Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN một số kinh nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức hồ chí minh vào môn giáo dục công dân lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.65 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TÍCH HỢP
TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
VÀO MƠN GIÁO DỤC CƠNG DÂN LỚP 10 THPT”

Mơn
: Giáo dục công dân
Người thực hiện: Nguyễn Minh Tuyên
Giáo viên môn : Giáo dục công dân

Năm học 2017 - 2018

download by :


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU

1

1. Lý do lựa chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu


2

3. Đối tượng nghiên cứu

2

4. Phạm vi nghiên cứu

2

5. Phương pháp nghiên cứu

2

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

PHẦN HAI: NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận

3

2. Cơ sở thực tiễn

4

3. Một số yêu cầu trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức


5

Hồ Chí Minh
3.1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu

5

tích hợp
3.2. Xác định nội dung và lượng kiến thức cần tích hợp

6

3.3. Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích

6

hợp
3.4. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà

6

3.5. Lựa chọn phương pháp và phương tiện tích hợp

7

4. Hiệu quả đạt được

14

PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

18

download by :


PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Hiện nay nước ta đang trong quá trình mở cửa, hội nhập với thế giới trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Một mặt đem lại thời cơ và điều kiện thuận lợi để
phát triển đất nước. Mặt khác, các thói hư tật xấu cũng lan truyền sâu, rộng và
mạnh mẽ hơn ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là lứa
tuổi thanh thiếu niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng như: vấn đề sử
dụng ma túy và hiểm họa AIDS, vấn đề quan hệ tình dục trước hơn nhân, vấn đề
vi phạm an tồn giao thơng, vấn đề bạo lực học đường, lối sống thực dụng lấy
đồng tiền làm mục đích cuối cùng của cuộc sống, lối sống hưởng thụ, tự do vô kỉ
luật... đã và đang là mối quan tâm lo lắng của mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã và đang triển khai cuộc vận động:
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" một cách sâu, rộng
trong toàn Đảng và toàn dân trên phạm vi cả nước. Mục đích là: khơi dậy và phát
huy các giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp; đấu tranh khắc phục sự suy thoái về
đạo đức, lối sống; chặn đứng, đẩy lùi các tệ nạn xã hội... hình thành và phát triển
các giá trị đạo đức của Chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam Xã hội
chủ nghĩa có nhân cách tốt đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống văn
minh, xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh, tiến bộ.
Xuất phát từ tầm quan trọng này, từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và

Đào tạo bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình tích hợp nội dung “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong hoạt động dạy và học ở các
cấp học và ở nhiều mơn học. Việc tích hợp này được thực hiện theo chương trình
của từng cấp học, bậc học và theo nội dung chương trình của từng môn, thông qua
các bài cụ thể, các chủ đề cụ thể, với từng nội dung tích hợp cụ thể.
Để đạt được mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta, nguyện vọng hồi
bão lớn của Bác Hồ, địi hỏi bất cứ giáo viên bộ môn nào cũng phải không ngừng
nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức người thầy giáo, luôn cải tiến
phương pháp, nghiệp vụ giảng dạy, đồng hành dạy Chữ với dạy Người.
Đối với chương trình Giáo dục cơng dân trong trường Trung học phổ thông,
là môn học nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản phù
hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ về
các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống; mặt khác, đây là môn học giúp hình thành
và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin và thói quen đạo đức, pháp luật,
từ đó hình thành ở các em ý thức tự giác thực hiện hành vi theo chuẩn mực chung
của xã hội.
Đặc biệt trong trương trình Giáo dục cơng dân lớp 10 đã đề cập tới hai vấn
đề lớn: "Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa
1

download by :


học" và "Công dân với đạo đức". Với nội dung chương trình như vậy việc tích
hợp: tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào mơn học là hết sức thuận lợi. Vấn đề đặt
ra đối với giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân là làm thế nào để việc tích
hợp đó đạt được hiệu quả như mong muốn.
Xuất phát từ những lí do trên tơi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số kinh
nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào
mơn Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông”.

2. Mục đích nghiên cứu
Như chúng ta đã biết: Chủ Tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính u của giai cấp
cơng nhân và dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, chiến sĩ lỗi lạc của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh
là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân
loại. Điều quan trọng là các thế hệ sau người phải biết học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với cơng việc, lứa tuổi của bản thân.
Đối với học sinh THPT nói chung, học sinh lớp 10 nói riêng là những chủ
nhân tương lai của đất nước. Do đó, việc tích hợp: Tư tưởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh nhằm giúp học sinh có thêm hiểu biết về phẩm chất đạo đức của
Bác từ đó hình thành ở các em niềm tin, ý thức, tình cảm và thói quen vận dụng,
phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của xã hội như: Sống có hồi bão, có lối sống
trong sáng, văn minh, quan hệ xã hội lành mạnh. Qua đó, giúp các em xác định rõ
mục đích học tập và rèn luyện của bản thân, đồng thời giúp các em có thêm nghị
lực để thực hiện ước mơ, hoài bão lập thân, lập nghiệp góp phần nhỏ bé của mình
cho cơng cuộc Xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trong phạm vi của đề tài, người thực hiện muốn tìm hiểu thực trạng của việc
tích hợp Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Giáo dục
công dân lớp 10 Trung học phổ thông và đề xuất một số kinh nghiệm trong việc
tích hợp đạt hiệu quả,chất lượng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp tích hợp Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong
chương trình Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông.
4. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thơng Hà trung.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.3. Phương pháp trắc nghiệm
5.4. Phương pháp phỏng vấn

