Thuận lợi
Nhà trường ln được sự quan tâm của Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện
Quan Hóa, của các cấp uỷ Đảng Chính quyền và các đồn thể của địa phương.
Chi bộ nhà trường có 11 đảng viên, ln làm tốt công tác lãnh đạo đơn vị
thực hiện nhiệm vụ. Tập thể sư phạm nhà trường có truyền thống đồn kết,
thống nhất cao, ln có tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ.
Chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo, 100% có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ đạt chuẩn và trên chuẩn.
Các tổ chuyên mơn, các tổ chức đồn thể trong nhà trường hoạt động năng
động, khoa học, sáng tạo đạt hiệu quả cao.

Phần lớn học sinh chăm ngoan, hiếu học, có ý thức cao trong việc rèn
luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, kỹ năng sống.
Cơ sở vật chất nhà trường cơ bản đủ điều kiện phục vụ việc dạy học.
d) Khó khăn
Cơ cấu giáo viên chưa cân đối ở các bộ môn, có những mơn chưa có giáo
viên giảng dạy phải thực hiện dạy trái ban.
5

download by :


Số lượng giáo viên, nhân viên còn thiếu nhiều so với quy định chung.
Một bộ phận không nhỏ phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức tới
việc học tập của con em; vẫn còn một số học sinh ý thức tự học tập chưa cao.
Cơ sở vật chất, khuôn viên nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt
động giáo dục. Đặc biệt do khuôn viên , sân chơi bãi tập nhỏ hẹp nên việc tổ
chức các hoạt động như thể dục giữa giờ, mua hát tập thể sân trường khó khăn.
Các phịng học chức năng, phịng học bộ mơn…chưa có.
Mơi trường giáo dục ở địa phương Hiền Kiệt vẫn cịn những tồn tại, hạn
chế nhất định. Đó là trong quá trình phát triển kinh tế địa phương, những mặt
trái của cơ chế thị trường đang hàng ngày tác động đến môi trường giáo dục của
nhà trường như: Việc sử dụng Internet nhiều học sinh ham vào các trò chơi điện
tử, mạng xã hội… Còn nhiều phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập
của con em mình.
Một bộ phận khơng nhỏ phụ huynh có hồn cảnh gia đình cịn khó
khăn (hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao) nên ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập của
học sinh.
2.2.2. Thực trạng cụ thể của vấn đề trước khi áp dụng đề tài
Xuất phát từ tình hình thực tế như trên, trong những năm gần đây được sự
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Phòng Giáo dục và Đào tạo

Quan Hóa, chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh nên nhà trường đã cơ bản hoàn thành
nhiệm vụ các năm học trên tất cả các mặt giáo dục, cụ thể là:
a) Về cơng tác duy trì sĩ số, phổ cập giáo dục
Đảm bảo theo quy định của ngành cấp trên, tỷ lệ PCGD đạt và duy trì
vững chắc.
b) Về cơ sở vật chất thiết bị dạy học
Nhà trường đã tham mưu với Đảng uỷ, HĐND, UBND xã từng bước nâng
cấp cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học. Tính đến thời điểm hiện tại đủ
phòng học cho dạy học một ca. Các phương tiện, đồ dùng dạy học được bổ sung,
hàng năm nhà trường đều mua thêm sách, tài liệu đảm bảo cơ bản cho công tác
dạy và học. Ngồi ra Đồn - Đội nhà trường cịn xây dựng tủ sách dùng chung
(sách, tài liệu học tập do học sinh và giáo viên tự nguyện đóng góp).
c) Về cơng tác xây dựng đội ngũ
Cán bộ giáo viên nhà trường đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Hàng
năm, nhà trường đều tạo điều kiện để cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đi
học, tập huấn để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.Tăng cường các hoạt
động thao giảng, hội giảng, sinh hoạt chuyên môn liên trường các môn đặc thù,
sinh hoạt chuyên môn trên diễn đàn trường học kết nối... để nâng cao trình độ
tay nghề cho cán bộ giáo viên.
d) Về chất lượng giáo dục những năm gần đây [8]
6

download by :


Hạnh kiểm (%)

Năm học


Học lực (%)

Tốt Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

2016 - 2017

59,0 24,5

15,7

0,8

2,3

14,6


73,1

10,0

00

2017 - 2018

64,0 23,0

13,0

00

3,2

20,1

67,7

9,0

00

e) Công tác chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng giờ dạy ở trên lớp
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào
dạy học được nhà trường chú trọng. Công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ
đạo học sinh yếu kém đều được gắn vào trách nhiệm cho từng giáo viên, các tổ
chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
g) Hoạt động của các tổ chuyên môn, các tổ chức đồn thể có hiệu quả

