Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(SKKN mới NHẤT) SKKN sử DỤNG các LOẠI tài LIỆU văn học NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ học tập của học SINH TRONG GIỜ học LỊCH sử ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.28 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG CÁC LOẠI TÀI LIỆU VĂN HỌC NHẰM
NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG
GIỜ HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

Người thực hiện: Lê Thị Ngân
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (Mơn): Lịch Sử

THANH HĨA NĂM 2018

download by :


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................1
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................2
2. NỘI DUNG.......................................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài...............................................3
2.2. Thực trạng về hứng thú học tập của học sinh ở Trường THPT Triệu
Sơn 6 trước khi áp dụng SKKN........................................................................4
2.3. Các giải pháp thực hiện.............................................................................6
2.3.2. Sử dụng các loại tài liệu văn học trong giờ học Lịch sử:.....................6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.....................................................12


2.4.. Phương pháp kiểm nghiệm...................................................................12
2.4.2. Kết quả kiểm nghiệm..........................................................................12
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................14
3.1. Kết luận....................................................................................................14
3.2. Kiến nghị...................................................................................................15

download by :


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng phải đa dạng hoá các nguồn thông tin bằng
nhiều phương tiện, phương pháp dạy học, trong đó tài liệu tham khảo là nguồn
kiến thức khơng thể thiếu được trong q trình giảng dạy.
Có thể nói, Lịch sử liên quan đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hố… Chúng ta có thể tìm thấy Lịch sử trong hầu hết các
môn khoa học. Nhưng gần gũi nhất với Lịch sử chính là ngành khoa học Xã hội
- Nhân văn, trong đó nổi bật là bộ mơn Văn học.
Thực tiễn việc dạy và học Lịch sử ở nhiều trường phổ thơng hiện nay đang
gặp nhiều khó khăn. Đó là tình trạng đại bộ phận học sinh đang dần “xa lánh”
môn Lịch sử, khơng cịn hứng thú với việc học tập mơn Lịch sử. Đây là thực
trạng đáng buồn.
Tìm hiểu ngun nhân của hiện tượng trên, theo tơi có nhiều ngun nhân (gia
đình – xã hội – nhà trường). Trong đó một nguyên nhân quan trọng dẫn tới hiện
tượng trên đó là: Giáo viên dạy còn để giờ dạy sử quá khơ khan, nặng về trình bày,
nêu sự kiện... nên thiếu sự thu hút đối với học sinh. Do đó, để khắc phục hiện tượng
này, theo tơi ngồi việc đổi mới phương pháp, tăng cường sử dụng đồ dùng trực
quan... thì chúng ta nên sử dụng nhiều hơn nữa các nguồn tài liệu Văn học trong
giờ học Lịch sử để làm bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn hơn.
Tài liệu Văn học là một loại tài liệu lịch sử, là nguồn thông tin không thể thiếu

trong dạy học Lịch sử, nhất là chương trình lịch sử dân tộc. Do đặc trưng của bộ
môn, kiến thức Lịch sử là những kiến thức quá khứ, học sinh khó học, khó nhớ nên
khi giáo viên sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử sẽ giúp học sinh hứng
thú hơn, có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính
xác về các sự kiện, hiện tượng Lịch sử. Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh hội các
thuật ngữ, hình thành các khái niệm Lịch sử, nắm được những kết luận khoa học
mang tính khái qt. Mặt khác, nó cịn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng,
tình cảm đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh.
Với những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng các loại tài liệu Văn
học nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong giờ học Lịch sử ở
trường THPT” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2017-2018.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu để xác định các loại tài liệu Văn học có thể sử dụng và đề xuất
cách sử dụng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường
THPT
- Nghiên cứu phương pháp sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử
- Xác định những nội dung Văn học có thể và cần sử dụng trong dạy học Lịch
sử Việt Nam
1

download by :


- Rút ra một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu Văn học trong giờ học sử.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Học sinh các khối lớp 10,11,12.
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THPT Triệu Sơn 6.
- Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài trong thực tế giảng dạy tôi chọn hai
lớp của trường THPT Triệu Sơn 6 là lớp12B4 ( 2016- 2017) làm lớp đối chứng,
và lớp 12A2 (2017-2018) Làm lớp thực nghiệm. Hai lớp này 100% học sinh

theo khối A, có sự tương đồng về tinh thần, thái độ và kết quả học tập môn Lịch
sử.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp sưu tầm sử liệu.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp khái quát.
- Phương pháp thực nhiệm.
- Phương pháp so sánh.

