Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của quốc hội (nghị viện) một số nước trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.96 KB, 20 trang )

Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của
Quốc hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới
Nguyễn Thị Hồng Chương
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Làm rõ sự hình thành và vị trí, vai trị của vận động hành lang đối với hoạt động
lập pháp của Nghị viện, phương thức và nguyên tắc vận động hàng lang tại Nghị viện, nhà
vận động hành lang. Phân tích hệ thống pháp luật về hoạt động vận động hành lang trong
hoạt động lập pháp của Quốc hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới. Đề xuất một số kiến
nghị đối với Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay.
Keywords: Pháp luật; Luật Hiến pháp; Quốc hội; Lập pháp

Content
MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Vận động hành lang là khái niệm khá mới mẻ đối với Việt Nam, nhưng lại rất phổ biến ở
nhiều nước trên thế giới. Tại một số quốc gia, vận động hành lang vẫn ngày càng trở nên quan trọng
và là phần không thể thiếu được trong các hoạt động chính trị - xã hội, mà đặc biệt là trong các hoạt
động nghị trường của Nghị viện. Vận động hành lang mang đến cho các nghị sĩ cái nhìn tồn diện,
đa chiều với đầy đủ thơng tin, chứng cứ cũng như ý kiến, kiến nghị của cử tri và xã hội về vấn đề
đang được Nghị viện xem xét, quyết định để trên cơ sở đó, đưa ra những quyết định có lợi cho xã
hội, cử tri hoặc các nhóm lợi ích… Chính vì vậy, có thể nói vận động hành lang là hoạt động “hậu
trường”, nhưng có vai trị bổ sung cho q trình hoạch định chính sách của Nghị viện.
Ở Việt Nam, vận động hành lang chưa được chính thức thừa nhận và cũng chưa có các quy
định cụ thể của pháp luật đối với việc tiến hành các hoạt động loại này. Việc người dân có nhiều
ảnh hưởng hơn trong q trình xây dựng pháp luật cũng như việc các nhóm lợi ích khác nhau thể
hiện chính kiến và vận động các nhà lập pháp chú ý tới mặt bằng xã hội không đồng đều để ban
hành pháp luật sao cho phù hợp là tiến trình tự nhiên, khơng thể phủ nhận. Tuy nhiên, xu hướng


phát triển hoạt động vận động hành lang ở Việt Nam nên như thế nào, sự can thiệp của Nhà nước


vào hoạt động này đến đâu... là vấn đề cần được bàn thảo, cân nhắc kỹ, đặc biệt là trong giai đoạn
xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Chính vì vậy, chúng tơi mạnh dạn chọn Đề tài: Vận động
hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới.
2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Đề tài mong muốn đạt được các kết quả nghiên cứu sau đây:
- Làm rõ sự hình thành và vị trí, vai trị của vận động hành lang đối với hoạt động lập pháp
của Nghị viện, phương thức và nguyên tắc vận động hàng lang tại Nghị viện, nhà vận động hành
lang.
- Phân tích pháp luật về hoạt động vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc
hội (Nghị viện) một số nước trên thế giới.
- Nêu ra được một số kiến nghị đối với Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp
quyền và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, phương pháp nghiên cứu cơ bản mà luận văn sử dụng là phương pháp
quy nạp trên cơ sở thống kê, tổng hợp, nghiên cứu và phân tích các văn kiện của Đảng, pháp luật
của Nhà nước để làm sáng rõ một số vấn đề liên quan đến quyền tham gia của công chúng đối với
hoạt động của cơ quan cơng quyền. Đồng thời, luận văn có phân tích, đánh giá thực tiễn để thấy
được một số biểu hiện cho thấy xu hướng về vận động hành lang ở Việt Nam.
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa pháp luật và thực tiễn về vận động
hành lang ở một số nước trên thế giới để thấy được những nét khái quát nhất về vận động hành lang
ở các nước này, từ đó liên hệ đến thực tiễn ở Việt Nam.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp lịch
sử, phương pháp lo gic, phương pháp phân tích, tập hợp, tổng hợp, thống kê, xã hội học,… để làm
sáng tỏ những nội dung nghiên cứu của luận văn.
4. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Sự hình thành và vị trí, vai trị của vận động hành lang
Chương 2: Pháp luật về vận động hành lang trong hoạt động lập pháp của Quốc hội (Nghị
viện) một số nước trên thế giới


Chương 3: Một số kiến nghị đối với Việt Nam
Chương 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ VỊ TRÍ, VAI TRỊ
CỦA VẬN ĐỘNG HÀNH LANG
1.1. Vận động hành lang - lịch sử và định nghĩa
1.1.1. Lịch sử vận động hành lang
Vận động hành lang (lobby) được lấy theo tên địa điểm mà hoạt động này diễn ra đầu tiên
trong lịch sử, đó là hành lang của Nghị viện Anh quốc, nơi mà trong thời gian nghỉ giải lao, các
nghị sĩ thường trao đổi với đồng nghiệp hoặc với bất kỳ người nào để bổ sung thông tin về vấn đề
đang được thảo luận hoặc quyết định tại Nghị viện.
Đến đầu thế kỷ XIX, cùng với việc Quốc hội Mỹ cho phép công dân tiếp xúc với các nghị sĩ
để vận động họ ủng hộ hoặc khơng ủng hộ đối với những chính sách, dự luật sẽ hoặc đang được
xem xét tại Nghị viện, hoạt động vận động hành lang bắt đầu được thừa nhận rộng rãi. Hiến pháp
Mỹ năm 1787 trong bản sửa đổi đầu tiên, bằng việc khẳng định quyền tự do ngơn luận, tự do hội
họp và u sách hồ bình, đã cung cấp cơ sở pháp lý cho cái gọi là “những nhóm lợi ích đặc biệt”.
Theo đó, bất cứ một nhóm nào cũng đều có quyền yêu cầu các quan điểm của họ phải được sự lắng
nghe của công chúng, của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tồ án. Từ đó đã hình thành một lớp
người hoặc tổ chức chuyên nghiệp giữ vai trò trung gian, làm nhiệm vụ “con thoi” giữa cử tri hoặc
các nhóm lợi ích với các nghị sĩ nhằm tác động đến những chính sách, dự luật. Những người này
được gọi là các nhà vận động hành lang (lobbyist).
Có thể nói, vận động hành lang là một thực tế không thể thiếu trong đời sống chính trị, nó
phát triển “đồng hành” cùng với sự phát triển của hệ thống chính trị tại mỗi quốc gia, thậm chí
vượt ra ngồi khn khổ các quan hệ trong nội bộ của một quốc gia và trong khơng ít trường hợp,
trở thành những vấn đề quốc tế có tính thời sự. Vậy, vận động hành lang là gì?
1.1.2. Định nghĩa vận động hành lang

Vận động hành lang được hiểu là những hoạt động có tính hệ thống nhằm tiếp cận, thuyết
phục, gây ảnh hưởng, tác động đến quá trình ra quyết định của cơ quan lập pháp, hành pháp, các
nghị sĩ, quan chức và những người có thẩm quyền khác trong bộ máy nhà nước để họ ủng hộ hoặc
khơng ủng hộ chính sách, dự luật, chương trình, kế hoạch, hợp đồng, chứng chỉ, sự đề cử, bổ nhiệm
hoặc một vấn đề nào đó vì lợi ích của cộng đồng, các nhóm lợi ích hoặc của cá nhân.
Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp được hiểu là những hoạt động có tính hệ
thống nhằm tiếp cận, thuyết phục, gây ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của Quốc hội (nghị
viện), nghị sĩ hoặc các quan chức khác của cơ quan lập pháp để họ ủng hộ hoặc khơng ủng hộ dự
luật, chính sách, chương trình,… vì lợi ích của cộng đồng, các nhóm lợi ích hoặc của cá nhân.
1.2. Vị trí, vai trò của vận động hành lang và mặt trái của nó


