Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Suy dinh dưỡng tuổi trung niên doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.71 KB, 5 trang )




Suy dinh dưỡng tuổi
trung niên
Khuynh hướng tăng cân của phụ nữ tuổi trung niên là diễn biến bình
thường của cơ thể. Tuy thế, cũng có không ít trường hợp “suy dinh
dưỡng” khi bước vào tuổi mãn kinh.
Theo BS CK1 Đào Thị Yến Thủy - Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM thì ở
giai đoạn này, các biểu hiện trầm cảm có thể xuất hiện kèm theo chứng
biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, dễ bị nhiễm trùng, đau nhức cơ khớp…

Mặt khác, theo các chuyên viên tâm lý, giai đoạn này phụ nữ dễ gặp những
stress khi các ông chồng tới tuổi “sinh tật”, con cái vị thành niên phát triển
cá tính… dẫn đến rối loạn về ăn uống, giấc ngủ. Chưa kể, do sợ mập nên
nhiều người ăn kiêng, tập thể dục quá mức, không hợp lý dẫn đến thiếu chất.
Những yếu tố trên đã gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở phụ nữ trung niên.

Theo thời gian, một số hoạt động của bộ máy cơ thể “người có tuổi” xuất
hiện nhiều thay đổi. Các giác quan suy giảm làm cho việc ăn uống kém
ngon. Hơn nữa, các chân răng bắt đầu yếu, cơ xương hàm suy giảm làm cho
sức nhai giảm đi khá rõ. Việc nuốt thức ăn cũng khó khăn hơn. Các tuyến
tiêu hóa, dạ dày, ruột, gan đều giảm chức năng, dẫn đến việc tiêu hóa và hấp
thu thức ăn bị ảnh hưởng.


Quá trình đào thải chất độc kém, táo bón xảy ra thường xuyên hơn. Cùng với
quá trình lão hóa, các mạch máu người lớn tuổi dễ bị xơ vữa, dẫn đến các
bệnh lý khác như cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não, suy thận…
Các khớp xương, dây chằng lỏng lẻo, loãng xương và gãy xương dễ xảy ra.
Các bệnh lý nhiễm trùng cũng thường gặp hơn do sức đề kháng giảm sút…






Ảnh: Internet
Vì thế, mục đích của dinh dưỡng giai đoạn này là nhằm giúp cho phụ nữ có
được một cân nặng hợp lý (so với chiều cao) để duy trì sức khỏe và không bị
các nguy cơ của suy dinh dưỡng, cũng như hạn chế tối đa các nguy cơ mắc
các bệnh lý mãn tính.


BS Yến Thủy tư vấn, ba bữa ăn chính và các nhóm thực phẩm quan trọng
như bột, đường, đạm, béo, rau phải đảm bảo đầy đủ. Xen kẽ với các bữa ăn
chính, có thể bổ sung sữa, bánh, bắp, khoai, các loại trái cây.

Khi lựa chọn thực phẩm, cần quan tâm những điều sau đây:

Chất bột đường: thỉnh thoảng nên ăn thêm khoai củ, ngũ cốc nguyên cám để
tăng chất xơ chống táo bón, thải cholesterol thừa, hạn chế nguy cơ tăng
đường huyết và ung thư đại tràng.

Chất béo: nên dùng dầu thực vật như dầu nành, dầu mè… Có thể ăn mỡ cá
vài lần trong tuần để nhận thêm các acid béo thiết yếu (omega-3) có lợi cho
tim mạch. Mè, bắp, hạt hướng dương… chứa nhiều omega-6 thiết yếu đối
với cơ thể.

Chất đạm: mỗi ngày cần cung cấp đủ chất đạm với trung bình khoảng 50g
thịt, 70g cá, 100g đậu hủ, 30g đậu đỗ…

Ăn khoảng 300g rau và 200g trái cây mỗi ngày giúp chống táo bón, hạn chế

đường huyết tăng nhanh, hạn chế rối loạn mỡ máu.

Nên sử dụng sữa hàng ngày, vì sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn thực
phẩm cung cấp nhiều canxi, rất cần thiết để phòng chống loãng xương. Có
thể dùng các thực phẩm giàu canxi khác như cua đồng, cá nhỏ nguyên
xương, tôm tép nguyên vỏ, đậu hủ.

Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp, phụ nữ cần dành thời gian cho việc tập
thể dục. Vấn đề là chọn loại hình tập phù hợp, như đi bộ, thẩm mỹ, bơi lội
và vận động vừa sức.

×