2

download by :


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
Thế kỉ XXI Việt Nam đang đứng trước xu hế hội nhập, mở cửa nền kinh
tế. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với nền giáo dục nước nhà là phải đào tạo ra những
con người phát triển tồn diện để phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Mỗi một mơn học trong nhà trường đều phải góp phần vào
việc đào tạo thế hệ trẻ, trong đó mơn Lịch sử là 1 mơn quan trọng. Lịch sử góp
phần trang bị cho con người những tri thức về văn hóa, nhân văn, lịng tự tơn
dân tộc, tinh thần u nước, tinh thần đồn kết, ý thức tự chủ….Tìm hiểu lịch sử
để chúng ta đúc rút được những kinh nghiệm mà cha ông đi trước để lại, phục
vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Lịch sử là cây cầu để nối quá khứ với tương lai. Ngay từ thời cổ đại, các nhà
nghiên cứu đã khẳng định “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”[1], “Lịch sử là bó
đuốc soi đường đi đến tương lai”[2]… Hay ngay khi đang cịn học ở trường
trung học Napơlêơng Bơnapác đã thấy được tầm quan trọng của việc học tập

Lịch sử. Cùng với Tốn và Vật lí, Lịch sử là một mơn học ơng vơ cùng u thích
bởi theo ơng muốn đánh 1 nước nào đó trước hết phải hiểu được dân tộc đó.
Nhờ vậy trong cuộc đời trinh chiến của mình ông đánh đâu thắng đó. Câu
chuyện này đã khẳng định tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử trong cuộc sống
con người.
Tuy nhiên hiện nay môn Lịch sử đang ngày càng ít được quan tâm, chú ý. Do
đó chất lượng dạy và học Lịch sử đang ngày càng giảm sút. Lại một mùa tuyển
sinh mới lại đến với bao bộn bề, lo lắng của các sĩ tử. Và năm nào mơn Lịch sử
cũng trở thành “nỗi nhức nhối” của tồn xã hội. Làm sao để nâng cao chất lượng
dạy và học Lịch sử là nỗi trăn trở của rất nhiều người Việt nam yêu nước, đặc
biệt là của những thầy cô đang trực tiếp giảng dạy bộ môn. Là một giáo viên
trực tiếp giảng dạy bộ môn này và thấy được thực trạng hiện nay của việc dạy và
học Lịch sử tôi vô cùng lo lắng.
Do quan niệm chưa đúng về bộ môn, ở các trường THPT từ cấp quản lí đến
giáo viên đều coi Lịch sử là mơn phụ. Vì vậy chưa có sự đầu tư thích đáng. Mặt
khác đa số học sinh coi đây là môn học thuộc lịng, khơng cần phải tư duy nên
học sinh khơng hiểu Lịch sử mà mới dừng lại ở biết Lịch sử, học trước quên sau,
kiến thức lịch sử mơ hồ, chung chung ...
Những hạn chế trong phương pháp dạy học cũng làm cho chất lượng bộ
mơn suy giảm, nhiều gíao viên vẫn dạy theo phương thức truyền thụ một chiều,
thầy đọc trò chép, thầy chủ động truyền kiến thức, trò bị động tiếp thu kiến thức,
giờ học Lịch sử trở nên khô khan và nhàm chán.

3

download by :


Thực hiện chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục đào tạo
Thanh Hoá nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong q

trình học [3]
Thực hiện cuộc vận động 2 khơng với 4 nội dung cùng những nghị quyết
của ngành, của Đảng, Nhà nước về đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
dạy và học, đặc biệt là việc dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT [4]
Hi vọng với đề tài này tơi có thể góp một phần nhỏ vào việc cải thiện tình
hình dạy và học Lịch sử hiện nay. Rất mong được sự góp ý của đồng chí, đồng
nghiệp để đề tài được hồn thiện hơn.
2.2. Thực trạng về hứng thú học tập của học sinh ở Trường THPT Triệu Sơn
6 trước khi áp dụng SKKN.
- Tôi sử dụng phiếu điều tra về hứng thú học tập của học sinh lớp 12B4 và
12A2 khi học Lịch sử (chú ý: phiếu điều tra không ghi tên người được điều tra
để đảm bảo yếu tố khách quan) và nhận được kết quả như sau:
Năm học 2016 - 2017

Năm học 2017 - 2018

Lớp 12B4

Lớp 12A2

Mức độ hứng
thú

Số lượng

%

Số lượng

%


Rất thích

6

12.7

7

15.6

Bình thường

19

40.5

18

40

Khơng thích

22

46.8

20

44.4


Tổng

47

100

45

100

- Qua kết quả điều tra trên ta thấy số lượng học sinh rất thích mơn Lịch sử
ở cả 2 năm là rất ít, cịn lại đa số học sinh được điều tra cảm thấy bình thường
hoặc khơng thích học Lịch sử.
- Kết quả thực trạng trên.
+ Từ việc khơng thích học Lịch sử dẫn đến việc kiến thức về lịch sử dân tộc
của các em ngày càng bị thu hẹp, các em có lối sống mơ hồ, thực dụng, thích
hưởng thụ mà khơng có ý thức cống hiến.
+ Nhiều học sinh quay lưng lại với lịch sử dân tộc, không hiểu được nguồn
gốc, quy luật phát triển của lịch sử loài người, dẫn đến một thế hệ trẻ Việt Nam
đang sống lệch lạc, mất gốc, không biết trân trọng quá khứ.
4

download by :


+ Do khơng thích học Lịch sử nên nhiều học sinh đang có sự nhầm lẫn khơng
đáng có giữa lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, sự kiện này với sự kiện kia, và
nghiêm trọng hơn là hiện tượng xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử, sống nông nổi, nhất
thời.