1.2.1. Vị trí, vai trị của vận động hành lang
Vị trí, vai trị của vận động hành lang thể hiện ở các điểm sau đây:
Thứ nhất, vận động hành lang là một bộ phận chính đáng, hợp pháp của thiết chế dân chủ.
Thứ hai, vận động hành lang giúp cho các ý nguyện của cử tri đến được với chính quyền,
mà cụ thể là cơ quan lập pháp, một cách nhanh chóng, rõ ràng, hiệu quả nhất.
Thứ ba, vận động hành lang giúp mang những vấn đề quan trọng đến với bàn họp của Nghị
viện, góp phần làm cho quá trình quyết định thêm minh bạch, dân chủ.
1.2.2. Mặt trái của vận động hành lang
Mặc dù hoạt động vận động hành lang là một phần tất yếu trong đời sống chính trị của các
nước phát triển song cũng khơng tránh khỏi những hạn chế nhất định. Điều đó thể hiện ở những
điểm sau đây:
Thứ nhất, vận động phải có năng lực tài chính để chi trả cho hoạt động điều tra, thu thập
thông tin và tác động, nhưng đồng tiền khi dan díu với quyền lực chính trị sẽ đẻ ra nguy cơ bè đảng,
bóp méo dân chủ, cướp đi cơ hội của những nhóm yếu thế được có tiếng nói trong q trình ra
quyết định.
Thứ hai, sự phát triển không ngừng của các hoạt động vận động hành lang còn là môi
trường cho tham nhũng, hố i lô ̣ sau hâ ̣u trường chinh tri ̣.
́

Vận động hành lang là hoạt động khơng chính thức, nó khơng diễn ra trong phòng họp, tại
các phiên họp của nghị viện hay uỷ ban của nghị viện, mà ở hành lang nghị viện và bên ngoài trụ sở
nghị viện với các cấp độ khác nhau hết sức phong phú. Ngoài việc chiêu đãi tiệc tùng, đưa các nghị
sĩ đi chơi bằng máy bay riêng hay mời dự hội thảo, hội nghị, những nhà vận động hành lang luôn
sẵn sàng để chiều theo sở thích, ý muốn của những nhân vật quyền thế. Đó chính là mặt trái của vận
động hành lang.
1.3. Nhà vận động hành lang
Nhà vận động hành lang (lobbyist) là những cá nhân hoặc tổ chức được khách hàng thuê để
tiến hành vận động hành lang vì mục đích của khách hàng.
Nhà vận động hành lang có vai trị đặc biệt quan trọng trong quá trình vận động hành lang.
Họ là trung gian, là cầu nối giữa các nhóm lợi ích, cử tri và cơ quan nhà nước, quan chức có thẩm
quyền. Bằng danh tiếng và những mối quan hệ cá nhân, thơng qua các hình thức phong phú, đa
dạng như gặp gỡ chính thức hoặc khơng chính thức tại hành lang của trụ sở Nghị viện, tại các cuộc
hội thảo, tọa đàm, gửi kiến nghị bằng lời nói hoặc bằng văn bản,… nhà vận động hành lang cung
cấp thông tin, phản ánh, đề đạt ý nguyện của cử tri, các nhóm lợi ích và khách hàng mà mình đại
diện đến các quan chức có thẩm quyền. Qua đó mà tác động, gây ảnh hưởng, thậm chí là tạo áp lực
đến cơ quan lập pháp, hành pháp, các nghị sĩ, quan chức có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước để


họ ủng hộ hoặc khơng ủng hộ một chính sách, dự luật, chương trình, kế hoạch, hợp đồng, chứng
chỉ, sự đề cử, bổ nhiệm hoặc một vấn đề nào đó.
1.3.1. Điều kiện trở thành nhà vận động hành lang
Để trở thành nhà vận động hành lang, người đó phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Một là phải am hiểu quy trình, thủ tục ban hành chính sách, quyết định: nhà vận động hành
lang phải hiểu rõ quy trình, thủ tục ban hành chính sách, quyết định và biết được ở khâu nào, giai
đoạn nào thì người nào có thẩm quyền ra quyết định cũng như ai là người sẽ quan tâm, ủng hộ đến
vấn đề mình sẽ đưa ra.
Hai là phải có kỹ năng truyền đạt thơng tin hiệu quả, thuyết phục: vận động hành lang là
quá trình làm cho nghị sĩ, quan chức tin, hiểu và hành động theo cách mà nhà vận động hành lang
mong muốn.

Ba là phải có uy tín: nhà vận động hành lang có uy tín là người có đạo đức tốt, có kinh
nghiệm thuyết phục người khác, có quan hệ lành mạnh với các nghị sĩ, quan chức cũng như khả
năng duy trì và phát triển các mối quan hệ đó một cách lâu dài.
Bốn là phải có tư cách đạo đức tốt: là người đại diện cho khách hàng, nhà vận động hành
lang phải có tư cách đạo đức tốt, trung thực, khơng vi phạm pháp luật,... để có thể hiểu hết được
những yêu cầu, mong muốn của khách hàng, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Mặc dù đáp ứng những điều kiện trên đây nhưng nếu người đó đang giữ một cơng vụ hoặc
chức vụ nào đó trong các cơ quan nhà nước thì khơng thể trở thành nhà vận động hành lang, trừ khi
họ thôi làm nhiệm vụ.
1.3.2. Chiến thuật vận động hành lang
Để tiến hành vận động hành lang, nhà vận động hành lang phải triển khai nhiều biện pháp,
chiến lược và chiến thuật khác nhau. Có thể có hai bước như sau:
Bước thứ nhất là lên kế hoạch vận động, trong đó nêu rõ kết quả mong muốn là gì? ai là
người có khả năng giúp đạt được kết quả này? điều gì là mối quan tâm lớn nhất của nghị sĩ, quan
chức mà mình đang cần tác động? cách thức nào là tốt nhất và hợp pháp để tiếp cận những người
này? những sự kiện nào là quan trọng nhất đối với vấn đề cần vận động? thời điểm nào thì cung cấp
thơng tin gì, bằng biện pháp nào?...
Bước tiếp theo là tiếp cận quan chức, nghị sĩ để vận động, cung cấp thông tin, tạo ảnh
hưởng với họ thơng qua các hình thức như gặp gỡ trực tiếp, gửi thư, mời dự hội thảo, tọa đàm hay
liên hoan, chiêu đãi, tặng quà, mời đi du lịch,…
1.3.3. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà vận động hành lang
Nhà vận động hành lang có các nghĩa vụ và trách nhiệm sau đây:


Nghĩa vụ đăng ký: pháp luật một số nước quy đinh để được hành nghề vận động hành lang,
người đó phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tuân thủ pháp luật và tôn trọng cơ quan nhà nước, quan chức: nhà vận động hành lang
phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật; có trách nhiệm cá nhân đối với tính hợp pháp, dân chủ và cơng
bằng của quá trình ra quyết định mà nhà vận động hành lang đã tác động đến.
Trung thực và liêm chính:nhà vận động hành lang phải tiến hành vận động hành lang một

cách trung thực và liêm chính; phải bảo đảm thơng tin gửi cho quan chức là chính xác, đầy đủ và
kịp thời; tôn trọng quyền được nhận những thông tin chính xác của cơng chúng nếu trong q trình
vận động hành lang có sử dụng phương tiện điện tử hoặc văn bản viết để giao tiếp nhằm ảnh hưởng
đến công luận.
Tôn trọng khách hàng: Mối quan hệ giữa nhà vận động hành lang và khách hàng phải dựa
trên sự vô tư và tôn trọng lẫn nhau.
Nghĩa vụ báo cáo: Đây là một trong những cách thức để công khai, minh bạch hoạt động
vận động hành lang, đặc biệt là công khai về tình hình tài chính. Điều đó sẽ góp phần hạn chế
những hoạt động vận động hành lang dựa trên sự hối lộ, mua chuộc.
Nâng cao trình độ nghiệp vụ: Nhà vận động hành lang có trách nhiệm tăng cường hiểu biết
về hoạt động của mình và tính hợp pháp của những hoạt động đó cho cơng chúng thơng qua thực
hành nghề nghiệp của mình; tránh làm mất uy tín của nghề vận động hành lang.
1.4. Nguyên tắc vận động hành lang trong hoạt động lập pháp
Trên cơ sở những quy định của pháp luật và các quy phạm đạo đức nghề nghiệp mà nghề
vận động hành lang khá phát triển ở một số quốc gia. Nhìn chung, có thể đưa ra một số nguyên tắc
vận động hành lang sau đây:
1.4.1. Vận động hành lang phải bảo đảm tính công khai, minh bạch
Theo nguyên tắc này, các nhà vận động hành lang phải phải đăng ký với cơ quan có thẩm
quyền, nêu rõ tên tuổi khách hàng và vấn đề mà họ dự tính sẽ vận động các nhà lập pháp.
Ở Mỹ, pháp luật quy định các nhà vận động hành lang phải đăng ký, phải cơng khai hóa các
khách hàng, các cuộc tiếp xúc, cơng khai hóa các vấn đề vận động hành lang và số tiền công được
chi trả.... Ở Cô ̣ng hoà Liên bang Đức, các nhóm lợi ích phải đăng ký với Chủ tịch Quốc hội liên
bang nói rõ lý do ho ạt động, cơ cấ u của nhóm , tên của những người lanh đa ̣o và đa ̣i diê ̣n
. Ở
̃
Québec, Canada, Luật về đạo đức và tính minh bạch trong vận động hành lang quy định: không ai
được phép vận động hành lang các quan chức của cơ quan lập pháp, hành pháp, chính quyền địa
phương mà khơng có đăng ký; khơng ai được nhận lợi nhuận phi pháp thông qua các hoạt động vận
động hành lang.
1.4.2. Quan hệ giữa nhà vận động hành lang và khách hàng phải dựa trên sự vô tư, trung

thực và tôn trọng lẫn nhau


Mối quan hệ giữa khách hành và nhà vận động hành lang cần được nhìn nhận dưới các góc
độ sau đây:
- Khi lựa chọn một nhà vận động hành lang thực hiện cơng việc đại diện cho mình, khách
hàng nên xem xét kỹ lịch sử đạo đức của người đó và không nên lựa chọn một nhà vận động hành
lang hay một cơng ty vận động hành lang mà mình phát hiện ra là từng có các hành vi phi đạo đức.
- Khi tiếp xúc với khách hàng, nhà vận động hành lang không nên né tránh hay che đậy các
kinh nghiệm của mình, khơng nên giả tạo các kỹ năng chính trị và khả năng tiếp cận trong vận động
hành lang cho một chính sách cụ thể nào đó.
- Nhà vận động hành lang cần thông báo cho khách hàng về các chiến lược và biện pháp vận
động hành lang có thể chấp nhận được về mặt đạo đức và cho khách hàng cơ hội lựa chọn các chiến
lược và biện pháp này.
- Nhà vận động hành lang cần thông tin cho khách hàng biết liệu các mục tiêu vận động hành
lang đề ra của khách hàng và các chiến lược vận động hành lang của họ có vấn đề gì về đạo đức, ln
lý khơng.
- Nhà vận động hành lang phải thông tin đầy đủ cho khách hàng về những hoạt động quan
trọng được tiến hành với tư cách là đại diện của họ, đồng thời không được tiết lộ bí mật thơng tin
của khách hàng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1.4.3. Thơng tin được cung cấp cho nhà hoạch định chính sách phải bảo đảm đầy đủ,
chính xác và đáng tin cậy
Nguyên tắc này địi hỏi nhà vận động hành lang phải có tính trung thực, có kiến thức để cung
cấp cho các nhà hoạch định chính sách và nhân viên của họ thơng tin đầy đủ, chính xác và được phân
tích một cách thuyết phục.
1.4.4. Tôn trọng và hợp tác với các phương tiện truyền thông
Trong xã hội thông tin như hiện nay, công chúng bị ảnh hưởng rất mạnh bởi các phương tiện
truyền thơng. Q trình dân chủ địi hỏi các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan truyền thơng và
cơng chúng phải được thơng tin chính xác về việc ai là người đang hậu thuẫn cho một chính sách
nào đó và ai là người đang tài trợ, hỗ trợ cho các nỗ lực vận động vì chính sách ấy.

1.5. Phương thức vận động hàng lang
Phương thức vận động hành lang là cách thức được sử dụng nhằm tác động đến những
người quyết định để người đó ủng hộ hoặc khơng ủng hộ một chính sách nào đó. Vận động hành
lang có thể được thực hiện thơng qua phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp:
Vận động hành lang trực tiếp là việc nhà vận động hành lang có cuộc gặp mặt trực tiếp với
người ra quyết định để bày tỏ quan điểm, cung cấp thơng tin, thuyết phục người đó ra quyết định
ủng hộ hoặc không ủng hộ những vấn đề nào đó.
Vận động hành lang gián tiếp được thực hiện thơng qua những người có ảnh hưởng tới quan
điểm của người quyết định.


Vận động hành lang có thể thơng qua lời nói - nhà vận động hành lang tác động đến người
quyết định bằng lời nói hoặc vận động hành lang bằng văn bản - nhà vận động hành lang tác động
đến người quyết định (các quan chức) bằng văn bản, vận động hành lang bằng văn bản bao gồm cả
các phương tiện truyền thông điện tử.
Chương 2
PHÁP LUẬT VỀ VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP CỦA
QUỐC HỘI (NGHỊ VIỆN) MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.1. Pháp luật về vận động hành lang ở Mỹ
Có thể nói, Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về sự “náo nhiệt” trong hoạt động vận động
hành lang. Vận động hành lang là nghề ra đời dường như cùng với sự ra đời của nước Mỹ, cho đến
nay hoạt động này đã trở thành một thói quen chính trị, một nét đặc trưng của chính giới Hoa Kỳ.
Cơ sở cho sự ra đời của hoạt động vận động hành lang được bắt nguồn từ chính Hiến pháp
Mỹ với quy định Quốc hội sẽ không xây dựng một đạo luật nào để hạn chế quyền của dân chúng
được hội họp ơn hồ và đưa lên Chính phủ các điều thỉnh cầu bày tỏ nỗi bất bình của họ.
Ở Mỹ có nhiều văn bản pháp luật thừa nhận và quy định các hoạt động vận động hành lang.
Đạo luật quan trọng nhất điều chỉnh các hoạt động vận động hành lang trong nước ở Mỹ là Luật
Liên bang về hoạt động vận động hành lang (The Federal Regulation of Lobbying Act) (FRLA)
được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1946. Đạo luật này quy định tổ chức, cá nhân hoạt động vận