5.5. Phương pháp thống kê phân loại
2

download by :


Đây là phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu và thống kê phân tích để
phân loại đối tượng học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần vào việc đánh giá hiệu quả của một số phương pháp trong
việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương
trình Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông.
Đề xuất một số kinh nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình Giáo dục cơng dân lớp 10 Trung
học phổ thơng.
Đề tài có thể xem như một tư liệu tham khảo cho giáo viên trong việc tích
hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình Giáo
dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông.
PHẦN HAI: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lí lứa tuổi HS, được triển khai theo hướng tích hợp vào các mơn học và
các hoạt động ngoại khố, phù hợp với đặc trưng của mơn học, không làm thay
đổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng,
tránh gây nặng nề, ngược lại góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội dung học
tập với thực tiễn cuộc sống.
Do đó, tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung,
chương trình mơn học thực chất là việc lồng ghép tư tưởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học cụ thể trong chương trình sách
giáo khoa. Nhằm giúp người học vừa lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng cơ

bản, vừa hình thành ở các em kĩ năng vận dụng những kiến thức cơ bản đã học
vào thực tiễn cuộc sống; đồng thời, vừa thấy được những tư tưởng, phẩm chất
đạo đức của Hồ Chí Minh, từ đó giúp học sinh có thêm niềm tin, ý thức, tình cảm
và thói quen học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
Cụ thể là trong chương trình Giáo dục cơng dân lớp 10 Trung học phổ thơng,
việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung mơn học,
chính là việc lồng ghép tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội
dung, từng bài học cụ thể. Tuy nhiên, với đặc điểm chương trình Giáo dục cơng
dân lớp 10 Trung hoc phổ thơng nặng về lí luận và mang tính trừu tượng hóa, khái
quát hóa rất cao đặc biệt là phần một: "Cơng dân với việc hình thành thế giới quan
và phương pháp luận khoa học". Do đó, việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài là rất cần thiết và quan trọng. Việc
tích hợp đó sẽ có tác dụng làm cho nội dung bài học trở nên nhẹ nhàng, sinh động,
bớt tính khô khan, giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn, hứng thú với bài học hơn.
3

download by :


Vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên giảng dạy Giáo dục cơng dân lớp 10 là phải tìm
ra phương pháp tích hợp khoa học, hiệu quả cho từng bài cụ thể.
Đối với môn Giáo dục công dân giáo viên có thể tích hợp bằng nhiều
phương pháp khác nhau thơng qua hệ thống các phương pháp giảng dạy của môn
học. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp tích hợp phù hợp với nội dung từng
bài và phù hợp với chủ đề lồng ghép là rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả của
giờ dạy cũng như của việc tích hợp.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong nhà trường trung học phổ thông mơn Giáo dục cơng dân có vai trị
quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản
phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến

bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống...qua đó học sinh hình thành và phát
triển nhân cách theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, trong
thực tế môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thơng thường bị học sinh,
thậm chí cả một số giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục coi đây là mơn học phụ
do đó ít được quan tâm đầu tư như những môn học khác, nhiều học sinh có tâm lí
học để đủ điều kiện lên lớp do đó nhiều em khơng có hứng thú với môn học này.
Mặt khác, một số giáo viên giảng dạy môn học này chưa thực sự đầu tư đúng
mức, ngại đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung, yêu cầu của
từng nội dung, từng bài học cụ thể, xem nhẹ việc tích hợp tư tưởng, tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh vào bài dạy. Từ đó làm cho học sinh khó hiểu bài và khơng
gây được hướng thú cho học sinh trong quá trình học tập mơn Giáo dục cơng dân.
Trong chương trình mơn giáo dục cơng dân lớp 10 trung học phổ thơng có
một số bài mang tính trựu tượng, khái quát rất cao, nặng về lí luận với mục đích là
trang bị cho học sinh cơ bản về triết học và đạo đức học... từ đó giúp học sinh có
nhận thức đúng đắn, khoa học để nhìn nhận, xem xét và đánh giá các vấn đề của
thực tiễn cuộc sống đang diễn ra xung quanh chúng ta.
Qua kinh nghiệm công tác của bản thân, tơi nhận thấy việc tích hợp tư tưởng,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong nội dung, chương trình giáo dục cơng
dân lớp 10 nó có tác dụng rất lớn trong việc làm "mềm hóa" những kiến thức trừu
tượng, khô khan, làm cho nội dung bài học thêm phong phú, sinh động hơn, gây
được sự hứng thú với học sinh hơn. Qua đó, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một
cách dễ dàng hơn. Mặt khác, giúp học sinh có thêm hiểu biết về tấm gương đạo
đức của Hồ Chí minh từ đó thơi thúc các em có những hành động tích cực trong
việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong sinh hoạt và học tập hàng ngày
của bản thân. Đồng thời nó cịn có tác dụng thu hút, lôi cuốn học sinh, giúp các
em thêm yêu thích mơn học, tích cực học tập qua đó càng giúp học sinh có những