+ Kết quả các bài kiểm tra định kì thường xuyên, các kì thi do Bộ giáo dục và
Đào tạo tổ chức chất lượng mơn Lịch sử rất thấp. Vẫn cịn đó hàng ngàn thí sinh
bị điểm 0 trong năm 2010 – 2011, kì thi tuyển sinh Đại học năm 2011 – 2012
Lịch sử là mơn có điểm thấp nhất, số bài thi dưới điểm trung bình là 80 – 90% .
- Tiếp tục tìm hiểu ở hai lớp 12B4 và 12A2 trong 2 năm học và thu được kết
quả như sau:
Năm học 2016 – 2017
Nguyên nhân

Lớp

12B4

Sĩ số

47

Do học sinh
chỉ tập trung
môn khối A

Do kiến thức
SGK khô
khan, nặng
nề

Do phương
pháp dạy khô
khan, buồn
tẻ, nặng nề


Ý kiến khác

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

12

25,5

10

2,.2

22

46,8


03

6,5

Năm học: 2017 – 2018

Nguyên nhân

Lớp

12A2

Sĩ số

45

Do học sinh
chỉ tập trung
môn khối A

Do kiến thức
SGK khô
khan, nặng
nề

Do phương
pháp dạy khô
khan, buồn
tẻ, nặng nề


Ý kiến khác

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

13

28,9

11

24,4

19

42,2


02

4,5

5

download by :


Qua bảng thống kê trên ta thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh
không hứng thú khi học Lịch sử, nguyên nhân quan trọng nhất là do phương
pháp giảng dạy khơ khan, buồn tẻ, nặng về trình bày các sự kiện diễn ra, tiết học
Lịch sử trở thành buổi liệt kê những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ, vì vậy
nhiều học sinh thấy “sợ” khi phải học Lịch sử.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2.3.1. Tài liệu tham khảo trong dạy học Lịch sử
Theo tiến sĩ N.G Đairi trong cuốn “Chuẩn bị bài học lịch sử như thế nào”
(NXB Giáo dục Hà Nội 1973 – trang 35). Thì bài giảng Lịch sử trên lớp nên thực
hiện theo sơ đồ sau:

1

2
2

3

Trong đó:
- Số 1 chỉ phần tài liệu tham khảo khơng có trong SGK, giáo viên đưa vào

bài giảng nhằm nâng cao tính khoa học, sự trong sáng vừa sức, sự hấp dẫn
lôi cuốn của giờ học Lịch sử.
- Số 2 chỉ phần kiến thức vừa có trong SGK vừa có trong bài giảng( Đây là
kiến thức trọng tâm)
- Số 3 chỉ nội dung kiến thức có trong SGK u cầu học sinh tự tìm hiểu
Ngồi SGK, tài liệu tham khảo có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc làm
phong phú kiến thức lịch sử đang học, hiểu sâu hơn quá khứ, tạo bài giảng hấp
dẫn, sinh động có sức lơi cuốn học sinh.
* Phân loại tài liệu tham khảo có các loại như sau:
- Tài liệu lịch sử gốc: Gồm các văn kiện, tài liệu có liên quan trực tiếp đến sự
kiện, ra đời vào thời điểm xảy ra sự kiện như các hiệp ước, điều ước, tun
ngơn.... Ví dụ: Hiệp ước Hác Măng (1883); Tun ngơn độc lập khai sinh ra
nước VNDCCH (2/9/1945).
- Tài liệu, văn kiện của Đảng, Nhà nước, phong trào công nhân và cộng sản
Quốc tế....
- Các tài liệu văn học: văn học dân gian, tiểu thuyết lịch sử...
- Tài liệu lịch sử rút ra từ các cơng trình nghiên cứu sử học, dân tộc học....
Như vậy, trong giờ dạy học việc sử dụng tài liệu tham khảo giúp học sinh có
thêm cơ sở để nắm vững, hiểu bản chất sự kiện lịch sử; hình thành khái niệm,
hiểu rõ quy luật, bài học của lịch sử. Nó giúp các em khắc phục việc “hiện đại
hoá” lịch sử hoặc “hư cấu” sai sự thực lịch sử.
2.3.2. Sử dụng các loại tài liệu văn học trong giờ học Lịch sử:
2.3.2.1. Vai trò, ý nghĩa của tài liệu văn học.
Sử dụng tài liệu Văn học trong q trình dạy học Lịch sử ở trường phổ
thơng có vai trò to lớn.
6

download by :