động hành lang phải: (1) đăng ký với Tổng thư ký của Hạ viện và Thượng viện; (2) thường xuyên
giải trình chi tiết về vấn đề tài chính; (3) hàng quý phải gửi báo cáo về các hoạt động vận động hành
lang của mình cho Thư ký của Hạ viện và Thượng viện. Với đạo luật này, trên thực tế, các hoạt
động vận động hành lang đã được công nhận là hợp pháp.
Ngày 19 tháng 12 năm 1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ký ban hành Đạo luật về cơng
khai hóa hoạt động vận động hành lang (Lobbying Disclosure Act of 1995) (LDA) điều chỉnh các
mối quan hệ trong và ngoài nước ở Mỹ. Luật đã quy định cụ thể việc công khai, minh bạch trong
vận động hành lang. Theo đó, chậm nhất là sau 45 ngày, kể từ khi người vận động hành lang thực
hiện cuộc vận động đầu tiên hoặc được thuê để thực hiện cuộc vận động, tại bất kỳ thời điểm nào
trước thời hạn này, người vận động hành lang phải đăng ký với Ban thư ký của Thượng nghị viện
và Thư ký của Hạ nghị viện.
Bên cạnh Luật cơng khai hóa hoạt động vận động hành lang, ở Mỹ cịn có đạo luật để điều
chỉnh các hoạt động vận động hành lang nước ngoài ở Mỹ là Luật đăng ký đại diện nước ngoài (the
Foreign Agents Registration Act) được ban hành năm 1938 (FARA). Luật này quy định tổ chức, cá
nhân đại diện cho chính phủ nước ngồi tham gia vào các hoạt động như phổ biến, tuyên truyền
hoặc bất cứ hoạt động nào gây ảnh hưởng đến dư luận Mỹ, với các cơ quan, quan chức Chính phủ,


Quốc hội Mỹ trong việc hoạch định hoặc thay đổi chính sách đối nội, đối ngoại của Mỹ thì đều phải
đăng ký.
Bên cạnh các quy định về mặt pháp lý, hoạt động vận động hành lang còn chịu sự ràng buộc
bởi các chuẩn mực khác để bảo đảm tính minh bạch cho nghề này.
2.2. Pháp luật về vận động hành lang ở Québec, Canada
Ngày 13 tháng 6 năm 2002, Quốc hội Québec, Canada đã thông qua đạo luật về đạo đức và
tính minh bạch của vận động hành lang. Đạo luật gồm 3 phần, 6 chương với 260 điều. Mục đích của
đạo luật này nhằm tăng cường tính minh bạch trong việc vận động hành lang của những người nắm
giữ chính quyền và đảm bảo các hoạt động vận động hành lang được tiến hành theo đúng nguyên
tắc.
Theo quy định của đạo luật này thì vận động hành lang là một trong những hoạt động hợp
pháp để tiếp cận Quốc hội, các cơ quan Chính phủ, chính quyền thành phố nhằm gây ảnh hưởng

đến các cơ quan này trong việc ra các quyết định vì lợi ích của cơng chúng (Điều 1). Bất kỳ bài phát
biểu, công văn nào nhằm gây ảnh hưởng hoặc có thể xem là gây ảnh hưởng đến việc ban hành, sửa
đổi hay hủy bỏ luật, nghị quyết, chính sách của Quốc hội, giấy phép, chứng chỉ, hoa hồng từ hợp
đồng, trợ cấp hoặc lợi ích tài chính được đề cập trong quy định của Chính phủ, bổ nhiệm cán bộ
quản lý,… đều được coi là hoạt động vận động hành lang (Điều 2).
Cũng theo đạo luật, nhà vận động hành lang bao gồm nhà tư vấn vận động hành lang, doanh
nghiệp vận động hành lang, tổ chức vận động hành lang (Điều 3). Luật Québec đặc biệt coi trọng
vấn đề công khai, minh bạch trong vận động hành lang. Theo đó, trách nhiệm cơng khai, minh bạch
thuộc về nhà vận động hành lang bởi lẽ, nhà vận động hành lang là người khởi sự mối quan hệ với
cơng chức, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước và vì vậy họ phải có nghĩa vụ này.
Ngồi những quy định nêu trên, Luật Qbec cịn thiết lập cơ chế kiểm soát để bảo đảm sự
tuân thủ pháp luât. Theo đó, Luật thiết lập song song cơ quan đăng ký vận động hành lang và Cao
ủy vận động hành lang. Cơ quan quản đăng ký vận động hành lang trực thuộc Bộ Tư pháp có chức
năng vận hành bản đăng ký vận động hành lang điện tử. Cao ủy vận động hành lang là cơ quan có
trách nhiệm đánh giá, kiểm sốt q trình vận động hành lang đối với cơng chức.
Thêm vào đó, Luật về đạo đức và tính minh bạch của vận động hành lang cũng đã đưa ra
những điều khoản cấm đối với nhà vận động hành lang và đưa ra những biện pháp kỷ luật, hình
phạt đối với bất kỳ hành động vi phạm điều khoản của Luật này hay Bộ luật về chuẩn mực ứng xử.
Ngồi ra, Luật Qbec cịn quy định các biện pháp kỷ luật và hình thức xử phạt đối với những hành
vi vi phạm các quy định về vận động hành lang tại Chương IV.
2.3. Pháp luật về vận động hành lang ở Anh
Ở Anh, có rất nhiều quy định thành văn (chẳng hạn như các quy tắc hành xử) liên quan tới
các quan hệ của nghị sỹ với các lợi ích bên ngồi. Tuy nhiên, phần nhiều các quy định này liên
quan tới các lợi ích tài chính của chính bản thân các nghị sỹ cũng như hành vi cá nhân của họ hơn là


về việc kiểm sốt các lợi ích của bên thứ ba. Phần lớn các đề xuất là làm sao phù hợp với truyền
thống của nước Anh được thực hiện tại các phương tiện thơng tin đại chúng, được có tiếng nói về
một lợi ích khi tham gia tranh cãi liên quan đến lợi ích đó.
2.4. Pháp luật về vận động hành lang ở Áo