Hằng năm, các tổ chức đoàn thể đều đạt danh hiệu vững mạnh, xuất sắc
cấp huyện. Nhà trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện.
h) Cơng tác xã hội hố giáo dục đều đạt được kết quả đáng khích lệ
Hàng năm, bằng sự đóng góp của Phụ huynh học sinh, Ban đại diện Hội
cha mẹ học sinh đã từng bước tiến hành tu sửa cơ sở vật chất, chỉnh trang lại
khuôn viên trường lớp học. Với những kết quả nêu trên cho thấy chất lượng giáo
dục của nhà trường qua các năm học đã từng bước được nâng lên. Song so với
yêu cầu mặt bằng chung của giáo dục huyện nhà chưa cao. Để góp phần thực
hiện thành cơng Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quan Hóa
nhiệm kỳ 2015-2020 về công tác giáo dục đào tạo, đồng thời để từng bước phấn
đấu xây dựng nhà trường đạt trường chuẩn Quốc gia trong năm 2021 thì việc
nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng mũi nhọn nói riêng cần
phải được đặc biệt quan tâm hơn và kết quả học sinh giỏi hàng năm phải cao
hơn nữa.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng học sinh giỏi nói
riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp.
Hơn nữa phải huy động được sức mạnh của cả cộng đồng; trách nhiệm của cả
tập thể sư phạm; sự tâm huyết của người thầy sự chăm chỉ của trò cần phối hợp
chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội.
Xuất phát từ thực trạng của nhà trường, đồng thời qua thực tế tham gia
trực tiếp giảng dạy, làm công tác quản lý. Bằng sự đúc rút kinh nghiệm thực tế
trong công tác, bản thân tôi xin đề cập một số giải pháp quản lý nâng cao chất
lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Hiền Kiệt cụ thể như sau:
2.3.1. Tăng cường quản lý hoạt động dạy - học trong nhà trường
Để nâng cao chất lượng dạy- học, chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cần
phải tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học
tập của học sinh. Công việc này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để
kịp thời có biện pháp điều chỉnh hợp lý, hạn chế những tồn tại trong quá trình
7


download by :


dạy - học tại đơn vị.
Trước hết là quản lý hoạt động dạy của giáo viên. Để thực hiện tốt nhiệm
vụ này cần làm tốt những công việc sau:
Quản lý việc thực hiện chương trình dạy và học: Chương trình các môn
học trong nhà trường là bắt buộc thực hiện, yêu cầu giáo viên dạy đủ, dạy đúng,
dạy có chất lượng chương trình do bộ giáo dục và đào tạo quy định.
Quản lý việc soạn giáo án: Bài soạn phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu về
kiến thức kỹ năng cần đạt, thể hiện sự đổi mới trong phương pháp nhằm làm cho
học sinh tiếp nhận kiến thức bài học một cách hiệu quả nhất, tránh thụ động. Sau
khi lên lớp, bài soạn cần được bổ sung, rút kinh nghiệm ở phần cuối mỗi tiết
dạy. Đồng thời để đảm bảo tính thống nhất trong tồn trường cần phải có những
quy định chung về cấu trúc bài soạn; thời gian soạn, cỡ chữ, hình thức trình
bày...trong giáo án.
Quản lý hồ sơ, các giờ lên lớp của giáo viên: Ban Giám hiệu, tổ trưởng
chuyên môn, quản lý việc soạn bài của giáo viên đầy đủ, kịp thời trước khi lên
lớp, ngoài việc kiểm tra định kỳ theo quy định còn tổ chức việc kiểm tra đột
xuất hàng tuần, hàng tháng trong năm học. Ban Giám hiệu cần xây dựng biểu
điểm chấm, xếp loại hồ sơ giáo viên một cách khoa học. Sau khi kiểm tra cần
tổng hợp, đánh giá rút kinh nghiệm về chất lượng hồ sơ đến từng tổ chuyên
môn.
Việc quản lý các giờ lên lớp của giáo viên là một khâu rất quan trọng
quyết định chất lượng dạy và học, việc quản lý giờ dạy của giáo viên trên lớp là
một cơng việc rất khó khăn. Để quản lý giờ dạy của giáo viên, việc đầu tiên là
quản lý nề nếp theo đúng chương trình thời khố biểu, lịch báo giảng. Tăng
cường công tác thăm lớp dự giờ để nắm bắt tình hình dạy của giáo viên, việc học
của học sinh.