- Trước hết, các tác phẩm Văn học với những hình tượng cụ thể có tác động
mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, có thể giúp học sinh tiếp nhận
kiến thức, khắc sâu kiến thức một cách dễ dàng hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài 16 ( LS lớp 10 cơ bản) Thời bắc thuộc và các cuộc đấu
tranh giành độc lập dân tộc. Để học sinh khắc sâu hơn hình ảnh Hai Bà Trưng
phất cờ khởi nghĩa, giáo viên có thể sử dụng 1 đoạn thơ trong tác phẩm Đại
Nam quốc sử diễn ca để minh họa:
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp n biên thành
Đơ kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta [5]
- Thứ hai, các tác phẩm văn học góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động,
hấp dẫn, nâng cao hứng thú của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài 26 (lịch sử lớp 10) Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ
XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân. Khi dạy về cuộc khởi nghĩa Cao Bá
Quát (1854 - 1855) để khắc sâu về nhân vật lịch sử này và làm phong phú thêm
bài giảng. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh bài thơ Dương Phụ Hành của
Cao Bá Quát viết khi ơng đi phục dịch phái đồn nước ta sang nước ngoài.
“Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau
Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu
Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói
Kéo áo rì rầm chuyện với nhau....
.... Uốn éo địi chồng nâng trở dậy
Biết đâu đến khách biệt ly này.” [6]

2.3.2.2. Các loại tài liệu văn học và cách sử dụng:
Trong việc dạy học Lịch sử ở trường phổ thông tuỳ vào từng khố trình, nội
dung từng bài, từng phần mà giáo viên có thể đưa vào bài giảng các loại tài liệu
văn học khác nhau như: Văn học dân gian ( VHDG), tác phẩm văn học ra đời
vào thời kì xảy ra sự kiện lịch sử, Tiểu thuyết lịch sử, Hồi kí cách mạng... Mỗi
loại lại có ý nghĩa khoa học riêng, dó đó khi sử dụng phải phù hợp với yêu cầu
bài giảng, với từng sự kiện, nhân vật lịch sử mà giáo viên lựa chọn đưa vào.
a) Văn học dân gian:
7

download by :


- VHDG ra đời từ rất sớm và rất phong phú với nhiều thể loại khác nhau như
thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca... Đây là những tài liệu
có giá trị, nó phản ánh nội dung nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc.
Ví dụ như: Khi dạy bài 14 (LS lớp10 cơ bản) Các quốc gia cổ đại trên đất
nước Việt Nam. Khi giảng dạy về việc xây dựng thành Cổ Loa và cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Triệu, giáo viên có thể đưa vào đó 1 số câu chuyện
cổ tích về Nỏ Thần, về xây Thành Cổ Loa. Nhưng quan trọng hơn là qua những
câu chuyện đó giáo viên phải giúp học sinh thấy được bước tiến lớn của quân
dân Âu Lạc về kĩ thuật xây dựng cũng như kĩ thuật chế tác vũ khí.
- Các loại hình văn học dân gian cịn góp phần minh hoạ, làm rõ sự kiện, nhân
vật lịch sử. Do đó, giáo viên nên đưa vào để học sinh hiểu rõ hơn về sự kiện,
nhân vật lịch sử đó.
Ví dụ như: Khi dạy bài 23 (LS lớp 10 cơ bản) Phong trào Tây Sơn và sự
nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỷ XVIII. Để khắc họa sự
kiện nhân dân kinh thành vui mừng chào đón đồn qn chiến thắng của nghĩa
qn Tây Sơn giáo viên có thể đọc đoạn thơ
“Mây tạnh mù tan trời lại sáng

Đầy thành già trẻ mặt như hoa
Chung vai sát cánh cùng nhau nói
Cố đơ vẫn thuộc núi sông ta ”.[7]
- Không những vậy, tài liệu văn học dân gian còn làm cho bài học sinh động,
tạo được khơng khí gần gũi với bối cảnh lịch sử đang học. Nó phản ánh những
hiểu biết về các sự kiện lịch sử đang học, giúp học sinh hiểu được vấn đề cụ thể
rõ ràng hơn.
Ví dụ như: Khi dạy bài 20 ( LS lớp 11 cơ bản) kháng chiến lan rộng ra cả
nước (1873 - 1884). Để giúp học sinh hiểu rõ tình cảnh rối ren của triều Nguyễn
khi Tự Đức mất cũng như hiểu tại sao Pháp lại không nhân nhượng triều
Nguyễn như năm 1874 nữa. Giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe 2 câu ca
dao sau:
“Một nhà sinh được Ba vua
Vua sống, vua chết, vua thua chạy dài.”[8]
(Ba vua này là Đồng Khánh (sống) Kiến Phúc (chết) Hàm Nghi chạy ra
Sơn phòng đều là con của Kiến Thái Vương (một nhà)). Tất nhiên giáo viên cần
lưu ý giải thích từ “thua” thuộc quan điểm giai cấp nào?
Hoặc khi dạy bài 12 (LS lớp 12 cơ bản) Chương trình khai thác thuộc địa
của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam. Để mô
phỏng cảnh nhân dân ta phải nộp sưu thuế. Giáo viên có thể sử dụng 4 câu ca
dao sau:
“Ôi nhớ những năm nào thuở trước
8

download by :


Xóm làng ta xơ xác héo hon
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy đường thơn lính đầy.” [9]

- Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu Văn học dân gian cịn giúp học sinh biết được,
hiểu được về chí khí con người, về địa danh của 1 nhân vật lịch sử nào đó. Ví
như khi nói về Lí Cơng Uẩn giáo viên có thể dùng 4 câu thơ sau:
“Màn có trời cao, chiếu đất liền
Đêm trăng Thanh thả giấc Thần tiên
Suốt đêm nào dám vung chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng.” [10]
Hoặc khi giảng về cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành, để giúp học sinh dễ
dàng nhớ về địa danh nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa, quê hương ơng. Giáo viên có
thể dùng 2 câu ca dao sau:
“Trên trời có ơng sao Tua
Giữa làng Minh Giám có vua Ba Vành.”[11]
- Bên cạnh những tác dụng trên, việc sử dụng tài liệu Văn học dân gian sẽ giúp
cho việc giáo dục tư tưởng, đạo đức nói chung và giáo dục truyền thống dân tộc
nói riêng có kết quả hơn.
b) Các tác phẩm văn học ra đời vào thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử.
- Đối với các tác phẩm văn học này, nó có ý nghĩa rất lớn đối với khi
khơi phục lại hình ảnh q khứ. Nó làm quá khứ của sự kiện lịch sử trở
nên sống động hơn, chân thật hơn. Sự kiện trở nên có sức sống hơn và thu
hút học sinh hơn khi theo dõi bài giảng.
Ví dụ như: Khi dạy bài 19 (LS lớp 11 cơ bản) Nhân dân Việt Nam kháng
chiến chống Pháp (1858-1873). Tuỳ vào diễn biến bài giảng giáo viên có thể
lồng ghép bài thơ sau sao cho phù hợp tiến trình bài học. Cụ thể là:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút ra tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ đàn chim dáo dát bay
Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Hỏi trăng dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này!” [12]
(Theo thơ văn Nguyễn Đình Chiểu – NXB Văn học, Hà Nội 1963)
Hoặc để nói lên khí thế chống giặc của người dân Nam Bộ nói chung, 3
tỉnh miền Tây Nam Kì nói riêng, giáo viên có thể trích 1 đoạn trong văn tế
Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu như:
“Nhớ linh xưa:
9

download by :


Cui cút làm ăn: Toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng
bộ....
.... Bữa thấy bòng bong che trắng lấp, muốn tới ăn găn; ngày xem ống khói chạy
đen xì, muốn ra cắn cỏ”.
.... Hoả mai đánh bằng rơm con cúc, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo
dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ...[13]
- Trong quá trình lịch sử từ đầu thế kỉ XX, khi nói về sự biến đổi của xã hội
Việt Nam, cũng như thân phận của người nông dân trong xã hội thuộc Pháp.
Giáo viên có thể sử dụng nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: “Tắt đèn” của
Ngơ Tất Tố; “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan; “Lão Hạc” của Nam
Cao.... để khắc sâu hình ảnh thân phận người nơng dân trong lịng xã hội cũ.
Hoặc khi dạy bài 14( LS lớp 12 cơ bản): Phong trào cách mạng 1930 –
1935. Giảng về phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xơ Viết Nghệ
Tĩnh giáo viên có thể đưa vào bài giảng đoạn trích sau trong “Bài ca cách
mạng” cụ thể là:
“.... Than ôi, nước mất nhà xiêu
Thế khơng chịu nổi, liệu chiều tính mau.
Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước

Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh 1 phen dậy rồi....
..... Trên gió cả cờ đào phất thẳng
Dưới đất bằng giấy trắng tung ra
Chiến trường một trận xông pha
Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng...”[14]
(Thơ văn cách mạng 1930 – 1945 NXB Văn học. HN 1930)
Hoặc như khi dạy bài 20 (LS lớp 12 cơ bản) cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954) tại phần II mục 2 chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ. Giáo viên có thể sử dụng các tác phẩm văn học viết về Điện
Biên Phủ trong thời kì này vào bài giảng. Ví dụ: Bài “Hoan hơ chiến sĩ Điện
Biên” (Tố Hữu). Giáo viên có thể trích dẫn 2 câu thơ sau để khắc sâu về hình
ảnh chiến đấu dũng cảm của chiến sĩ Điện Biên đó là:
“Khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt
Máu trộn bùn non, gan khơng núng, chí khơng mịn.”[15]
Như vậy, có thể nói rằng, các tác phẩm văn học xuất hiện cùng thời kì
diễn ra các sự kiện lịch sử đã giúp học sinh thấy được “bức tranh” sống động
của lịch sử, làm cho các em nhận thức được sự kiện đó 1 cách toàn diện hơn.
c) Tiểu thuyết lịch sử:
10

download by :