Quy tắc Thủ tục của cả Hội đồng Nhà nước Áo và Hội đồng Liên bang Áo đều khơng có
điều khoản quy định về hoạt động vận động hành lang hoặc các nhóm lợi ích trong hoạt động lập
pháp. Đồng thời, cũng khơng có quy định đăng ký chính thức nào đối với các nhóm lợi ích tại Áo.
Tuy vậy, ảnh hưởng của các nhóm lợi ích đối với quá trình xây dựng pháp luật ở Áo, đặc biệt là các
nhóm lợi ích kinh tế lớn hợp tác bên trong khuôn khổ của cái gọi là “hợp tác xã hội” là khá mạnh.
Chẳng hạn như việc các đối tác xã hội tham gia vào quá trình chuẩn bị, soạn thảo dự luật.
Ngoài ra, theo quy định tại đoạn 1 phần 40 của các Quy tắc Thủ tục của Hội đồng Nhà nước
và đoạn 1 phần 33 của Quy tắc Thủ tục của Hội đồng Liên bang đều cho phép các Ủy ban của Hội
đồng Nhà nước và Hội đồng Liên bang được triệu tập các chuyên gia hay các nhân chứng khác, thì
các chuyên gia đại diện cho các nhóm lợi ích cũng có thể được mời trình bày quan điểm của họ cho
một Ủy ban về một dự luật.
2.5. Pháp luật về vận động hành lang ở Đức
Quốc hội Đức có quy tắc cụ thể được thể hiện trong phụ lục của Các quy tắc trình tự, quy
định rằng các nhóm muốn thể hiện hay bảo vệ lợi ích của họ trước Quốc hội hay trước Chính phủ
liên bang cần phải được đăng ký; danh sách các tổ chức đã đăng ký bao gồm một số thông tin như
tên và địa chỉ được phát hành hàng năm.
Theo phụ lục 2 của các quy tắc thủ tục Quốc hội Đức thì mỗi năm sẽ cơng khai một danh
sách các nhóm muốn bày tỏ hay bảo vệ lợi ích của họ trước Quốc hội Đức hay Chính phủ Liên
bang. Đại diện của các nhóm áp lực cần phải đăng ký trước khi họ được tham gia điều trần với các
Ủy ban của Quốc hội hoặc được cấp giấy thơng hành cho phép họ vào các tịa nhà của Quốc hội.
Tuy nhiên, danh sách cơng khai khơng có giá trị pháp lý nào. Mục đích của danh sách này là
để làm rõ các nhóm áp lực trong lĩnh vực vận động Quốc hội và thu thập thông tin phục vụ công tác
Quốc hội cũng như công tác của các Ủy ban của Quốc hội và để sẵn sàng cung cấp thơng tin này
nếu có u cầu.
2.6. Pháp luật về vận động hành lang ở Đan Mạch
Ở Đan Mạch, các nhà vận động hành lang muốn lợi ích của họ được biết đến hay được bảo
vệ tại Quốc hội thông qua cử đoàn hay gửi các đơn thỉnh nguyện tới các Ủy ban thường trực, đều
phải đăng ký tại hồ sơ lưu trữ của các Ủy ban này, nhưng việc này cùng với việc đăng ký tài liệu
làm việc cũng chỉ là phục vụ các mục đích lưu trữ. Tên của họ cũng được nêu trong các báo cáo của
Ủy ban gửi tới Quốc hội và được xuất bản trong tạp chí Quốc hội Đan Mạch, Folketingstidende.

2.7. Pháp luật về vận động hành lang ở Pháp


Ở Pháp, Thượng viện khơng có bản đăng ký hay danh sách các nhóm áp lực. Các nhóm hay
tổ chức chuyên nghiệp muốn tiếp xúc với Thượng viện cần đệ đơn tới Ban Thư ký của Chủ tịch
Thượng Viện để xin phép. Thượng viện Pháp khơng có đạo luật về hành vi đối với những đại diện
của các nhóm lợi ích. Bất cứ ai có hành vi khơng phù hợp đều phải chịu sự cảnh cáo hoặc bị khiển
trách theo yêu cầu của các thượng nghị sỹ.
Ở Hạ viện Pháp, các hoạt động vận động hành lang không bị chế tài và không được đề cập
đến trong bất cứ điều luật hành vi đạo đức nào. Khơng có danh sách hay bản đăng ký các nhóm áp
lực; chỉ có 1 điều khoản duy nhất có liên quan là: theo các sắc lệnh chung của Ủy ban Hạ viện về
việc đi lại trong Quốc hội thì tất cả những ai có thể đặc biệt được Chủ tịch Hạ viện hay các
Quaestor cung cấp thì mới được tiếp cận với Hạ viện.
2.8. Vận động hành lang tại Nghị viện châu Âu
Nghị viện châu Âu có quy định 10 điểm về vận động hành lang, được ghi tại Phụ lục 9 các
quy tắc về thủ tục làm việc của Nghị viện. Quy định này địi hỏi các nhà vận động hành lang khơng
được làm bất cứ hành động nào nhằm lấy thông tin một cách không trung thực và hơn nữa, không
được tuyên bố là có quan hệ chính thức nào với Nghị viện khi làm việc với bên thứ 3. Các nhà vận
động hành lang là những người được vào khu vực làm việc của Nghị viện thường xuyên nhằm cung
cấp thông tin cho các nghị sỹ nhằm đạt lợi ích riêng của họ hoặc cho bên thứ 3. Để làm được điều
này, nhà vận động hành lang cần đăng ký và được cấp thẻ ra vào đặc biệt, khác với thẻ của khách
tham quan.

Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

3.1. Quốc hội Việt Nam với những phương thức tiếp nhận và xử lý thông tin
Theo quy định tại tại Điều 83 của Hiến pháp năm 1992 thì sứ mệnh của Quốc hội là phải
phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong các hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước. Chính vì vậy, vấn đề quan trọng đặt ra là làm thế nào để

những ý chí, ý nguyện của dân đến được với Quốc hội.
3.1.1. Các kênh thông tin được chuyển tải đến Quốc hội
3.1.1.1. Trưng cầu dân ý
Trưng cầu ý dân là một trong những phương pháp thực hiện dân chủ trực tiếp. Chính vì vậy,
trưng cầu ý dân có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động ban hành chính sách của Đảng, hoạt động
lập pháp của Quốc hội, lập quy của Chính phủ và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền địa phương. Các bản Hiến pháp của nước ta đều ghi nhận về trưng cầu ý dân.


3.1.1.2. Lấy ý kiến tham gia vào các dự thảo văn bản pháp luật
Lấy ý kiến nhân dân tham gia vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nói chung và dự
thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nói riêng là một cách
thức thực hiện dân chủ trong xây dựng pháp luật, một biện pháp đảm bảo để khi một văn bản quy
phạm pháp luật ra đời đáp ứng “đúng và trúng” các yêu cầu của đời sống xã hội. Thông qua việc
tham gia ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, mà cụ thể là dự thảo luật, pháp lệnh,
những ý kiến của nhân dân, của cử tri đến được với Quốc hội, được phản ánh trong những dự luật
trình Quốc hội thơng qua.
3.1.1.3. Tiếp cơng dân, tiếp xúc cử tri
Tiếp công dân là việc trực tiếp nghe cơng dân phản ánh, trình bày ý kiến, kiến nghị của
mình về một vụ việc nào đó đến với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội
hay đại biểu Quốc hội.
Nhân dân gửi các ý kiến, kiến nghị này bằng nhiều con đường: qua dư luận rộng rãi; qua
phương tiện thông tin đại chúng; qua tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội và các
cơ quan của Quốc hội; qua đơn thư dân nguyện gửi đến Quốc hội... Thông qua công tác tiếp công
dân, tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội mà ý chí, nguyện vọng của nhân dân được phản ánh đến
Quốc hội, được thể hiện qua những quyết định của Quốc hội, thể hiện trong những dự luật mà Quốc
hội thông qua.
3.1.2. Cách thức xử lý thông tin tại Quốc hội
3.1.2.1. Tập hợp, tổng hợp và xử lý ý kiến tham gia vào dự thảo luật, nghị quyết của Quốc
hội

Theo quy định hiện hành, các ý kiến đóng góp của nhân dân, của đại biểu Quốc hội về dự án
luật phải được các cơ quan, tổ chức tập hợp, tổng hợp đầy đủ và gửi về Văn phòng Quốc hội. Trên
cơ sở bản tập hợp, tổng hợp ý kiến góp ý về dự thảo luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, cơ quan
chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án, Ủy ban pháp luật của Quốc hội, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ
chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý để chỉnh lý, hồn thiện dự
thảo luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội thông qua.
3.1.2.2. Thu thập và xử lý ý kiến, kiến nghị của cử tri
Hình thức này chủ yếu được thực hiện bởi đại biểu Quốc hội trong các lần tiếp xúc với cử tri
ở đơn vị bầu cử, được đoàn đại biểu Quốc hội tập hợp, tổng hợp gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc
hội trong mỗi kỳ họp Quốc hội. Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, đại biểu Quốc hội có thể tự mình
phản ánh trực tiếp các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp Quốc hội thông qua ý kiến phát biểu
thảo luận và thực hiện quyền chất vấn.