4

download by :



nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trị, trách nhiệm của mình trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
3. Một số yêu cầu trong việc tích hợp Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh
Chúng ta đều biết chương trình Giáo dục cơng dân lớp 10 trung học phổ
thông là trang bị những kiến thức và kĩ năng cơ bản về thế giới quan khoa học và
nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức và lối sống tiến bộ, văn minh. Từ
đó, hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin và thói quen đạo
đức, giúp các em có được ý thức tự giác thực hiện hành vi theo chuẩn mực chung
của xã hội. Chính vì lí do đó, việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh vào từng nội dung, từng bài học với chủ đề cụ thể là hết sức cần thiết. Tuy
nhiên, việc tích hợp vừa có những thuận lợi và khó khăn nhất định:
+ Thuận lợi:
Trong chương trình có nhiều nội dung gần gũi với chủ đề tích hợp Tư tưởng,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Khó khăn:
Trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10 chủ yếu là kiến thức mang
tính trừu tượng hóa, khái qt hóa cao, địi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết sâu
rộng về nội dung của từng bài học cũng như nội dung của chủ đề cần tích hợp.
Trong một số bài chỉ có một phần hoặc một số nội dung nhỏ có thể tích hợp
được do đó địi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài học đồng thời phải có kiến
thức sâu, rộng về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
Qua q trình cơng tác tơi nhận thấy để tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh đạt hiệu quả, chất lượng chúng ta cần làm tốt những bước sau:
3.1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu tích hợp
Việc xác định mục tiêu bài học là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi giáo viên.
Tuy nhiên, trong bài dạy có nội dung tích hợp thì giáo viên cần phải hết sức chú ý
đến việc xác định mục tiêu tích hợp. Vì nếu xác định khơng đúng mục tiêu tích

hợp sẽ dẫn đến việc quá coi trọng việc tích hợp hoặc quá xem nhẹ việc tích hợp
dẫn đến giáo viên sẽ không xác định đúng nội dung của các bước tiếp theo. Dẫn
đến khơng đạt được mục đích cuối cùng của tiết học.
3.1.1. Xác định đúng mục tiêu bài học, tiết học
Việc xác định đúng mục tiêu của bài học, là hết sức quan trọng và cần thiết.
Qua đó giúp giáo viên có những căn cứ, cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo.
3.1.2. Xác định mục tiêu của vệc tích hợp
Như chúng ta đã biết đều biết mục tiêu của việc tích hợp tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong nội dung bài học của chương trình Giáo
dục cơng dân lớp 10 là nhằm giúp học sinh hiểu được tình yêu thương bao la của
5

download by :


Hồ Chủ tịch đối với con người và thiên nhiên. Qua đó, hình thành ở các em niềm
tin và nghị lực để phấn đấu học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.
3.2. Xác định nội dung và lượng kiến thức cần tích hợp
Trên cơ sở mục tiêu và khối lượng kiến thức của bài học giáo viên sẽ có căn
cứ để xác định nội dung và lượng kiến thức tích hợp phù hợp với bài học một
cách hợp lí, khoa học, vừa đảm bảo được mục tiêu của bài học, vừa đảm bảo mục
tiêu tích hợp.
Nếu giáo viên xác định nội dung kiên thức tích hợp không phù hợp với nội
dung của bài sẽ dẫn đến làm phá vỡ mục tiêu của bài học cũng như tính lơgic và
tính hệ thống kiến thức của bài học.
Nếu lượng kiến thức quá lớn sẽ quá sức tiếp thu của học sinh từ đó sẽ khơng
đảm bảo được thời lượng của bài học theo qui định và không đạt được mục tiêu
của bài học.
Nếu lượng kiến thức tích hợp q ít sẽ khơng thực hiện được mục tiêu tích

hợp => Do đó, việc xác định nội dung và khối lượng kiến thức cần tích hợp giáo
viên phải căn cứ vào những nguyên tắc sau:
+ Nội dung tích hợp phải phù hợp với nội dung của bài học.
+ Nội dung tích hợp phải đảm bảo được tính logic và tính hệ thống của bài
học.
+ Lượng kiến thức tích hợp phải đảm bảo thời gian của bài học theo quy
định.
+ Lượng kiến thức tích hợp phải đảm bảo vừa sức với học sinh. Muốn vậy,
giáo viên phải hiểu được mức độ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của đối tượng học
sinh trong lớp, trong trường mình giảng dạy.
3.3. Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích hợp
Việc xác định kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp là rất
quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả và chất lượng của giờ học, bài học. Nếu
không xác định hoặc xác định không đúng kiến thức trọng tâm của bài học và
trọng tâm tích hợp sẽ khơng thể phân chia thời gian hợp lí cho từng nội dung kiến
thức từ đó sẽ khơng thể làm nổi bật được yêu cầu của tiết bài học.
3.4. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
Khi đã xác định được nội dung cần tích hợp, giáo viên phải giao nhiệm vụ
cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Mục đích là giúp học sinh chủ động, tích cực
lĩnh hội kiến thức. Muốn học sinh chuẩn bị bài có hiệu quả giáo viên cần phải:
+ Hướng dẫn học sinh sưu tập tài liệu và xử lí thơng tin. Đây là khâu rất
quan trọng, u cầu giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để
học sinh sưu tầm đúng tài liệu và dễ dàng xử lí thơng tin.
6

download by :


+ Để kích thích học sinh tích cực, tự giác trong việc chuẩn bị bài ở nhà giáo
viên nên chấm điểm những em có sự chuẩn bị chu đáo.