Tiểu thuyết lịch sử có vai trị khơng nhỏ đối với việc dạy học Lịch sử. Vì các
tiểu thuyết này có chủ đề gần với những sự kiện trong khố trình lịch sử, giúp
học sinh khơi phục lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện nhân vật của q
khứ. Ví như: Tiểu thuyết “Đêm hội long trì”; tác phẩm “Hồng Lê Nhất Thống
Chí”... Tuy nhiên, khi dạy giáo viên cần lựa chọn, sàng lọc loại bỏ những tiểu

thuyết bịa đặt, ảnh hưởng xấu đến nhận thức lịch sử của học sinh.
2.3.3. Phương pháp sử dụng các loại tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử:
Theo Giáo sư Trịnh Đình Tùng trong cuốn Phương pháp dạy học lịch sử
(trang 164. NXB Giáo Dục 1999). Để sử dụng tài liệu văn học trong giờ dạy
Lịch sử, có thể tiến hành theo cách sau:
- Thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ
những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học
thêm sinh động.
- Thứ hai: Dùng một đoạn trích để cụ thể hố sự kiện, nêu ra 1 kết luận khái
quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử.
- Thứ ba: Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khoá
(Dạ hội lịch sử).
Tuỳ vào nội dung bài học, tiết dạy và năng lực của mỗi giáo viên mà
chúng ta có thể sử dụng 1 trong những cách trên sao cho phù hợp.
2.3.4. Một số yêu cầu khi sử dụng các loại tài liệu Văn học trong giờ học
Lịch sử:
Việc sử dụng tài liệu văn học (TLVH) trong dạy học Lịch sử giúp học sinh
nắm kiến thức lịch sử sâu sắc, toàn diện hơn, đặc biệt các em có sự liên hệ, tích
hợp kiến thức giữa các mơn học, tránh được tình trạng rời rạc, tản mạn trong
kiến thức của học sinh, tính hệ thống của các tri thức đó sẽ giúp học sinh hiểu sự
kiện, có khả năng phân tích sự kiện, tìm ra bản chất, qui luật phát triển của lịch
sử.
Tuy nhiên không phải cứ đưa TLVH vào bài giảng lịch sử là giáo viên đã đạt
hiệu quả dạy học như trên mà việc sử dụng TLVH trong dạy học Lịch sử phải
tuân thủ theo những nguyên tắc dạy học nói chung và yêu cầu cụ thể sau đây.
- TLVH phải phù hợp với nội dung bài giảng và trình độ nhận thức của học sinh.
- TLVH phải đảm bảo tính tiêu biểu, điển hình.
- Lựa chọn các biện pháp thích hợp để sử dụng TLVH.
- TLVH sử dụng trong sự kết hợp giữa các phương pháp, các loại tài liệu khác nhau.
- TLVH đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng.

Đối với giáo viên:
- Trước khi sử dụng, cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải loại bỏ những yếu tố
không phù hợp. Đặc biệt đối với tài liệu VHDG như thần thoại, cổ tích, ca dao,
11

download by :


dân ca.... giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đường giữ lại những
điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng.
- Khi sử dụng giáo viên chỉ đưa vào những nội dung phù hợp, tránh việc lạm
dụng đưa vào quá nhiều, làm loãng nội dung bài học lịch sử. Biến giờ học sử
thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh hưởng tới sự tập trung nhận
thức của học sinh vào những vấn đề đang học. Đồng thời, giáo viên cần sử
dụng ngữ điệu phù hợp với tài liệu văn học, với nội dung sự kiện lịch sử cần
minh hoạ phải đưa vào bài giảng 1 cách hợp lí, lơgíc... làm được điều đó thì
tính thuyết phục, hấp dẫn sẽ tăng lên rất nhiều.
Tóm lại, việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học Lịch sử là 1 trong
những cách thức để giáo viên đưa tài liệu tham khảo vào trong giờ dạy sử. Thực
hiện theo sơ đồ dạy học của Đairi, qua đó hoàn thành mục tiêu bài học, kế hoạch
dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn trong trường phổ thông.
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Phương pháp kiểm nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của đề tài tôi đã sử dụng phiếu điều tra về hứng thú
học tập của học sinh
Lưu ý: Phiếu điều tra dùng để đánh giá hiệu quả của đề tài cho nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng cả trước và sau tác động là giống nhau.
2.4.2. Kết quả kiểm nghiệm
a. Đối với lớp đối chứng (Năm học 2016-2017)
- Về hứng thú học tập:

Bảng thống kê về hứng thú học tập của học sinh đối với môn Lịch sử khi
học phần lịch sử Việt Nam (Khi chưa sử dụng SKKN ) kết quả như sau:
Mức độ hứng thú
Lớp

12B4


số
47

Rất thích

Bình thường

Khơng thích

SL

%

SL

%

SL

%

7


14,9

21

44,7

19

40,4

- Về kết quả học tập cuối học kì I:
Bảng thống kê về kết quả học tập cuối học kì II của học sinh đối với mơn
Lịch sử ở lớp 12B4 (Khi chưa sử dụng các SKKN) kết quả như sau:
Kết quả

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
Lớp
số
S
S
S
S
%
%
%
%

L
L
L
L
0
0
17
24
6
12A
4
36,
51,
12,
12

download by :