Ngồi ra, Quốc hội cịn tiếp nhận và xử lý ý kiến, kiến nghị của nhân dân thông qua báo cáo
phản ánh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
3.2. Một số biểu hiện cho thấy xu hướng vận động hành lang ở Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm vận động hành lang cịn khá mới mẻ và chưa được chính thức thừa
nhận, cũng chưa có quy định cụ thể của pháp luật. Việt Nam chưa có những tổ chức/nhóm lợi ích
cũng như những nhà vận động hành lang chuyên nghiệp, hoạt động nhân danh khách hàng, thay mặt
cho khách hàng để nói lên tiếng nói của họ trước cơ quan chức năng và được khách hàng trả thù
lao.
Hiện nay trong nhận thức của nhiều người, hoạt động vận động hành lang hay vận động
chính sách ở Việt Nam vẫn chủ yếu được đồng nghĩa với việc “chạy chọt”, “đi cửa sau”, “phong
bao, phong bì” hối lộ, đút lót các quan chức có ảnh hưởng tới các quyết định chính sách. Đáng buồn
là nhận thức trên có thể đúng trong nhiều trường hợp và về bản chất thì đây là một sự thật tiêu cực
của vận động hành lang. Tức là người ta vận động qua quan hệ cá nhân, qua con đường khơng
chính thức, thiếu minh bạch nên xã hội khơng thể giám sát.
Thời gian qua đã có nhiều vấn đề liên quan đến vận động hành lang, đó là việc vận động
hành lang của Việt Nam tại Mỹ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt

Nam (PNTR), trong việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hoặc trong những vụ tranh
chấp thương mại, các vụ kiện Việt Nam bán phá giá cá ba sa, tơm,...
Ở Việt Nam cũng đã xuất hiện các nhóm lợi ích (hay cịn gọi là các hiệp hội) và chúng phát
triển một cách tự nhiên song song với các đổi mới trong đời sống kinh tế - chính trị của đất nước
những năm qua. Để bảo vệ lợi ích của mình, các hiệp hội thường sử dụng các phương thức như:
- Có các cuộc tiếp xúc cá nhân với những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan
nhà nước hoặc có các cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo cấp cao của Nhà nước;
- Tham gia phiên họp của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội;
- Làm việc trong các nhóm thẩm định của các cơ quan nhà nước;
- Nghe báo cáo các dự án luật và kiến nghị, góp ý kiến tham gia vào các dự án luật;
- Tác động thông qua dư luận xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng,…
Thơng qua những phương thức này, các nhóm lợi ích đã tích cực hoạt động nhằm bảo vệ lợi
ích cho các thành viên của mình. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là việc vận động, gây áp lực đối
với cơ quan nhà nước trong việc ban hành chính sách của các hội, hiệp hội ở Việt Nam còn mang
tính bị động, chỉ khi nào lợi ích bị xâm hại thì doanh nghiệp, hiệp hội mới lên tiếng. Một điều nữa
là trong đa số các trường hợp, lợi ích của các nhóm lợi ích sẽ mâu thuẫn với lợi ích cộng đồng,
thậm chí là lợi ích quốc gia.


Bên cạnh đó, cũng có một số biểu hiện mang tính tiêu cực của vận động hành lang, đó là
việc mua chuộc, đe dọa người có chức, có quyền trong bộ máy nhà nước.
Vì vậy, phải chăng đã đến lúc Việt Nam cần chính thức thừa nhận vai trị của vận động hành
lang? Phải chăng đã đến lúc cần nghĩ đến một văn bản pháp quy để quy định, hợp thức hóa hoạt
động vận động chính sách, trong đó tơn trọng quyền của người dân được nêu ý kiến của mình với
Nhà nước về các chính sách liên quan đến lợi ích của họ. Việc thừa nhận chính thức và quy định cụ
thể để đưa vận động chính sách vào khn khổ, minh bạch, có thể giám sát sẽ giúp loại bớt những ý
kiến cực đoan trước khi tới cơ quan hoạch định chính sách. Việc chuẩn hóa hoạt động vận động
hành lang sẽ góp phần triệt tiêu những chuyện lắt léo, tham nhũng. Khi hoạt động này được quy
chuẩn thì sẽ là một rào cản quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp, Nhà nước có
đủ thơng tin để làm trọng tài cơng minh giữa các nhóm lợi ích, giúp xã hội phát triển lành mạnh,

bền vững.
3.3. Xây dựng khung pháp lý về vận động hành lang
3.3.1. Sự cần thiết phải có khung pháp lý về vận động hành lang
Theo quy định tại Điều 53 của Hiến pháp năm 1992, cơng dân Việt Nam có quyền “tham
gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương,
kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Không những
thế, Điều 11 Hiến pháp 1992 ghi nhận quyền làm chủ ở cơ sở của cơng dân. Theo đó, “Cơng dân
thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội...
tổ chức đời sống cơng cộng”.
Về vai trị và nghĩa vụ hợp tác của người đại biểu nhân dân với cử tri trong thực hiện “quyền
tham gia”, Điều 97 Hiến pháp quy định “Đại biểu Quốc hội... không chỉ đại diện cho nhân dân ở
đơn vị bầu cử ra mình mà cịn đại diện cho nhân dân cả nước”. Như vậy, về nguyên tắc, bất kỳ
người dân nào cũng có quyền tiếp xúc và yêu cầu bất kỳ đại biểu Quốc hội nào lắng nghe ý kiến của
mình và "phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan nhà
nước hữu quan".
Như vậy, nền tảng Hiến định đã ghi nhận quyền tham gia của nhân dân vào đời sống chính
trị và q trình ra quyết định của cơ quan nhà nước, đặc biệt là quyền yêu cầu người đại biểu nhân
dân lắng nghe, truyền đạt ý kiến của nhân dân đối với chính sách, pháp luật. Qua đây có thể thấy
được sự cần thiết phải có sự tham gia của công chúng vào hoạt động lập pháp như sau:
Thứ nhất, pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành theo sự ủy nhiệm
của người dân thông qua Hiến pháp và chế độ bầu cử, do đó, người dân có quyền có ý kiến về việc
đặt ra pháp luật.
Thứ hai, pháp luật được ban hành như một mặt bằng chuẩn chung nhằm điều chỉnh hành vi
của các thành viên trong xã hội vốn không đồng nhất về lợi ích, quyền lợi và địa vị kinh tế, chính trị