Quản lý việc đánh giá xếp loại học sinh về chất lượng văn hoá: Ban Giám
hiệu, tổ trưởng tổ chun mơn phải thường xun kiểm tra, rà sốt chế độ cho
điểm, việc cập nhật điểm của giáo viên; kiểm tra việc đánh giá, xếp loại học sinh
so với các thông tư, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kịp thời điều chỉnh
những thiếu sót trong việc thực hiện kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh về học
lực, hạnh kiểm.
Tiếp theo là việc quản lý hoạt động học của học sinh. Tất cả các hoạt động
trong nhà trường đều tập trung thực hiện mục đích nâng cao chất lượng giáo
dục, mà quan trọng nhất là nâng cao chất lượng văn hố, vì vậy cần xây dựng và
duy trì nề nếp tốt, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và các tổ chức đoàn
thể trong việc quản lý học sinh. Cần chú ý xây dựng động cơ, thái độ học tập tốt
nhằm phát huy tinh thần, nỗ lực phấn đấu học tập của học sinh. Trong quá trình
dạy học phải hình thành từng bước phương pháp tự học, tự tìm hiểu, độc lập suy
luận của học sinh và khuyến khích học sinh sáng tạo trong suy luận và vận dụng
kiến thức, tự giác xây dựng và thực hiện thời gian biểu học tập ở nhà, mặt khác
8

download by :


cần xây dựng một môi trường giáo dục tốt tạo nên một phong trào học tập, sự
chăm lo cho việc học tập của con em từ phụ huynh học sinh.

(Ảnh: Hoạt động học tập và vui chơi của học sinh)

2.3.2. Chỉ đạo công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ,
giáo viên về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Trước hết Ban Giám hiệu nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền ,triển
khai cho giáo viên tuyên truyền cho cha mẹ học sinh nhận thức đúng về chính
sách nhân tài của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, thấy được vai trị của nhà trường

và gia đình trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, hiểu được tính chất đặc thù của
công tác này nhằm tạo ra sự ủng hộ, hợp tác tích cực của cha mẹ học sinh với
nhà trường. Mặt khác, nhà trường cần phải quán triệt về mặt nhận thức tư tưởng,
chính trị cho cán bộ giáo viên để mọi thành viên trong nhà trường hiểu và xác
định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm
vụ quan trọng trong nhà trường.
Hình thức hiệu quả nhất để nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi là tại Hội nghị cán bộ viên chức, người lao động đầu năm học, thông
qua họp hội đồng, họp chuyên môn, sinh hoạt tổ chuyên môn, thông qua cuộc
họp phụ huynh học sinh để tuyên truyền. Đặc biệt là họp với cha mẹ học sinh.
Ban Giám hiệu cần tuyên truyền, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác này để
tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
2.3.3. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ
giáo viên, nhất là giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi
Đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi trong
nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện. Thực hiện công
tác này, không dễ dàng chút nào. Bởi lẽ đội ngũ giáo viên hiện nay ở hầu hết các
trường chất lượng khơng đồng đều. Có nhiều thế hệ giáo viên được đào tạo từ
nhiều nguồn sư phạm trong cả nước. Sự hiểu biết tinh thông nghề nghiệp ở mỗi
người mỗi khác, hồn cảnh gia đình của mỗi người khác nhau.
9

download by :


Trước thực trạng tình hình như vậy, nhà trường cần triển khai công tác bồi
dưỡng giáo viên để phục vụ thiết thực giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi
trước mắt cũng như lâu dài. Cần tiến hành một số biện pháp cụ thể:
- Bồi dưỡng nội dung chương trình đổi mới trong dạy - học và kiểm tra,
đánh giá cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi;