3.5. Lựa chọn phương pháp và phương tiện tích hợp
3.5.1. Phương pháp tích hợp:
Có nhiều phương pháp dạy học tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân trung học phổ thông, từ các
phương pháp truyền thống như: Thuyết trình, đàm thoại, nêu gương… đến các
phương pháp hiện đại như: Thảo luận nhóm, Động não, Nghiên cứu trường hợp
điển hình, Xử lí tình huống… Các phương pháp này có thể được thực hiện qua các
hình thức học tập theo lớp, theo nhóm, cá nhân, có thể tổ chức học tập trong lớp
hoặc tại các địa điểm tham quan dã ngoại.
Các phương pháp dạy học Giáo dục công dân truyền thống và hiện đại đã
được đề cập tới trong nhiều tài liệu khác nhau, được giáo viên vận dụng thường
xuyên trong các bài giảng của mình.
Có thể nói việc lựa chọn phương pháp tích hợp là hết sức quan trọng, nó
quyết định đến sự thành cơng hay thất bại của nội dung tích hợp.
Việc lựa chọn phương pháp và kết hợp các phương pháp tích hợp cho từng
nội dung, phù hợp với từng bài học cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:
+ Căn cứ vào nội dung của tiết học, bài học và nội dung tích hợp .
+ Căn cứ vào đối tượng học sinh.
+ Căn cứ vào điều kiện học tập của nơi giảng dạy.
Trong khuôn khổ của đề tài người viết chỉ đi sâu vào một số phương pháp,
thường được áp dụng trong dạy học tích tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh trong mơn Giáo dục cơng dân lớp 10 Trung học phổ thông.
* Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện
có thật về một người, một tập thể, một cơ quan, đơn vị, hoặc sử dụng một câu
chuyện được viết dựa theo những trường hợp gần gũi xảy ra trong thực tiễn cuộc
sống.
- Mục tiêu của phương pháp:
Làm cho bài học trở nên gần gũi, sinh động, có sức lơi cuốn, thu hút được
học sinh tham gia nhờ đó giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức của bài hơn.

- Cách thực hiện:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu chuyện về trường hợp điển hình.
+ Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận cho các nhóm.
+Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
+ Giáo viên kết luận.
- Một số lưu ý:
7

download by :


Những trường hợp điển hình phải là những câu chuyện về người thật, việc
thật trong cuộc sống hoặc là những trường hợp gần gũi thường xuyên xảy ra trong
cuộc sống.
Các trường hợp điển hình phải thể hiện tính da dạng của cuộc sống, tương
đối phức tạp, với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau.
Nội dung trường hợp điển hình phải phù hợp với chủ đề tích hợp và chủ đề
bài học Giáo dục công dân, phù hợp với trình độ và đặc điểm lứa tuổi học sinh.
Câu chuyện có độ dài vừa phải.
- Ví dụ minh họa:
Khi dạy tích hợp bài Tự hồn thiện bản thân ở lớp 10, với chủ đề “Tấm
gương tự hoàn thiện bản thân của Bác Hồ”, GV có thể nêu trường hợp điển hình
qua câu chuyện về Bác Hồ học tiếng Anh :
“Qua tiếng Pháp, Bác học thêm tiếng Anh.
Tại sao Bác đi Anh ?Bác nói là để học tiếng Anh.
Bác sang Anh có nhiều mục đích, nhưng chắc chắn cũng là để học thêm một
thứ tiếng nước ngoài ở ngay trên đất nước nói thứ tiếng đó. Bác muốn học được
nhanh hơn, thuận lợi hơn nên sang Anh để có một môi trường tiếng Anh tốt hơn là
ở đất Pháp. Tất nhiên, vẫn phải vừa làm vừa học. Ngày nay, đường phố Hây-makít lớn rộng giữa thủ đơ Ln Đơn cịn ghi dấu vết tiệm ăn khách sạn Các-lơ-tơn
(Carlton Hotel), nơi khoảng năm 1914 Bác đã làm phụ bếp ở đấy, Khách sạn lớn

nhất nước Anh hồi bấy giờ có ơng vua bếp nổi tiếng là ét-cốp-phi-e được huân
chương vinh dự…Bác cảm thấy cần phải mở rộng kiến thức của mình bằng sách
vở.Ở Luân Đôn, Bác đã làm nhiều nghề khác nhau để có tiền ăn học. Trong thời
gian chiến tranh, Bác đã để thì giờ để nghiên cứu lịch sử thế giới, học tiếng Anh
và suy nghĩ về tương lai của các dân tộc thuộc địa”.
Kết thúc câu chuyện giáo viên cho học sinh liên hệ để làm rõ Bác Hồ đã tự
hoàn thiện bản thân như thế nào?
+ Bác Hồ học tiếng Anh có phải là nhằm mục đích tự hồn thiện bản thân
trong cuộc sống hay khơng?
+ Bác đã kiên trì học tiếng Anh như thế nào ?
+ Qua câu chuyện trên mỗi chúng ta cần phải học tập ở Bác điều gì?
* Phương pháp động não:
Phương pháp động não thường được sử dụng trong dạy học tích hợp học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trước khi giới thiệu bài học mới,
giới thiệu một nội dung mới hoặc kết thúc một nội dung nào đấy.
- Mục tiêu của phương pháp:

8

download by :