4

7

1

1

8

b. Đối với lớp thực nghiệm (Năm học 2017-2018)

- Về hứng thú học tập:
Lớp 12A2 (Khi sử dụng SKKN) kết quả như sau:
Mức độ hứng thú

Lớp
Rất thích
Bình thường
Khơng thích
số
SL
%
SL
%
SL
%
45
20
44,4
19
42,2
6
13,4
12A2
- Về kết quả học tập cuối học kì I:
Bảng thống kê về kết quả học tập cuối học kì II của học sinh ở lớp 12A2
(Khi chưa sử dụng SKKN ) kết quả như sau:
Kết quả

Lớp
s

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7 15,5
22
48,9
16
35,6
0
0
12A2 45
Qua 2 bảng thống kê ta thấy có sự thay đổi hồn toàn về hứng thú cũng
như kết quả học tập của học sinh khi Chưa sử dụng tài liệu văn học trong dạy
học lịch sử ở trường THPT và khi đã sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch
sử ở trường THPT. Khi chưa sử dụng SKKN vào giảng dạy ở lớp 12B4 số
lượng học sinh hứng thú với môn học chỉ chiếm 14,9% nhưng khi đã sử dụng
SKKN vào trong quá trình giảng dạy ở lớp 12A2 số học sinh hứng thú với môn
học tăng lên rõ rệt, chiếm 44,4%. Mặt khác trong các giờ học, học sinh học tích
cực chủ động hơn, các em hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài làm
cho giờ học lịch sử trở nên sơi nổi hơn. Vì vậy kết quả học tập cuối học kì I ở cả

2 lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác nhau. Ở lớp 12B4 khi chưa sử
dụng SKKN vào giảng dạy khơng có học sinh đạt loại giỏi, loại yếu, kém chiếm
tới 12,8%. Nhưng khi đã sử dụng SKKN vào trong quá trình giảng dạy ở lớp
12A2 số học sinh đạt loại giỏi tăng lên rõ rệt, chiếm 15,5%, đặc biệt khơng cịn
học sinh xếp loại yếu, kém nữa.

13

download by :


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử sẽ cung cấp cho học sinh
những hiểu biết sinh động, cụ thể về lịch sử dân tộc, giúp các em hiểu được mối
quan hệ qua lại mật thiết giữa Văn học với Lịch sử, làm cho bài giảng Lịch sử
trở nên gần gũi, có sức hấp dẫn, thuyết phục, gây hứng thú và kích thích sự u
thích của các em đối với mơn học. Từ sự u thích đó, học sinh sẽ tích cực tìm
tịi những kiến thức lịch sử mà các em chưa biết, giáo viên sẽ khơi dậy được khả
năng tư duy độc lập sáng tạo, sự phát triển năng lực nhận thức và niềm say mê
học tập ở các em. Đây cũng là con đường ngắn nhất để tạo biểu tượng lịch sử,
dẫn đến hình thành khái niệm và rút ra những bài học kinh nghiệm cho thực tiễn.
Qua đó, bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào về quá khứ hào hùng của cha ông,
về truyền thống quý báu của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Giáo dục cho các em tình yêu quê hương, biết kính trọng nhân dân lao động qua
nhiều thế hệ. Đồng thời giúp các em nhận thức đầy đủ hơn về ý thức trách
nhiệm trong việc gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu mà cha ông để lại.
Tuy nhiên, người giáo viên phải hết sức lưu ý khi sử dụng nguồn tài liệu này
bởi tài liệu Văn học vô cùng phong phú, đa dạng. Trong một tiết học ta có thể
tìm thấy rất nhiều những áng thơ văn có liên quan đến nội dung bài học. Thế

nhưng thời lượng tiết học lại có hạn. Chính vì vậy, người giáo viên phải nắm
chắc mục tiêu bài học, vận dụng “sơ đồ Đai ri” để lựa chọn tài liệu văn học sao
cho phù hợp với mục tiêu bài giảng, và thời gian quy định trong chương trình,
khơng làm lỗng kiến thức lịch sử dân tộc, không “biến giờ sử thành giờ ngữ
văn” góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn. Để thực hiện được điều này, người
giáo viên nên đưa ra và trả lời các câu hỏi: “Sử dụng tài liệu để làm gì?”, “Sử
dụng cho đơn vị kiến thức nào?”, “Vì sao phải sử dụng?”, “hình thức sử dụng
như thế nào?”… Đây là cách làm thể hiện tính khoa học và cũng là thể hiện ý
thức trách nhiệm của giáo viên khi giảng dạy lịch sử dân tộc.
Đồng thời việc sử dụng tài liệu Văn học trong giờ học Sử nhằm thực hiện
mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông, không ngừng
tăng cường áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giờ học Lịch sử
(Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, dạy học nêu vấn đề, dạy học liên môn....)
Với suy nghĩ như vậy, tơi mạnh dạn trình bày quan điểm cùng kinh nghiệm
của mình về vấn đề: Sử dụng các loại tài liệu văn học nhằm nâng cao hứng thú
học tập của học sinh trong giờ học Sử để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo
và đóng góp. Tuy nhiên, do bản thân cịn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên có thể
cịn có những điểm chưa sâu, chưa tồn diện cịn sơ sài. Rất mong sự đóng góp
của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.
14

download by :