+ Các tổ chun mơn, nhóm bộ môn, tổ chức nghiên cứu, học tập, trao
đổi, tiếp thu chương trình nội dung theo chuyên đề, nghiên cứu từng bài giảng,
từng chương, từng vấn đề trong sách giáo khoa trong từng bộ môn, hệ thống
theo chuyên đề.Thống nhất phương pháp lên lớp, hướng dẫn học sinh học tập ở
lớp, ở nhà.
+ Tổ chức dạy thao giảng, thực nghiệm các dạng bài: Truyền thụ kiến
thức mới, ôn tập, hệ thống hoá kiến thức, dạy các tiết luyện tập, dạy thực hành.
Sau khi trao đổi, đánh giá, phân loại tiết dạy, rút ra bài học kinh nghiệm
tốt để tổ chức triển khai thực hiện. Qua đợt bồi dưỡng chuyên đề về đổi mới
phương pháp dạy - học và kiểm tra, đánh giá các nhóm, tổ chun mơn đi tới
thống nhất quy trình nghiên cứu bài soạn, soạn bài tất cả các môn học cũng như
thống nhất phương pháp lên lớp theo sát yêu cầu từng môn học của bậc học.
+ Nhà trường duy trì hoạt động này đều đặn trong tháng ở tất cả các môn
để giúp giáo viên giảng dạy thuần thục chương trình sách giáo khoa theo chuẩn
kiến thức kỹ năng, phương pháp mới.
- Nhà trường và tổ chuyên môn thực hiện chế độ dự giờ, thăm lớp thường
xuyên: hàng tuần, có định mức cụ thể cho từng giáo viên thực hiện trong tháng.
Tạo điều kiện về thời gian để giáo viên thực hiện, rút ra được bổ sung cho mình,
cũng như góp ý, xây dựng đồng nghiệp, hoàn thiện bài giảng;
- Tổ chức dạy thực nghiệm chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi để học
hỏi, đúc rút kinh nghiệm ở các bộ mơn.
+ Tổ chun mơn, nhóm chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu
bài giảng, thống nhất mục đích, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cũng như phương
pháp. Trong từng bài học, phải xác định cho được kiến thức cơ bản, trọng tâm
trọng điểm, thống nhất phương pháp lên lớp, tổ chức soạn giáo án, xây dựng
giáo án mẫu, cử chọn giáo viên dạy. Sau đó tổ chức trao đổi, đánh giá, rút kinh
nghiệm bài dạy, tổ chức triển khai theo hướng dạy thực nghiệm.
- Xây dựng tổ, nhóm bộ mơn vững mạnh nhằm nâng cao hiệu quả bồi
dưỡng học sinh giỏi.
+ Để có được tổ chuyên môn tốt, chất lượng chuyên môn đồng đều, có

nhiều mũi nhọn tiêu biểu cho chất lượng của tổ, trước hết mỗi tổ viên tự giác
thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường.
Mỗi tổ viên đều tự mình làm chủ chương trình bồi dưỡng. Xem tự bồi dưỡng là
một yêu cầu không thể thiếu được trong hoạt động giảng dạy của giáo viên nói
chung và hoạt động bồi giỏi nói riêng. Tự bồi dưỡng là biện pháp tốt nhất giúp
giáo viên tiến bộ nhanh nhất và đạt hiểu qủa cao nhất.
10

download by :


+ Tổ chun mơn có thể phân cơng giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm
trao đổi, thảo luận với giáo viên bồi dưỡng từ việc soạn bài, tài liệu bồi dưỡng
đến phương pháp giảng dạy để việc bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao.
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên sau chuẩn, trên chuẩn để nâng cao hiệu quả
bồi dưỡng học sinh giỏi.
Với tinh thần sự học là cuốn sách khơng có trang cuối cùng. Số giáo viên
đã đạt chuẩn hoá và trên chuẩn theo quy định, nhà trường tạo điều kiện cho giáo
viên tự nguyện đăng ký học thêm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, ứng
dụng công nghệ thông tin…phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh. Xây dựng tủ
sách bồi dưỡng giáo viên để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi.
Một biện pháp hỗ trợ giúp giáo viên có tài liệu nghiên cứu, học tập:
“Khơng có sách thì khơng có tri thức”. Sách báo là một lưu trữ tri thức của nhân
loại. Do vậy muốn bồi dưỡng, điều kiện đầu tiên là phải có tài liệu, sách báo (Có
thể tài liệu trên mạng Internet). Do vậy việc xây dựng tủ sách bồi dưỡng giáo
viên là việc cần thiết trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhà trường có kế
hoạch mua sắm làm phong phú thêm tủ sách giáo viên. Từng giáo viên có kế
hoạch xây dựng tủ sách cá nhân cho mình để hỗ trợ thêm nhà trường, tự nâng
cao trình độ cho bản thân.