cũng như những khác biệt khác như khác biệt về giới, về nhóm dân tộc, các nhóm lợi ích khác nhau
trong xã hội.
Xuất phát từ hai luận điểm trên đây cho thấy: sự tham gia ý kiến một cách chủ động (vận
động, tác động tới chính sách và pháp luật) của những đối tượng bị điều chỉnh bởi chính sách và

pháp luật là nhằm bảo đảm tính bao quát, thực tế của pháp luật và qua đó bảo đảm tính khả thi cao.
Đổi lại, các nhà hoạch định chính sách cũng phải nhận thức được về sự vận động, tác động của
cơng chúng đến chính sách, pháp luật để làm sao đưa ra các quyết định chính sách, pháp luật được
cơng tâm, chính xác, phù hợp với lợi ích của quốc gia và cộng đồng chứ không phải của một nhóm
nhỏ các cá nhân và tổ chức.
Việc có một đạo luật về vận động hành lang sẽ rất cần thiết để đưa hoạt động tham gia xây
dựng chính sách, pháp luật của cơng chúng, của các nhóm lợi ích vào khuôn khổ, đồng thời hạn chế
những tác động tiêu cực khó kiểm sốt của họ đối với các nhà hoạch định chính sách trong chính
quyền. Đạo luật này cũng sẽ là một cơng cụ pháp lý bổ sung, giúp hồn thiện hơn nữa khung pháp
lý của Việt Nam về phòng chống tham nhũng.
3.3.2. Một số nội dung cơ bản về vận động hành lang cần luật hóa
Thứ nhất, thế nào là hành vi vận động hành lang?
Đó là những hành vi có hệ thống nhằm tiếp cận, thuyết phục, gây ảnh hưởng, tác động đến
quá trình ra quyết định của cơ quan nhà nước hoặc các quan chức của cơ quan nhà nước. Bên cạnh
việc giải thích hành vi vận động hành lang, cần có những quy định loại trừ những trường hợp ngoại
lệ để có những điều chỉnh cho phù hợp.
Thứ hai, đối tượng của hành vi vận động hành lang
Trong điều kiện của Việt Nam hiên nay, trước mắt chỉ nên thừa nhận vận động hành lang
trong hoạt động lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước của Quốc hội. Tuy
nhiên, vấn đề đặt ra là quy trình lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước gồm
rất nhiều các trình tự, thủ tục do các cơ quan của nhà nước tiến hành. Theo chúng tôi, phải thừa
nhận vận động hành lang ngay từ giai đoạn đầu của quy trình lập pháp, đó là sáng kiến pháp luật.
Các giai đoạn tiếp theo của quy trình lập pháp là đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh,
soạn thảo, thẩm tra, cho ý kiến và xem xét, thông qua dự án luật đều có bóng dáng của vận động
hành lang.
Thứ ba, nhà vận động hành lang và điều kiện trở thành nhà vận động hành lang
Nhà vận động hành lang là cá nhân hoặc tổ chức được khách hàng thuê để tiến hành vận
động hành lang vì mục đích của khách hàng. Nhà vận động hành lang có thể là tổ chức/doanh
nghiệp hoặc một cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Để trở thành nhà
vận động hành lang, người đó phải đáp ứng đủ các điều kiện về độ tuổi, đạo đức, cũng như trình độ

chun mơn, nghiệp vụ.


Thứ năm, cơ quan quản lý vấn đề vận động hành lang
Thừa nhận vận động hành lang là một nghề đồng nghĩa với việc phải có cơ quan quản lý
việc đăng ký vận động hành lang cũng như quản lý hoạt động vận động hành lang. Cơ quan này
phải có những nhiệm vụ, quyền hạn như tiếp nhận bản đăng ký, báo cáo của các nhà vận động hành
lang; xem xét, đánh giá về độ chính xác, tin cậy cũng như tính đúng thời hạn của bản đăng ký và
báo cáo của nhà vận đọng hành lang; định kỳ 6 tháng một lần báo cáo với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về hoạt động đăng ký cũng như báo cáo hoạt động của các nhà vận động hành lang;
kiểm tra việc thực hiện pháp luật về vận động hành lang,…
Thứ sáu, các hành vi bị nghiêm cấm
Vận động hành lang rất gần với ranh giới của sự không minh bạch, đó là những quà cáp
bất hợp pháp, những món quà này có thể là tiền bạc hay những chuyến đi nghỉ, đi chơi xa thật đắt
tiền.... Chính vì vậy mà pháp luật khơng thể quy định hết các hình thức, phương thức này mà chỉ
đưa ra những quy định cấm để hạn chế những hình thức vận động hành lang không minh bạch.
Thứ bảy, chế tài xử lý vi phạm
Cũng giống như chế tài xử lý vi phạm các ngành luật khác, hành vi vi phạm pháp luật về
vận động hành lang có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Điểm khác ở đây là vận động hành lang
liên quan nhiều đến vấn đề lợi ích, tiền bạc nên theo xu hướng chung của các nước, khung pháp lý
về chế tài xử lý vi phạm ở nước ta nên chủ yếu quy định hình thức phạt tiền.
Thứ tám, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về vận động hành lang
Để việc thực hiện pháp luật về vận động hành lang được nghiêm minh, cần có cơ chế kiểm
tra, giám sát. Theo đó, cơ quan quản lý về vận động hành lang có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ
pháp luật về vận động hành lang. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và
đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực
hiện pháp luật về vận động hành lang.
3.3.3. Những điều kiện bảo đảm để khung pháp luật về vận động hành lang được triển khai
trên thực tế

Có thể nói, việc thừa nhận vận động hành lang và ban hành đạo luật về vận động hành lang
đã là một bước tiến lớn trong tiến trình phát triển của Nhà nước ta. Nhưng để đạo luật đó thực sự đi
vào cuộc sống, theo chúng tơi cịn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, cần khắc phục tâm lý xã hội cho rằng vận động hành lang là tiêu cực, hối lộ, chạy
cửa sau. Đặc biệt là trong điều kiện tham nhũng nhiều, người ta dễ ngộ nhận vận động hành lang
chính đáng với tiêu cực.


Thứ hai, cần sớm ban hành Luật về hội để đảm bảo quyền thành lập hội của các tổ chức, cá
nhân trong xã hội.
Thứ ba, cần nghiên cứu bổ sung sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập pháp từ giai
đoạn sớm: giai đoạn sáng kiến lập pháp và giai đoạn soạn thảo, nhất là các giải pháp lập pháp có ý
nghĩa thi hành trên thực tế, mang tính chất cân bằng lợi ích chung.
Thứ tư, cần tạo môi trường sinh hoạt xã hội công khai, minh bạch hơn, dân chủ hơn, trong
đó các cơ quan nhà nước cũng phải hoạt động công khai, dân chủ hơn.
Thứ năm, cần bổ sung vào thủ tục cho phép sự gia hạn xem xét các dự án luật/chính sách
mà cơng luận có nhiều ý kiến khác nhau và bổ sung hình thức đối thoại công chúng (public
hearings) để các cơ quan thẩm tra, thẩm định dự án luật có thể nghe các bằng chứng, lập luận khác
nhau.
Thứ sáu, công khai, minh bạch và cho phép công chúng tiếp cận các thông tin trong quá
trình lập pháp là điều kiện cho phép vận động trung thực.
Thứ bảy, cùng với việc ban hành đạo Luật vận động hành lang, Luật về hội cũng cần ban
hành Luật trưng cầu ý dân để dân phúc quyết về những vấn đề trọng đại của quốc gia.
Thứ tám, đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri. Để đại
diện không chút do dự, các đại biểu Quốc hội trước hết phải là người có vốn tri thức phong phú, am
hiểu thực tiễn cuộc sống, nghe nhiều thấy rộng, có khả năng tái cấu trúc sự hiểu biết của mình để có
thể đưa ra các giải pháp thoả mãn sự mong muốn chung của nhân dân và biết thoả hiệp cần thiết
giữa các ý kiến khác nhau, các lợi ích khác nhau.
KẾT LUẬN
Vận động hành lang là một hiện tượng xã hội, là một bộ phận chính đáng, hợp pháp của