Tạo cho học sinh tập trung suy nghĩ, từng bước rèn luyện khả năng tư duy
độc lập trong sự hướng dẫn của giáo viên, khi cần tìm hiều về một nội dung kiến
thức.
Tạo cho học sinh làm quen với môi trường học tập tích cực, khơng bị áp đặt
các luồng tư duy đồng thời phát huy khả năng làm việc sáng tạo.
- Cách thực hiện:
Giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:
Nêu câu hỏi hoặc vấn đề, trong đó có nhiều cách trả lời, cần được tìm hiểu

trước cả lớp hoặc trước nhóm.
Khích lệ học sinh phát biểu.
Liệt kê các ý kiến lên bảng hoặc giấy to.
Phân loại các ý kiến; làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ.
Tổng hợp ý kiến của học sinh và rút ra kết luận.
- Một số lưu ý:
Câu hỏi động não phải là câu hỏi tạo ra một số cách trả lời khác nhau.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu ngắn gọn.
Không nên đánh giá, phê phán trong khi học sinh phát biểu.
- Ví dụ minh họa:
Khi dạy bài Cơng dân với cộng đồng ở lớp 10, giáo viên có thể sử dụng
phương pháp động não qua việc liên hệ về tấm gương nhân nghĩa của Bác Hồ.
Giáo viên cho học sinh đọc truyện: Bác Hồ tắm cho trẻ ở Việt Bắc :
“Hơn một năm xa Tổ quốc, trải qua ngót ba chục nhà tù của Tưởng Giới
Thạch gần khắp Quảng Tây, Bác Hồ trở về Pắc Bó cuối năm 1944.
Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý, Bác
bảo chúng tôi cùng Bác bắt tay dọn dẹp. Một buổi sáng Bác bảo các cháu xếp
hàng đi ra phía khe nước...
...Đây mới là người cần được đặc biệt bồi dưỡng. Bà đã sống gần trăm tuổi
rồi, khổ cực nhiều nhiều, cần ăn cho khoẻ để sống đến ngày đất nước độc lập, vui
hưởng thái bình.
Kết thúc câu truyện giáo viên tổ chức cho học sinh liên hệ về tấm gương của
Bác yêu thương, quan tâm đến con người :
1/ Lòng yêu thương con người của Bác được thể hiện như thế nào qua câu
chuyện trên?
2/ Những việc làm trong câu chuyện thể hiện đức tính gì của Bác?
Học sinh có thể trả lời về các biểu hiện khác nhau, mỗi em trả lời 1 hoặc 2
biểu hiện. Giáo viên ghi tất cả các ý kiến lên bảng, trừ những ý kiến trùng lặp.
Giáo viên cũng có thể gợi ý để giúp các em suy nghĩ, nói đúng về một biểu hiện
nào đó. Giáo viên phân loại ý kiến, kết luận về các biểu hiện đúng. Cuối cùng,

9

download by :


giáo viên khen ngợi những ý kiến đúng, không chê bai những ý kiến chưa đúng
mà cần động viên, khích lệ để các em hăng hái tiếp tục tham gia vào các hoạt
động tiếp theo.
* Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm có nhiều lợi thế sử dụng trong dạy học Giáo
dục cơng dân nói chung, trong dạy học tích hợp tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh
nói riêng, là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo
những nhóm nhỏ nhằm giải quyết các vấn đề trong nội dung tích hợp; tạo điều
kiện cho học sinh được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để giải
quyết những nhiệm vụ chung của cả nhóm.
- Mục tiêu của phương pháp
Giúp học sinh có thể lĩnh hội được kiến thức nhanh hơn, chắc hơn.
Nhờ khơng khí thảo luận tập thể cởi mở nên cho học sinh sẽ mạnh dạn hơn.
Thông qua thảo luận tập thể, học sinh biết lắng nghe ý kiến của bạn, tạo cơ sở
giúp cho học sinh dễ hịa nhập vào tập thể nhóm, tạo cho các em niềm hứng thú
trong học tập.
Thơng qua thảo luận nhóm, học sinh có điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp
và kĩ năng hợp tác.
- Cách thực hiện
Giáo viên nêu chủ đề thảo luận.
Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh, quy định thời gian và phân cơng vị
trí của các nhóm.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm khác quan sát, lắng nghe và cho ý kiến.

Giáo viên tổng kết và nhận xét.
- Một số lưu ý:
Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau.
Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quả thảo
luận của mỗi nhóm.
Trong khi các nhóm thảo luận, giáo viên cần đến từng nhóm để quan sát,
lắng nghe, gợi ý hoặc giúp đỡ khi cần thiết.
Ví dụ minh họa
Khi dạy bài 07: ''Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức''.
Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm câu hỏi sau:
+ Động lực nào thơi thúc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước?
* Liên hệ và tự liên hệ thực tế

10

download by :


Liên hệ và tự liên hệ thực tế là phương pháp tích hợp tạo ra điều kiện để học
sinh hiểu được vì sao phải học nội dung này và cách vận dụng kiến thức bài học
vào thực tế cuộc sống.
- Mục tiêu:
Làm cho nội dung bào học gắn với thực tế đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu
giáo dục “học đi đôi với hành”.
Tạo điều kiện cho học sinh được bộc lộ thái độ, tình cảm, ý kiến và cách làm
của mình.
- Cách thực hiện:
Trong bài dạy có nội dung tích hợp ở mức độ liên hệ, giáo viên có thể yêu
cầu học sinh liên hệ về tấm gương kính già, yêu trẻ; tấm gương quý trọng thời
gian, tấm gương giữ chữ tín... của Bác Hồ.

Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự liên hệ với bản thân.
- Ví dụ minh họa:
Khi dạy bài 13 “Cơng dân với cộng đồng” ở lớp 10, giáo viên có thể yêu
cầu học sinh liên hệ về tấm lòng nhân nghĩa của Bác Hồ:
+ Bác yêu thương, quan tâm chăm sóc mọi người.
+ Bác vị tha, không cố chấp với người lầm lỗi khi biết hối cải.
* Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Đây là phương pháp giáo viên nêu ra một vấn đề hoặc tình huống có vấn đề
để học sinh suy nghĩ và từng bước giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo
viên.
- Mục tiêu:
Làm cho học sinh tập trung, chú ý tìm hiểu nội dung bài học để giải quyết
vấn đề.
Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức.
- Cách thực hiện:
Giáo viên nêu vấn đề, vấn đề đó có thể u cầu học sinh giải quyết hoặc
khơng cần giải quyết.
- Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Khi giảng dạy tiết 02 bài 07 giáo viên có thể liên hệ câu nói của Bác
Hồ: ''Thực tiễn mà khơng có lí luận hướng dẫn là thực tiễn mù quáng. Lí luận
mà khơng có liên hệ với thực tiễn là lí luận sng''.
Ví dụ 2: Khi giảng dạy bài 10: Quan niệm về đạo đức. Giáo viên có thể liên
hệ câu nói của Bác Hồ:
''Người có tài mà khơng có đức là người vơ dụng,
Người có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó"

11

download by :



Sau đó giáo viên nêu vấn đề để học sinh giải quyết: Qua câu nói trên của Bác
Hồ em thấy đạo đức có vai trị quan trọng như thế nào đối với mỗi cá nhân?
3.5.2. Phương tiện thưc hiện
- Tùy theo điều kiện của từng trường, và trình độ cơng nghệ của bản thân,
giáo viên có thể kết hợp những phương tiện truyền thống và hiện đại như:
+ Giáo án, Sách giáo viên.
+ Tranh ảnh và các câu truyện có liên quan.
+ Giấy khổ lớn, bút dạ, phiếu học tập.
+ Máy chiếu, băng hình....
Chú ý: Việc lựa chọn phương tiện phải phù hợp với nội dung, mục tiêu và
các phương pháp giảng dạy đã lựa chọn cho tiết học, bài học..
Tích hợp vào bài dạy 13:
THỰC TIỄN VÀ VAI TRỊ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC.
Bước 4: Củng cố và luyện tập:
- Giáo viên cho học sinh khái quát lại nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức
trọng tâm và yêu cầu học sinh rút ra bài học cho bản thân.
- Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về Bác Hồ và yêu cầu học sinh phát
biểu cảm nhận của mình về tình yêu thương bao la của bác với đất nước với nhân
dân, qua đó rút ra bài học gì cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của
Bác.
- Giáo viên nhận xét và kết luận: Với Bác Hồ ước mơ giải phóng dân tộc
ln gắn liền với ước mơ giải phóng con người. Tình yêu nước thiết tha đã hàm
chứa tình yêu thương con người, rộng hơn là tình yêu thương nhân dân lao động
bị áp bức, bóc lột, bất cơng.
- Giáo viên nhấn mạnh: Mỗi chúng ta là thế hệ đi sau cần phải cố gắng
phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tấm gương của Bác Hồ về
tình yêu quê hương, đất nước và tình yêu thương con người nhằm đóng góp
sức lực nhỏ bé của mình cho việc biến ước mơ của Bác thành hiện thực.
Giáo viên phát phiếu học tập số 02 và hướng dẫn học sinh làm bài tập:

Bằng các kiến thức đã học, em hãy cho biết: Dựa vào cơ sở nào mà cha ông
ta đúc rút được kinh nghiệm thành câu tục ngữ:
a. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
b. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
c. Chớp đơng nhay nháy, gà gáy thì mưa.
Học sinh cả lớp làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Bước 5: Nhận xét tiết học và dặn dò:

12

download by :


- Giáo viên nhận xét tiết học và yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm bài tập
1,3,4,5 trong sách giáo khoa trang 44, hoàn thiện bài tập trong phần luyện tập vào
vở.
Dặn dò học sinh chuẩn bị trước bài mới: Bài 9: Con người là chủ thể của lịch
sử, là mục tiêu phát triển của xã hội.
Tài liệu sử dụng trong bài dạy:
Đường Bác Hồ đi cứu nước :
“Bác học tại trường được ba tháng - Ba tháng, ngót một trăm ngày đó Bác
đã dành nhiều thì giờ để quan sát Sài Gịn. Cái gì đối với Bác cũng mới lạ, từ nhà
cửa đến đèn điện, máy nước, xe cộ, chiếu bóng . . . nhưng điều lạ hơn cả là trong
bối cảnh như vậy sao dân mình vẫn khổ sở và bị khinh rẻ. Phải làm gì để cứu dân,
cứu nước ? Trong một lần đến thăm cha, cụ Phó bảng nói với Bác : “ Tìm thăm
cha là tốt, nhưng cái cần hơn vẫn là tìm đường cứu dân tộc”... Suy nghĩ đúc kết
những bước đi của các vị tiền bối, Bác khâm phục các cụ Phan Đình Phùng,
Hồng Hoa Thám, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp và các cụ
khác. Các cụ đã giúp thêm cho Bác quyết tâm, ý chí và nghị lực. Nhưng Bác