(Ảnh: Trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi)

2.3.4. Chỉ đạo phát hiện và tuyển chọn đúng những học sinh có năng lực,
tố chất để bồi dưỡng trở thành học sinh giỏi.
Năng lực, tố chất là cái bẩm sinh có sẵn khơng thể tạo mới được mà chỉ
có thể tìm kiếm, phát hiện qua những biểu hiện trong các hoạt động đa dạng. Để
có thể biến năng lực, tố chất thành năng lực nổi trội, thành tài năng đòi hỏi phải
11

download by :


áp dụng những biện pháp giáo dục, đào tạo đặc biệt phù hợp với thiên hướng
của từng năng lực. Công tác bồi dưỡng học sinh có tố chất, năng lực thành học
sinh giỏi là một q trình có mục đích, tính tổ chức, tính kế hoạch và kế thừa,
cần phải được đầu tư có tầm chiến lược.
Trong cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn
học sinh , khâu này rất quan trọng.Từ nhận thức đó, hàng năm Ban Giám hiệu
nhà trường đặc biệt chú trọng đến công tác phát hiện học sinh thông qua kết quả
học tập của học sinh và điểm thi học kỳ của học sinh. Đồng thời thơng qua q
trình giảng dạy. Giáo viên bộ môn phát hiện những học sinh có tố chất, năng lực
bằng sự hứng thú, say mê và kết quả học tập của các em …từ đó đưa các em vào
nguồn bồi dưỡng học sinh giỏi. Cần chú ý đến khả năng của từng học sinh để
chọn môn học cho phù hợp.
2.3.5. Lựa chọn những giáo viên có năng lực, có chun mơn tốt thực hiện
bồi dưỡng học sinh giỏi
Muốn có học sinh giỏi phải có thầy giỏi. Ban Giám hiệu nhà trường lựa
chọn những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn vững
vàng và thực sự tâm huyết nghề, say mê với công tác chuyên môn để đảm nhận
giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi. Phân công giáo viên giảng dạy theo lớp

trong 4 năm học tại cấp THCS từ lớp 6 đến lớp 9 để giáo viên theo dõi sự tiến
bộ của học sinh và tìm các biện pháp, cách thức bồi dưỡng cho học sinh đạt
hiệu quả cao nhất. Vì thế người thầy phải ln ln có ý thức tự rèn luyện, tích
lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, luôn xứng đáng là
“người mẫu mực tin cậy” cho học sinh noi theo. Phải thường xuyên tìm tịi các
tư liệu, kiến thức nâng cao trên các phương tiện thông tin, đặc biệt là trên mạng
Internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay
có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu…
Giáo viên sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh nhà và các tỉnh khác
thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các
dạng đề, ln tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay định hướng cho học sinh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, phù hợp với trình độ
của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các
địa chỉ tin cậy trên mạng để học sinh tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.
Thông qua tổ, nhóm chun mơn Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo tổ,
nhóm chun mơn thường xun trao đổi, thảo luận với giáo viên dạy học sinh
giỏi để vừa nâng cao trình độ chun mơn cho giáo viên vừa tìm tịi, phát hiện
tìm những cách dạy hay, hiệu quả trong cơng tác dạy học sinh giỏi.
Nhà trường tổ chức tốt các kỳ khảo sát sinh giỏi cấp trường, tham gia các
kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện. Giáo viên dạy bồi dưỡng và học sinh học bồi
dưỡng phải phấn đấu, cố gắng được tuyển chọn vào đội tuyển cấp tỉnh (Đối với
lớp 9) để học sinh có cơ hội được va chạm với học sinh toàn tỉnh, cọ sát với các
dạng đề và để làm gương cho các em lớp 6, 7, 8.
2.3.6. Chỉ đạo công tác lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
12

download by :


Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp quy, kế hoạch năm học, định

hướng phát triển của nhà trường, tình hình giáo viên, tình hình học sinh, cơ sở
vật chất của nhà trường,…Xây dựng kế hoạch có tính chiến lược và kế hoạch
chỉ đạo cụ thể hàng năm, từng học kỳ về bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà
trường. Kế hoạch phải xây dựng và xác định mục tiêu phấn đấu, xác định các chỉ
tiêu cụ thể, các biện pháp tiến hành, các điều kiện cần thiết,…
Ngay từ đầu các năm học, Ban Giám hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn phối
hợp với giáo viên dạy bồi dưỡng xây dựng kế hoạch, thống nhất nội dung
chương trình và kế hoạch bồi dưỡng học sinh sinh giỏi căn cứ vào khung
chương trình của Phịng giáo dục; Sở giáo dục ban hành.
Sắp xếp thời gian hợp lý, lên lịch giảng dạy phù hợp với đặc điểm tình
hình nhà trường, tạo điều kiện tốt nhất cho công tác bồi dưỡng đem lại chất
lượng và đạt kết quả cao.
Định kỳ đánh giá sơ kết hoạt động của nhà trường trong tuần, trong tháng.
Nhà trường rà soát, kiểm tra và kịp thời nhắc nhở, điều chỉnh các tập thể, cá
nhân thực hiện đúng kế hoạch và đúng tiến độ để ra.
2.3.7. Chỉ đạo sự phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường và chế độ
ưu đãi đối với giáo viên bồi dưỡng và học sinh giỏi
Để hỗ trợ cho công tác dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, các bộ phận gián
tiếp như: Ban giám hiệu, Cơng đồn, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên
chủ nhiệm… cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức ,tạo
điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng như : giảm bớt
tiết, giảm công tác kiêm nhiệm; động viên khích lệ, bồi dưỡng thỏa đáng cho
giáo viên, có chế độ ưu tiên khuyến khích đối với học sinh đạt giải.
 Người thầy giáo có vai trị quan trọng đối với kết quả học sinh giỏi, các
em học sinh có vai trị quyết định trực tiếp đối với kết quả của mình; Kết quả
cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi có đạt hay khơng, điều đó cịn phụ thuộc rất
lớn ở các em học sinh.Việc bồi dưỡng học sinh giỏi giống như chúng ta ươm
một mầm non. Nếu chúng ta biết rào, biết thường xuyên chăm sóc, vun xới thì
mầm non sẽ xanh tốt, phát triển.
Bởi vậy cần tuyên dương, khen thưởng kịp thời cho những giáo viên và