thiết chế dân chủ. Vận động hành lang ngày càng trở nên quan trọng và là phần không thể thiếu
được trong các hoạt động chính trị - xã hội, mà đặc biệt là trong các hoạt động nghị trường của
Nghị viện. Vận động hành lang là hoạt động “hậu trường”, nhưng có vai trị bổ sung cho q trình
hoạch định chính sách của Nghị viện. Vận động hành lang tác động mạnh mẽ đến tất cả các công
đoạn của quá trình ra quyết định, quá trình làm luật và hình thành chính sách đối nội, đối ngoại.
Khơng những thế, trong quan hệ với Nghị viện và Chính phủ, vận động hành lang còn là sự phản
ánh, sự giám sát và là cầu nối giữa các nhóm lợi ích và nhân dân với các cơ quan công quyền.
Ngày nay, vận động hành lang không chỉ là một phần thiết yếu trong đời sống chính trị
của các nước phát triển mà đã len vào các quan hệ kinh tế, thương mại của các quốc gia, trở thành
vấn đề quốc tế có tính thời sự nóng bỏng. Tuy nhiên, vận động hành lang cũng có mặt trái của nó và
trong khơng ít trường hợp bị coi là một nguy cơ cho nền dân chủ. Vì vậy, để bảo đảm quyền gây
ảnh hưởng của cơng chúng đến các quyết định chính trị được thực hiện một cách công khai, minh
bạch, trung thực, pháp luật cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận động hành lang.


Ở Việt Nam đã xuất hiện nhu cầu vận động hành lang chuyên nghiệp được thực hiện công
khai, minh bạch bởi các nhóm lợi ích, các nhà vận động hành lang. Vận động hành lang công khai,
minh bạch sẽ thay thế cho “vận động đen”, đi “cửa sau”, “cửa phụ” và gắn với đó là tệ hối lộ, tham
nhũng của cán bộ, cơng chức. Đây là tiến trình tự nhiên để các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội
thể hiện chính kiến và vận động, gây ảnh hưởng đến các nhà lập pháp để họ chú ý tới mặt bằng xã
hội không đồng đều khi ban hành pháp luật sao cho phù hợp với lợi ích của cộng động, các nhóm
lợi ích và cá nhân trong xã hội.
Việc có một đạo luật về vận động hành lang là cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý để đưa
hoạt động tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của cơng chúng, của các nhóm lợi ích vào
khn khổ, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực đối với các nhà hoạch định chính sách. Đây
cũng là một cơng cụ pháp lý bổ sung, giúp hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về phòng chống tham
nhũng ở nước ta.
References
Tiếng Việt
1.


André C.Cơté (2007), “Tiến trình phát triển khung pháp lý cho vận động hành lang và đăng ký
của nhà vận động hành lang ở Québec”, Hội thảo vận động hành lang - thực tiễn và pháp luật.

2.

Ann Sullivan (2006), “Vận động hành lang Quốc hội tại Hoa Kỳ”.

3.

BBO, Dự án MISTOWA (2006), Hướng dẫn vận động hành lang.

4.

Trần Sỹ Cương (2006), “Chìa khố vào thị trường Mỹ”, Báo Lao động.

5.

Nguyễn Chí Dũng (2006), “Vận động hành lang trong hoạt động lập pháp các nước và xu
hướng ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (83).

6.

PGS. TS. Nguyễn Đăng Dung (2006), “Công tác dân nguyện của Quốc hội và hoạt động vận
động hành lang”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (8).

7.

Đài truyền hình CBS (năm 2003),“Một cuộc chiến khác về thuốc”.


8.

Minh Đức (2007), “Vận động hành lang trong các nền dân chủ Nghị viện”, Báo điện tử Đại
biểu nhân dân.

9.

Lê Hồng Hiệp (2010), “Việt Nam: cần thận trọng với ảnh hưởng của các nhóm lợi ích”.

10. Trần Bách Hiếu (2009), “Vận động hành lang trong nền chính trị Mỹ và một số liên hệ tới Việt
Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (16).


11. Minh Hiểu (2007), “Lịch sử nghề vận động hành lang tại Nghị viện”, Báo điện tử Đại biểu
nhân dân.
12. TS. Nguyễn Đình Lộc (2007), “Một số ý kiến về nghề vận động hành lang”, Hội thảo vận
động hành lang – pháp luật và thực tiễn.
13. Luật công khai vận động hành lang của Hoa Kỳ.
14. Luật về đạo đức và tính minh bạch trong vận động hành lang của Québec, Canada.
15. Luật về chuẩn mực ứng xử của nhà vận động hành lang của Québec, Canada.
16. Maria Laptev (2006), “Lobby khơng cịn là nghề xa lạ”.
17.

Phan Mai (2010), “Cần có Luật lobby”, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh online.

18. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946), Hiến pháp năm 1946, Hà Nội.
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1959), Hiến pháp năm 1959, Hà Nội.
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp năm 1980, Hà Nội.
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp năm 1992, Hà Nội.
22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật ban hành văn bản quy phạm

pháp luật, Hà Nội.
23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một
số điều của Hiến pháp năm 1992, Hà Nội.
24. Huyền Trang, Việt Hà (2006), “Lobby trong nền chính trị Mỹ: chìa khố để thành cơng”.
25. Ủy ban Châu Âu (2006), Sáng kiến minh bạch châu Âu, Brussels.
26.

Nguyễn Quốc Văn (2007), “Các nhóm lợi ích và vận động hành lang trong nền chính trị Mỹ”.

Tiếng Anh
27. Baumgartner and Leech (1998), “The Importance of Interest Groups in Politics and Political
Sciences”, Princeton, N.J., Princeton University Press, P. 96.
28. Dictionary.com Unabridged (v1.1) Based on the Random House Unabridged Dictionary, ©
Random House, Inc. 2006 American Heritage Dictionary.
29. European Pariament, “Lobbying in the European union: current rules and practices”.
30. Mazey, S., Richardson, J., 2001, p. 230.


31. Pierre Duchesne and Russell Ducasse (1984), “Must Lobbying Be Regulated?”, Canadian
Parliamentary Review, Vol. 7 No 4.
32. Sen. Carl Levin (2005), “History of the Lobbying Disclosure Act”.
33. Stacie Fatka và Jason Milé Levien, “Protecting the Right to Petition: Why a Lobbying
Contingency Fee Prohibition Violates the Constitution” 35 Havard Journal on Legislation
(1998), p. 563.
34. United States v. Harriss, 347 U.S. 612 (1954), p. 625.



×