36 phố phường Hà Nội
“Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đơng
Hàng Hịm, hàng Đậu, hàng Bơng, hàng Bè
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà
Quanh đi đến phố hàng Da
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh
Phồn hoa thứ nhất Long thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.”
Lịch sử hình thành:
Thời Lý -Trần: các cụm dân cư đơng đúc được hình thành và ngày càng trở nên đơng đúc hơn bởi sự đổ xơ của dịng
người từ đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về.
Đời Lê: Bắt đầu ở thời điểm này, một số khu đất lớn như sông Tô Lịch, hồ Thái Cực đã được nối thông với hị Hồn Kiếm và sơng Hồng. Thời gian này, rất đông người hoa đã
tiến hành buôn bán ở đây tạo nên các khu phố Tàu xa xỉ và nhộn nhịp.
Thời Pháp thuộc: Tới thời này thì khu phố đã bắt đầu được chỉnh trang hơn sau khi
đã được lấp tất cả các đầm hồ tồn tại. Trong thời này, hai khu chợ nhỏ là chợ Đồng
Xuân và đường ray xe điện Bờ hồ bị giải tỏa. Bên cạnh số lượng người Hoa đến vẫn
tiếp tục tăng thì người Pháp và người Ấn Độ cũng tập trung tới đây để buôn bán rất
đông đúc.
Kiến trúc nhà cổ được xem là một trong những kiến trúc độc đáo
không thể bỏ qua khi tới Hà Nội 36 phố phường. Những khu nhà
cổ ở đây được đặc trưng bởi dạng ống hoặc mái ngói nghiêng rất
truyền thống của làng xã Việt Nam ngày xưa. Lịch sử của những
ngôi nhà này xuất hiện từ tận cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19.
Những ngôi nhà cổ mái ngói được lập nên phần nhiều bởi các
Hoa Kiều định cư và sinh sống tại đây.
1.Phố Hàng Bạc
Phố Hàng Bạc thuộc phường Hàng Bạc, quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Tồn phố có chiều dài khoảng 0,5 km nằm theo hướng Đông - Bắc. Đầu phố
phía Tây là ngã tư giáp với các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bồ. Đầu phố
phía Đơng giáp phố Hàng Mắm. Hàng Bạc nằm cách Hồ Hoàn Kiếm 0,3 km về
phía Bắc.
Phố Hàng Bạc ra đời gắn với nghề chế tác, đúc và đổi bạc. Bên cạnh những
dấu ấn của một phố nghề truyền thống xưa, phố Hàng Bạc (quận Hồn Kiếm)
nay cịn được biết đến như một tuyến phố du lịch sầm uất.
Đình Kim Ngân nằm trên phố Hàng Bạc cổ kính và sầm uất, đình được xây dựng từ thời
Hậu Lê, đến thời Gia Long được người dân mua đất mở rộng. Ngày nay, đình nằm ở 42 phố
Hàng Bạc và được coi là một trong những đình cổ kính ở khu phố cổ Hà Nội. Đình Kim Ngân
thờ ơng Tổ bách nghệ, ơng Tổ sinh ra trăm nghề, trong đó có
Những năm qua, BQL phố cổ đã thực hiện các chương trình bảo tồn di sản văn hóa,
khuyến khích người dân, đặc biệt là những hộ gia đình cịn giữ được nếp nhà cổ hoặc trực
tiếp sản xuất nghề thủ cơng tại nhà tiếp đón, trị chuyện với du khách để phát triển du lịch
trên tuyến phố này.
2. Phố Hàng Đào
Phố Hàng Đào – ‘con đường tơ lụa’ nức tiếng Hà Nội xưa. Thời Pháp thuộc, phố
Hàng Đào mang tên là Rue de la Soie – phố Tơ Lụa. Sau hàng thế kỷ, truyền
thống bán vải vóc, đồ may mặc trên phố vẫn được lưu giữ…
Nằm ngay phía bắc Hồ Gươm, dài khoảng 260m, chạy dài theo hướng bắc nam, phố Hàng Đào được coi là đường trục chính của 36 phố phường. Phía Nam
của phố là quảng trường Đơng Kinh Nghĩa Thục, sát bờ hồ Hồn Kiếm. Đầu phía
bắc là phố Hàng Ngang.
Xưa kia phố chuyên nhuộm và bán các loại vải nhuộm đỏ, màu hồng, màu hoa đào và rất
nhiều các màu khác. Ngày nay phố khơng cịn bán vải nữa mà bán các hàng quần áo, vật
dụng, vàng bạc, thủ công mỹ nghệ, hàng cao cấp và hàng xa xỉ.
Trên Tràng Thi, dưới lại Tràng Thi
Ai đem nhân ngãi tôi đi đằng nào?
Trên Hàng Đào, dưới lại Hàng Đào
Ai đem nhân ngãi tơi vào Tràng Thi.
Đình Đồng Lạc là "Ngơi nhà di sản" của Hà Nội, đình thờ vọng thần Cao Sơn, Linh Lang,
Bạch Mã, cũng là nơi bán các sản phẩm yếm lụa từ thời Lê - thế kỷ thứ XVII. Trải qua nhiều
biến thiên của lịch sử, cuộc trùng tu cuối cùng vào năm 2000 đã mang đến cho đình một
diện mạo mới, với tấm bia đá dựng năm 1856 trên đó cịn ghi rõ: "Đình chợ có bán yếm lụa
do hiệu chủ Nguyễn Công Trung và vợ là Nguyễn Thị Từ Thiết xây dựng từ thời Lê".
3. Phố Hàng Mã
Phố Hàng Mã nay thuộc phường Hàng Mã, quận Hồn Kiếm, Hà Nội. Nằm theo hướng
Đơng - Tây, phía Đơng khu phố là ngã tư giao với Hàng Đường, Hàng Ngang và Hàng Chiếu,
phía Tây là ngã ba giao với đường Phùng Hưng và đường xe lửa. Khu phố Hàng Mã này cịn
được đánh giá là có vị trí “thiên thời địa lợi” bởi cách chợ Đồng Xuân 1 km về phía Nam và
cách Hồ Gươm 0,7 km về phía Bắc.
Trước đây, khu phố này chỉ chuyên sản xuất và buôn bán đồ giấy, đồ vàng cúng lễ,
hàng mã, đồ trang trí, đồ chơi dân gian bằng giấy phục vụ nhu cầu của người dân vào
dịp lễ. Sau này, con phố này mở rộng kinh doanh thêm nhiều mặt hàng khác như văn
phòng phẩm, thiệp cưới, bưu thiếp và cả đồ chơi hiện đại...
Không chỉ là địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng, phố Hàng Mã còn là nơi sầm uất mua
bán, bất kể thời gian nào trong ngày, trong năm, khu phố này vẫn tấp nập kẻ mua người
bán. Các mặt hàng “hàng mã” ở đây chủ yếu dùng cho mọi nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
từ sinh nhật, đám cưới, đồ trang trí, đồ chơi trẻ em, đồ dùng phục vụ ma chay… tất cả
đều có thể tìm thấy ở Hàng Mã.
Cách phố Hàng Mã chưa đến 1km, bạn có thể ghé chợ Đồng Xuân - chợ đầu mối nổi
tiếng nhất Hà Nội, “thiên đường” giúp bạn thỏa cơn khát mua sắm với tất cả mọi thứ
trên đời. Chợ Đồng Xuân là khu chợ sầm uất dành cho cả khách ta và khách tây, mọi
thứ ở đây từ quần áo, giày dép, vải ,...đến thế giới ẩm thực đều được “tụ họp” ở đây