học sinh đạt thành tích cao trong giảng dạy và học tập, trong các kỳ thi, hội thi.
Bằng các hình thức như: tuyên dương dưới cờ, trong buổi lễ sơ kết, tổng kết năm
học, trong các ngày lễ 20/11, 26/3, trong các cuộc họp phụ huynh…; thưởng
nóng, thưởng cuối năm xứng với thành tích mà giáo viên và học sinh đạt được.
Đối với giáo viên: Trên tinh thần khích lệ, động viên và phát huy tinh thần
trách nhiệm của giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên,
hàng năm nhà trường cũng cân đối tài chính và giành một phần kinh phí đáng
kể hỗ trợ cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi và có học sinh đạt giải trong
các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Nhà trường ưu tiên trong việc xét thi đua cuối
năm cho giáo viên có học sinh giỏi các cấp.
13

download by :


Đối với học sinh: Ngoài việc phát thưởng cho học sinh có giải, nhà trường
cịn hỗ trợ cho những học sinh giỏi, học sinh đạt giải trong các kỳ thi có hồn
cảnh khó khăn. Đồng thời kêu gọi giáo viên và học sinh trong tồn trường qun
góp, ủng hộ những học sinh có hồn cảnh đặc biệt để động viên các em cố gắng
vươn lên, khắc phục mọi khó khăn trong học tập.
2.3.8. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong
việc bồi dưỡng học sinh giỏi
Hàng năm, ngay từ đầu năm học thông qua buổi họp phụ huynh nhà
trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp tuyên truyền, động viên và tác động
nhận thức để gia đình học sinh có sự quan tâm, đầu tư đúng mức và chăm lo,
động viên học sinh trong quá trình học tập cũng như việc tham gia bồi dưỡng.
Đối với những học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi, Ban Giám hiệu nhà
trường thường xuyên trao đổi, mời phụ huynh đến họp để thơng báo tình hình
học tập của từng học sinh và triển vọng phát triển của các em. Đồng thời động
viên phụ huynh quan tâm và đầu tư hơn nữa về thời gian, vật chất và tinh thần

để các em có điều kiện phát triển cao hơn nữa tài năng của mình.
Đối với những học sinh giỏi có hồn cảnh khó khăn, nhà trường cần dành
sự quan tâm đặc biệt để động viên học sinh và gia đình học sinh trong quá trình
học tập. Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên bồi
dưỡng môn học thường xuyên thăm hỏi, động viên về tinh thần và vật chất để
gia đình và học sinh yên tâm tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập.
2.3.9. Tổ chức bồi dưỡng học sinh theo tính kế thừa mơn học và mang tính
liên tục từ năm học này sang năm học khác
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh mũi nhọn phải theo tính kế thừa
của môn học và thực hiện liên tục theo các năm học. Đó là năm học này bồi
dưỡng cho học sinh mơn học này và tham gia thi , thì năm học sau phải tiếp tục
bồi dưỡng học sinh đó theo mơn học đó và tham gia thi mơn đó. Tránh tình
trạng năm này cho học sinh ơn mơn này khi học sinh thi khơng đạt kết quả tốt
thì sang năm học sau lại ôn môn khác cho học sinh thi. Làm như vậy dẫn đến
học sinh học dàn trải ở các môn , cứ mỗi năm một hoặc vài môn , kiến thức của
các em bị phân tán không tập trung, tâm lý của học sinh bị dao động. Điều đó
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của học sinh.
Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cần được tiến hành thường xuyên cả
trên lớp và các buổi chiều theo lộ trình từ đầu năm học, khơng nên để gần thi
mới tích cực bồi dưỡng làm cho học sinh quá tải đồng thời ảnh hưởng đến kết
quả học tập các mơn học khác của học sinh.
2.3.10. Tạo khơng khí thi đua trong nhà trường, nâng cao chất lượng hiệu
quả bồi dưỡng học sinh giỏi
Đây là một biện pháp giáo dục lòng yêu nghề, lẽ sống đẹp của tất cả giáo
viên và học sinh. Trong thi đua khen thưởng sẽ có nhiều nhân tố mới xuất hiện
14