“khơng hồn tồn tán thành cách làm của một người nào”. Bác phân tích :
“Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, Bác
nhận thấy điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương.
Cụ Phan Bội Châu hi vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy
hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
Cụ Hồng Hoa Thám cịn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp.
Nhưng theo lời người ta kể thì cụ cịn nặng cốt cách phong kiến. (1)
Người thấy rõ và quyết định con đường nên đi. Bác đã quyết tâm làm đại
bàng vỗ cánh tại nước chính quốc cai trị nước mình. Đồng chí Hà Huy Giáp kể
rằng: Có lần Bác nói: “Cách mạng là con chim đại bàng có hai cánh, một cánh
vỗ ở các nước thuộc địa, một cánh vỗ ở các nước chính quốc. Có hai cánh vỗ thì
đại bàng mới bay được”. Trong đêm đen nô lệ của đất nước, Bác đã là cánh chim
đại bàng - “cánh chim không mỏi”.
Khi quyết tâm ra đi, Bác rủ một người bạn:
- Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét
họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình,
thực ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm... Anh muốn đi với tôi không?
Người bạn ngạc nhiên sửng sốt hỏi lại Bác:
- Nhưng... lấy đâu ra tiền mà đi?
Bác đã giơ hai bàn tay với lòng tự tin cả quyết:

1(?)

Theo Trần Dân Tiên - “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch.”

13

download by :



- Đây, tiền đây. Chúng ta sẽ làm việc, ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để
đi. Anh cùng đi với tơi chứ?
Trước lịng quyết tâm của Bác, anh bạn đã đồng ý, nhưng sau đó anh
khơng đủ can đảm để thực hiện lời hứa.(2)
Từ ngày 5 tháng 6 năm 1911 ấy, Bác rời Sài Gòn và đã đi qua gần đủ năm
châu, bốn biển trên thế giới và tìm ra con đường giải phóng dân tộc, để mùa xuân
của 30 năm sau (tháng 2 năm 1941) Bác trở về Pắc Pó lãnh đạo cách mạng Việt
Nam và sau đó khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa… Và rồi 30 tháng 4
năm 1975, con cháu Bác với chiến dịch mang tên Bác, với đường lối và tư tưởng
quyết thắng của Bác đã tiến vào giải phóng Sài Gịn, giải phóng hồn tồn miền
Nam”.
4. Hiệu quả đạt được
Qua quá trình thực hiện các phương pháp tích hợp như trên vào bài giảng
trong năm học 2016-2017 tại trường trung học phổ thông Hà trung ở các lớp 10A,
10B, 10C, 10D, 10Đ, 10E. Tôi nhận thấy bài học thêm sinh động hơn, có tính hấp
dẫn cao hơn, khơng nặng nề, trái lại nó lại là dẫn chứng để chứng minh cho các tri
thức trừu tượng, khái quát vốn rất khó hiểu. Do đó, học sinh tích cực và chú ý vào
bài giảng hơn, điều đặc biệt hơn là các em đã hiểu và xác định rõ được nhiệm vụ
của bản thân cần phải phấn đấu, tu dưỡng đạo đức và học tập theo tấm gương của
bác.
Cụ thể tơi và nhóm chun mơn đã tiến hành kiểm tra sự hiểu bài và chủ đề
tích hợp của học sinh sau mỗi giờ dạy làm căn cứ để so sánh và đối chiếu thì kết
quả thật khả quan.
Cụ thể là chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá xếp loại ở các lớp: 10A,
10B, 10D, (là các lớp thực hiện theo các nguyên tắc trên) và lớp 10C, 10Đ là các
lớp thực hiện không đầy đủ các nguyên tắc trên. Kết quả cho thấy có sự khác nhau
rõ rệt.
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ HỌC TẬP SO SÁNH
TT
Lớp

Sĩ số
Điểm từ: 0 đến
Điểm từ:
Điểm từ:
dưới 5
5 đến dưới 7
7 đến 10
1
10A
45
0
06
39
2
10B
49
0
09
40
3
10C
47
08
19
20
4
10D
49
0
07

42
5
10Đ
36
06
14
16

2(?)

Theo “Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” của Trần Dân Tiên

14

download by :


Qua bảng so sánh trên chúng ta dễ dàng nhận thấy kết quả hiểu bài và nắm
vững nội dung bài học và chủ đề tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh của học sinh.
Ngồi việc kiểm tra sự hiểu bài và nắm vững kiến thức của học sinh, tôi
cũng đã tiến hành khảo sát về sự hứng thú, u thích mơn học của học sinh ở
những lớp trên thông qua việc cho các em trả lời câu hỏi phỏng vấn và trắc
nghiệm. Kết quả cho thấy 75 đến 80% học sinh ở những lớp được áp dụng theo
các yêu cầu trên cho biết là mình hứng thú và u thích mơn học, trong khi ở lớp
chưa áp dụng thì chỉ có 45% học sinh hứng thú và u thích mơn học.
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM SO SÁNH
TT
Lớp
Sĩ số

Hạnh Kiểm TB Hạnh kiểm
Hạnh kiểm
Khá
Tốt
1
10A
45
0
06
39
2
10B
49
0
09
40
3
10C
47
10
19
18
4
10D
49
0
07
42
5
10Đ