3.2. Kiến nghị
Từ kết quả đạt được bước đầu trong sáng kiến kinh nghiệm và từ thực tiễn
dạy học hiện nay, tôi xin phép được đề xuất một vài kiến nghị sau :
- Một là, phải thay đổi mặt nhận thức của giáo viên về vai trò, tác dụng của tài
liệu Văn học trong dạy học Lịch sử, cải tiến phương pháp dạy học Lịch sử thông
qua các buổi tập huấn, học tập chuyên đề của nhà trường, các cụm trường…

- Hai là, bản thân người giáo viên phải chịu khó đầu tư thời gian, cơng sức để
sưu tầm tài liệu, sắp xếp thành hệ thống theo từng tiết học, từng chương, từng
phần phù hợp với nội dung và kiến thức cơ bản trong SGK. Mỗi đoạn tài liệu
nên xác định luôn biện pháp sử dụng cho tiện lợi.
- Ba là, giáo viên cần đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với học sinh trong quá
trình dạy học như sưu tầm tài liệu trước ở nhà theo định hướng của giáo viên.
- Cuối cùng, các cấp quản lý phải thực sự quan tâm, tạo điều kiện, động viên
khuyến khích giáo viên sử dụng loại tài liệu này; tổ chức các buổi hội thảo, tập
trung những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề để chung tay
sưu tầm, chỉnh lý và biên soạn thành hệ thống tài liệu cần thiết cho cả chương
trình và kèm theo các phương pháp sử dụng cho từng đoạn tài liệu một.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 20 tháng 5 năm 2018

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Đoàn Ngọc Thanh
Lê Thị Ngân

15

download by :


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
[1]. [2]. Vũ Dương Ninh. Lịch Sử thế giới cổ đại. NXB giáo dục
[3]. Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCHTW Đảng khóa XI
về đổi mới, căn bản tồn diện, giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công
nghiệp hóa - hiện đại hóa.
[4]. BGD&ĐT số 3859/QĐ ngày 28 – 8 – 2006 Ban kế hành kế hoạch tổ chức
cuộc vận động: Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo duc.
[5]. Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca – Lê Ngô Cát.
[6]. Dương Phụ Hành – Cao Bá Quát.
[7]. Sách giáo khoa Lịch Sử 10 – Nhà xuất bản giáo dục.
[8].[9]. Ca dao – Theo dịng Lịch Sử, ngày26/07/2014.
[10]. Tức Cảnh – Lí Cơng Uẩn.
[11]. Ca dao – văn học dân gian lớp 7
[12]. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu – NXB Văn học Hà Nội 1963
[13]. Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu, Ngữ văn 11, tập 1,
NXBGDVN 2015
[14]. Bài ca cách mạng – Thơ văn cách mạng 1930 – 1945 NXB Văn Học Hà
Nội
[15]. Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Lịch sử lớp 10, 11, 12. NXB giáo dục.
2. Sách “ Phương pháp dạy học Lịch sử” ( Tập 1 ), NXB giáo dục.
3. Sách “ Phương pháp dạy học lịch sử” ( Tập 2 ), NXB giáo dục.
4. Tác phẩm : Lịch sử nước ta của chủ tịch Hồ Chí Minh
5. Thơ văn Ngyễn Đình Chiểu – Nhà xuất bản văn học Hà Nội 1963
6. Một số tác phẩm văn học
- Tắt đèn ( Ngô Tất Tố )
- Bước Đường Cùng ( Nguyễn Công Hoan )
- Lão Hạc ( Nam Cao)

7. Tiểu thuyết: Đêm Hội Long Trì
8. Tác phẩm: Hồng Lê Nhất Thống Trí
9. Tuyển tập thơ Tố Hữu
10. Sách: Chuẩn bị bài học Lịch sử như thế nào. ( NXB giáo dục Hà Nội 1973)
11. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), Lịch sử lớp 10, NXB Bộ Giáo dục và đào
tạo, Xuất bản tháng 2 năm 2007.

16

download by :


12. Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), Sách giáo viên lịch sử lớp 10, NXB Bộ
Giáo dục và đào tạo, Xuất bản tháng 2 năm 2007.
13. Trịnh Đình Tùng. Phương pháp dạy học lịch sử ( Trang 164, NXB Giáo dục
1999)

17

download by :


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Ngân
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Triệu Sơn 6

TT


1

2

Tên đề tài SKKN

Sử dụng tài liệu văn học
trong dạy học lịch sử ở
trường THPT

Giáo dục truyền thống yêu
nước cho học sinh thông
qua dạy bài 28 (SGK Lịch
Sử 10)

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Tỉnh

Tỉnh

(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại


C

2015-2016

B

2016-2017

Kết quả đánh
giá xếp loại

----------------------------------------------------

18

download by :



×