download by :



cung cấp cho nhà trường một đội ngũ những người tiên tiến, cốt cán đi đầu trong
mọi phong trào.
Ngay từ đầu năm học nhà trường triển khai cho giáo viên đăng kí thi đua,
đặc biệt là đăng kí số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện. Giao chỉ tiêu cụ thể
cho các tổ chuyên môn, cho từng giáo viên để tổ chun mơn và giáo viên có
định hướng phấn đấu, có kế hoach thực hiện ngay từ đầu năm học.
2.3.11. Thực hiện tốt công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, cơng
tác xã hội hố giáo dục, cơng tác khuyến học khuyến tài
Cấp uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường phải có kế hoạch tham mưu đề xuất
với cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương trong việc tu sửa, xây dựng cơ sở vật
nhà trường phục vụ cho hoạt động giáo dục. Bởi vì khơng thể nâng cao chất
lượng giáo dục nói chung, chất lượng học sinh giỏi nói riêng khi điều kiện tối
thiểu về cơ sở vật chất không được đảm bảo.
Phát huy sức mạnh tổng hợp ba mơi trường giáo dục Nhà trường - Gia
đình - Xã hội. Nhà trường phối hợp chặt chẽ với ban văn hóa xã và hội khuyến
học làm tốt phong trào khuyến học, khuyến tài. Trong các năm học, nhà trường
phối hợp với Hội khuyến học xã làm tốt cơng tác bình xét những đối tượng học
sinh nghèo vượt khó, vươn lên học giỏi để kịp thời đề nghị được nhận học bổng
từ các quỹ học bổng khác nhau, nhận phần thưởng từ quỹ khuyến học của các
thơn, bản ,của dịng họ. Đồng thời vào các dịp Tết cổ truyền, các em học sinh
nghèo vượt khó cịn nhận được các phần q bằng hiện vật từ các nhà hảo tâm,
từ thầy cô và bạn bè thông qua cuộc vận động “Tết cho học sinh nghèo vượt
khó”.Tham mưu cho Hội khuyến học xã động viên, khen thưởng kịp thời những
giáo viên và học sinh đạt thành tích trong giảng dạy và học tập; đạt giải trong
các kỳ thi, hội thi. Thông qua các hoạt động này góp phần tạo nên phong trào thi
đua học tập, rèn luyện của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mũi
nhọn của nhà trường trong từng năm học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Để chứng tỏ tính cấp thiết và tính khả thi của một số giải pháp quản lý
nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Hiền Kiệt, tôi đã

dùng phiếu điều tra với các đồng chí cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường.
Kết quả thăm dò cho thấy: Các giải pháp đưa ra cùng với những biện pháp
thực hiện cụ thể có đa số người được hỏi đều trả lời là cần thiết và khả thi.Với
kết quả thăm dị trên cho phép tơi bước đầu khẳng định tính khả thi của các giải
pháp trong việc quản lý chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường.
Thực tiễn kết quả của công tác chỉ đạo của nhà trường trong những năm
gần đây tôi đã tiến hành thực hiện thử nghiệm các giải pháp chỉ đạo nêu trên ở
trường THCS Hiền Kiệt và có kết quả rất tốt, có tính đột phá. So với những năm
trước khi áp dụng sáng kiến thì những năm gần đây chất lượng giáo dục của nhà
trường nâng lên đáng kể. Số lượng, tỷ lệ học sinh khá giỏi năm sau cao hơn so
15

download by :


với năm trước; số lượng, tỷ lệ học sinh yếu ngày một giảm theo kế hoạch đầu
các năm học và đạt được chỉ tiêu hàng năm đề ra.
Đặc biệt trong 3 năm gần đây chất lượng, số lượng học sinh đạt giải của
nhà trường được tăng lên đáng kể, mang tính đột phá, được Phịng giáo dục và
đào tạo xếp thứ hạng cao trong tồn huyện. Điều đó chứng tỏ hiệu quả của đề tài
đối với việc áp dụng sáng kiến vào thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà
trường trong những năm qua. (Được thể hiện qua bảng số liệu sau đây):
*Chất lượng học sinh đạt giải các kỳ thi (Trong 3 năm từ 2016-2019)
Giải cấp Huyện
Năm học