36
08
16
12
Về biến chuyển của các em trong hành động cụ thể thì chúng ta khơng thể
nhận thấy ngay sau mỗi tiết học, mà phải có một thời gian nhất định để học sinh
phấn đấu, rèn luyện. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể nhận thấy thơng qua ý thức
học tập và thực hiện các nội quy của trường, lớp, ý thức tích cực tham gia các
hoạt động tập thể và giúp đỡ nhau trong học tập. Thông qua việc quan sát và theo
dõi của bản thân và kết hợp đối chiếu với theo dõi của Đồn trường thì những lớp
này số lượng học sinh vi phạm khuyết điểm giảm hơn so với trước, đặc biệt là ở
những lớp này có rất nhiều học sinh hăng hái trong các hoạt động tập thể.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong chương trình
Giáo dục cơng dân trong nhà trường Trung học phổ thơng nói chung, chương
trình giáo dục cơng dân lớp 10 nói riêng đang là một yêu cầu bắt buộc của Đảng
và Nhà nước ta. Nhằm mục đích giúp học sinh hiểu biết sâu, rộng hơn về tư
tưởng, đạo đức của Người, hình thành ở học sinh tình cảm và niềm tin yêu vững
chắc đối với Bác Hồ. Từ đó, thơi thúc các em tích cực học tập, lao động và rèn
luyện phẩm chất đạo đức của mình theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Trước u cầu đó, địi hỏi tất cả các giáo viên nói chung và giáo viên giảng
dạy mơn Giáo dục Cơng dân nói riêng phải có sự cố gắng trong việc tự tìm hiểu
15

download by :


và học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó, nâng cao sự hiểu
biết của mình về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giúp cho việc tích

hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học
một cách thuận lợi hơn. Đây cũng chính là yêu cầu đối với mỗi giáo viên trong
việc luôn luôn học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực sư
phạm cũng như đạo đức nghề nghiệp của bản thân.
Để việc tích hợp đạt hiệu quả như mong muốn, địi hỏi giáo viên phải biết
lựa chọn chủ đề, nội dung tích hợp phù hợp; phải biết tích hợp một cách linh hoạt
cho từng nội dung cụ thể. Đồng thời phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương
pháp dạy học, cũng như việc sử dụng phương tiện dạy học phải hợp lí, khoa học.
Qua q trình tiến hành thí điểm việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh vào nội dung chương trình giáo dục cơng dân lớp 10 Trung học phổ
thông theo các yêu cầu nêu trên đã đem lại kết quả khả quan. Tôi nhận thấy nếu
giáo viên hiểu rõ khái niệm tích hợp và mục đích của việc tích hợp là hết sức cần
thiết và quan trọng.
Tôi thiết nghĩ, mỗi giáo viên giảng dạy Giáo dục cơng dân cần có tâm
huyết với việc giảng dạy nói chung và tâm huyết với việc tích hợp tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng để làm cho bài học thêm gần gũi hơn
với học trò, giờ học phong phú, sinh động và có sức cuốn hút học trị hơn, sẽ
góp phần làm thay đổi được nhận thức của học sinh và những người xung
quanh về vị trí và tầm quan trọng của mơn học.
2. Kiến nghị:
Để thực hiện tốt đề tài này, theo tôi:
- Về phía giáo viên cần phải có sự đầu tư tìm tòi, lựa chọn tư liệu, tranh
ảnh…sao cho phù hợp và phải có sự chắt lọc thơng tin, cần có sự đầu tư đổi mới
phương pháp giảng dạy.
- Về phía nhà trường tạo điều kiện, trang bị thêm thiết bị cho bộ mơn.
- Về phía nhà nước cần có sự quan tâm hơn nữa tới bộ mơn Giáo dục cơng
dân, có nội dung giảng dạy khoa học, cung cấp trang thiết bị dạy học phù
hợp, có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; tăng số tiết của bộ môn.
Đề tài mới được áp dụng trong năm học 2017-2018. Do đó, chắc chắn khơng
tránh khỏi những thiếu sót, người thực hiện sẽ tiếp tục vận dụng, theo dõi để khắc

phục những khiếm khuyết, và bổ sung cho hoàn thiện hơn vào năm sau.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn
thiện hơn.

Xin chân thành cám ơn!

16

download by :


Xác nhận của đơn vị

Lời cam đoan:
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không
sao chép nội dung của người khác. Các số
liệu trong sáng kiến là trung thực, bảo đảm
tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà trung, ngày 25 tháng 05 năm 2018
Tác giả:

Nguyễn Minh Tuyên

17

download by :



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đường Bác Hồ đi cứu nước, Nxb Thanh niên Kể chuyện Bác Hồ, Tập 1,
Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011.
- Kể chuyện Bác Hồ, Tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011.
- Kể chuyện Bác Hồ, Tập 3, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011.
- Kể chuyện Bác Hồ, Tập 4, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011.
- Kể chuyện Bác Hồ, Tập 7, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006
- Võ Nguyên Giáp (Chủ biên): “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1997.
- Tiến sĩ Nguyễn Đăng Bằng (chủ biên): “Góp phần dạy tốt, học tốt mơn
Giáo dục công dân ở trường THPT”, Nhà xuất bản Giáo dục, 2011.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương
trình sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Giáo dục công dân”, Nhà xuất bản giáo
dục, 2006.

18

download by :



×