Nhất Nhì

Giải cấp Tỉnh


Ba

KK Nhất Nhì

Tổng giải

Ba

KK

2016-2017

00

00

01

06

0

0

0

0

07


2017-2018

00

02

02

03

0

0

0

0

07

2018-2019

00

01

01

08


0

0

0

0

10

Tổng 3 năm

00

03

04

17

0

0

0

0

24


(Ảnh: trao phần thưởng cho học sinh đạt thành tích cao trong học tập)

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu, bản thân đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ
mà đề tài đặt ra: Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi ở
trường THCS Hiền Kiệt; khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi và quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường; đề xuất các
16

download by :


giải pháp quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Hiền Kiệt nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện nói chung và chất lượng học sinh mũi
nhọn nói riêng.
Có thể nói hiệu quả mà cơng tác đào tạo học sinh mũi nhọn đem lại khơng
chỉ được tính bằng những con số, những thành tích hiện hữu mà ý nghĩa to lớn
hơn chính là sự thay đổi về nhận thức của các thầy cô giáo, của cha mẹ học sinh
và người dân nói chung về việc học, là tỷ lệ học sinh đến trường chuyên cần
tăng lên; số lượng, chất lượng học sinh giỏi, học sinh đạt giải trong các kỳ thi
được nâng lên rõ rệt.
Với kết quả trên chưa nói lên điều gì lớn lao song đó cũng là sự ghi nhận
thành công ban đầu của nhà trường, trong các năm phấn đấu. Đó cũng là sự
khích lệ, thơi thúc thầy trị của nhà trường có được niềm tin vào việc xây dựng
kế hoạch giáo dục, giảng dạy trong đó có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi.
Công tác phát triển học sinh mũi nhọn ở trường THCS Hiền Kiệt khơng
chỉ đang góp phần đem lại những đổi thay tích cực về chất lượng học tập của
học sinh, đây còn được xem là sợi dây gắn kết để xã hội, gia đình và nhà trường
xích lại gần nhau hơn, cùng chung tay phát triển sự nghiệp giáo dục.

Mặc dù tác giả đề tài đã nghiên cứu công phu, đã đề xuất được một số giải
phápchỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, song kinh
nghiệm của bản thân chưa nhiều, chắc chắn sẽ còn nhiều nội dung hay hơn mà
đề tài chưa đề cập tới. Rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa học ngành,
các đồng chí cán bộ quản lý và các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
Để trường THCS Hiền Kiệt nâng cao chất lượng giáo dục nói chung chất
lượng học sinh giỏi nói riêng ngoài những nỗ lực của đơn vị xin đề nghị với các
cấp uỷ đảng, chính quyền và ban ngành cấp trên một số vấn đề như sau:
Hằng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức và triển khai chuyên
đề bồi dưỡng học sinh giỏi cho đội ngũ cán bộ giáo viên các trường THCS.
Quan tâm tạo điều kiện hơn nữa đối với nhà trường về cơ sở vật chất phục
vụ công tác giáo dục.
Quan tâm , tạo điều kiện trong việc biên chế đội ngũ giáo viên, nhân viên
để nhà trường có được đội ngũ giáo viên, nhân viên đủ về số lượng và hợp lý về
cơ cấu bộ môn đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Thực tế so với nhu cầu về số lượng giáo viên, nhân viên thì hiện nay nhà
trường cịn thiếu nhiều so với quy định./.

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hiền Kiệt, ngày 20 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

17

download by :



Lê Mạnh Hùng

18

download by :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII.
[2].Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khố VIII .
[3]. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI.
[4]. Chỉ thị số 32/1999 CT-BGD&ĐT ngày 07/8/1999 của Bộ trưởng Bộ
giáo dục và Đào tạo.
[5]. Nghị quyết số 01-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện uỷ huyện Quan
Hóa “Về nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong giai đoạn hiện nay”.
[6]. Nghị quyết số 08-NQ/HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quan
Hóa “Về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2017-2020 định
hướng đến năm 2025”.
[7]. Nghị quyết số 29 Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI “ Về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
[8]. Chất lượng giáo dục những năm gần đây.

download by :




×